Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Sự vận dụng tư tưởng của lênin về bản chất của đảng của đảng ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.8 KB, 19 trang )

MỞ ĐẦU
Cùng với việc sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học, C.Mác và Ph.Ăngghen
là những người đầu tiên đề xuất những quan điểm cơ bản về Đảng Cộng sản và xây
dựng Đảng Cộng sản, chính Đảng độc lập của giai cấp vô sản trong điều kiện chủ
nghĩa tư bản phát triển đồng đều.
Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ, trong hoàn cảnh lịch sử mới (chủ nghĩa tư
bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc), do đó lúc này chủ nghĩa tư bản phát
triển không đồng đều, cách mạng vô sản, chuyên chính vô sản đã trở thành nhiệm
vụ trực tiếp, cấp bách để giành chính quyền về tay giai cấp công nhân và xây dựng
chủ nghĩa xã hội hiện thực. Lênin đã trung thành với Mác và Ph.Ăngghen đã phát
triển cụ thể hóa những tư tưởng, quan điểm của hai ông về Đảng và xây dựng Đảng
trong điều kiện mới, và đã phát triển hoàn thiện học thuyết Mác – Lênin về Đảng
Cộng sản, trong đó có vấn đề bản chất của Đảng và mối quan hệ của Đảng với dân
tộc và phong trào cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động thế giới..
Dưới sự lãnh đạo của Lênin, và trên cơ sở quan điểm , tưởng của Lênin về
bản chất của Đảng và mối quan hệ của Đảng với dân tộc và phong trào cách mạng
của giai cấp công nhân, nhân dân lao động thế giới Đảng Bôn-sê-vích (chính đảng
kiểu mới của giai cấp công nhân) đã thực hiện thành công cách mạng tháng Mười
Nga vĩ đại. Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga đã mở ra kỷ nguyên mới,
tạo nên bước ngoặt lịch sử của phong trào công nhân quốc tế…
Ở Việt Nam, trên cơ sở vận dụng và phát triển sáng tạo học thuyết Mác –
Lênin về Đảng Cộng sản nói chung, những tư tưởng của Lênin về bản chất của
Đảng và mối quan hệ của Đảng với dân tộc và phong trào cách mạng của giai cấp
công nhân, nhân dân lao động thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng lập và rèn
luyện Đảng Cộng sản Việt Nam thành một chính Đảng cách mạng, mang bản chất
giai cấp công nhân, có mối quan hệ mật thiết với quần chúng nhân dân và dân tộc
Việt Nam, nhờ vậy mà Đảng ta đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi
này đến thắng lợi khác, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc…Ngày nay, nước
ta đang trong công cuộc đổi mới, nhiều vấn đề thực tiễn mới mẻ đặt ra, cộng với



việc các thế lực thù địch luôn luôn công kích vào bản chất của Đảng Cộng sản, chia
rẽ mối quan hệ của Đảng với quần chúng nhân dân, với giai cấp công nhân, phủ
nhận tính chất quốc tế của Đảng…Từ thực trạng nêu trên, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng
viên phải thực sự nắm vững được những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác –
Lênin về Đảng và xây dựng Đảng Cộng sản, qua đó vận dụng vào hoàn cảnh thực
tiễn nước mình để tiến hành công tác xây dựng Đảng thật sự trong sạch và vững
mạnh…
Nhằm phục vụ tôt hơn chi việc tiếp thu hoạc phần: Quan điểm của C.Mác,
Ph.Ăngghen V.I. Lê Nin.Lênin về Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước, em
xin chọn đề tài “Sự vận dụng tư tưởng của Lênin về bản chất của đảng của
Đảng ta” làm đề tài tiểu luận.

PHẦN B: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA LÊNIN VỀ BẢN
CHẤT CỦA ĐẢNG
C.Mác và Ph. Ăngghen là những người đầu tiên xây dựng những lý luận về
chính Đảng cách mạng của giai cấp công nhân trong những năm nửa đầu của thế kỷ
XIX thông qua việc xác định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Hai ông đã
luận giải khá rõ nhiều vấn đề về Đảng và xây dựng Đảng như: tính tất yếu, bản


chất của Đảng Cộng sản…Sau này, những tư tưởng của C.Mác và Ph. Ăngghen về
Đảng Cộng sản đã được Lênin kế thừa và phát triển phù hợp với điề kiện lịch sử
mới (thời kỳ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX – đánh dấu một bước ngoặt quan trọng
của phong trào công nhân quốc tế, thời kỳ chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang giai
đoạn chủ nghĩa đế quốc, lúc này giai cấp tư sản đã trở thành lực lượng phản động,
cản trở sự phát triển của xã hội…), trong đó có việc khẳng định bản chất của Đảng.
Trước khi khẳng định bản chất của Đảng cách mạng, Lênin đã chỉ ra tính tất
yếu cho sự ra đời của đảng vô sản kiểu mới, ông khẳng định: “Vì cuộc đấu tranh tự
phát của giai cấp vô sản sẽ không trở thành cuộc đấu tranh giai cấp thực sự của giai

