Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Lý luận của mác – ăngghen về vai trò của giai cấp tư sản trong tác phẩm tuyên ngôn của đảng cộng sản và ý nghĩa của nó với cách mạng việt nam hiện nay tiểu luận cao học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (496.09 KB, 35 trang )

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA KHOA XÂY DỰNG ĐẢNG
--------*--------

TIỂU LUẬN
MÔN: QUAN ĐIỂM CỦA C.MÁC – ĂNGGHEN
VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC

Đề tài:
LÝ LUẬN CỦA MÁC – ĂNGGHEN VỀ VAI TRÒ CỦA
GIAI CẤP TƯ SẢN TRONG TÁC PHẨM TUYÊN NGÔN CỦA
ĐẢNG CỘNG SẢN VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI
CÁCH MẠNG VIỆT NAM HIỆN NAY

Sinh viên

: NGUYỄN VĂN THÔNG

Lớp

: CH – XDĐ &CQNN – K17

Hà Nội, 9/2012


MỞ ĐẦU
1. Lý do và tính cấp thiết để chọn đề tài tiểu luận
“Bây giờ học thuyết nhiều chủ nghĩa nhiều nhưng chủ nghĩa chân
chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Mác – Lênin” (Hồ
Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản chính trị QGHN,2000, Tập 2, trang 268).
Và sự thực lịch sử đã chứng minh cho tính đúng đắn, cách mạng, khoa học


của chủ nghĩa Mác – Lênin, chủ nghĩa duy vật Macxít.
Thật vậy,Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản ra đời vào những năm 40 của
thế kỉ XIX đã trở thành tác phẩm có sức ảnh hưởng lớn trên toàn thế giới.
Đã hơn một thế kỷ rưỡi trôi qua từ khi tác phẩm ra đời, tuy hoàn cảnh lịch
sử đã có nhiều biến động nhưng những giá trị lý luận của bản tuyên ngôn
vẫn còn vẹn nguyên. Và hiện nay , Thế giới đang biến đổi từng ngày từng
giờ, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang trở nên phổ biến
và làm cho loài người xích lại gần nhau.
Trong giai đoạn hiện nay, sau sự sụp đổ của Đông Âu và Liên Xô, một
loạt nước xã hội chủ nghĩa quay lại con đường phát triển tư bản chủ nghĩa,
vấn đề đánh giá lại vai trò của giai cấp tư sản đang trở thành đề tài nóng hổi
của cuộc đấu tranh tư tưởng lý luận… Chủ nghĩa tư bản đang bước vào thời
kỳ đỉnh cao của nó với những thành công vượt trội, giai cấp tư sản và các
nhà lý luận của nó đang ca bài ca về sự vĩnh hằng của chế độ tư bản chủ
nghĩa. Một số người bắt đầu hoang mang, dao động lập trường, họ hoài nghi
về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và đánh giá lại vai trò của giai
cấp tư sản. Trong bối cảnh đó, Tuyên ngôn của Đảng cộng sản lại sáng ngời
ý nghĩa của nó với việc đánh giá đúng đắn vai trò lịch sử của giai cấp tư sản.
Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng luôn coi
trọng vị trí, vai trò lịch sử của giai cấp tư sản cả trong công cuộc bảo vệ tổ
quốc và công cuộc xây dựng đất nước. Điều đó được thể hiện trong các
quan điểm, chính sách của Đảng về tầng lớp doanh nhân trong xây dựng các
chính sách về kinh tế, chính trị, xã hội. Những tư tưởng của Mác và
2


Ăngghen trong Tuyên ngôn đã soi tỏ những quan điểm của Đảng về vai trò
của giai cấp tư sản trong giai đoạn hiện nay. Những tư tưởng của Mác –
Ăngghen về giai cấp tư sản trong Tuyên ngôn Đảng Cộng sản có ý nghĩa hết
sức lớn lao với cách mạng Việt Nam.

Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài “Lý luận của Mác – Ăngghen về vai
trò của giai cấp tư sản trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng cộng sản và
ý nghĩa của nó với cách mạng Việt Nam hiện nay” để làm tiểu luận.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài tiểu luận
Mục tiêu nghiên cứu là làm rõ những nhận định, đánh giá của Mác và
Ănghen về giai cấp tư sản trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản
và vận dụng để chỉ ra ý nghĩa của những tư tưởng lý luận đó đối với cách
mạng Việt Nam hiện nay. Để đạt được những mục tiêu đó thì cần phải thực
hiên các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất: Nghiên cứu bối cảnh ra đời tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng
Cộng sản để nhận thức hoàn cảnh Mác – Ăngghen đưa những lý luận của
mình về giai cấp tư sản.
Thứ hai: Tiến hành phân tích, làm rõ những tư tưởng, lý luận của Mác
và Ăngghen về giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản trong tác phẩm Tuyên
ngôn.
Thứ ba: Đưa ra thực trạng và ý nghĩa lý luận về vai trò của giai cấp tư
sản đối với cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
3. Phương pháp nghiên cứu đề tài tiểu luận
Phương pháp luận: Sử dụng phương pháp chủ nghĩa duy vật lịch sử,
chủ nghĩa duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin.
Phương pháp chung: phân tích tổng hợp, logic-lịch sử, diễn dịch-qui
nạp.
Phương pháp cụ thể: lược thuật tài liệu, trao đổi thảo luận nhóm, đọc
nhanh ...
4. Kết cấu
Ngoài phần mở đầu, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo đề tài
gồm có kết luận tiểu luận gồm 3 chương 7 tiết sau:
3



Chương 1: Hoàn cảnh ra đời và kết cấu tác phẩm
Chương 2: Tư tưởng cơ bản của Mác – Ăngghen về giai cấp tư sản
trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng cộng sản
Chương 3: Ý nghĩa lý luận về vai trò của giai cấp tư sản trong giai
đoạn hiện nay

4


NỘI DUNG
Chương 1: Hoàn cảnh lịch sử ra đời và kết cấu tác phẩm
1.1. Hoàn cảnh ra đời và kết cấu tác phẩm Tuyên ngôn Đảng cộng sản
1.1.1. Hoàn cảnh lịch sử ra đời tác phẩm
Trong những năm 40 của thế kỷ XIX, cuộc cách mạng công nghiệp
đã lan rộng ra khắp các nước Châu Âu, sang Bắc Mỹ và toàn thế giới làm
cho sản xuất phát triển mạnh mẽ. Chủ nghĩa tư bản đã trở thành hệ thống ở
châu Âu. Lực lượng sản xuất phát triển chóng mặt, giai cấp công nhân tăng
nhanh và ngày càng đông đảo. Giai cấp tư sản ngày càng lớn mạnh về mặt
kinh tế nhưng họ chưa có địa vị chính trị tương ứng, chế độ xã hội đương
thời ngày càng cản trở phương thức làm ăn của họ. Thế kỉ 16-18 đã diễn ra
hàng loạt các cuộc cách mạng tư sản: Cách mạng tư sản Hà Lan (15661572), Cách mạng tư sản Anh (1640-1689), Chiến tranh giành độc lập ở Bắc
Mỹ (1775-1783), Cách mạng tư sản Pháp (1789-1799)…
Từ sau cuộc cách mạng Pháp cuối thế kỷ XVIII, giai cấp phong kiến
cùng với chế độ chuyên chế đang dần đến hồi suy tàn, giai cấp tư sản ngày
càng mạnh lên và giành chính quyền về tay mình. Dưới sự thống trị của giai
cấp tư sản, mâu thuẫn giai cấp ngày càng sâu sắc, giai cấp vô sản không
chịu nổi điều kiện sống và làm việc cực khổ nên đã sớm xảy ra nhiều cuộc
đấu tranh chống lại tư sản. Giai cấp công nhân chưa có hệ tư tưởng soi
đường chính vì vậy lúc này yêu cầu cần phải có một tác phẩm để định
hướng cho phong trào công nhân là vô cùng cấp bách.

