Tải bản đầy đủ (.pdf) (168 trang)

đánh giá khả năng thích hợp của các loại hình sử dụng đất phục vụ sản xuất nông nghiệp tại huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.86 MB, 168 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------------------

NGÔ THỊ HỒNG GẤM

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH HỢP CỦA CÁC LOẠI HÌNH
SỬ DỤNG ĐẤT PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI
HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

THÁI NGUYÊN – NĂM 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------------------

NGÔ THỊ HỒNG GẤM

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH HỢP CỦA CÁC LOẠI HÌNH
SỬ DỤNG ĐẤT PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI
HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 60 62 16

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
T.S. ĐÀM XUÂN VẬN

Thái nguyên – Năm 2010

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHDC

Cộng hịa dân chủ

CN

Cơng nghiệp

CNNN

Cơng nghiệp ngắn ngày

ĐB

Đơng Bắc

ĐVT


Đơn vị tính

ĐN

Đơng Nam

FAO

Food and Agriculture Organization – Tổ chức Nông lương

Liên hiệp Quốc
GIS

Geographic Information System - Hệ thống thông tin địa lý

GO

Tổng giá trị sản xuất

HTX

Hợp tác xã

KT – XH

Kinh Tế - Xã Hội



Lao động


LH

Loại hình

LUT

Land Use Type – Loại hình sử dụng đất

LMU

Land Mapping Unit – Đơn vị bản đồ đất đai

LUS

Land Use System – Hệ thống sử dụng đất

NN

Nơng nghiệp

TB

Trung bình

THCS

Trung học cơ sở

THPT


Trung học phổ thông

TTCC

Tiểu thủ công nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

XDCB

Xây dựng cơ bản

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



vi


Kinh de nghi cac thay co hoan thanh thu tuc quyet toan de tai de gui cho tai vu quyet toan
theo lich nhu sau:
- Thay Minh, the Hung,Thay Nong, Thay Nam,Thay Son, Thay Thuan, Co Pha nop chung
tu quyet toan tu ngay

12.12 den ngay 21.12.2010 cho phong tai vu.
- Thay Đang, Thay Tho, Tuan anh tu ngay 01.12 den ngay 11.12.2010
-Thay Nam,Thay Thanh, Tung, Thay Hoang Hung, co Phuong, co Gam, co Thuy, Quang
thi, Mai Anh tu ngay 23 den ngay 29.12.2010
Toi gui cac thay co mau chung tu quyt toan o file dinh kem.
Cac thay co co SV lam de tai NCKH giup cac em lam chung tu quyet toan.
Kinh mong cac thay co dung han quyet toan tren.
Đo Thi Lan
Vào Thư trước | Xem Thư sau | Trở lại Thư
Đánh dấu Chưa đọc | In

Xóa
Tr? l?i

Chuy?n ti?p

Tr? l?i

Thu rác
Di chuy?n...

Di chuy?n...

Đánh dấu cờ cho thư này
Hoi nghi khoa hoc tre toan quoc
Thứ Ba, 7 tháng 12, 2010 09:31
Từ:

Người gửi này đã có xác minh DomainKey
"do thi lan" <>

Thêm tên người gửi vào Sổ Địa chỉ
Gửi:
"Minh Dang" <>, "Nguyen Quang Thi" <>, "gam Ngo"
<>, "Nguyen Ngoc Anh" <>, "ngoc thanh du ngoc
thanh" <>, "levantho -cuncon" <>,
ác
Thư có tập tin đính kèm
1 tập tin (39KB)



CONG VAN HOI NGHI 2010.doc

Kinh gui cac thay co giao,
De chuan bi cho hoi nghi khoa hoc tre toan quoc lan thu 5 to chuc tai Dai hoc can tho, khoa
kinh de nghi cac thay co giao tre va cac sinh vien co de tai NCKH
viet bai du thi. Quy dinh viet bai cac thay co doc o cong van dinh kem.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



vi


Thoi gian muan nhat gui cho toi qua mail vao thu 6 ngay 10.12.2010.
Kinh de nghi cac thay co gui bai dung han.
Do Thi Lan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




vi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Sơ đồ các bước chính trong đánh giá đất và QH sử dụng đất……...18
Hình 1.2. Sơ đồ các bước xây dựng bản đồ đơn vị đất đai………………19
Hình 1.3. Sơ đồ cấu trúc của phân hạng thích hợp đất đai theo FAO……….26
Hình 3.1. Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm huyện Võ Nhai………..52
Hình 3.2. Lượng mưa trung bình các tháng trong năm huyện Võ Nhai……....52
Hình 3.3. Cơ cấu thành phần dân tộc huyện Võ Nhai năm 2009………...….62
Hình 3.4. Biến động GO trong giai đoạn 2007 -2009……………………….65
Hình 3.5. Cơ cấu GO của huyện Võ Nhai năm 2009………………………..65
Hình 3.6. Sơ đồ quy trình thành lập bản đồ đơn vị đất đai bằng kỹ thuật GIS…...75
Hình 3.7. Cảnh LUT 2 lúa – màu (xã Dân Tiến)…………………………….88
Hình 3.8. Cảnh quan LUT 2 màu – lúa (xã Lâu Thượng)…………………...88
Hình 3.9. Cảnh quan LUT 2 lúa (xã Dân Tiến)……………………………...89
Hình 3.10. Cảnh quan LUT lúa – màu (đậu tương xuân xã Nghinh Tường)……...89
Hình 3.11. Cảnh quan LUT chuyên rau, màu và cây CNNN (xã Dân Tiến)……...90
Hình 3.12. Cảnh quan LUT chuyên cây thuốc lá (xã Lâu Thượng)……...….90
Hình 3.13. Cảnh quan LUT chuyên sắn xã Nghinh Tường………………….90
Hình 3.14. Thu nhập hỗn hợp của các kiểu sử dụng đất…………………...100

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

viii





vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Một số đặc điểm khí hậu thủy văn của huyện…………………

51

Bảng 3.2. Những loại đất chính của huyện……………………………

54

Bảng 3.3. Tình hình dân số và lao động huyện Võ Nhai giai đoạn 2007 – 2009…

60

Bảng 3.4. Thành phần dân tộc của huyện Võ Nhai giai đoạn 2007 -2009.