cấp vô sản, chừng nào nó chưa được một tổ chức mạnh mẽ gồm những người cách
mạng lãnh đạo”1, điều này xuất phát từ vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân, giai cấp công nhân muốn hoàn thành sứ mệnh này phải tổ chức ra được chính
Đảng giữ vai trò tiên phong để lãnh đạo mình, đây là nhiệm vụ cấp bách của giai
cấp công nhân “ Nhiệm vụ thực tiễn của chúng ta, nhiệm vụ trước mắt và cấp bách
nhất là “ lập ra một tổ chức những người cách mạng có khả năng làm cho cuộc đấu
tranh chính trị có được nghị lực, tính triệt để và tính liên tục” 2. Chính Đảng cộng
sản này phải lấy chủ nghĩa Mác làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hoạt
động của mình. “không thể có một đảng xã hội chủ nghĩa vững mạnh nếu không có
lý luận cách mạng để đoàn kết tất cả những người xã hội chủ nghĩa lại, để họ rút ra
từ lý luận đó tất cả những tín điều của họ và đem áp dụng lý luận đó vào phương
pháp đấu tranh và phương pháp hành động của họ” 3. Không thể có lý luận cách
mạng nào ngoài chủ nghĩa Mác. Chủ nghĩa Mác là lý luận cách mạng duy nhất của
giai cấp vô sản. Bởi lẽ, lý luận chủ nghĩa Mác là sự tổng kết kinh nhiệm và tri thức
về tự nhiên, xã hội và tư duy tích lũy được trong lịch sử phát triển của các nước,
đặc biệt là kinh nhiệm phong trào công nhân. Lần đầu tiên trong lịch sử, chủ nghĩa
Mác đã biến chủ nghĩa xã hội không tưởng thành chủ nhĩa xã hội khoa học. Chỉ có
dựa vào lý luận khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác, đảng vô sản cách mạng
mới thực hiện thành công cách mạng giải phóng giai cấp, giải phóng con người và
1

V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb tiến bộ Matxcơva, 1975, t.6, tr.173
V.I.lênin, Sđd, t.6, tr.134
3
V.I.Lênin, Sđd, t.4, tr.69
2


giải phóng xã hội. Song chúng ta không hề coi lý luận của chủ nghĩa Mác như một
cái gì đã xong xuôi và bất khả xâm phạm. trái lại lý luận đó đặt nền móng cho môn

khoa học mới mà mọi người xã hội chủ nghĩa phải phát triển hơn nữa nếu không
muốn trở thành lạc hậu với cuộc sống luôn vận động và phát triển, Lênin viết:
“Chúng tôi nghĩ rằng những người xã hội chủ nghĩa ở Nga, đặc biệt phải tự mình
phát triển hơn nữa lý luận của C.Mác vì lý luận nàu chỉ đề ra những nguyên lý chỉ
đạo chung còn việc áp dụng những nguyên lý đó thì, xét riêng từng nơi: ở Anh
không giống ở Nga, ở Pháp không giống ở Đức và ở Đức không giống ở Nga” 1 .
Ông còn nhấn mạnh rằng, trong công tác của mình, các nhà lý luận Nga phải lấy
phương pháp quý báu của chủ nghĩa Mác làm cơ sở nghiên cứu thực tiễn ở Nga.
Bản thân lý luận của C.Mác không phải là công thức buộc mọi người phải theo, mà
chỉ là kim chỉ nam cho hành động, là ngọn cờ cho phong trào của giai cấp công
nhân.. Trên cơ sở này, tại Đại hội II của Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga (71903) đã nổ ra cuộc đáu tranh quyết liện giữa hai quan điểm của hai phái, phái cách
mạng (do Lênin đứng đầu), và phái cơ hội (do Máctốp đứng đầu), thông qua cuộc
đấu tranh này. Lênin đã trình bày toàn bộ hệ thống quan điểm về xây dựng một
chính đảng kiểu mới của giai cấp công nhân. Dựa trên những quan điểm của Lênin,
Đảng Bônsêvích Nga đã ra đời năm 1903 và đến năm 1919 Quốc tế III đã được
thành lập.
Theo Lênin, đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân. Nguyên lý đảng
là đội tiên phong của giai cấp công nhân đã được C.Mác và Ph. Ăngghen nêu ra
trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản năm 1848. Lúc này, để chống lại quan điểm
của phái Mensêvích -chủ trương xóa nhòa ranh giới giữa đảng và giai cấp coi đảng
và giai cấp là một, Lênin đã khẳng định lại “ Thật vậy, không được lẫn lộn đảng,
tức là đội tiền phong của giai cấp công nhân, với toàn bộ giai cấp” 2. Người chỉ rõ
rằng, những người nào nghĩ dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, gần hết toàn bộ giai cấp
hay toàn bộ giai cấp một ngày kia sẽ đủ sức vươn lên đến chỗ đạt tới trình độ giác
ngộ và tích cực của đội tiên phong của mình, của Đảng dân chủ - xã hội của mình
thì người ấy sẽ mắc cái bệnh của Manilốp và “ chủ nghĩa theo đuôi”. Dưới chế độ
1
2

