1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------------------
NGÔ THỊ HỒNG GẤM
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH HỢP CỦA CÁC LOẠI HÌNH
SỬ DỤNG ĐẤT PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI
HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
THÁI NGUYÊN – NĂM 2010
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện nghiên cứu đã được cám ơn và các
thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày 02 tháng 07 năm 2010
Tác giả
Ngô Thị Hồng Gấm
3
LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều
cơ quan, nhiều tổ chức và cá nhân. Tôi xin trân trọng bày tỏ lời cảm ơn với tất cả
tập thể và các cá nhân đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu. Trước
hết, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Đàm Xuân Vận, đã trực
tiếp hướng dẫn tơi trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, các thầy cô giáo trong Khoa Tài Nguyên & Môi trường và Khoa Sau
đại học trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã trang bị cho tôi những
kiến thức q báu và giúp tơi hồn thiện luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của UBND huyện Võ Nhai,
UBND các xã, phịng Nơng nghiệp, phịng thống kê, Hội nơng dân tập thể đã
tận tình giúp đỡ tơi trong q trình thu thập số liệu và kiểm nghiệm kết quả
nghiên cứu.
Tôi xin trân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã nhiệt tình
giúp đỡ tơi trong quá trình nghiên cứu.
Thái Nguyên, ngày 02 tháng 07 năm 2010
Tác giả
Ngô Thị Hồng Gấm
4
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan…………………………………………………………………..i
Lời cảm ơn.....………………………………………………………………...ii
Mục lục………………………………………………………………...…….iii
Danh mục chữ viết tắt………………………………………………………..vi
Danh mục các bảng………………………………………………………….vii
Danh mục các hình………………………………………………………….viii
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài…………………………………………………….1
2. Mục tiêu nghiên cứu………………………………………………………..2
2.1. Mục tiêu chung…………………………………………………………...2
2.2. Mục tiêu cụ thể…………………………………………………………...3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………………….3
3.1. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………….3
3.2. Phạm vi nghiên cứu………………………………………………………3
4. Nội dung nghiên cứu……………………………………………………….3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn……………………………………………...4
6. Bố cục của luận văn………………………………………………………...4
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học đánh giá đất…………………………………………...5
1.1.1. Tầm quan trọng của công tác đánh giá đất……………………………..5
1.1.2. Cơ sở lý luận về đánh giá đất…………………………………………..6
1.1.2.1. Đánh giá đất dựa vào điều kiện tự nhiên……………………………..7
1.1.2.2. Đánh giá đất đai dựa vào các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội
và hiệu quả về môi trường ……………………………………………………7
1.1.3. Cơ sở thực tiễn về đánh giá đất………………………………………...8
1.1.3.1. Tình hình nghiên cứu đánh giá đất ở nước ngoài……………………8
1.1.3.2. Nghiên cứu về đánh giá đất ở Việt Nam…………………………....33
1.2. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………...41
1.2.1. Chọn điểm nghiên cứu………………………………………………...41
5
1.2.2. Phương pháp thu thập số liệu…………………………………………43
1.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp.....................................................................43
1.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp.......................................................................44
1.2.3. Phương pháp đánh giá thích hợp theo FAO..........................................45
1.2.4. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu...................................................45
1.2.5. Các chỉ tiêu dùng để phân tích đánh giá khả năng thích hợp của các loại
hình sử dụng đất..............................................................................................45
1.2.5.1. Chỉ tiêu kết quả sản xuất và chi phí sản xuất.....................................45
1.2.5.2. Chỉ tiêu hiệu quả sản xuất..................................................................46
1.2.6. Phương pháp thành lập bản đồ bằng công nghệ GIS............................48
Chương 2: HIỆN TRẠNG VÀ KHẢ NĂNG THÍCH HỢP CỦA CÁC
LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT PHỤC VỤ SẢN XUẤT NƠNG NGHIỆP
HUYỆN VÕ NHAI TỈNH THÁI NGUYÊN
2.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu.........................................................49
2.1.1 Điều kiện tự nhiên..................................................................................49
2.1.1.1. Vị trí địa lý.........................................................................................49
2.1.1.2. Địa hình, địa mạo...............................................................................49
2.1.1.3. Khí hậu...............................................................................................50
2.1.1.4. Thủy văn.............................................................................................52
2.1.1.5. Thổ nhưỡng........................................................................................53
2.1.1.6. Tài nguyên khoáng sản.......................................................................55
2.1.1.7. Tài nguyên rừng.................................................................................56
2.1.1.8. Tài nguyên nhân văn..........................................................................56
2.1.1.9. Cảnh quan môi trường........................................................................56
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội......................................................................57
2.1.2.1. Tổng quan tình hình kinh tế - xã hội..................................................57
2.1.2.2. Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật.......................................................57
2.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn huyện..................................63
2.1.2.4. Hiện trạng sử dụng đất.......................................................................69
2.2. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai............................................................73
2.2.1. Xác định các yếu tố và chỉ tiêu phân cấp bản đồ đơn vị đất đai...........73
6
2.2.2. Phân cấp các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai..........................76
2.2.3. Mô tả các đơn vị bản đồ đất đai (LMU)................................................78
2.3. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nơng nghiệp huyện Võ Nhai..........86
2.3.1. Các loại hình sử dụng đất của huyện Võ Nhai......................................86
2.3.2. Các hệ thống sử dụng đất của huyện Võ Nhai......................................91
2.3.3. Xác định các yêu cầu sử dụng đất.........................................................93
2.3.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các kiểu dụng đất..................................96
2.3.5. Phân tích ảnh hưởng mơi trường đến các loại hình sử dụng đất.........101
2.3.5.1. Tác động của các yếu tố môi trường sinh thái đến các loại hình sử
dụng đất sản xuất nơng nghiệp......................................................................102
2.3.5.2. Tác động của các yếu tố môi trường sản xuất đến các loại hình sử dụng
đất.............................................................................................................................104
2.3.6. Phân tích ảnh hưởng xã hội đến các loại hình sử dụng đất.................106
2.3.7. Lựa chọn các loại hình sử dụng đất.....................................................108
2.4. Đánh giá phân hạng thích hợp đất đai...............................................109
2.5. Phân hạng thích hợp hiện tại...............................................................110
Chương 3: ĐỀ XUẤT CÁC LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT TƯƠNG
LAI CHO HUYỆN VÕ NHAI TỈNH THÁI NGUYÊN
3.1. Phân hạng thích hợp tương lai………………………………………115
3.1.1. Giải pháp thực hiện………………………………………………….116
3.1.2. Kết quả phân hạng thích hợp đất đai tương lai………………………120
3.2. Đề xuất sử dụng đất trong tương lai………………………………...122
3.2.1. Dự báo tiềm năng lao động và biến động quỹ đất canh tác trồng cây
hàng năm của huyện Võ Nhai đến năm 2015…………………………..122
3.2.2. Kết quả đề xuất sử dụng đất trong tương lai………………………...122
PHẦN KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
I. Kết luận………………………………………………………………….128
II. Đề nghị………………………………………………………………….129
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ……………………...130
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................131
PHẦN PHỤ LỤC..........................................................................................134
7
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, không thể tái tạo được
đối với mỗi Quốc gia. Nó khơng chỉ là đối tượng lao động mà còn là tư liệu
sản xuất không thể thay thế trong sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp. Đặc
biệt là đất nơng nghiệp có hạn về diện tích, có nguy cơ bị suy thối dưới tác
động của thiên nhiên và sự thiếu hiểu biết của con người trong quá trình hoạt
động sản xuất. Khi xã hội phát triển, dân số tăng nhanh, quá trình đơ thị hóa
diễn ra mạnh, kéo theo những địi hỏi ngày càng tăng về lương thực, thực
phẩm, nhu cầu sinh hoạt, nhu cầu về đất sử dụng vào mục đích chuyên dùng...
