Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Thực trạng bạo lực gia đình của chồng đối với vợ trong các gia đình nông thôn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.11 KB, 35 trang )

PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.

Lí do lựa chọn đề tài

Xã hội ngày càng phát triển, vị trí mỗi người trong gia đình cũng thay đổi
hướng tới sự bình đẳng trong gia đình, bình đẳng giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và
con cái. Xu hướng phát triển này đang được cả xã hội khuyến khích. Song, bên
cạnh những gia đình được xem là những tổ ấm thực sự thì tình trạng bạo lực gia
đình với phụ nữ vẫn xẩy ra ở khắp nơi, mọi chỗ đến mức báo động. Điều này
gây ảnh hưởng lớn tới nền tảng gia đình và xã hội.
Cũng như nhiều nước trên thế giới, bạo hành gia đình ở nước ta tồn tại từ
rất lâu rồi, nhưng trong nhận thức của nhiều người, bạo hành vẫn được coi
là "chuyện riêng tư" của mỗi gia đình và có xu hướng giải quyết theo suy nghĩ
không “vạch áo cho người xem lưng”. Vì vậy, bạo lực gia đình ngày càng phát
triển với cấp độ nghiêm trọng hơn.
Theo thống kê mới nhất của Tòa án Nhân dân Tối cao, trong 5 năm qua,
các tòa án địa phương đã thụ lý và giải quyết sơ thẩm 352.047 vụ việc về ly hôn
và gia đình. Trong số này có 186.954 vụ có hành vi đánh đập, ngược đãi, chiếm
53,1% các nguyên nhân dẫn đến ly hôn.
Hiện nay, nạn nhân của tình trạng bạo hành gia đình có tới 90% là nữ
giới. Phần còn lại hầu hết là trẻ em. Tình trạng bạo hành đối với người già, vợ
đối với chồng cũng có nhưng chiếm tỷ lệ nhỏ. Một con số được công bố là có tới
30% phụ nữ bị đánh đập, lạm dụng cưỡng bức theo nhiều hình thức. Trong số
đó, 15% số người vợ bị đánh, gần 80% bị mắng chửi, hơn 70% bị bỏ mặc, gần
10% bị chống cấm đoán tham gia hoạt động xã hội và gần 20% bị chồng cưỡng
bức quan hệ tình dục.
1


Rất nhiều cảnh tượng đau lòng đổ lên đầu người phụ nữ, họ bị xúc phạm,


bị lăng nhục, bị hành hạ... Thân thể mảnh mại, mềm yếu của họ là nơi mà người
chồng thả sức hạ cơn tức giận bằng những cú đấm, những trận đòn roi. Thật sự
không khỏi chạnh lòng khi chúng ta đang được sống trong một thời đại mà
quyền bình đẳng về giới tính được nhắc đến nhiều nhất nhưng đâu đó lại xuất
hiện cảnh người chồng hành hạ, đánh đập người vợ.
Không ít trong chúng ta đều hiểu được hậu quả khôn lường của nạn bạo
hành mà người phải gánh chịu trực tiếp đó chính là chị em phụ nữ. Họ bị sa sút,
bạc nhược, khủng hoảng tinh thần, họ không còn đủ sức mạnh để làm ăn sinh
sống, chăm sóc gia đình. Đã có nhiều người nghĩ đến và đi đến con đường tự
huỷ hoại mình để tìm đường giải thoát. Họ mất hết sự sáng suốt, tự tin và nhiều
khi quay lại tự trách móc mình.
Được biết, Công ước CEDAW là Công ước về “Xoá bỏ mọi hình thức
phân biệt đối xử với phụ nữ” đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc phê chuẩn
ngày 18 – 12 – 1979. Ngày 03 – 09 – 1981, sau khi nước thứ 20 thông qua, công
ước này bắt đầu có hiệu lực với tư cách một văn kiện quốc tế tổng hợp nhất về
quyền con người của phụ nữ. Theo Uỷ ban CEDAW, đã có 186 quốc gia trên thế
giới phê chuẩn hoặc ký kết công ước, chiếm hơn 90% thành viên Liên hợp quốc.
Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới ký tham gia công
ước vào 29 – 07 – 1980 phê chuẩn vào 27 – 11 – 1981. Từ đó mới thấy được
tầm quan trọng của việc nâng cao vị thế cho người phụ nữ, chống lại các hành vi
phân biệt đối xử đối với phụ nữ. Hơn nữa, với sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị
trường đời sống nhân dân được nâng cao thì vị thế người phụ nữ cũng được cải
thiện một cách đáng kể, có điều kiện tham gia công tác xã hội, có vai trò trong
sản xuất kinh tế cũng như nuôi dạy con cái trong gia đình của họ. Việt Nam
tham gia hưởng ứng ngày Thế giới về xóa bỏ bạo lực chống lại phụ nữ (25 –
2


11), về nguyên tắc, Đảng và Nhà nước chủ trương xóa bỏ mọi hành vi bạo lực
trên cơ sở giới nói chung cũng như bất kỳ hành vi bạo lực gia đình nào đối với

phụ nữ nói riêng.
Nhưng trên thực tế, bạo lực đối với phụ nữ vẫn còn diễn ra một cách khá
phổ biến. Theo ông Nguyễn Xuân Thanh, Phó tránh án Tòa án nhân dân Hà nội:
số vụ li hôn bắt nguồn từ bạo lực đối với phụ nữ phải xét tới cấp phúc thẩm
chiếm 99/222 vụ năm 2000; 57/175 vụ năm 2001; 35/119 vụ trong tháng 9/2002.
Nghiên cứu của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam năm 2000 cho thấy, hơn 40%
phụ nữ trong mẫu khảo sát đã từng bị chồng đánh đập hoặc chửi mắng. Theo
thống kê của Tòa án nhân dân tối cao 18 tỉnh thành từ 1992 – 2000 đã xảy ra
11.630 vụ bạo lực gia đình buộc cơ quan luật pháp và chính quyền can thiệp.
Trong đó, các tỉnh đồng bằng sông Hồng như Thái Bình 1.123 vụ, Hà Tây (nay
là Hà nội) 1.484 vụ và một số tỉnh khác như Khánh Hòa 819 vụ, Ninh Thuận
967 vụ, Kiên Giang 2.001 vụ, Bà Rịa Vũng Tàu 515 vụ. Riêng năm 2005, có tới
39.730 vụ ly hôn trong tổng số 65.929 vụ án về hôn nhân gia đình chiếm tỷ lệ là
60,3%. Trên địa bàn Hà Nội từ tháng 1 – 2000 đến tháng 9 – 2002, Trung tâm
Cảnh sát 113 Hà Nội đã nhận được 517 tin tố cáo, cầu cứu của các nạn nhân bị
bạo lực gia đình. Trong 8 năm gần đây có tới 11.630 vụ bạo lực gia đình được
chính quyền can thiệp giải quyết. Cao nhất là các tỉnh Hà Tây 1.484 vụ, Kiên
Giang 2.005 vụ... Trên báo chí hàng ngày đã đăng tải nhiều vụ bạo lực rất dã
man trong gia đình như: Bài “Khống chế, đổ thuốc diệt cỏ vào miệng vợ!?” trên
Báo Thanh niên - số 186 ra ngày 05 – 07 – 2003; Bài “Kẻ giết vợ dã man”,
“Hình phạt chung thân vì hành xử vợ bằng... búa” trên Báo Phụ nữ Việt Nam ra
ngày 08 – 09 – 2003; Bài “Đổ xăng đốt vợ” trên Báo Công an nhân dân ra ngày
07 – 12 – 2002... Những bài báo đã mô tả những hành động tội ác dã man, vô
nhân tính của người chồng đối với vợ mình.

3


Phụ nữ nông thôn phải làm rất nhiều công việc khác nhau như nội trợ,
nuôi con, tham gia các hoạt động sản xuất nông nghiệp như trồng lúa, trồng

rừng, chăn nuôi trâu bò, lợn, gà... chăm lo phát triển kinh tế gia đình trong điều
kiện cạnh tranh của cơ chế thị trường. Công cuộc đổi mới kinh tế ở nông thôn
Việt Nam đã tạo ra mức tăng trưởng rất đáng khích lệ về lĩnh vực sản xuất nông
nghiệp. Trong sự thay đổi đó, phụ nữ nông thôn đã có những đóng góp hết sức
quan trọng bởi vì họ là lực lượng lao động cơ bản trong sản xuất nông – lâm
nghiệp. Tuy nhiên, vị thế của phụ nữ trong nền kinh tế thị trường, trong các
quan hệ xã hội và trong đời sống gia đình chưa tương xứng với mức độ đóng
góp của họ. Phụ nữ đang phải chịu nhiều thiệt thòi hơn so với nam giới: thường
phải làm việc nhiều hơn, không có điều kiện tham gia các hoạt động xã hội và
học tập chuyên môn nghiệp vụ. Do vậy mà sự phụ thuộc của họ vào gia đình và
xã hội vì vậy cũng tăng lên.
Gia đình là cái nôi yêu thương, là nơi trú ngụ của hạnh phúc, cái nôi nuôi
dưỡng và giáo dục trẻ thơ, nơi trở về sau mỗi lần vấp ngã của con người. Nhưng
trong nhiều gia đình xuất hiện bạo lực thì đó lại được coi là “địa ngục trần gian”
ảnh hưởng rất lớn đến tâm lí người phụ nữ đặc biệt là việc hình thành và phát
triển của trẻ thơ. Hậu quả để lại không chỉ về thể chất và còn là tổn thương nặng
nề về tinh thần cũng như kinh tế xã hội.
Trước thực trạng bạo hành đang diễn ra hàng ngày với nhiều xu hướng
biểu hiện khác nhau dưới nhiều hình thức ngày càng đa dạng và phức tạp
nên tác giả lựa chọn đề tài “Thực trạng bạo lực gia đình của chồng đối với
vợ trong các gia đình nông thôn hiện nay” (qua khảo sát tại xã Phương Định
– huyện Trực Ninh – tỉnh Nam Định) với mục đích phác họa bức tranh về
bạo lực gia đình từ đó chỉ ra nguyên nhân, hậu quả của nó và đưa ra một số
giải pháp đối với vấn đề này.

4


2. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: thực trạng bạo lực của chồng đối với vợ

- Khách thể nghiên cứu: gia đình nông thôn hiện nay
- Phạm vi nghiên cứu: xã Phương Định – huyện Trực Ninh – tỉnh
Nam Định
Trực Ninh là một huyện của tỉnh Nam Định. Phía đông giáp huyện Xuân
Trường với sông Ninh Cơ là ranh giới tự nhiên; phía tây giáp các huyện Nam
Trực, Nghĩa Hưng; phía nam giáp huyện Hải Hậu; phía bắc giáp tỉnh Thái Bình.
Huyện Trực Ninh có diện tích tự nhiên là 14.318,96 ha, dân số 188.189 người
gồm 21 đơn vị hành chính trực thuộc
Phương Định là một xã thuộc huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định, Việt
Nam. Xã Phương Định có diện tích 9.53 km², dân số là 16725 người, mật độ đạt
1755 người/km².
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Nghiên cứu và phân tích các tài
liệu có sẵn liên quan đến đề tài. Dữ liệu thứ cấp được thu thập ở một số nguồn
chính như: các báo cáo và công trình nghiên cứu trước đây và các tài liệu có sẵn
được đăng trên báo báo và tạp chí (báo Tuổi trẻ, Thanh niên, Tạp chí Xã hội
học, vietnam.net và các tài liệu khác)
- Phương pháp nghiên cứu định tính: phương pháp phỏng vấn sâu.
Tiến hành phỏng vấn sau với một số đối tượng là cán bộ: cán bộ phụ trách
tư pháp, cán bộ phụ nữ và một số đối tượng bị bạo hành ở một số thôn thuộc xã
Phương Định – huyện Trực Ninh – tỉnh Nam Định.
Tiến hành phỏng vấn sâu:


Phỏng vấn sâu với cán bộ địa phương:

•1 chủ tịch hoặc phó chủ tịch xã hoặc chánh văn phòng
5



•1 cán bộ phụ trách tư pháp
•2 cán bộ phụ nữ


Phỏng vấn sau người dân:

•5 người vợ bị bạo hành ở thôn Nhự Nương
•5 người vợ bị bạo hành ở thôn Cổ Chất
•5 người vợ bị bạo hành ở thôn Cự Trữ
•5 người vợ bị bạo hành ở thôn Phú Ninh
•5 người vợ bị bạo hành ở thôn Trung Khê
•5 người vợ bị bạo hành ở thôn Hòa Lạc
•5 người vợ bị bạo hành ở thôn An Trung Trong
•5 người vợ bị bạo hành ở thôn An trung Ngoài
•5 người vợ bị bạo hành ở thôn Hợp Hòa
•5 người vợ bị bạo hành ở thôn Hợp Thịnh 1
- Phương pháp quan sát: thăm dò, quan sát cuộc sống của một số đối tượng
bị bạo hành ở một số thôn thuộc xã Phương Định – huyện Trực Ninh – tỉnh Nam
Định.

6


PHẦN II. NỘI DUNG
1. Khái niệm bạo lực gia đình
Trong giao tiếp của ngôn ngữ thường ngày, người dân thường hiểu
bạo lực phải liên quan đến những hành vi cụ thể như đánh đập, chửi mắng,
cưỡng ép… hoặc sự ngược đãi vượt quá mức độ gây thương tích không thể chấp
nhận được.
Tuy nhiên theo khái niệm của Liên hiệp quốc trong “Tuyên ngôn về

chống bạo lực đối với phụ nữ” năm 1993 thì bạo lực chống lại phụ nữ là “bất kì
hành động bạo lực trên cơ sở giới nào dẫn đến hoặc có thể dẫn đến những
thương tổn về thân thể, tâm lý hauy tình dục hay những đau khổ của phụ nữ, bao
gồm cả sự đe dọa có những hành động như vậy, việc cưỡng bức hay tước đoạt
sự tự do, dù ở nơi công cộng hay trong cuộc sống riêng tư”
2. Phân loại bạo lực của chồng đối với vợ trong gia đình
Một hành vi cụ thể của chồng đối với vợ có thể coi là bạo lực nếu nó gây
ra những tổn thương. Quan niệm thế nào là bạo lực se chi phối sự phản ứng,
cách thức xử lí cũng như khả năng và mức độ chấp nhận của chủ thể bị bạo lực.
Các nghiên cứu đã chỉ ra các cách phân loại như sau:
Theo Vũ Mạnh lợi và các cộng sự năm 1999, có 4 loại bạo lực gia đình:
một là ngượi đãi thân thể: đánh đập, cưỡng ép…; hai là ngược đãi về lời nói:
chửi mắng…; ba là ngược dãi về tình cảm: chiến tranh lạnh, phớt lờ…; bốn là
ngược đãi liên quan đến tình dục: cưỡng ép tình dục…
Theo Lê Thị Qúy, 2000 và Lê Ngọc Văn, 2004, có hai loại bạo lực gia
đình: một là bạo lực nhìn thấy được, thường là những hành vi đe dọa sử dụng
các biện pháp tránh thai của vợ; hai là bạo lực không nhìn thấy được, bao gồm
việc sỉ nhục, chửi bới, thờ ơ, lãnh đạm hoặc chiến tranh lạnh.
Theo Lê phương Mai, 2000 và Nguyễn Thị Hoài Đức, 2001, ba loại bạo
lực gia đình:một là bạo hành thể xác, hai là bạo hành tinh thần: mọi hành động
tổn thương đến đời sống tinh thần của người phụ nữ như lăng mạ, chửi rủa,
7


mắng mỏ, đe dọa hoặc những hành vi khác xúc phạm làm nhục vợ trước mặt
người khác làm cho họ đau đớn, lo sợ, ngoại tình…, ba là bạo hành tình dục:
cưỡng ép vợ trong quan hệ tình dục với ý muốn của người vợ, thậm chí lúc mệt
mỏi, ốm đau…
Theo Bùi Thị Hằng, 2001, năm loại bạo lực gia đình: một là cưỡng bức
thân thể: đám, đá, bạt tai… gây tổn thương về thể xác; hai là cưỡng bức tình

dục: ép vợ phải quan hệ tình dục hoặc bắt xem những hình ảnh khiêu dâm mà
không được phép của phụ nữ, ba là cưỡng bức về tâm lí và tình cảm: sống trong
bầu không khí bị đe dọa và so sánh họ với người khác với lời nói mạt sát; bốn là
cưỡng ép về mặt xã hội: cắt đứt các mối quan hệ của người phụ nữ với người
thân ttrong gia đình và bạn bè; năm là cưỡng bức về tài chính, trong đó người
chồng hoàn toàn kiểm soát về mặt tài chính đối với người vợ
Mặc dù có nhiều cách hiểu và phân loại khác nhau về bạo lực gia đình tuy
nhiên trong đề tài sẽ dựa trên quan điểm phân chia thành bốn loại bạo lực: một
là bạo lực thân thể; hai là bạo lực tinh thần; ba là bạo lực kinh tế và bốn là bạo
lực tình dục
3. Quan niệm về bạo lực gia đình của chồng đối với vợ
3.1 Các quan niệm về bạo lực thân thể của chồng đối với vợ
Quan niệm về bạo lực thân thể thường được người trả lời nói ra một cách
dễ dàng và không gặp khó khăn trong quá trình diễn đạt ngôn ngữ. Các hành vi
bạo lực thân thể thường được đề cập là đánh, chửi, mắng…
“Nó đánh rất dã man… toàn đánh vào mặt rất đau…đi trên đường mà nó
cứ đánh mà đường làng đá sỏi nhiều. Nó cứ dựt tóc vợ rồi ghì mặt vợ xuống mặt
đường… chảy bao nhiêu máu…”
(PVS Nữ, 30t, thôn Nhự Nương, PĐ, TN, NĐ)
Tuy nhiên lại có ý kiến cho rằng không phải cứ đánh là bạo lực mà phải
đánh đến một mức độ nào đó gây ra tổn thương nhất định mới coi là bạo lực.

8


“Bạo lực là phải đánh đập nhiều. Lấy cây gậy đập hay là lấy nắm đấm
đấm mới gọi là bạo lực. Còn tát vài cái chưa được gọi là bạo lực”
(PVS Nữ, 35t, thôn Cổ Chất, PĐ, TN, NĐ )
Những quan niệm trên cho thấy dù là hành vi bạo lực thân thể là cụ thể và
dễ nhận biết do vậy mọi người sẽ tìm thấy sự thống nhất nhưng trên thực tế lại

tồn tại nhiều quan điểm bạo lực phải là hành vi đánh đập nhiều còn tát vài cái
chưa được coi là bạo lực. Điều này có thể lí giải do nhận thức của phụ nữ nông
thôn còn thấp, do những trải nghiệm cá nhân hay thói quen ứng xử trong gia
đình hoặc cộng đồng…
Mặc dù có những quan điểm khác nhau như trên nhưng trong một số
nghiên cứu đã đưa ra những con số khá thú vị. Cuộc khảo sát của Vũ Mạnh Lợi
và cộng sự năm 1999 cho biết, khoảng 80% phụ nữ đã từng bị ngược đãi bởi
người chồng, từ 10 – 25% đã từng bị đánh; 7.5% đã từng đe dọa đánh vợ hoặc
ném một cía gì đó đối với vợ và 8.5% đã từng đánh, tát hoặc xô ngã vợ (Vũ Huy
Tuấn, 2003, tr 165 - 166). Theo khảo sát của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
năm 2001 thì tỉ lệ người vợ bị chồng đánh là 7% trong khi đó tỉ lệ này năm
2000 là 3.2%. Trong các hành vi bạo lực thân thể thì hành vi bị chồng đấm, đá,
tát hoặc dùng gậy đánh chiếm 70%
“Có rượu vào lão ấy đánh, không rượu thì lão ấy chửi, chửi cả dòng họ.
Tôi snh được 3 đứa con nhưng do lão ấy đánh tôi, đánh cả lúc mang thai nên toi
tức lên tôi đi triệt sản để không đẻ nữa. Đánh tôi bằng cây, bằng dao. Tôi nằm
lão ấu cứa ngang cổ tôi nữa, chém ngay đây này”
(PVS Nữ, 38t, thôn Cổ Chất, PĐ,TN,NĐ)
Nghiên cứu của Hội đồng dân số tại Bình Dương năm 2002 cho biết có
22% trong tổng số 202 phụ nữ được hỏi đã từng là nạn nhân bạo lực của người
chồng và có 13% đã từng chịu ngược đãi trong vòng một năm qua trong đó bạo
hành về thể chất được đề cập nhiều nhất với hình thức đấm, đá và đánh bằng gậy
chiếm 14%. Theo số liệu của Viện khoa học Xã hội Việt Nam năm 2005 về
9


“Thực trạng bình đẳng giới năm 2004-2005 thì đã có tới 5.7% phụ nữ bị chồng
đánh”.
Như vậy có thể thấy, có nhiều hình thức bạo lực thân thể nhưng phổ biến
nhất vẫn là đánh, đá và tát. Các quan niệm về vấn đề bạo lực cũng rất đa dạng,

có nhiều người còn cho rằng chỉ có đánh đập vợ, thậm chí phải đánh đập thường
xuyên gây ra tổn thương lớn thì mới gọi là bạo lực.
3.2 Các quan niệm về bạo lực tinh thần của chồng đối với vợ
Những hành vi bạo lực tinh thần thường được mô tả một cách khó khăn
hơn và dè dặt hơn so với bạo lực thân thể. Tuy vậy không làm mất đi tính đa
dạng của các quan niệm.
“Vợ chồng không hiểu nhau, ghen tuông mà chiến tranh lạnh trong gia
đình. Tôi thấy đó cũng là bạo lực trong gia đình, vì có trường hợp vợ chồng
không nói chuyện với nhau nhưng trước mặt con cái vẫn đàng hoàng, tử tế.
Nhưng không quan hệ vợ chồng, không nói chuyện nhưng chồng ghen vợ mà cứ
kéo dài như vậy, có khi hàng nửa năm”
(PVS Cán bộ Phụ Nữ, xã Phương Định, TN,NĐ)
Trong trường hợp này, bạo lực tinh thần được quan niệm là “chiến tranh
lạnh”, với các biểu hiện như “không hiểu nhau”, “không nói chuyện với
nhau”… vì lí do ghen tuông.
Bên cạnh đó lại có người phụ nữ quan niệm bạo lực tinh thần là sự lanh
nhạt, hờ hững: “Thấy tôi hay sang nhà lão hàng xóm hàn huyên mà ông ấy lạnh
nhạt, không thèm nói chuyện với tôi…”
(PVS Nữ, 45t, thôn Cự Trữ, PĐ, TN, NĐ)
Trên thực tế còn tồn tại một thực trạng về quan niệm bạo lực tinh thần
cũng là một hành vi nhưng có người lại xem nó là bạo lực, thậm chí còn nặng
hơn bạo lực thân thể nhưng có người lại cho là đó là hành vi bình thường trong
các gia đình.

10


“Chửi nhau chưa là bạo lực đâu vì chưa đánh mà… Cãi nhau, chửi nhau
thì là chuyện bình thường trong gia đình, có gì đâu”
(PVS Nữ, 42t, thôn Phú Ninh, PĐ, TN, NĐ)

Bạo lực tinh thần cũng diễn ra khá phổ biến với nhiều mức độ khác nhau.
Trong một nghiên cứu “Biến đổi gia đình” năm 2001 của Viện Xã hội học cho
hay 44.6% nam giới thừa nhận đã có hành vi “im lặng, từ chối nói chuyện với
vợ”, có 28.6% người chồng đã từng lăng mạ hoặc chửi bới với vợ, 4% đã từng
nhạo báng hoặc làm bẽ mặt vợ; 1.6% chồng có hành vi bỏ lửng vợ (khảo sát của
Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, 2001); 17% người chồng chửi mắng vợ (Hội
đồng dân số, 2002); 21.2% từng bị chống chửi trong 12 tháng qua (Viện Khoa
học xã hội Việt Nam, 2005).
Nhìn chung hình thức bạo lực tinh thần không dễ nhận biết như bạo lực
thể chất nhưng mức độ phổ biến của nó cũng được biểu hiện bằng những con số
đáng ngạc nhiên.
3.3 Các quan niệm về bạo lực kinh tế của chồng đối với vợ
Bạo lực về kinh tế thường được hiểu là sự kiểm soát về tài chính và ngân
quỹ trong gia đình của chồng đối với vợ. Có những gia đình mà mỗi khi vợ
muốn chi tiêu cái gì thì đều phải được sự đồng ý của chồng, thậm chí có gia đình
người chống còn bắt người vợ ghi chi tiêu các khoản hàng thàng để người chồng
kiểm tra. Đáng chú ý là bạo lực kinh tế thường không diễn ra một cách độc lập
mà còn cộng thêm các bạo lực khác:
“Bây giờ có đồng tiền nào ông ấy cuỗm hết rồi. Ông ấy viết cái giấy là
“tao sẽ giết sạch từ mẹ đến con, sẽ đốt sạch, phá sạch, tao cũng chết thiêu
luôn””
(PVS Nữ, 49 tuổi, thôn Trung Khê, PĐ, TN, NĐ)
Trong ý kiến này người vợ ngoài bị bạo lực về kinh tế còn bị bạo lực về
thân thể. Sauk hi bị chồng đánh đập phải nhập viện rồi đến khi ra viện còn bị
chồng lấy hết tất cả tiền của.
11


Một số phụ nữ là nạn nhân của bạo lực kinh tế cũng đã kể về việc “… nó
ham mê cờ bạc, thua rồi về nha lấy cắp trang sức của vợ, nhẫn cưới nó cũng

bán luôn rồi…”
(PVS Nữ, 39t, thôn Nhự Nương, PĐ, TN, NĐ)
Cuộc khảo sát của Hội liên hiệp Phụ nữ Việt nam năm 2001 đã chỉ ra rằng
có 44.6% phụ nữ bị chồng cấm vận về kinh tế vì cho rằng vợ chi tiêu hoang phí.
Như vậy có thể thấy vấn đề bạo lực kinh tế trong gia đình cũng đang diễn
ra khá phổ biến và được biểu hiện dưới nhiều cung bậc khác nhau thông qua các
quan niệm.
3.4 Quan niệm về bạo lực tình dục của chồng đối với vợ
Tình dục là vấn đề riêng tư, tế nhị nên khi được hỏi người trả lời rất e ngại
nhắc đến vấn đề này. Có thể lí giải rằng chính người trả lời không mong muốn
“vạch áo cho người xem lưng” tế nhị trong chuyện thầm kín. Hơn nữa đây là
vấn đề không nhìn thấy được của hàng xóm nhà mìn như bạo lực thân thể.
Người vợ là nạn nhân thường e ngại thậm chí giấu diếm. Bên cạnh đó, có người
phụ nữ còn quan niệm rằng việc đáp ứng các nhu cầu tình dục của chồng là trách
nhiệm của người vợ để giữ gìn hạnh phúc gia đình.
Điều này khi được hỏi trực tiếp có người vợ đã chia sẻ: “Chị chỉ nghĩ là
anh ấy đua đòi theo cái phim sex thế thôi. Nhưng mà như vậy thì chị cảm thấy
như bị xúc phạm, không có người phụ nữ nào muốn chồng trèo lên người mình
hùng hục như một con trâu, không ai muốn hết. Lúc mới cưới về thì nhẹ nhàng,
bây giờ thì cứ hùng hục, cứ lên giường là chỉ biết nghĩ tới cái đó còn chẳng cần
biết vợ có thích hay không..”
(PVS Nữ, 27t, thôn Nhự Nương, PĐ, TN, NĐ)
Việc giải quyết mâu thuẫn, xung đột, không tìm được tiếng nói chung
trong vấn đề quan hệ tình dục là không dễ nếu thiếu sự trao đổi, bày tỏ ý kiến
giữa hai vợ chồng. Tuy nhiên vấn đề này không phải là không dung hỏa được.
Có người phụ nữ đã bày tỏ: “Vì thể lực và sinh lí của đàn ông nó khác của phụ
12


nữ. Phụ nữ khi đã mãn kinh thì nhu cầu về cái ấy ít lắm. Chỉ được một phần nào

thôi. Khi đã mãn kinh, không đáp ứng được nhu cầu của chồng thì mình cũng
giải thích, cùng hòa thuận”
(PVS Nữ, 50t, thôn An Trung Trong, PĐ, TN, NĐ)
Trong cuộc khảo sát của Vũ Mạnh Lợi và cộng sự năm 1999 có tới 16%
đến 25% người vợ đã bị bị chồng cưỡng ép làm tình.
4. Nguyên nhân của bạo lực gia đình của chồng đối với vợ trong gia
đình ở nông thôn
Tại sao lại xuất hiện bạo lực của chồng đối với vợ trong gia đình, đối với
một số trường hợp tìm được âu trả lời khá dễ dàng nhưng đối với một số trường
hợp khác thì đó là vấn đề không đơn giản. Đơn giản khi trả lời câu hỏi thường là
đối với những người cợ bị bạo lực lần đầu, có một số lí do cụ thể và trong bối
cảnh xác định. Vì vậy mà có những nạn nhân là những người vợ có thể tường
thuật lại sự việc như mới xảy ra ngày hôm qua. Còn không đơn giản khi người
trả lời bị bạo lực không phải lần đầu mà lí do bị bạo lực là tổng hợp của nhiều
yếu tố mà không thể xác định được nguyên nhân, không đặt trong bối cảnh cụ
thể nào đó nên khó mà nhớ để mô tả được.
4.1 Mâu thuẫn trực tiếp
Sự bực bội và cãi và thường được coi là lí do làm châm lên ngọn lửa bạo
lực của người chồng đối với vợ. Nó thường được bắt đầu bằng không khí căng
thẳng không tìm được tiếng nói chung dẫn đến có những lời nói nặng lời giữa
hai bên vợ chồng
“Cứ bực quá thì lại cãi nhau, đến lúc bực quá nó cho chị mấy phát tát,
mấy phát đá…”
(PVS Nữ, 28t, thôn An Trung Ngoài, PĐ, TN, NĐ)
Trong quá trình mâu thuẫn diễn ra hành vi của chồng và vọ thường khác
nhau. Người vợ thường dùng lời nói với cấp độ tăng dần lên nặng lời, người
chồng thường dùng chân tay với vợ. Tuy nhiên cũng có người vợ đập phá đồ đạc
13



do ghen tuông còn người chồng thì bỏ đi. Cũng có trường hợp là người vợ nín
nhịn vì nếu có hành động gì thì càng bị đánh nhiều hơn.
Mức độ của hành vi bạo lực còn tùy thuộc vào bối cảnh cụ thể. Nếu mâu
thuẫn xảy ra trong gia đình, không có sự có mặt của người ngoài, không cần giữ
thể diện thì sự nóng giận được đẩy lên nhanh hơn và sự kiềm chế bị chùn xuống,
kết quả là hành vi bạo lực của chồng đối với vợ có thể đẩy lên đỉnh điểm.
4.2 Mâu thuẫn liên quan đến kinh tế
4.2.1 Thất bại trong quá trình chuyển đổi lao động nghề nghiệp và
việc làm không ổn định ở nông thôn.
Nghề nghiệp được coi là vấn đề sống còn với gia đình ở nông thôn. Nhiều
người vợ hoặc chồng có khi là cra hai có xu hướng thay đổi nghề nghiệp để thay
đổi thu nhập cho kinh tế gia đình tuy nhiên trong quá trình chuyển đổi đó không
phải ai cũng thành công. Khi sự thất bại xuất hiện thường dẫn đến những căng
thẳng, lo lắng có thể tiến tới những mâu thuẫn, xung đột và bạo lực.
“… Lúc bấy giờ tôi đang làm ở cơ quan nhỏ. Sau đó vì kinh tế khó khăn
quá…tôi xin phép nghỉ để củng cố gia đình…hai vợ chồng về tập trung ổn định
làm kinh tế… nhưng mọi việc không thuận lợi mà càng khó khăn hơn… nuôi con
lại vất vả… kinh tế khó khăn thì tình cảm sứt mẻ, rồi vợ chồng cũng có khoảng
cách…”
(PVS Nữ, 33t, thôn Hợp Thịnh 1, PĐ, TN, NĐ)
Không có việc làm ổn định trong khi pải duy trì cuộc sống gia đình, gắnh
nặng cơm áo gạo tiền đè nặng lên 2 vai nên gây áp lực lớn. Chỉ cần thiếu sự
động viên chia sẻ là có thể dẫn đến những xung đột.
4.2.2 Đóng góp chênh lệch của vợ và chồng trong kinh tế hộ gia đình
Đóng góp của vợ và chồng vào kinh tế gia đình phụ thuộc vào thu nhập.
khoản đóng góp để duy trì các hoạt động của gia đình: ăn uống, nuôi dạy con, cỗ
bàn… Nếu khoản đóng góp đó là tương đối giữa hai vợ chồng thì không có vấn
đề gì nhưng sẽ là có vấn đề nếu sự đóng góp đó là quá chênh lệch. Người đóng
14



góp ít hơn thường sẽ bị phụ thuộc, nhất là ở nông thôn mặc dù người vợ có vai
trò quan trọng trong sản xuất nhưng thành quả của họ chưa được công nhận một
cách tương xứng với nhứng gì họ bỏ ra. Vì vậy mà có những gia đình ông chồng
hoàn toàn chuyên quyền độc đoán với vợ.
Tuy nhiên cũng có những gia đình thì người vợ đóng góp lớn hơn người
chống những vẫn bị bạo lực: “vợ làm ra tiền còn chồng thì nhàm chán quá nên
rượu chè rồi gây sự”
(PVS Cán bộ Phụ nữ xã Phương Định, TN, NĐ)
Bên cạnh đó có một yếu tố liên quan đến mâu thuẫn này đó chính là trình
độ học vấn. Trình độ học vấn luôn là chỉ bào quan trọng ảnh hưởng đến thỉa độ
và hành vi của người chồng. Trong nghiên cứu “Bạo lực gia đình đối với phụ nữ
ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu tại Thái Bình đã chỉ ra rằng tỷ lệ nam giới chấp
nhận hành vi mắng chủi vợ đã giảm từ 61.3% ở nhóm có trình độ học vấn tiểu
học xuống còn 33.6% nhóm trình độ học vấn phỏ thông trung học”
Nhưng nhìn chung sự đóng góp vào kinh tế gia đình là một trong những
nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn và gây ra bạo lực gia đình, trong đó yếu tố trình
độ học vấn có tầm ảnh hưởng lớn đến nhận thức, thái độ và hành vi của những
ông chồng.
4.2.3 Thiếu niềm tin, không thống nhất trong làm ăn
Niềm tin là trạng thái tình cảm cụ thể của con người, đặt hoàn toàn hy
vọng vào người nào hay cái gì đó cho đúng sự thật, là có thật, nghĩa là rất có thể
sẽ như vậy, tới mức có thể dựa vào, trông cậy vào (Viện Ngôn ngữ học, 1988, từ
điển Tiếng Việt)
Trong gia đình niềm tin thường được biểu hiện là sự tin tưởng lẫn nhau,
thống nhất với nhau trong cuộc sống cũng như trong tình cảm. Tuy nhiên, nếu
thiếu niềm tin sẽ gây ra mâu thuẫn trong gia đình mà nguyên nhân của nó
thường xuất phát từ những mối nghi ngờ, chồng không tin vơh hoặc vợ không
tin chồng.
15



“Nhà chị không tin chị ở chỗ cứ nói chị sống vì tiền, kinh tế này kia, lúc
nào ucngx nghĩ đến tiền. Khổ lắm em ạ. Nhà chị nghĩ chị lúc nào cũng nói xấu
anh ấy cho bên gia đình nghe. Hai cái mấu chốt đó không hòa hợp với nhau.
Ngày xưa chị làm ăn ở ngoài chọ, mấy người buôn bán với nhau giấu giếm vay
góp tiền đâm ra bể nợ. Từ đó anh ấy không tin chị nữa, có gì cũng giấu… Xích
mích với nhau từ chỗ đó đấy…”
(PVS Nữ, 28t, thôn Cự trữ, PĐ, TN, NĐ)
4.2.4 Nợ nần và chi tiêu
Chi tiêu thường phụ thuộc vào thu nhập, nếu thu nhập đáp ứng đủ nghĩa là
đủ để trang trải các khoản trong cuộc sống thì có thể không dẫn đến nợ nần. Vì
vậy người biết quản lí chi tiêu trong gia đình sẽ là một đòn bẩy tốt, mà trong gia
đình trách nhiệm này thường thuộc về người vợ. Nợ nần thường tạo áp lực, gây
ra không khí căng thẳng và sự không an tâm trong cuộc sống. Nếu vợ chồng
không tìm được tiếng nói chung sẽ dẫn đến xung đột, quá trình này có thể dẫn
đến những hành vi bạo lực trong gia đình của người chồng đối với người vợ,
người vợ thường bị chì chiết là không biết quản lí chi tiêu.
“Ngày xưa tụi chị làm nhà, mua xe thì nợ rồi trả dần. Anh ấy kêu chị làm
không có tiền, chị cãi là làm rồi cả hà ăn chứ mình chị tiêu đi đâu. Anh ấy kêu
chị ngu, làm không biết quản, cứ chửi qua chửi lại như vậy”
(PVS Nữ, 30t, thôn Cổ Chất, PĐ, TN, NĐ)
Mâu thuẫn còn nảy sinh từ những chi tiêu không hợp lí trong cuộc sống
gia đình. Chẳng hạn, còn vất vả làm ăn, kinh tế gia đình chưa khá giả nhưng
“người chồng lại đua đòi mua sắm không phù hợp với điều kiện”
4.2.5 Nghèo đói, thiếu ăn và ốm đau
Trong cuộc sống gánh nặng cơm áo gạo tiền thường đè nặng lên hia vai
người vợ và chồng. Nhưng việc không đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu
như ăn uống, khám chữa bệnh… thường xảy ra nhiều mâu thuẫn.


16


“Em thấy đấy. Khu vực này chẳng có nghề gì cho dân làm ăn cả, quanh
đi quẩn lại chỉ có mấy sào ruộng, cơm nhiều khi không có mà ăn, túng quẫn rồi
lại cãi nhau”
(PVS Cán bộ phụ nữ xã Phương Định, TN, NĐ)
“Gìa có sức khỏe rồi, làm không được nhiều như trước nữa, bệnh đau
lưng cứ hành hạ, toi chẳng làm được gì cả, nhà lại không có nhiều tiền. Có bao
nhiêu thì lo cho bọn trẻ đi học tử tế, mỗi lần con cần đóng góp gì là 2 vợ chồng
lại hoạnh họe nhauu…”
(PVS Nữ, 51t, thôn Hòa Lạc, PĐ, TN, NĐ)
4.3 Mâu thuẫn liên quan đến tình cảm
4.3.1 Ngoại tình
Tình cảm là một trong những yếu tố quan trọng làm nen hạnh phúc gia
đình. Tuy nhiên khi ngoại tình xảy ra thì xung đột và mâu thuẫn thường rất lớn
và nguy cơ đổ vỡ gia đình rất cao
4.3.2 Sinh con một bề
Ở nông thôn tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn ăn sâu bám rễ vào tư
tưởng người chồng. Sự kỳ vọng có đứa con trai nối dõi tong đường luôn luôn chi
phối hành vi của cả hai vợ chồng. Nếu người vợ sinh con một về thì đó được coi
là chưa hoàn thành trách nhiệm với nhà chồng.
Người chồng thường trách móc vợ không biết đẻ rồi có thể đi ngoại tình
hay chơi gái nhưng khi về nhà vẫn có những hành vị mâu thuẫn, thậm chí gây
bạo lực với vợ
“Số chị nó khổ. Sinh 5 lần toàn con gái. Chồng và ông bà nội muốn có
thằng con trrai cho oai với mọi người. Thế là cứ bắt đẻ, nhưng đến đứa thứ năm
rồi cũng chán, suốt ngày anh ấy mắng chị là đồ gái không biết đẻ rồi rượu chè
đến tận khuya mới về. Thương các con nên chị không dám nói gì cả…”
(PVS Nữ, 39t, thôn Hợp Thịnh 1, PĐ, TN,

NĐ)
17


5. Hậu quả của bạo lực gia đình
5.1 Bạo lực gia đình đe dọa đến sự an toàn của các thành viên và làm
suy giảm tình bền vững của gia đình.
Hậu quả dễ nhìn thấy nhất của bạo lực gia đình đó là bạo lực thân thể. Đó
là sự tổn thương về mặt thể xác: thâm tím, xưng nhức, tụ máu… và dẫn đến sự
sợ hãi về tinh thần.
“Anh ấy đánh chị toàn đánh vào mặt. Có lần chị phải đi khâu tám mũi”
Nguy hiểm hơn là những người vợ bị bạo lực khi đnag mang thai, có
trường hợp còn dẫn đến sẩy thai: “Anh ấy uống say, nói nhảm nhí suốt vuổi tối.
Chị khuyên anh ấy vài câu mà anh ấy chủi rồi đánh chị, lúc ấy chị mới có thai 2
tháng, đau bụng quá chị kêu bố mẹ đưa đi bệnh viện thì đã mất con rồi…”
(PVS Nữ, 27t, thôn Phú Ninh, PĐ, TN, NĐ)
Đối với những hành vi bạo lực với phụ nữ trong thời gian sinh đẻ, nuôi
con, mặc dù không phải là một hiện tượng phổ biến, song kết quả nghiên cứu đã
cho thấy những hành vi này vẫn tồn tại từ nhiều năm ở một số gia đình. Có 9.9
% người trả lời khẳng định hiện tượng phụ nữ có thai bị chồng đánh đã xảy ra
tại địa phương. Tỷ lệ này đặc biệt cao hơn ở khu vực nông thôn ( 11.9 %) và ở
Thái Bình (17%).
Người con gái khi lấy chồng thường có tâm lý gửi gắm thân phận và
mong muốn có cuộc sống sung túc, ấm no. Tuy nhiên khi xảy ra bạo lực sẽ gây
những tổn thương rất lớn về mặt tình cảm của người vợ. Tâm lí sợ hãi vìbij đe
dọa hoặc những kí ức về bạo lực hiện về trong tâm trí luôn ám ảnh người vợ. Từ
đó có phần xao nhãng việc gia đình.
“Cuộc sống gia đình không được đầm ấm, lúc nào cũng nặng nề. Kinh tế
sa sút đi là điều dĩ nhiên. Nghĩ nhiều, không còn tư tưởng đâu mà làm ăn
nữa…”

(PVS Nữ, 35t, thôn Hòa Lạc, PĐ, TN, NĐ)

18


5.2 Bạo lực gia đình là mối nguy hại đến sự hình thành nhân cách và
sự phát triển của con cái.
Những đứa trẻ lớn lên trong gia đình bạo lực thường có những hành vi
khác những đứa trẻ lớn lên trong gia đình không có bạo lực.
Nhiều học giả đã chỉ ra mối quan hệ sâu sắc giữa bạo lực gia đình và sự
thờ ơ, bỏ bê của gia đình với việc chăm sóc trẻ nhỏ và nuôi dạy con cái. Đặc biệt
khi phải chứng kiến vảnh bạo lực của bố mẹ chúng thì chúng không còn tìm
thấy tình yêu thương trong cái gia đình nhỏ của mình nữa và có xu hướng xa
lánh gia đình, mặc cảm với bạn bè, tự kỉ, ít nói và tiếp xúc vưosi mọi người…
“Con tôi thấy bố nó đánh mẹ thì khóc lóc xin tha cho tôi. Có lần còn bị
bố nó đánh thâm tín chân tay. Thành ra bố con nó không nói chuyện với nhau
được nữa. Tôi cũng có khuyên bảo nhưng không có tác đụng gì cả…”
(PVS Nữ, 40t, thôn Hợp Hòa, PĐ, TN, NĐ)
Khi đứa trẻ buồn chán dễ đễn đến tâm lí tiêu cực, bất cần và có thể trở
thành nạn nhân của những tệ nạn xã hội. Trên phương tiện truyền thông đại
chúng cũng đã đưa nhiều vụ vi phamh pháp luật mà người vi phạm là những trẻ
vị thành niên hay những tội phạm “nhí” mà hành động của chúng còn khủng
khiếp hơn người lớn, cũng sử dụng dao găm, đâm thuê, chém mướn…
Trong nghiên cứu “Bạo lực gia đình và ảnh hưởng của nó tới việc hình
thành nhân cách trẻ em” của tác giả Lê Thị Qúy năm 1999 đã chỉ ra rằng nhiều
phạm nhân nhỏ tuổi lớn lên từ những gia đình không hòa thuận và quen phải
nhìn thấy những cảnh bạo lực không chỉ trong phim ảnh mà ngay trong gia đình
của chúng.
Trong một nghiên cứu khác của Ủy ban Dân số, gia đình và trẻ em “Thực
trạng nhận thức về bạo lực và bạo lực gia đình tại Đông Nam Bộ” nă 2004 cũng

đưa ra kết luận: việc để con cái chứng kiến những hành vi bạo lực là đồng nghĩa
với việc dạy cho chúng quen dần với việc dùng bạo lực đối với người khác.

19


PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Bạo lực của chồng đối với vợ diễn ra ở mọi vùng ở Việt Nam đặc biệt là ở
nông thôn vì những đặc thù của nó. Các cuộc nghiên cứu đều cho thấy bào lực
của chồng đối với vợ trong gia đình ở nông thôn là hiện tượng đang tồn tại
tương đối phổ biến. Các hành vi bạo lực của người chồng cũng được biểu hiện
rất đa dạng và để lại những hậu quả nghiêm trọng cho người vợ. Những hành vi
bạo lực thân thể gây tổn thương về mặt cơ thể thường dễ nhận biết hơn các hành
vi bạo lực khác.
Bạo lực gia đình diễn ra ngày càng phức tạp và khó nhận biết. Có nhiều
quan niệm rất kác nhau về vấn đề bạo lực gia đình. Có thể cùng một hành vi
nhưng có người cho đó là bạo lực hưng cũng có những người cho đó là bình
thường.
Nguyên nhân dẫn đến người chồng bạo lực với người vợ cũng rất phức
tạp. Có những nguyên nhân mà biểu hiện của nó hết sức tự nhiên nhưng cũng có
thể là cái cớ để người vợ bị chồng bạo lực: kinh tế khó khăn, snh con một bề…
Hậu quả của bạo lực tác động lớn đến thể chất cũng như tinh thần của
người vợ. Mỗi khi hình dung lại những khoảnh khắc đó, người vợ vẫn cảm thấy
sợ hãi và tủi phận. Thêm vào đó là những tổn thương lớn lao với con em họ vô
cùng nặng nề.
2. Khuyến nghị
2.1. Nâng cao nhận thức của phụ nữ và cộng đồng về gia đình và
phòng chống bạo lực gia đình :
Tổ chức truyền thông về giới, bình đẳng và hòa nhập giới, chăm sóc sức

khỏe sinh sản và chống bạo lực gia đình. Các lớp tập huấn cần tổ chức gọn nhẹ
nhưng nội dung sâu sắc, cần tập trung vào các chủ đề sau :
Vấn đề bình đẳng giới và tình hình bạo lực gia đình ở Việt Nam và trên
thế giới. Nguyên nhân, hậu quả của bạo lực gia đình. Các hoạt động của liên
20


hợp quốc, chính phủ, phong trào phụ nữ quốc tế và các lực lượng tiến bộ trong
việc ngăn chặn bạo lực gia đình. Công ước Chống mọi hình thức phân biệt đối
với phụ nữ - (CEDAW) , Công ước quốc tế về quyền trẻ em… Tuyên truyền,
giáo dục về pháp luật Việt Nam liên quan đến bạo lực gia đình.
Lồng ghép hoạt động tuyên truyền chống bạo lực gia đình vào các chương
trình dân số, sức khoẻ sinh sản, các chương trình sinh hoạt ở địa phương như
họp tổ dân phố, họp thôn, xóm, đoàn thể.
2.2. Xây dựng mạng lưới, có sự thống nhất chỉ đạo hành động từ chính
quyền xuống các tổ chức và nhân dân địa phương.
Thành lập bộ phận phòng chống bạo lực gia đình và các tệ nạn xã hội
khác ( PCBLGĐ & TNXH) có trách nhiệm và quyền hạn theo quy định của địa
phương và mạng lưới thành viên và cộng tác viên đến tận thôn xóm. Bộ phận
này có thể chia thành hai nhóm hòa giải : “Nhóm phụ nữ xây dựng gia đình hạnh
phúc” và “Nhóm nam giới văn minh không dùng bạo lực”. Nhóm phụ nữ sẽ giúp
đỡ nạn nhân là phụ nữ về cả vật chất và tinh thần, còn nhóm nam giới ( Men to
men ) sẽ giáo dục những người đàn ông hay đánh vợ con và những người thân
khác. Các thành viên của nhóm có khả năng làm tư vấn cho các nạn nhân cũng
như ngừơi gây ra bạo lực.
Xây dựng các Trung tâm cứu giúp phụ nữ bị bạo lực tại địa phương. Các
Trung tâm này nằm trong trạm xá, bệnh viện của địa phương. Động viên sự giúp
đỡ, ủng hộ của nhân dân địa phương với nạn nhân như các thành viên trong gia
đình, họ hàng, bạn bè của gia đình nạn nhân, người hàng xóm
2.3. Phối hợp với chương trình xây dựng gia đình văn hoá mới và

phòng chống tệ nạn xã hội ở địa phương. Xây dựng các câu lạc bộ gia đình
hạnh phúc không có bạo lực gia đình.
Đưa vấn đề bạo lực gia đình và xử lý các hành vi bạo lực gia đình vào quy
định tại địa phương (theo kiểu hương ước) và giám sát việc thực hiện các quy
định này. Phát huy vai trò tích cực, chủ động của gia đình, dòng họ trong việc
21


giáo dục và ngăn ngừa bạo lực gia đình. Đề nghị các thành viên gia đình cam
kết, ký vào văn bản về lối sống văn hoá. Tạo điều kiện cho nam giới sinh hoạt
vào các tổ chức như tổ chức Hội phụ nữ đối với phụ nữ, chẳng hạn, củng cố và
phát triển các Hội nông dân hoặc các đoàn thể khác tại địa phương cho nam
giới.
2.4. Tăng cường hiệu lực của pháp luật ở địa phương
Giáo dục pháp luật cho nhân dân địa phương. Trợ giúp pháp lý tuyên
truyền pháp luật, tư vấn cho phụ nữ. Từng bước xây dựng cơ chế thực thi pháp
luật trong đó có Luật hôn nhân gia đình tại địa phương.
Trang bị các kỹ năng và tổ chức các chương trình phòng ngừa, ngăn chặn
và giải quyết nạn bạo lực gia đình. Trang bị các kỹ năng làm việc cụ thể khi bạo
lực xảy ra, bao gồm công tác cứu giúp nạn nhân và con cái họ, giáo dục, trừng
phạt kẻ phạm tội, nhanh chóng ổn định an ninh trật tự ở địa phương
2.5. Lập quỹ phòng chống bạo lực gia đình
Xây dựng quỹ phòng chống bạo lực gia đình, trong đó một mặt xin hỗ trợ
từ ngân sách nhà nước, mặt khác cần huy động mạnh mẽ các nguồn kinh phí
đóng góp từ các cá nhân, những người hảo tâm, các tổ chức xã hội và quốc tế.
Số tiền gây Quỹ sẽ dành để chi trả cho việc chăm sóc, hỗ trợ và cứu giúp các
nạn nhân trong chương trình hành động của địa phương.

22



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Bình đẳng giới Việt nam, 2001
2. Ngân hàng thế giới, “Báo cáo đánh giá giới ở Việt Nam”, 2006
3. Viện Xã hội học, “Biến đổi gia đình”, 2001
4. Hội đồng dân số, “Bạo hành trên cơ sở giới”, 2002
5. Hội đồng dân số, “Ngăn chặn bạo hành trong gia đình: phổ biến
tài liệu hướng dẫn tư vấn chống bạo hành cho các cộng đồng nông thôn”, 5/2002
6. Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, “Báo cáo của các tổ chức phi
chính phủ về 10 năm thực hiện cương lĩnh hành động Bắc Kinh tại Việt nam vì
bình đẳng, phát triển và hòa bình”, 2005
7. Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, “Bạo lực gia đình đối với phụ nữ
ở Việt Nam: Kết quả nghiên cứu tại Thái Bình, lạng Sơn và Tiền giang”, 2001
8. Tổ chức dân số và phát triển quốc tế, “Giới, nâng cao vị thế phụ
nữ và sức khỏe sinh sản tại 4 cộng đồng dân cư của ViệtNam”, 2002
9. Lê Thị Qúy “Bạo lực gia đình và ảnh hưởng của nó đến việc hình
thành nhân cách của trẻ em”, Tạp chí Khoa học và phụ nữ số /1999
Ngày 20/11/1989 Đại hội đồng LHQ đã thông qua Công ước về quyền trẻ
em và Công ước có hiệu lực kể từ ngày 02/9/1990. Với 54 điều khoản trẻ em
được công nhận có đầy đủ các quyền như người lớn, trong đó được chia ra làm 5
nhóm: dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa. Ngoài những điều khoản quy
định quyền con người của trẻ em như quyền được sống và phát triển, quyền
được bảo vệ khỏi bị áp bức và tổn thương về thể chất và tinh thần... còn có một
số quyền mang tính đặc thù của trẻ em được khẳng định là: quyền được sống với
cha mẹ, quyền được chăm sóc và nuôi dưỡng, quyền được nhận làm con nuôi...
Khi đánh con, những người tỉnh táo thì nhắc nhau: có đánh thì tránh chỗ
“phạm” để cho chúng không bị nguy hiểm. Mông đít hoặc chân tay của trẻ là nơi
họ đánh thường xuyên vì cho rằng đây là nơi “an toàn”. Còn những kẻ mù quáng
23



thì khi lên cơn giận đã đánh con vào bất cứ chỗ nào, bằng bất cứ loại vũ khí gì
họ có trong tay. Một người cha ở quận 4 thành phố Hồ Chí Minh đã thường
xuyên treo ngược con gái lên để đánh. Một người cha khác mỗi khi đánh con thì
lột hết quần áo của cháu để bêu riếu. Những kẻ khác thì túm tóc hoặc đập đầu
trẻ vào tường.
Một bà mẹ với gương mặt hốc hác mà nghị lực đang dang đôi cánh tay
lực lưỡng của mình để che chở cho ba đứa con nép sâu trong tấm áo choàng.
Gương mặt của cả bốn người đều rất căng thẳng, hốt hoảng, đặc biệt đứa con
nhỏ nhất còn sắp khóc. Hình ảnh đáng buồn này được sử dụng làm trang bìa cho
một cuốn sách nghiên cứu của Mỹ “Bạo lực, sự im lặng và thiên thần”. Chủ biên
là Deirdre Lasgari. Cuốn sách dày 352 trang là một bản cáo trạng lớn chống lại
bạo lực gia đình và chỉ riêng trang bìa cũng đã gây được ấn tượng sâu sắc và suy
nghĩ cho người đọc.
Cũng trong nghiên cứu của chúng tôi về trẻ lang thang ở Hà Nội thì số trẻ
phải bỏ nhà ra đi kiếm sống vì tan vỡ gia đình, cha mẹ li dị nhau đã chiếm
khoảng 40% số các cháu được hỏi. Trong gia đình các em, cha mẹ không còn
thương yêu nhau nữa vì vậy chúng thường xuyên phải chịu áp lực từ phía một
người hoặc của cả hai bởi chính chúng thuộc thành phần “ăn theo”, “ăn bám”.
Hơn nữa với cơ thể yếu đuối, nhỏ bé, với vị trí thấp kém, chúng luôn trở thành
cái gai, hoặc trở thành chỗ chút giận, là “cái thớt” khi xảy ra xung đột. Trong
những trường hợp này, trẻ hầu như là không có khả năng tự vệ.
Chúng ta không còn có cơ hội để cứu những đứa trẻ đáng thương và cũng
không còn cơ hội để nói với những người phụ nữ xấu số về hành động điên rồ
của họ song điều mà chúng ta còn có thể làm được là giáo dục những người
đang sống. Bên cạnh đó, phải có thái độ nghiêm khắc với những người chuyên
hành hạ vợ con, những người, về hình thức là nguyên nhân gián tiếp nhưng thực
chất là trực tiếp của những thảm họa. Rất nhiều kẻ tội phạm vẫn nhởn nhơ ngoài
vòng pháp luật vì có bằng chứng “ngoại phạm”.
24



Kết quả cuộc nghiên cứu thăm dò dư luận trẻ em cũng cho thấy 99,2% số
em được hỏi mong muốn khi có những bất hòa trong gia đình thì phải bình tĩnh
hòa giải trên tình yêu thương. Khi con cái có lỗi thì 87,18% các em cho rằng cha
mẹ nên giải thích và khuyên răn để con sửa chữa, chỉ có 1,85% nói rằng khi cần
thì thì nên đánh, 0,73% nói nên xử phạt nặng. Những ý kiến trên của trẻ chứng
tỏ chúng không hề muốn có bạo lực, nhất là bạo lực trong tổ ấm của gia đình
chúng.
Thực tế đã cho thấy hiện nay vẫn còn khá nhiều ông bố bà mẹ không hiểu
được rằng việc dùng bạo lực với con cái là hoàn toàn đồng nghĩa với việc dạy
dỗ, tập cho chúng quen dần với việc dùng bạo lực với người khác. Qua nghiên
cứu, người ta đã nhận thấy rằng: Những đứa trẻ được nuôi dưỡng trong không
khí của bạo lực gia đình thường dùng bạo lực trong việc xử lý các mối quan hệ
xã hội, bạn bè thậm chí cả anh em, họ hàng.
Bạo lực gia đình đã biến nhiều đứa trẻ hiền lành trở nên hung dữ và trong
nhiều trường hợp cũng dùng cả những hình thức tàn bạo, dã man để đối xử với
người khác. Theo một số cuộc điều tra xã hội học ở Mỹ, người ta nhận thấy rằng
80% phạm nhân Mỹ lớn lên trong những gia đình bố mẹ chúng đánh lộn như
cơm bữa. 63% nam thiếu niên phạm tội giết người là chúng giết kẻ đã đánh đập
mẹ chúng. Trong khi đó có khoảng 50% trường hợp các cô gái bị chồng đánh lại
lặp lại số phận của mẹ các cô.
Gần đây, báo chí nước ta đã nói nhiều đến những tội phạm “nhí”, mà hành
động của chúng cũng khủng khiếp không thua kém gì các băng đảng người lớn,
cũng dao găm và mã tấu, cũng đâm chém và giết người, gặp gỡ các phạm nhân
nhỏ tuổi này chúng tôi nhận thấy phần lớn các em đều lớn lên từ những gia đình
không hòa thuận và phải quen nhìn thấy những cảnh bạo lực không chỉ trong
phim ảnh mà trong chính gia đình của chúng.
Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý học thì trẻ em cũng có những sợ hãi
như người lớn nhưng không phải lúc nào các em cũng mô tả được sự sợ hãi đó.

25


×