Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Nghiên cứu sự biểu hiện protein nucleocapsid của vi rút gây hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn trên vi khuẩn e coli

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.82 MB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI








NGUYỄN THỊ VÂN ANH









NGHIÊN CỨU SỰ BIỂU HIỆN PROTEIN NUCLEOCAPSID
CỦA VI RÚT GÂY HỘI CHỨNG RỐI LOẠN SINH SẢN VÀ
HÔ HẤP Ở LỢN TRÊN VI KHUẨN E. COLI






LUẬN VĂN THẠC SĨ










Hµ Néi - 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI







NGUYỄN THỊ VÂN ANH









NGHIÊN CỨU SỰ BIỂU HIỆN PROTEIN NUCLEOCAPSID
CỦA VI RÚT GÂY HỘI CHỨNG RỐI LOẠN SINH SẢN VÀ

HÔ HẤP Ở LỢN TRÊN VI KHUẨN E. COLI





CHUYÊN NGÀNH : CÔNG NGHỆ SINH HỌC
MÃ SỐ : 60.42.02.01



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. NGUYỄN THỊ MINH HUYỀN
2. TS. NGUYỄN HỮU ðỨC




Hµ Néi - 2013
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
ii

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược công bố trong bất kì công trình
nghiên cứu nào khác.
Tôi xin cam ñoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược chỉ
rõ nguồn gốc.


Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Vân Anh














Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
iii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành ñến TS. Nguyễn Thị Minh Huyền
Phòng Công nghệ Tế bào ðộng Vật, Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa
học và Công nghệ Việt Nam và TS. Nguyễn Hữu ðức Phó trưởng Khoa Công
nghệ sinh học, Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội ñã tận tình chỉ bảo cho tôi
trong suốt quá trình làm luận văn.
Với tình cảm sâu sắc tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Lê Quang Huấn
Trưởng phòng Công nghệ Tế bào ðộng Vật, Viện Công nghệ Sinh học, Viện Hàn

lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cùng toàn thể cán bộ nghiên cứu trong phòng
ñã ñã tận tình giúp ñỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu hoàn thành luận văn.
Tôi xin cảm ơn các Thầy Cô trong khoa Công nghệ sinh học, Trường ðại
học Nông nghiệp Hà Nội ñã truyền ñạt cho tôi kiến thức trong quá trình học tập.
ðể thực hiện ñược nghiên cứu này, tôi xin chân thành cảm ơn sự tài trợ từ ñề
tài cấp Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam hướng Công nghệ sinh học
với mã số ñề tài VAST02.02/12-13.
Cuối cùng, cho phép tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới gia ñình, bạn bè ñã
luôn quan tâm, cổ vũ cho tôi vững bước trên con ñường học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, tháng 9 năm 2013
Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Vân Anh

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
iv

MỤC LỤC

Lời cam ñoan ii

Lời cảm ơn iii

Mục lục iv

Danh mục bảng vii

Danh mục hình viii


PHẦN 1 ðẶT VẤN ðỀ 1

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 Giới thiệu chung về PRRS 3

2.1.1 Khái quát về PRRS 3

2.1.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 6

2.1.3 Tình hình nghiên cứu trong nước 11

2.1.4 Tình hình dịch Tai xanh ở Việt Nam 16

2.2 Protein Nucleocapsid 20

2.3 Biểu hiện gen ở vi khuẩn E.coli 20

2.3.1 Biểu hiện gen ở vi khuẩn E.coli 20

2.3.2 Vector biểu hiện 22

2.3.3 Cơ chế cảm ứng biểu hiện bằng IPTG 27

PHẦN 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29

3.1 Vật liệu 29

3.1.1 Sinh phẩm 29


3.1.2 Mồi 29

3.1.3 Hóa chất 29

3.1.4 Kháng sinh và các môi trường sử dụng 29

3.1.5 ðệm và dung dịch 30

3.2 Phương pháp nghiên cứu 30

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
v

3.2.1 Tạo vector biểu hiện 30

3.2.2 Khảo sát ñiều kiện biểu hiện gen ORF7 mã hóa protein N của vi
rút PRRS 36

3.2.3 Phương pháp kiểm tra ñộ hòa tan của protein N và tối ưu hóa
ñiều kiện biểu hiện của protein N 38

3.2.4 Phương pháp tinh sạch protein N tái tổ hợp (Hochuli và cs, 1988) 39

3.2.5 Phương pháp ELISA (Rosalyn Yalow, 1971) 40

PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 41

4.1 Kết quả tạo và chọn lọc vector tái tổ hợp mang ñoạn gen ORF7 41


4.1.1 Kết quả tạo vector tái tổ hợp mang ñoạn gen ORF7 41

4.1.2 Kết quả chọn lọc vector tái tổ hợp mang ñoạn gen ORF7 44

4.2 Khảo sát sự biểu hiện của gen ORF7 trong E.coli BL21 46

4.2.1 Biểu hiện gen ORF7 trong E.coli BL21(DE3) 46

4.2.2 Kết quả khảo sát ñiều kiện biểu hiện của protein N 49

4.2.3 Kết quả kiểm tra ñộ hòa tan của protein Nucleocapsid 53

4.3 Kết quả tinh sạch protein tái tổ hợp 55

4.4 Kết quả kiểm tra hoạt tính của protein tái tổ hợp 57

4.4.1 Kết quả phản ứng ELISA 57

PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 59

KẾT LUẬN 59

KIẾN NGHỊ 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO 60

PHỤ LỤC, BÀI BÁO CÓ LIÊN QUAN ðẾN LUẬN VĂN 65


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ARN Acid ribonucleic
ATP Acid adenosin triphosphat
bp Base pair (cặp base nitơ)
CBB Coomasie Brilliant Blue
dNTP Deoxyribonucleotide
DBB Denaturing binding buffer
DNA Acid Deoxyribo Nucleic
DWB Denaturing wash buffer
E. coli Escherichia coli
ELISA Enzyme Linker Immuno Sorbent Assay
EDTA Ethylendiamin Tetraacetic Acid
EtBr Ethidium Bromide
GB1 G protein Domain B1
GST Glutathione-S -Transferase
IPMA
Immunoperoxidase Monolayer Assay

IPTG Isopropyl β- D- 1- Thiogalactopyranoside
kDa Kilo Dalton
LB Luria Broth
MVL Modified live virus
MBP Maltose Binding Protein
OD Optical Dentisy
ORF Open Reading Frame
PCR Polymerase Chain Reaction
PRRS Porcine Reproductive And Respiratoy Syndrome
TBS Tris-buffered saline

TAE Tris acetic acid- EDTA
TE Tris EDTA
TRX Thioredoxin
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
vii

