Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Nghiên cứu sự thể hiện và cảm nhận ngữ điệu tiếng anh ở các bạn sinh viên ngôn ngữ anh k15

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.48 KB, 21 trang )

MỤC LỤC

1


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa của đất nước ta hiện nay
và thời đại bùng nổ công nghệ thông tin trong bối cảnh toàn cầu thì ngoại ngữ có
vị trí vai trò quan trọng đối với sự nghiệp giáo dục, đào tạo và trong sự phát
triển của đất nước. Nói chung, biết ngoại ngữ không những là yêu cầu tất yếu
của lao động có kỹ thuật cao nhằm đáp ứng các quy trình công nghệ thường
xuyên được đổi mới, mà còn là một năng lực cần thiết đối với người Việt Nam
hiện đại. Vì thế học tập và nghiên cứu ngoại ngữ trở thành một nhu cầu cấp thiết
trong đời sống con người. Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đã đánh dấu một
bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp phát triển của đất nước. Và việc trang bị
kiến thức ngoại ngữ tốt chính là con đường giúp chúng ta hội nhập vào tiến trình
quốc tế đó. Tiếng Anh là một ngôn ngữ khó nên đã gây ra không ít khó khăn
trong quá trình học tại trường, do đó sinh viên cần chủ động nghiên cứu và tự
thực hành. Ngữ điệu là một khía cạnh ngôn ngữ, một phần không thể thiếu trong
từng câu khi sinh viên thực hành kĩ năng nghe-nói.
Ngữ điệu đóng một vai trò quan trọng trong giao tiếp. Việc nhấn âm vào
một hoặc vài từ nào đó trong một câu gọi là ngữ điệu. Thực sự ngữ điệu có ảnh
hưởng không hề nhỏ tới việc tiếp thu và hiểu đúng thông tin trong giao tiếp. Đặc
biệt là với tiếng Anh, ngữ điệu không chỉ giúp người bản địa hiểu điều ta nói mà
còn thể hiện cả thái độ, ý tứ sâu xa của lời nói.
Tôi nghĩ rằng thực hiện tốt tiểu luận này cũng phần nào giúp cho việc học
tiếng Anh của chúng ta nói chung, ngữ điệu của ngôn ngữ ấy nói riêng, đặc biệt
là kĩ năng nghe - nói ngày càng tốt hơn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu những nội dung cơ bản có tính lí luận liên quan đến ngữ điệu


và ngữ điệu tiếng Anh.
Nghiên cứu sự thể hiện và cảm nhận ngữ điệu tiếng Anh ở các bạn sinh
viên Ngôn ngữ Anh k15. Tìm hiểu về những khó khăn trong học tập mà sinh
viên gặp phải trong việc thể hiện ngữ điệu tiếng Anh.
Đề xuất một số biện pháp khắc phục lỗi ngữ điệu tiếng Anh nhằm giúp các
2


bạn sinh viên năm hai nói tiếng Anh tốt hơn và đạt được hiệu quả trong giao tiếp.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: 120 Sinh viên năm thứ hai chuyên ngành Ngoại
ngữ trường Đại học Hải Phòng.
Đối tượng nghiên cứu: Ngữ điệu của sinh viên ngôn ngữ Anh k15 khi nói
tiếng Anh.
4. Phạm vi nghiên cứu
Tôi chỉ nghiên cứu các nghĩa phổ quát theo quan điểm tĩnh mà ngữ điệu
thể hiện, không nghiên cứu nghĩa ngữ dụng học vì tính động không chính xác
của nó. Trong chừng mực nhất định, có điều tra, khảo sát về lỗi của sinh viên
trong việc thể hiện ngữ điệu tiếng Anh.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu
chính sau đây:
Phương pháp miêu tả, phân tích, tổng hợp.
Phương pháp điều tra điền dã và khảo sát.
6. Ý nghĩa của tiểu luận
6.1. Ý nghĩa lí luận
Sự thành công của tiểu luận giúp chúng ta có thể kiểm tra và khẳng định
một số thành tựu về ngữ điệu trước đây đã đưa ra trong sách vở.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Giúp sinh viên Ngôn ngữ Anh k15 hiểu biết thêm về ngữ điệu tiếng Anh.

Giúp cho việc sửa lỗi ngữ điệu tiếng Anh ở sinh viên năm hai đạt hiệu quả
hơn để nghe - nói - đọc tiếng Anh tốt hơn.
7. Đóng góp mới của đề tài
Xuất phát điểm của việc nghiên cứu ngữ điệu tiếng Anh là trọng âm từ và
đơn vị ngữ điệu, trong đó có mẫu hình ngữ điệu.
Tiểu luận đề cập đến lỗi về cách sử dụng và thể hiện ngữ điệu tiếng Anh ở
sinh viên ngôn ngữ Anh k15, nhưng không theo hướng phê phán mà theo hướng
lí luận ngôn ngữ và thực tế sử dụng ngôn ngữ.
Tiểu luận đưa ra một số biện pháp khắc phục lỗi nhằm giúp việc thể hiện
ngữ điệu tiếng Anh ở sinh viên trở nên tốt hơn.
3


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NGỮ ĐIỆU CỦA SINH VIÊN
NGÔN NGỮ ANH K15 KHI NÓI TIẾNG ANH
1.1.Lịch sử vấn đề
Trong khi diễn đạt, không chỉ có những từ kết hợp với nhau theo quy luật
ngữ pháp. Trong học ngoại ngữ, không chỉ phát âm đúng từ là đủ mà còn có sự
liên kết các từ theo nhịp nhanh, chậm, nhấn âm làm nổi bật thông tin, lên, xuống
giọng để diễn đạt ý nghĩa của phát ngôn. Tất cả những yếu tố này đều thuộc về
ngữ điệu
1.2.Ngữ điệu và những khái niệm có liên quan
1.2.1.Nội dung thuật ngữ Ngữ điệu
Thuật ngữ "ngữ điệu" được nhiều nhà ngôn ngữ học trên thế giới và cả
Việt Nam hiểu và sử dụng tương đương với thuật ngữ "intonation". Theo "The
Linguistics Encylopedia (2002), Routledge, London and New York" do Kirsten
Malmkjaer biên soạn thì thuật ngữ trên được hiểu và giải thích như sau:
Ngữ điệu là thuật ngữ thường được hay sử dụng để diễn đạt sự biến đổi
cao độ của giọng nói diễn ra trong một chuỗi âm thanh lớn hơn âm tiết hoặc đơn
vị từ. Hay nói cách khác, ngữ điệu thuộc phát ngôn.