Trên thực tế đã để lại những hậu quả nghiêm trọng do việc sử dụng đất chưa
hợp lý như đất bị rửa trơi, xói mịn, đất bị sa mạc hóa. Điều này đã tạo nên áp
lực ngày càng lớn đối với đất sản xuất nông nghiệp, làm cho quỹ đất nơng
nghiệp ln có nguy cơ bị suy giảm diện tích, trong khi khả năng khai hoang
đất mới và các loại đất khác chuyển sang đất nông nghiệp rất hạn chế. Việc
thiếu đất sản xuất, an tồn lương thực khơng được đảm bảo đã và đang trở
thành mức báo động toàn cầu. Do vậy, việc nghiên cứu đánh giá tiềm năng
đất đai, đặc biệt là đất sản xuất nông nghiệp để tổ chức sử dụng hợp lý, có
hiệu quả trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững ngày càng trở nên
cấp thiết, quan trọng đối với mỗi Quốc gia.[1]
Để giải quyết vấn đề trên, các nhà khoa học của nhiều nước trên thế giới đã
tập trung nghiên cứu đánh giá đất từ rất lâu và ngày càng hiện đại hơn. Đánh
giá đất đai là một nội dung nghiên cứu khơng thể thiếu được trong chương
trình phát triển một nền nơng lâm nghiệp bền vững và có hiệu quả, vì đất đai
là tư liệu sản xuất cơ bản nhất của người nơng dân, họ phải tự tích lũy những
hiểu biết hạn chế trong sử dụng đất của mình, đồng thời nắm được những
phương thức sử dụng đất thích hợp. Trong nền nông nghiệp ổn định và phát
triển bền vững thì cơng tác đánh giá đất đai là cơng việc đầu tiên mang tính
nền tảng cho qui hoạch sử dụng đất hợp lý, có hiệu quả cao.
8
Việc đánh giá đúng mức độ thích hợp của các loại hình sử dụng đất để tổ
chức sử dụng hợp lý, có hiệu quả đang trở thành một vấn đề có tính thiết thực
với tất cả các địa phương. Từ kết quả đánh giá tiềm năng đất đai phải đưa ra
được các giải pháp mang tính chiến lược và định hướng sử dụng đất cho
tương lai để tổ chức sử dụng đất hiệu quả và lâu bền. Những năm gần đây,
phương pháp đánh giá phân hạng đất thích hợp theo chỉ dẫn của FAO đã được
nhiều nước trên thế giới công nhận và áp dụng.
Võ Nhai là một huyện vùng cao nằm về phía đơng bắc tỉnh Thái Ngun có
tổng diện tích tự nhiên 84.5104,41 ha với dân số 63.950 người, điều kiện địa
hình phức tạp nhiều đồi núi có độ dốc cao, giao thơng đi lại khó khăn. Nền
kinh tế của huyện còn chậm phát triển, mức thu nhập thấp. Tuy vậy, huyện Võ
Nhai có quỹ đất nơng nghiệp khá lớn, điều kiện thiên nhiên ở đây tương đối
thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Vấn đề đặt ra là phải nghiên cứu
đánh giá được tiềm năng đất đai và các tài nguyên thiên nhiên của huyện để
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, đẩy mạnh sản
xuất hàng hóa, từng bước nâng cao đời sống của nhân dân trong huyện. Vì
vậy:“Đánh giá khả năng thích hợp của các loại hình sử dụng đất phục vụ
sản xuất nông nghiệp tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên” nhằm sử dụng
đất hiệu quả và lâu bền trên cơ sở xây dựng một nền nông nghiệp đa canh và
mang tính thương mại là nhu cầu bức thiết trong phát triển nông nghiệp nông
thôn ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
- Đánh giá các loại hình sử dụng đất làm cơ sở phân hạng thích hợp đất đai
phục vụ sản xuất nông nghiệp ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên theo
hướng dẫn của FAO.
- Kết quả nghiên cứu là căn cứ khoa học để xây dựng phương án sử dụng
đất nơng nghiệp theo hướng đa dạng hóa cây trồng, tạo đà cho phát triển kinh
tế - xã hội của huyện Võ Nhai.
9
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên về đất đai, đặc điểm kinh tế - xã
hội của vùng nghiên cứu, phát hiện những tiềm năng và tồn tại trong sử
dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện.
- Xác định hướng phát triển trong sử dụng đất nông nghiệp của huyện Võ
Nhai, tỉnh Thái Nguyên thông qua yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử
dụng đất.
