Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Tiểu luận cao học Nâng cao năng lực lãnh đạo và chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng vùng nông thôn ở tỉnh hà giang trong thời kỳ đẩy mạnh cộng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.09 KB, 16 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện;
là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân
dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp
công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc. Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động
của Đảng, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, thực hiện chế độ
tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Trong hệ thống tổ chức của Đảng, các tổ
chức cơ sở đảng là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị lãnh đạo mọi mặt đời
sống xã hội ở đơn vị cơ sở.
Tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ) nói chung và TCCSĐ vùng nông thôn nói
riêng có một vị trí, vai trò rất quan trọng trong hệ thổng tổ chức và hoạt động của
Đảng, TCCSĐ nông thôn là cấp tổ chức trực tiếp gắn bó với quần chúng nhân
dân, lãnh đạo thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước
ở nông thôn, xây dựng nôn thôn mới, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của
nhân dân, động viên nhân dân làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước, góp phần bổ
sung, hoàn thiện đường lối, chính sách của Đảng. Vì vậy, nâng cao năng lực lãnh
đạo và chiến đấu của TCCSĐ vùng nông thôn là nội dung cơ bản, là vấn đề có
tính quy luật và là đòi hỏi tất yếu khách quan trong xây dựng và chỉnh đốn Đảng
hiện nay.
Sau 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, tiến hành đổi
mới, chỉnh đốn Đảng, nhiều TCCSĐ nông thôn đã vươn lên đáp ứng yêu cầu cảu
sự nghiệp đổi mới, lãnh đạo xây dựng kinh tế - xã hội ở nông thôn phát triển theo
định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) góp phần quan trọng cho quá trình công
ghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) nông nghiệp và nông thôn. Số TCCSĐ
nông thôn đạt trong sạch, vững mạnh tăng lên nhanh chóng trong những năm gần
1


đây. Tuy nhiên, bên cạnh đó số TCCSĐ nông thôn trung bình, yếu kém vẫn còn


nhiều, đặc biệt là các TCCSĐ nông thôn vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc
biệt khó khăn còn bộc lộ nhiều điểm yếu; chưa phát huy được tối đa vai trò lãnh
đạo của Đảng, hiệu lực quản lý điều hành của Chính quyền và vai trò làm chủ
của nhân dân mà đại diện là các tổ chức chính trị quần chúng ở cơ sở. Chính
những tồn tại, yếu kém đã làm hạn chế vai trò là nền tảng, là hạt nhân chính trị
của các TCCSĐ vùng nông thôn hiện nay. Nhận rõ điều này, Nghị quyết Đại hội
đại biểu toàn Quốc lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ:
“Một số tổ chức Đảng ở các cấp chưa được chỉnh đốn; dân chủ bị vi
phạm, kỷ luật lỏng lẻo, nội bộ không đoàn kết; chất lượng sinh hoạt đảng giảm
sút. Công tác tư tưởng, công tác lý luận còn yếu kém, bất cấp; công tác tổ chức
cán bộ còn một số biểu hiện trì trệ. Việc đổi mới phương thức lãnh đạo của
Đảng còn lúng túng”... (7, tr 138).
Đến Nghị quyết Đại hội XI của Đảng tiếp tục đánh giá:
"Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của không ít tổ chức đảng còn thấp;
công tác quản lý đảng viên chưa chặt chẽ, sinh hoạt đảng chưa nền nếp, nội
dung sinh hoạt nghèo nàm, tự phê bình và phê bình yếu. Việc xây dựng TCCSĐ
trong doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn chậm,
vai trò tổ chức đảng ở đây mờ nhạt. Động cơ phấn đấu vào Đảng của một số
người có biểu hiện lệch lạc, cơ hội" (9, Tr. 174).
Hà Giang là tỉnh vùng cao biên giới cực bắc của Tổ quốc, các TCCSĐ
vùng nông thôn của tỉnh cũng không nằm ngoài tình trạng chung của TCCSĐ
nông thôn trong cả nước. Trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, vấn đề dẩy
nhanh tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Hà Giang có một vị
trí vô cùng quan trọng. Với cơ cấu kinh tế của tỉnh chủ yếu là nông nghiệp, tỷ
trọng nông, lâm nghiệp chiếm trên 60%, nông dân chiếm hơn 90% dân số của
tỉnh.
2


