Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Đánh giá thực trạng quản lý môi trường nông thôn tại tỉnh Tây Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (405.17 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM


TIỂU LUẬN

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN
LÝ MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN
TỈNH TÂY NINH

Môn: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TỔNG HỢP
Giáo viên: TS. Đinh Thị Hải Vân
NHóm 10:
Thành viên:
1. Bùi Thị Thu Thủy
2. Hà Lương Quỳnh Trang
3. Nguyễn Thị Hà Thu

Tháng 12, 2015

MỞ ĐẦU


Đánh giá thực trạng quản lý môi trường nông thôn tỉnh Tây Ninh

Đặt vấn đề

I.

Việt Nam là một nước nông nghiệp hơn 70% dân số đang sống ở khu vực nông
thôn và miền núi.Trước thềm hội nhập kinh tế toàn cầu,Việt Nam đang trên đà đẩy


mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, và nông thôn Việt Nam cũng đang có
những bước chuyển đổi từng ngày.
Lâu nay trên các phương tiện thông tin đại chúng hầu như chỉ phản án hvề ô
nhiễm môi trường ở các khu đô thị , khu công nghiệp … mà ít khi đề cập đến tình
trạng ô nhiễm môi trường ở các khu vục nông thôn. Tình trạng ô nhiễm môi trường
nông thôn lại đang ở mức báo động. Nhiều nơi đã và đang trở thành nỗi bức xúc của
người dân do việc xử lý chất thải, thuốc bảo vệ thựcvật… làm cho nguồn nước, không
khí bị ô nhiễm. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến người dân các vùng ở nông thôn
thường xuyên phải đối mặt với dịch bệnh.
Do đặc điểm khác nhau về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội, cho nên các vùng
nông thôn ở nước ta có những nét đặc thù riêng và chất lượng môi trường có sự biến
đổi khác nhau. Tây Ninh là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ Việt Nam, dân số:
1.047.100 người, diện tích: 4035.9 km2. Hầu hết người dân trong tỉnh làm nông
nghiệp là chính, sản phẩm làm ra đáp ứng nhu cầu của người dân trong tỉnh và góp
thêm nguồn ngân sách cho tỉnh nhà. Ô nhiễm môi trường nảy sinh do hoạt động nông
nghiệp như: chăn nuôi, canh tác, sử dụng đất không hợp lý, việc sử dụng phân bón,
thuốc bảo vệ thực vật không hợp lý. Chính vì vậy, môi trường nông thôn tỉnh Tây
Ninh đang là vấn đề nóng hiện nay.Tỉnh có 8 huyện, 1 thành phố (8 thị trấn, 5 phường,
82 xã).Trong những năm qua, quá trình phát triển kinh tế của tỉnh cũng có những biến
đổi tích cực, đời sống cá nhân đã được nâng cao về vật chất và tinh thần. Đểđảm bảo
cho chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao, tỉnh đã luôn quan
tâm đến sự phát triển kinh tế của các xã đặc biệt với các huyện, xã còn gặp nhiều khó
khăn. Tuy nhiên đằng saunhững bước phát triển tích cực vẫn còn tồn tại những dấu
hiệu bền vững củaquá trình phát triển như: môi trường bị ô nhiễm, nguồn tài nguyên
chưa được khai thác hiệu quả, bên vững, nhu cầu sử dụng đất đai trong quátrình phát
triển kinh tế xã hội ngày càng tăng mạnh.Vậy phải làm thế nào để đảm bảo hài hòa
giữa lợi ích kinh tế xã hội và bền vững về môi trường.
Xuất phát từ vấn đề đó nên chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh
giá thực trạng quản lý môi trường nông thôn tại Tỉnh Tây Ninh”.
Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội


II.
II.1

Điều kiên tự nhiên

Giảng Viên: Đinh Thị Hản Vân

2

Nhóm 10


Đánh giá thực trạng quản lý môi trường nông thôn tỉnh Tây Ninh
 Vị trí địa lý

Hình 2.1. Vị trí địa lý Tỉnh Tây Ninh
Tỉnh Tây Ninh nằm trong vùng miền Đông Nam Bộ.
 Phía Đông giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước
 Phía Nam và Đông Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An,
 Phía Bắc và Tây Bắc giáp 2 tỉnh Svay Riêng và Kampong Cham của

Campuchia với 1 cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, hai cửa khẩu quốc gia (Sa
Mát và Phước Tân) và nhiều cửa khẩu tiểu ngạch.
Với vị trí địa lý nằm giữa các trung tâm kinh tế – thương mại là thành phố Hồ
Chí Minh và Phnôm Pênh (Campuchia), giao điểm quan trọng giữa hệ thống giao
thông quốc tế và quốc gia, thông thương với các vùng kinh tế có nhiều tiềm năng phát
triển, là điều kiện thuận lợi để tỉnh phát triển kinh tế – xã hội. Tỉnh có1 thành phố, 8
huyện.Thành phố Tây Ninh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh.
 Đặc điểm địa hình


Tây Ninh nối cao nguyên Nam Trung Bộ với đồng bằng sông Cửu Long, vừa
mang đặc điểm của một cao nguyên, vừa có dáng dấp, sắc thái của vùng đồng
bằng.Trên địa bàn vùng cao phía Bắc nổi lên núi Bà Đen cao nhất Nam Bộ (986 m).

Giảng Viên: Đinh Thị Hản Vân

3

Nhóm 10


Đánh giá thực trạng quản lý môi trường nông thôn tỉnh Tây Ninh
Nhìn chung, địa hình Tây Ninh tương đối bằng phẳng, rất thuận lợi cho phát triển toàn
diện nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng.
 Khí hậu và thời tiết

Tây Ninh thuộc vùng nhiệt đới gió mùa.Khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt, là mùa
khô và mùa mưa. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12
đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa bình quân năm từ 1.400 – 2.300mm, tập trung chủ
yếu vào mùa mưa chiếm trên 90% lượng mưa năm và do mưa ở thượng nguồn nên
gây cảnh ngập úng ở vùng thấp. Còn mùa khô lượng mưa chỉ chiếm 10% nên thường
gây hạn hán ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống dân cư.Tây Ninh cũng là
tỉnh có số giờ nắng khá cao, bình quân có 6 giờ nắng/ngày.Nhiệt độ trung bình năm là
26 – 270C và ít thay đổi, chế độ bức xạ dồi dào.Mặt khác, Tây Ninh nằm sâu trong lục
địa, có địa hình cao núp sau dãy Trường Sơn, ít chịu ảnh hưởng của bão. Đồng thời,
độ ẩm không khí hàng năm từ 70 – 80% là những điều kiện thuận lợi để phát triển
nền nông nghiệp đa dạng, đặc biệt là các loại cây ăn quả, cây công nghiệp, cây dược
liệu và chăn nuôi gia súc.
II.2


Tài nguyên thiên nhiên

 Tài nguyên nước
-

Nguồn nước mặt: Tây Ninh có 2 con sông chảy qua là sông Vàm Cỏ Đông và
sông Sài Gòn, đây là 2 nguồn nước mặt rất phong phú đáp ứng nhu cầu sản xuất
và đời sống của dân cư. Đồng thời đây cũng là nguồn dinh dưỡng thiên nhiên
thường xuyên bồi tụ đất đai hai lưu vực sông. Đặc biệt sông Sài Gòn ở phía
thượng nguồn đã xây dựng hồ chứa nước Dầu Tiếng với dung tích 1.45 tỷ m3,
diện tích mặt nước 27.000ha (trên địa bàn Tây Ninh 20.000 ha) có khả năng tưới
cho 175.000 ha đất canh tác của Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh và Long An.
Ngoài tác dụng để tưới, hồ Dầu Tiếng còn có tác dụng điều hoà nguồn nước mặt
và nước ngầm, đồng thời góp phần cải tạo môi sinh, môi trường và là điều kiện rất
thuận lợi để phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn.