Thông qua sự biến đổi cao độ giọng nói, cùng với cường độ, trường độ, sự
ngưng nghỉ,...chủ thể phát ngôn muốn diễn đạt một ý nghĩa nào đó trong tình
huống giao tiếp nhất định nhưng không cần phải sử dụng đến phương tiện từ
vựng hoặc các phương tiện ngữ pháp mà người tiếp nhận phát ngôn vẫn có thể
hiểu được. Đó chính là sự hành chức của ngữ điệu.
Có thể ngữ điệu trong mỗi ngôn ngữ có những nét đặc trưng nhưng giữa
chúng vẫn có những nét tương đồng nhất định như cao độ, trường độ, sự ngưng
nghỉ...và được xây dựng trên cơ sở từng đơn vị ngữ điệu theo quy luật, đặc trưng
của từng ngôn ngữ.
Cũng là sự biến đổi cao độ của giọng nói do tần số dao động của dây
thanh tạo nên nhưng cao độ của giọng nói thể hiện trong ngữ điệu trên cả một
ngữ đoạn hoặc phát ngôn. Còn cao độ của giọng nói thể hiện trong thanh điệu
4


chỉ xuất hiện trên một âm tiết. Theo đó, chúng ta có thể thấy rằng thanh điệu
thuộc âm tiết, trọng âm thuộc từ, ngữ điệu thuộc phát ngôn.
Vậy theo tôi thì ngữ điệu là một trong các hiện tượng ngôn điệu có tính
tuyền điệu,được thể hiện bằng các thuộc tính vật lý cơ bản như cao độ, cường độ
và trường độ trong sự hòa kết để thể hiện chiều hướng lên, xuống của giọng nói
theo chủ ý của chủ thể phát ngôn, kết hợp với nhịp điệu và ngưng nghỉ, hợp quy
luật của từng ngôn ngữ. Ngữ điệu có các chức năng nhằm giúp cho việc diễn đạt
ngữ nghĩa thông qua cách dùng của nó trong từng tình huống cụ thể.
1.2.2. Các quan niệm khác nhau về ngữ điệu tiếng Anh
Cũng thuộc hệ thống ngữ điệu nói chung nhưng có những cơ sở và đặc
trưng của ngôn ngữ Anh, để từ đó chúng ta có thể phân biệt được ngữ điệu tiếng
Anh với ngữ điệu của các ngôn ngữ khác.
Nhìn chung các tác giả Cruttenden, Crystal trong The Cambridge
Encyclopedia of the English Language (1995), Halliday (1978), Ladefoged,
O'Connor and Roach (1990) cho rằng ngữ điệu bao gồm nhiều hiện tượng chứ

không đơn thuần là sự lên xuống của cao độ mà bao gồm cả trọng âm, sự ngưng
nghỉ, nhịp điệu và tốc độ.
Leontyeva (1980) cho rằng ngữ điệu tiếng Anh được coi như là sự thể
hiện các cao độ thuần túy trong phát ngôn, cho dù tác giả có nhấn mạnh đến sự
liên kết giữa ngữ điệu và trọng âm, nhưng lại bỏ qua những yếu tố cấu thành
quan trọng khác của ngữ điệu (như trường độ, độ to nhỏ, nối âm,...)
Vassilyev (1970) xem xét và nghiên cứu ngữ điệu tiếng Anh từ 2 nghĩa:
Nghĩa chính xác, cụ thể: theo đó, ngữ điệu tiếng Anh dựa trên sự thể hiện
các cao độ khác nhau và hiện tượng tuyền điệu trong lời nói.
Nghĩa rộng, chung: ngữ điệu tiếng Anh được coi là sự thể hiện của tất cả
các yếu tố cấu thành của nó
Chúng tôi theo quan niệm của nhóm tác giả đầu và coi ngữ điệu như một
hiện tượng phức hợp gồm dịch chuyển cao độ, trọng âm, nhịp điệu,...trong đó
xuất phát điểm của việc nghiên cứu ngữ điệu tiếng Anh là trọng âm từ và đơn vị
ngữ điệu.
5


Những biểu hiện khác như chất lượng thanh tính của giọng nói, sự nối âm,
đồng hóa âm tiết...chỉ là những điều kiện bên ngoài để xuất hiện ngữ điệu.
1.2.2.1.Quan niệm của Halliday
Mẫu hình ngữ điệu chính (primary tones): Mẫu hình ngữ điệu đơn và mẫu
hình ngữ điệu kết hợp.
Các mẫu hình ngữ điệu phụ:
1.2.2.2.Quan niệm của O'Connor
O'Connor sử dụng 4 mẫu hình ngữ điệu để diễn đạt 24 cách dùng trong
các tình huống khác nhau:
Mẫu hình ngữ điệu xuống
Mẫu hình ngữ điệu lên thứ nhất
Mẫu hình ngữ điệu lên thứ hai

