Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Báo cáo thành tích CSTDCS năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.63 KB, 6 trang )

PHÒNG GD&ĐT CHÂU THÀNH
TRƯỜNG THCS AN LỤC LONG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Long An, ngày 20 tháng 05 năm 2016
BÁO CÁO THÀNH TÍCH
ĐỀ NGHỊ TẶNG DANH HIỆU CHIẾN SĨ THI ĐUA CƠ SỞ
I. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH
- Họ tên : Cao Thị Kim Phượng
- Sinh ngày 29 tháng 11 năm 1980

Giới tính: nữ

- Quê quán: xã An Lục Long, Huyện Châu Thành, tỉnh Long An
- Trú quán: xã An Lục Long, Huyện Châu Thành, tỉnh Long An
- Đơn vị công tác: trường THCS An Lục Long
- Chức vụ : Giáo viên
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Đại học sư phạm Địa lí
- Học hàm, học vị, danh hiệu, giải thưởng: không
II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC
1. Quyền hạn, nhiệm vụ được giao hoặc đảm nhận:
- Nhiệm vụ được giao năm học 2015-2016: dạy Địa lí khối 8, 9, GVCN 8 2 và bồi
dưỡng HSG văn hóa Địa 9.
2. Thành tích đạt được của cá nhân:
* Kết quả đạt được về năng suất, chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ:
- Hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được phân công.
- Tích cực hỗ trợ các thành viên trong tổ và giáo viên nhà trường trong việc soạn
giảng giáo án điện tử đạt kết quả tốt.
- Luôn được nhà trường và cấp trên đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được


giao.
- Luôn luôn cố gắng học tập, trao dồi kinh nghiệm giảng dạy ở các anh chị đồng
nghiệp trong tổ và trong nhà trường.
- Kết quả giảng dạy môn:
Năm học
2015 – 2016

Khối lớp dạy
8

Tổng số
HS
128

Học sinh đạt trung bình trở lên
SL
127

TL%
99,2%
1


9

129

128

99,2%


- Công tác chủ nhiệm: thực hiện tốt các loại hồ sơ sơ sổ sách, tham mưu tốt với
ban giám hiệu, các đoàn thể, phụ huynh học sinh trong công tác giáo dục học sinh.
- Học sinh giỏi văn hóa cấp huyện: đạt 1 giải ba, 1 giải khuyến khích, 1 được CN
* Báo cáo đề tài, sáng kiến kinh nghiệm:
- Năm học 2015-2016 bản thân tự nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Ứng dụng công
nghệ thông tin trong dạy học Địa lí 8”
Qua nhiều năm công tác, với nhiệm vụ phân công là giáo viên dạy lớp môn Địa
lí 8,9 tôi nhận thấy kiến thức Địa lí đối với các em thì rất rộng, rất trừu tượng và
có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong dạy học Địa lí ngoài việc cung cấp kiến
thức còn phải hình thành và rèn luyện cho các em một số kĩ năng địa lí cần thiết.
Nếu chỉ thông qua sách giáo khoa, một số tranh ảnh, bản đồ kết hợp với lời giảng
của giáo viên nhưng sử dụng phương pháp chưa phù hợp thì các em rất khó hiểu,
khó hình dung được. Vì vậy các em học bài rất lâu thuộc và cũng rất dễ quên, dần
dần các em không thích học, không phát huy được tính tích cực chủ động sáng
tạo, chất lượng học tập ngày càng đi xuống.
Trước tình hình trên, hiện nay nước ta đang tăng cường thực hiện đổi mới phương
pháp trong giáo dục và cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật đã tác động
mạnh mẽ đến công tác giáo dục. Qua quá trình nghiên cứu, thực nghiệm tôi nhận
thấy trong dạy học cần lựa chọn sử dụng phương pháp, phương tiện thiết bị dạy học
phù hợp, trong đó cần chú ý nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học
đặc biệt đối với môn Địa lí. Vì đây là loại phương tiện thiết bị hiện đại có khả năng
lưu trữ một lượng thông tin lớn, có khả năng trực quan hóa tài liệu, cung cấp cho
học sinh những kiến thức đặc biệt như: các đoạn phim tư liệu, hình ảnh được liên
kết âm thanh, hiệu ứng, không gian ba chiều…với sự bổ trợ của phần mềm
Powerpoint, violet... giúp giờ dạy trở nên sinh động hơn đánh mạnh vào sự chú ý
của học sinh, giúp các em tiếp thu bài một cách nhanh chóng và thực sự hiệu quả.
Đồng thời việc hình thành và rèn luyện một số kĩ năng địa lí cho học sinh cũng
được dễ. Từ đó, các em cảm thấy yêu thích, hứng thú hơn trong giờ học Địa lí, có
thái độ học tập đúng đắn đối với bộ môn và chất lượng bộ môn cũng sẽ được nâng