V.I.Lênin, Sđd, t.4, tr.232

V.I.lênin, Sđd, 1979, t.8, tr.289


tư bản chủ nghĩa ngay cả tổ chức công đoàn (…) cũng không đủ sức bao hàm gần
hết hay toàn bộ giai cấp công nhân. Như vậy, theo quan điểm của Lênin, đảng là
đội tiên phong chính trị có tổ chức chặt chẽ và giác ngộ nhất của giai cấp công
nhân. Vai trò tiên phong của Đảng Cộng sản phải được thể hiện trên hai mặt: tiên
phong nắm những lý luận chân chính và tiên phong trong hành động “Chỉ đảng nào
được một lý luậ tiền phong hướng đãn thì mới có khả năng làm tròn vai trò người
chiến sĩ tiên phong”1. Khi có chính quyền, Đảng Cộng sản phải là người giữ vai trò
lãnh đạo xã hội, là người duy nhất lãnh đạo hệ thống tổ chức của Nhà nước và các
đoàn thể chính trị - xã hội, đồng thời là một bộ phận của hệ thống tổ chức đó, là đội
tiên phong đảng phải trung thành tuyệt đối với sự nghiệp cách mạng của giai cấp
công nhân, có lý luận tiên phong và tổ chức chặt chẽ. Là đội tiên phong, đảng còn
là bộ phận có tổ chức của giai cấp công nhân, trong tác phẩm Làm gì để chống lại
phái Mensêvích với chủ trương là mọi người bãi công, mọi giáo sư và học sinh đều
cơ thể tự tuyên bố vào đảng, Lênin khẳng định lại “đảng là đội tiền phong của giai
cấp phải hết sức có tổ chức, rằng đảng chỉ nên thu nhận những phần tử ít nhất cũng
phải chấp nhận một tính tổ chức tối thiểu” 2. Lênin cho rằng, do là một bộ phận có
tổ chức nên đảng là một chỉnh thể cố kết vững chắc, có kỷ luật nghiêm minh chặt
chẽ, quy định rõ ràng những mối quan hệ giữa cá nhân với tổ chức, giữa bộ phận
này với bộ phận khác, giữa bộ phận với toàn bộ…Như vậy, có thể khẳng định rằng
bản chất giai cấp của đảng chính là đội tiền phong, là bộ phận có tổ chức của giai
cấp công nhân, do đó đảng phải mang bản chất giai cấp công nhân, đảng phải được
tổ chức chặt chẽ, không phân tán, không lỏng lẻo, điều này được Lênin khẳng định
“Tất cả những người nào thừa nhân cương lĩnh của đảng và ủng hộ đảng bằng
những phương tiện vật chất cũng như bằng cách tự mình tham gia một trong những
tổ chức của đảng thì được coi là đảng viên của đảng” 3, ở đây Lênin khẳng định
tính tổ chức, thống nhất, kỷ luật của đảng, rằng đảng viên phải sinh hoạt trong tổ
chức, chỉ có thông qua tổ chức thì giai cấp công nhân mới phát huy được vai trò

tiên phong của mình. Lênin đánh giá rất cao vai trò của tổ chức, Lênin viết “ 1)
1

V.I.Lênin, Sđd, 1975, t.6, tr.32
V.I.Lênin, Sđd, 1979, t.8, tr.286
3
V.I.Lênin, Sđd, t.8, tr.268
2


không một phong trào cách mạng nào mà lại vững chắc được nếu không có một tổ
chức ổn định và duy trì được tính liên tục gồm những người lãnh đạo; 2) càng có
đông đảo quần chúng được thu hút tự phát vào cuộc đấu tranh tạo thành cơ sở cho
phong trào và tham gia phong trào, thì càng cấp thiết phải có tổ chức như thế và tổ
chức ấy lại càng phải vững chắc (nếu không thì bọn mị dân sẽ dễ lôi cuốn được
những tầng lớp lạc hậu trong quần chúng); 3)một tổ chức như thế thì chủ yếu phải
gồm những người lấy hoạt động cách mạng làm nghề nhiệp của mình; 4) trong một
nước chuyên chế, chúng ta càng thu hẹp số người của tổ chức ấy lại đến mức chỉ
nhận và tổ chức những người cách mạng chuyên nghiệp đã từng được rèn luyện về
nghệ thuật chống bọn cản sát chính trị thì một tổ chức như thế càng khó bị tóm; 5)
số công nhân và những phần tử của các giai cấp xã hội khác có thể tham gia vào
phong trào và công tác tích cực trong phong trào, sẽ càng đông”1. Lênin còn nhấn
mạnh rằng, trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản, giai cấp vô sản không có vũ
khí nào tốt hơn là sự tổ chức, tổ chức quả là một vũ khí nhờ đó mà giai cấp vô sản
sẽ tự giải phóng và đối với giai cấp vô sản thì tổ chức là vũ khí đấu ttranh giai cấp,
Lênin cho rằng “trong cuộc đấu tranh để giành chính quyền, giai cấp vô sản không
có vũ khí nào khác hơn là sự tổ chức. Bị phân chia vì sự cạnh tranh vô chính phủ
đang thịnh hành trong giới tư sản, bị đè nặng dưới sự lao động nô lệ cho tư bản,
luôn luôn bị dìm sâu “tận đáy” của cảnh khổ cực, của sự cùng quẫn và sự thoái hóa,
nhưng giai cấp vô sản vẫn có thể trở thành – và tất nhiên sẽ trở thành - một lực

lượng vô địch, chỉ vì một lý do này; sự thống nhất tư tưởng của giai cấp vô sản dựa
trên cơ sở những nguyên lý chủ nghĩa Mác được củng cố bằng sự thống nhất vật
chất của tổ chức”2.
Bản chất của đảng còn được thể hiện đảng là hình thức tổ chức cao nhất của
giai cấp công nhân. Theo Lênin, đảng chẳng những là đội tiên phong, đội tiên
phong có tổ chức mà còn là tổ chức cao nhất của giai cấp công nhân. Lênin viết:
“chúng ta là đảng của giai cấp, bởi vậy hầu như toàn bộ giai cấp (và trong thời kỳ
chiến tranh, trong thời kỳ nội chiến thì toàn bộ giai cấp không trừ một người nào
cả) cần phải hoạt động dưới sự lãnh đạo của đảng ta, phải triệt để xiết thật chặt
1
2

V.I.Lênin, Sđd, t.6, tr.158-159
V.I.Lênin, Sđd, 1979 t.8, tr490


hàng ngũ chung quanh đảng”1. Sở dĩ, Đảng có trách nhiệm và khả năng lãnh đạo tất
cả các tổ chức của giai cấp công nhân, hướng mọi hoạt động của tất cả các tổ chức
của giai cấp công nhân vào một mục đích chung là thủ tiêu chế độ bóc lột, xây
dựng chế độ xã hội, xã hội chủ nghĩa là vì Đảng bao gồm những phần tử tiên tiến
giác ngộ nhất, được vũ trang lý luận khoa học và có tổ chức chặt chẽ.
Lênin cũng chỉ ra để xứng đáng là đội tiền phong có tổ chức và là tổ chức
cao nhất của giai cấp thì Đảng phải được tổ chức theo chế độ tập trung (tập trung
dân chủ), đây là nguyên tắc tổ chức, hoạt động cơ bản của đảng. Đó là điều kiện
làm cho Đảng có sự đoàn kết như Lênin nói “không có lực lượng nào trên trái đất
lại có thể đánh gục được hàng triệu công nhân ngày càng trở nên giác ngộ, ngày
càng trở nên đoàn kết và có tổ chức. Mỗi một thất bại của công nhân đều thúc đẩy
hàng loạt những chiến sĩ mới tham gia đấu tranh, đều thúc đẩy những khối quần
chúng rộng rãi hướng tới một cuộc sống mới và chuẩn bị cho cuộc đấu tranh mới” 2.
Chế độ tập trung mà Lênin đưa ra đòi hỏi Đảng phải có một Điều lệ thống nhất,

một kỷ luật thống nhất, một cơ quan lãnh đạo thống nhất, số ít phục tùng số nhiều,
cấp dưới phục tùng cấp trên, toàn đảng phục tùng Đại hội Đảng toàn quốc và Ban
Chấp hành trung ương. Chỉ có như vậy mới đảm bảo cho Đảng sự thống nhất và do
đó mới thật sự có sức mạnh. Đại hội II của Đảng công nhân- dân chủ xã hội Nga,
cả trong và sau Đại hội các phần tử Mensêvích cùng với các loại cơ hội khác đã
kịch liệt chống lại chế độ tập trung trong đảng, chúng cho rằng, nếu theo nguyên
tắc do Lênin đưa ra thì có nghĩa là “thiết lập một chế độ nông nô trong đảng”, biến
đảng thành nhà máy, đứng đầu là giám đốc (tức là Ban Chấp hành trung ương),
biến đảg viên thành “bánh xe và lò xo trong guồng máy”. Lênin đã đấu tranh và
đập tan quan điểm đó, ông khẳng định “ Trước kia đảng ta chưa phải là một khối
chính thức có tổ chức, mà chỉ là môt tổng số những nhóm riêng biệt và do đó, giữa
các nhóm ấy không thể có những quan hệ nào khác, ngoài sự tác động về mặt tư
tưởng. Hiện nay, chúng ta đã trở thành một đảng có tổ chức, điều đó có nghĩa là
chúng ta đã tạo ra một quyền lực, biến uy tín về tư tưởng thành uy tín về quyền lực,
1
2

V.I.Lênin, Sđd,1979 t.8, tr.289
V.I.lênin, Sđd, 1979, t.8, tr.211


khiến cấp dưới phải phục tùng cấp trên của đảng”1. Nhấn mạnh mặt tập trung của
đảng, đồng thời Lênin cũng không xem nhẹ chế độ dân chủ, tập trung và dân chủ là
hai mặt không thể tách rời trong chế độ tổ chức của đảng macxit.
Theo Lênin, bản chất giai cấp công nhân của Đảng còn được thể hiện ở tính
cách mạng triệt để, Lênin khẳng định: “là giai cấp cách mạng triệt để duy nhất
trong xã hội hiện đại, giai cấp vô sản phải lãnh đạo nắm bá quyền lãnh đạo trong
cuộc đấu tranh của toàn thể nhân dân để tiến hành một cuộc cách mạng dân chủ
triệt để, trong cuộc đấu tranh của tất cả những người lao động và bị bóc lột, chống
những kẻ áp bức bóc lột. Giai cấp vô sản chỉ là cách mạng, khi nào nó có ý thức về

tư tưởng bá quyền lãnh đạo đó và thực hiện tư tưởng đó. Người vô sản đã có ý thức
về nhiệm vụ đó, thì là một người nô lệ trỗi dậy chống chế độ nô lệ. Người vô sản
nào chưa có ý thức về tư tưởng bá quyền lãnh đạo của giai cấp mình, hay từ bỏ tư
tưởng ấy, thì là một người nô lệ chưa hiểu được địa vị nô lệ của mình để cải thiện
địa vị nô lệ của mình chứ không phải để đánh đổ chế độ nô lệ”2
Bản chất của đảng theo quan điểm của Lênin còn được thể hiện đảng phải la
tổ chức chính trị độc lập, để dẫn dắt, lãnh đạo giai cấp công nhân, Lênin viết: “…nó
kiên quyết chủ trương là đảng của giai cấpvô sản nhất thiết phải có tính độc lập giai
cấp hoàn toàn”3, khẳng định tính độc lập của đảng, Lênin đã luận giải tại sao đảng
phải là một tổ chức chính trị độc lập “…thì như thế không phải là để cho giai cấp
tiền phong tự bó mình, tự giới hạn mình trong khuôn khổ chật hẹp, cắt xén hoạt
động của mình đi, sợ rằng bọn chủ nhân kinh tế trên thế giới sẽ rời bỏ cách mạng
mất, mà chính là để cho giai cấp tiền phong, không nhiễm phải tính nửa vời, không
vững vàng và không kiên quyết của những giai cấp trung gian, có thể đứng đầu
toàn thể nhân dân mà chiến đấu được cương quyết hơn và hăng hái hơn cho sự
nghiệp của toàn thể nhân dân”4. Đảng là tổ chức độc lập bởi vì những người dân
chủ xã hội phải luôn nhớ để giành lấy chủ nghĩa xã hội thì giai cấp vô sản nhất định
phải tiến hành đấu tranh giai cấp chống lại giai cấp tư sản và giai cấp tiểu tư sản
1

V.I.Lênin, Sđd, 1979, t.8, tr.428-429
V.I.Lênin, Sđd, 1980, t.20, tr.359
3
V.I.Lênin, Sđd, 1979, t.11, tr.129
4
V.I.lênin, Sdd, 1979, t.11, tr.130
2


dân chủ nhất và có tính cộng hòa nhất, do đó “Đảng dân chủ - xã hội tuyệt đối bắt

buộc phải là một đảng riêng biệt và độc lập, có tính giai cấp hết sức rõ ràng”1.
Bản chất của đảng còn được thể hiện thông qua nhiệm vụ của đảng, nhiệm
vụ của đảng là phải tham gia vào phong trào công nhân, giúp đỡ công nhân trong
phong trào đấu tranh, đó còn là những nhiệm vụ trước mắt, tạm thời như đấu tranh
chống chế độ chuyên chế, thực hiện chuyên chính dân chủ cách mạng của giai cấp
vô sản và nông dân “cuộc đấu tranh chống chế độ chuyên chế là một nhiệm vụ tạm
thời, chốc lát của những người xã hội chủ nghĩa, nhưng nếu làm ngơ hay coi
thường nhiệm vụ ấy thì ít nhiều chẳng khác gì phản bội lại chủ nghĩa xã hội và làm
lợi cho phe phản động. Chuyên chính dân chủ - cách mạng của giai cấp vô sản và
nông dân hoàn toàn chỉ là một nhiệm vụ tạm thời, chốc lát của những người xã hội
chủ nghĩa, nhưng trong thời kỳ cách mạng dân chủ, làm ngơ trước những nhiệm vụ
ấy thì thật là phản động”2. Đây là những nhiệm vụ bắt buộc phải thực hiện nếu
muốn có chủ nghĩa xã hội. Đặc biệt Lênin chỉ ra rằng, những đại biểu của giai cấp
tiên phong thì chính đảng cách mạng phải lãnh đạo giai cấp công nhân thực hiện
“tự do chính trị hoàn toàn” của giai cấp vô sản và nông dân vì “Hạ thấp các nhiệm
vụ ấy về mặt lý luận, là biến chủ nghĩa Mác thành một trò cười, là xuyên tạc chủ
nghĩa Mác theo lối Phi-li-xtanh, còn về mặt chính trị-thực tiễn, như thế là giao phó
sự nghiệp cách mạng vào tay giai cấp tư sản…”3.
Một biểu hiện nữa của bản chất giai cấp công nhân của đảng theo Lênin đảng
phải là người bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân, đại biểu cho lợi ích của giai
cấp công nhân và lợi ích toàn dân, Người viết: “Đảng dân chủ - xã hội lãnh đạo
cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân, không những là để đạt được những điều
kiện có lợi trong việc bán sức lao động, mà còn là để thủ tiêu cái chế độ xã hội nó
bắt buộc những người tay trắng phải bán mình cho bọn nhà giàu Đảng dân chủ - xã
hội đại diện cho giai cấp công nhân không phải trong mối quan hệ của họ đối với
một nhóm chủ thuê nhất định, mà là trong mối quan hệ với tất cả các giai cấp trong
xã hội hiện đại, với nhà nước, một lực lượng chính trị có tổ chức”4.
1

V.I.Lênin, Sđd, 1979, t.11, tr.95

V.I.lênin, Sđd, 1979, t.11, tr.95
3
V.I.Lênin, Sđd, 1979, t.11, tr.131
4
V.I.Lênin, Sđd, 1975, t.6, tr.71-72
2


II. Ý NGHĨA VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
VỀ TƯỞNG CỦA LÊNIN VỀ BẢN CHẤT CỦA ĐẢNG
Với những tư tưởng, quan diểm của mình về xây dựng Đảng, Lênin đã phát
triển những tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen và hoàn chỉnh học thuyết về đảng
kiểu mới của giai cấp công nhân – một học thuyết thống nhất, chặt chẽ giữa lý luận
và thực tiễn.Vấn đề cơ bản của Đảng, mối quan hệ của Đảng với dân tộc và phong
trào cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động thế giới là một trong
những cống hiến lớn lao của Lênin vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác, nhất là
việc bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác về những vấn đề liên quan đến Đảng và xây
dựng Đảng. Học thuyết của Lênin là nền tảng lý luận, là kim chỉ nam hành động
cho Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân Nga và các Đảng Cộng sản các nước
trên thế giới.
Nghiên cứu tư tưởng của Lênin về bản chất của Đảng và mối quan hệ của
Đảng với dân tộc và phong trào cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao
động thế giới giúp các Đảng Cộng sản trên thế giới đấu tranh chống lại các luận
điểm của các thế lực thù địch nhằm xuyên tạc bản chất của Đảng, phá hoại mối liên
minh công nông; giúp các Đảng Cộng sản nâng cao tinh thần cảnh giác, chống lại
các biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội…từ đó mà xây dựng được chính đảng cách
mạng tiên phong, lãnh đạo thành công sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ
nghĩa cộng sản trên phạm vi toàn thế giới.
Ở Việt Nam, Đảng ta luôn trung thành và nắm vững bản chất cách mạng và
khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, vận dụng sáng tạo học thuyết về xây dựng

Đảng của chủ nghĩa Mác – Lênin nói chung và tư tưởng của Lênin về bản chất của
Đảng, mối quan hệ của Đảng với dân tộc và phong trào cách mạng của giai cấp
công nhân, nhân dân lao động thế giới vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Qua
thực tiễn xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam trong hơn bảy thập kỷ qua, Đảng ta
đã từng bước rút ra những kinh nghiệm trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, cũng
như trong điều kiện Đảng cầm quyền lãnh đạo nhân dân xây dựng đất nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa.


Trong công tác xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, trên cơ sở nắm vững và
phát triển một cách sáng tạo tư tưởng của Lênin về bản chất của Đảng và mối quan
hệ giữa Đảng với dân tộc và phong trào cách mạng của giai cấp công nhân, nhân
dân lao động thế giới vào hoàn cảnh cụ thể của Vệt Nam, Đảng ta, dưới sự lãnh đạo
của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định bản chất, vai trò của Đảng Cộng sản Việt
Nam, qua đó tranh thủ được lực lượng xung quanh mình trong sự nghiệp giải
phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ đất nước.
Quán triệt quan điểm về bản chất giai cấp công nhân của Đảng Cộng sản
theo tư tưởng của Lênin, và vận dụng vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể nước ta,
Đảng ta đã khẳng định bản chất giai cấp công nhân của Đảng đó là: Đảng Cộng sản
Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân, mạng bản chất giai cấp công nhân. Điều
này trong các văn kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đã
nêu rõ: “Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp”, “là đội quân tiên phong của
đạo quân vô sản”, “Đảng của giai cấp vô sản”. Tuy nhiên, Đảng ta ra đời ở một
nước thuộc địa nửa phong kiến, nông nghiệp lạc hậu, giai cấp công nhân nhỏ bé,
Đảng ta ra đời không chỉ là kết hợp chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công
nhân mà còn với phong trào yêu nước, nên Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần nói:
“Đảng ta không chỉ là Đảng của giai cấp công nhân mà còn là Đảng của nhân dân
lao động và của dân tộc Việt Nam (năm 1951, tại Đại hội II Người nói về vấn đề
này), ở đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh diễn đạt như trên không phải hạ thấp bản chất
giai cấp công nhân của Đảng, trượt sang quan điểm Đảng toàn dân, mà là hiểu bản

chất giai cấp công nhân của Đảng nhuần nhuyễn hơn, sâu sắc hơn, vừa thấy được
cái chung, vừa thấy được cái đặ thù của bản chất Đảng ta, phù hợp với thực tế Việt
Nam. Đây chính là điểm sáng tạo đặc sắc của Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng
Cộng sản Việt Nam.
Trong điều kiện Đảng cầm quyền, xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã
hội, Đảng ta nêu lên nội dung cụ thể của bản chất giai cấp công nhân của Đảng. Đại
hội lần thứ VI của Đảng (1986) nêu rõ: Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai
cấp công nhân Việt Nam, là đội tiên phong, bộ tham mưu chiến đấu có tổ chức và
là tổ chức cao nhất của giai cấp công nhân Việt Nam. Đảng đại biểu trung thành lợi


ích giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, đồng thời Đảng làm
nghĩa vụ của mình đối với phong trào cộng sản quốc tế…Đến Đại hội X, trong
Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam nêu rõ: “Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên
phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động
và dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân
dân lao động và của dân tộc”. Như vậy, bản chất giai cấp công nhân của Đảng được
thể hiện:
- Đảng tuyệt đối trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao
động và của cả dân tộc, Đảng tồn tại và hoạt động là vị lợi ích của giai cấp và dân
tộc. Khi định ra Cương lĩnh, đường lối chính trị, Đảng đứng vững trên lập trường
của giai cấp công nhân, nắm vững quy luật khách quan, phản ánh đứng lợi ích của
giai cấp công nhân và nhân dân lao động, Đảng khẳng định bảo vệ mục tiêu, lý
tưởng của giai cấp công nhân đó là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, từng bước
tiến lên chủ ngĩa cộng sản.
- Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư
tưởng, kim chỉ nam cho hành động, đồng thời tiếp thu tinh hoa trí tuệ của dân tộc
và nhân loại, đấu tranh, bảo vệ và không ngừng phát triển, làm phong phú thêm chủ
nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Đảng là một khối thống nhất ý chí và hành động, lấy tập trung dân chủ làm

nguyên tắc tổ chức cơ bản, thực hiện tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách, tự phê
bình và phê bình, giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng trên cở sở cương lĩnh
chính trị và Điều lệ Đảng; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội,
chống mọi biểu hiện độc đoán, chuyên quyền, cục bộ địa phương,chia rẽ, bè phái
trong Đảng.
- Gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân,
thường xuyên chịu sự giám sát của nhân dân, đoàn kết, tổ chức, lãnh đạo nhân dân
tiến hành sự nghiệp cách mạng. Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, tăng cường khối
đại đoàn kết toàn dân.
Về mối quan hệ của Đảng với dân tộc, trên cơ sở chủ nghĩa Mác – Lênin và
vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản


Viêt Nam rất coi trọng việc tập hợp, quy tụ, phát huy sức mạnh của toàn thể quần
chúng nhân dân trong tiến trình cách mạng Việt Nam. Cương lĩnh đầu tiên của
Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định lực lượng cách mạng chủ yếu là giai cấp
công nhân, giai cấp nông dân, nhưng trong sách lược Người xác định là lực lượng
của cả dân tộc và cả trí thức, trung và tiểu tư sản, trung và tiểu địa chủ, trên cơ sở
đó Đảng ta đã xây dựng được khối liên minh công – nông – trí, trong đó, giai cấp
công nhân giữ vai trò lãnh đạo, nhờ đó Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân
dân cả nước tiến hành thành công sự nghiệp giải phóng đất nước..
Bước vào thời kỳ đổi mới, bài học kinh nghiệm đầu tiên mà Đại hội VI của
Đảng đã tổng kết “trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng
“lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động” 1.
Đảng ta cũng khẳng định: ‘toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát tự lợi ích và
nguyện vọng chân chính của nhân dân, sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết
với nhân dân”.
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, một lần nữa đảng ta lại đánh gia tầm
quan trọng công tác quần chúng và mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân từ khi
đảng ta lãnh đạo chính quyền trên phạm vi cả nước. Tháng 3-1990 tại Hà Nội, Hội

nghị lần thứ Tám Ban Chấp hành trung ương (khóa VI) Đảng ta đã đặt trọng tâm
công tác quần chúng vào việc “đổi mới công tác quấn chúng của Đảng, tăng cường
mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân” coi đó là một trong những nhân tố tạo nên
sức mạnh to lớn thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới và toàn bộ sự nghiệp cách
mạng xã hội chủ nghĩa do Đảng lãnh đạo…Đến nghị quyết trung ương 8B về đổi
mới công tác quần chúng, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với quần
chúng nhân dân đã đưa ra 4 quan điểm chỉ đạo công tác quần chúng: Cách mạng là
sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; động lực thúc đẩy phong trào
quần chúng là đáp ứng lợi ích thiết thực của nhân dân và kết hợp hài hòa các lợi
ích, thống nhất quyền lợi với nghĩa vụ công dân; các hình thưc tập hợp nhân dân
phải đa dạng; công tác quần chúng là trách nhiệm của Đảng, nhà nước và các đoàn
thể nhân dân.
1

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, H.1987, tr.29


Đặc biệt, đành giá cao vai trò của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, và
trí thức trong sự nghiệp cách mạng của đất nước tại Hội nghị trung ương sáu (khóa
X) Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra nghị quyết “ tiếp tục xây dựng giai cấp công
nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”,Hội nghị
trung ương bảy khóa X là nghị quyết “tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với
công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”;
nghị quyết “xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa”; nghị quyết “nông nghiệp, nông dân, nông thôn” qua đó nhằm xây
dựng, phát triển, chăm lo lợi ích của giai cấp công nhân, dân tộc và nhân dân Việt
Nam trong việc thực hiện chiến lược đại đoàn kết toàn dân.
Về quan hệ quốc tế. Trên cơ sở chủ nghĩa Mác – Lênin về quan hệ của Đảng
với phong trào cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động thế giới,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách

mạng thế giới, Người nói:
“Quan sơn muôn dặm một nhà
Bốn phương vô sản đều là anh em”.
Khi xác định cách mạng Việt Nam có nghĩa vụ đoàn kết với cách mạng thế
giới, Người cũng chỉ ra “cách mạng Việt Nam không bị cô lập, trái lại nó được giai
cấp vô sản thế giới nói chung và giai cấp cần lao Pháp nói riêng ủng hộ”. Kết hợp
dân tộc và giai cấp, để đảm bảo cho cách mạng thành công, trong Cương lĩnh,
Người còn chủ trương: “trong khi tuyên truyền các khẩu hiệu nước Việt Nam độc
lập, lại phải đồng thời tuyên truyền vừa thực hành liên lạc với bị áp bức dân tộc và
giai cấp vô sản thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp”. Chính vì thế, Nguyễn Ái
Quốc đã thành công trong việc sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Với Đảng ta, trên cơ sở chủ nghĩa Mác – lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, trong
thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như trong thời kỳ đổi mới Đảng ta đã kết
hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp
công nhân, kết thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đồng thời
tiếp thu tinh hoa trí tuệ của nhân loại, kết hợp sức mạng của dân tộc với sức mạnh


của thời đại, đoàn kết ủng hộ sự nghiệp đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì
hào bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

KẾT LUẬN
Những tư tưởng của Lênin về bản chất của Đảng trước cách mạng tháng
Mười Nga có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc xây dựng Đảng kiểu mới của
giai cấp công nhân Nga nó riêng và cho các Đảng Cộng sản các nước trên thế giới
nói chung. Những tư tưởng này, một mặt làm phong phú và hoàn thiện hơn học
thuyết của Mác về Đảng Cộng sản, mặt khác nó chính là cơ sở lý luận và thực tiễn
cho giai cấp công nhân trên toàn thế giới xây dựng nên chính Đảng cách mạng của
mình, đó là Đảng phải thực sự là đội tiên phong của giai cấp công nhân, mang bản
chất giai cấp công nhân, Đảng phải tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân tham

gia vào sự nghiệp cách mạng do giai cấp công nhân lãnh đạo đấu tranh giành độc
lập cho dân tộc, xóa bỏ áp bức bất công, xóa bỏ tư bản chủ nghĩa và tiến tới xây
dựng thành công xã hội chủ nghĩa…
Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện đã
trải qua nhiều thử thách, trở thành một Đảng cách mạng chân chính, một Đảng luôn
xứng đáng là đội tiên phong của giai cấp công nhân cũng như của toàn thể dân tộc
Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân giành được những thắng lợi to lớn trong công cuộc
đấu tranh giải phóng dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam nhân


dân ta đã tiến hành thành công hai cuộc kháng chiến thần kỳ, đánh duổi thực dân
Pháp và đế quốc Mỹ hùng mạnh ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đi đến thống nhất nước
nhà. Hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, Đảng đã và đang
lãnh đạo đất nước ta tiến hành công cuộc đổ mới và đã giành được nhiều thành tựu
to lớn trên nhiều mặt như kinh tế, văn hóa, xã hội, xóa đói giảm nghèo…từ đó tạo
được lòng tin của quần chúng nhân dân tin vào Đảng vào chế độ. Tất cả điều này
nói lên sự thành công của học thuyết Mác – Lênin về Đảng nói chung và những tư
tưởng của Lênin về bản chất của Đảng và mối quan hệ giữa Đảng với dân tộc và
phong trào cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động thế giới nói riêng
khi được vận dụng một cách sáng tạo vào xây dựng một chính Đảng cách mạng của
giai cấp công nhân trong một nước có nền kinh tế chậm phát triển, vốn là một nước
thuộc địa nửa phong kiến.
Ngày nay, các thế lực thù địch trong nước và trên thế giới vẫn ra sức chống
phá, tìm mọi cách xuyên tạc, phủ định học thuyết Mác – Lênin về Đảng Cộng sản,
điều này đòi hỏi Đảng Cộng sản Việt Nam phải tiếp tục nghiên cứu, vận dụng, phát
triển sáng tạo một cách toàn diện hơn, đầy đủ hơn những tư tưởng của Lênin về bản
chất của Đảng, mối quan hệ của Đảng với dân tộc và phong trào cách mạng của
giai cấp công nhân, nhân dân lao động thế giới vào công tác xây dựng Đảng Cộng
sản Việt Nam, từ đó giúp cho Dảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục lãnh đạo thắng lợi
sự nghiệp cách mạng mà nhân dân, dân tộc giao phó, xây dựng một xã hội “dân

giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mát –xcơ-va, 1975, tập.6
2/ V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mát –xcơ-va, 1979, tập.8
3/ V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mát –xcơ-va, 1979, tập.6
4/ V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mát –xcơ-va, 1979, tập.20
5/ V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mát –xcơ-va, 1979, tập.11
6/ V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mát –xcơ-va, 1974, tập.1
7/ V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mát –xcơ-va, 1979, tập.7
8/ V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mát –xcơ-va, 1979, tập.9
9/ V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mát –xcơ-va, 1974, tập.2
10/ Góp phần tìm hiểu học thuyết Mác – Lênin về xây dựng Đảng (Trần
Đình Quảng, Lê Văn Yên, Nguyễn Quốc Bảo), Nxb CTQG, H-2002
11/ C.Mác-Ăngghen-Lênin về xây dựng Đảng, Nxb CTQG, H-1997
12/ Giáo trình xây dựng Đảng (hệ cử nhân chính trị), Viện xây dựng Đảng,
Nxb Lý luận chính trị, H-2004
13/ Bảy mươi năm Đảng cộng sản Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội -2000.


14/ Học Thuyết Mác và con đường cách mạng Việt Nam, Học viện chính trị
quân sự, Nxb CTQG, Hà Nội – 2008.
15/ Sổ tay thuật ngữ các môn khoa học Mác- Lênin, Nxb Lý luận chính trị,
Hà Nội – 2007.
16/ Những cuộc tranh luận về chủ nghĩa Mác hiện nay, Viện thông tin khoa
học xã hội, Hà Nội -1991.
17/ Đảng, nhà nước đối với vai trò và vị trí của giai cấp công nhân và tổ chức
Công Đoàn Việt Nam.
18/ Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X, Nxb CTQG Hà Nội.

19/ Một số tài liệu, bài viết liên quan trong các Tạp chí cộng sản, Tạp chí xây
dựng Đảng, wessite Đảng cộng sản Việt Nam…

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẨU………………………………………………………………………1
NỘI DUNG……………………………………………………………………3
I. NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA LÊNIN VỀ BẢN CHẤT CỦA
ĐẢNG, MỐI QUAN HỆ CỦA ĐẢNG VỚI DÂN TỘC VÀ PHONG TRÀO
CÁCH MẠNG CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN, NHÂN DÂN LAO ĐỘNG THẾ
GIỚI……………………………………………………………….…………..3
1. Tư tưởng của Lênin về bản chất của Đảng…………………………..3
2. Tư tưởng của Lênin về mối quan hệ của đảng với dân tộc và phong trào
cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động thế giới………………10
2.1. Mối quan hệ của Đảng với dân tộc……………………………… 10
2.2 Mối quan hệ của Đảng với phong trào cách mạng của giai cấp công nhân,
nhân dân lao động thế giới…………………………………………………….18


II. Ý NGHĨA VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
VỀ TƯỞNG CỦA LÊNIN VỀ BẢN CHẤT CỦA ĐẢNG VÀ MỐI QUAN HỆ
CỦA ĐẢNG VỚI DÂN TỘC VÀ PHONG TRÀO CÁCH MẠNG CỦA GIAI CẤP
CÔNG NHÂN, NHÂN DÂN LAO ĐỘNG THẾ GIỚI………………………19
KẾT LUẬN……………………………………………………………………25
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………..….27



×