Vì vậy, việc nghiên cứu để đánh giá đúng thực trạng của các TCCSĐ

xnông thôn nói chung và TCCSĐ vùng nông thôn của tỉnh Hà Giang nói riêng,
tìm ra nguyên nhân, đề xuất các giải pháp khắc phục tình trạng yếu kém, nâng
cao năng lực lãnh đạo và chiến đấu của các TCCSĐ nông thôn trong giai đoạn
hiện nay là một đòi hỏi tất yếu, khách quan nhằm khẳng định vai trò là hạt nhân
chính trị, lãnh đạo mọi mặt của đời sống xã hội; đẩy nhanh sự nghiệp đổi mới ở
nông thôn; vừa là nhiệm vụ chiến lược, thường xuyên, vừa là yêu cầu cấp bách
trong công tác xây dựng Đảng hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trong tình hình đất nước sau 25 năm đổi mới, những
thanh tựu quan trọng về kinh tế - xã hội, trong đó vai trò là hạt nhân chính trị,
lãnh đạo mọi mặt của đời sống xã hội ở cơ sở của các TCCSĐ được củng cố và
nâng lên một tầm cao mới, đặc biệt là sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết
Trung ương 6 (lần 2) khoá VIII và hiện nay là việc triển khai thực hiện Nghị
quyết Trung ương 4 (khoá XI) của Đảng.
Trong những năm gần đây có khá nhiều cá nhân và cơ quan nghiên cứu
khao học chọn TCCSĐ ở vùng nông thôn để làm đề tài nghiên cứu khoa học,
khai thác từ các góc độ khác nhau và hướng sử dụng phương pháp tiếp cận cũng
khác nhau.
Tuy nhiên, chưa có công trình nhiên cứu nào về “Nâng cao năng lực lãnh
đạo và chiến đấu của các TCCSĐ vùng nông thôn ở tỉnh Hà Giang trong thời kỳ
đẩy mạnh cộng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Tiếp cận từ góc độ khoa học
Xây dựng Đảng (XDĐ), bằng phương pháp tổng hợp, phân tích có hệ thống thực
trạng các TCCSĐ vùng nông thôn, xác định nguyên nhân và đưa ra những giải
pháp chủ yếu, Đề tài sẽ phần nào làm sáng tổ thêm những vấn đề có tính đặc
trưng của TCCSĐ vùng nông thôn của tỉnh Hà Giang nhằm đáp ứng yêu cầu của

3


sự nghiệp đổi mới đất nước; đặc biệt là sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông

thôn và vấn đề Nông dân ở tỉnh vùng cao phía Bắc của Tổ quốc.
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của Đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu của Đề tài:
Đánh giá thực trạng năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ vùng
nông thôn của tỉnh Hà Giang, qua đó đề ra các giải pháp góp phần nâng cao năng
lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ vùng nông thôn tỉnh Hà giang trong
thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
3.2. Nhiện vụ nghiên cứu của Đề tài:
Để có thể đạt được mục tiêu nghiên cứu ấy, người nghiên cứu đặt ra một
số nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
- Phân tích làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn trong việc
nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ vùng nông thôn.
- Khảo sát, đánh giá đúng thực trạng năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu
của các TCCSĐ nông thôn, đồng thời chỉ ra những nguyên nhân và kinh nghiệm.
- Xác định mục tiêu, phương hướng, đề ra các giải pháp chủ yếu nhằm
nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ vùng nông thôn của
tỉnh Hà Giang trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH hiện nay.
3.3. Đối tượng nghiên cứu của Đề tài:
Người nghiên cứu xác định đối tượng nghiên cứu của Đề tài là các
TCCSĐ vùng nông thôn của tỉnh Hà giang trong giai đoạn CNH, HĐH hiện nay.
3.4. Phạm vi nghiên cứu của Đề tài:
Đề tài tập trung khảo sát, nghiên cứu đánh giá các TCCSĐ vùng nông
thôn của tỉnh Hà giang trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2011.