-

Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm ở Tây Ninh khá phong phú, phân bố rộng,
chất lượng tốt. Ở phía Nam nguồn nước ngầm gần mặt đất hơn so với vùng phía
Bắc, độ sâu phổ biến từ 2 - 5m. Lưu lượng nước ngầm từ 50 – 100m 3/h. Vào mùa
khô, vẫn có thể khai thác nước ngầm, đảm bảo chất lượng cho sinh hoạt và sản
xuất.
 Tài nguyên đất

Tây Ninh có 5 nhóm đất là: đất xám 344.928 ha (85,6% DTTN), đất phèn 25.359
ha (6,3% DTTN), đất đỏ vàng 6.850 ha (1,7% DTTN), đất phù sa 1.775 ha (0,4%
DTTN), đất than bùn 1.072 ha (0,3% DTTN). Đất nông nghiệp chiếm 84%, đất phi
nông nghiệp chiếm 16%. Phù hợp với các loại cây trồng như: cao su, điều, mì, mía,

Giảng Viên: Đinh Thị Hản Vân

4

Nhóm 10


Đánh giá thực trạng quản lý môi trường nông thôn tỉnh Tây Ninh
lúa, đậu phộng… Tây Ninh có tiềm năng dồi dào về đất, trên 96% quỹ đất thuận lợi
cho phát triển cây trồng các loại, từ cây trồng nước đến cây công nghiệp ngắn ngày và
dài ngày, cây ăn quả các loại.
Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 4.208,06 km 2. Trong đó, đất nông nghiệp
có 285,5 nghìn ha; đất có rừng 41 nghìn ha; đất chuyên dùng 36,6 nghìn ha; đất ở 7,1
nghìn ha, còn lại là đất chưa sử dụng.
 Tài nguyên rừng

Đất lâm nghiệp Tây Ninh có 41 nghìn ha, chiếm hơn 10% diện tích tự
nhiên.Rừng ở Tây Ninh thuộc loại rừng thưa, rừng hỗn giao tre, nứa và cây gỗ, đáng
quý nhất là rừng cây họ dầu.
 Tài nguyên khoáng sản

Khoáng sản của Tây Ninh nghèo, chủ yếu thuộc nhóm nhiên liệu và khoáng sản
phi kim loại, nguyên liệu gốm, vật liệu xây dựng khá phong phú và đa dạng.
Trong đó, than bùn có trữ lượng khoảng 6 triệu tấn, phân bố rải rác dọc theo
sông Vàm Cỏ Đông; đá vôi có trữ lượng khoảng 76 triệu tấn, phân bố ở đồi Tống Lê
Chân, Sroc Tăm và Chà Và (huyện Tân Châu). Sét làm gạch, ngói trữ lượng khoảng
16 triệu m3, phân bố ở nhiều nơi trong tỉnh như các huyện Tân Châu, Tân Biên, Châu
Thành, Gò Dầu, Bến Cầu và thị xã Tây Ninh. Đá laterít (đá ong), trữ lượng khoảng 4
triệu m3, phân bố rải rác khắp các huyện Tân Châu, Tân Biên, Hoà Thành, Dương
Minh Châu và Gò Dầu. Đá xây dựng phân bố chủ yếu ở núi Phụng, núi Bà (huyện

Hoà Thành). Cuội, sỏi và cát có trữ lượng khoảng 10 triệu m 3, tập trung ở các huyện
Tân Châu, Châu Thành, Hoà Thành và Trảng Bàng.
II.3

Kinh tế - xã hội

II.2.1

Kinh tế
 Cơ cấu kinh tế:

Tây Ninh có 1 thành phố, 8 huyện với 87 xã, phường.Nhân dân của tỉnh phần
đông sống bằng sản xuất nông nghiệp.
Cơ cấu ngành nghề năm 2014 như sau: : Nông nghiệp: 31%, Công nghiệp - xây
dựng: 34% và Lao động trong ngành dịch vụ: 35%.
-

Công nghiệp:

Tây Ninh có 02 khu Kinh tế Cửa khẩu là Mộc Bài và Xa Mát, 8 khu công nghiệp
và 154 cụm công nghiệp trên địa bàn các huyện, xã của tỉnh;. Tỉnh ưu tiên phát triển
công nghiệp chế biến nông sản, đặc biệt là công nghiệp sau đường, bột mì, cao su,
những ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động như dệt may … công nghiệp sản
xuất hàng tiêu dùng và các ngành sản suất có công nghệ cao. Đã xây dựng Nhà máy
Xi măng Fico Tây Ninh với công suất 1,5 triệu tấn/năm. Tập trung đầu tư chiều sâu,
Giảng Viên: Đinh Thị Hản Vân

5

Nhóm 10



Đánh giá thực trạng quản lý môi trường nông thôn tỉnh Tây Ninh
phát triển ngành cơ khí phục vụ nông nghiệp đồng thời phát huy thế mạnh của các
làng nghề thủ công truyền thống gắn với đẩy mạnh phát triển công nghiệp vừa và nhỏ
ở khu vực nông thôn.
-

Nông nghiệp

Tỉnh Tây Ninh có tài nguyên đất dồi dào, phong phú nên có lợi thế về phát triển
các cây công nghiệp như: lúa, mía, cao su, đậu phộng (lạc), mì,…với diện tích lớn.
Theo thống kê năm 2014 của sở nông nghiệp Tây Ninh, vùng chuyên canh mía:
30.000ha, vùng chuyên canh cây lúa:140.000 ha,vùng chuyên canh cây mì: 30.000ha,
vùng chuyên canh cao su là: 84.400 ha, vùng chuyên canh cây đậu phộng: 12.205 ha.
Bên cạnh, phát triển trồng trọt thì chăn nuôi cũng là thế mạnh của tỉnh.Tuy
nhiên, trang trại phân bố không đều giữa các huyện trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Hai
huyện có nhiều trang trại là Tân Chân: 366 trang trại (31,74%), Tân Biên: 122 trang
trại (29,92%),… các huyện ít trang trại là huyện Bến Cầu: 98 (4,06%), Tp. Tây Ninh:
80 (3,32%). Gò Dầu: 47 (1,95%) và Hòa Thành: 36 (1,49%).
-

Ngành nghề nông thôn:

Các sản phẩm ngành nghề truyền thống đều có tốc độ tăng trưởng khá cao như:
bánh tráng, muối ớt, nhang, mộc gia dụng, mây tre đan…; hiện nay, đang phát triển
thêm một số ngành nghề mới đang có khả năng phát triển mạnh như: chế biến tinh bột
khoai mì, sinh vật cảnh, xây dựng, vận tải, ngành nghề phục vụ cho dịch vụ du lịch…
-


Phát triển nông lâm – ngư - nghiệp:
Bảng 2.1. Hiện trạng phát triển nông lâm - ngư – nghiệp

Lĩnh vực

2011

2012

2013

2014

Trồng trọt

85,61%

87,34%

85,95

82,72

Chăn nuôi

13,28%

11,64%

13,03%


15,08%

Dịch vụ

1,11%

1,02%

1,02%

1,47%

(Nguồn: Niên giám Thống Kê Tỉnh Tây Ninh, 2014)
II.2.2

Xã hội

Tổng dân số theo thống kê năm 2014: 1.047.100 người, phân theo: thành thị
là 169.911 người, nông thôn là 877.189 người; tỷ lệ tăng tự nhiên là 1,08%. Trong độ
tuổi lao động chiếm 75,66% dân số, trong đó lao động hoạt động kinh tế thường
xuyên chiếm 56,78%, còn lại chưa có việc làm thường xuyên; thời gian lao động ở
nông thôn đạt 86%; tỷ lệ lao động qua đào tạo và dạy nghề đạt 45%.
Năm 2013, Tỉnh Tây Ninh có 283.600 hộ gia đình, bình quân một hộ 3,79 nhân
khẩu - 2,17 lao động. Số hộ sống ở khu vực nông thôn là 239.000 hộ (chiếm 84,27%),

Giảng Viên: Đinh Thị Hản Vân

6


Nhóm 10


Đánh giá thực trạng quản lý môi trường nông thôn tỉnh Tây Ninh
riêng hộ sản xuất nông lâm ngư nghiệp là 197.953 hộ (chiếm 69,80% so với tổng số
hộ).
Hiện nay.trên địa bàn tỉnh có 1 siêu thị, 97 chợ/76 xã, phường, thị trấn. Trong đó,
20 xã biên giới có tổng số là 22 chợ gòm 16 chợ biên giới, 5 chợ cửa khẩu, 1 chợ
trong khu kinh tế cửa khẩu.
Các loại hình sản xuất nông nghiệp tại Tây Ninh

III.