61

Bảng 3.5. Cơ cấu lao động của huyện Võ Nhai năm 2009………………

62

Bảng 3.6. Kết quả sản xuất các ngành kinh tế của huyện Võ Nhai giai
đoạn 2007 – 2009………………………………………………………...

64


Bảng 3.7. Phân loại hộ nghèo theo tiêu chuẩn và mức sống dân cư trong
giai đoạn 2007 – 2009……………………………………………………

66

Bảng 3.8. Năng suất cây trồng của huyện Võ Nhai qua 3 năm…………..

67

Bảng 3.9. Hiện trạng sử dụng đất huyện Võ Nhai năm 2009……………

69

Bảng 3.10. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Võ Nhai năm 2009.

70

Bảng 3.11. Phân loại đất canh tác nông nghiệp huyện Võ Nhai…………

76

Bảng 3.12. Các chỉ tiêu phân cấp của bản đồ đơn vị đất đai…………….

78

Bảng 3.13. Số lượng và đặc tính đơn vị đất đai huyện Võ Nhai…………

79

Bảng 3.14. Các loại hình sử dụng đất huyện Võ Nhai…………………...


87

Bảng 3.15. Hệ thống sử dụng đất ở Võ Nhai…………………………….

92

Bảng 3.16. Yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất………….

95

Bảng 3.17. Hiệu quả kinh tế các loại cây trồng chính tính bình qn cho 1 ha.

98

Bảng 3.18. Phân cấp mức độ đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất……

99

Bảng 3.19. Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất tính bình qn cho 1 ha.

101

Bảng 3.20. Mức độ thích hợp đất đai hiện tại…………………………...

111

Bảng 3.21. Mức độ thích hợp hiện tại của các loại hình sử dụng đất……

112


Bảng 3.22. Kết quả phân hạng thích hợp đất đai hiện tại………………...

112

Bảng 3.23. Mức độ thích hợp đất đai tương lai…………………………..

119

Bảng 3.24. Mức độ thích hợp tương lai của các loại hình sử dụng đất….

120

Bảng 3.25. Kết quả phân hạng thích hợp đất đai tương lai………………

121

Bảng 3.26. Loại hình sử dụng đất cho tương lai…………………………

125

Bảng 3.27. So sánh diện tích các LUT hiện tại và đề xuất……………….

126

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Một số đặc điểm khí hậu thủy văn của huyện…………………….51
Bảng 2.2. Những loại đất chính của huyện…………………………………54
Bảng 2.3. Tình hình dân số và lao động huyện Võ Nhai giai đoạn 2007 – 2009…….60
Bảng 2.4. Thành phần dân tộc của huyện Võ Nhai giai đoạn 2007 -2009…..61
Bảng 2.5. Cơ cấu lao động của huyện Võ Nhai năm 2009…………………..62
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




vii
Bảng 2.6. Kết quả sản xuất các ngành kinh tế của huyện Võ Nhai giai đoạn
2007 – 2009………………………………………………………………….64
Bảng 2.7. Phân loại hộ nghèo theo tiêu chuẩn và mức sống dân cư trong giai
đoạn 2007 – 2009……………………………………………………………66
Bảng 2.8. Năng suất cây trồng của huyện Võ Nhai qua 3 năm……………...67
Bảng 2.9. Hiện trạng sử dụng đất huyện Võ Nhai năm 2009……………….69
Bảng 2.10. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Võ Nhai năm 2009…..70
Bảng 2.11. Phân loại đất canh tác nông nghiệp huyện Võ Nhai…………….76
Bảng 2.12. Các chỉ tiêu phân cấp của bản đồ đơn vị đất đai………………...78
Bảng 2.13. Số lượng và đặc tính đơn vị đất đai huyện Võ Nhai…………….79
Bảng 2.14. Các loại hình sử dụng đất huyện Võ Nhai………………………87
Bảng 2.15. Hệ thống sử dụng đất ở Võ Nhai………………………………..92
Bảng 2.16. Yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất……………..95
Bảng 2.17. Hiệu quả kinh tế các loại cây trồng chính tính bình qn cho 1 ha…...98
Bảng 2.18. Phân cấp mức độ đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất……….99

Bảng 2.19. Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất tính bình qn cho 1 ha…101
Bảng 2.20. Mức độ thích hợp đất đai hiện tại……………………………..111
Bảng 2.21. Mức độ thích hợp hiện tại của các loại hình sử dụng đất………112
Bảng 2.22. Kết quả phân hạng thích hợp đất đai hiện tại…………………..112
Bảng 3.1. Mức độ thích hợp đất đai tương lai……………………………...119
Bảng 3.2. Mức độ thích hợp tương lai của các loại hình sử dụng đất……...120
Bảng 3.3. Kết quả phân hạng thích hợp đất đai tương lai………………….121
Bảng 3.4. Loại hình sử dụng đất cho tương lai…………………………….125
Bảng 3.5. So sánh diện tích các LUT hiện tại và đề xuất…………………..126