Tuyên ngôn của Đảng cộng sản ra đời vào khoảng tháng 2 năm 1948,
chính Ăngghen đã nói tác phẩm Tuyên ngôn ra đời gần đúng vào cuộc khởi
nghĩa Berlin.
Nước Đức chia thành 31 tiểu bang, 4 thành phố tập quyền. Vương
quốc Phổ là một trong những vương quốc lớn nhất của nước Đức. Vì đất
nước không thống nhất nên trong xã hội nước Đức xuất hiện nhiều mâu
thuẫn, đó là mâu thuẫn giữa nông dân và phong kiến, giữa phong kiến và tư
bản, giữa công nhân, thợ thủ công và tư bản…
5


Phân tích lực lượng cách mạng ở nước Đức đầu năm 1848, Mác –
Ăngghen nhận định rằng ở nước Đức đã có đủ điều kiện thuận lợi để giai
cấp tư sản thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình là thống nhất nước Đức, xóa
bỏ chế độ phong kiến thối nát đó.
Giai cấp tư sản đã không làm cuộc cách mạng để xóa bỏ phong kiến
mà chỉ chủ trương cải cách giành quyền tự do dân chủ cho mình bằng cách
duy trì chế độ quân chủ lập hiến. Như vậy giai cấp tư sản đã không quan
tâm đến việc giải quyết nhu cầu của giai cấp vô sản và nhân dân lao động.
Giữa lúc đó, Mác và Ăngghen nhận thức sâu sắc rằng: cần phải làm cho giai
cấp vô sản trở thành một lực lượng độc lập và làm cho họ tiến gần tới việc
thực hiện những mục đích của cộng sản chủ nghĩa. Tại Luân Đôn thủ đô
nước Anh tổ chức “Liên minh những người chính nghĩa” ra đời năm 1836
và cuối năm 1847 họp Đại hội lần thứ hai. Mác và Ăng-ghen được ủy nhiệm
soạn thảo Cương lĩnh dưới hình thức một bản tuyên ngôn.
Mác và Ăngghen đã tập trung sức lực, trí tuệ để hoàn thành Tuyên
ngôn Đảng cộng sản trong một thời gian rất ngắn và lần đầu tiên được xuất
bản tại Luân Đôn. Ít lâu sau, Tuyên ngôn được xuất bản bằng nhiều thứ
tiếng ở nhiều nước khác nhau và mỗi lần tái bản được dịch sang một thứ
tiếng khác đều được tác giả viết lời tựa mới.

Mở đầu bản tuyên ngôn các ông viết: “Một bóng ma đang ám ảnh
châu Âu: bóng ma chủ nghĩa cộng sản. Tất cả những thế lực của châu Âu
cũ: Giáo hoàng và Nga hoàng, Mét-téc-ních và Ghi-dô, bọn cấp tiến Pháp
và bọn cảnh sát Đức, đều đã liên hợp lại thành một liên minh thần thánh để
trừ khử bóng ma đó.
…Vì mục ngôn đích đó, những người cộng sản thuộc các dân tộc
khác nhau đã họp ở Luân Đôn và thảo ra Bản tuyên ngôn dưới đây và công
bố bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Ý, tiếng Phơ-la-măng và tiếng Đan
Mạch” [ d1.5 tr 539]
Ở đây Mác và Ăngghen đã ẩn dụ “bóng ma” để chỉ giai cấp công
nhân, các ông viết tác phẩm để tuyên bố sự ra đời của giai cấp công nhân
6


với toàn thế giới. Đồng thời ông chứng minh rằng không chỉ là một “bóng
ma” mà sẽ đương đầu với giai cấp tư sản.
Có một cụm từ rất đắt được Mác – Ăngghen dùng đó là “đã đến lúc”,
cụm từ ấy thể hiện thời điểm không sớm, không muộn mà rất kịp thời, chính
xác. Thời điểm ra đời của tác phẩm đã chín muồi cả về kinh tế và xã hội.
 Điều kiện kinh tế xã hội của sự ra đời tác phẩm Tuyên ngôn của
Đảng cộng sản
Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa đã thống trị ở Anh, Pháp và trong một chừng mực nào đó ở Đức. Ở
nhiều nước Tây Âu, quá trình phát triển của chủ CNTB diễn ra khá mạnh
mẽ. Lực lượng sản xuất đã phát triển hơn giai đoạn trước rất nhiều. Nhiều
phát minh khoa học ra đời làm biến đổi mạnh mẽ nền sản xuất thế giới.
Những mâu thuẫn vốn có của chủ nghĩa tư bản ngày càng gây gắt.
Mâu thuẫn cơ bản của phương thức sản xuất TBCN đã trở nên không thể
điều hòa được. Những mâu thuẫn giai cấp vốn có của CNTB mà trước hết là
mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản ngày càng gay gắt làm cho

các cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống giai cấp tư sản ngày càng gay
gắt hơn.
Do đó, ở thời kỳ này, phong trào vô sản đã phát triển mạnh mẽ và giai
cấp vô sản ngày càng chứng tỏ là một lực lượng xã hội to lớn, đóng một vai
trò quan trọng trong đời sống chính trị - xã hội của quốc gia. Giữa những
năm 40 của thế kỷ XIX, trung tâm của phong trào cách mạng chuyển sang
nước Đức. Giai cấp vô sản Đức tiến hành cuộc đấu tranh của mình nhưng sự
giác ngộ của họ còn yếu kém.
Những phong trào cách mạng nổ ra với qui mô và tính chất ngày càng
cao đã đánh dấu một thời kỳ đấu tranh có tính chất độc lập của giai cấp công
nhân, chứng tỏ giai cấp vô sản đã bắt đầu bước lên vũ đài chính trị, đã trở
thành một lực lượng chính trị độc lập.


Điều kiện về mặt tư tưởng, lý luận và tổ chức

Về mặt lý luận, học thuyết Mác ra đời là kết quả của quá trình gạt bỏ
những cái cũ trong quá trình chuyển biến quan điểm, lập trường của Mác –
7


Ăngghen từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật triệt để, từ lập trường
dân chủ cách mạng sang lập trường cộng sản chủ nghĩa. Đến tác phẩm “Hệ
tư tưởng Đức” có thể nói cơ bản chủ nghĩa Mác – Lênin đã được hình thành.
Tuy nhiên để nó trở thành một tuyên ngôn chính thức thì cần phải được bồi
dưỡng phát triển trong những điều kiện của những phong trào đấu tranh của
giai cấp công nhân.
Thế kỉ XIX đánh dấu sự ra đời của nhiều học thuyết về quyền tự do,
trong đó có các tác phẩm Nền dân chủ Hoa Kỳ của Alexis de Tocqueville ca
ngợi trào lưu dân chủ đang lên không thể nào ngăn cản được. Cá nhà tư