DANH MỤC BẢNG


STT Tên bảng Trang
3.1 Thành phần phản ứng cắt bởi enzyme giới hạn 31

3.2 Thành phần hỗn hợp phản ứng gắn DNA 33

3.3 Thành phần phản ứng PCR 35

3.4 Thành phân gel phân tách: 37

3.5 Thành phần gel cô mẫu 38

4.1 Bảng dự kiến khối lượng protein ñược tổng hợp 49



















Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
viii

DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang

2.1 Hình ảnh ñại thực bào khi bị PRRS xâm nhập 3
2.2 Hình ảnh ñại thực bào chưa bị PRRS xâm nhập 3
2.3 Sơ ñồ hệ gen của vi rút PRRS 6
2.4 Sơ ñồ Sự hình thành cầu nối disuldide trong chu chất ở E. coli
.
22
2.5 Sơ ñồ quá trình cắt protein fusion ra khỏi protein mục tiêu 27
2.6 Sơ ñồ cơ chế ñiều hòa của T7 promotor 28
4.1 Sơ ñồ tạo vector tái tổ hợp 41
4.2 ðiện di ñồ sản phẩm PCR với cặp mồi MHF/R 42
4.3 ðiện di ñồ kết quả cắt mở vòng 5 vector biểu hiện 43
4.4 ðĩa khuẩn lạc biến nạp sản phẩm lai giữa ñoạn gen ORF7 và các
vector biểu hiện vào tế bào khả biến E. coli DH
5α.

45
4.5 ðiện di ñồ sản phẩm PCR từ khuẩn lạc sau biến nạp các vector tái tổ
hợp mang gen ORF7 46
4.6 ðĩa khuẩn lạc khi biến nạp các vector tái tổ hợp vào E. coli BL21 47
4.7 ðiện di protein kiểm tra các mẫu biểu hiện trong 5 hệ thống vector tái
tổ hợp 48
4.8 Ảnh hưởng của nồng ñộ IPTG ñến sự biểu hiện của protein tái tổ hợp 50
4.9 Ảnh hưởng của mật ñộ vi khuẩn trước khi cảm ứng ñến sự biểu hiện
của protein tái tổ hợp 51
4.10 Ảnh hưởng thời gian thu mẫu sau cảm ứng ñến sự biểu hiện của
protein tái tổ hợp 52
4.11 ðiện di protein kiểm tra ñộ hòa tan của protein tái tổ hợp trong các hệ
thống vector khi biểu hiện ở 37
o
C 53
4.12 ðiện di protein kiểm tra ñộ hòa tan của protein tái tổ hợp trong các hệ
thống vector khi biểu hiện ở 30
o
C 54
4.13 ðiện di protein Nucleocapsid sau khi tinh sạch qua cột Ni-NTA 56
4.14 Biểu ñồ kết quả xác ñịnh khả năng nhận biết và gắn kết của phức hệ
kháng nguyên kháng thể bằng kỹ thuật ELISA 58
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
1

PHẦN 1. ðẶT VẤN ðỀ
Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên lợn (Porcine Reproductive And
Respiratory Syndrome – PRRS) lần ñầu tiên ñược phát hiện Bắc Mĩ tại Hoa Kì và
Canada năm 1987, vài năm sau ñó là ở các nước châu Âu, xuất hiện ở châu Á năm
1991 (Kaffaber K, 1999). Năm 1997 vi rút PRRS ñược phát hiện ở Việt Nam trên

ñàn lợn nhập từ Mỹ. Gần ñây các ổ dịch xảy ra tại Thụy ðiển, Nam Phi, Nga, Trung
Quốc và Việt Nam với chủng ñộc lực cao, diễn biến ngày càng phức tạp. Năm 2007,
dịch PRRS chính thức ñược công bố tại tỉnh Hải Dương của nước ta và từ ñó ñến
nay dịch vẫn liên tục xảy ra ở nhiều ñịa phương trên cả nước. Chính vì vậy việc
chẩn ñoán sớm các ổ dịch là vấn ñề quan trọng giúp ngăn cản sự biến chủng và sự
lan truyền của vi rút PRRS.
Vi rút PRRS ñược phân lập và ñịnh danh vào năm 1991, chuỗi hệ gen ñầy ñủ
ñược xác lập vào năm 1993. Bộ gen của vi rút PRRS dài khoảng 15kbp bao gồm 9
ORF (Open Reading Frame), trong ñó ORF1a và ORF1b mã hóa protein
polymerase (GP1a và GP1b), ORF2a, ORF2b, ORF3 và ORF4 mã hóa các protein
chức năng. ORF5 mã hóa protein GP5 (25kDa) là glycoprotein vỏ ngoài, ORF6 mã
hóa protein M (18kDa) là protein vỏ ngoài, ORF7 mã hóa protein N (15kDa) là
protein cấu trúc (Dea và cs, 2000; Mengeling W.L và cs, 1996; Yoon K.J và cs,
1995). Trong 3 protein cấu trúc thì protein N (15kDa) là protein cơ bản nhất ñược
phát hiện với lượng lớn trong các tế bào bị nhiễm, chiếm khoảng 20 – 40% lượng
protein có trong hạt vi rút (Mengeling W.L và cs, 1996) và protein N là protein gây
ñáp ứng kháng thể sớm nhất (Plana-Duran J và cs, 1997), hầu hết những xét nghiệm
chẩn ñoán bệnh PRRS chủ yếu là phát hiện kháng thể kháng lại protein này (Meteu
E và cs, 2008).
Hiện nay, việc chẩn ñoán sớm hội chứng PRRS thường sử dụng Kit ELISA
HerdCheck 2XR (IDEXX) của Mỹ, ñây ñược coi là tiêu chuẩn vàng ñể phát hiện
kháng thể kháng vi rút PRRS có ñộ nhạy cao, ñặc hiệu và nhanh chóng. Phương
pháp này có thể phát hiện ñược kháng thể kháng vi rút PRRS trên lợn sau 9 ngày
nhiễm , tuy nhiên Kit ELISA này có giá thành khá ñắt. Ở nước ta việc chẩn ñoán
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
2

sớm hội chứng PRRS cũng ñang sử dụng Kit này. Với mong muốn tạo ra sản phẩm
xác ñịnh nhanh PRRS với giá thành phù hợp ở Việt Nam, chúng tôi tiến hành ñề tài:
“Nghiên cứu sự biểu hiện protein Nucleocapsid của vi rút gây hội chứng rối

loạn sinh sản và hô hấp ở lợn trên vi khuẩn E. coli.”
Mục tiêu:
ðưa ñược gen ORF7 mã hóa protein Nuclecapsid của vi rút PRRS vào các
vector biểu hiện, thu nhận sự biểu hiện của các protein tái tổ hợp trong các hệ thống
vector và tinh sạch protein tái tổ hợp.
Nội dung nghiên cứu:
 Tạo 5 vector tái tổ hợp pET28a/ORF7, pSV278/ORF7, pET30GB1/ORF7,
pGEX4T1/ORF7, pET28TRX/ORF7 mang ñoạn gen ORF7 mã hóa cho protein
Nucleocapsid của vi rút PRRS.
 Biểu hiện và khảo sát các ñiều kiện biểu hiện: Nồng ñộ IPTG, mật ñộ vi
khuẩn, nhiệt ñộ và thời gian thu mẫu có khả năng ảnh hưởng tới sự biểu hiện ñoạn
gen ORF7 trong vi khuẩn E. coli BL21 (DE3).
 Kiểm tra ñộ hòa tan và tinh sạch protein tái tổ hợp.
 Kiểm tra hoạt tính kháng nguyên của protein tái tổ hợp.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
3