- Trên cơ sở kết quả đánh giá các loại hình sử dụng đất, đề xuất được
các loại hình sử dụng đất thích hợp phục vụ sản xuất nông nghiệp huyện
Võ Nhai.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
* Về khoa học
- Góp phần bổ sung và hồn thiện cơ sở lý luận khoa học cho việc sử dụng
đất nông nghiệp huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên và khu vực vùng đồi núi
phía Bắc Việt Nam.
* Về thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu chỉ rõ thế mạnh và sự hạn chế của các đặc tính, tính
chất đất đai và các loại hình sử dụng đất hiện tại trong sản xuất nông nghiệp ở
khu vực nghiên cứu.
- So sánh ưu thế của loại hình sử dụng đất đề xuất với loại hình sử dụng
đất trước đây của huyện.
- Xây dựng các giải pháp sử dụng hợp lý, có hiệu quả và bền vững nguồn
tài nguyên đất cho phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Võ Nhai - Tỉnh
Thái Nguyên.
4. Bố cục của luận văn
Luận văn bao gồm 2 phần và 3 chương
Phần mở đầu
Chương 1: Tổng quan tài liệu
Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Phần kết luận và đề nghị
10
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học đánh giá đất
1.1.1. Tầm quan trọng của công tác đánh giá đất
Đất đai đóng vai trị quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội lồi
người, nó là cơ sở tự nhiên, là tiền đề cho mọi quá trình sản xuất. C.Mac đã
nhấn mạnh: "Lao động là cha, đất đai là mẹ của mọi của cải vật chất xã hội".
Đất đai là cội nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm và vật chất khác cho
con người. Để sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đang là
một vấn đề cấp bách đặt ra cho các nhà khoa học.
Khoa học đánh giá đất đai ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của
khoa học nông nghiệp và các lĩnh vực khoa học khác. Đánh giá đất đai là một
phần quan trọng của việc đánh giá tài nguyên thiên nhiên và cũng là cơ sở để
định hướng sử dụng đất hợp lý, bền vững trong sản xuất nông, lâm nghiệp.
Đánh giá đất đai từ lâu đã được các nhà khoa học ở nhiều quốc gia và nhiều tổ
chức quốc tế quan tâm nghiên cứu, những kết quả đánh giá đất đã được tổng
kết và khái quát chung trong khuôn khổ hoạt động của các tổ chức liên hợp
quốc như: FAO, Unesco... và được coi như tài sản tri thức chung của nhân loại.
Hiện nay trên thế giới có khoảng 3,3 tỷ ha đất nơng nghiệp, trong đó đã
khai thác được 1,5 tỷ ha, cịn lại đa phần là đất xấu, sản xuất nông nghiệp gặp
nhiều khó khăn [2]. Trong 45 năm qua, theo kết quả đánh giá của Liên hợp
quốc về "Chương trình mơi trường " cho thấy: 1,2 tỷ ha đất đang bị thoái hố
ở mức trung bình hoặc nghiêm trọng do những hoạt động của con người. Cho
đến những năm đầu của thế kỷ 21 này vẫn còn gần 1/10 dân số thế giới thiếu
ăn và bị đe dọa hàng năm, mức sản xuất so với yêu cầu sử dụng lương thực
trên thế giới vẫn thiếu hụt từ 150 - 200 triệu tấn. Mặt khác, hàng năm có
khoảng 6 - 7 triệu ha đất nơng nghiệp bị loại bỏ do xói mịn và thoái hoá. Để
11
giải quyết được nhu cầu về lương thực không ngừng gia tăng con người phải
tiến hành thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng và mở rộng diện tích
đất nơng nghiệp [7]. Bên cạnh đó, việc ngăn chặn được những suy thoái về tài
nguyên đất đai gây ra do sự thiếu hiểu biết của con người và hướng tới việc
sử dụng và quản lý đất một cách có hiệu quả trong tương lai thì cơng tác
nghiên cứu về đánh giá đất là rất quan trọng và cần thiết.[3]
Như vậy, đánh giá đất đai gắn liền với sự tồn tại của lồi người và khoa
học cơng nghệ; gắn liền với việc sử dụng đất hiện tại và tương lai; là cơ sở cốt
lõi để sử dụng đất bền vững. Việc đánh giá đất phải được xem xét trên phạm
vi rất rộng, bao gồm cả không gian, thời gian, các yếu tố tự nhiên và xã hội.
Đánh giá đất đai không chỉ là lĩnh vực khoa học tự nhiên mà còn mang tính
kinh tế và kỹ thuật nữa [19]. Vì vậy, cần kết hợp chuyên gia của nhiều ngành
tham gia đánh giá đất. [7]
1.1.2. Cơ sở lý luận về đánh giá đất
1.1.2.1. Đánh giá đất dựa vào điều kiện tự nhiên
Đánh giá đất đai dựa vào điều kiện tự nhiên là: Xác định mối quan hệ của
các yếu tố cấu thành đất (sinh vật, địa hình, khí hậu, đá mẹ, thời gian và tác
động của con người), các điều kiện sinh thái đất và các thuộc tính của chúng
có tính quy luật hoặc khơng có tính quy luật ảnh hưởng (tốt hoặc xấu) tới hiệu
quả và mục đích của các loại sử dụng đất.
Tuỳ thuộc mục đích đặt ra mà lựa chọn các yếu tố, chỉ tiêu của từng yếu tố và
tiêu chuẩn đánh giá đất phù hợp trong điều kiện cụ thể của từng quy mơ, vùng
và quốc gia có thể giống hoặc khác nhau.[15]
Docutraiep (Liên Xô cũ) cho rằng: "Độ phì tiềm tàng là yếu tố cơ bản nhất
để xác định khả năng của đất, sử dụng độ phì tiềm tàng là phương pháp duy
nhất thực hiện được để xác định giá trị tương đối của đất".
12
Dolomong (Pháp) cho rằng: "Khả năng của đất ảnh hưởng rất lớn đến đặc
tính dinh dưỡng cây trồng và ở một mức độ nhất định cây trồng sẽ thể hiện
được tính chất của đất. Có thể lập thang năng suất biểu thị tương quan sơ bộ
giữa đặc tính của đất đai - đó là thống kê năng suất nhiều năm".