Mẫu hình ngữ điệu xuống-lên
1.2.2.3.Quan niệm của Cruttenden
Ông dựa vào cấu trúc và chức năng nhưng không thiên hẳn về lí thuyết mà
cũng không nghiêng về thực hành. Cruttenden nghiên cứu ngữ điệu tiếng Anh
thông qua các đơn vị ngữ điệu, trong đó trọng âm nổi trội nhất gọi là hạt nhân. Từ
hạt nhân, đường nét ngữ điệu có thể lên, xuống hoặc lên-xuống, xuống-lên để tạo
nên những cách dùng khác nhau trong từng tình huống cụ thể. Mặc dù không đưa
ra cụ thể bao nhiêu cách dùng đối với mỗi mẫu hình ngữ điệu tiếng Anh nhưng
theo Cruttenden, với 7 mẫu hình ngữ điệu cơ bản này, chủ thể phát ngôn có thể thể
hiện tương đối đầy đủ các nghĩa cần diễn đạt trong giao tiếp.
Cruttenden rất quan tâm đến điểm bắt đầu, kết thúc và chuyển dịch đường
nét của ngữ điệu bắt đầu từ hạt nhân vì cho rằng điều này liên quan đến biểu đạt
ngữ nghĩa và hành chức của ngữ điệu tiếng Anh. Ngoài ra, ông còn nói rõ thêm,
nếu có âm tiết nào cùng trong từ chứa hạt nhân thì mặc dù không có trọng âm
vẫn được thể hiện đường nét đi lên/xuống của mẫu hình ngữ điệu ấy.
1.2.3.Đặc trưng điệu tính của ngữ điệu tiếng Anh
Các đặc trưng phổ quát là Cao độ, Cường độ, Trường độ, Tốc độ. Tuy nhiên
chúng được bộc lộ theo những đặc tính riêng mà ta sẽ lần lượt thấy dưới đây:
6


Cao độ là một trong những đặc trưng điệu tính quan trọng nhất liên quan
đến cao độ giọng nói qua việc thể hiện từng âm tiết hoặc nhiều âm tiết trong một
đơn vị từ hoặc phát ngôn.Đồng thời cũng là một trong những đặc trưng điệu tính
cơ bản nhất trong việc thể hiện ngữ điệu.
Cường độ được thể hiện tương đối đa dạng bằng lực hơi thở do chủ thể
phát ngôn thể hiện trong một âm thanh hoặc chuỗi âm thanh. Nếu xét về diện
ngôn ngữ học có liên quan đến cường độ, thì đó là trọng âm.
Trường độ liên quan đến khoảng thời gian chủ thể phát ngôn thể hiện
trong từng âm tiết. Trường độ của âm thanh do thời gian rung động lâu hay

chóng quyết định.
Tốc độ của lời nói cũng quan trọng nhưng ít tạo giá trị thông báo bởi lẽ
nhiều khi do thói quen, có người nói nhanh, người nói chậm, nhưng cũng có
người nói nhanh, nói chậm là do chủ ý. Chẳng hạn lúc vui, phấn khích thì hay
nói nhanh, còn lúc buồn lại hay nói chậm.
1.2.3.1.Quan hệ giữa ngữ điệu và nhịp điệu trong tiếng Anh
Mối quan hệ về hình thức: Nếu như nhịp điệu tiếng Anh chỉ thể hiện theo
chiều ngang thì ngữ điệu tiếng Anh lại thể hiện theo cả chiều ngang lẫn chiều
dọc (dựa vào cao độ của những âm tiết có trọng âm trong các đơn vị từ của mỗi
đơn vị ngữ điệu) của phát ngôn. Đây là mối quan hệ bao hàm giữa đơn vị ngữ
điệu và đơn vị nhịp điệu. Nếu nhịp điệu nhanh thì ngữ điệu cũng nhanh và
ngược lại
Mối quan hệ về nội dung: Ngữ điệu và nhịp điệu có quan hệ về nội dung
bởi lời nói càng trịnh trọng nếu như càng có ít các đơn vị nhịp điệu trong mỗi
đơn vị ngữ điệu. Điều này có nghĩa là tốc độ phát ngôn càng chậm thì tính trịnh
trọng càng cao và ngược lại.
1.2.3.2.Quan hệ giữa ngữ điệu và phép chấm câu
Đây là mối quan hệ có liên quan đến trường độ, sự ngưng nghỉ trong phát
ngôn. Nếu trong phát ngôn, người ta sử dụng ngưng nghỉ thuần túy hoặc không
thuần túy để thể hiện ý nghĩa nào đó, thì trong câu phải dùng phép chấm câu.
Mặc cho tính động vốn có của ngữ điệu, tôi vẫn thấy rằng mối quan hệ giữa ngữ
7


điệu và phép chấm câu thường thể hiện theo kiểu 1:1
1.2.3.3.Quan hệ giữa ngữ điệu và điệu bộ
Nếu các mối quan hệ giữa ngữ điệu và phép chấm câu có tác dụng nhiều
trong giới có học, có trình độ và có khả năng nhất định về cách sử dụng ngôn
ngữ thì các mối quan hệ và liên kết giữa ngữ điệu và điệu bộ lại thuộc dạng có
tính cổ sơ hơn.