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu chung về PRRS
2.1.1. Khái quát về PRRS
Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn hay còn gọi là bệnh Tai xanh
xảy ra lần ñầu tiên ở Mỹ vào khoảng năm 1987, sau này ñược tìm thấy ở Châu Âu,
và xuất hiện ở Châu Á vào ñầu những năm 1990. Cho ñến nay, bệnh Tai xanh ñã
lan rộng trên khắp thế giới với những ñặc trưng của từng chủng khác nhau gây ra
những thiệt hại nặng nề về kinh tế. Sự lây lan của bệnh chủ yếu thông qua tiếp xúc
trực tiếp giữa lợn bệnh và lợn khỏe mạnh. Vi rút cũng lây lan qua không khí, ñiều
ñó giải thích cho sự lây lan ồ ạt trong các vùng chăn nuôi lợn có mật ñộ cao.
Vi rút PRRS thuộc chi Arterivirus, vi rút này ñược phân lập và ñịnh loại vào
năm 1999. Những con vật mang bệnh là vật gieo rắc mầm bệnh nguy hiểm cho môi
trường, không khí cũng phát tán vi rút một cách nhanh chóng ñặc biệt khi ñộ ẩm

cao, nhiệt ñộ thấp và tốc ñộ gió mạnh. Ngoài ra, các loài côn trùng như muỗi, ruồi
và vịt trời… cũng có thể là trung gian truyền bệnh. Một ñặc trưng của Arteriviruses
là chúng sao bản sơ cấp, chúng sinh sản trong tế bào chất quanh nhân của các tế bào
chủ. Những virion mới ñược giải phóng bởi exocytosis từ bề mặt của tế bào. Tế bào
ñích sơ cấp của vi rút là ñại thực bào túi phôi của lợn, vi rút rất thích hoạt ñộng ở
vùng phổi.

Hình 2.1. Hình ảnh ñại thực bào khi
bị PRRS xâm nhập
Hình 2.2. Hình ảnh ñại thực bào chưa
bị PRRS xâm nhập

(Nguồn: />infectedMacrophage.jpg)
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
4

Bình thường, ñại thực bào sẽ tiêu diệt tất cả vi khuẩn, vi rút xâm nhập vào cơ
thể nhưng riêng ñối với vi rút PRRS nó không những không bị tiêu diệt mà còn có
thể nhân lên trong ñại thực bào, sau ñó phá huỷ và giết chết ñại thực bào.
Vi rút PRRS có một ái lực ñặc biệt với ñại thực bào, ñặc biệt là ñại thực bào ở
phổi, ñại thực bào này còn gọi là ñại thực bào phế nang. Chúng có tác dụng tiêu hoá
và loại bỏ các vi khuẩn và vi rút xâm nhập vào phổi, ngoại trừ trường hợp vi rút
PRRS. Vi rút PRRS có thể tiêu diệt tới 40% ñại thực bào làm phá huỷ phần lớn hệ
thống bảo vệ cơ thể và khiến cho các vi khuẩn và vi rút khác có cơ hội phát triển và
gây bệnh. Sau khi xâm nhập vào tế bào ñại thực bào, chúng nhân lên và phá huỷ rất
nhanh tế bào. Lúc ñầu vi rút PRRS kích thích các tế bào này, nhưng sau 2 hoặc 3
ngày vi rút sẽ giết chết chúng, các virion ñược giải phóng ồ ạt rồi xâm nhiễm sang
các tế bào khác. Ở giai ñoạn ñầu quá trình xâm nhiễm do vi rút PRRS dường như
hiệu giá kháng thể kháng lại các loại vi rút và vi khuẩn khác không liên quan trong cơ
thể của lợn tăng cao do sự kích hoạt của ñại thực bào trong hệ thống miễn dịch. ðiều

này rất dễ gây ra sự nhầm lẫn trong việc ñánh giá mức ñộ miễn dịch ñối với các bệnh
truyền nhiễm trên cơ thể lợn.
Vi rút có vỏ bao với bộ gen là RNA sợi ñơn kích thước hệ gen khoảng 15kb
bao gồm ñầu 5’, ñầu 3’ và 9 khung ñọc mở (Open reading frame – ORF). Cấu trúc
vi rút bao gồm 2 gen mã hóa cho các protein không cấu trúc (Nsp – non-structure
protein) và bảy gen mã hóa cho các protein cấu trúc và chức năng (structure protein
gene). ORF1a và ORF1b là các gen mã hóa protein không cấu trúc – chiếm khoảng
75%, kích thước phân tử nhỏ, có hoạt tính sao chép và polymerase. ORF1a ñược
dịch trực tiếp trong khi ORF1b ñược dịch bởi một khung dịch chuyển ribosomal.
Bảy ORF còn lại có kích thước phân tử nhỏ hơn, ñịnh vị ở ñuôi 3’ của hệ gen, mã
hóa các protein cấu trúc bao gồm GP1, GP2, GP3, GP4, GP5, M và N.
Khi phân tích hệ gen PRRS người ta thấy rằng các khung ñọc mở (ORFs)
lồng vào nhau từ 1 – 253 bp. Ví dụ: khung ñọc mở 4 (ORF4) và 5 (ORF5) lồng vào
nhau bởi 1 bp, ORF3 và ORF4 lồng vào nhau bởi 253 bp. Như vậy, vi rút sử dụng
một phần gen chung ñể mã hóa cho các protein khác nhau (Hình 2.3.).
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
5

Giữa các chủng vi rút PRRS có sự khác biệt di truyền ñáng kể, ñó là 2 chủng
gốc nguyên thủy Châu Âu (loại I, ñiển hình là vi rút Lelystad –EU type) và Bắc Mỹ
(loại II, vi rút VR-2332 – NA type) – là hai nguyên mẫu của vi rút PRRS (
Andreyev
V. G và cs, 1997).
Hai kiểu gen khác nhau – hai biến chủng vi rút PRRS Bắc Mỹ và
châu Âu gây ra các hội chứng lâm sàng tương tự nhau, nhưng chúng thể hiện 2 kiểu
gen riêng biệt với ñộ lệch di truyền khoảng 20-50% ở mức ñộ nucleotide. Sự tương
ñồng giữa 2 chủng trên thể hiện ở sự giống nhau trong trình tự nucleotide giữa các
ORF lần lượt là: 57-59% (ORF7), 70-81% (ORF6), 51-59% (ORF5), 68% (ORF4),
58% (ORF3) và 63% (ORF2) (
Andreyev V. G và cs, 1997; Meng X. J và cs, 1994;