Đất nông nghiệp 328,1 nghìn ha chiếm 70% diện tích đất tự nhiên. Trong đó, cây
trồng hàng năm khoảng 222.405 ha ( Thống kê – Sở Nông Nghiệp 2014).
Bảng 3.1. Tình hình sản xuất một số cây trồng chính trong năm 2014
Cây trồng

2012

2013

2014

Diện tích
(ha)

Sản
lượng
(tấn)


Diện tích
(ha)

Sản
lượng
(tấn)

(ha)

Sản
lượng
(tấn)

1.Cây
hàng năm

245.076

3.579.446

235.728

3.312.78
4

222.405

3.904.504


Lúa

154.192

738.779

142.807

712.365

140.000

704.909



40.090

1.150.698

38.367

890.830

30.000

959.900

Bắp


5.865

29.953

6.207

29.364

6.000

34.991

Đậu
phộng

14.871

44.244

15.225

54.241

12.205

39.206

Mía

25.478


1.607.536

28.479

1.617.04
9

30.000

2.156.950

Thuốc lá

4.580

8.236

4.643

8.935

4.200

8.548

2.Cây lâu
năm

98.369


286.634

103.029

318.560

105.695

347.043

Cao su

77.812

117.295

80.874

133.462

84.400

162.222

Cây ăn
quả

15.597


165.750

16.939

180.058

15.079

178.317

Điều

4.960

3.589

5.216

5.040

6.216

6.504

Diện tích

(Nguồn: Thống kê – Sở Nông Nghiệp Tây Ninh 2014)
Theo bảng thống kê năm 2014, diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đang
có xu hướng giảm dần do sự hình thành của các khu, cụm công nghiệp. Tuy nhiên,
diện tích đất nông nghiệp vẫn còn chiếm 70% diện tích đất tự nhiên, trong đó, đất

trồng được sủ dụng chủ yếu của người dân trên địa tỉnh là đất trồng lúa nước với diện
Giảng Viên: Đinh Thị Hản Vân

7

Nhóm 10


Đánh giá thực trạng quản lý môi trường nông thôn tỉnh Tây Ninh
tích là 154.192 ha năm 2012, 142.807 ha năm 2013, 140.000 ha năm 2014. Ngoài, đất
trồng lúa thì diện tích đất trồng nhiều trên địa bàn tỉnh là đất trồng mì, cao su.
IV.

Tình hình chăn nuôi

Hiện tại vật nuôi trên địa bàn nông thôn Tỉnh chủ yếu là gà, lợn, trâu bò.Trong
thời gian tới tỉnh tiếp tục đẩy mạnh chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm và ngành thủy sản
chủ yếu tập trung nuôi cá thịt và cá giống phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Tổng thu nhập từ ngành chăn nuôi năm 2014 là 3.739 tỷ đồng, chiếm 13,5%
trong cơ cấu ngành nông nghiệp.
Tổng thu nhập từ ngành nông nghiệp năm 2014: 24.590 tỷ đồng, tăng 5% so với
cùng kỳ năm 2013.
Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi của Tỉnh Tây Ninh
STT

Tên vật nuôi

ĐVT

1




2
3

Lợn


Năm
2012

2013

2014

Con

2.800.000

3.500.000

4.900.00
0

Con
Con

165.000
3.950


190.000
4.394

220.500
5.500

(Nguồn: Theo Cục Thống Kê Tây Ninh năm 2014)
Qua kết quả thống kê và bảng số liệu cho thấy:Ngành chăn nuôi và nông nghiệp
là hai ngành được chú trọng của Tỉnh, doanh thu từ hai ngành trên góp phần quan
trọng vào quá trình phát triển kinh tế của Tây Ninh. Tuy nhiên, nó lại ảnh hưởng tới
chất lượng môi trường nghiêm trọng nếu như không được thu gom, xử lý.

Giảng Viên: Đinh Thị Hản Vân

8

Nhóm 10


Đánh giá thực trạng quản lý môi trường nông thôn tỉnh Tây Ninh
 Các kiểu hệ thống chăn nuôi lợn ở các trang trại

Bảng 4.2: Mô hình chăn nuôi lợn đang áp dụng tại một số trang trại
Mô hình

Tổng số trang trại

Tỷ lệ (%)


Vườn-Ao-Chuồng (VAC)

9

11,39

Vườn-Chuồng (VC)

19

24,05

Ao-Chuồng (AC)

6

7,59

Chuồng (C)

45

56,97

Tổng

79

100


(Nguồn: Thống kê – UBND Tỉnh Tây Ninh, 2013)
Bảng 4.2 cho thấy :
Còn rất ít các trang trại ứng dụng mô hình chăn nuôi khép kín vườn – ao chuồng, chiếm tỷ lệ 11,39% và mô hình vườn - chuồng (chiếm tỷ lệ 24,05%),
nhằm sử dụng một phần chất thải chăn nuôi. Mô hình chăn nuôi kết hợp vườn
cây, ao cá đã được áp dụng từ rất lâu và mang lại hiệu quả kinh tế, xong không
phải trang trại nào cũng có thể áp dụng do chủ yếu được xây dựng chung với
khuôn viên nhà ở và diện tích đất đai chật hẹp. Có tới 45/79 trang trại chỉ chăn
nuôi theo mô hình chuồng trại mà không kết hợp với trồng cây, nuôi cá, chiếm
tỷ lệ 56,97 %.
V.

Hiện trạng môi trường tại Tỉnh Tây Ninh
V.1 Tình hình xả thải

Khu vực nông thôn trên địa bàn Tỉnh mới chỉ có 30% số hộ dân đăng ký thu
gom, xử lý rác thải, 70% các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, trang trại chăn nuôi
gia súc, gia cầm không chịu đầu tư hệ thống xử lý chất thải.
Ô nhiễm môi trường của Tây Ninh chủ yếu phát sinh từ các mô hình kinh tế gắn
liền với sản xuất, chế biến nông sản, đặc biệt là chăn nuôi gia súc, gia cầm. Công tác
quy hoạch khu vực chứa và sử dụng rác thải còn nhiều bất cập. Dịch vụ vệ sinh môi
trường còn thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu xử lý rác thải tại Tỉnh. Bên cạnh đó, ý thức
của người dân về bảo vệ môi trường còn yếu, hiện tượng xả rác thải bừa bãi, xác súc
vật chết ra các kênh mương…còn phổ biến vượt ra ngoài tầm kiểm soát của các cơ
quan quản lý. Nhận xét chung về mức độ bức xúc của việc xả thải trên các hoạt động
của kinh tế xã hội theo thứ tự giảm dần sau đây.

Giảng Viên: Đinh Thị Hản Vân

9


Nhóm 10


Đánh giá thực trạng quản lý môi trường nông thôn tỉnh Tây Ninh
1.

2.

3.
4.

Ý thức của người dân chưa cao nên hầu như các chất thải liên quan đến sản xuất
nông nghiệp (chăn nuôi, trồng trọt, làng nghề truyền thống, hoạt động thương
mại) hiện nay chưa được thu gom xử lý. Đặc biệt, các chất phế thải nông nghiệp
như rơm rạ thì được đốt trên các cánh đồng gây mất cảnh quan và làm tăng vấn
đề ô nhiễm môi trường nông thôn tại Tỉnh.
Các KCN, CCN có thu gom và xử lý tập trung rác thải rắn, nước thải sản xuất và
sinh hoạt. Tuy nhiên, chỉ mang tính chất đối phó, vẫn còn nhiều khu cụm công
nghiệp xả thải nén trực tiếp ra môi trường.
Các làng nghề: bánh tráng, muối ớt…thì rác thải và nước thải xả thải trực tiếp ra
môi trường.
Tại các trung tâm du lịch thì rác thải và nước thải sinh hoạt, không được thu
gom, xử lý mà thải bừa bãi ra môi trường.