Vì hiểu và thấy rõ hiệu quả xu hướng điệu tính phổ quát trong phát ngôn
nên đã có những xu hướng dùng điệu bộ trong sự liên quan đến những kiểu loại
này. Mối quan hệ hiển nhiên, rõ ràng nhất là việc gật đầu và hất đầu để thể hiện
ngữ điệu xuống hoặc lên. Quan hệ giữa ngữ điệu và điệu bộ có thể là quan hệ
theo kiểu 1:1 bởi tính động vốn có của cả ngữ điệu và điệu bộ.
1.2.4.Một số khái niệm có liên quan đến ngữ điệu tiếng Anh
1.2.4.1. Chuyển dịch cao độ
Theo O'Grady, Dobrovolsky, Katamba (1996) thì "Chuyển dịch cao độ
trong phát ngôn không liên quan đến các sự khác biệt về nghĩa của từ thì được
gọi là ngữ điệu".
1.2.4.2.Trọng âm từ
Trọng âm từ là xuất phát điểm của việc nghiên cứu ngữ điệu tiếng Anh vì
tiếng Anh có nhiều từ đa tiết, mỗi từ có một âm tiết mang trọng âm
Trọng âm từ gồm có trọng âm chính và trọng âm phụ. Xuất phát từ trọng
âm của một từ nào đó trong phát ngôn, người ta thấy có hiện tượng đi lên hoặc
đi xuống của giọng nói hoặc có sự kết hợp của cả hai.
Xuất phát từ trọng âm của một từ nào đó trong phát ngôn, người ta thấy
có hiện tượng đi lên hoặc đi xuống của giọng nói, hoặc có sự kết hợp của cả hai
để hợp thành đường nét đi lên-đường nét đi xuống. Trong điệu vị học (Prosody),
người ta gọi đường nét đi lên là ngữ điệu lên, đường nét đi xuống là ngữ điệu
xuống. Quan trọng hơn là mỗi khi có ngữ điệu như thế hành chức, nó đã thể hiện
một nghĩa nào đó (như hỏi, khẳng định, hoàn thành,...) thông qua cách dùng
trong tình huống cụ thể. Mỗi đơn vị có ngữ điệu lên hoặc xuống như vậy được
gọi là đơn vị ngữ điệu tiếng Anh.
8


1.2.4.3.Đơn vị ngữ điệu
Là một khúc đoạn của lời nói và có một ý nghĩa thông báo nhất định. Ví dụ:
He's working (Anh ta đang làm việc)

Trường hợp đặc biệt ta có đơn vị ngữ điệu tối giản - chỉ có duy nhất một
hạt nhân, ví dụ:
Yes (Vâng)
Một số đặc điểm cơ bản của đơn vị ngữ điệu:
+ Phải có âm tiết được phát âm nổi bật nhất mà ở đó thể hiện sự thay đổi
về cao độ và hướng để tạo nên đường nét ngữ điệu lên hoặc xuống.
+ Từ nào có âm tiết được phát âm nổi trội nhất thì được coi là trung tâm
thông tin của đơn vị ngữ điệu
+ Mỗi đơn vị ngữ điệu phải được nói/đọc tương đối liền mạch một cách tự
nhiên, không có sự ngưng nghỉ tùy tiện, với một tốc độ nhất định.
+ Trung bình mỗi đơn vị ngữ điệu có khoảng 5-6 từ và là một đơn vị có
nghĩa góp phần mang lại giá trị thông báo.
Tiêu chí xác định đơn vị ngữ điệu
Theo Cruttenden (1997) việc xem xét mỗi đơn vị ngữ điệu thường dựa
vào 2 tiêu chí cơ bản sau:
Tiêu chí ngoại tại: để xác định các ám hiệu tố có tính ngữ âm (phonetic
cues) ở ngay đường ranh giới thực tại giữa mỗi đơn vị ngữ điệu, chẳng hạn như
sự ngưng nghỉ.
Tiêu chí nội tại: để xác định những yếu tố ngay trong bản thân mỗi đơn vị
ngữ điệu, ví dụ: đâu là hạt nhân, giới hạn về độ dài, có liên kết về cú pháp theo
quy tắc ngữ pháp tiếng Anh để tạo thành một chỉnh thể chặt chẽ về cấu trúc, có
giá trị về ngữ nghĩa. Để cho chính xác, chúng ta cần phải sử dụng thêm các tiêu
chí ngữ pháp và ngữ nghĩa cùng với 2 tiêu chí trên trong việc phân tích, xác định
mỗi đơn vị ngữ điệu.
1.2.4.4.Nhịp điệu
Trong ngôn ngữ Anh, nhịp điệu được tạo bởi những đơn vị nhỏ hơn đi liền
nhau theo một khoảng thời gian tương đối đều nhau giữa những đơn vị nhỏ hơn
9



ấy. Trung tâm của mỗi đơn vị như vậy là một âm tiết có trọng âm. Mỗi đơn vị
như thế được gọi là một đơn vị nhịp điệu. Ví dụ:
I'm 'interested in 'books (Tôi quan tâm đến sách vở)
Một số đặc điểm cơ bản của nhịp điệu tiếng Anh
Nhịp điệu tiếng Anh có đặc điểm của loại nhịp điệu dựa trên cơ sở trọng
âm (stress - based) không phải của loại nhịp điệu dựa trên cơ sở âm tiết
(syllabled - based)
Mỗi đơn vị nhịp điệu có một trọng âm và có thể có nhiều âm tiết không có
trọng âm đứng trước hoặc sau trung tâm của đơn vị nhịp điệu. Trong trường hợp
tối giản, chỉ có duy nhất 1 âm tiết (trùng với đơn vị từ) mang trọng âm thì gọi là
đơn vị nhịp điệu tối giản.
Khoảng thời gian của mỗi đơn vị nhịp điệu được thể hiện tương đối đều
nhau chứ không phải chính xác như nhau.
Nhịp điệu của phát ngôn nhanh hay chậm là tùy thuộc vào số lượng đơn
vị nhịp điệu nhiều hay ít. Phát ngôn có bao nhiêu trọng âm thì có bấy nhiêu đơn
vị nhịp điệu tương ứng.
Mỗi đơn vị nhịp điệu là một đơn vị có nghĩa bởi nó góp phần tạo nên
thông báo khi hành chức. Một trong những đặc điểm cơ bản của đơn vị nhịp
điệu tiếng Anh là có sự kết hợp hài hòa giữa hình thức và nội dung
Nhịp điệu tiếng Anh có tính hệ thống bởi từng đơn vị nhịp điệu đều có
tính hệ thống. Đơn vị nhịp điệu là hệ thống nhỏ tạo nên nhịp điệu tiếng Anh là
hệ thống lớn.
Có sự hài hòa nhịp điệu (eurhythmy) và hiện tượng tạm thời dịch chuyển
trọng âm khi trong phát ngôn có 2 trọng âm của 2 từ đứng sát nhau.
Cách xác định một đơn vị nhịp điệu tiếng Anh
Bất cứ những âm tiết không có trọng âm nào ở đầu một nhóm từ cũng
phải đi cùng với một âm tiết có trọng âm của nhóm trọng âm ngay sau đó để tạo
nên một đơn vị nhịp điệu.
Nếu có âm tiết không trọng âm là một trong các bộ phận của từ có âm tiết
mang trọng âm thì dù đứng trước hay sau âm tiết mang trọng âm chúng vẫn