Meng X. J và cs, 1995a; Meng X. J và cs, 1995b; Murtaugh M. P và cs, 2002).
Và ngay trong cùng một kiểu gen, mức ñộ khác biệt di truyền cao giữa các
chủng vi rút thực ñịa (field vi rút) ñang lưu hành tại các vùng ñịa lý cũng ñược xác
nhận. ðiều này do ñặc tính biến ñổi di truyền cao của các chủng vi rút giúp nó trốn
tránh ñược ñáp ứng miễn dịch của vật chủ. Gần ñây dịch bệnh xảy ra tại một số
nước cho thấy sự biến ñổi của chủng NA tại một số nước châu Á như Trung Quốc,
Việt Nam cho thấy ñộc lực vi rút ñã có thay ñổi ñáng kể thể hiện ở việc dịch bệnh
xảy ra với tỷ lệ lợn chết cao (Feng Y và cs, 2008).
Hiện nay có 2 kiểu gen của vi rút PRRS chính ñược công nhận là Châu Âu
(Nhóm I) có tên gọi là Lelystad và Bắc Mỹ (Nhóm II) có tên gọi là VR2332. Khi so
sánh về di truyền ñã thấy sự khác nhau rõ rệt (khoảng 40%) giữa 2 kiểu gen này. Ở
Châu Á và Nam Mỹ người ta ñã phân lập ñược cả 2 kiểu gen, trong mỗi kiểu gen
các chủng khác nhau có mức ñộ tương ñồng khác nhau.
Châu Á dịch ñã xuất hiện từ rất sớm ngay từ năm 1989 tại Nhật Bản. Tại châu
Âu bệnh bắt ñầu xuất hiện năm 1990 ở ðức, sau ñó lan ra rộng khắp toàn bộ châu
Âu. Bệnh xuất hiện lúc ñầu với rất nhiều tên gọi khác nhau như bệnh thần bí ở lợn,
bệnh lợn PRRS, hội chứng vô sinh và sảy thai ở lợn, bệnh Heko – Heko, Hội chứng
sảy thai và bệnh ñường hô hấp (Porcine epidemic abortion and respiratory
syndrome). ðến năm 1991 khi bệnh lây lan ra nhiều nước trên thế giới với triệu
chứng hô hấp và sinh sản ñặc trưng, nên tại uỷ ban Châu Âu ñã có tên chính thức là
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
6

“Porcine reproductive and respiratory syndrome” - viết tắt là PRRS. Năm 1992 Tổ
chức thú y thế giới công nhận tên PRRS như một tên gọi quốc tế cho bệnh này.
Ngày nay tên PRRS ñã ñược sử dụng rộng rãi.


Hình 2.3. Sơ ñồ hệ gen của vi rút PRRS
(Nguồn: virus-structure)

2.1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Wang C và cs (1991) áp dụng ñịnh ñề Koch ñã khẳng ñịnh nguyên nhân của
PRRS là do vi rút, khẳng ñịnh có hai dòng vi rút nguyên mẫu là dòng Châu Âu và
dòng Bắc Mỹ gây ra PRRS. Tác giả ñã ñặt tên cho vi rút gây ra PRRS ở Châu Âu là
Lelystad.
Benfield (1992) ñã mô tả, ñặt tên cho vi rút gây bệnh ở Bắc Mỹ là VR- 2332
và ñưa ra ñặc tính của PRRSV như sức ñề kháng của PRRSV. Tác giả khẳng ñịnh
PRRSV thích hợp ở pH từ 6,5- 7,5.
Benfield (1992); Saito (1996) ñã khẳng ñịnh vi rút gây PRRS có quan hệ họ
hàng gần với vi rút viêm ñộng mạch ngựa, vi rút tăng enzyme lactate dehydrogenase
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
7

ở chuột, vi rút gây sốt xuất huyết ở khỉ. Cũng như ñưa ra những ñặc tính quan trọng
của họ Arteriviridae, bộ Nidovirales.
Damrongwatanapokin S và cs (1996) lần ñầu tiên ñã phân lập ñược PRRSV.
Tuy nhiên, có một số nghiên cứu ñã khẳng ñịnh PRRS lần ñầu tiên xuất hiện ở nước
này vào năm 1989. Nguồn gốc PRRS tại Thái Lan là do việc sử dụng tinh lợn nhập
nội ñã bị nhiễm vi rút PRRS hoặc là do các ñàn nhập nội mang vi rút PRRS.
Mengeling và cs (1996), Mengeling và cs (1998) nghiên cứu về vaccine
chống lại PRRS. Khẳng ñịnh vi rút vaccine kích thích ñáp ứng miễn dịch chậm, vi
rút vaccine có thể truyền qua nhau thai, truyền từ con ñược tiêm vaccine sang con
không tiêm vaccine.
Vezina và cs (1996), Yoon và cs (1995) ñã nghiên cứu về quá trình ñáp ứng
miễn dịch của lợn khi cơ thể lợn nhiễm PRRS. Các tác giả ñã khẳng ñịnh kháng thể
IgM xuất hiện vào ngày thứ 7 và ngày thứ 14 IgG xuất hiện sau khi nhiễm PRRS.
Kháng thể trung hoà xuất hiện vào 4-5 tuần sau nhiễm PRRSV và ñạt tối ña vào lúc
10 tuần, miễn dịch kéo dài khoảng 1 năm.
Zimmermen và cs (1999) ñã nghiên cứu một cách ñầy ñủ và sâu sắc về
Hội chứng hô hấp và sinh sản ở lợn. Các tác giả ñã giải thích về nguồn gốc tên

gọi PRRS, cũng như cung cấp cho ñộc giả một bảng danh sách tên gọi trước khi
có tên PRRS.
Từ năm 2000 ñến 2003, R Thanawongnuwech và cs ñã tiến hành một
nghiên cứu quy mô rộng lớn tại Thái Lan và ñưa ra kết quả PRRSV từ 137 mẫu
phân lập từ nhiều ñiạ phương thuộc nước này gồm cả chủng dòng Châu Âu và
dòng Bắc Mỹ. Trong ñó, vi rút thuộc chủng dòng Bắc Mỹ chiếm 33,58%, dòng
Châu Âu chiếm 66,42%.
Indik và cs (2005) ñã ñưa ra bằng chứng về sự có mặt của chủng PRRSV
dòng Bắc Mỹ ở Áo ở mức ñộ phân tử. Không giống như nhiều nước khác, chủng
vaccine dòng Bắc Mỹ chưa ñược phép nhập vào Áo, vì thế lý do duy nhất ñể giải
thích sự có mặt của chủng vi rút PRRS dòng Bắc Mỹ ở Áo là do việc nhập lợn ñã
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
8