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan…………………………………………………………………..i
Lời cảm ơn.....………………………………………………………………...ii
Mục lục………………………………………………………………...…….iii
Danh mục chữ viết tắt………………………………………………………..vi
Danh mục các bảng………………………………………………………….vii
Danh mục các hình………………………………………………………….viii
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài…………………………………………………….1
2. Mục tiêu nghiên cứu………………………………………………………..2
2.1. Mục tiêu chung…………………………………………………………...2
2.2. Mục tiêu cụ thể…………………………………………………………...3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………………….3
3.1. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………….3

3.2. Phạm vi nghiên cứu………………………………………………………3
4. Nội dung nghiên cứu……………………………………………………….3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn……………………………………………...4
6. Bố cục của luận văn………………………………………………………...4
Chƣơng 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học đánh giá đất…………………………………………...5
1.1.1. Tầm quan trọng của công tác đánh giá đất……………………………..5
1.1.2. Cơ sở lý luận về đánh giá đất…………………………………………..6
1.1.2.1. Đánh giá đất dựa vào điều kiện tự nhiên……………………………..7
1.1.2.2. Đánh giá đất đai dựa vào các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội
và hiệu quả về môi trường ……………………………………………………7
1.1.3. Cơ sở thực tiễn về đánh giá đất………………………………………...8
1.1.3.1. Tình hình nghiên cứu đánh giá đất ở nước ngoài……………………8
1.1.3.2. Nghiên cứu về đánh giá đất ở Việt Nam…………………………....33
1.2. Phƣơng pháp nghiên cứu……………………………………………...41
1.2.1. Chọn điểm nghiên cứu………………………………………………...41

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



iii


1.2.2. Phương pháp thu thập số liệu…………………………………………43
1.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp.....................................................................43
1.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp.......................................................................44
1.2.3. Phương pháp đánh giá thích hợp theo FAO..........................................45
1.2.4. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu...................................................45
1.2.5. Các chỉ tiêu dùng để phân tích đánh giá khả năng thích hợp của các loại

hình sử dụng đất..............................................................................................45
1.2.5.1. Chỉ tiêu kết quả sản xuất và chi phí sản xuất.....................................45
1.2.5.2. Chỉ tiêu hiệu quả sản xuất..................................................................46
1.2.6. Phương pháp thành lập bản đồ bằng công nghệ GIS............................48
Chƣơng 2: HIỆN TRẠNG VÀ KHẢ NĂNG THÍCH HỢP CỦA CÁC
LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT PHỤC VỤ SẢN XUẤT NƠNG NGHIỆP
HUYỆN VÕ NHAI TỈNH THÁI NGUYÊN
2.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu.........................................................49
2.1.1 Điều kiện tự nhiên..................................................................................49
2.1.1.1. Vị trí địa lý.........................................................................................49
2.1.1.2. Địa hình, địa mạo...............................................................................49
2.1.1.3. Khí hậu...............................................................................................50
2.1.1.4. Thủy văn.............................................................................................52
2.1.1.5. Thổ nhưỡng........................................................................................53
2.1.1.6. Tài nguyên khoáng sản.......................................................................55
2.1.1.7. Tài nguyên rừng.................................................................................56
2.1.1.8. Tài nguyên nhân văn..........................................................................56
2.1.1.9. Cảnh quan môi trường........................................................................56
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội......................................................................57
2.1.2.1. Tổng quan tình hình kinh tế - xã hội..................................................57
2.1.2.2. Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật.......................................................57
2.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn huyện..................................63
2.1.2.4. Hiện trạng sử dụng đất.......................................................................69
2.2. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai............................................................73
2.2.1. Xác định các yếu tố và chỉ tiêu phân cấp bản đồ đơn vị đất đai...........73

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




iii


2.2.2. Phân cấp các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai..........................76
2.2.3. Mô tả các đơn vị bản đồ đất đai (LMU)................................................78
2.3. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nơng nghiệp huyện Võ Nhai..........86
2.3.1. Các loại hình sử dụng đất của huyện Võ Nhai......................................86
2.3.2. Các hệ thống sử dụng đất của huyện Võ Nhai......................................91
2.3.3. Xác định các yêu cầu sử dụng đất.........................................................93
2.3.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các kiểu dụng đất..................................96
2.3.5. Phân tích ảnh hưởng mơi trường đến các loại hình sử dụng đất.........101
2.3.5.1. Tác động của các yếu tố môi trường sinh thái đến các loại hình sử
dụng đất sản xuất nơng nghiệp......................................................................102
2.3.5.2. Tác động của các yếu tố môi trường sản xuất đến các loại hình sử dụng
đất.............................................................................................................................104
2.3.6. Phân tích ảnh hưởng xã hội đến các loại hình sử dụng đất.................106
2.3.7. Lựa chọn các loại hình sử dụng đất.....................................................108
2.4. Đánh giá phân hạng thích hợp đất đai...............................................109
2.5. Phân hạng thích hợp hiện tại...............................................................110
Chƣơng 3: ĐỀ XUẤT CÁC LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT TƢƠNG
LAI CHO HUYỆN VÕ NHAI TỈNH THÁI NGUYÊN
3.1. Phân hạng thích hợp tƣơng lai………………………………………115
3.1.1. Giải pháp thực hiện………………………………………………….116
3.1.2. Kết quả phân hạng thích hợp đất đai tương lai………………………120
3.2. Đề xuất sử dụng đất trong tƣơng lai………………………………...122
3.2.1. Dự báo tiềm năng lao động và biến động quỹ đất canh tác trồng cây
hàng năm của huyện Võ Nhai đến năm 2015…………………………..122
3.2.2. Kết quả đề xuất sử dụng đất trong tương lai………………………...122
PHẦN KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
I. Kết luận………………………………………………………………….128