4


4. Cơ sở lý luận, thực tiến và phương pháp nghiên cứu của Đề tai
4.1. Cơ sở lý luận:
Đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về TCCSĐ, về
vâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các TCCSĐ; về vị trí, vai trò
của tổ chức đảng và về xây dựng củng cố TCCSĐ vùng nông thôn ở vùng cao
biên giới.
4.2. Cơ sở thực tiễn:
Các tài liệu khảo sát, điều tra xã hội học; Các Báo cáo tổng kết, tổng hợp
số liệu về các TCCSĐ vùng nông thôn của tỉnh Hà Giang.
4.3. Phương pháp nghiên cứu:
Trên cơ sở phương pháp luận Chủ nghĩa Mác- Lênin, tác giả đề tài dùng
phương pháp phân tích- tổng hợp, kết hợp với điều tra xã hội học; Trong những
trường hợp cụ thể, tác giả sử dụng phương pháp lịch sử - logíc, kết hợp với
nghiên cứu lý luận và tổng kết từ thực tiễn. Ngoài ra tác giả còn sử dụng phương
pháp nghiên cứu tài liệu.
5. Đóng góp mới về khoa học của đề tài
- Góp phần hệ thống hoá một số quan điểm cơ bản của chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta về TCCSĐ và về vấn đề nâng cao
năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ vùng nông thôn.
- Phân tích, đánh giá đúng thực trạng nang lực lãnh đạo và sức chiến đấu
của TCCSĐ vùng nông thôn của tỉnh Hà Giang.
- Đưa ra một số giải pháp chủ yếu, đồng bộ, tương đối toàn diện, có tính
khả thi trong việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các TCCSĐ
vùng nông thôn ở tỉnh Hà giang trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước hiện nay.

5


6. Ý nghĩa của đề tài
- Đề tài cung cấp những căn cứ khoa học, những tư liệu thực tiễn cho quá
trình củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cảu các TCCSĐ
vùng nông thôn của tỉnh Hà Giang.
- Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu phục vụ cho

công tác giảng dạy, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cấp huyện (chủ yếu là đội
ngũ cấp uỷ cơ sở xã, phường, thị trấn).
- Cung cấp những luận cứ khoa học và các số liệu thực tiễn mang tính
khách quan giúp cấp uỷ các cấp có những chủ trương, biện pháp nhằm nâng cao
năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ nông thôn.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đấu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục;
Tác giả xây dựng kết cấu đề tài gồm 3 chương, 7 tiết; ngoài ra đề tài dự
kiến sẽ được triển khai theo kết cấu nội dung dưới đây:

6


Chương 1
NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA TỔ CHỨC
CƠ SỞ ĐẢNG - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Tổ chức cơ sở Đảng:
Tác giả trình bày một số khái niệm và quan niệm của Mác, Ăng Ghen,
Lênin và Hồ Chí Minh về tổ chức và TCCSĐ nói chung và làm rõ thêm một số
mội dung của TCCSĐ nông thôn, TCCSĐ vùng nông thôn ở tỉnh Hà Giang.
1.1.2. Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ:
Tác giả trình bày một số khái niện, quan niệm của Mác, Ăng Ghen, Lênin
và Hồ Chí Minh về ngăng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ .
1.2. Những vấn đề lý luận và thực tiễn
1.2.1. Quan điểm của Mác - Lênin về TCCSĐ trong hệ thống tổ chức và
hoạt động của Đảng
- C.Mác- Ph.Ăngghen đưa ra những tư tưởng, quan điểm đầu tiên về vị trí,
vai trò của TCCSĐ và vai trò là nền tảng của các chi bộ, coi chi bộ là trung tâm,