Nhà thổ nhưỡng Russell (Anh) cũng cho rằng: "Đánh giá đất theo năng suất
cây trồng là rất tốt nhưng sẽ gặp nhiều khó khăn, vì trong năng suất cây trồng
bao hàm cả khả năng hiểu biết của người sử dụng đất. Bởi vậy, đánh giá đất
theo năng suất cây trồng chỉ sử dụng để đánh giá sơ bộ độ màu mỡ của các loại
đất khác nhau".
FAO tổng kết:
- Đánh giá đất đai về mặt tự nhiên chỉ ra mức độ thích nghi đối với sử dụng
đất hoàn toàn dựa trên cơ sở các điều kiện tự nhiên mà không xem xét đến các
điều kiện kinh tế.
- Đánh giá đất đai về mặt tự nhiên nhấn mạnh các khía cạnh bền vững
tương đối về sự thích nghi cuả các điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng… vì chúng
ít thay đổi hơn so với các yếu tố kinh tế.
- Đánh giá đất đai về mặt tự nhiên được sử dụng để chia các đơn vị đất đai
thành các nhóm quản lý, phục vụ các nghiên cứu chi tiết và hồn tồn có giá
trị trong thời gian lâu dài vì các mức thích nghi về mặt tự nhiên thay đổi rất
chậm. [29], [30]
1.1.2.2. Đánh giá đất đai dựa vào các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, hiệu quả
xã hội và hiệu quả về môi trường [15]
* Đánh giá đất đai dựa vào hiệu quả kinh tế
Đánh giá kinh tế đất là các ước tính thực tế của sự thích nghi về kinh tế ở
mỗi đơn vị đất đai theo các chỉ tiêu về kinh tế. Các chỉ tiêu này cũng thể hiện
mối liên quan tới các đặc tính của đất đai.
13
Các chỉ tiêu kinh tế thường dùng trong đánh giá đất là:
- Tổng giá trị sản phẩm
- Thu nhập thuần tuý
- Hiệu quả sử dụng vốn
- Giá trị ngày công lao động
* Đánh giá đất đai dựa vào hiệu quả xã hội
- Giá trị sản xuất trên lao động nông lâm (nhân khẩu nơng lâm).
- Tỷ lệ giảm hộ đói nghèo.
- Mức độ giải quyết công ăn việc làm, thu hút lao động.
- Sản phẩm tiêu thụ trên thị trường.
- Đời sống người lao động, cơ sở hạ tầng....
* Đánh giá đất đai dựa vào hiệu quả môi trường
- Tỷ lệ che phủ.
- Mức độ xói mịn.
- Khả năng bảo vệ, cải tạo đất.
- Tỷ lệ diện tích đất trồng được trồng rừng.
- Tỷ lệ diện tích đất nơng nghiệp, lâm nghiệp được giao sử dụng.
1.1.3. Cơ sở thực tiễn về đánh giá đất
1.1.3.1. Tình hình nghiên cứu đánh giá đất ở nước ngoài
Đánh giá đất đai đã được nghiên cứu từ lâu trên thế giới và trở thành một
khâu trọng yếu trong các hoạt động đánh giá tài nguyên hay quy hoạch sử
dụng đất. Công tác đánh giá đất đai có vai trị rất lớn trong việc sử dụng tài
nguyên đất đai bền vững và trở thành công cụ cần thiết cho việc quy hoạch,
bố trí sử dụng đất hợp lý. [22]
Hiện nay, những kết quả và thành tựu về đánh giá đất đai đã được người ta
tổng kết trong phạm vi hoạt động của các tổ chức Liên hợp quốc và coi đó
như tài sản trí thức chung của nhân loại. Có thể khái quát một số phương pháp
đánh giá đất đai trên thế giới như sau:
14
* Đánh giá đất đai theo phân loại định lượng (Soil Taxonomy) của Mỹ
Tại Mỹ công tác phân hạng đất đai nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên đất đã
được quan tâm vào những năm 1950. Mặc dù công tác điều tra phân loại đất
của Hoa Kỳ mang tính thực tiễn cao, nhưng việc thể hiện kết quả điều tra lại
quá phức tạp do đó khó vận dụng trong thực tế sản xuất. Vì vậy, Bộ Nơng
nghiệp Hoa Kỳ đã xây dựng một phương pháp đánh giá đất đai mới: "Phân loại
tiềm năng đất đai". Cơ sở đánh giá tiềm năng sử dụng đất dựa vào các yếu tố
hạn chế trong sử dụng đất những yếu tố hạn chế này được chia thành 2 nhóm:
- Nhóm các yếu tố hạn chế vĩnh viễn bao gồm những hạn chế không dễ
dàng thay đổi và cải tạo được như: độ dốc, độ dày tầng đất, điều kiện khí hậu
khắc nghiệt.
- Nhóm những yếu tố hạn chế tạm thời có khả năng cải tạo được bằng các
biện pháp quản lý và chăm sóc như hàm lượng dịnh dưỡng, điều tiết nước.....
Đất đai được đánh giá theo 3 cấp: Nhóm, nhóm phụ và loại. Có 2 phương
pháp đánh giá đất đai được áp dụng rộng rãi ở Mỹ:
- Phương pháp tổng hợp: Phân chia phức hệ lãnh thổ tự nhiên và đánh giá
đất đai theo năng suất cây trồng trong nhiều năm (10 năm trở lên). Khi tiến
hành đánh giá đất đai, các nhà khoa học đã tiến hành phân hạng đất đai cho
từng loại cây trồng chính, đặc biệt là cây lúa mì và xác định mối tương quan
giữa đất đai với các giống lúa mì được trồng trên đó để đề ra những biện
pháp thâm canh tăng năng suất. [19]
- Phương pháp yếu tố: Bằng cách thống kê yếu tố tự nhiên và kinh tế để so
sánh, lấy lợi nhuận tối đa là 100 điểm để làm mốc so sánh với các đất khác. [18]
Ở mức tổng quát, Mỹ đã phân hạng đất đai bằng phương pháp quy nhóm đất
phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp gọi là đánh giá tiềm năng đất. Người ta chia
đất đai trong lãnh thổ Mỹ thành 8 nhóm khác nhau: Bốn nhóm đầu là thích hợp
cho sản xuất nơng nghiệp và bốn nhóm sau là những nhóm khơng thích hợp cho
15
sản xuất nơng nghiệp được dùng vào các mục đích sử dụng khác.