Nguồn tiếp nhận nước thải trực tiếp hoặc gián tiếp là sông Sài Gòn, sông Vàm
Cỏ Đông, bến đò Bùng Binh, xã Đôn Thuận, cầu Rạch Rễ Giữa, xã trường Đông, đập
Kênh Tây,...đối với chất thải rắn ở nông thôn là dọc các con đường hoặc sông, hồ.
Theo đánh giá của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh, hiện nay, chất
lượng môi trường ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh đã bị suy giảm đáng lo ngại.
Trong đó, phải kể đến là nguy cơ ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm do chất thải... mà đối

tượng gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là hoạt động sản xuất của người dân và các
nhà máy trong các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX), khu kinh tế (KKT),
hoạt động làng nghề. Trên thực tế, ô nhiễm môi trường bao gồm 3 loại chính: ô nhiễm
môi trường nước, ô nhiễm môi trường không khí và ô nhiễm môi trường đất. Các
thành phần ô nhiễm này có môi tương quan với nhau, khi một thành phần bị ô nhiễm
sẽ kéo theo một hay nhiều thành phần khác bị ô nhiễm theo con đường lan truyền,
chuyển hóa và tích tụ. Sự ô nhiễm các thành phần môi trường sẽ gây nhiều bệnh cấp
tính, mãn tính ảnh hưởng đến sức khỏe người dân về bệnh hô hấp, da, mắt, máu, thần
kinh… đặc biệt là đối với người già, trẻ em, phụ nữ mang thai. Vấn đề này ngày càng
trầm trọng, đe doạ trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát
triển của các thế hệ hiện tại và tương lai
V.2 Môi trường đất

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ô nhiễm môi trường đất là do thuốc BVTV và
phân bón hóa học sử dụng không đúng quy cách, bao bì, vỏ chai vứt bừa bãi trên đồng
ruộng, trong khi đó phân chuồng từ chăn nuôi lại xả trực tiếp ra môi trường (điển hình
huyện Gò Dầu, Châu Thành, Dương Minh Châu), nhiều nơi còn sử dụng nước thải
không qua xử lý để tưới.

Giảng Viên: Đinh Thị Hản Vân

10

Nhóm 10


Đánh giá thực trạng quản lý môi trường nông thôn tỉnh Tây Ninh
Bảng 5.1.Kết quả phân tích chỉ tiêu kim loại nặng trong đất ở Tây Ninh
mg/kg đất thô, tầng đất mặt
Chỉ tiêu/vị

trí lấy mẫu

pH

Hg

Cu

Pb

Zn

N
tổng

P
tổng

Đất trồng
mía

5,3

0,46

35

KPH

7,08


0,856

0,012

Đất trồng
rau

6,6

0,11

65

KPH

20,38

0,105

0,035

Đất trồng
lúa

3,6

0,64

6,25


29,95

11,01

0,157

0,045

Đất đậu
phộng

5,2

0,16

45

KPH

5,11

0,065

0,001

-

-


50

70

200

-

-

-

0,3

-

-

-

-

-

TCVN 73732004

-

-


-

-

-

0.065
0.530

TCVN 73742004

-

-

-

-

-

-

TCVN
7209-2002
Tiêu chuẩn
Hà Lan
(ppm)

0.05

-0.60

(Nguồn: Chi cục BVMT- TP.HCM, 2011)
Chú thích:
TCVN 7209-2002: Chất lượng đất – Giới hạn tối đa cho phép của kim loại nặng
trong đất
TCVN 7373-2004: Chất lượng đất – Giá trị chỉ thị về hàm lượng Nitơ tổng số
trong đất Việt Nam.
TCVN 7374-2004: Chất lượng đất – Giá trị chỉ thị về hàm lượng Photpho tổng số
trong đất Việt Nam.
Nhận xét: Kết quả phân tích chất lượng đấtcủa Chi Cục BVMT: Tại các khu vực
đất công nghiệp và nông nghiệp cho thấy, hàm lượng Nitơ tổng số dao động trong
Giảng Viên: Đinh Thị Hản Vân

11

Nhóm 10


Đánh giá thực trạng quản lý môi trường nông thôn tỉnh Tây Ninh
khoảng 0,065 – 0,157% và hàm lượng photpho tổng số dao động trong khoảng 0,001
– 0,045% đều đạt tiêu chuẩn cho phép (TCVN 7373-2004 và TCVN 7374-2004).
Trong đất trồng rau phát hiện thông số đồng (Cu)vượt 1,3 lần TCCP (TCVN
7209-2002) khu vực xã Thái Bình, huyện Châu Thành trong năm 2011.
Bên cạnh đó, lượng thuốc BVTV dư trong đất trên địa bàn tỉnh Tây Ninh nói
chung đều vượt quá mức cho phép từ 10 -15%, trong đó huyện Tân Châu, Hòa Thành
vượt trên 20% (khu vực trồng đậu phụng và trồng lúa). Thuốc BVTV họ Clo là loại
thuôc khó phân hủy, tồn tại rất lâu trong môi trường đất.
Tình trạng ô nhiễm đất do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đang gia tăng nhanh
chóng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và môi trường trước mắt cũng như lâu

dài.
V.3 Môi trường nước
 Nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước

Hiện nay, khu vực nông thôn trên địa bàn Tây Ninh hầu hết lượng nước thải từ
các họat động sinh họat, chăn nuôi cũng như công nghiệp chưa được thu gom xử lý
mà thải trực tiếp ra môi trường bằng nhiều hình thức: tự thấm, hố chứa nước thải, xả
vào hệ thống sông suối của Tỉnh.
a. Nước mặt

Theo thống kê diễn biến chất lượng nước mặt trong thời gian những năm gần
đây, nhìn chung đều nằm trong ngưỡng cho phép của tiêu chuẩn nước mặt loại B. Tuy
nhiên, tại 1 số điểm đã có dấu hiệu của ô nhiễm hữu cơ (vượt 2-3 lần QCVN), hàm
lượng oxy trong nước là rất thấp, ví dụ như tại một số điểm như bến đò Bùng Binh, xã
Đôn Thuận, cầu Rạch Rễ Giữa, xã trường Đông, đập Kênh Tây,...
Ngoài việc cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, giao thông
đường thủy, sông Vàm Cỏ Đông còn bị tác động tiêu cực từ các hoạt động khai thác
khoáng sản (cát); Đón nhận nguồn nước thải từ các hệ thống xử lý nước thải công
nghiệp, hệ thống xử lý nước thải bệnh viện, sinh hoạt… Điển hình là nước thải từ các
khu công nghiệp Trảng Bàng, Linh Trung, Thành Thành Công và hơn 40 nhà máy chế
biến khoai mì (sắn), 11 nhà máy chế biến cao su, hai nhà máy chế biến mía đường, 11
trung tâm y tế, bệnh viện và trên 30 cơ sở sản xuất kinh doanh khác hoạt động theo
kiểu làng nghề, với tổng lưu lượng nước từ 70.000 đến 80.000m 3 /ngày đêm đổ xuống
con sông này.
Một số kết quả quan trắc chất lượng môi trường nước mặt tại sông Sài Gòn, sông
Vàm Cỏ Đông, sông Rạch trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2013 – 2014 được thể hiện
ở bảng 5.1, bảng 5.2, bảng 5.3

Giảng Viên: Đinh Thị Hản Vân


12

Nhóm 10


Đánh giá thực trạng quản lý môi trường nông thôn tỉnh Tây Ninh
Bảng 5.2. Kết quả phân tích chất lượng nước sông Sài Gòn
STT

Thông số

Đơn vị

Kết quả

QCVN
08:2008/BTNMT
(A2)

5,8

6 – 8,5

1

pH

2

COD


mg/l

31

15

3

DO

mg/l

4,13

>=5

4

BOD5

15

6

5

TSS

mg/l


37

20

6

PO43-

mg/l

1

0,2

7

Amoni (tính theo N)

mg/l

0,8

0,2

8

Coliform

MPN/100ml


43000

5000

(Nguồn: Kết quả quan trắc chất lượng môi trường nước mặt trên địa bàn tỉnh tây ninh
năm 2013 – 2014)
Địa điểm lấy mẫu: Đập chính hồ Dầu Tiếng, huyện Dương Minh Châu
Nhận xét: Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng chất ô nhiễm trên sông Sài Gòn
cao vượt chuẩn cho phép. Chỉ tiêu COD, BOD vượt chuẩn 2 lần, TSS vượt chuẩn1,8
lần, Amoni, photphat vượt chuẩn 5 lần.
Bảng 5.3.Kết quả phân tích chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông
STT

Thông số

Đơn vị

Kết quả

QCVN
08:2008/BTNMT
(A2)

5,5

6 – 8,5

1


Ph

2

COD

mg/l

62

15

3

DO

mg/l

4,03

>=5

4

BOD5

mg/l

15


6

5

TSS

mg/l

68

20

6

PO43-

mg/l

1,2

0,2

7

Amoni (tính theo N)

mg/l

13,65


0,2

8

Coliform

MPN/100ml

4500

5000

(Nguồn: Kết quả quan trắc chất lượng môi trường nước mặt trên địa bàn tỉnh Tây
Ninh năm 2013 – 2014)
Giảng Viên: Đinh Thị Hản Vân