là hạt nhân của Đảng…..
- V.I.Lênin kế thừa và phát triển thành một hệ thống hoàn chỉnh về xây
dựng Đảng vô sản kiểu mới của giai cấp công nhân. Ông đặc biệt coi trọng việc
xây dựng các tổ chức Đảng trong công nhân và ở nông thôn…. đồng thời phát
huy tỉnh chủ động hơn ở cơ sở đặc biệt là các TCCSĐ ở nông thôn và vấn đề xây
dựng CNXH ở nông thôn.
1.2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về TCCSĐ
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về TCCSĐ:
Phần này tác giả trình bày tư tưởng của Hồ Chí Minh về sự kế thừa và vận
dụng sáng tạo các quan điểm của Chủ nghĩa Mác- Lênin vào hoàn cảnh cụ thể ở
7


Việt Nam. Trrình bày khái quát hệ thống quan điểm, tư tưởng của người về xây
dựng Đảng Cộng sản Việt Nam và vấn đề xây dựng TCCSĐ ở nông thôn.
- Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về TCCSĐ:
Phần này tác giả trình bày sự vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư
tưởng Hồ Chi Minh về Đảng và xây dựng Đảng.
Trình bày những thành quả đạt được trong quá trình lãnh đạo của Đảng,
xác định đúng đắn và làm rõ vai trò là nền tảng của TCCSĐ; đặc biệt là sự đóng
góp của TCCSĐ nông thôn trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
và nông dân….

8


Chương 2
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA
TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG VÙNG NÔNG THÔN CỦA TỈNH HÀ GIANG
TRONG THỜI KỲ CỘNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC


2.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Giang
Tiết này tác giả trình bày đặc điểm tự nhiên của tỉnh Hà Giang và một số
thành tựu bước đầu trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong 5 năm (từ
2007 đến năm 2011)
2.2 Thực trạng năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ vùng
nông thôn của tỉnh Hà Giang trong giai đoạn hiện nay
Tiết này tác giả nêu khái quát tình hình TCCSĐ của tỉnh Hà Giang và
đánh giá khái quát năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các TCCSĐ vùng
nông thôn
2.2.1. Những kết quả đạt được - Nguyên nhân
* Những kết quả đạt được:
- Một là: Những thành tựu trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các
TCCSĐ vùng nông thôn trong phát triển kinh tế - xã hội; an ninh quốc phòng.
- Hai là: Những thành tựu trong lãnh đạo, chỉ đạo của các TCCSĐ nông
thôn về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng
- Ba là: Những thành tựu trong lãnh đạo, chỉ đạo của các TCCSĐ nông
thôn về công tác Tổ chức - Cán bộ
- Bốn là: Trong lãnh đạo, chỉ đạo của các TCCSĐ nông thôn đối với Mặt
trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân
- Năm là: Về xây dựng tổ chức Đảng
9


* Nguyên nhân của những thành tựu:
Tác giả đánh giá một số nguyên nhân đạt được những thành tựu trong
công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các TCCSĐ nông thôn trên tất cả các mặt của đời
sóng xã hội ở nông thôn của tỉnh Hà Giang
2.2.2. Những tồn tại, hạn chế - Nguyên nhân
* Những hạn chế, yếu kém:

Mục này, tác giả đề tài đánh giá những mặt tồn tại, hạn chế trên tất cả các
mặt đời sống xã hội ở vùng nông thôn tỉnh Hà Giang (Kinh tế - xã hội; công tác
tư tưởng; công tác tổ chức - cán bộ; công tác xây dựng Đảng..)
* Nguyên nhân:
Tác giả đánh giá làm rõ nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém (Về
năng lực lãnh đạo sức chiến đấu; về chất lượng đội ngũ cán bộ; chất lượng sinh
hoạt đảng; công tác kiểm tra, giám sát của TCCSĐ ; Vai trò lãnh đạo, chỉ đạo
của cấp uỷ cấp trên; Chế độ, chính sách tác động…..)
2.3. Một số kinh nghiệm được rút ra
- Một là: Xây dựng Đảng phải đi đôi với quan tâm phát triển kinh tế - xã
hội ở cơ sở
- Hai là: Nâng cao công tác tuyên truyền giáo dục khẳng địng vị trí, vai trò
và tầm quan trọng của TCCSĐ nông thôn
- Ba là: Củng cố TCCSĐ phải gắn với Xây dựng Nhà nướcvà các tổ chức
đoàn thể nhân dân- làm tốt công tác vận động quân chúng
- Bốn là: Thường xuyên quan tâm đến công tác đầo tạo, bồi dương cán bộ
- Năm là: công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng
- Sáu là: Vai trò kiểm tra, giám sát và lãnh chỉ đạo của cấp uỷ cấp trên trực
tiếp của TCCSĐ nông thôn
10


Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH
ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA CÁC TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG
VÙNG NÔNG THÔN Ở TỈNH HÀ GIANG
3.1. Phương hướng nâng cao năng lực lãnh đạo và chiến đấu của các
TCCSĐ vùng nông thôn ở tỉnh Hà Giang
3.1.1. Về công tác chính tri - tư tưởng:
Xác định rõ nhiệm vụ chính trị của TCCSĐ trong việc tăng cường công

tác giáo dục chính trị trong Đảng và trong nhân dân; đẩy mạnh công tác xây
dựng Đảng về tư tưởng - chính trị….
3.1.2. Về công tác tổ chức:
Việc củng cố, sắp xếp hệ thống tổ chức Đảng, Nhà nước và các đoàn thể
nhân dân, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm, nâng cao hiệu quả hoạt động của
toàn bộ hệ thống chính trị tại nông thôn.
3.1.3. Về công đảng viên:
Việc tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ
đảng viên nông thôn….. phát triển đảng viên…; công tác nhận xét đánh giá đảng
viên hàng năm…..
3.1.4. Về công tác cán bộ:
Về công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; quy chế, tiêu chuẩn
cán bộ; công tác nhận xét đánh giá cán bộ hàng năm….
3.1.5. Về công tác vận động quần chúng:
Việc đổi mới nội dung, phương thức vận động quần chúng; việc xây dựng
và nâng cao hiệu quả hoạt động của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân;
Về bố trí cán bộ làm công tác vận động quần chúng…
11


3.1.6. Về đổi mới phương thức lãnh đạo của TCCSĐ vùng nông thôn:
Về đổi mới nội dung, phương pháp và nâng cao chất lượng ban hành và
triển khai tổ chức thực hiện các Nghị quyết; việc đổi mới phơng thức hoạt động
của các đoàn thể nhân dân; về đổi mới cách thức lãnh đạo của Đảng đối với
chính quyền và hệ thống chính trị ở cơ sở….
3.2. Một số giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến
đấu của TCCSĐ vùng nông thôn của tỉnh Hà giang trong thời kỳ đẩy mạnh
CNH, HĐH đất nước
3.2.1 Nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên về vị trí, vai trò của
TCCSĐ nông thôn:

3.2.2. Xác định đúng nhiệm vụ chính trị và tổ chức thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ chính trị đó:
3.2.3. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tưởng của TCCS Đảng
ở nông thôn:
3.2.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên nông thôn, xây dựng đội
ngũ cán bộ cơ sở vùng nông thôn:
3.2.5 Tiếp tục đối mới phương thức lãnh đạo của TCCSĐ cùng nông
thôn đối với chính quyền và các đoàn thể nhân dân ở cơ sở:
3.2.6. Củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của các chi bộ trực thuộc
Đảng uỷ cơ sở vùng nông thôn:
3.2.7. Nâng cao chất lượng và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát
của TCCSĐ vùng nông thôn:
3.2.8. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám stá
của cấp uỷ cấp trên, nhất là cấp uỷ cấp trên trực tiếp của TCCSĐ nông thôn:

12


KẾT LUẬN
Cách mạng Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển mới - giai đoạn
tiếp tục sự nghiệp đổi mới và phát triển bền vững, vì mục tiêu “dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, vững bước đi lên CNXH. Đặt ra cho
Đảng ta mà nền tảng là các TCCSĐ phải tiếp tục tự đổi mới, tự chỉnh đốn vươn
lên ngang tầm với nhiệm vụ chính trị của Đảng trong giai đoạn cách mạng hiện
nay.
Sau 25 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng; bộ mặt nông thôn của
tỉnh Hà Giang đã có những đổi mới vươn lên vượt bậc, kinh tế phát triển, xã hội
ổn định, Quốc phòng, an ninh được giữ vững, đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân được nâng lên; các TCCSĐ vùng nông thôn của tỉnh đã khẳng định
được vị trí, vai trò là nền tảng, là hạt nhân lãnh đạo tại đơn vị cơ sở, đặc biệt là

trong sự nghiệp đẩy mạnh cơ cấu kinh tế vì sự phát triển của nông nghiệp, nông
thôn và nông dân vùng cao biên giới. Vì vậy, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức
chiến đấu của các TCCSĐ vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Giang vừa mang
tính chiến lược và là đòi hỏi cấp thiết trước yêu cầu của cách mạng Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay.
Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các TCCSĐ vùng nông thôn ở
tỉnh Hà Giang, qua những năm thực hiện công cuộc đổi mới, nhất là từ sau ngày
thực hiện các Nghị quyết Trung ương Đảng về xây dựng và chỉnh đốn Đảng,
hiện nay là việc triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung
ương lần thứ 4 (khóa XI) của Đảng “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng
hiện nay”, đã có những chuyển biến tích cực; vai trò lãnh đạo của Đảng được
giữ vững, hiệu lực quản lý của chính quyền được phát huy, vai trò làm chủ của
các đoàn thể nhân dân được mở rộng, quyền làm chủ của nhân dân được bảo
đảm. Chất lượng đội ngũ đảng viên được nâng lên, công tác phát triển đảng viên
được chú trọng và đảm bảo về chất lượng. Song với thực trạng kết cấu hạ tầng
13


còn thấp kém, kinh tế có bước phát triển nhưng còn chậm và chưa vững chắc,
trình độ năng lực về mọi mặt của đội ngũ cán bộ, đảng viên nhất là cán bộ chủ
chốt ở nông thôn còn hạn chế, chưa đáp ững được yêu cầy của thời kỳ đổi mới,
năng lực lãnh đạo của đảng bộ, chi bộ cơ sở vùng nông thôn còn nhiều bất cập.
Vì vậy, việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các TCCSĐ vùng
nông thôn của tỉnh Hà Giang càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các TCCSĐ vùng
nông thôn của tỉnh Hà Giang, đòi hỏi các đảng bộ, chi bộ cơ sở nông thôn cần
phải nắm vững nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và quan điểm của Đảng ta về xây dựng Đảng; xây dựng tổ chức đảng ở
đơn vị mình luôn trong sạch, vững mạnh, vươn lên khắc phục những khó khăn,
tồn tại yếu kém, đề ra những giải pháp cụ thể, thiết thực, phù hợp với từng cơ sở

Đảng, phát huy vai trò lãnh đạo và nâng cao sức chiến đấu một cách có hiệu quả
nhất.
Những giải pháp mà đề tài đã trình bày ở trên, tuy chưa được đẩy đủ và
toàn diện nhưng là những khái quát chung nhất, xuất phát từ thực trạng của các
TCCSĐ vùng nông thôn của tỉnh Hà Giang. Vì vậy, trong quá trình thực hiện
phải quán triệt một cách đầy đủ và đồng bộ các giải pháp, đồng thời phải có sự
phân công theo dõi, tổng kết rút kinh nghiệm để tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh các
giải pháp một cách khoa học, phù hợp với thực tiễn của từng đảng bộ, chi bộ cơ
sở vùng nông thôn, tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các
TCCSĐ vùng nông thôn ở tỉnh Hà Giang trong thời kỳ đổi mới.

