UBND XÃ H’BÔNG
BAN CHỈ ĐẠO PCGD THCS
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: /BCTT-BCĐ Chư Sê, ngày 27 tháng 9 năm 2010
BÁO CÁO THÀNH TÍCH
Đề nghị tặng giấy khen của Sở Giáo dục và Đào tạo Gia Lai
I. Sơ lược đặc điểm, tình hình đơn vị
1. Đặc điểm về địa lý, kinh tế - xã hội
Xã H’Bông nằm ở phía Đông Nam huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, được
thành lập năm 1994 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là chính phủ). Địa bàn trải dài
trên quốc lộ 25. Diện tích của xã là 15.620 ha, dân số xã hiện nay 6739 người
được chia thành 12 thôn làng. Trong đó có 11 làng dân tộc với 2834 nhân khẩu.
Là xã vùng 3 nên cơ sở vật chất phục vụ cho việc đi lại, chữa bệnh, học
hành, sinh hoạt văn hóa tinh thần còn nhiều khó khăn. Tiềm năng đất đai không
được thiên nhiên ưu đãi, nguồn lao động chưa được khai thác đúng mức, đời
sống nhân dân trong xã còn thấp. Về giáo dục trên địa bàn xã gồm 8 điểm
trường. Công tác tổ chức và thực hiện điều tra phổ cập THCS ở xã không thuận
lợi. Song với sự quan tâm giúp đỡ hướng dẫn của Ban chỉ đạo huyện Chư Sê,
lãnh đạo phòng GD & ĐT huyện Chư Sê nên công tác thực hiện điều tra phổ cập
THCS ở xã được triển khai một cách có hiệu quả.
2. Đặc điểm về truyền thống cách mạng, văn hóa, giáo dục
Nhân dân các dân tộc sinh sống trên địa bàn xã H’Bông có truyền thống
đấu tranh cách mạng, đã có nhiều đóng góp trong kháng chiến chống Pháp và
chống Mỹ cứu nước.
Xuất phát từ tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, đã ảnh hưởng đến
mặt bằng văn hóa của xã, con em của nhân dân trong xã vẫn còn một số ít đến
trường học được vài năm rồi bỏ học. Tuy nhiên, cũng có nhiều gia đình có điều
kiện kinh tế tương đối hoặc khá hơn đã cho con em đi học đầy đủ chương trình
2
phổ thông hoặc có những gia đình còn gửi con em học ở những huyện, tỉnh,
thành phố khác.
II. Thuận lợi và khó khăn
1. Thuận lợi
Nhận thức được công tác XMC - PCGD là nhiệm vụ cấp thiết cơ bản
trong việc xây dựng nền tảng văn hóa, để nâng cao trình độ nhận thức, góp phần
phát triển kinh tế - xã hội, công tác này được đưa vào Nghị Quyết của Đảng Uỷ-
HĐND xã và trở thành nội dung hoạt động của Đảng Uỷ và HĐND xã .
Đựơc sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của Huyện Uỷ - HĐND và
UBND huyện Chư Sê. Đặc biệt là sự chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra đôn đốc của
phòng GD – ĐT huyện Chư Sê.
Sự nhiệt tình của ban chỉ đạo XMC – PCGD xã và các thôn làng, sự phối
hợp chặt chẽ với BGH nhà trường để thực hiện công tác.
Giáo viên chuyên trách XMC-PCGD có năng lực nhiệt tình trong công tác.
Nhu cầu học tập của nhân dân ngày càng được nâng cao để phù hợp với
sự phát triển của xã hội .
Tập thể GV đoàn kết nhiệt tình chăm lo đến HS, tích cực trong công tác
điều tra phổ cập THCS.
2. Khó khăn
Điạ bàn xã rộng, dân cư có nơi sống rải rác không tập trung nên việc đi lại
khó khăn.
Đa số đối tượng phải PC THCS, có hoàn cảnh kinh tế quá khó khăn, phải
tập trung lo miếng cơm manh áo hàng ngày. Có số phải đi nơi khác kiếm sống
nên chưa có điều kiện đến trường hoặc không đến lớp PC THCS và BTVH. Do
đó, công tác huy động ra lớp còn gặp nhiều khó khăn.