13

Nhóm 10


Đánh giá thực trạng quản lý môi trường nông thôn tỉnh Tây Ninh
Địa điểm lấy mẫu: Cảng kho xăng Bến Kéo, huyện Hòa Thành
Nhận xét: Chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông có dấu hiệu ngày càng bị ô nhiễm,
đặc biệt là ô nhiễm chất hữu cơ và mức độ ô nhiễm có xu hướng tăng dần về phía hạ
nguồn.Các chỉ tiêu PH, COD, BOD, TSS, Amoni đều không đạt chuẩn cho phép vượt
chuẩn mấy chục lần.
Bảng 5.4.Kết quả phân tích chất lượng nước sông Rạch Tây Ninh
STT


Thông số

Đơn vị

Kết quả

QCVN
08:2008/BTNMT
(B1)

6,1

5,5 – 9

1

PH

2

COD

mg/l

65

30

3


DO

mg/l

3

>=4

4

BOD5

mg/l

25

15

5

TSS

mg/l

110

50

6


PO43-

mg/l

0,8

0,3

7

Amoni (tính theo N)

mg/l

1,6

0,5

8

Coliform

MPN/100ml

5600

5000

(Nguồn: Kết quả quan trắc chất lượng môi trường nước mặt trên địa bàn tỉnh
Tây Ninh năm 2013 – 2014)

Địa điểm lấy mẫu: Cầu Gió, TP Tây Ninh
Rạch Tây Ninh chảy qua trung tâm TP. Tây Ninh là nơi tiếp nhận phần lớn nước
thải sinh hoạt của các khu dân cư trong thị xã.Ngoài ra còn có nước thải công nghiệp
của các cơ sở sản xuất đưa vào rạch góp phần làm suy giảm chất lượng nước. Đặc
trưng ô nhiễm chủ yếu là ô nhiễm hữu cơ và vi sinh vật (vượt tiêu chuẩn cho phép từ
2-4 lần), dẫn đến nồng độ oxy hoà tan trong nước là rất thấp.
b. Nước ngầm

Hiện trạng chất lượng nước ngầm trên địa bàn tỉnh chủ yếu bị ô nhiễm vi sinh và
có giá trị pH thấp do ảnh hưởng từ đất phèn tại khu vực.Hiện nay, giếng đào sâu
xuống 25m đã có dấu hiệu ô nhiễm vi sinh. Kết quả phân tích nước ngầm được thể
hiện cụ thể ở bảng 5.4.
Bảng 5.5. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm huyện Tân Châu
STT
1

Thông số

Đơn vị

pH

Giảng Viên: Đinh Thị Hản Vân

14

Kết quả

QCVN
09:2008/BTNMT


3,7

5,5 – 8,5
Nhóm 10


Đánh giá thực trạng quản lý môi trường nông thôn tỉnh Tây Ninh
2

TDS

mg/l

33,3

1500

3

Fe

mg/l

0,01

5

4


Amoni (tính theo N)

mg/l

1

0,1

5

Coliform

MPN/100ml

40

3

(Nguồn: Xây dựng bảo vệ chiến lược môi trường Tỉnh Tây Ninh năm 2010 đến
năm 2020 và định hướng đến 2030)
Địa điểm lấy mẫu: Giếng khoan huyện Tân Châu
Nhận xét: chỉ tiêu pH rất thấp, Amoni vượt tiêu chuẩn 10 lần. Coliform vượt 13
lần.Nguyên nhân là do nước thải của người dân, các khu, cụm công nghiệp chưa xử
lý, xả trực tiếp nên đã ảnh hưởng tới chất lượng nước ngầm. Đồng thời, các giếng
nước khai thác ở tầng nông, gần nhà vệ sinh, chuồng trại dễ bị nhiễm bẩn.
c. Nước thải
 Nước thải từ các khu, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất nhỏ

Tây Ninh là một tỉnh có các ngành công nghiệp chế biến nông sản phát triển nhất
trong các tỉnh giáp biên giới Tây Nam. Các nguồn nước thải chủ yếu phát sinh từ hoạt

động chế biến nông sản và cao su. Với hàng trăm cơ sở chế biến, một ngày tiêu thụ
hàng vạn tấn nguyên liệu và thải ra hàng ngàn tấn chất cặn bã và nước thải công
nghiệp. Đây thực sự là vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.Các nguồn thải này
có lưu lượng lớn và mức độ ô nhiễm cao. Đa số các nguồn thải này đều chưa được xử
lý triệt để do tốn kém hoặc xây hệ thống xử lý chỉ mang tính chất đối phó. Nước thải
được xả trực tiếp ra sông, suối.Hàm lượng các chất gây ô nhiễm nguồn nước của một
số công ty ở khu vực nông thôn được thể hiện ở bảng 5.6.
Bảng 5.6. Kết quả phân tích nước thải tại một số công ty ở khu vực nông thôn
Tây Ninh
Thông số/
Nơi lấy mẫu
Công ty chế biến
bột mì Singapore
– Tân Biên
Công ty cao su
Tây Ninh

Đơn
vị

pH

BOD5

COD

SS

N tổng


P tổng

7,1

965

1356,2

253

65

5,5

7,2

750

1613

2445

95

12,3

mg/l

mg/l


Giảng Viên: Đinh Thị Hản Vân

15

Nhóm 10


Đánh giá thực trạng quản lý môi trường nông thôn tỉnh Tây Ninh
Công ty chế biến
mía đường –

mg/l
7,5

893

1768

1250

16,4

7,5

6-9

30

75


50

20

4

Gò Dầu
QCVN
40:2011/BTNMT

mg/l

(Nguồn: Báo cáo điều tra hiện trạng môi trường – phương án xây dựng BVMT
Tây Ninh, 2013)
Nhận xét: Nước thải tại các công ty chế biến ở khu vực nông thôn Tây Ninh đều
có hàm lượng ô nhiễm cao vượt chuẩn cho phép. Đặc biệt là BOD và COD vượt
chuẩn cho phép mấy chục lần.Nếu không được xử lý mà xả trực tiếp ra sông, suối thì
sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng nước.
 Nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạthầu hết nước thải của các hộ dân đều chưa được xử lý mà
thải trực tiếp ra các mương rãnh rồi đổ ra các hồ, sông.Đây là vấn đề cần quan tâm, vì
lâu dài sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới nguồn nước mặt cũng như chất lượng nước
ngầm.Kết quả phân tích chất lượng nước thải được thể hiện bảng 5.5.

Giảng Viên: Đinh Thị Hản Vân

16

Nhóm 10



Đánh giá thực trạng quản lý môi trường nông thôn tỉnh Tây Ninh
Bảng 5.7.Kết quả phân tích một số chỉ tiêu trong nước thải sinh hoạt
STT

Chỉ tiêu

ĐVT

1

pH

2

BOD5

mg/l

58,5

30

50

3

TDS


mg/l

175

500

1000

4

NO3-

mg/l

0,36

30

50

5

TSS

mg/l

63,65

50


100

-

Kết quả
Mẫu
7,02

QCVN 14:2008/BTNMT
A
B
5–9
5–9

(Nguồn:Kết quả quan trắc chất lượng môi trường nước mặt trên địa bàn tỉnh
Tây Ninh năm 2013 – 2014)
Nhận xét: Kết quản quan trắc ta thấy, hàm lượng của các thông số trong nước:
- pH có giá trị là 7,02, TDS = 175mg/l, NO 3- có giá trị = 0,36 mg/l, các chỉ tiêu
trên đều nằm trong giới hạn cho phép đối với nước thải sinh hoạt.
- Hàm lượng BOD5 = 58,5 mg/l đã vượt quá tiểu chuẩn cho phép 1,95 lần đối với
chất lượng nước loại A và 1,17 lần đối với chất lượng nước loại B.
- Hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng TSS = 63,65 mg/l vượt quá tiểu chuẩn cho
phép 1,28 lần đối với chất lượng nước loại A, nhưng đối với chất lượng nước loại B
thì hàm lượng trên nằm trong giới hạn cho phép.
 Nuớc thải chăn nuôi