ñược tiêm vaccine chủng vi rút Bắc Mỹ. Nghiên cứu ngày nhấn mạnh tầm quan
trọng của các phân tích chi tiết trình tự gen của các biến thể di truyền vi rút PRRS
ñang lưu hành ở từng khu vực.
Jun Han và cs (2006) ñã khẳng ñịnh về mặt di truyền học và tính kháng
nguyên hai loại vi rút Lelystad và VR- 2332 hoàn toàn khác nhau, nếu chúng xuất
phát từ một tổ tiên thì chúng ñược tiến hoá theo hai hướng khác nhau. Hai vi rút này
ñã trở thành hai dòng vi rút nguyên mẫu, dòng Châu Âu (vi rút Lelystad) và dòng
Bắc Mỹ (VR2332).
Tại Trung Quốc, một căn bệnh bí hiểm ñã xảy ra còn ñược gọi là bệnh sốt
cao vào năm 2006 và người ta thấy có dấu hiệu của PRRS. Căn bệnh này ñã lan
rộng ra hơn 10 tỉnh và tấn công 2.000.000 lợn, gây chết 400.000 lợn. Không giống
với PRRS ñiển hình, căn bệnh bí hiểm này xảy nhiều trên lợn lớn với dấu hiệu sốt
cao, và một số triệu chứng như dịch tả lợn. Khi phân tích hệ gen, người ta thấy các
vi rút PRRS phân lập ñược thuộc nhóm II và tương ñồng rất cao với chủng HB-1,
một chủng PRRS của Trung quốc (96,5%).
Vi rút PRRS có thể tiêu diệt tới 40% ñại thực bào làm phá huỷ phần lớn hệ

thống bảo vệ cơ thể và khiến cho các vi khuẩn và vi rút khác có cơ hội phát triển và
gây bệnh. Sau khi xâm nhập vào tế bào ñại thực bào chúng nhân lên và phá huỷ rất
nhanh tế bào bảo vệ cơ thể. Vì thế vi rút hấp thụ và thực hiện quá trình nhân lên chỉ
trong tế bào này và phá huỷ nó. Một tỷ lệ lớn tế bào ñại thực bào trong phế nang phổi
bị vi rút xâm nhiễm rất sớm.
Lúc ñầu, PRRS có thể kích thích các tế bào này, nhưng sau 2 hoặc 3 ngày vi
rút sẽ giết chết chúng, các virion ñược giải phóng ồ ạt rồi xâm nhiễm sang các tế
bào khác. Ở giai ñoạn ñầu của quá trình xâm nhiễm của PRRS, dường như hiệu giá
kháng thể kháng lại các loại vi rút và vi khuẩn khác không liên quan trong cơ thể
của lợn tăng cao do sự kích hoạt của ñại thực bào trong hệ thống miễn dịch. ðiều
này rất dễ gây ra sự nhầm lẫn trong việc ñánh giá mức ñộ miễn dịch ñối với các
bệnh truyền nhiễm ở cơ thể lợn.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
9

Vi rút tương ñối mẫn cảm và dễ dàng bị tiêu huỷ bởi các yếu tố vật lý và hoá
học. Cụ thể, vi rút bị tiêu huỷ nhanh chóng khi môi trường có pH<5.5 hoặc pH>6.5
và tính gây bệnh cũng giảm ñi ñến 90% ở những môi trường như vậy; ñối với tác
ñộng của nhiệt ñộ, vi rút có thể tồn tại 20 giờ ở nhiệt ñộ 20
0
C, 3 giờ ở nhiệt ñộ 37
0
C
và 6 phút ở nhiệt ñộ 56
0
C. Vi rút cũng bị vô hoạt nhanh chóng khi bị tác ñộng bởi
các loại hoá chất thông thường như chloroform hoặc ether.
Pesente và cs (2006) ñã nhận xét trình tự nucleotide ORF5 và ORF7 của
chủng vi rút PRRS phân lập tại các trại lợn ở miền bắc Italia cung cấp các thông tin
giá trị cho việc ñánh giá dịch tễ học và phát tán vi rút. Kết quả so sánh trình tự

nucleotide các dòng vi rút PRRS ñại diện ñang lưu hành cho thấy ña hình di truyền
lớn trong trình tự ORF5 và ORF7, và cây phả hệ di truyền cũng bộc lộ khác biệt di
truyền lớn giữa các chủng vi rút nghiên cứu . Kết quả này phù hợp với nghiên cứu
trước ñây của Stadejek và cs vào năm 2002 khi phân tích các vùng biến ñổi trong
trình tự axit amin của ORF5 và ORF7.
Amonsnin và cs (2009) ñã phân tích trình tự nucleotide toàn bộ hệ gen của
chủng PRRSV thu từ ñợt dịch bệnh năm 2001 tại Thái Lan. Kết quả cho thấy kích
thước phân tử của hệ gen chủng PRRSV dòng châu Âu (EU) và dòng Bắc Mỹ (NA)
tương ứng là 14934 và 15412 nucleotide. Cũng giống như các nhà nghiên cứu trước
ñây về cấu trúc hệ gen PRRSV, hệ gen của vi rút PRRS Thái bao gồm: 2 vùng
không phiên mã (ñầu 5’- và ñuôi 3’-), 8 ORF, trong ñó 2 gen không cấu trúc là
ORF1a và ORF1b (Nsp – Nonstructure protein) và ORF2 – 7 là các gen mã hoá
protein cấu trúc. Dựa trên trình tự hệ gen, cây phả hệ di truyền cho thấy trong 2
chủng PRRSV thì một thuộc về dòng châu Âu và một thuộc về dòng Bắc Mỹ. So
sánh trình tự toàn bộ hệ gen của 2 chủng vi rút PRRS phân lập tại Thái Lan với các
chủng có nguồn gốc châu Âu, Bắc Mỹ cung cấp thông tin quý giá cho việc ñánh giá
mức ñộ biến ñổi di truyền và tiến hoá phân tử của các chủng này, cụ thể là: chủng vi
rút 0INPI ñược cho là có nguồn gốc từ vaccine nhưng tại thời ñiểm năm 2001 thì
vaccine US – MVL (Modified Live Virus) chưa có mặt tại thị trường Thái Lan, vì
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
10

thế lý do của việc lưu hành chủng vi rút 0INP1 có thể là do sự có mặt của PRRSV
trong lợn giống hoặc tinh trùng nhập khẩu từ Mỹ.
Gonin và cs (2009) ñã giải trình tự nucleotide GP5 của vi rút PPRS phân lập
tại Hàn Quốc năm 2007 – 2008. Kết quả cho thấy sự khác biệt di truyền tương ñối
cao (1,3 – 12,9%) giữa chủng vi rút ñang lưu hành so với chủng vi rút cải vaccine
(Modified live virus). Cây phân loại di truyền cũng cho thấy biến ñổi di truyền giữa
các chủng tăng theo thời gian từ 1997 – 2008. Vì thế tác giả khuyến cáo cần có ñề
xuất trong việc lựa chọn loại vaccine thích hợp hơn nhằm khống chế bệnh PRRS