tưởng chủ nghĩa xã hội đã thấy sự tất yếu của một xã hội công nghiệp. Từ
đó họ nảy sinh tư tưởng xây dựng một hạn chế bóc lột, hạn chế sự cách biệt
giàu nghèo, khắc phục những mặt tiêu cực của xã hội tư bản. Tiêu biểu cho
các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng của thế kỉ XIX là Xanh
Ximông, Phuriê và Rôbớt Ôwen. Học thuyết của các nhà chủ nghĩa xã hội
không tưởng đầy tính nhân đạo nhưng thiếu tính khả thi. Tuy vậy, những tư
tưởng của họ đã ảnh hưởng quan trọng tới sự ra đời học thuyết về chủ nghĩa
xã hội khoa học sau này do C. Mác xây dựng.
Về mặt tổ chức chính trị, từ năm 1836 tổ chức đầu tiên của phong trào
công nhân đã ra đời đó là tổ chức “Đồng minh những người chính nghĩa”
(Tổ chức do những người lưu vong ở Pháp thành lập). Tuy nhiên tổ chức
này vẫn mang tư tưởng tiểu tư sản, hoạt động không có chủ đích, kế hoạch,
lập trường quan điểm.
Mùa xuân năm 1848, nhận lời mời của Giô-dép-môn một trong những
người lãnh đạo của tổ chức Đồng minh những người chính nghĩa, Mác –
Ăngghen đã chấp nhận tham gia tổ chức Đồng minh những người chính
nghĩa. Tuy nhiên các ông chỉ tham gia tổ chức này với hai điều kiện sau:
Một là phải cải tổ tổ chức Đồng minh những người chính nghĩa thành một tổ
chức có khả năng tuyên truyền đưa những quan điểm của cách mạng đến
với giai cấp công nhân và quần chúng lao động. Hai là tổ chức ấy phải chấp
nhận những quan điểm của chủ nghĩa Mác.
8


Mùa hè năm 1847, tổ chức Đồng minh những người chính nghĩa đã tổ
chức Đại hội lần thứ nhất ở Luân Đôn, tại Đại hội tổ chức đã thống nhất đổi
tên tổ chức thành “Đồng minh những người cộng sản”. Việc đổi tên tổ chức
đã làm thay đổi mục đích hoạt động từ những khẩu hiệu trước đây có tính
chất tiểu tư sản, siêu giai cấp thành những khẩu hiệu mang tính chất chiến
đấu của giai cấp công nhân. Tại Đại hội, đường lối cách mạng của chủ nghĩa

Mác cũng đã được trình bày. Đại hội cũng đã cơ bản thống nhất về đường
lối hoạt động. Đại hội đã giao cho Ăngghen viết dự thảo Tuyên ngôn của
đồng minh những người cộng sản.
Đến cuối tháng 11, đầu tháng 12 năm 1947 Đồng minh những người
cộng sản tiến hành đại hội lần thứ hai với sự tham gia của cả Mác và
Ăngghen. Đại hội đã thảo luận và thông qua những điều lệ của Hội liên hiệp
công nhân quốc tế do Mác soạn thảo và trình bày. Đại hội cũng đã giao cho
Mác và Ăngghen viết bản tuyên ngôn chính thức của Đảng cộng sản dựa
trên những lý thuyết mà Ăngghen đã viết trước đó.
Thời gian từ năm 1847 đến năm 1848, C. Mác và Ph. Ăngghen tập
trung nghiên cứu và soạn thảo Tuyên ngôn Đảng Cộng sản. Bản thân Mác
lúc này liên tục bị chính quyền nước sở tại trục xuất. Chính trong hoàn cảnh
cực kỳ gian nan đó, Mác đã cùng với Ăngghen viết thành công một tác
phẩm lý luận nổi tiếng và đã đi vào lịch sử: Tuyên ngôn Đảng Cộng sản.
 Mục đích của tác phẩm
Tuyên ngôn của Đảng cộng sản là tác phẩm vừa mang tính lý luận
khoa học vừa là cương lĩnh cách mạng đầu tiên của những người cộng sản,
của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Tuyên ngôn đã nêu rõ mục
đích của cách mạng, con đường cách cách mạng, lực lượng cách mạng và
thực hiện cách mạng bằng cách nào.
Tuyên ngôn Đảng cộng sản ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu về mặt lý
luận khoa học, nó soi đường cho phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản
lúc đó còn như trong đêm tối đang tìm lối thoát.
Tuyên ngôn của Đảng cộng sản ra đời nhằm đập tan những câu
chuyện hư truyền của giai cấp tư sản về bóng ma cộng sản. Nó “công khai
9


trình bày trước toàn thế giới những đặc điểm, mục đích, ý đồ của những
người cộng sản”. Nói cách khác nó như là lời tuyên chiến với giai cấp tư sản

và chủ nghĩa tư bản.
1.1.2. Kết cấu tác phẩm và tư tưởng cơ bản
 Kết cấu tác phẩm
Ngoài phần mở đầu gồm một trang, tác phẩm gồm 4 chương:
Chương I với tiêu đề là “Tư sản và vô sản” đã luận giải và làm rõ
vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản.
Chương II “Những người vô sản và những người cộng sản” ở đây
Mác - Ăngghen đã chỉ ra mối quan hệ giữa giai cấp vô sản và Đảng cộng
sản, qua đó để xác định nhiệm vụ của Đảng cộng sản và những biện pháp
để thực hiện nhiệm vụ ấy, đồng thời chống lại sự vu khống của giai cấp tư
sản đối với Đảng cộng sản.
Chương III là chương “Văn học xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ
nghĩa”. Mác – Ăngghen đã phân biệt CNXH khoa học khác với các trào lưu
CNXH khác.
Chương IV có tên gọi “Thái độ của những người cộng sản đối với
các đảng đối lập, ở đây hai ông đã trình bày và làm rõ tư tưởng cách mạng
không ngừng, tinh thần cách mạng triệt để về liên minh giai cấp, sự đoàn
kết đấu tranh của những người cộng sản đối với các đảng phái dân chủ
trong cuộc đấu tranh chống các thế lực phản dộng đương thời.
Ngoài ra, tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng cộng sản còn có lời tựa đi
kèm do chính tác giả viết trong mỗi lần xuất bản. Cho đến nay đã có tất cả 7
lời tựa, ở mỗi lời tựa tác giả đều có những bổ sung luận điểm của mình cho
Tuyên ngôn. Đó là các lời tựa: Lời tựa viết cho bản tiếng Đức xuất bản năm
1872; Lời tựa viết cho bản tiếng Nga xuất bản năm 1882; Lời tựa viết cho
bản tiếng Đức xuất bản năm 1883; Lời tựa viết cho bản tiếng Anh xuất bản
năm1888; Lời tựa viết cho bản tiếng Đức xuất bản năm 1890; Lời tựa viết
cho bản tiếng Ba Lan xuất bản năm 1892; Lời tựa viết cho bản tiếng Ý xuất
bản năm 1893.
 Tư tưởng cơ bản của tác phẩm
10



Trong lời tựa viết năm 1883 Ăngghen đã trình bày tư tưởng chủ đạo
của tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng cộng sản gồm 3 vấn đề sau:
Thứ nhất, Tuyên ngôn khẳng định chính sản xuất kinh tế cùng với cơ
sở xã hội thích ứng với nó là cơ sở, nền tàng cho toàn bộ lịch sử tư tưởng
chính trị của mỗi thời đại
Thứ hai, khẳng định lịch sử xã hội từ khi có giai cấp là lịch sử đấu
tranh giai cấp.
Thứ ba, tuyên ngôn khẳng định đấu tranh giai cấp đến giai đoạn
TBCN thì giai cấp vô sản chỉ có thể tự giải phóng mình bằng cách đồng thời
giải phóng vĩnh viễn toàn bộ xã hội.
Tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản có ý nghĩa lịch sử vô cùng
lớn lao. Đó là một văn kiện có tính chất cương lĩnh (cả về lý luận và thực
tiễn) đầu tiên của Đảng cộng sản, soi sáng cho giai cấp công nhân ở tất cả
các nước con đường đấu tranh thoát khỏi ách nô lệ TBCN, tiến tới một xã
hội CSCN văn minh và tốt đẹp hơn.
Trong thời đại ngày nay, các thế lực phản động quốc tế đang dùng
mọi thủ đoạn để tấn công vào chủ nghĩa Mác. Lợi dụng cuộc khủng hoảng
của CNXH thế giới hiện nay, chúng ra sức phủ nhận tính đúng đắn của các
nguyên lý mác-xít mà phần lớn đã được trình bày ở trong bản Tuyên ngôn
này. Chính vì vậy việc bảo vệ và phát triển những tư tưởng đúng đắn của tác
phẩm có ý nghĩa sâu sắc hơn bao giờ hết.