II. Đề nghị………………………………………………………………….129
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ……………………...130
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................131
PHẦN PHỤ LỤC..........................................................................................134

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



iii


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



iii


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, không thể tái tạo được
đối với mỗi Quốc gia. Nó khơng chỉ là đối tượng lao động mà còn là tư liệu
sản xuất không thể thay thế trong sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp. Đặc
biệt là đất nơng nghiệp có hạn về diện tích, có nguy cơ bị suy thối dưới tác
động của thiên nhiên và sự thiếu hiểu biết của con người trong quá trình hoạt
động sản xuất. Khi xã hội phát triển, dân số tăng nhanh, quá trình đơ thị hóa
diễn ra mạnh, kéo theo những địi hỏi ngày càng tăng về lương thực, thực

phẩm, nhu cầu sinh hoạt, nhu cầu về đất sử dụng vào mục đích chuyên dùng...
Trên thực tế đã để lại những hậu quả nghiêm trọng do việc sử dụng đất chưa
hợp lý như đất bị rửa trơi, xói mịn, đất bị sa mạc hóa. Điều này đã tạo nên áp
lực ngày càng lớn đối với đất sản xuất nông nghiệp, làm cho quỹ đất nơng
nghiệp ln có nguy cơ bị suy giảm diện tích, trong khi khả năng khai hoang
đất mới và các loại đất khác chuyển sang đất nông nghiệp rất hạn chế. Việc
thiếu đất sản xuất, an tồn lương thực khơng được đảm bảo đã và đang trở
thành mức báo động toàn cầu. Do vậy, việc nghiên cứu đánh giá tiềm năng
đất đai, đặc biệt là đất sản xuất nông nghiệp để tổ chức sử dụng hợp lý, có
hiệu quả trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững ngày càng trở nên
cấp thiết, quan trọng đối với mỗi Quốc gia.[1]
Để giải quyết vấn đề trên, các nhà khoa học của nhiều nước trên thế giới đã
tập trung nghiên cứu đánh giá đất từ rất lâu và ngày càng hiện đại hơn. Đánh
giá đất đai là một nội dung nghiên cứu khơng thể thiếu được trong chương
trình phát triển một nền nơng lâm nghiệp bền vững và có hiệu quả, vì đất đai
là tư liệu sản xuất cơ bản nhất của người nơng dân, họ phải tự tích lũy những
hiểu biết hạn chế trong sử dụng đất của mình, đồng thời nắm được những
phương thức sử dụng đất thích hợp. Trong nền nông nghiệp ổn định và phát
triển bền vững thì cơng tác đánh giá đất đai là cơng việc đầu tiên mang tính
nền tảng cho qui hoạch sử dụng đất hợp lý, có hiệu quả cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




2

Việc đánh giá đúng mức độ thích hợp của các loại hình sử dụng đất để tổ
chức sử dụng hợp lý, có hiệu quả đang trở thành một vấn đề có tính thiết thực
với tất cả các địa phương. Từ kết quả đánh giá tiềm năng đất đai phải đưa ra

được các giải pháp mang tính chiến lược và định hướng sử dụng đất cho
tương lai để tổ chức sử dụng đất hiệu quả và lâu bền. Những năm gần đây,
phương pháp đánh giá phân hạng đất thích hợp theo chỉ dẫn của FAO đã được
nhiều nước trên thế giới công nhận và áp dụng.
Võ Nhai là một huyện vùng cao nằm về phía đơng bắc tỉnh Thái Ngun có
tổng diện tích tự nhiên 84.5104,41 ha với dân số 63.950 người, điều kiện địa
hình phức tạp nhiều đồi núi có độ dốc cao, giao thơng đi lại khó khăn. Nền
kinh tế của huyện còn chậm phát triển, mức thu nhập thấp. Tuy vậy, huyện Võ
Nhai có quỹ đất nơng nghiệp khá lớn, điều kiện thiên nhiên ở đây tương đối
thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Vấn đề đặt ra là phải nghiên cứu
đánh giá được tiềm năng đất đai và các tài nguyên thiên nhiên của huyện để
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, đẩy mạnh sản
xuất hàng hóa, từng bước nâng cao đời sống của nhân dân trong huyện. Vì
vậy:“Đánh giá khả năng thích hợp của các loại hình sử dụng đất phục vụ
sản xuất nông nghiệp tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên” nhằm sử dụng
đất hiệu quả và lâu bền trên cơ sở xây dựng một nền nông nghiệp đa canh và
mang tính thương mại là nhu cầu bức thiết trong phát triển nông nghiệp nông
thôn ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
- Đánh giá các loại hình sử dụng đất làm cơ sở phân hạng thích hợp đất đai
phục vụ sản xuất nông nghiệp ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên theo
hướng dẫn của FAO.
- Kết quả nghiên cứu là căn cứ khoa học để xây dựng phương án sử dụng
đất nơng nghiệp theo hướng đa dạng hóa cây trồng, tạo đà cho phát triển kinh
tế - xã hội của huyện Võ Nhai.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