10


thuộc về cùng một đơn vị nhịp điệu ấy.
Nếu bất kì một âm tiết không trọng âm có quan hệ về mặt ngữ pháp và
ngữ nghĩa với một từ có trọng âm thì dù không phải là bộ phận của từ ấy, chúng
vẫn thuộc về cùng một đơn vị nhịp điệu với từ có trọng âm.
1.2.4.5.Chỗ ngưng nghỉ
Thường có ảnh hưởng đến truyền đạt thông tin. Có 2 loại ngưng nghỉ là
ngưng nghỉ thuần túy và ngưng nghỉ không thuần túy. Chỗ ngưng nghỉ nhìn
chung thường xuất hiện ở 3 vị trí trong phát ngôn
Giữa các mệnh đề hoặc giữa chủ ngữ-vị ngữ. Ví dụ:
The Prince of Wales / is visiting Halley (Hoàng tử xứ Wales dự định sẽ
đến thăm Halley)
Trước những từ có ý nghĩa từ vựng cao hoặc ở những vị trí ít có khả năng
chuyển đổi.
Sau từ đầu tiên trong một đơn vị ngữ điệu. Đây là vị trí điển hình đối với
các lỗi sai về sử dụng ngôn từ, hoặc lặp từ, lặp ý,...do đó chủ thể phát ngôn
thường phải ngưng nghỉ để chỉnh sửa phát ngôn cho đúng ý của mình.
Tóm lại chỗ ngưng nghỉ cũng có thể được sử dụng như một tiêu chí xác
định ranh giới đơn vị ngữ điệu.
1.2.4.6.Tốc độ
Tốc độ của lời nói cũng quan trọng trong ngữ điệu nhưng ít tạo ra giá trị
thông báo bởi lẽ nhiều khi chính tốc độ đã bị nhòa hoặc lẫn với các đặc trưng
ngôn điệu khác. Nhiều khi do thói quen, cũng có người nói nhanh, người nói
chậm. Nhưng cũng có người nói nhanh do chủ ý muốn diễn đạt sự phấn khích
hay thiếu nhẫn nại,...hoặc nói chậm do chủ ý diễn đạt nỗi buồn
1.3.Các cách miêu tả ngữ điệu khác nhau
1.3.1.Miêu tả theo đường nét (contour)
Nhìn chung các nhà ngôn ngữ học theo trường phái Anh phân tích ngữ

điệu theo đường nét (intonation contour analysis)
1.3.2.Miêu tả theo độ cao (level)
Các nhà ngôn ngữ học theo trường phái Mĩ thường phân tích ngữ điệu
11


theo độ cao (intonation level analysis)
1.3.3.Miêu tả theo đường nét và độ cao
Với quan niệm cho rằng mọi kiến thức chỉ trở lên hữu dụng nếu điều đó
có thể dạy được, học được, sử dụng được nên tôi đã tiến hành chọn lọc và vận
dụng cả hai quan niệm trên trong quá trình nghiên cứu ngữ điệu tiếng Anh.
1.4.Một số chức năng cơ bản của ngữ điệu
1.4.1.Chức năng ngữ pháp
1.4.1.1.Ngữ điệu biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp các kiểu câu phân theo mục
đích phát ngôn
1.4.1.2.Ngữ điệu biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp các loại câu phân theo cấu trúc
1.4.2.Chức năng biểu thái
Ngữ điệu liên quan đến tâm lí, có tính chủ quan của chủ thể phát ngôn.
1.4.3.Chức năng nhấn âm
Ngữ điệu giúp chủ thể phát ngôn có thể tạo ra hiệu quả làm nổi bật âm thanh
trên bất cứ âm tiết có trọng âm hay không có trọng âm nào trong phát ngôn.
1.4.4.Chức năng diễn ngôn
Ngữ điệu giúp chủ thể phát ngôn thể hiện và người tiếp thụ phát ngôn lĩnh
hội, cái được coi là thông tin Mới (chưa biết) và thông tin Cũ (đã biết) trong mỗi
đơn vị ngữ điệu.
1.4.5.Chức năng khu biệt
Ngữ điệu có thể làm cho một phát ngôn trở nên nhiều nghĩa tùy theo chủ
thể phát ngôn thể hiện trong từng tình huống cụ thể
1.4.6.Chức năng dụng học
Ngữ điệu ảnh hưởng đến quyền lợi của chủ thể phát ngôn vì nó liên quan