11


Chương 2: Tư tưởng cơ bản của Mác – Ăngghen về giai cấp tư sản
trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng cộng sản
2.1. Khái niệm giai cấp tư sản và sự ra đời của giai cấp tư sản

2.1.1. Khái niệm
Trong phần chú thích tác phẩm Tuyên ngôn, khái niệm về giai cấp tư
sản đã được đưa ra: Giai cấp tư sản là giai cấp những nhà tư bản sở hữu tư
liệu sản xuất xã hội và sử dụng lao động làm thuê. (Chú thích của Ăngghen
trong lần xuất bản bằng tiếng Anh năm 1888).
Theo Từ điển Tiếng Việt, giai cấp tư sản là giai cấp những nhà tư bản
chiếm hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu, sống và làm giàu bằng cách bóc
lột lao động làm thuê.
Mác – Ăngghen không đưa ra khái niệm về giai cấp tư sản nhưng qua
tư tưởng của các ông có thể hiểu giai cấp tư sản là giai cấp có quyền lợi đối
kháng với giai cấp công nhân, những người lao động làm thuê và những
người bần cùng trong xã hội. Giai cấp tư sản chiếm hữu những tư liệu sản
xuất chủ yếu, bóc lột lao động làm thuê và làm giàu bằng sức lao động của
công nhân.
Trong xã hội TBCN, giai cấp tư sản là người sở hữu tư liệu sản xuất,
tổ chức quản lý sản xuất và phân phối sản phẩm vì vậy nó giữ vị trí thống trị
trong đời sống xã hội.
2.1.2. Sự ra đời của giai cấp tư sản
Xét theo quan điểm lịch sử, Mác – Ăngghen khẳng định bản thân giai
cấp tư sản cũng là sản phẩm của lịch sử, là sản phẩm của hàng loạt các cuộc
cách mạng ở trong phương thức sản xuất và trao đổi. Giai cấp tư sản ra đời
là tất yếu khách quan, là kết quả của sự phát triển lực lượng sản xuất, sự
phân công lao động xã hội, sự thay đổi cơ cấu xã hội. Trong cuộc cách
mạng khoa học công nghê và cách mạng tư sản nhằm xóa bỏ gia cấp phong
kiến, chế độ chuyên chế để thiết lập chế độ dân chủ giai cấp tư sản đóng vai
trò chủ đạo. Từ một giai cấp nhỏ trong xã hội, giai cấp tư sản đã trở thành
một lực lượng quốc tế.
12



Mác – Ăngghen cho rằng tư sản có nguồn gốc xuất thân từ những
người nông nô chạy ra thành thị và trở thành những thị dân thời Trung cổ,
những nông nô này được chuộc đất để sản xuất thủ công nghiệp và buôn
bán. Từ những thị dân này hình thành nên những phần tử tư sản đầu tiên,
tầng lớp tư sản đầu tiên gắn liền với phương thức sản xuất kinh doanh công
nghiệp theo lối phường hội thời Trung cổ : “Từ những nông nô thời trung
cổ, đã sinh ra những thị dân các thành thị đầu tiên; từ dân cư thành thị này
nảy sinh ra những phần tử đầu tiên của giai cấp tư sản” [d4,tr541]
Sang thế kỉ 16, do có những phát hiện mới về địa lý như châu Mỹ và
con đường biển vòng qua châu Phi đến Ấn Độ đã đem lại thị trường rộng
lớn cho giai cấp tư sản mới ra đời. Điều này cũng kích thích việc sản xuất và
trao đổi, làm cho phương thức kinh doanh công nghiệp theo lối phường hội
phong kiến không còn phù hợp với nhu cầu luôn luôn phất triển theo sự mở
rộng của thị trường. Do đó sản xuất phường hội được thay thế bằng công
trường thủ công, và cũng từ đó xuất hiện tầng lớp kinh doanh bậc trung thay
cho trùm phường trước kia.
Các thị trường lớn lên không ngừng với các nhu cầu luôn luôn tăng
lên làm cho công trường thủ công không còn đáp ứng được nữa, cuộc cách
mạng trong sản xuất công nghiệp với sự xuất hiện máy hơi nước cùng với
các loại máy móc khác đã dẫn đến sự thay thế công trường thủ công bằng
nền sản xuất hiện đại công nghiệp. Kéo theo đó là tầng lớp công thương bậc
trung phải nhường chỗ cho công thương triệu phú tức là giai cấp tư sản hiện
đại với nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Mác – Ăngghen đã đi đến kết luận “Xem thế thì biết bản thân giai
cấp tư sản hiện đại cũng là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài, của
một loạt các cuộc cách mạng trong phương thức sản xuất và trao đổi” [d4,
tr542]
2.2. Đặc điểm và vai trò của giai cấp tư sản trong tác phẩm Tuyên
ngôn của Đảng cộng sản
2.2.1. Đặc điểm của giai cấp tư sản

13


Trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng cộng sản Mác – Ăngghen đã
đưa ra nhiều lý luận về giai cấp tư sản, đặc biệt là ở chương “Tư sản và vô
sản”. Ở trong chương “Tư sản và vô sản” các ông đã đi sâu vào nghiên cứu
và làm rõ về đặc điểm, vai trò và mối quan hệ của hai giai cấp đối kháng
trong xã hội đương thời, qua đó có thể nhận thấy những đặc điểm nổi bật
của giai cấp tư sản.
Mở đầu chương I, các nhà kinh điển đã khẳng định một luận điểm là
“Lịch sử tất cả các xã hội cho đến ngày nay chỉ là lịch sử đấu tranh giai
cấp” [d1,tr540]. Trong xã hội tư bản cuộc đấu tranh giai cấp vẫn tiếp tục
diễn ra, giữa “người tự do và người nô lệ, quí tộc và bình dân, chúa đất và
nông nô, thợ cả của phường hội và thợ bạn, những kẻ áp bức và những
người bị áp bức luôn luôn đối kháng với nhau, đã tiến hành một cuộc đấu
tranh không ngừng, lúc công khai lúc ngấm ngầm” [d2,tr540]. Song, cuộc
đấu tranh ở xã hội ấy có tính chất khác biệt so với các cuộc đấu tranh giai
cấp ở các xã hội trước, đó là ở đây mâu thuẫn giai cấp đã dần dần tập trung
thành hai phe đối lập chủ yếu là giai cấp vô sản và giai cấp tư sản.
Hai ông đã khẳng định tính chất đối kháng cũng như mối quan hệ
mâu thuẫn gay gắt giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản. Đúng như vậy,
trong tác phẩm Mác – Ăngghen đã đưa ra những lý luận hết sức sắc bén để
tố cáo sự bóc lột, sự thống trị của giai cấp tư sản đối với giai cấp công nhân
nói riêng và toàn xã hội nói chung.
Theo Mác – Ăngghen “Giai cấp tư sản đã dìm những xúc động
thiêng liêng của lòng sùng đạo, của nhiệt tình hiệp sĩ, của cảm tình tiểu tư
sản xuống dòng nước giá lạnh của sự tính toán ích kỷ. Nó biến phẩm giá
của con người thành một giá trị trao đổi đơn thuần; nó đem tự do buôn bán
độc nhất và tàn nhẫn thay cho nhiều tự do đã giành được bằng một giá rất
đắt. Tóm lại, giai cấp tư sản đã đem sự bóc lột công nhiên, vô sỉ, trực tiếp