Bốn nhóm đầu thích hợp cho sản xuất nơng nghiệp (từ thích hợp cao đến
thấp) gồm:
- Nhóm 1: Bao gồm những loại đất khơng có trở ngại gì trong khi sử dụng,
thích hợp với nhiều loại cây trồng. Đặc điểm là tầng đất dày, khơng bị xói mịn,
dễ canh tác, khơng địi hỏi nhiều biện pháp chống xói mịn bảo vệ đất.
- Nhóm 2: Bao gồm những loại đất cũng thích hợp với nhiều loại cây trồng,
nhưng có chất lượng kém hơn nhóm 1, thể hiện một số hạn chế nhỏ.
- Nhóm 3: Thích hợp với nhiều loại cây trồng, nhưng khi sản xuất phải tuân
thủ một số biện pháp bảo vệ đất, mức độ hạn chế của các yếu tố đã tăng lên.
- Nhóm 4: Gồm những loại đất thích hợp với một số loại cây trồng nhưng
khơng thường xun, do đó phải có nhiều biện pháp cải tạo mới sử dụng có
hiệu quả.
Phương pháp đánh giá "Phân loại tiềm năng đất đai" của Mỹ tuy không đi
sâu vào từng loại hình cụ thể đối với sản xuất nông nghiệp và xác định về mặt
hiệu quả kinh tế - xã hội, song lại rất quan tâm đến những yếu tố hạn chế bất
lợi trong sử dụng đất và việc xác định các biện pháp bảo về đất có tính đến
các vấn đề về mơi trường là rất có ý nghĩa cho việc tăng cường bảo vệ mơi
trường sinh thái.
* Đánh giá đất đai ở Liên Xô (cũ)
Đây là trường phái đánh giá đất đai theo quan điểm phát sinh, phát triển
của Docuchaep V.V. Trường phái này cho rằng, đánh giá đất đai trước hết
phải đề cập đến loại thổ nhưỡng và chất lượng tự nhiên của đất là những chỉ
tiêu mang tính khách quan và đáng tin cậy. Ông đã đề ra những nguyên tắc
trong đánh giá đất đai là xác định các yếu tố đánh giá đất phải ổn định và phải
nhận biết được rõ ràng, phải phân biệt được các yếu tố một cách khách quan
và có cơ sở khoa học, phải tìm tịi để năng cao sức sản xuất của đất, phải có
16
sự đánh giá thống kê kinh tế và thống kê nơng học của đất đai mới có giá trị
trong việc đề ra những biện pháp sử dụng đất tối ưu. [20]
Trên cơ sở quán triệt những nguyên tắc khoa học về đánh giá đất đai do
Docuchaep V.V. đề xướng, nhiều nhà khoa học với các cơng trình nghiên cứu
của mình đã bổ sung, phát triển cơ sở khoa học về đánh giá đất đai. Trong đó
phải kể đến các cơng trình nghiên cứu đánh giá đất đai của Ivanop P.V (1963),
Cheremuskin C.D (1962), Dodokov N.P (1969), Degchiraev I.V (1973)...
Phương pháp đánh giá đất ở Liên Xô cũ được ứng dụng theo hai hướng là
đánh giá đất chung và riêng (theo hiệu suất cây trồng là ngũ cốc và cây họ
đậu). Đơn vị đánh giá đất là các chủng, loại đất. Quy định đánh giá đất cho
cây có tưới, đất được tiêu úng, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cỏ thâm canh
và đồng cỏ chăn thả. Chỉ tiêu đánh giá đất là năng suất, giá thành sản phẩm
(rúp/ha), mức hoàn vốn, địa tơ cấp sai (phần có lãi thuần t). [22]
Nguyên tắc đánh giá mức độ sử dụng đất thích hợp là phân chia khả năng
sử dụng đất đai trên tồn lãnh thổ theo các nhóm và các lớp thích hợp.
- Nhóm đất thích hợp được phân theo điều kiện vùng sinh thái đất đai tự
nhiên trên phạm vi vùng rộng lớn.
- Lớp đất thích hợp là những vùng được tách ra theo sự khác biệt về loại
hình thổ nhưỡng như điều kiện địa hình, mẫu chất, thành phần cơ giới và chế
độ nước. Trong cùng một lớp sẽ có sự tương đồng về điều kiện sản xuất, khả
năng ứng dụng kỹ thuật cũng như các biện pháp cải tạo và bảo vệ đất.
Việc phân hạng và đánh giá đất đai được thực hiện theo 3 bước:
- Đánh giá lớp phủ thổ nhưỡng (so sánh các loại thổ nhưỡng theo tính chất
tự nhiên).
- Đánh giá khả năng sản xuất của đất đai (yếu tố được xem xét kết hợp với
khí hậu, độ ẩm, địa hình…).
- Đánh giá kinh tế đất (chủ yếu đánh giá khả năng sản xuất hiện tại của đất đai).
17
Học thuyết phát sinh trong đánh giá đất đai của Docuchaep V.V được thừa
nhận và được phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt các nước thuộc hệ
thống xã hội chủ nghĩa cũ ở Đông Âu. Tại các nước CHDC Đức (cũ),
Bungari, Hungari, Tiệp Khắc, Ba Lan, công tác đánh giá đất đai và quy hoạch
sử dụng đất hợp lý đã được tiến hành khá phổ biến (Grigoriev E.V. 1971).
Tóm lại, phương pháp đánh giá đất của Liên Xô cũ chủ yếu tập trung
nghiên cứu các yếu tố về điều kiện tự nhiên của đất đai mà chưa xem xét một
cách đầy đủ đến các khía cạnh kinh tế và xã hội trong việc sử dụng đất đai.
Đối với các loại hình sử dụng đất nơng nghiệp việc phân hạng thích hợp chưa
đi sâu đánh giá phân loại riêng rẽ cho từng loại hình sử dụng. Do đó, việc xác
định nhu cầu sử dụng của con người và xây dựng các kế hoạch sử dụng đất
đai là rất khó khăn và phức tạp. [1]
* Đánh giá đất đai ở Anh
Tại Anh đang ứng dụng hai phương pháp đánh giá phân hạng đất đai là dựa
vào thống kê sức sản xuất tiềm năng của đất và căn cứ vào thống kê sức sản
xuất thực tế của đất.