3

2.2. Mục tiêu cụ thể
- Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên về đất đai, đặc điểm kinh tế - xã
hội của vùng nghiên cứu, phát hiện những tiềm năng và tồn tại trong sử
dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện.
- Xác định hướng phát triển trong sử dụng đất nông nghiệp của huyện Võ
Nhai, tỉnh Thái Nguyên thông qua yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử
dụng đất.
- Trên cơ sở kết quả đánh giá các loại hình sử dụng đất, đề xuất được
các loại hình sử dụng đất thích hợp phục vụ sản xuất nông nghiệp huyện
Võ Nhai.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
* Về khoa học
- Góp phần bổ sung và hồn thiện cơ sở lý luận khoa học cho việc sử dụng
đất nông nghiệp huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên và khu vực vùng đồi núi
phía Bắc Việt Nam.
* Về thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu chỉ rõ thế mạnh và sự hạn chế của các đặc tính, tính
chất đất đai và các loại hình sử dụng đất hiện tại trong sản xuất nông nghiệp ở
khu vực nghiên cứu.
- So sánh ưu thế của loại hình sử dụng đất đề xuất với loại hình sử dụng
đất trước đây của huyện.
- Xây dựng các giải pháp sử dụng hợp lý, có hiệu quả và bền vững nguồn
tài nguyên đất cho phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Võ Nhai - Tỉnh
Thái Nguyên.
4. Bố cục của luận văn
Luận văn bao gồm 2 phần và 3 chương
Phần mở đầu

Chương 1: Tổng quan tài liệu
Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Phần kết luận và đề nghị

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




4

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học đánh giá đất
1.1.1. Tầm quan trọng của công tác đánh giá đất
Đất đai đóng vai trị quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội lồi
người, nó là cơ sở tự nhiên, là tiền đề cho mọi quá trình sản xuất. C.Mac đã
nhấn mạnh: "Lao động là cha, đất đai là mẹ của mọi của cải vật chất xã hội".
Đất đai là cội nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm và vật chất khác cho
con người. Để sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đang là
một vấn đề cấp bách đặt ra cho các nhà khoa học.
Khoa học đánh giá đất đai ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của
khoa học nông nghiệp và các lĩnh vực khoa học khác. Đánh giá đất đai là một
phần quan trọng của việc đánh giá tài nguyên thiên nhiên và cũng là cơ sở để
định hướng sử dụng đất hợp lý, bền vững trong sản xuất nông, lâm nghiệp.
Đánh giá đất đai từ lâu đã được các nhà khoa học ở nhiều quốc gia và nhiều tổ
chức quốc tế quan tâm nghiên cứu, những kết quả đánh giá đất đã được tổng
kết và khái quát chung trong khuôn khổ hoạt động của các tổ chức liên hợp
quốc như: FAO, Unesco... và được coi như tài sản tri thức chung của nhân loại.

Hiện nay trên thế giới có khoảng 3,3 tỷ ha đất nơng nghiệp, trong đó đã
khai thác được 1,5 tỷ ha, cịn lại đa phần là đất xấu, sản xuất nông nghiệp gặp
nhiều khó khăn [2]. Trong 45 năm qua, theo kết quả đánh giá của Liên hợp
quốc về "Chương trình mơi trường " cho thấy: 1,2 tỷ ha đất đang bị thoái hố
ở mức trung bình hoặc nghiêm trọng do những hoạt động của con người. Cho
đến những năm đầu của thế kỷ 21 này vẫn còn gần 1/10 dân số thế giới thiếu
ăn và bị đe dọa hàng năm, mức sản xuất so với yêu cầu sử dụng lương thực
trên thế giới vẫn thiếu hụt từ 150 - 200 triệu tấn. Mặt khác, hàng năm có
khoảng 6 - 7 triệu ha đất nơng nghiệp bị loại bỏ do xói mịn và thối hố. Để

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




5

giải quyết được nhu cầu về lương thực không ngừng gia tăng con người phải
tiến hành thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng và mở rộng diện tích
đất nơng nghiệp [7]. Bên cạnh đó, việc ngăn chặn được những suy thoái về tài
nguyên đất đai gây ra do sự thiếu hiểu biết của con người và hướng tới việc
sử dụng và quản lý đất một cách có hiệu quả trong tương lai thì cơng tác
nghiên cứu về đánh giá đất là rất quan trọng và cần thiết.[3]
Như vậy, đánh giá đất đai gắn liền với sự tồn tại của lồi người và khoa
học cơng nghệ; gắn liền với việc sử dụng đất hiện tại và tương lai; là cơ sở cốt
lõi để sử dụng đất bền vững. Việc đánh giá đất phải được xem xét trên phạm
vi rất rộng, bao gồm cả không gian, thời gian, các yếu tố tự nhiên và xã hội.
Đánh giá đất đai không chỉ là lĩnh vực khoa học tự nhiên mà còn mang tính
kinh tế và kỹ thuật nữa [19]. Vì vậy, cần kết hợp chuyên gia của nhiều ngành
tham gia đánh giá đất. [7]

1.1.2. Cơ sở lý luận về đánh giá đất
1.1.2.1. Đánh giá đất dựa vào điều kiện tự nhiên
Đánh giá đất đai dựa vào điều kiện tự nhiên là: Xác định mối quan hệ của
các yếu tố cấu thành đất (sinh vật, địa hình, khí hậu, đá mẹ, thời gian và tác
động của con người), các điều kiện sinh thái đất và các thuộc tính của chúng
có tính quy luật hoặc khơng có tính quy luật ảnh hưởng (tốt hoặc xấu) tới hiệu
quả và mục đích của các loại sử dụng đất.
Tuỳ thuộc mục đích đặt ra mà lựa chọn các yếu tố, chỉ tiêu của từng yếu tố và
tiêu chuẩn đánh giá đất phù hợp trong điều kiện cụ thể của từng quy mơ, vùng
và quốc gia có thể giống hoặc khác nhau.[15]
Docutraiep (Liên Xô cũ) cho rằng: "Độ phì tiềm tàng là yếu tố cơ bản nhất
để xác định khả năng của đất, sử dụng độ phì tiềm tàng là phương pháp duy
nhất thực hiện được để xác định giá trị tương đối của đất".