Nuớc thải chăn nuôi phát sinh chủ yếu từ lượng nước rửa chuồng, nước tiểu của
vật nuôi và nước tắm vật nuôi.Các trang trại nuôi gà khoảng 2-3 m3/ngày đêm/trang
trại, và hầu như không qua xử lý mà được sử dụng trực tiếp để tưới cây trong khuôn
viên trang trại.Các trang trại nuôi heo lượng nước thải khoảng10 -20 m3/ngày

đêm/trang trại.Đối với các hộ chăn nuôi quy mô lớn đền có đầu tư hệ thống biogas để
xử lý nước thải.Trong khi, các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ hầu như không xử lý nước thải mà
xả trực tiếp ra môi trường (tự thấm xuống đất, sông suối).
V.4 Môi trường không khí

Môi trường không khí khu vực nông thôn chưa đến mức báo động.Tuy nhiên,
môi trường không khí bắt đầu có dấu hiệu đáng lưu ý.Nguồn không khí bị ảnh hưởng
bởi các nguồn ô nhiễm không khí sau:
-

-

Ô nhiễm mùi từ khí tạo ra do quản lý và xử lý các phụ phế phẩm ngành nông
nghiệp. Ô nhiễm mùi khí từ chất thải chăn nuôi. Đặc biệt là các khu chăn nuôi
tập trung, quy mô lớn và trung bình.
Ô nhiễm lan truyền từ sự phát tán khí thải ở các khu, cụm công nghiệp.

Giảng Viên: Đinh Thị Hản Vân

17

Nhóm 10


Đánh giá thực trạng quản lý môi trường nông thôn tỉnh Tây Ninh
Bảng 5.8. Kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh khu vực nông thôn
Nồng độ ô nhiễm (mg/m3)
Vị trí đo
Bụi


SO2

NO2

CO

Độ ồn
(dBA)

0,36

0,093

0,024

2,7

59,5

0,76

0,067

0,036

1,5

74,4

Xí nghiệp gạch ngói

Hòa Thành

0,78

0,056

0,045

3,5

74,5

Chợ Bà Đông

0,26

0,15

0,172

9,23

66

Ấp Hòa Tân
QCVN
05: 2009/BTNMT
QCVN
26: 2010/BTNMT


0,29

0,34

0,025

1,2

60,5

0,3

0,35

0,2

30

-

-

-

-

-

70


Thị trấn Tân Châu
Xí nghiệp khai thác
vật liệu xây dựng

(Nguồn: Báo cáo điều tra hiện trạng môi trường – phương án xây dựng BVMT
Tây Ninh, 2013)
Nhận xét: Theo kết quả phân tích thì chất lượng không khí khu vực nông thôn chưa
đến mức báo động. Tuy nhiên, môi trường không khí bắt đầu có dấu hiệu đáng lưu ý.
Nồng độ bụi tại các điểm: Thị trấn Tân Châu,Xí nghiệp gạch ngói Hòa Thành, Xí
nghiệp khai thác có nồng độ bụi cao hơn quy chuẩn 2,5 lần. Một số khu vực ở gần các
cơ sở chế biến nông sản, các khu cụm công nghiệp cũng đang có dấu hiệu ô nhiễm.
Bảng 5.9. Kết quả khảo sát hàm lượng khí độc tại các trang trại nuôi lợn ở Tây Ninh
Đơn vị
QCVN 01Hàm lượng khí trong chuồng nuôi tại
79:2011/BN
các trang trại của các huyện
Chỉ tiêu
N - PTNT
Tân Châu
Tân Biên
Gò Dầu
NH3

mg/m3

10

45,6

32,7


17,6

H2S

mg/m3

5

28,0

31,0

14,0

(Nguồn: Báo cáo điều tra hiện trạng môi trường – phương án xây dựng BVMT
Tây Ninh, 2013)
Kết quả khảo sát chất lượng không khí chuồng nuôi cho thấy, nồng độ các khí
độc hại đều vượt so với quy chuẩn cho phép, cụ thể như sau:
Tại Tân Châu:
Giảng Viên: Đinh Thị Hản Vân

18

Nhóm 10


Đánh giá thực trạng quản lý môi trường nông thôn tỉnh Tây Ninh
-


Khí NH3 vượt 4,56 lần so với QCCP

-

Khí H2S vượt 5,6 lần so với QCCP
Tại Gò Dầu:

-

Khí NH3 vượt 1,76 lần so với QCCP

-

Khí H2S vượt 2,8 lần so với QCCP
Tại Tân Biên:

-

Khí NH3 vượt 3,27 lần so với QCCP

-

Khí H2S vượt 6,2 lần so với QCCP

Từ kết quả trên cho thấy, vấn đề chăn nuôi tại khu vực nông thôn đã ảnh hưởng
tới chất lượng môi trường không khí rất nghiêm trọng, nếu không được xử lý kịp thời
thì nó không chỉ ảnh hưởng tới môi trường xung quanh mà còn ảnh hưởng tới sức
khỏe của người dân.
V.5 Chất thải rắn


Chất thải rắn sinh hoạt
 Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực nông thôn Tây Ninh.
V.5.1

Hiện nay, phần lớn lượng rác sinh hoạt thải ra tại các hộ gia đình ở các khu vực
nông thôn tỉnh Tây Ninh vẫn chưa được thu gom xử lý. Nguyên nhân của vấn đề
người dân tại đây không sử dụng dịch vụ thu gom rác là vì họ có thể tự xử lý rác tại
nhà. Phương pháp chủ yếu để xử lý rác sinh hoạt tại các hộ gia đìnhlà phương pháp
đốt. Bên cạnh đó, do diện tích sân vườn nhà rộng và lượng rác không nhiều nên một
số hộ gia đình tự xử lý rác tại nhà bằng cách chôn lấp hoặc vứt ra khoảng đất trống
gần nhà.
Tại các hộ gia đình có đăng kí dịch vụ thu gom: hiện tại các gia đình thường sử
dụng các thùng chứa chất thải rắn bằng nhựa, một số ít sử dụng các thùng chứa bằng
kim loại hoặc các giỏ tre nứa. Phổ biến nhất hiện nay, người dân sử dụng các loại túi
xốp, nylon để chứa chất thải.
Tại các chợ: do diện tích kinh doanh còn hạn nên hầu hết rác phát sinh đều được
thải bỏ ngay tại các lối đi trong chợ. Sau khi tan chợ, công nhân vệ sinh thu gom rác.
Hiện trạng xả rác bừa bãi ở khu vực nông thôn vẫn rất phổ biến. Nguyên nhân
của việc vứt rác bừa bãi chính là do thói quen của người dân và ý thức của người dân
còn kém. Mặc dù, họ đều biết việc vứt rác bừa bãi sẽ gây ô nhiễm môi trường và gây
bệnh cho con người.Điều này cho thấy nhận thức của người dân rất cao nhưng ý thức
của họ vẫn còn rất kém.
Theo báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Tây Ninh, khối lượng rác thải sinh hoạt
của tỉnh thải ra bình quân mỗi ngày là hơn 550 tấn,với hiệu suất thu gom khoảng 35-

Giảng Viên: Đinh Thị Hản Vân

19

Nhóm 10



Đánh giá thực trạng quản lý môi trường nông thôn tỉnh Tây Ninh
50%. Trong đó, lượng rác ở khu vực nông thôn 380 tấn/ ngày, công tác thu gom, xử lý
ở các vùng nông thôn lại kém hơn rất nhiều so với các vùng đô thị.
Công tác thu gom chất thải rắn trên khu vực nông thôn Tây Ninh hiện nay chưa
đáp ứng nhu cầu thực tế, phương tiện thu gom vận chuyển hết sức thô sơ, hiệu quả thu
gom thấp, biện pháp xử lý chủ yếu là đổ đống tự nhiên, hoặc đốt và đào hố để chôn
lấp, ảnh hưởng tới môi trường là rất lớn.
V.5.2

Chất thải rắn công nghiệp

Chất thải rắn thông thường từ các KCN, KCX, CCN năm 2015 khoảng 161,64
tấn/ngày (CTR sản xuất thông thường khoảng 158,47 tấn/ngày, CTR sinh hoạt 3,17
tấn/ngày). Khối lượng chất thải nguy hại từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa
bàn tỉnh khoảng 343 tấn/năm.
Chất thải rắn từ các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ, manh mún, lạc hậu như các cơ
sở chế biến bánh tráng, muối ớt, mây tre đan, chế biến tinh bột mì…là 65 tấn/ngày.
V.5.3

Chất thải chăn nuôi

Chất thải rắn như xác súc vật chết thì các hộ chăn nuôi điều tra đều tự xử lý bằng
cách đem chôn cách xa khu vực chăn nuôi và khu dân cư.
Loại chất thải như: thức ăn thừa, bao bì đựng thức ăn, bao bì đựng thuốc kháng
sinh, vacxin, trấu lót sàn… Theo kết quả thống kê, thì lượng rác này TB khoảng 30 40kg/ trang trại/ngày đêm.Loại rác này thường tự xử lý tại chỗ chủ yếu bằng cách đốt
cùng với chất thải sinh hoạt. Tuy nhiên, đối với một số loại rác được quy định là rác
thải nguy hại như bao bì đựng thuốc thú y vẫn được xử lý chung với các loại rác thông
thường.