14


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng [1964], Văn kiện Đảng (Từ ngày 27/10/1929 đến
07/4/1935). Nxb Sự thật, Hà nội.
2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng [1997], Văn kiện Đảng, Tập 3 (1930-1945).
Ban nghiên cứu lịch sử Đảng.
3. Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hà giang, Báo cáo tổng kết công tác Tổ chức xây dựng
Đảng từ năm 2007 đến năm 2011.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam [1999], Văn kiện Hội nghị lần thư 6 (lần 2) Ban
Chấp hành Trung ương khoái VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1999.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam [2001], Văn kiện Đại hội đại biểu toàn Quốc lần thứ
IX của Đảng, Nxb CTQG, Hà Nội.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam [2002], Văn kiện Hội nghị lần thư năm, Ban Chấp
hành Trung ương khóa IX, Nxb CTQG, Hà Nội.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam [2003], Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp
hành Trung ương khóa IX, Nxb CTQG, Hà Nội.

8. Đảng cộng sản Việt Nam [2006], Văn kiện Đại hội đại biểu toàn Quốc lần thứ
X của Đảng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
9. Đảng cộng sản Việt Nam [2011], Văn kiện Đại hội đại biểu toàn Quốc lần
thứ XI của Đảng, Nxb Chính trị Quốc gia- sự thật, Hà Nội.
10. Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam [2011], Nxb Chính trị Quốc gia- sự thật,
Hà Nội.
11. Đảng cộng sản Việt Nam [2012], Các Nghị quyết của Trung ương Đảng
2005 - 2010, Nxb Chính trị Quốc gia- sự thật, Hà Nội.
12. V.I. Lênnin toàn tập [1977], Tập 7, Nxb tiến bộ, Matxcơva.
13. V.I. Lênnin toàn tập [1977], Tập 19, Nxb tiến bộ, Matxcơva.
14. V.I. Lênnin toàn tập [1974], Tập 42, Nxb tiến bộ, Matxcơva.
15. V.I. Lênnin toàn tập [1974], Tập 43, Nxb tiến bộ, Matxcơva.
15


16. C. Mác - Ph. Ăngghen tuyển tập [1981], Tập 2, Nxb Sự thật, Hà nội.
17. C. Mác - Ph. Ăngghen tuyển tập [1995], Tập 4, Nxb CTQG, Hà nội.
18. C. Mác - Ph. Ăngghen tuyển tập [1995], Tập 7, Nxb CTQG, Hà Nội.
19. Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng [1970], Nxb Sự thật, Hà nội.
20. Hồ Chí Minh toàn tập [1996], Tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội.
21. Hồ Chí Minh toàn tập [1996], Tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội.
22. Hồ Chí Minh toàn tập [1996], Tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội.
23. Hồ Chí Minh toàn tập [1996], Tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội.
24. Nguyễn Trọng Phúc [1999], Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
trong thời kỳ đổi mới đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội.
25. Nguyễn Phú Trọng, Tô Huy Rứa, Trần Khắc Việt [2004], Nâng cao năm lực
lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng trong thời kỳ đổi mới,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội.
26. Quy định số 95- QĐ/TW ngày 03/8/2004 của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng "Về chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở xã".

27. Nguyễn Nghĩa Vụ [1997], Sự lãnh đạp của Đảng đối với việc củng cố, hoàn
thiện chính quyền cấp xã vùng cao phía Bắc (qua thực tiễn tỉnh Lào Cai),
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16



×