Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Báo cáo Mạch hiển thị số xung đếm trong một phút

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (867.44 KB, 16 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Trường Đại Học Nguyễn Tất Thành
------oOo-----BÁO CÁO THỰC HÀNH
Bộ môn : Mạch Điện Tử Y Sinh
GVHD : Thầy Đào Phú Minh
Lớp

: 12CYS01

Đề tài : Mạch hiển thị số xung đếm trong một phút

Nhóm 1 :
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

Nguyễn Như Khuê
Nguyễn Hoàng Kha
Nguyễn Hoàng Giang
Huỳnh Hữu Nhân
Lâm Tuyết My
Đặng Ngọc Thanh Tâm
Nguyễn Đoàn Thùy Dung
Hồ Đoàn Ngọc Hân
Trần Thị Tiểu Phụng




Giới thiệu cơ bản về mạch điện thực hành:
Mạch điện được thiết kế để dùng đếm số xung vuông tạo ra
trong vòng 1 phút (60 giây) với sơ đồ khối tổng quát như sau:

MẠCH ĐẾM XUNG TRONG 1
PHÚT

MẠCH TẠO
XUNG

MẠCH LOGIC

MẠCH HIỂN
THỊ

Cả 3 mạch trên đều được sử dụng với nguồn 5V

1


 MẠCH TẠO XUNG :
 Mạch 1 :

Gồm các linh kiện IC 555 , biến trở RV1 :100K , Điện trở
10K, Tụ phân cực 10 F.

2



Mạch được sử dụng để tạo nhịp xung vuông với điều chỉnh
biến trở để điều chỉnh tấn số của xung phát ra, được tính bằng
công thức:
T1 = 0,7.C.(R1+R2)
T2 = 0,7.C.R2
T = T1 + T2
Với T1 là thời gian xung lên, T2 là thời gian xung xuống.
C là tụ điện
R1 biến trở
R2 điện trở
Ví dụ : Với con 1 biến trở 100K ta có thể điều chỉnh chu kỳ
của xung lên từ 0,077s cho tới 0,77s và xung xuống có chu kỳ
là 0,07s

3


 Mạch 2 :

Gồm các linh kiện IC 555 , điện trở 47K , Điện trở 39 K, Tụ
phân cực 1000 F.

4


Mạch được sử dụng để tạo nhịp xung vuông với điện trở đã
được tính toán để cho ra tần số của xung phát ra đạt yêu cầu
của mạch đếm, được tính như công thức trên:
Ta chọn T1 = 60s, T2 = 15s, C = 1000 F

Thế vào công thức trên ta sẽ tính được điện trở:
R1= 47K
R2 =39K

5


 MẠCH LOGIC:
Ta cũng thiết kế 2 mạch logic sử dụng cổng AND với IC7408.

A,B : Ngõ vào
Y

: Ngõ ra

6


 Mạch 1 :

Gồm IC7408,2 điện trở 330 ohm,2 led xanh và 2 led đỏ

7


Sử dụng 4 ngõ vào và 2 ngõ ra:
Trong đó ngõ vào thứ 1 của IC7408 được nối vào ngõ xung ra
của mạch tạo xung thứ nhất,ngõ vào thứ 2 của IC7408 được
nối lên nguồn
Ngõ vào thứ 4 của IC7408 được nối vào ngõ xung ra của

mạch tạo xung thứ hai,ngõ vào thứ 5 của IC7408 được nối lên
nguồn
Khi có tín hiệu mức 1 từ mạch tạo xung đi vào thì ngõ ra sẽ ở
mức 1 ( tức là 5V ).
Khi không có tín hiệu từ mạch xung thì ngõ ra sẽ ở mức 0 (
tức là 0V ).
Nối 2 ngõ ra này với 4 led đơn bao gồm 2 led xanh và 2 led
đỏ.
2 led đầu (xanh và đỏ) là dùng để cho biết trạng thái của mạch
tạo xung thứ nhất ( Xung lên ứng led xanh, xung xuống ứng
với led đỏ).
2 led dưới (xanh và đỏ) cũng dùng để cho biết trạng thái mạch
tạo xung lên dài 60s

8


 Mạch 2:

Cũng sử dụng 2 ngõ vào (1 và 2) và 1 ngõ ra (3) của IC7408:
2 ngõ vào chính là 2 tín hiệu đầu vào của 2 mạch tạo xung.
1 ngõ ra đưa vào mạch hiển thị led 7 đoạn

60s
15s

9


 MẠCH HIỂN THỊ:


Mạch này sử dụng IC7490, IC 7447, LED 7 đoạn anode
chung và điện trở 330Ω.