Đối với chất thải rắn: phân chuồng, chất thải lỏng như nước rửa chuồng, nước
tiểu gia súc…thì được xử lý bằng hầm biogas,ủ phân, bón cho cây trồng, cho cá ăn.
Bảng 5.10: Khối lượng phân và nước tiểu của gia súc thải ra trong 1 ngày đêm
Loại gia súc
Trâu bò lớn
Lợn (<10kg)
Lợn (15-45kg)
Lợn (45-100kg)

Lượng phân (kg/ngày)
20-25
0,5-1
1-3
3-5

Nước tiểu (kg/ngày)
10-15
0,3-0,7
0,7-2,0
2-4
(Nguồn: Bùi Xuân An, 2010)

Qua bảng trên ta thấy, lượng chất thải phát sinh trong chăn nuôi khá lớn, nếu
không được xử lý thì nó sẽ ảnh hưởng tới chất lượng môi trường nước, không khí, đất,
sức khỏe của con người.Vì trong phân có chứa nhiều loại vi khuẩn, virus và trứng ký
sinh trùng.
Giảng Viên: Đinh Thị Hản Vân

20


Nhóm 10


Đánh giá thực trạng quản lý môi trường nông thôn tỉnh Tây Ninh
V.5.4

Hiện trạng sử dụng thuốc BVTV

Hầu hết các hộ gia đình trong xã đều sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, nên việc
sử dụng thuốc trừ sâu và hóa chất bảo vệ thực vật là điều tất yếu. Nhưng vấn đề đáng
chú ý ở đây là cách sử dụng của bà con chưa đúng, nhiều hộ gia đình quá lạm dụng
các loại thuốc này gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và môi trường, có nguy cơ mắc
phải nhiều căn bệnh nguy hiểm: ung thư, hô hấp….Họ đều có quan niệm phun càng
nhiều thuốc thì sâu bệnh càng được diệt nhiều, đó là quan niệm sai lầm. Theo chi cục
bảo vệ thực vật, lượng thuốc sử dụng trong năm 2014:
-

Thuốc trừ cỏ: 220 tấn/năm

-

Thuốc trừ sâu: 105tấn/năm

-

Phân bón lá: 85 tấn/năm

Ngoài ra, các loại bì, vỏ thuốc sau khi được sử dụng không được thu gom lại mà
vứt bừa bãi ra môi trường, ảnh hưởng đến nguồn nước, khi con người và động vật sử
dụng gây ra nhiều bệnh nguy hiểm.Và đây cũng chính là nguyên nhân gây ra ô nhiễm

môi trường đất, nước.
V.5.5

Hiện trạng vệ sinh môi trường tại Tỉnh Tây Ninh
 Vấn đề nhà vệ sinh

Trên địa bàn khu vực nông thôn của tỉnh thì vẫn còn rất nhiều hộ gia đình trong
khu vực có nhà tiêu chưa hợp vệ sinh, chưa đảm bảo được các điều kiện về xây dựng
và bảo quản nêu trong quyết định, vẫn còn những hộ sử dụng nhà xí đất, nước thải từ
nhà vệ sinh được ngấm thẳng xuống đất, đây chính là nguyên nhân gây ô nhiễm
nguồn nước, về lâu dài ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước ngầm.
 Vấn đề chuồng trại

Ngoài các trang trại được tách khu nhà ở thì đa số các hộ chăn nuôi theo gia đình
hoặc quy mô nhỏ thì chuồng trại đặt liền kề khu nhà ở điều này gây ảnh hưởng đến
cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của gia đình, ruồi nhặng phát triển mùi hôi thối bốc lên
cao, đặc biệt vào những ngày nắng nóng. Gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người
và vật nuôi, có thể bị mắc một số bệnh về đường hô hấp và ngoài da…một phần nhỏ
các hộ gia đình có chuồng trại tách riêng tuy được tách riêng nhưng công tác vệ sinh
chuồng trại chưa được chú trọng, ruồi nhặng và các vi khuẩn gây bệnh vẫn phát triển
mạnh gây ra nhiều bệnh cho vật nuôi, người dân cần quan tâm và chú ý hơn trong
công tác vệ sinh chuồng trại và phòng chống bệnh dịch.

Giảng Viên: Đinh Thị Hản Vân

21

Nhóm 10



Đánh giá thực trạng quản lý môi trường nông thôn tỉnh Tây Ninh
VI.

Thực trạng công tác quản lý môi trường tại tỉnh Tây Ninh

VI.1Thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại các khu vực nông thôn tại Tây

Ninh.
Hiện nay, phần lớn lượng rác sinh hoạt thải ra tại các hộ gia đình ở khu vực nông
thôn tỉnh Tây Ninh vẫn chưa được thu gom xử lý. Nguyên nhân của vấn đề người dân
tại đây không sử dụng dịch vụ thu gom rác là vì họ có thể tự xử lý rác tại nhà. Phương
pháp chủ yếu để xử lý rác sinh hoạt tại các hộ gia đình là phương pháp đốt.
Tuy nhiên, một số phường, xã ở các huyện trên địa bàn tỉnh thì rác sinh hoạt
được thu gom bởi đội vệ sinh của Công ty Công trình Đô thịTây Ninh, với tỷ lệ thu
gom khoảng 55%, còn lại do các đơn vị từ tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, TP.Hồ Chí
Minh hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh. Hầu hết
chất thải rắn được xử lý chôn lấp tại Khu xử lý chất thải rán Tân Hưng quy mô 20 ha.
Các khu vực còn lại cũng được nhiều đơn vị thuộc huyện, thành phố tham gia, nhưng
tỷ lệ thu gom và chất lượng xử lý lại chưa đạt yêu cầu.
Phương tiện thu gom chủ yếu là xe cuốn ép rác chuyên dụng loại 5tấn/xe và loại
9tấn/xe với chất lượng sử dụng 90% sử dụng để thu gom rác trên các tuyến đường
chính và vận chuyển rác trực tiếp đến bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh Tây Ninh.
Ngoài ra còn có một số lượng xe đẩy tay có dung tích 660 lít và các dụng cụ hỗ trợ
như chổi, dụng cụ bảo hộ lao động phục vụ cho công tác thu gom rác sinh hoạt.
Sơ đồ hệ thống thu gom và vận chuyển rác trên địa bàn Tây Ninh được
minh họa như hình 6.1.