hiệu quả mặc dù chủng vaccine ñang sử dụng ñã và vẫn có tác dụng tốt trong việc
làm giảm các tín hiệu lâm sàng của bệnh cũng như cải thiện giá trị tăng trọng trung
bình ngày của ñàn lợn tại các trại nhiễm PRRSV.
Shi và cs (2010) ñã ñựa trên sự phân tích di truyền của 8624 trình tự ORF5
ñể xây dựng nên một bức tranh toàn diện về sự ña dạng di truyền của PRRSV loại
2, ñồng thời phân chia các chủng hiện có thành 9 dòng và các chủng cho mỗi dòng.
Trong báo cáo này còn bao gồm cả các dòng chưa từng ñược công bố trước ñây. Hệ
thống phân loại của Shi là một trong những hệ thống ñầy ñủ và ñáng tin cậy nhất,
làm cơ sở ñể so sánh và phân tích cho các nghiên cứu sau này. Hơn 85% tất cả các
trình tự rơi vào 4 dòng lớn bao gồm dòng số 9 (2800 mẫu), dòng số 1 (2000 mẫu),
dòng số 5 (1500 mẫu) và dòng số 8 (1400 mẫu) trong khi các mẫu còn lại rơi vào 5
dòng với kích thước mẫu gần tương ñương khoảng từ 14 cho ñến 115 mẫu. Chủ yếu
các trình tự của các dòng quốc tế rơi vào dòng số 5. Một vài trình tự của Thái Lan
và của Canada thuộc dòng số 1. Dòng ñộc lực cao của Trung Quốc thuộc dòng số 8.
Một vài mẫu từ Ý thuộc về dòng số 8 và số 9. Các chủng vacccine ñang sử dụng
hiện nay cũng ñược phân tích. Vaccine MLV (Boehringer Ingelheim, Germany) và
chủng gốc VR – 2332 thuộc chủng số 5.1 tương tự như phần lớn các mẫu của các
trình tự trên thế giới. Vaccine dòng ATP (Boehringer Ingelheim, Germany) thuộc
về chủng 8.9. Vaccine dòng PrimePac và Neb-1 thuộc về dòng số 7. Chủng có ñộc
lực cao ở Trung Quốc thuộc vào chủng số 8.7. Madsen cũng ñã ñưa ra dự ñoán các
chủng có ñộc lực cao này không bắt nguồn từ một dòng chưa ñược biết trước ñó mà
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
11

bắt nguồn từ dòng số 8 ñã lưu hành ở Trung Quốc 10 năm trước khi bùng nổ dịch
vào năm 2006. Thêm vào ñó, dựa trên phân tích chủng PRRSV ở các bang của Mỹ
và các chủng khác trên thế giới, Madsen K. G và cs ñã khẳng ñịnh lại chắc chắn kết
luận của một số nhà nghiên cứu trước về sự lây truyền của PRRSV không bị hạn
chế bởi khoảng cách ñịa lý.
Ngoài ra, báo cáo cũng ñồng thời chỉ ra rằng trong suốt 30 năm quá trình

phát triển, tiến hóa của mình PRRSV ORF5 ñã ñạt tới sự khác biệt trung bình về
mặt di truyền là 12,5% với khoảng cách các cặp lớn nhất là 27,8%. Shi và cs,
(2010) ñã khuyến cáo sự phát triển nhanh chóng như vậy có thể gây ra những
khó khăn trong chẩn ñoán vi rút và hiệu quả của vắc-xin và vì vậy các công
trình nghiên cứu tốc ñộ phát triển của vi rút, giải trình tự của các mẫu nên ñược
tiến hành thường xuyên.
2.1.3. Tình hình nghiên cứu trong nước
Cho ñến nay ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về Hội chứng rối loạn và
sinh sản ở lợn, ñặc biệt là nghiên cứu sâu về mầm bệnh, tính chất kháng nguyên
cũng như ñộc lực của vi rút gây bệnh. Việc ñiều tra sự lưu hành của vi rút PRRS
cũng chưa ñược tiến hành một cách rộng rãi.
Năm 1997 Việt Nam nhập 51 lợn giống từ Mỹ khi kiểm tra có 10/ 51 con có
huyết thanh dương tính với PRRS. Từ năm 1997 ñến 2006 có rất nhiều tác giả trong
nước nghiên cứu về hội chứng PRRS nhưng chỉ dừng lại ở ñiều tra, giám sát tỷ lệ
lưu hành huyết thanh.
Từ năm 1999 – 2002 một số nhà khoa học Nhật Bản kết hợp với Trường ðại
học Cần Thơ cũng ñã tiến hành ñiều tra một số trường hợp bệnh ở lợn có hiện tượng
lợn con chết và lợn nái sảy thai và ñiều trị kháng sinh không hiệu quả. Trong nghiên
cứu này, người ta ñiều tra một số nguyên nhân gây bệnh trong ñó có hội chứng rối
loạn sinh sản và hô hấp ở lợn. ðiều tra ñược tiến hành ở các ñàn lợn gia ñình, một
số trại giống của Nhà nước và một số lò mổ. Các nhà khoa học ñã phát hiện thấy
kháng thể PRRS trong huyết thanh ở các ñàn lợn nuôi gia ñình và có tỷ lệ lưu hành
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
12

cao ở các trại lợn của Nhà nước cùng với hiện tượng tỷ lệ lợn con chết cao. Ngoài
ra, cũng phát hiện thấy vi rút giả dại và vi rút Dịch tả lợn.
Bắt ñầu từ tháng 3 năm 2007, khi các ổ dịch lâm sàng PRRS bùng nổ thì
việc nghiên cứu về bệnh ở Việt Nam mới ñược triển khai toàn diện trên cả nước
dưới nhiều hình thức cả về dịch tễ học và các biện pháp chẩn ñoán xét nghiệm,

phòng chống dịch bệnh.
Từ tháng 3 năm 2007, một căn bệnh lạ ñã xuất hiện trên nhiều ñàn lợn ở một số
tỉnh như Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Hà Nội, Quảng Nam. Trung tâm Chẩn ñoán
Thú y Trung ương ñã xác ñịnh ñược nguyên nhân chính gây bệnh là Hội chứng rối loạn
sinh sản và hô hấp ở lợn (PRRS). Căn bệnh này có ñặc ñiểm là xảy ra ở tất cả các lứa
tuổi lợn và khác biệt với vi rút PRRS thể cổ ñiển chủ yếu tấn công lợn nái và lợn con.
Các mẫu vi rút PRRS phân lập ñược từ các ổ dịch ñã ñược gửi ñi giám ñịnh tại Phòng thí
nghiệm Chẩn ñoán Thú y quốc gia của Hoa Kỳ (USDA-NVSL) và tại Trung tâm Kiểm
soát và phòng chống dịch bệnh Trung Quốc. Kết quả giám ñịnh cho thấy các mẫu vi rút
của Việt Nam thuộc dòng Bắc Mỹ và có ñộ tương ñồng cao (98,7-99,8%) với vi rút
PRRS gây bệnh tại Trung Quốc năm 2006. Phân tích cấu trúc gen NSP2 của vi rút PRRS
phân lập ở Việt Nam cũng thấy có 2 ñoạn mất không liên tiếp của axit amin tại vị trí 481
và 532-560. Theo các nhà khoa học Trung Quốc vi rút PRRS phát hiện ñược ở Việt Nam
có sự mất ñoạn giống với PRRS chủng ñộc lực cao ở Trung Quốc.
Tô Long Thành (2007) ñã trình bày một cách tổng hợp về hội chứng PRRS
nói chung, khẳng ñịnh lợn các lứa tuổi ñều mắc, nhưng nặng nhất ở lợn nái và lợn
con. Tác giả ñã ñưa ra biện pháp phòng hội chứng PRRS, trong ñó nhấn mạnh việc
phòng bệnh PRRS bằng vaccine.
Khi lợn mắc PRRS không chỉ có những bệnh tích ñặc trưng nhất của PRRS
là ở phổi mà còn có những bệnh tích khác do vi khuẩn kế phát gây ra. Những vi
khuẩn kế phát ở ñường phổi thường gặp là Mycoplasma hyopneumoniae (suyễn
lợn), Pasteurella multocida (Tụ huyết trùng), Streptococcus suis type 2 (liên cầu
khuẩn type 2), Bordetella bronchiseptica (viêm teo mũi) và Haemophilus parasuis
(viêm ñường hô hấp)… . Theo kết quả nghiên cứu của Viện Thú y Quốc gia do tác
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
13