10


Gồm 3 mạch mỗi mạch ứng với một IC7490 ,một IC7447,
một led 7 đoạn và bảy điện trở 330Ω.Dùng để hiển thị hàng
trăm hàng chục và hàng đơn vị

11


Với con IC7490 khi có một xung vào thì sẽ đếm lên một giá
trị. Và xuất ra tín hiệu 4 bit ra 4 ngõ (0000-1101).
Trong đó ngõ số 14 để nhận xung kích vào tăng lên 1 số
Và ngõ số 11 của mạch hiển thị hàng đơn vị được nối vào ngõ
số 14 của mạch hiển thị hàng chục để tăng lên 1 đơn vị khi
mạch đơn vị lên 9 và chuyển về 0 (đối với hàng trăm cũng
vậy)
Cuối cùng ngõ số 2 và 3 của IC7490 tất cả các mạch hiển thị
đều được nối vào nút nhấn để làm mạch reset

Ở đây ta sử dụng nút nhấn 1 trạng thái (nghĩa là nhấn 1 lần là
bật sau đó nhấn thêm lần nữa để tắt)
Nút nhấn này ta nối với ngõ mass,khi ta nhấn tức là mạch đã
kín,ngõ 2 và 3 được nối mass để mạch hoạt động đếm lên 1
đơn vị,khi ta nhấn thêm 1 lần nữa,mạch bị hở,tất cả đều reset
về 0

12


Với con IC7447 dùng để giải mã 4 bit thành 8 bit hiển thị ra
led 7 đoạn.
Điện trở 330Ω dùng để trở hạn dòng không cho led bị hư.
Và cuối cùng là led 7 đoạn để thể hiện số hàng trăm hàng
chục và đơn vị

13


Phân công công việc:
-Nguyễn Như Khuê: Nghiên cứu,tìm hiểu,lắp ráp chạy thử trên
testboard,vẽ mạch sơ đồ nguyên lý,sơ đồ mạch in,gắn linh kiện,gắn
dây,kiểm tra mạch,chỉnh sửa báo cáo,in báo cáo, tham gia nghiên
cứu về lập trình viết mã code cho AT89C51,nạp mạch(nhưng chưa
thành công)
-Nguyễn Hoàng Kha: In mạch,hàn mạch
-Nguyễn Hoàng Giang: Cưa mạch,lắp ráp chạy thử trên testboard
-Huỳnh Hữu Nhân: Hàn mạch,khoan mạch,ngâm mạch,tham gia
nghiên cứu về IC7447 và IC7490 mượn máy khoan
-Lâm Tuyết My: Mua linh kiện, đồ lại mạch,khoan mạch
-Đặng Ngọc Thanh Tâm: Thiết kế sắp xếp mạch thực tế trên bảng
nhựa, lắp ráp chạy thử trên testboard ,viết báo cáo, mua linh
kiện,gắn đinh cố định mạch,tham gia nghiên cứu về lập trình viết mã
code cho AT89C51(nhưng chưa thành công)
-Nguyễn Đoàn Thùy Dung: Hàn mạch, lắp ráp chạy thử trên
testboard,tính giá trị điện trở,biến trở,tụ điện, mua linh kiện, tham
gia nghiên cứu về lập trình viết mã code cho AT89C51(nhưng chưa

thành công)
-Hồ Đoàn Ngọc Hân: Khoan mạch,ngâm mạch,mua linh kiện,đồ lại
mạch
-Trần Thị Tiểu Phụng: Ủi mạch in,chà mạch

14


Mục lục:
Trang 1: ................. Giới thiệu cơ bản về mạch điện thực hành:
Trang 2: ................. Mạch tạo xung
Trang 6: ................. Mạch Logic
Trang 10: ............... Mạch hiển thị
Trang 12: ............... Nút nhấn reset
Trang 14: ............... Phân công công việc
Trang 15: ............... Mục lục

The End

15



×