Theo phương pháp thứ nhất, xác định khả năng trồng cây nông nghiệp của
đất phụ thuộc vào 3 nhóm ngun nhân chính sau đây:
- Những ngun nhân hồn tồn khơng phụ thuộc vào người sử dụng đất.
Đó là các yếu tố tự nhiên như khí hậu, vị trí địa lý, địa hình, độ dốc, thành
phần cơ giới. Người sử dụng đất phải lựa chọn phương thức tốt nhất để khai
thác đất đai và hạn chế các ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên.
- Những nguyên nhân đòi hỏi các biện pháp đầu tư lớn mới khắc phục được
như các cơng trình tưới tiêu, thau chua, rửa mặn.
- Những nguyên nhân đòi hỏi người sử dụng đất thực hiện các biện pháp
thông thường hàng năm là có thể khắc phục được như cải tạo độ chua, cung
cấp chất dinh dưỡng cho đất.
18
Theo phương pháp thứ hai, việc đánh giá đất đai căn cứ hoàn toàn vào năng
suất thực tế trên đất được lấy làm tiêu chuẩn, lấy năng suất bình quân nhiều năm
ở trên đất tốt nhất hoặc đất trung bình so sánh với năng suất trên đất tiêu chuẩn.
Tuy nhiên, phương pháp này cịn gặp nhiều khó khăn vì sản lượng, năng
suất còn phụ thuộc vào cây trồng được chọn và phụ thuộc vào khả năng của
người sử dụng đất.
Trên cơ sở các phương pháp đánh giá đó, đất đai của nước Anh được chia
thành 5 nhóm:
- Nhóm 1 gồm các loại đất thuận lợi nhiều mặt để sản xuất nông nghiệp,
trồng được nhiều loại cây cho năng suất cao.
- Nhóm 2 gồm các loại đất có một số yếu tố hạn chế nhưng mức độ ảnh
hưởng không lớn lắm, có khả năng thích hợp với nhiều loại cây trồng.
- Nhóm 3 gồm các loại đất có chất lượng trung bình, thích hợp với trồng cỏ và
một số ít cây lương thực, tầng đất mỏng, địa hình khơng bằng phẳng, khí hậu
q lạnh.
- Nhóm 4 gồm các loại đất nghèo dinh dưỡng, canh tác khó khăn, chỉ trồng
được các loại cây ít địi hỏi đầu tư thâm canh.
- Nhóm 5 gồm các loại đất chỉ thích hợp làm đồng cỏ, chăn ni, khơng
trồng được cây lương thực.
Tóm lại, khi đánh giá đất đai theo phương pháp này còn gặp nhiều khó
khăn vì năng suất của cây trồng phụ thuộc vào loại cây được chọn, điều kiện
đất đai và khả năng đầu tư của người sử dụng đất.[15]
* Đánh giá đất đai ở Canađa
Canađa đánh giá đất đai theo các tính chất tự nhiên của đất và năng suất
ngũ cốc nhiều năm. Trong nhóm cây ngũ cốc lấy cây lúa mì làm tiêu chuẩn và
khi có nhiều loại cây thì dùng hệ số quy đổi ra lúa mì. Trong đánh giá đất đai
các chỉ tiêu thường được lưu ý là thành phần cơ giới, cấu trúc đất, mức độ
19
muối độc trong đất, xói mịn và đá lẫn. Phẩm chất đất đai được đánh giá bằng
thang điểm 100 theo tiêu chuẩn trồng lúa mì. Trên cơ sở đó đất của Canađa
được chia thành 7 nhóm:
- Nhóm 1 gồm những loại đất có thể trồng được nhiều loại cây, địa hình
bằng phẳng, tầng đất dày, khả năng giữ nước tốt, khơng bị xói mịn.
- Nhóm 2 gồm những loại đất bị xói mịn do điều kiện khí hậu khơng thuận
lợi, độ thấm nước kém, nghèo dinh dưỡng, có khả năng thích hợp với một số
loại cây trồng. Khi sử dụng cần đầu tư phân bón, lao động, có biện pháp
chống xói mịn, rửa trơi đất.
- Nhóm 3 gồm những loại đất có độ dốc lớn (250 - 300), thành phần cơ giới
nặng, nghèo dinh dưỡng, những nơi thấp dễ bị ngập úng, tầng đất mỏng, có
sỏi đá, có thể bị nhiễm mặn, chỉ thích hợp cho một số cây trồng.
- Nhóm 4 gồm những loại đất thích hợp với rất ít cây trồng, có nhiều trở
ngại như nhóm 3, khí hậu khắc nghiệt, khơng có khả năng giữ nước, bị xói
mịn mạnh, tầng đất mỏng, có nhiều sỏi đá, cây trồng trên đất này cho năng
suất thấp, mặc dù đầu tư chăm bón nhiều.[22]
- Nhóm 5 gồm những loại đất ít trồng cây hàng năm mà phải trồng cây lâu
năm nhưng cũng rất cần sự đầu tư chăm sóc và các biện pháp cải tạo đất.
- Nhóm 6 gồm những loại đất chỉ dùng vào mục đích chăn thả gia súc, gia
cầm, nếu trồng cây ngắn ngày cần có sự đầu tư lớn cho khâu làm đất.
- Nhóm 7 gồm những loại đất không thể sản xuất nông nghiệp được.
* Đánh giá đất đai ở Ấn Độ
Tại Ấn Độ, một số bang đã tiến hành đánh giá đất đai, áp dụng các phương
pháp tham biến, biểu thị mối quan hệ giữa các yếu tố dưới dạng các phương
trình tốn học sau:
Y = F(A). F(B). F(C). F(X)
Trong đó: Y - Biểu thị sức sản xuất của đất.
20
A. Độ dày và đặc tính tầng đất
B. Thành phần cơ giới lớp đất mặt
C. Độ dốc
X. Các yếu tố biến động như tưới, tiêu, độ chua, hàm lượng
dinh dưỡng, xói mịn.
Kết quả phân hạng được thể hiện dưới dạng phần trăm (%) hoặc điểm. Mỗi
yếu tố được phân thành nhiều cấp và tính bằng %.
Dựa theo nguyên tắc trên, đất đai của Ấn Độ được chia thành 6 nhóm:
- Nhóm thượng hảo hạng: đất đạt 80 - 100%, có thể trồng bất kỳ loại cây
nào cũng cho năng suất cao.