cao. Ngoài ra nó còn tạo điều kiện để giáo viên đầu tư nghiên cứu sưu tầm thêm
những thông tin, tư liệu cần thiết phục vụ cho việc giảng dạy hay có thể trao đổi với
đồng nghiệp qua mô hình trường học kết nối, thư viện violet,…. Đưa ra phương
pháp dạy học tốt nhất để bài giảng của mình thêm sinh động, gây hứng thú và phát
huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của các em trong giờ học Địa lí. Chính vì
những lí do trên tôi chọn đề tài: “Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Địa lí
8”, là để trao đổi cùng đồng nghiệp. Mong rằng giúp được phần nào trong việc tạo
hứng thú cho học sinh trong giờ học Địa lí cũng như nâng cao chất lượng giáo dục
môn.
2


Để phát huy hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Địa
lí thì giáo viên cần phải :
- Tìm hiểu công dụng của máy vi tính đối với dạy học địa lí
- Tìm hiểu tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin (sử dụng bài
giảng điện tử) trong dạy học địa lí.
- Tìm hiểu ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học địa lí.
- Nghiên cứu kĩ nội dung sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ
năng xác định được mục tiêu bài dạy, tìm hiểu các tài liệu tham khảo,…
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, sử dụng các phần
mềm để thiết kế sơ đồ tư duy, vẽ biểu đồ, sử dụng các đoạn video clip, ….
- Thường xuyên truy cập Internet để tìm kiếm thông tin, trao đổi sinh hoạt
chuyên môn qua trường học kết nối.
- Tìm hiểu tình hình học tập của học sinh, ý thức, thái độ học tập. Kiểm tra vở
thường xuyên, tập chép, tập bản đồ, tập bài soạn,….
Qua thời gian nghiên cứu và áp dụng đề tài vào đối tượng học sinh học ở các lớp
mà tôi giảng dạy đã có sự chuyển biến và có được kết quả đáng phấn khởi được hội
đồng sáng kiến của cơ sở công nhận và triển khai thực hiện rộng rãi trong toàn đơn
vị.

* Việc đổi mới công nghệ, ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào thực tiễn:
- Sử dụng tốt, đầy đủ các thiết bị, đồ dùng dạy học hiện có.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng.
- Sử dụng chương trình VNPT school để quản lý điểm học sinh.
- Thường xuyên cập nhật thông tin trang mạng để bổ sung kiến thức trong bài dạy,
xem các tiết dạy mẫu trên đĩa để học hỏi, trao dồi kỹ năng giảng dạy.
- Hồ sơ sổ sách đầy đủ, đúng quy định, kiểm tra, nhập điểm đúng định kỳ.
- Giáo án soạn đầy đủ theo tinh thần đổi mới phương pháp và đúng theo phân phối
chương trình.
- Lên lịch báo giảng hàng tuần đầy đủ, kịp thời, đảm bảo giờ giấc lên lớp.
- Dạy đúng, đủ theo thời khóa biểu và phân phối chương trình quy định.
- Tham gia tốt các hoạt động chuyên môn như: Dự giờ, thao giảng, hội giảng, sinh
hoạt chuyên đề,…
- Thường xuyên học hỏi, rút kinh nghiệm trong giảng dạy để nâng cao tay nghề và
chất lượng bộ môn.
* Việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật Nhà
nước.
Luôn gương mẫu chấp hành tốt đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật
của Nhà nước.
Tuyên truyền, vận động gia đình và đội ngũ CBGV.CNV thực hiện tốt các chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
3


Luôn có ý thức học tập nâng cao phẩm chất chính trị, tu dưỡng và rèn luyện
phẩm chất đạo đức nhà giáo.
Tích cực tham gia các cuộc vận động của ngành như: “Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Cuộc vận động hai không”, “Mỗi thầy cô
giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo.” và tham gia phong trào thi đua
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.”,...