tàn nhẫn thay cho sự bóc lột được che đậy bằng những ảo tưởng tôn giáo
và chính trị.[d1,tr544]
Giai cấp tư sản đã đem những làn gió mới đến cho xã hội, nhưng đó
không phải là một cuộc cải cách đơn thuần mà là một cuộc áp đặt ách thống
14


trị mới, tuy không tàn bạo như phong kiến nhưng cũng đủ dìm người dân
xuống tận cùng của xã hội. Giai cấp tư sản bất chấp mọi giá để thu về lợi
nhuận lớn nhất, làm cho túi tiền của họ ngày càng phồng lên. Mác –
Ăngghen đã có những nhận định đắt giá về cái cách mà giai cấp tư sản
thống trị xã hội, nó dẫm lên tất cả những thang giá trị của loài người. Tuy
nhiên đó chưa phải là tất cả…
Trong tác phẩm Mác – Ăngghen đưa ra hàng loạt những luận điểm để
chứng minh rằng giai cấp tư sản là một giai cấp sẵn sàng đạp đổ và hủy hoại
tất cả những gì là giá trị truyền thống hay những giá trị mang tính lịch sử.
Đối với nó chỉ cần lợi ích là đủ, đó là lợi nhuận, là đồng tiền. “ Giai cấp tư
sản tước hết hào quang thần thánh của hết thảy những hoạt động xưa nay
vẫn được trọng vọng và tôn sùng” và “xé toang tấm màn tình cảm bao phủ
những quan hệ gia đình và làm cho những quan hệ ấy chỉ còn là những
quan hệ tiền nong đơn thuần thôi”. [d2,tr544]
Mỗi bước tiến của giai cấp tư sản về mặt kinh tế cũng là một bước
tiến về chính trị tư tưởng. Từ chỗ nó bị áp bức về chính trị đến chỗ nó độc
chiếm hẳn quyền lực về chính trị trong nhà nước. Mác – Ăngghen đã lần
lượt đưa ra những bước phát triển của giai cấp tư sản, từ chỗ bị chế độ
phong kiến chuyên chế áp bức đến đoàn thể vũ trang tự quản trong công xã,
cộng hòa thành thị độc lập, đóng thuế và lao dịch trong chế độ quân chủ, rồi
là lực lượng đối lập với chế độ quân chủ phong kiến trong công trường thủ
công, để rồi đại công nghiệp và thị trường thế giới đực thiết lập thì nó chiếm
được hẳn quyền thống trị chính trị trong nhà nước. Tuyên ngôn có đoạn “

Chính quyền Nhà nước hiện đại chỉ là một ủy ban quản lý những công việc
chung của toàn thể giai cấp tư sản”.[d1,tr543]
Như vậy, giai cấp tư sản là một giai cấp có sự vươn lên mạnh mẽ về
chính trị, và khi nắm được quyền lực chính trị về tay mình thì giai cấp tư
sản đã dùng nó để phục vụ cho lợi ích giai cấp mình. Đồng thời giai cấp tư
sản cũng dùng địa vị chính trị của mình để đàn áp các giai cấp khác trong xã
hội và bảo vệ lợi ích của giai cấp mình. Trong tác phẩm Tuyên ngôn của
Đảng cộng sản Mác – Ăngghen đã chỉ ra việc giai cấp này dùng Nhà nước
15


làm công cụ để thống trị và bóc lột cá giai cấp khác, đây cũng chính là cách
mà CNTB dùng để cai trị xã hội.
Giai cấp tư sản không giống với những giai cấp công nghiệp trước
kia, giai cấp tư sản không duy trì phương thức sản xuất cũ mà lại làm một
cuộc cách mạng cải cách công cụ sản xuất, cách mạng hóa quan hệ sản xuất
và cách mạng hóa toàn bộ quan hệ xã hội. Mác – Ăngghen cho rằng đó là
điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của giai cấp tư sản “Giai cấp tư sản không
thể tồn tại, nếu không luôn luôn cách mạng hoá công cụ sản xuất, do đó
cách mạng hoá những quan hệ sản xuất, nghĩa là cách mạng hoá toàn bộ
những quan hệ trong xã hội. Trái lại đối với tất cả các giai cấp công nghiệp
trước kia thì việc duy trì nguyên vẹn phương thức sản xuất cũ là điều kiện
kiên quyết cho sự tôn tại của họ”.[d5,tr544]
Nói như vậy việc thực hiện các cuộc cách mạng trong công cụ sản
xuất, quan hệ sản xuất và cả trong xã hội của giai cấp tư sản là một việc làm
vô cùng cấp tiến và không thể cho sự tồn tại của giai cấp tư sản. Từ khi giai
cấp tư sản lên nắm quyền lực chính trị trong xã hội thì họ đã thực hiện nhiều
biện pháp nhằm tăng năng xuất lao động, phát triển lực lượng sản xuất cùng
với quan hệ sản xuất tương ứng, và điều quan trọng là để bóc lột giai cấp
công nhân được tinh vi hơn. Giai cấp tư sản đầu tư cho khoa học công nghệ

để làm công cụ cho việc đàn áp và bóc lột giai cấp vô sản và để che đậy đi
những mặt đen tối của họ mà thôi.
Chính vì vậy thời đại của tư sản theo Mác và Ăngghen nó khác với tất
cả các thời đại trước đó. Nó khác ở chỗ hoạt động sản xuất kinh doanh buôn
bán của tư sản lan ra khắp toàn cầu, nó xâm nhập vào mọi hang cùng ngõ
hẻm, nó đặt mối liên hệ ở nhiều nơi. Từ khi xuất hiện giai cấp tư sản hoạt
động sản xuất kinh doanh của loài người mang tính quốc tế. giai cấp tư sản
mở rộng ảnh hưởng của nó trên khắp địa cầu bởi nguồn nguyên liệu trong
nước và cả nhu cầu tiêu thụ trong nước đã không còn đáp ứng được nó nữa.
Cũng chính bởi nhu cầu của con người nên nền đại công nghiệp của tư sản
phải là sự hợp tác, giao lưu, nó hình thành nên thị trường thế giới một cách
tự nhiên như nó vốn có. “Do bóp nặn thị trường thế giới, giai cấp tư sản đã
16


làm cho sản xuất và tiêu dùng trong tất cả các nước mang tính chất thế
giới”. [d4,tr545]
Theo Mác – Ăngghen những tư liệu sản xuất và trao đổi là cơ sở cho
sự hình thành và phát triển của giai cấp tư sản thì đã được sinh ra trong lòng
xã hội phong kiến. Tuy nhiên những lối sản xuất, trao đổi, tổ chức của
phong kiến đã không còn phù hợp với lực lượng sản xuất đang lên, nó trở
thành xiềng xích kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Và nhu cầu
đập tan xiềng xích ấy thì giai cấp tư sản đã làm. Giai cấp tư sản đã làm một
cuộc cách mạng không những trong sản xuất, trong trao đổi mà còn cả trong
quan hệ sở hữu, tổ chức quản lý và phân phối. Tuy xã hội TBCN vẫn chưa
có công bằng dân chủ thực sự nhưng giai cấp thống trị-giai cấp tư sản đã tạo
ra một bước tiến bộ vượt bậc so với các xã hội trước đó.
Mác – Ăngghen kết luận “Vậy là chúng ta đã thấy rằng: những tư
liệu sản xuất và trao đổi, làm cơ sở cho giai cấp tư sản hình thành, đã được
tạo ra từ trong lòng xã hội phong kiến. Những tư liệu sản xuất và trao đổi