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




6

Dolomong (Pháp) cho rằng: "Khả năng của đất ảnh hưởng rất lớn đến đặc
tính dinh dưỡng cây trồng và ở một mức độ nhất định cây trồng sẽ thể hiện
được tính chất của đất. Có thể lập thang năng suất biểu thị tương quan sơ bộ
giữa đặc tính của đất đai - đó là thống kê năng suất nhiều năm".
Nhà thổ nhưỡng Russell (Anh) cũng cho rằng: "Đánh giá đất theo năng suất
cây trồng là rất tốt nhưng sẽ gặp nhiều khó khăn, vì trong năng suất cây trồng
bao hàm cả khả năng hiểu biết của người sử dụng đất. Bởi vậy, đánh giá đất
theo năng suất cây trồng chỉ sử dụng để đánh giá sơ bộ độ màu mỡ của các loại
đất khác nhau".

FAO tổng kết:
- Đánh giá đất đai về mặt tự nhiên chỉ ra mức độ thích nghi đối với sử dụng
đất hoàn toàn dựa trên cơ sở các điều kiện tự nhiên mà không xem xét đến các
điều kiện kinh tế.
- Đánh giá đất đai về mặt tự nhiên nhấn mạnh các khía cạnh bền vững
tương đối về sự thích nghi cuả các điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng… vì chúng
ít thay đổi hơn so với các yếu tố kinh tế.
- Đánh giá đất đai về mặt tự nhiên được sử dụng để chia các đơn vị đất đai
thành các nhóm quản lý, phục vụ các nghiên cứu chi tiết và hồn tồn có giá
trị trong thời gian lâu dài vì các mức thích nghi về mặt tự nhiên thay đổi rất
chậm. [29], [30]
1.1.2.2. Đánh giá đất đai dựa vào các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, hiệu quả
xã hội và hiệu quả về môi trƣờng [15]
* Đánh giá đất đai dựa vào hiệu quả kinh tế
Đánh giá kinh tế đất là các ước tính thực tế của sự thích nghi về kinh tế ở
mỗi đơn vị đất đai theo các chỉ tiêu về kinh tế. Các chỉ tiêu này cũng thể hiện
mối liên quan tới các đặc tính của đất đai.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




7

Các chỉ tiêu kinh tế thường dùng trong đánh giá đất là:
- Tổng giá trị sản phẩm
- Thu nhập thuần tuý
- Hiệu quả sử dụng vốn
- Giá trị ngày công lao động

* Đánh giá đất đai dựa vào hiệu quả xã hội
- Giá trị sản xuất trên lao động nông lâm (nhân khẩu nơng lâm).
- Tỷ lệ giảm hộ đói nghèo.
- Mức độ giải quyết công ăn việc làm, thu hút lao động.
- Sản phẩm tiêu thụ trên thị trường.
- Đời sống người lao động, cơ sở hạ tầng....
* Đánh giá đất đai dựa vào hiệu quả môi trường
- Tỷ lệ che phủ.
- Mức độ xói mịn.
- Khả năng bảo vệ, cải tạo đất.
- Tỷ lệ diện tích đất trồng được trồng rừng.
- Tỷ lệ diện tích đất nơng nghiệp, lâm nghiệp được giao sử dụng.
1.1.3. Cơ sở thực tiễn về đánh giá đất
1.1.3.1. Tình hình nghiên cứu đánh giá đất ở nƣớc ngoài
Đánh giá đất đai đã được nghiên cứu từ lâu trên thế giới và trở thành một
khâu trọng yếu trong các hoạt động đánh giá tài nguyên hay quy hoạch sử
dụng đất. Công tác đánh giá đất đai có vai trị rất lớn trong việc sử dụng tài
nguyên đất đai bền vững và trở thành công cụ cần thiết cho việc quy hoạch,
bố trí sử dụng đất hợp lý. [22]
Hiện nay, những kết quả và thành tựu về đánh giá đất đai đã được người ta
tổng kết trong phạm vi hoạt động của các tổ chức Liên hợp quốc và coi đó
như tài sản trí thức chung của nhân loại. Có thể khái quát một số phương pháp
đánh giá đất đai trên thế giới như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