- Luôn tự học, tự rèn để nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và
năng lục công tác
- Chấp hành đúng theo sự phân công của BGH, BCH công đoàn trường.
- Thực hiện tốt nội qui, qui chế của cơ quan, ngành.
- Đảm bảo đúng chế độ kiểm tra, đánh giá học sinh.
Luôn tự học, tự rèn để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Luôn đảm bảo ngày giờ công.
* Công tác bồi dưỡng, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo
đức:
- Luôn có ý thức đổi mới phương pháp trong giảng dạy, tích cực hỗ trợ các thành
viên trong tổ và giáo viên nhà trường trong việc soạn giảng.
- Bản thân luôn cống hiến hết sức mình cho sự nghiệp giáo dục.
- Luôn học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm. Thường xuyên
dự giờ, thao giảng nhằm để trao đổi kinh nghiệm và nâng cao tay nghề.
- Tác phong, ngôn phong sư phạm mẫu mực, là tấm gương sáng cho học sinh noi
theo.
- Có tinh thần trách nhiệm trong công tác, có ý thức xây dựng tập thể sư phạm vững
mạnh.
- Luôn quan tâm giúp đỡ học sinh để nâng cao chất lượng giáo dục.
- Tham gia đầy đủ các lớp học bồi dưỡng.
- Tham gia tốt các hoạt động chuyên môn như: Dự giờ, thao giảng, hội giảng, sinh
hoạt chuyên đề, hội thi giáo viên dạy giỏi, thi dạy học theo chủ đề tích hợp.
* Chăm lo đời sống cán bộ, nhân viên, vai trò của cá nhân trong công tác xây
dựng Đảng và các đoàn thể :
Là một đảng viên tôi luôn quan tâm đến công tác xây dựng Đảng và các đoàn
thể , thường xuyên tham mưu với chi bộ trong công tác phát triển đảng viên, cũng
như giới thiệu các đoàn viên ưu tú đi học lớp cảm tình đảng. Giữ gìn đoàn kết thống
nhất trong đảng, đẩy mạnh công tác tự phê bình và phê bình. Nhiều năm liền chi bộ
trường đạt trong sạch vững mạnh, công đoàn cơ sở đạt vững mạnh xuất sắc.
* Công tác tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện:

Trong các năm qua tôi luôn tham gia đầy đủ các hoạt động xã hội, từ thiện
như: Quỹ tấm lòng vàng, quỹ tương trợ ngành, quỹ giáo dục khó khăn, quỹ vì người
nghèo, ủng hộ lũ lục, quỹ chất độc da cam, hội cựu giáo chức, ủng hộ xây dựng nhà
ghi ơn BNVN anh hùng, ...
III. CÁC HÌNH THỨC ĐÃ ĐƯỢC KHEN THƯỞNG
4


Năm

Danh hiệu
thi đua

Số, ngày, tháng, năm của quyết định công nhận danh
hiệu thi đua; cơ quan ban hành quyết định

2011

CSTĐCS

Số 1645/QĐ-UBND ngày 30/ 06/2011 của UBND huyện
Mộc Hóa

2012

CSTĐCS

Số 2861/QĐ-UBND ngày 12/07/2012 của UBND huyện
Mộc Hóa


2013

CSTĐCS

Số 216/QĐ-UBND ngày 24/06/2013 của UBND huyện
Mộc Hóa

2014

LĐTT

Số 1639/QĐ-UBND ngày 15/07/2014 của UBND huyện
Mộc Hóa

2015

GIẢI KK dạy
học theo chủ
đề tích hợp

Số 13/QĐ- PGDĐT ngày 19/01/2015 của Phòng Giáo
dục và Đào tạo Châu Thành

CSTĐCS
2016

GIẢI II dạy
học theo chủ
đề tích hợp
GVDG huyện


THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ XÁC NHẬN,
ĐỀ NGHỊ

NGƯỜI BÁO CÁO THÀNH TÍCH

Cao Thị Kim Phượng
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ CẤP TRÊN TRỰC TIẾP XÁC NHẬN

5


6



×