ấy phát triển tới một trình độ nhất định nào đó thì những điều kiện trong
đó, xã hội phong kiến sản xuất và trao đổi, sự tổ chức nông nghiệp và công
nghiệp theo lối phong kiến, nói tóm lại, chế độ sở hữu phong kiến không
phù hợp với những lực lượng sản xuất đã phát triển. Những cái đó đã cản
trở sản xuất, chứ không làm cho sản xuất tiến triển lên. Bao nhiêu những
cái đó đều biến thành bấy nhiêu xiềng xích. Phải đập tan những xiềng xích
ấy. Và qủa nhiên người ta đã đập tan được”. [d3,tr547]
Mác – Ăngghen dùng hình ảnh“một tay phù thuỷ không còn đủ sức
trị những âm binh mà y đã triệu lên” để nói về những tồn tại của sự thống
trị của giai cấp tư sản. Quá trình sản xuất, trao đổi tư sản đã để lộ những mặt
trái mà hầu như giai cấp tư sản không có cách gì có thể ngăn cản được. Đó
là “các cuộc khủng hoảng thương nghiệp diễn đi diễn lại một cách chu kỳ
và ngày càng đe doạ sự tồn tại của toàn xã hội tư sản”, thậm chí là khủng
hoảng thừa. Dường như vũ khí mà giai cấp tư sản tạo ra để lật đổ phong
kiến nay lại quay lại đập vào chính nó. Các cuộc khủng hoảng là điều khó
tránh khỏi trong xã hội mà sự thống trị của giai cấp tư sản với lực lượng sản
17


xuất phát triển cao chiếm vị thế độc tôn. Đặc biệt là khi các cuộc khủng
hoảng thừa diễn ra khiến cho một khối lượng hàng hóa lớn bị tiêu hủy trong
khi rất nhiều người còn đói người ta mới nhận ra rằng giai cấp tư sản đã tạo
ra nạn dịch mà nạn nhân là chính nó.
Có thể nói Mác – Ăngghen đã đề cập đến một vấn đề hết sức nổi trội
trong xã hội tư sản, những cuộc khủng hoảng. Điều đãng nói là trong khi
những người công nhân không có đủ những mức sống tối hiểu nhất và họ
thiếu điều kiện sinh hoạt thì giai cấp tư sản lại đương tay phá hủy những gì
mà họ làm ra và càng ra sức bóc lột hơn nữa. Khủng hoảng thừa cho thấy
một nghịch lý hết sức phũ phàng trong xã hội tư bản: “Một mặt, bằng cách
cưỡng bức phải huỷ bỏ một số lớn lực lượng sản xuất; mặt khác, bằng cách

chiếm những thị trường mới và bóc lột triệt để hơn nữa những thị trường
cũ.”.[d1,tr549]
Mác – Ăngghen đã phân tích quá trình phát sinh, phát triển của
CNTB và giai cấp tư sản cũng như sự diệt vong tất yếu của giai cấp tư sản
và CNTB. Từ việc đưa ra lý luận về các cuộc khủng hoảng trầm trọng và
kéo dài của giai cấp tư sản, hai ông chỉ ra rằng giai cấp tư sản không thể nào
giải quyết được những cuộc khủng hoảng ấy mà chỉ có thể làm cho nó trở
nên trầm trọng hơn mà thôi “Đi đến chỗ sửa soạn cho những cuộc khủng
hoảng toàn diện hơn và ghê gớm hơn và giảm bớt những biện pháp ngăn
ngừa những cuộc khủng hoảng ấy”.[d1,tr549] .Chính vì lẽ đó, giai cấp tư
sản đã làm cho mâu thuẫn giữa họ và giai cấp vô sản ngày càng sâu sắc hơn,
làm cho người công nhân càng hận thù họ thêm. Và vì vậy giai cấp tư sản
không những đã rèn vũ khí để giết mình mà còn tạo ra người sử dụng vũ khí
ấy – giai cấp công nhân.
Ở cuối chương I, Mác – Ăngghen cho rằng xã hội nào cũng có hai
giai cấp đối kháng, giai cấp áp bức và giai cấp bị áp bức. Nhưng muốn áp
bức một giai cấp thì phải đảm bảo cho họ đủ những điều kiện sinh hoạt để
họ có thể chịu vòng nô lệ ấy. Các ông đưa ra so sánh “Người nông nô, giữa
lúc chế độ nông nô còn thịnh, đã tiến tới chỗ trở nên một thành viên của
công xã, cũng như những người tiểu tư sản đã vươn tới địa vị người tư sản,
18


dưới ách của chế độ chuyên chế phong kiến. Người công nhân hiện đại, trái
lại, đã không vươn lên được cùng với sự tiến bộ của công nghiệp, mà còn
luôn luôn sa xuống thấp hơn, dưới cả những điều kiện sinh hoạt của chính
giai cấp họ.”[d1,tr556]
Vậy hiển nhiên giai cấp tư sản không thể làm tròn vai trò thống trị của
mình vì nó không thể đảm bảo cho giai cấp nó thống trị ngay cả mức sinh
hoạt nô lệ. Chính vì vậy Mác – Ăngghen khẳng định xã hội không thể sống

dưới sự thống trị của giai cấp tư sản được nữa, sự thống trị của giai cấp tư
sản không còn tương dung với sự tồn tại của xã hội. Mâu thuẫn mà giai cấp
tư sản để lại cho xã hội quá lớn, chính mâu thuẫn ấy sẽ ngày càng xoáy sâu
như một vết thương trong lòng CNTB và nó sớm muộn cũng phát bệnh mà
thôi. Hai ông kết luận rằng sự diệt vong của giai cấp tư sản và thắng lợi của
giai cấp vô sản đều là điều tất yếu “Sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng
lợi của giai cấp vô sản đều là tất yếu như nhau”.[d1,tr557]
Trong bản Tyên ngôn, Mác và Ăngghen đã chỉ ra tính chất hạn chế
lịch sử của chủ nghĩa tư bản, trước hết thể hiện ở mâu thuẫn giữa tính xã hội
của sản xuất với quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Quan hệ này với tư cách
là hình thức xã hội của sản xuất không những không còn đảm bảo sự phù
hợp mà trái lại đã trở thành lực cản đối với sự phát triển của lực lượng sản
xuất hiện đại, cuộc khủng hoảng thừa mà hai ông chỉ ra chính là minh chứng
rõ ràng nhất.
2.2.2. Vai trò của giai cấp tư sản
Mác – Ăngghen đã khẳng định giai cấp tư sản đóng vai trò hết sức
tiến bộ trong lịch sử. Mặc dù nói về những đặc điểm của giai cấp tư sản với
cái nhìn không mấy lạc quan và còn khẳng định sự diệt vong của giai cấp tư
sản là tất yếu nhưng các ông cũng không thể phủ định những đóng góp to
lớn của giai cấp tư sản đối với lịch sử “Giai cấp tư sản đã đóng một vai trò
hết sức cách mạng trong lịch sử”[d2,tr543]
Thứ nhất, giai cấp tư sản lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập chế độ
TBCN, đưa xã hội loài người bước sang một giai đoạn mới. Giai cấp tư sản
đạp đổ những quan hệ đạo đức phong kiến gia trưởng và thay bằng các quan
19


hệ hàng hóa tiền tệ. Nói cách khác nó đã làm thay đổi những thang giá trị
đạo đức trong xã hội. “Tất cả những quan hệ xã hội cứng đờ và hoen rỉ, với
cả tràng những quan niệm và tư tưởng vốn được tôn sùng từ nghìn xưa đi