Hình 6.1. Sơ đồ hệ thống thu gom và vận chuyển rác sinh hoạt trên địa bàn Tây Ninh
Giảng Viên: Đinh Thị Hản Vân


22

Nhóm 10


Đánh giá thực trạng quản lý môi trường nông thôn tỉnh Tây Ninh
- Phương thức thu gom: Rác được thu gom 1 lần/ngày.
- Lịch thu gom: có 2 ca
Ca 1: Từ 3 giờ đến 12 giờ
Ca 2: Từ 15 giờ đến 24 giờ
- Tuyến thu gom: Việc thu gom rác chỉ được thực hiện tại các tuyến đường chính, một
số hẻm và chợ, nơi có giao thông thuận lợi. Một số tuyến đường và hẻm nhỏ tại
các phường, xã không được thu gom hoặc do người dân không đăng ký sử dụng
dịch vụ thu gom nên lượng rác sinh hoạt phát sinh tại một số nơi thuộc các phường, xã
trên địa bàn của Tỉnh vẫn không được thu gom. Do đó không thể thu gom hết lượng
rác sinh hoạt phát sinh. Lượng rác sinh hoạt tại những nơi không sử dụng dịch vụ thu
gom rác do người dân: Tự xử lý bằng nhiều phương pháp khác nhau: đốt, chôn lấp
hoặc vứt ra khoảng đất trống gần nhà,điển hình nhất là phương pháp đốt.
- Vận chuyển: Rác sinh hoạt sau khi được thu gom sẽ được vận chuyển đến bãi chôn
lấp chất thải rắn hợp vệ sinh Tây Ninh bằng xe cuốn ép rác chuyên dụng. Tuy nhiên
do đặc thù của rác thải, mùi hôi là một vấn đề không thể tránh khỏi. Trong quá trình
lưu trữ, thugom và vận chuyển mùi hôi sẽ phát sinh kèm theo nước rỉ rác làm ảnh
hưởng xấu tới sức khỏe người thu gom, người đi đường và gây mất mỹ quan đô thị.
- Phí thu gom: Phí thu gom rác đối với các hộ gia đình là 8.000 đồng/hộ/tháng theo
quy định. Phí thu gom rác tương đối phù hợp. Người thu phí rác có thể trực tiếp là các
công nhân thu gom rác hoặc các nhân viên thu phí rác tùy theo từng nơi. Đối với các
cơ quan, tổ chức, dịch vụ, bệnh viện, trường học, chợ, hộ gia đình có kinh doanh lệ
phí thu gom là từ 15.000 - 4.000.000 đồng/tháng.
VI.2Công tác xử lý chất thải chăn nuôi lợn


Ngành chăn nuôi là ngành chính của người dân Tây Ninh, giúp cuộc sống của
người dân được cải thiện. Tuy nhiên, lượng chất thải tạo ra từ hoạt động chăn nuôi là
rất lớn, nếu không được quan tâm xử lý thì đây là nguyên nhân gây ô nhiễm môi
trường trong chăn nuôi tại Tây Ninh.
Mặc dù áp dụng nhiều biện pháp xử lý nhưng chất thải chăn nuôi của các trang
trại, hộ gia đình chưa được xử lý triệt để vẫn có một lượng lớn chất thải được thải bỏ
trực tiếp ra ngoài môi trường. Mặt khác, hệ thống xử lý có công suất nhỏ hơn so với
quy mô chăn nuôi nên các bể đều hoạt động quá tải, không đủ để xử lý toàn bộ lượng
thải và số chất thải được xử lý cũng không đảm bảo yêu cầu nên nước thải sau xử lý
vẫn chứa hàm lượng các chất ô nhiễm khá cao, nước màu đen, mùi hôi thối…

Giảng Viên: Đinh Thị Hản Vân

23

Nhóm 10


Đánh giá thực trạng quản lý môi trường nông thôn tỉnh Tây Ninh
Bảng 6.1: Tỷ lệ chất thải được xử lý trong các trang trại chăn nuôi lợn
Hệ thống

Chất thải
Tỷ lệ được xử lý (%)
Tỷ lệ không xử lý (%)

Vườn – Ao – Chuồng
(VAC)

68,4


31,6

Ao – Chuồng (AC)

82,6

17,4

Vườn – Chuồng (VC)

62,4

37,6

Chuồng (C)

79,3

20,7

(Nguồn: Thống kê – UBND Tỉnh Tây Ninh, 2013)
Các hệ thống chăn nuôi xử lý chất thải rắn nhằm mục đích là tận thu nguồn khí
biogas dùng cho đun nấu, phần không xử lý hiếm 31,6% được đưa làm thức ăn cho ao
cá hoặc để bón cho cây trồng, ủ phân làm phân bón.
VII.

Kết luận – kiến nghị
VII.1 Kết luận
 Hiện trạng môi trường


Chất lượng môi trường nông thôn trên địa bàn Tỉnh Tây Ninh đang có xu hướng
bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Nguồn nước mặt, nước ngầm đang bị ô nhiễm, người dân đang có nguy cơ thiếu
nước sạch. Nguyên nhân là do ý thức của người dân chưa cao, xả thải trực tiếp ra môi
trường khi chưa xử lý.
Môi trường đất đang bị suy thoái nguyên nhân chủ yếu do thuốc BVTV và phân
bón hóa học sử dụng không đúng quy cách, bao bì, vỏ chai vứt bừa bãi trên đồng
ruộng, trong khi đó nước thải sinh hoạt, chăn nuôi, phân chuồng từ chăn nuôi lại xả
trực tiếp ra môi trường.
Chất thải rắn chưa được thu gom, hiện trạng xả thải bừa bãi còn phổ biến.
 Công tác quản lý

Công tác thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường của các cấp, các ngành đối với
cơ sở sản xuất còn chưa kịp thời, thiếu quyết liệt đặc biệt các trang trại chăn nuôi.
Cơ quan quản lý chỉ quan tâm đến những khu công nghiệp, nhà máy sản xuất với
công suất lớn. Còn những trang trại, hộ gia đình sản xuất manh mún, nhỏ lẻ thì chưa
được quan tâm hay xử lý chưa có tính răn đe, thiếu kiên quyết.
Tỉnh chưa ban hành các văn bản liên quan tới chất lượng môi trường nông thôn,
các quyết định xử phạt đối với các trang trại gây ô nhiễm môi trường.
Giảng Viên: Đinh Thị Hản Vân

24

Nhóm 10


Đánh giá thực trạng quản lý môi trường nông thôn tỉnh Tây Ninh
VII.2


Kiến nghị

Từ thực trạng môi trường nông thôn tại tỉnh Tây Ninh, chúng tôi đề xuất một số
biện pháp cải thiện hiện trạng môi trường nông thôn của tỉnh:
*Hướng dẫn người dân phân loại rác tại nguồn:
- Túi màu xanh và thùng nhựa màu xanh: chứa CTR thực phẩm;
- Túi và thùng màu xám: chứa phần CTR còn lại.
- Hình thức lưu trữ:
+ Hộ gia đình: thùng chứa 10 lít và bao nylon chứa 10lít.
+ Công sở, trường học: thùng chứa 20lít tại các phòng, ban. Các thùng chứa
dung tích lớn (240 lít) dùng để tập trung rác, thuận tiện cho công tác thu gom.
- Chợ, siêu thị: Xây dựng các bô rác đạt tiêu chuẩn hợp vệ sinh tại chợ, trang bị
thùng rác dung tích 240 lít đặt dọc chợ và các thùng rác 660 lít để tập trung rác.
* Về tuyên truyền giáo dục:
- Tăng cường công tác giáo dục nâng cao ý thức môi trường trong mọi cấp, mọi
ngành và mọi người dân đặc biệt là các cơ sở sản xuất kinh doanh.
- Tăng cường thực hiện công tác truyền thông về môi trường trên các phương tiện
thông tin đại chúng.
- Xây dựng và áp dụng tiêu chí về môi trường trong công tác thi đua khen thưởng, hộ
gia đình xanh, sạch đẹp.
*Về công tác quản lý:
- Tăng cường đào tạo và nâng cao nghiệp vụ cán bộ, đội ngũ cán bộ có năng lực,
chuyên sâu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cấp tỉnh, huyện.
- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường theo hướng quy
đinh rõ quyền lợi và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, tăng cường phối hợp giữa
các ban ngành trong xã.
- Đầu tư trang thiết bị, thiết bị xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý đủ năng lực trình độ
thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm các trường vi phạm về bảo vệ môi trường.
- Tăng cường công tác quản lý môi trường tại các trang trại chăn nuôi.
- Cần chú ý hơn đến công tác vệ sinh môi trường của từng huyện, thôn xóm, thường

xuyên theo dõi và kiểm tra công tác thu gom xử lý rác thải, xử lý nghiêm minh những
trường hợp cố tình vi phạm vứt rác bừa bãi, gây ô nhiễm môi trường xung quanh.
- Đẩy mạnh công tác phổ biến và áp dụng biện pháp phòng trừ dịch hại, tăng cường
công tác kiểm tra giám sát việc nhập và sử dụng thuốc BVTV, phân bón háo học.
- Xây dựng và phổ biến các mô hình sản xuất thân thiện với môi trường, hướng dẫn kĩ
thuật canh tác tiên tiến nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất, ngăn chặn suy
thoái đất. Xây dựng và phổ biến các mô hình nhà tiêu hợp vệ sinh, giá thành thấp.

Giảng Viên: Đinh Thị Hản Vân

25

Nhóm 10


×