đến đời thường, đến hành động lời nói, đến giao tiếp và quyền lợi được chia sẻ
của các thành viên tham gia giao tiếp.
1.5.Ngữ điệu và thanh điệu
Ngữ điệu hành chức khi có sự biến đổi cao độ của giọng nói diễn ra trong một
chuỗi âm thanh lớn hơn âm tiết hoặc từ, nói cách khác ngữ điệu thuộc phát ngôn.
Thanh điệu chỉ xuất hiện trên một âm tiết. Do vậy, thanh điệu thuộc âm
12


tiết và có giá trị khu biệt nghĩa.
Chính sự tồn tại một quan hệ phức hợp giữa ngữ điệu và thanh điệu như
vậy nên việc nghiên cứu ngữ điệu các ngôn ngữ có thanh điệu, chẳng hạn như
tiếng Việt là một đề tài đầy thách thức và cần luôn đổi mới trong suy ngẫm, thủ
pháp thu thập chứng cứ. Trong giới hạn của tri thức và tình hình nghiên cứu hiện
nay, ngữ điệu có lẽ là sự hòa kết của cao độ, trường độ, cường độ, tốc độ và sự
ngưng nghỉ. Chính những đặc tính này đã tạo nên sự khác biệt về nghĩa trong
cùng một phát ngôn được sử dụng ở từng tình huống cụ thể.
1.6. So sánh các mẫu hình ngữ điệu Anh chuẩn với các mẫu hình ngữ
điệu tiếng Anh ở sinh viên ngôn ngữ Anh k15
1.6.1.Những nét tương đồng
1.6.1.1.Về dạng thức
Mỗi đơn vị ngữ điệu chỉ bao gồm một mẫu hình ngữ điệu
Đều có mẫu hình ngữ điệu lên, xuống, trung bình-ngang, lên-xuống,
xuống-lên.
1.6.1.2.Về chức năng
Khả năng hành chức của ngữ điệu Anh Việt cũng tương đối phong phú và
có hiệu quả so với khả năng hành chức của ngữ điệu Anh Anh, nếu lấy số lượng
cách dùng ngữ điệu của chúng để so sánh.
1.6.2.Những điều dị biệt
1.6.2.1.Về dạng thức

Nếu trong ngữ điệu Anh Anh có sự khác biệt giữa mẫu hình ngữ điệu caoxuống thấp, mẫu hình ngữ điệu thấp vừa-xuống thấp, thì trong ngữ điệu Anh
Việt gần như không có sự khác biệt ấy, mà trái lại có xu hướng đập nhập làm
một, gọi là mẫu hình ngữ điệu xuống.
Tương tự như vậy, trong ngữ điệu Anh Anh có sự phân biệt giữa mẫu hình
ngữ điệu trung bình-lên cao, còn trong ngữ điệu Anh Việt hầu như không có sự
phân biệt này, mà ngược lại có xu hướng nhập làm một, gọi là mẫu hình ngữ
điệu lên.

13


1.6.2.2.Về chức năng
Vì có sự khác biệt nhất định về dạng thức như tôi đã trình bày ở trên, nên
nhìn chung sự hành chức của ngữ điệu Anh Anh phong phú hơn.
1.7.Phi chuẩn (Lỗi)
Nói tiếng Anh nhưng người tiếp thụ phát ngôn không thể hiểu được, làm
ngưng trệ giao tiếp, vì vậy phải sửa lỗi.
1.7.1.Quan niệm chung về lỗi:
Theo Richards J.C.Platt H (1997) trong Dictionary of Language Teaching
& Applied Linguistics (trang 127) và Nguyễn Thiện Nam (2001) thì lỗi được
hiểu và giải thích như sau:
Lỗi (error) của người học khi nói hoặc viết một ngôn ngữ thứ hai hay
ngoại ngữ là hiện tượng sử dụng một đơn vị ngôn ngữ chẳng hạn như một từ,
một đơn vị ngữ pháp, một hành động lời nói,...bằng cách mà người giỏi thứ
tiếng đó hoặc người bản ngữ cho là sai hoặc chưa đầy đủ. Lỗi không mang tính
ngẫu nhiên, thường lặp đi lặp lại nhiều lần.
Nhầm hoặc sai sót (mistake) của người học khi viết hoặc nói là hiện tượng
do sơ suất, không chú ý, lơ đãng,...gây nên. Nhầm hoặc sai sót thường có tính
ngẫu nhiên.
Thực tế rất khó phân biệt rạch ròi giữa lỗi và nhầm/sai sót. Do vậy tôi coi

lỗi là một vấn đề cần phải được chỉ ra, phân tích và khắc phục để giúp cho việc
thể hiện ngữ điệu tiếng Anh ở sinh viên được tốt hơn.
Tiểu kết chương 1

14


CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG
VỀ NGỮ ĐIỆU CỦA SINH VIÊN NGÔN NGỮ ANH K15
KHI NÓI TIẾNG ANH
2.1.Những khảo sát về sự thể hiện ngữ điệu của sinh viên Ngôn ngữ
Anh k15 khi nói tiếng Anh.
2.1.1.Tổ chức khảo sát
Tôi sử dụng các băng tiếng, 4 ngôn bản tin, 2 ngôn bản hội thoại và các
phiếu khảo sát do các bạn sinh viên ngôn ngữ Anh năm 2 thể hiện để tăng cơ sở
thực tế cho việc xác định các mẫu hình ngữ điệu tiếng Anh ở sinh viên.
2.1.1.1.Yêu cầu khảo sát
Các bạn sinh viên đọc thể hiện các ngôn bản tin, ngôn bản hội thoai, trong
đó đặc biệt lưu ý đến ngữ điệu tiếng Anh mà tôi đang quan tâm.
Các bạn trình bày cảm nhận của mình về ngữ điệu tiếng Anh khi nghe và
các vấn đề có liên quan thông qua các phiếu khảo sát đã được thiết kế.
Thông qua khảo sát và điều tra điền dã, tôi sẽ phần nào biết rõ thêm ý
kiến của các bạn về vấn đề có liên quan đến việc nhận thức, hiểu biết về ngữ
điệu tiếng Anh.
2.1.1.2.Văn bản và hình thức khảo sát
Văn bản khảo sát là 4 ngôn bản tin được thu ngẫu nhiên từ một số bạn sinh
viên k15, 2 ngôn bản hội thoại bao gồm 1 ngôn bản hội thoại có chuẩn bị
(Tapescripts 52 trong Headway Elementary của John and Soars L (1991) và 1 ngôn
bản hội thoại không chuẩn bị (được thực hiện ngay tại lớp học tiếng Anh của sinh
viên ngôn ngữ k15). Tất cả các ngôn bản được sử dụng trong khảo sát đều mang