Là một xã vùng ba, trình độ dân trí thấp, đời sống, kinh tế khó khăn. Một
số bộ phận cha mẹ học sinh lo làm ăn kinh tế, thiếu sự quan tâm đến việc học
tập của con em. Chưa xác định được tầm quan trọng của việc học văn hóa là rất
cần thiết, đặc biệt là các gia đình đồng bào dân tộc thiểu số. Dẫn đến một số học
sinh có biểu hiện sa sút về phẩm chất đạo đức, kết quả học tập kém, việc đến
trường của con em các gia đình này không đều, thường bỏ học giữa chừng.
3
Xuất phát từ nhu cầu việc làm chung của địa phương ít cần đến trình độ
văn hóa nên có người còn thờ ơ với việc PC THCS cho con em của mình.
Đa số học sinh Thanh Thiếu niên bỏ học giữa chừng có nhận thức kém,
không thấy rõ sự cần thiết của việc tốt nghiệp THPT ảnh hưởng đến đời sống
của mình và của xã hội nên thường chây lười và tham gia học các lớp BTVH
chưa tích cực.
III. Những kết quả đạt được
1. Sự quan tâm của các cấp ủy đảng, HDND, UBND
Hàng năm tiến hành củng cố và bổ sung thêm thành viên ban chỉ đạo
XMC – PCGD, tăng cường và mở rộng thêm để chỉ đạo cho công tác PCGD bậc
THCS.
Đảng uỷ- HĐND – UBND xã thường xuyên xây dựng kế hoạch và triển
khai sâu rộng đến các ban ngành, đoàn thể địa phương phối hợp cùng tham gia
vận động hết đối tượng trong độ tuổi ra lớp. Trong đó đặc biệt chú ý trẻ trong độ
tuổi 6 tuổi vào lớp 1; trẻ TNTH vào lớp 6 hàng năm phải đạt từ 98 đến 100% và
quan tâm đến việc vận động học sinh TN THCS vào học lớp 10 hoặc thi vào các
trường THCN – Đào tạo và dạy nghề.
Ban chỉ đạo xã tiếp tục rà soát, kiểm tra việc cập nhật sổ quản lý, lên
danh sách những đối tượng nằm trong diện XMC-PCGD sau đó họp đánh giá
kết quả và phân công trách nhiệm cho từng Đảng viên - Đoàn viên - Hội viên và
cán bộ ban ngành chịu trách nhiệm xuống từng địa bàn để vận động ra lớp.
Cán bộ chuyên trách là cầu nối giữa nhà trường với các ban ngành Đoàn thể ở
điạ phương và chịu trách nhiệm về mặt hoàn thành hồ sơ, sổ sách đồng thời phải
báo cáo - tham mưu và có kế hoạch hàng tuần - tháng cụ thể để ban chỉ đạo tiện
theo dõi, kiểm tra và chỉ đạo cho công tác XMC – PCGD tại địa phương.
2. Tham mưu của ngành giáo dục
2.1. Phát triển mạng lưới giáo dục
Xã H’Bông hiện có :
- 01 trường THCS với diện tích 16.394 m2; có tổng số 08 phòng học kiên
cố và 01 nhà thư viện.
- 01 trường TH với diện tích 20.000 m2; có tổng số 24 phòng học.
4
- 01 trường MG với diện tích 5.100 m2; có tổng số 05 phòng học.
Hàng năm cơ sở vật chât được tu sửa, nâng cấp, làm hàng rào, làm cổng,
xây giếng nước, làm nhà vệ sinh…
2.2. Đội ngũ giáo viên
+ Trường THCS Lý Tự Trọng :
- Tổng số: 25, Tỷ lệ GV đạt chuẩn: 100% , Đạt trên chuẩn: 12 GV.
- Tổng số HS: 306 em, chia ra: 10 lớp .
+ Trường TH Nguyễn Công Trứ:
- Tổng số: 35, Tỷ lệ GV đạt chuẩn: 90% , Đạt trên chuẩn: 02 GV.