- Nhóm tốt: Đạt 60 - 79%, đất có thể trồng bất kỳ loại cây nào nhưng cho
năng suất thấp hơn.
- Nhóm trung bình: Đạt 40 - 59%, đất trồng được một số nhóm cây trồng
khơng địi hỏi đầu tư chăm sóc nhiều.
- Nhóm nghèo: đạt 20 - 39%, đất chỉ trồng được một số loại cây cỏ.
- Nhóm rất nghèo: đạt 10 - 19%, đất chỉ làm đồng cỏ chăn thả gia súc.
- Nhóm cuối cùng: Đạt dưới 10%, đất không thể dùng vào sản xuất nông
nghiệp được.
* Đánh giá đất đai vùng nhiệt đới ẩm Châu Phi [15]
Các nhà khoa học Bỉ đã nghiên cứu và đề xuất công tác đánh giá đất đai
vùng nhiệt đới ẩm châu Phi bằng phương pháp tham biến, có tính đến sự phụ
thuộc vào một số tính chất sức sản xuất của đất, mà sức sản xuất của đất lại
chịu ảnh hưởng của các đặc trưng thổ nhưỡng sau:
- Sự phát triển của phẫu diện đất, thể hiện qua sự phân tầng phát sinh rõ
ràng, cấu trúc đất, thành phần khoáng và sự phân bố khoáng sét trong tầng
đất, khả năng trao đổi cation.
- Sự có mặt của tầng đất chặt trong phẫu diện đất.
21
- Màu sắc của đất và điều kiện thoát nước.
- Độ chua và độ no bazơ.
- Mức độ phát triển của tầng mùn.
Tất cả các đặc tính trên được thể hiện bằng các phương trình tốn học và từ
đó sẽ tính tốn được sức sản xuất của đất đai.
* Đánh giá đất đai ở Bungari [15]
Đánh giá đất đai ở Bungari được tiến hành theo từng loại cây trồng (lúa mì,
khoai tây…). Đối với mỗi loại cây trồng tiến hành xác định các tính chất có
ảnh hưởng đến năng suất cây trồng (thành phần cơ giới đất, mức độ mùn, độ
dày tầng đất và tính chất lý học, hóa học của đất…). Trên cơ sở đó xác định
các yêu cầu thích hợp cho từng loại cây trồng bằng cách xây dựng các thang
điểm đánh giá (tối ưu là 100 điểm)
* Đánh giá đất ở Trung Quốc [22]
Theo các nhà thổ nhưỡng Trung Quốc thì tiêu chuẩn đất lúa có năng xuất
cao, đặc điểm đất lúa tốt là:
- Tầng canh tác dày (>20cm); đất có màu đen xám, thành phần cơ giới là
thịt trung bình, thịt nhẹ hoặc thịt nặng (có thể cho năng suất cao nếu nước,
phân đầy đủ). Tầng đế cày xuất hiện rõ dày 7 - 10cm, độ chặt vừa phải, nếu
dày và chặt quá thì thấm nước kém bất lợi cho rễ lúa phát triển.
- Tầng loang lổ kế tiếp tầng đế cày, có nhiều vệt loang lổ đỏ vàng, tầng glay
ở độ sâu 60-80 cm, tưới tiêu chủ động.
Tính chất hố, lý tính phải đạt: pHkcl:6,7; mùn %>=2%; N%>=0,12%;
P2O5>=0,10%; dung tích hấp thụ (T)>=13,4-14mlđl/100 gam đất; độ no bazơ
(v%)>=70%.
* Nghiên cứu đánh giá đất của tổ chức FAO
Đứng trước tình hình suy thối đất đang diễn ra mạnh mẽ và ngày một gia
tăng, ngay từ những năm đầu của thập kỷ 70 nhiều quốc gia thuộc các nước
22
phát triển đã khơng ngừng hồn thiện các hệ thống đánh giá đất của mình, vì
đánh giá sử dụng đất thích hợp là cơ sở cần thiết cho quy hoạch sử dụng đất
và phát triển sản xuất nông nghiệp.
Trung tâm nghiên cứu phân loại đất quốc tế do UNESCO tài trợ, FAO thực
hiện đã xây dựng được bản đồ đất toàn cầu tỷ lệ 1: 5.000.000. Để thống kê
quỹ đất toàn cầu, FAO đã tập hợp trên 300 nhà khoa học thổ nhưỡng hàng
đầu thế giới và làm việc trong nhiều năm, đã đưa ra được một bảng phân loại
đất và bản đồ đất thế giới. [28], [32]
Qua những hội thảo quốc tế người ta nhận thức được tầm quan trọng xuất
phát từ yêu cầu cấp thiết của thực tiễn sản xuất đặt ra đó là cần phải có những
giải pháp hợp lý trong sử dụng đất nhằm hạn chế và ngăn chặn những tổn thất
đối với tài nguyên đất đai.
Thấy rõ được tầm quan trọng của công tác đánh giá, phân hạng đất đai là
cơ sở cho việc quy hoạch sử dụng đất, tổ chức FAO đã tập hợp các nhà khoa
học đất và các chuyên gia đầu ngành về nông nghiệp để tổng hợp các kết quả
và kinh nghiệm đánh giá đất đai của các nước và thấy rõ cần phải có những
nỗ lực khơng chỉ đơn phương ở từng quốc gia riêng rẽ, mà phải thống nhất
các nguyên tắc và tiêu chuẩn đánh giá đất đai trên phạm vi toàn cầu. Kết quả
là Uỷ ban Quốc tế nghiên cứu đánh giá đất đã được thành lập tại Rome (Italia)
của tổ chức FAO đã cho ra đời bản dự thảo đánh giá đất lần đầu tiên vào năm
1972. Sau đó đã được Blikman và Smyth biên soạn và cho in ấn chính thức
vào năm 1973. Năm 1975, bản dự thảo đã được các chuyên gia đánh giá đất
hàng đầu của tổ chức FAO tham gia đóng góp, đến năm 1976 "Đề cương
đánh giá đất đai – A Framework for Land Evaluation, 1976” đã được biên
soạn [28]. Qua những thử nghiệm ban đầu ở các nước đang phát triển bản đề
cương tiếp tục được bổ sung và hoàn thiện vào các năm sau để áp dụng đánh
giá đất đai cho các đối tượng cụ thể được công bố như:
- Đánh giá đất đai cho nền nông nghiệp nhờ mưa.
