Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ CHỤP CỘNG HƯỞNG TỪ(MRI)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.14 KB, 4 trang )

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ CHỤP
CỘNG HƯỞNG TỪ (MRI)
(THS.BS.Vũ Mạnh Hùng. Phòng MRI, bệnh viện Nguyễn Tri Phương)

Cộng hưởng từ (MRI) là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại. Khác
với chụp X-quang thông thường hay chụp cắt lớp vi tính (CT scanner) là sử dụng tia X,
có hại cho sức khỏe. Chụp cộng hưởng từ dựa trên nam châm siêu dẫn và các sóng
radio, do đó không gây hại cho sức khỏe và có thể chụp được cho cả trẻ nhỏ và phụ nữ
có thai.
1. Chụp cộng hưởng từ được tiến hành như thế nào?
• Đầu tiên bạn sẽ được thay quần áo không chứa bất kỳ vật dụng kim loại
nào
• Bạn nằm trên một cái bàn tự động, bàn này sẽ được di chuyển vào
trong để bộ phận cần chụp nằm giữa máy. Tùy theo bộ phận được chụp
mà hướng nằm của bạn sẽ là đầu vào trước hay chân vào trước, dơ tay
lên qua đầu hoặc xuôi theo thân mình.
• Những cuộn thu tín hiệu (coils) sẽ được đặt lên vùng cần chụp. Một số
bộ phận như chụp cột sống; thì các cuộn thu tín hiệu này được tích hợp
sẵn trong bàn rồi, nên không cần đặt thêm nữa
• Bạn sẽ được nhân viên hướng dẫn sử dụng dụng cụ trợ giúp khi cần
thiết trong quá trình chụp
• Bạn được đeo tai nghe (headphones) để giảm độ ồn của máy; cũng như
có thể nghe được nhân viên trao đổi với bạn trong lúc chụp. Với tai
nghe này, bạn cũng có thể nghe những bài hát hay những bản nhạc yêu
thích.


• Tùy theo bộ phận, mà trong quá trình chụp, kỹ thuật viên sẽ yêu cầu
bạn phối hợp hít-thở; không cử động; không nuốt nước miếng…
• Trong một số trường hợp cần thiết để chẩn đoán bệnh chính xác hơn;
bác sỹ sẽ có chỉ định chích thuốc cản từ. Điều này có thể biết được


trước khi chụp; nhưng cũng có thể phát sinh trong lúc chụp vì tình trạng
bệnh lý rất đa dạng và khác nhau.
• Thời gian chụp trung bình từ 15 đến 30 phút, tùy từng bộ phận chụp;
bệnh lý hay sự hợp tác của bạn trong quá trình chụp.
2. Chụp cộng hưởng từ cần phải chuẩn bị gì?
• Một số bộ phận chụp, bạn cần phải nhịn ăn và không uống sữa trước 46 giờ: đặc biệt với các chỉ định chụp về bệnh lý gan, mật, ổ bụng, chậu.
• Còn lại đa số các trường hợp bạn không cần nhịn đói.
• Bạn vẫn dùng các thuốc khác bình thường, không cần phải thay đổi thói
quen ăn uống hay sinh hoạt thường ngày
• Trước khi vào phòng chụp, bạn sẽ được nhân viên y tế phòng cộng
hưởng từ kiểm tra thông tin về các chống chỉ định để đảm bảo độ an
toàn cho bạn và chính xác cho chẩn đoán. Do vậy, bạn phải trả lời các
thông tin kiểm tra an toàn một cách chính xác nhất.
3. Khi chụp cộng hưởng từ sẽ có cảm giác ra sao?
• Chụp cộng hưởng từ không gây đau. Một số người sẽ thấy hồi hộp khi
vào phòng máy; điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh nếu bị
rung. Do vậy, nếu còn băn khoăn, lo lắng bất cứ điều gì, bạn nên hỏi
nhân viên y tế để có được tâm lý thoải mái trước khi chụp
• Trong phòng máy, nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ phòng bình thường;
nhưng bạn yên tâm vì sẽ có các đồ vật hỗ trợ để giữ ấm.
• Khi máy đang chụp sẽ phát ra tiếng ồn, nên bạn sẽ được đeo tai nghe và
nghe nhạc để giảm độ ồn.
4. Các nguy cơ khi chụp cộng hưởng từ?


• Chụp cộng hưởng từ không dùng tia X mà dùng từ trường và các sóng
radio, do đó không gây hại cho sức khỏe, có thể chụp được cho trẻ nhỏ và
phụ nữ có thai
• Trong một số trường hợp, khi cần thiết bác sỹ sẽ có chỉ định chích thuốc
cản từ. Tỷ lệ dị ứng và tác dụng phụ của thuốc hiếm xảy ra. Tuy nhiên đối

với các trường hợp có tiền sử dị ứng cũng như có cơ địa dễ bị dị ứng, suy
thận mạn giai đoạn cuối thì cũng cần phải thông báo cho bác sỹ để có
những biện pháp dự phòng và hạn chế các tai biến có thể xảy ra.
• Để đảm bảo an toàn cho chính bạn cũng như quá trình chụp được diễn ra
thuận lợi, nhanh chóng, chính xác; thì chính bạn là người phải cung cấp
đầy đủ những thông tin khi được kiểm tra an toàn, đặc biệt các dụng cụ
chứa kim loại và điện tử trong cơ thể.
5. Các trường hợp nào không chụp được cộng hưởng từ?
• Kẹp phẫu thuật dị dạng mạch máu não, đặc biệt ở những bệnh nhân đã mổ
phình động mạch não
• Các kẹp hoặc giá đỡ (stent) trong phẫu thuật mạch máu
• Các dị vật kim loại trong hốc mắt
• Các van tim kim loại. Nếu không biết loại van tim nào bạn đã được thay,
thì cần phải hỏi lại bác sỹ phẫu thuật tim mạch của bạn
• Các khớp nhân tạo: khớp gối, hang, không có chống chỉ định
• Máy tạo nhip tim hoặc khử rung
• Bơm tiêm insulin
• Máy kích thích thần kinh (trong điều trị giảm đau)
• Các thiết bị xuyên da: mũi, rốn…
• Các trường hợp không thể nằm lâu được do tình trạng suy tim, suy hô hấp,
chứng khó thở khi nằm
• Không thể nằm yên được (trẻ em, rối loạn tâm thần)
• Chứng sợ chỗ kín (Claustrophobie)


• Đối với các trường hợp có chỉ định chích thuốc cản từ thì sẽ không chích
thuốc này nếu bạn bị : Dị ứng với thuốc cản từ, suy thận nặng
• Có thai 3 tháng đầu. Không phải là chống chỉ định tuyệt đối. Vì từ trường
không ảnh hưởng đến thai nhi. Nhưng để đề phòng, chỉ những trường hợp
thực sự cần thiết mới chụp.

• Phụ nữ cho con bú : Không ảnh hưởng. Nhưng khi tiêm thuốc cản từ,
không nên cho trẻ bú trong vòng 24-48 giờ sau tiêm thuốc.



×