ngữ điệu khác nhau, chủ yếu bao gồm các loại phát ngôn nghi vấn (nghi vấn
có/không, nghi vấn có từ để hỏi, nghi vấn lựa chọn) và phát ngôn trần thuật.
Hình thức khảo sát bao gồm đọc/nói và viết phiếu trả lời các ngôn bản tin,
các câu hỏi trong phiếu khảo sát nhằm xác định mức độ cảm nhận và thể hiện
ngữ điệu tiếng Anh ở sinh viên.

15


2.1.1.3.Cách đánh giá
Tất cả các ngôn bản do 120 sinh viên ngôn ngữ Anh k15 thể hiện được coi
là chuẩn để tôi căn cứ vào đó nghiên cứu, phân tích, nhận xét, khái quát hóa
cách thể hiện ngữ điệu tiếng Anh của sinh viên.
Dựa vào kết quả khảo sát tôi xác định các mẫu hình ngữ điệu tiếng Anh ở
sinh viên k15 và tìm ra những khó khăn mà các bạn thường mắc phải khi
nói/đọc tiếng Anh (liên quan đến ngữ điệu của ngôn ngữ này).
2.1.2.Kết quả khảo sát về sự thể hiện
2.2.Một số khó khăn và nguyên nhân gây lỗi ngữ điệu
2.2.1.Một số khó khăn
Mức độ quan tâm đến ngữ điệu của sinh viên khi nói tiếng Anh là rất hạn chế.
Mức độ nghe trực tiếp từ người bản ngữ nói hoặc qua băng đài là rất ít.
Mức độ sửa lỗi ngữ điệu cho người học (hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp)
cũng vẫn còn hạn chế. Thực tế này cũng ít nhiều gây nên một số khó khăn cho
sinh viên. Nguyên nhân không ý thức được cách sử dụng ngữ điệu như thế nào
cho đúng ý, cho hợp tình huống, cộng với nguyên nhân sửa lỗi ngữ điệu cho
người học còn ít nên nhiều khi sinh viên nói tiếng Anh như tiếng Việt (ví dụ:
ngữ điệu lên lại nghe như thanh sắc, ngữ điệu xuống lại nghe như thanh huyền
hoặc thanh nặng).
Mức độ cảm nhận các mẫu hình ngữ điệu tiếng Anh còn yếu.
Tôi nhận thấy một số khó khăn của sinh viên ngôn ngữ Anh k15 khi nói

tiếng Anh (liên quan đến việc sử dụng ngữ điệu) như sau:
2.2.1.1.Khó khăn chủ quan
Nhận thức chưa đúng hoặc chưa đầy đủ về cách sử dụng ngữ điệu tiếng Anh.
Ngữ điệu năng hạn chế.
Chưa hiểu biết đầy đủ về ngữ điệu.
Ngại sử dụng ngữ điệu vì cảm thấy ngượng hoặc không tự nhiên.
2.2.1.2.Khó khăn khách quan
Không có môi trường tiếng tốt.
Thời gian thực hành trên lớp chưa nhiều do còn phải giải quyết những
16


kiến thức khác như ngữ pháp, từ vựng hoặc lưu tâm đến các kĩ năng ngôn ngữ
khác như kĩ năng viết, đọc hiểu,...
Cơ sở vật chất chưa đáp ứng được với mục tiêu, nhu cầu, nội dung,
phương pháp.
Cách kiểm tra đánh giá vẫn theo kiểu truyền thống, không thay đổi: gần
như chỉ có một kiểu duy nhất là bút ngữ, không có hoặc rất ít kiểm tra khẩu ngữ
kể cả khi thi tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng chuyên ngữ.
2.2.2.Nguyên nhân gây lỗi ngữ điệu
Xét về loại hình học thì tiếng Anh thuộc loại hình ngôn ngữ khuất chiết
phân tích, còn tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập. Do đó sinh viên
không có thói quen sử dụng ngữ điệu khi nói tiếng Anh.
Xét theo trọng âm thì trong tiếng Anh, các từ thường là đa âm nên có
hiện tượng âm tiết có trọng âm, không có trọng âm hoặc mang trọng âm thứ yếu
ngay trong bản thân một từ. Trọng âm tiếng Việt dường như có phần mờ nhạt
hơn so với thanh điệu bởi lẽ tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập có 6
thanh và có đơn vị đặc biệt được gọi là hình tiết.
Xét theo ngữ điệu thì ngữ điệu tiếng Anh tương đối khó, lạ và phức tạp vì
xuất phát điểm của ngữ điệu tiếng Anh là trọng âm từ. Trong tiếng Việt có hiện