kèm những quan hệ ấy, đều đang tiêu tan: Những quan hệ xã hội thay thế
những quan hệ đó chưa kịp có xương cốt thì đã già cỗi ngay”. [d1,tr545]
Như vậy, giai cấp tư sản có vai trò hết sức tích cực trong sự phủ nhận chế độ
chuyên chế phong kiến, thiết lập chế độ dân chủ, bước đầu mang đến nền
dân chủ cho con người.
Giai cấp tư sản đã chỉ ra cho loài người thấy rõ bộ mặt của phong
kiến “biểu hiện tàn bạo của vũ lực trong thời trung cổ, - biểu hiện mà phe
phản động hết mực ca ngợi, - đã được bổ sung một cách tự nhiên bằng bênh
lười chảy thây như thế nào”.[d4,tr544] Phải chăng Mác – Ăngghen đã dùng
con mắt của nhà nghiên cứu xã hội để phê phán vào chính diện của xã hội
phong kiến khi dùng những ngôn từ hết sức sắc bén và sinh động để đả kích
thói chây lười, ỷ lại của lớp quí tộc phong kiến.
Mác và Ăngghen đánh giá xã hội phong kiến là xã hội của QHSX
phong kiến cũ kĩ và quan hệ đạo đức gia trưởng, nó “cứng đờ và hoen rỉ”.
Nó bao gồm những gì lỗi thời nhất, thô bạo nhất thì nay đã được thay thế
bằng một xã hội mới tiến bộ hơn về nhiều mặt. Nếu như ở xã hội phong kiến
giai cấp địa chủ nắm trong tay quyền sở hữu ruộng đất và thu địa tô cắt cổ
đối với người nông dân thì trong xã hội tư bản do giai cấp tư sản xây dựng
nên điều đó đã được xóa bỏ. Nếu như dưới xã hội phong kiến người dân chỉ
tuân theo duy nhất mệnh lệnh của một người “nhà vua – thiên tử” thì nay
giai cấp tư sản mang lại quyền dân chủ hơn đối với mọi người trong xã hội.
Tuy chỉ là nền dân chủ tư sản, phục vụ lợi ích tư sản nhưng xã hội dưới thời
giai cấp tư sản mang tính “người” hơn. Có thể nói CNTB đã đưa loài người
đi đến một xã hội tiến bộ và nhân văn hơn. Đây là một đánh giá rất công
bằng của hai ông đối với CNTB và giai cấp tư sản.
Thứ hai, giai cấp tư sản từng bước xóa bỏ QHSX phong kiến mở
đường cho sản phẩm xã hội tăng lên mạnh mẽ, tạo ra khối lượng vật chất
khổng lồ bằng nhiều thế hệ trước gộp lại. Nhà nước tư sản đã xóa bỏ hàng
20



rào phong kiến cát cứ, tạo nên một hệ thống thuế quan thống nhất, một
chính phủ thống nhất, các thị trường dân tộc tư sản ra đời. Đồng thời thị
trường thế giới được mở rộng, tăng cường và thiết lập nên mối quan hệ giữa
các dân tộc.
Giai cấp tư sản đã có vai trò trong việc thống nhất kinh tế và thống
nhất chính trị, thay cho sự phân tán trước kia thì giai cấp tư sản đã tập
“Những địa phương độc lập liên hệ với nhau hầu như chỉ bởi những quan
hệ liên minh và có những lợi ích, luật lệ, chính phủ, thuế quan khác nhau
thì đã được tập hợp lại thành một dân tộc thống nhất, có một chính phủ
thống nhất, một luật pháp thống nhất, một lợi ích dân tộc thống nhất, có
tính chất giai cấp và một thuế quan thống nhất”. [d1,tr547]
Mác – Ăngghen viết “Vì luôn bị thúc đẩy bởi nhu cầu về những nơi
tiêu thụ mới, giai cấp tư sản xâm lấn khắp hoàn cầu. Nó phải xâm nhập vào
khắp nơi và thiết lập những mối liên hệ ở khắp nơi” [d3,tr545]. Như vậy hai
ông đánh giá cao việc giai cấp tư sản vì phục vụ nhu cầu của con người mà
mở rộng thị trường, không chỉ mang tính quốc gia mà còn mở rộng ra toàn
thế giới. Thế giới dường như thu nhỏ lại dưới con mắt nàh tư sản, họ có
công kết nối loài người lại với nhau trong một không gian rộng lớn.
Giai cấp tư sản còn tác động đến thị trường ở chỗ “thay cho những
nhu cầu cũ được thỏa mãn bằng sản phẩm trong nước, thì nảy sinh ra
những nhu cầu mới, đòi hỏi được thỏa mãn bằng những sản phẩm đưa từ
những miền và những xứ xa xôi nhất về. Thay cho tình trạng cô lập
trướckia của các địa phương và dân tộc vẫn tự cung tự cấp, ta thấy phát
triển những quan hệ phổ biến, sự phụ thuộc phổ biến giữa các dân tộc”
[d4,tr545]. Giai cấp tư sản quả thực đã có đóng góp vô cùng quan trọng
trong việc mở ra một kỷ nguyên mới cho lịch sử loài người, kỷ nguyên mà
khoa học công nghệ sẽ dần trở thành lực lượng sản xuất chủ yếu. Họ đặt bệ
phóng cho sự tiến hóa trong sản xuất của xa hội loài người, một việc mà các
giai cấp và chế độ trước đây chưa ai làm được.

Họ làm cho loài người thấy rằng họ có khả năng làm được những gì
“Chính giai cấp tư sản là giai cấp đầu tiên đã cho chúng ta thấy hoạt động
21


của loài người có khả năng làm được những gì. Nó tạo ra những kì quan
khác hẳn những Kim tự tháp Ai Cập, những cầu dẫn nước ở La Mã, Những
nhà thờ kiểu gô-tích; nó đã tiến hành những cuộc viễn chinh khác hẳn
những cuộc xâm lăng và chiến tranh thập tự” [d4,tr544]. Mác – Ăngghen
đánh giá cao những thành tựu mà giai cấp tư sản đã đem đến cho loài người.
Thứ ba, giai cấp tư sản đã xóa bỏ chế độ chuyên chế phong kiến, thiết lập
nên chế độ dân chủ tư sản, dân tộc tư sản. Sở dĩ giai cấp tư sản có thể lật đổ
giai cấp phong kiến và chế độ chuyên chế để thiết lập nên chính quyền tư
sản là vì: tư sản đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến, quan hệ sản xuất
mới, quan hệ sản xuất TBCN. Cùng với đó giai cấp tư sản rất quan tâm và
tận dụng hành quả của cuộc cách mạng khao học công nghệ vào sản xuất,
đây cũng là một yếu tố khiến CNTB phát triển.
Giai cấp tư sản nhờ cải tiến công nghệ sản xuất mà làm cho phương
tiện giao thông trở nên tiện lợi, giá cả hàng hóa trở nên rẻ hơn, thế giới trở
nên văn minh hơn. Không những làm cho sản xuất vật chất phát triển mà
giai cấp tư sản còn khiến cho sản xuất tinh thần phát triển không kém.
“Những thành quả của hoạt động tinh thần của một dân tộc thành tài sản
chung của tất cả các dân tộc. Tính chất chật hẹp và phiến diện dân tộc ngày
càng không thể tồn tại được nữa; và từ những nền văn học dân tộc và địa
phương, muôn hình muôn vẻ đang nảy nở một nền văn học toàn thế
giới.”[d1,tr546]
Mác – Ăngghen đã nhìn thẳng vào vấn đề để phân tích và nhìn ra thực
chất của sự phát triển của giai cấp tư sản và CNTB, nhưng bên cạnh những
mặt trái của nó thì các ông không thể phủ nhận những thành tựu tích cực mà
tư sản đạt được. Giai cấp tư sản đã “lập ra những đô thị đồ sộ” vì thế nó đã