giả Cù Hữu Phú thực hiện cho thấy, các bệnh nhiễm trùng kế phát thường gặp ở lợn
mắc bệnh Tai xanh gồm: Tụ huyết trùng, Liên cầu khuẩn và Viêm phổi do vi khuẩn
ở lợn.

Phạm Ngọc Thạch và cs (2007) nghiên cứu về một số chỉ tiêu lâm sàng và chỉ
tiêu máu của lợn mắc PRRS tại Hải Dương và Hưng Yên ñã cho thấy, khi lợn mắc
PRRS tần số hô hấp, tim mạch, thân nhiệt ñều cao hơn sinh lý bình thường, chỉ tiêu sinh
lý, sinh hoá máu thay ñổi ñặc biệt là số lượng bạch cầu, ñộ dự trữ kiềm trong máu tăng
cao. Trong khi hàm lượng protêin tổng số, hàm lượng ñường huyết lại giảm rõ rệt.
Lê Văn Năm (2007) khi khảo sát các biểu hiện lâm sàng và bệnh tích ñại thể
ở lợn mắc PRRS tại một số ñịa phương thuộc ðồng bằng Bắc Bộ- Việt Nam ñã thấy
rằng các biểu hiện lâm sàng và bệnh tích ñại thể của lợn mắc PRRS tương tự như
các tài liệu trong và ngoài nước công bố. Nhưng ñiểm khác ñó là tỷ lệ tiêu chảy, lạc
giọng của lợn con theo mẹ cũng như tỷ lệ táo bón ở lợn lớn hơn.
Nguyễn Ngọc Hải và cs (2007) ñã sử dụng kỹ thuật RT- PCR ñể phát hiện vi
rút PRRS trong các mẫu huyết thanh, tinh dịch, mô của lợn có kết quả dương tính
và âm tính với kháng thể PRRS khi dùng phương pháp ELISA. Tác giả ñã không
ghi nhận ñược mối tương quan giữa sự liên hệ của kháng thể kháng PRRS và kết
quả dương tính với vi rút PRRS chẩn ñoán bằng kỹ thuật RT- PCR.
Tô Long Thành và cs (2008) ñã cho biết năm 2008 số lượng bệnh phẩm lợn
mắc PRRS gửi ñến Trung tâm chẩn ñoán thú y TW nhiều hơn năm 2007, khẳng
ñịnh những mẫu bệnh phẩm dương tính với PRRS có sự bội nhiễm vi khuẩn.
Chủng vi rút ñộc lực cao của Việt Nam có sự tương ñồng về cấu trúc gen với
chủng vi rút ñộc lực cao của Trung Quốc ñến 99%. Khi sử dụng vi rút PRRS gây
bệnh tại Việt Nam tiêm cho lợn thí nghiệm lợn không chết, huyễn dịch bệnh phẩm
lấy tại ổ dịch của Việt Nam gây chết 100% lợn trong 72h. ðiều này cho thấy vai
trò của vi khuẩn bội nhiễm.
Trần Thị Bích Liên (2008) ñã tổng quát về tình hình dịch PRRS cả Việt Nam
và thế giới cũng như những ñặc ñiểm cơ bản về PRRSV. ðặc biệt tác giả ñưa ra
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
14

phương pháp chẩn ñoán PRRS như phân lập vi rút bằng phương pháp IPMA kết
hợp với PCR, phương pháp phát hiện kháng nguyên, kháng thể. Tác giả chỉ rõ ñể

phát hiện kháng nguyên sử dụng phương pháp RT- PCR là hiệu quả nhất, phát hiện
kháng thể có hai phương pháp có ñộ chính xác cao là IPMA và ELISA.
Youjun Feng và cs (2009) ñã chỉ rõ các biến chủng của PRRSV của Trung
Quốc và Việt Nam có bộ gen tương ñồng tới 99%. Phân tích di truyền ñã cho thấy
các chủng vi rút này ñều có sự ñứt ñoạn acid amin trên protein không cấu trúc
NSP2. Nhóm tác giả khẳng ñịnh các biến chủng của PRRSV tại Việt Nam và Trung
Quốc là ñồng nhất.
Lê Thanh Hòa và cs (2009) ñã phân tích gen M mã hóa protein màng của vi
rút PRRS gây dịch tại tỉnh Quảng Nam chỉ ra vi rút có chuỗi gen M dài 525pb,
thuộc type II dòng Bắc Mỹ, có thành phần nucleotide và axit amin tương ñồng từ 99
– 100% các chủng của Trung Quốc, từ ñó cho thấy có thể chủng vi rút ở Việt Nam
có cùng nguồn gốc phát sinh các chủng của Trung Quốc.
Lê Thanh Hoà và cộng sự (2009) ñã phân tích trình tự gen M (ORF6) cho
thấy chủng vi rút PRRS thu trong ñại dịch tại Quảng Nam năm 2007 có trình tự
nucleotide tương ñồng rất cao (99%) so với các chủng ñộc lực cao ñang lưu hành tại
Trung Quốc, thuộc kiểu gen Bắc Mỹ (với 96% tương ñồng với chủng nguyên thuỷ
VR2332), nhưng lại chỉ có 76% trình tự tương ñồng với chủng cổ ñiển châu Âu –
Lelystad.
Võ Khánh Hưng và cs (2010) khi phân tích trình tự gen N (ORF7) của các
chủng PRRSV phân lập tại ðồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và Tp. HCM ñã xác
nhận các chủng vi rút PRRS ñang lưu hành tại ñịa phương thuộc dòng châu Mỹ,
cùng nhóm với chủng vi rút ñộc lực cao của Trung Quốc (tương ñồng 98,4 –
99,5% nucleotide). ðặc biệt, hai chủng phân lập từ Bà Rịa – Vũng Tàu có sự biến
ñổi di truyền lớn so với các chủng thực ñịa khác tại các tỉnh thành ñược nghiên
cứu (89,5 – 90,3% nucleotide tương ñồng) và so với chủng vaccine BSL – PS100
(mức tương ñồng 91,1% nucleotide), và tách riêng biệt so với các chủng khác xuất
hiện trước ñây. Kết quả này cho thấy ñang có xu hướng biến ñổi di truyền của vi
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
15