8


* Đánh giá đất đai theo phân loại định lƣợng (Soil Taxonomy) của Mỹ
Tại Mỹ công tác phân hạng đất đai nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên đất đã
được quan tâm vào những năm 1950. Mặc dù công tác điều tra phân loại đất
của Hoa Kỳ mang tính thực tiễn cao, nhưng việc thể hiện kết quả điều tra lại
quá phức tạp do đó khó vận dụng trong thực tế sản xuất. Vì vậy, Bộ Nơng
nghiệp Hoa Kỳ đã xây dựng một phương pháp đánh giá đất đai mới: "Phân loại
tiềm năng đất đai". Cơ sở đánh giá tiềm năng sử dụng đất dựa vào các yếu tố
hạn chế trong sử dụng đất những yếu tố hạn chế này được chia thành 2 nhóm:
- Nhóm các yếu tố hạn chế vĩnh viễn bao gồm những hạn chế không dễ
dàng thay đổi và cải tạo được như: độ dốc, độ dày tầng đất, điều kiện khí hậu
khắc nghiệt.
- Nhóm những yếu tố hạn chế tạm thời có khả năng cải tạo được bằng các
biện pháp quản lý và chăm sóc như hàm lượng dịnh dưỡng, điều tiết nước.....
Đất đai được đánh giá theo 3 cấp: Nhóm, nhóm phụ và loại. Có 2 phương
pháp đánh giá đất đai được áp dụng rộng rãi ở Mỹ:
- Phương pháp tổng hợp: Phân chia phức hệ lãnh thổ tự nhiên và đánh giá
đất đai theo năng suất cây trồng trong nhiều năm (10 năm trở lên). Khi tiến
hành đánh giá đất đai, các nhà khoa học đã tiến hành phân hạng đất đai cho
từng loại cây trồng chính, đặc biệt là cây lúa mì và xác định mối tương quan
giữa đất đai với các giống lúa mì được trồng trên đó để đề ra những biện
pháp thâm canh tăng năng suất. [19]
- Phương pháp yếu tố: Bằng cách thống kê yếu tố tự nhiên và kinh tế để so
sánh, lấy lợi nhuận tối đa là 100 điểm để làm mốc so sánh với các đất khác. [18]
Ở mức tổng quát, Mỹ đã phân hạng đất đai bằng phương pháp quy nhóm đất
phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp gọi là đánh giá tiềm năng đất. Người ta chia
đất đai trong lãnh thổ Mỹ thành 8 nhóm khác nhau: Bốn nhóm đầu là thích hợp
cho sản xuất nơng nghiệp và bốn nhóm sau là những nhóm khơng thích hợp cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





9

sản xuất nơng nghiệp được dùng vào các mục đích sử dụng khác.
Bốn nhóm đầu thích hợp cho sản xuất nơng nghiệp (từ thích hợp cao đến
thấp) gồm:
- Nhóm 1: Bao gồm những loại đất khơng có trở ngại gì trong khi sử dụng,
thích hợp với nhiều loại cây trồng. Đặc điểm là tầng đất dày, khơng bị xói mịn,
dễ canh tác, khơng địi hỏi nhiều biện pháp chống xói mịn bảo vệ đất.
- Nhóm 2: Bao gồm những loại đất cũng thích hợp với nhiều loại cây trồng,
nhưng có chất lượng kém hơn nhóm 1, thể hiện một số hạn chế nhỏ.
- Nhóm 3: Thích hợp với nhiều loại cây trồng, nhưng khi sản xuất phải tuân
thủ một số biện pháp bảo vệ đất, mức độ hạn chế của các yếu tố đã tăng lên.
- Nhóm 4: Gồm những loại đất thích hợp với một số loại cây trồng nhưng
khơng thường xun, do đó phải có nhiều biện pháp cải tạo mới sử dụng có
hiệu quả.
Phương pháp đánh giá "Phân loại tiềm năng đất đai" của Mỹ tuy không đi
sâu vào từng loại hình cụ thể đối với sản xuất nông nghiệp và xác định về mặt
hiệu quả kinh tế - xã hội, song lại rất quan tâm đến những yếu tố hạn chế bất
lợi trong sử dụng đất và việc xác định các biện pháp bảo về đất có tính đến
các vấn đề về mơi trường là rất có ý nghĩa cho việc tăng cường bảo vệ mơi
trường sinh thái.
* Đánh giá đất đai ở Liên Xô (cũ)
Đây là trường phái đánh giá đất đai theo quan điểm phát sinh, phát triển
của Docuchaep V.V. Trường phái này cho rằng, đánh giá đất đai trước hết
phải đề cập đến loại thổ nhưỡng và chất lượng tự nhiên của đất là những chỉ
tiêu mang tính khách quan và đáng tin cậy. Ông đã đề ra những nguyên tắc
trong đánh giá đất đai là xác định các yếu tố đánh giá đất phải ổn định và phải

nhận biết được rõ ràng, phải phân biệt được các yếu tố một cách khách quan
và có cơ sở khoa học, phải tìm tịi để năng cao sức sản xuất của đất, phải có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




10

sự đánh giá thống kê kinh tế và thống kê nơng học của đất đai mới có giá trị
trong việc đề ra những biện pháp sử dụng đất tối ưu. [20]
Trên cơ sở quán triệt những nguyên tắc khoa học về đánh giá đất đai do
Docuchaep V.V. đề xướng, nhiều nhà khoa học với các cơng trình nghiên cứu
của mình đã bổ sung, phát triển cơ sở khoa học về đánh giá đất đai. Trong đó
phải kể đến các cơng trình nghiên cứu đánh giá đất đai của Ivanop P.V (1963),
Cheremuskin C.D (1962), Dodokov N.P (1969), Degchiraev I.V (1973)...
Phương pháp đánh giá đất ở Liên Xô cũ được ứng dụng theo hai hướng là
đánh giá đất chung và riêng (theo hiệu suất cây trồng là ngũ cốc và cây họ
đậu). Đơn vị đánh giá đất là các chủng, loại đất. Quy định đánh giá đất cho
cây có tưới, đất được tiêu úng, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cỏ thâm canh
và đồng cỏ chăn thả. Chỉ tiêu đánh giá đất là năng suất, giá thành sản phẩm
(rúp/ha), mức hoàn vốn, địa tơ cấp sai (phần có lãi thuần t). [22]
Nguyên tắc đánh giá mức độ sử dụng đất thích hợp là phân chia khả năng
sử dụng đất đai trên tồn lãnh thổ theo các nhóm và các lớp thích hợp.
- Nhóm đất thích hợp được phân theo điều kiện vùng sinh thái đất đai tự
nhiên trên phạm vi vùng rộng lớn.
- Lớp đất thích hợp là những vùng được tách ra theo sự khác biệt về loại
hình thổ nhưỡng như điều kiện địa hình, mẫu chất, thành phần cơ giới và chế
độ nước. Trong cùng một lớp sẽ có sự tương đồng về điều kiện sản xuất, khả