kéo một bộ phận dân cư thoát ra khỏi cảnh ngu muội của đời sống thôn dã.
Trong những đánh giá súc tích về việc xóa bỏ tình trạng phân tán tư liệu sản
xuất, tụ tập dân cư, tích tụ tài sản…Mác - Ăngghen ngầm khẳng định kinh
tế chính là yếu tố quyết định chính trị.
Trong quá trình tích lũy tư bản nguyên thủy, một mặt giai cấp tư sản
tích cực vơ vét bóc lột nhân dân lao động, bành trướng sức ảnh hưởng và bỏ
22


tài sản vào túi mình, mặt khác họ cũng đã có những tác động tích cực đến
đời sống xã hội loài người. Giai cấp tư sản “chưa đầy một thế kỷ, đã tạo ra
những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của
tất cả các thế hệ trước kia gộp lại”[d2,tr547]. Những của cải mà họ tạo ra
đã được hai ông ví “tựa hồ từ dưới đất trồi lên”, có lẽ những thành tựu mà
CNTB tạo ra là quá lớn so với sức tưởng tượng của con người. Dường như
trước khi gia cấp tư sản xuất hiện con người không thể ngờ rằng mình lại có
nhiều khả năng chinh phục tự nhiên đến vậy.
Đúng như Mác và Ăngghen đã đánh giá, giai cấp tư sản thực sự cách
mạng trong lịch sử. Giai cấp tư sản với khối lượng đồ sộ LLSX mà họ đã
tạo ra cùng với cuộc cách mạng về công cụ sản xuất và cuộc cách mạng hóa
trong QHSX đã tạo ra vầng hào quang bao quanh mình. Mác và Ăngghen đã
kết luận rằng “những tư liệu sản xuất và trao đổi, làm cơ sở cho giai cấp tư
sản hình thành, đã được tạo ra từ trong lòng xã hội phong kiến”. Nhưng
những QHSX kiểu phong kiến lại không phù hợp với LLSX đã phát triển vì
vậy mà nó kìm hãm sự phát triển, dẫn tới giai cấp tư sản đập tan chế độ
phong kiến là điều tất yếu.

23



Chương 3: Ý nghĩa lý luận về vai trò của giai cấp tư sản
trong giai đoạn hiện nay
3.1. Khái quát sự hình thành phát triển của giai cấp tư sản
Sự hình thành và phát triển của giai cấp tư sản gắn liền với CNTB.
CNTB trải qua bao nhiêu giai đoạn thì giai cấp tư sản cũng phát triển qua
bấy nhiêu giai đoạn.
Chủ nghĩa tư bản là một hình thái kinh tế – xã hội phát triển cao của
xã hội loài người, xuất hiện đầu tiên tại châu Âu, phôi thai và phát triển từ
trong lòng xã hội phong kiến châu Âu và chính thức được xác lập như một
hình thái xã hội tại Anh và Hà Lan ở thế kỷ thứ XVIII. Sau cách mạng
Pháp cuối thế kỷ XVIII, hình thái chính trị của "nhà nước tư bản chủ nghĩa"
dần dần chiếm ưu thế hoàn toàn tại châu Âu và loại bỏ dần hình thái nhà
nước của chế độ phong kiến, quý tộc. Và sau này hình thái chính trị – kinh
tế – xã hội tư bản chủ nghĩa lan ra khắp châu Âu và thế giới.
Thực chất giai cấp tư sản ra đời đầu tiên ở châu Âu vào khoảng thế kỉ
XV khi mà các xưởng dệt, luyện kim, nấu đường… hình thành. Khi đó, giai
cấp tư sản là chủ của các nhà máy, xí nghiệp có thuê mướn nhiều nhân
công, họ chỉ có địa vị về kinh tế chứ không hề có một chút địa vị về chính
trị nào và bị chế độ phong kiến chèn ép. Cuộc cách mạng Hà Lan ở thế kỉ
XVI được coi là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới, đánh dấu
thắng lợi của giai cấp tư sản trước chế độ phong kiến, mở ra thời kì lịch sử
thế giới cận đại.
Thế kỉ XVIII đánh dấu bước phát triển mới của CNTB, cách mạng tư
sản Anh giành thắng lợi thiết lập chế độ quân chủ lập hiến, mở đường cho
CNTB phát triển. Sau đó nhiều cuộc cách mạng tư sản nổ ra ở các nước
châu Âu làm cho địa vị giai cấp tư sản ngày càng được củng cố và phát triển
mạnh mẽ. Cuộc cách mạng công nghiệp trong lĩnh vực sản xuất xuất phát từ
nước Anh cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX đã tạo đà cho sự xác lập của
CNTB trên phạm vi châu Âu và toàn thế giới.
24



Đặc điểm đặc trưng nhất của CNTB là nhìn nhận quyền sở hữu tư
nhân và quyền tự do sản xuất và kinh doanh được xã hội bảo vệ về mặt luật
pháp. Về cơ bản CNTB được chia thành hai giai đoạn phát triển: CNTB tự
do cạnh tranh, CNTB độc quyền và CNTB hiện đại.
Giai đoạn CNTB tự do cạnh tranh, đây là giai đoạn đầu của CNTB,
khoảng từ năm 1640-1870, giai cấp tư sản mới giành được chính quyền, họ
ra sức tích lũy tư bản nguyên thủy bằng các cuộc viễn chinh xâm chiếm
miền đất mới. Quá trình tích luỹ tư bản ngày càng làm tăng thêm tính gay
gắt của mẫu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản, đó là mâu thuẫn giữa lực
lượng sản xuất xã hội hoá với chế độ chiếm hữu tư bản tư nhân tư bản chủ
nghĩa, mâu thuẫn trên biểu hiện về mặt giai cấp là mẫu thuẫn giữa giai cấp
vô sản đại biểu cho lực lượng sản xuất và giai cấp tư sản đại biểu cho quan
hệ sản xuất thống trị.
Ở giai đoạn này, thành phần kinh tế tư nhân chiếm toàn bộ nền kinh
tế, chưa có tổ chức hoặc cá nhân tư bản độc quyền, các nhà tư sản tự do
buôn bán. Nền kinh tế trong giai đoạn này tự điều chỉnh bởi qui luật cạnh
tranh tự do và qui luật giá trị, cho nên các nhà tư sản có đầy đủ quyền kinh
doanh và bóc lột người lao động.
Khác với nền sản xuất phong kiến là nền sản xuất lấy ruộng
đất làm phương tiện sản xuất cơ bản và sở hữu ruộng đất là đặc quyền của
vua, quý tộc và lãnh chúa, ngành kinh tế chính là nông nghiệp và thương
mại. Kinh tế tư bản chủ nghĩa bác bỏ đặc quyền về ruộng đất hoặc bất cứ
độc quyền của tầng lớp quý tộc, thượng lưu nào. Nền kinh tế tư bản chủ
nghĩa là tự do kinh doanh lấy công nghệ, máy móc, và chất xám làm phương
tiện sản xuất chính và là nền kinh tế định hướng sang công nghiệp, dịch
vụ và thương mại. Sự định hướng này hoàn toàn do yếu tố lợi nhuận và thị
trường điều phối. Do phương tiện sản xuất là công nghệ, tri thức nên nền
sản xuất tư bản chủ nghĩa để có lợi nhuận tối đa luôn có xu hướng hướng

đến "nền sản xuất lớn" với sự tái đầu tư mở rộng và gắn liền với cách mạng
khoa học - công nghệ. Việc nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh
25


×