rút PRRS tại một số tỉnh miền Nam Việt Nam cụ thể là ở Bà Rịa – Vũng Tàu.
ðiều này ñóng góp vào hiểu biết về dịch tễ học cũng như xu hướng biến ñổi di
truyền của các chủng vi rút PRRS tại thực ñịa và hiệu quả của việc sử dụng
vaccine hiện tại ở các tỉnh nói trên.
Võ Khánh Hưng và cộng sự (2012a) ñã phân tích và so sánh trình tự GP5 của
6 chủng vi rút PRRS phân lập tại Tp. HCM và ðồng Nai trong năm 2009 cho thấy
các chủng vi rút PRRS lưu hành tại ðồng Nai và Tp. HCM thuộc dòng châu Mỹ,
cùng nhóm với các chủng vi rút PRRS ñộc lực cao của Trung Quốc (98,5 – 99,7%),
và tương ñồng 87,9 – 88,6% so với chủng vaccine ñang khuyến cáo sử dụng tại Việt
Nam, BSL – PS100 của Bestam Singapo.
Nguyễn Ngọc Hải và cs (2012) ñã sử dụng kỹ thuật nested RT-PCR ñể xác
ñịnh kiểu gen của PRRSV nhiễm trên 46 mẫu bệnh phẩm thu ñược từ các trại chăn
nuôi lợn ở TP. Hồ Chí Minh, ðồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bắc Giang và Hà Nội.
Kết quả ghi nhận PRRSV nhiễm trên ñàn lợn Việt Nam thuộc kiểu gen Bắc Mỹ với
100% mẫu dương tính. Kiểu gen Châu Âu của PRRSV chỉ chiếm 2,18% (1/46 mẫu)
mẫu xét nghiệm.
Nguyễn Thị Lan và cộng sự (2012) khi chẩn ñoán bằng kỹ thuật bệnh lý cho
thấy các triệu chứng lâm sàng chủ yếu của lợn sau cai sữa mắc PRRS bao gồm: sốt,
bỏ ăn, khó thở, tím tái. Bệnh tích ñại thể tập trung chủ yếu ở phổi và hạch lâm ba
với hiện tượng viêm là phổ biến. Các biến ñổi vi thể phổ biến ở phổi với hiện tượng
thâm nhiễm tế bào viêm, các cơ quan khác như hạch, lạch, thận cũng xuất hiện các
tổn thương vi thể. Bằng kỹ thuật RT-PCR, ñã xác ñịnh ñược chính xác ñược lợn
sau cai sữa mắc PRRS.
Nguyễn ðức Hiền (2012) ñã nghiên cứu tình hình nhiễm PRRS trong ñàn lợn
ở Cần Thơ. Xét nghiệm cho thấy 290 mẫu huyết thanh heo chưa tiêm phòng vaccine
PRRS bằng phương pháp ELISA cho thấy tỷ lệ nhiễm PRRSV ở heo nuôi tại thành
phố Cần Thơ là 16,90%. Trong ñó, tỷ lệ nhiễm PRRS ở heo của những trại chăn
nuôi tập trung cao hơn heo nuôi ở các nông hộ (64,0 % so với 38,12%). Tỷ lệ
nhiễm PRRSV cao nhất ñược tìm thấy trên heo nái (69,57%), kế ñến trên heo con
(33,33%) và thấp nhất trên heo thịt (12,16%). Xét nghiệm 194 mẫu huyết thanh heo

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
16

ñã tiêm 04 loại vacxin phòng bệnh PRRS cho thấy tỉ lệ heo có kháng thể sau tiêm
chủng là 59,79%.
Nguyễn Bá Hiên (2013) nghiên cứu trên 50 mẫu bệnh phẩm của lợn nghi
bệnh thu thập ñược, bằng kỹ thuật RT-PCR, ñã chẩn ñoán chính xác 15 lợn mắc
PRRS. Các mẫu dương tính này ñược dùng cho phân lập virut trên môi trường tế
bào Marc 145 và ñã phân lập thành công. ðã khảo sát ñặc tính sinh học và sinh học
phân tử của 15 chủng virut PRRS phân lập ñược, chọn ra 5 chủng có ñặc tính sinh
học và sinh học phân tử khá ổn ñịnh, có hiệu giá virut cao ñể phục vụ cho việc
nghiên cứu sản xuất vacxin phòng hội chứng PRRS.
2.1.4. Tình hình dịch Tai xanh ở Việt Nam
Tại Việt Nam, bằng chứng của vi rút PRRS lần ñầu tiên ñược phát hiện ở ñàn
lợn giống nhập khẩu từ Hoa Kỳ vào năm 1997. Sau ñó, một số nghiên cứu giám sát
khẳng ñịnh có sự lưu hành của vi rút PRRS tại các tỉnh miền Nam ở các mức ñộ
khác nhau tùy theo từng ñịa phương và trại chăn nuôi. Tuy nhiên, ñến trước tháng
3/2007 không có ổ dịch PRRS nào ñược báo cáo từ các ñịa phương trong cả nước.
Tháng 3/2007, lần ñầu tiên dịch bệnh trên lợn xuất hiện tại Hải Dương 5 tỉnh
khác của miền Bắc. Sau ñó, với sự hỗ trợ của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc
(FAO), nguyên nhân gây bệnh ñã ñược khẳng ñịnh là do vi rút PRRS chủng Bắc
Mỹ gây ra. Vi rút này ñã ñược xác ñịnh là có tương ñồng ở mức ñộ cao về kháng
nguyên so với vi rút PRRS gây bệnh trầm trọng tại Trung Quốc vào năm 2006. Tuy
nhiên, những ñặc ñiểm dịch tễ của bệnh PRRS tại Việt Nam chưa ñược hiểu rõ
ràng, các giải pháp xử lý lợn mắc bệnh và lợn trong vùng dịch vào thời ñiểm ñó còn
gặp nhiều khó khăn.
Kết quả ñiều tra ổ dịch tại các tỉnh miền Bắc (Hưng Yên, Hải Dương và Thái
Bình), các tỉnh miền Bắc Trung bộ và miền Trung (Thanh Hóa, Quảng Nam) và các
tỉnh miền Nam (Long An, Vĩnh Long và Bạc Liêu) cho thấy:
- Nguyên nhân phát dịch PRRS tại Việt Nam có thể liên quan ñến tình hình

dịch ở các nước láng giềng, cụ thể: nguồn bệnh có thể từ Trung Quốc vào Việt Nam

×