năng ứng dụng kỹ thuật cũng như các biện pháp cải tạo và bảo vệ đất.
Việc phân hạng và đánh giá đất đai được thực hiện theo 3 bước:
- Đánh giá lớp phủ thổ nhưỡng (so sánh các loại thổ nhưỡng theo tính chất
tự nhiên).
- Đánh giá khả năng sản xuất của đất đai (yếu tố được xem xét kết hợp với
khí hậu, độ ẩm, địa hình…).
- Đánh giá kinh tế đất (chủ yếu đánh giá khả năng sản xuất hiện tại của đất đai).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




11

Học thuyết phát sinh trong đánh giá đất đai của Docuchaep V.V được thừa
nhận và được phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt các nước thuộc hệ
thống xã hội chủ nghĩa cũ ở Đông Âu. Tại các nước CHDC Đức (cũ),
Bungari, Hungari, Tiệp Khắc, Ba Lan, công tác đánh giá đất đai và quy hoạch
sử dụng đất hợp lý đã được tiến hành khá phổ biến (Grigoriev E.V. 1971).
Tóm lại, phương pháp đánh giá đất của Liên Xô cũ chủ yếu tập trung
nghiên cứu các yếu tố về điều kiện tự nhiên của đất đai mà chưa xem xét một
cách đầy đủ đến các khía cạnh kinh tế và xã hội trong việc sử dụng đất đai.
Đối với các loại hình sử dụng đất nơng nghiệp việc phân hạng thích hợp chưa
đi sâu đánh giá phân loại riêng rẽ cho từng loại hình sử dụng. Do đó, việc xác
định nhu cầu sử dụng của con người và xây dựng các kế hoạch sử dụng đất
đai là rất khó khăn và phức tạp. [1]
* Đánh giá đất đai ở Anh
Tại Anh đang ứng dụng hai phương pháp đánh giá phân hạng đất đai là dựa
vào thống kê sức sản xuất tiềm năng của đất và căn cứ vào thống kê sức sản

xuất thực tế của đất.
Theo phương pháp thứ nhất, xác định khả năng trồng cây nông nghiệp của
đất phụ thuộc vào 3 nhóm ngun nhân chính sau đây:
- Những ngun nhân hồn tồn khơng phụ thuộc vào người sử dụng đất.
Đó là các yếu tố tự nhiên như khí hậu, vị trí địa lý, địa hình, độ dốc, thành
phần cơ giới. Người sử dụng đất phải lựa chọn phương thức tốt nhất để khai
thác đất đai và hạn chế các ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên.
- Những nguyên nhân đòi hỏi các biện pháp đầu tư lớn mới khắc phục được
như các cơng trình tưới tiêu, thau chua, rửa mặn.
- Những nguyên nhân đòi hỏi người sử dụng đất thực hiện các biện pháp
thông thường hàng năm là có thể khắc phục được như cải tạo độ chua, cung
cấp chất dinh dưỡng cho đất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




12

Theo phương pháp thứ hai, việc đánh giá đất đai căn cứ hoàn toàn vào năng
suất thực tế trên đất được lấy làm tiêu chuẩn, lấy năng suất bình quân nhiều năm
ở trên đất tốt nhất hoặc đất trung bình so sánh với năng suất trên đất tiêu chuẩn.
Tuy nhiên, phương pháp này cịn gặp nhiều khó khăn vì sản lượng, năng
suất còn phụ thuộc vào cây trồng được chọn và phụ thuộc vào khả năng của
người sử dụng đất.
Trên cơ sở các phương pháp đánh giá đó, đất đai của nước Anh được chia
thành 5 nhóm:
- Nhóm 1 gồm các loại đất thuận lợi nhiều mặt để sản xuất nông nghiệp,
trồng được nhiều loại cây cho năng suất cao.

- Nhóm 2 gồm các loại đất có một số yếu tố hạn chế nhưng mức độ ảnh
hưởng không lớn lắm, có khả năng thích hợp với nhiều loại cây trồng.
- Nhóm 3 gồm các loại đất có chất lượng trung bình, thích hợp với trồng cỏ và
một số ít cây lương thực, tầng đất mỏng, địa hình khơng bằng phẳng, khí hậu
q lạnh.
- Nhóm 4 gồm các loại đất nghèo dinh dưỡng, canh tác khó khăn, chỉ trồng
được các loại cây ít địi hỏi đầu tư thâm canh.
- Nhóm 5 gồm các loại đất chỉ thích hợp làm đồng cỏ, chăn ni, khơng
trồng được cây lương thực.
Tóm lại, khi đánh giá đất đai theo phương pháp này còn gặp nhiều khó
khăn vì năng suất của cây trồng phụ thuộc vào loại cây được chọn, điều kiện
đất đai và khả năng đầu tư của người sử dụng đất.[15]
* Đánh giá đất đai ở Canađa
Canađa đánh giá đất đai theo các tính chất tự nhiên của đất và năng suất
ngũ cốc nhiều năm. Trong nhóm cây ngũ cốc lấy cây lúa mì làm tiêu chuẩn và
khi có nhiều loại cây thì dùng hệ số quy đổi ra lúa mì. Trong đánh giá đất đai
các chỉ tiêu thường được lưu ý là thành phần cơ giới, cấu trúc đất, mức độ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




×