tượng thanh điệu lấn át, làm mờ nhạt ngữ điệu. Chính vì vậy, sinh viên nói tiếng
Anh chưa quen sử dụng ngữ điệu một cách tự nhiên như sử dụng thanh điệu.
2.3.Một số biện pháp khắc phục các khó khăn và lỗi ngữ điệu
2.3.1.Biện pháp khắc phục những khó khăn về chủ quan
Đó là biện pháp khắc phục nhận thức về ngữ điệu tiếng Anh, khắc phục
những khó khăn về ngữ điệu năng, về chưa hiểu biết hoặc hiểu biết chưa đầy đủ
về ngữ điệu tiếng Anh và ngại sử dụng ngữ điệu tiếng Anh.
2.3.2.Biện pháp khắc phục những khó khăn về khách quan
Đó là biện pháp khắc phục về môi trường tiếng, cách tận dụng thời gian
để luyện ngữ điệu, khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất.
2.3.3.Một số biện pháp khắc phục lỗi ngữ điệu
Biện pháp khắc phục lỗi thể hiện cao độ, thường xuyên nghe các băng đài
17


tiếng Anh .
Biện pháp khắc phục lỗi thể hiện trọng âm sử dụng cử chỉ, động tác, sử
dụng bảng để thể hiện mẫu trọng âm.
2.4.Đánh giá kết quả thử nghiệm các biện pháp khắc phục những khó
khăn và lỗi về ngữ điệu tiếng Anh ở sinh viên ngôn ngữ k15.
2.4.1.Các biện pháp khắc phục khó khăn
2.4.2.Các biện pháp khắc phục lỗi ngữ điệu tiếng Anh
2.4.3.Kết quả thử nghiệm các biện pháp trên
2.4.3.1.Mức độ cảm nhận
2.4.3.2.Mức độ thể hiện
Tiểu kết chương 2

18



KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Bằng một số phương pháp nghiên cứu chính như miêu tả, phân tích, tổng
hợp, điều tra điền dã và khảo sát với tư cách là phương tiện bổ trợ, và trong
phạm vi nghiên cứu đã được xác định, tôi thiết nghĩ ngữ điệu tiếng Anh là một
phần rất đáng quan tâm.
Trong lĩnh vực ngữ điệu, tôi quan niệm có 3 mức đánh giá: cao nhất là nói
đúng ngữ điệu chuẩn (gọi là chuẩn lí tưởng), mức hai là đạt chuẩn thực tế (gọi là
ngữ điệu Anh Việt) và lỗi (tức phi chuẩn)
Qua khảo sát, tôi thấy sinh viên khó cảm nhận, cũng như không thể hiện
được sự khác nhau giữa 2 mẫu hình ngữ điệu đi lên hoặc đi xuống mà cao độ bắt
đầu từ thấp lên trung bình, hoặc từ cao xuống trung bình. Đối với sinh viên,
điểm bắt đầu của mẫu hình ngữ điệu thường từ âm tiết có trọng âm ở cao độ hơi
thấp (nếu thể hiện ngữ điệu lên), hoặc hơi cao (nếu thể hiện ngữ điệu xuống) so
với giọng tự nhiên của mỗi người.
2. Kiến nghị (đề xuất một số biện pháp)
Đối với nhà trường:
- Xây dựng một môi trường học tập tốt với cơ sở vật chất hiện đại, phù
hợp cho việc rèn luyện khả năng thể hiện ngữ điệu tiếng Anh của sinh viên.
- Tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội tiếp xúc và giao tiếp nhiều hơn với
người nước ngoài.
Đối với giáo viên:
- Đưa ra một số phương pháp giúp sinh viên tích cực thực hành nhiều hơn
trong các giờ học nói.
- Cần có sự điều chỉnh nội dung, phương pháp giảng dạy trong nhà trường
cho phù hợp hơn nữa giữa tỉ trọng kĩ năng ngôn ngữ và kiến thức ngôn ngữ sao
cho có thể đáp ứng được mục tiêu đào tạo. Cần giảm tải tính hàn lâm, tăng
cường tính thực hành, đảm bảo sự phù hợp giữa khẩu ngữ và bút ngữ.
Đối với sinh viên:
- Tích cực, tự giác rèn luyện khả năng ngữ điệu của mình thông qua việc

tự học ở nhà bằng các phương tiện Internet, băng đài,...
- Có nhận thức đúng đắn, nghiêm túc về việc thể hiện ngữ điệu trong giao tiếp.
19


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Ngữ điệu Anh-Ngữ điệu Việt, nhìn từ góc độ ngôn ngữ học đối chiếu,
Tạp chí Khoa học số 3, trang 9-13, ĐHQGHN, 2000.
2.Essentials of stress, rhythm and intonation, chương 2, Tài liệu giảng dạy
phân môn English Phonetics and Phonology dùng cho sinh viên chuyên Anh
khoa Ngoại Ngữ, CĐSP Hà Nội, 2000.
3.Trọng âm từ, xuất phát điểm của việc nghiên cứu nhịp điệu tiếng Anh,
Ngôn ngữ số 13, trang 42-49, 2002.
4.Một số vấn đề cơ bản về Âm vị học và Ngữ âm học, Thông báo Khoa
học số 9, trang 98-101, CĐSP Hà Nôi, 2003.
5.Ngữ điệu tiếng Anh và các chức năng, Tạp chí Khoa học số 4, trang 3648, ĐHQGHN, 2004

20


PHỤ LỤC
1. Danh sách các tư liệu viên
2. Các ngôn bản được sử dụng để khảo sát
3. Phiếu khảo sát mức độ cảm nhận ý nghĩa các mẫu hình ngữ điệu tiếng
Anh ở sinh viên ngôn ngữ Anh k15
4. Phiếu khảo sát mức độ thể hiện ngữ điệu tiếng Anh
5. Một số cách luyện ngữ điệu tiếng Anh cho sinh viên ngôn ngữ Anh k15.
6. Một số dạng bài tập cơ bản về ngữ điệu tiếng Anh
7. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm bằng máy tính
8. Truy cập từ Internet

9. Các mẫu hình ngữ điệu tiếng Anh

21



×