- Đánh giá đất đai vì sự phát triển.
23
- Đánh giá đất cho nền nông nghiệp được tưới.
- Đánh giá đất đai cho phát triển nông thôn.
- Đánh giá đất cho trồng trọt đồng cỏ quảng canh.
- Đánh giá đất đai và phân tích hệ thống canh tác phục vụ cho quy hoạch sử
dụng đất. [15]
Các tài liệu này được nhiều nước trên thế giới quan tâm thử nghiệm, vận
dụng và chấp nhận là phương tiện tốt nhất để đánh giá đất đai làm cơ sở cho
việc quy hoạch sử dụng đất (Dent F.J.1992).
Cơ sở của phương pháp đánh giá đất theo FAO là dựa trên phân hạng đất
thích hợp (Land suitability classification). Nền tảng của phương pháp này
là so sánh, đối chiếu mức độ thích hợp giữa yêu cầu của các loại hình sử
dụng đất (Land Use Type) với chất lượng đất và đặc tính vốn có của đơn vị
bản đồ đất (Land Mapping Unit), kết hợp với việc phân tích các khía cạnh
kinh tế, xã hội và môi trường liên quan đến sử dụng đất để lựa chọn
phương án sử dụng đất tốt nhất.[18]
Đánh giá đất theo FAO được ứng dụng rộng rãi để đánh giá khả năng của
đất đai đối với các mục đích sử dụng đất của con người trong sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi, quy hoạch vùng và bảo tồn thiên nhiên...
Nguyên tắc cơ bản trong đánh giá đất của FAO
- Đánh giá mức độ thích hợp của đất đai được đánh giá và phân hạng
cho các loại hình sử dụng đất cụ thể. Việc đánh giá đất đai đòi hỏi phải có
sự so sánh giữa lợi nhuận thu được và đầu tư cần thiết trên các loại hình
sử dụng đất LUT khác nhau (phân bón, lao động, thuốc trừ sâu, chi phí
máy móc...)
- u cầu phải có quan điểm tổng hợp trong đánh giá đất, nghĩa là phải có
sự phối hợp và tham gia đầy đủ của các nhà nông học, lâm nghiệp, kinh tế và
xã hội học. Việc đánh giá đất đai phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế
24
- xã hội của vùng/ khu vực cần nghiên cứu.
- Khả năng thích hợp của các LUT đưa vào sử dụng phải dựa trên cơ sở
bền vững, các nhân tố sinh thái trong sử dụng đất phải được cân nhắc để
quyết định. Đánh giá đất tập trung so sánh giữa các sử dụng đất của các LUT
khác nhau. [31], [33]
Quy trình đánh giá đất đai của FAO
Trong tài liệu “Đánh giá đất đai vì sự nghiệp phát triển” của FAO
(1986) đã chỉ dẫn các bước thực hiện đánh giá đất và quy hoạch sử dụng đất
theo hình 1.1[29]
3. Xác định loại
hình sử dụng đất
1. Xác
định mục
tiêu
9. Áp dụng
của việc
đánh giá đất
2. Thu
thập tài
liệu
8. Quy hoạch
sử dụng đất
5. Đánh giá khả
năng thích hợp
4. Xác định
đơn vị đất đai
7. Xác định
LH sử dụng đất
thích hợp nhất
6. Xác định
hiện
trạng
KT – XH và
mơi trường
Hình
1.1.bản
Sơ đồ
trongđánh
đánhgiá
giáđất
đấttheo
và quy
hoạch sử dụng đất
Xây
dựng
đồ các
đơnbước
vị đấtchính
đai trong
FAO
- Khái niệm về bản đồ đơn vị đất đai
Theo khái niệm của FAO "Đơn vị bản đồ đất đai (LMU)" là một
khoanh/ vạt đất được xác định cụ thể trên bản đồ đơn vị đất đai với những
đặc tính và tính chất đất đai riêng biệt, thích hợp đồng nhất cho từng loại
hình sử dụng đất, có cùng một điều kiện quản lý đất và cùng một khả năng
sản xuất và cải tạo đất. Mỗi đơn vị đất đai có chất lượng riêng và nó có
25
khả năng thích hợp với một loại hình sử dụng đất nhất định (FAO, 1983).
Tập hợp các đơn vị bản đồ đất đai trong khu vực/vùng đánh giá đất được
thể hiện bằng bản đồ đơn vị đất đai.
Theo đề xuất của FAO, việc xây dựng các LMU phải dựa trên những yếu tố
đất đai có ảnh hưởng rõ đến khả năng thích hợp của các LUT.
- Các đặc tính của đơn vị bản đồ đất đai
+ Các đơn vị đất đai được thể hiện trên bản đồ là những vùng với những
đặc tính và tính chất đủ để tạo lên sự khác biệt với các đơn vị đất đai khác và
đảm bảo sự thích hợp với các loại hình sử dụng đất khác nhau.
+ Các đơn vị đất đai có thể được mơ tả theo các đặc tính và tính chất của
chúng. Đặc tính là tính chất tương đối đơn giản có thể đo đếm được như
lượng mưa bình qn hàng năm, thành phần cơ giới khác biệt của đất, chế độ
nhiệt, chế độ ẩm, khả năng thoát nước của đất, chế độ cung cấp chất dinh
dưỡng cho đất...
- Chất lượng đất đai
Chất lượng đất đai là tính chất phức tạp, thông thường phản ánh mối quan
hệ nội tại của rất nhiều đặc tính đất, tính chất đất là những thuộc tính có thể
đo đếm được. Ví dụ: diện tích bị xói mịn, hay bị ngập úng, khả năng giữ lại
các chất dinh dưỡng... [15].
- Quy trình xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
Quy trình xây dựng bản đồ đơn vị đất đai bao gồm 4 bước theo hình 1.2
Lựa chọn và
phân cấp chỉ
tiêu bản đồ
đơn vị đất đai
Xây dựng các
bản đồ đơn
tính
Xây dựng bản
đồ đơn vị đất
đai
Mơ tả bản đồ
đơn vị đất đai
Hình 1.2. Sơ đồ các bước xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
Bước 1: Lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu bản đồ đơn vị đất đai