- Tổng số HS : 881 em, chia ra : 28 lớp.
+ Trường MG Hoa Phượng:
- Tổng số: 12, Tỷ lệ GV đạt chuẩn: 90% , Đạt trên chuẩn: 02 GV.
- Tổng số HS: 292 em, chia ra: 14 nhóm lớp.
Nhìn chung so với chuẩn quy định của Bộ Giác dục thì đội ngũ GV trong
địa bàn đạt chuẩn so với quy định.
3. Tổ chức lớp, huy động học sinh học phổ cập
- Vào đầu tháng 8 hàng năm Ban chỉ đạo PC xã họp định kì phiên họp đầu
tiên để chỉ đạo công tác điều tra, thống kê, cập nhật các số liệu.
- Rà soát số đối tượng học sinh trong độ tuổi, lập danh sách và huy động
ra học các lớp PCTHCS.
- Số lớp phổ cập: 03 lớp
- Số đối tượng phổ cập: 626
4. Kinh phí thực hiện phổ cập
4.1. Kinh phí hỗ trợ từ chương trình mục tiêu
- Kinh phí xây dựng trường, lớp hằng năm do phòng GD & ĐT Chư Sê và
UBND huyện đầu tư.
- Kinh phí in hồ sơ, phiếu điều tra, biểu mẫu, tài liệu do PGD Chư Sê cấp.
4.2. Kinh phí hỗ trợ từ xã hội hóa giáo dục
Do điều kiện kinh tế của xã nhà còn nhiều khó khăn nên công tác huy
động kinh phí hỗ trợ cho giáo dục chưa thực hiện được.
5. Công tác xã hội hóa giáo dục
5
Ban chỉ đạo phổ cập của xã đã chỉ đạo cho các tổ chức Đoàn thanh niên, Hội
phụ nữ ở các thôn, làng tham gia vận động học sinh bỏ học ra lớp.
6. Kết quả đạt được
Thực hiện nghị quyết của Đảng và sự chỉ đạo của các cấp, ban chỉ đạo PC
THCS xã đã triển khai kịp thời hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ phổ cập THCS
trong toàn huyện và đạt phổ cập THCS tỉnh năm 2010.
Từ năm 2005 đến nay xã H’bông đã đạt được những thành tích thực hiện
nhiệm vụ phổ cập giáo dục trung học cơ sở sau:
* Năm 2005
1. Tiêu chuẩn 1:
- Đơn vị đã đạt chuẩn phổ cập Tiểu học từ năm 1997 và được Ủy ban
Quốc gia chống mù chữ và phổ cập Tiểu học công nhận năm 1997 và hiện nay
vẫn duy trì được tiêu chuẩn đó.
- Tổng số trẻ 6 tuổi: 133 Tổng số trẻ vào lớp 1: 128; Tỉ lệ: 96,24%.
- Tổng số trẻ 11-14 tuổi: 209. Tổng số Tốt nghiệp Tiểu học và đang học
tiểu học: 197; Tỉ lệ: 94,25%.
- Tổng số học sinh Tốt nghiệp Tiểu học năm học 2005: 68.
- Tổng số học sinh vào lớp 6 năm học 2005-2006: 63; Tỉ lệ: 92,6 %.
Các cơ sở giáo dục trên địa bàn xã đảm bảo điều điện kiện phục vụ dạy đủ
các môn học theo quy định của Bộ Giáo Dục – Đào Tạo.
2. T iêu chuẩn 2 :
- Tổng số đối tượng độ tuổi 15-18 tuổi: 143.
- Tổng số đối tượng độ tuổi 15-18 tuổi có bằng tốt nghiệp THCS: 112; Tỉ lệ:
78,32%.
- Tổng số học sinh lớp 9(2 hệ) năm học 2004-2005: 43.
- Tổng số học sinh lớp 9 (2 hệ) năm học 2004-2005 đậu tốt nghiệp THCS
là: 43; Tỉ lệ: 100%.
* Năm 2006
1. Tiêu chuẩn 1: