Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.36 KB, 28 trang )

LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH THỰC TRẠNG
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
1.Lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
1.1.Khái niệm cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và các khái niệm có liên quan
Cạnh tranh là một từ đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử muôn loài vạn
vật dưới hình thức ban đầu là đấu tranh sinh tồn. Mọi sinh vật từ khi sinh ra đều
phải cạnh tranh với các sinh vật cùng loại hay đấu tranh với các sinh vật khác để
tồn tại và phát triển trong thế giới của mình. Đó là cạnh tranh về thức ăn, lãnh
thổ, về các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống của mình. Những cuộc đấu tranh
này đôi khi không hề đơn giản, chúng có thể vô cùng khốc liệt dẫn đến một mất
một còn. Sinh vật nào có đủ bản lĩnh sẽ sinh tồn và ngược lại. Cuộc sống con
người chúng ta cũng bắt đầu và phát triển như vậy. Cạnh tranh như một quy luật
khách quan không thể tách khỏi hoạt động sống của con người từ xã hội cộng
sản nguyên thuỷ cho đến chủ nghĩa tư bản. Từ hoạt động cạnh tranh với tự
nhiên để sinh tồn, con người cũng cạnh tranh với nhau để phát triển. Cạnh tranh
tuy được thấy từ mọi góc cạnh của cuộc sống con người nhưng ở đây chúng ta
chỉ đề cập đến cạnh tranh trong kinh tế, giữa các doanh nghiệp để tồn tại và phát
triển trên thị trường nhiều biến động.
Ai đó đã nói "Cùng ngành nghề chứ không cùng lợi nhuận, cạnh tranh là
sự tất yếu của thương trường. Cạnh tranh là sự so sánh, đối chứng sức mạnh cơ
bản giữa các doanh nghiệp, những đe doạ thách thức hoặc cơ hội của doanh
nghiệp, chủ yếu có được từ quá trình đối kháng của sức mạnh này. Cạnh tranh
trên nhiều phương diện: Thương hiệu - Chất lượng - Mẫu mã - Giá cả... Chúng
ta đã và đang tiến tới xây dựng một thương trường lành mạnh, một môi trường
kinh doanh có văn hoá - sự phát triển vững bền cho doanh nghiệp nói riêng và
nền kinh tế đất nước nói chung...
Xin trân trọng giới thiệu tới các doanh nghiệp, doanh nhân mười phương
kế hữu hiệu trong cạnh tranh giành thắng lợi.
Đây là một nguyên tắc được dùng phổ biến nhất trong đấu tranh quân sự
và chính trị, và nó cũng thích hợp trong cạnh tranh kinh tế thời hiện đại vì


doanh nghiệp là một hệ thống lớn kiểu mở cửa, luôn muốn trao đổi thông tin và
trao đổi năng lượng với môi trường toàn xã hội.
Bảo thủ là điều tối kị trong cạnh tranh, phải xem xét đánh giá tình hình,
biết trước, làm trước là "pháp bảo" của thắng lợi. Các doanh nghiệp phải biết
nhìn xa trông rộng và có sáng kiến để đối phó những thay đổi, những sự cố đột
biến, tránh tình trạng không kịp đề phòng, không kịp trở tay.
Trên thương trường, hạt nhân của "bất ngờ, đánh vào chỗ không chuẩn
bị" được thể hiện ở chữ "kỳ" Mưu lược "xuất kỳ bất ý" mà các ông chủ hiện đại
thường dùng đều dốc tâm sức vào chữ "kỳ". Nếu muốn thành công đòi hỏi bạn
phải có tư tưởng kinh doanh xuất kỳ (lạ thường), đưa ra sản phẩm lạ thường,
xảo thuật kinh doanh lạ thường, phương thức tiêu thụ và thái độ phục vụ khác
lạ.
"Thời gian là vàng bạc" thực sự là kinh nghiệm cạnh tranh hiện đại bởi nó
ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị của đồng tiền, đến chiếm dụng và tốc độ quay
vòng của đồng tiền, đến việc năm bắt cơ hội. Với một doanh nghiệp mà nói, cơ
hội thường là điểm chuyển hướng của thăng tiến, là nơi mở ra thành công, chỉ
có nắm chắc được thời cơ thì chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp mới có
thể mang lại hiệu quả. Người cạnh tranh hiện đại phải rất coi trọng "cơ hội" phải
tranh thủ thời gian từng giây, từng phút, nếu có cơ hội phải quyết đoán, dứt
khoát bắt tay vào làm ngay.
Binh pháp có phép dùng binh: "Đánh đòn phủ đầu, lùi trước tiến sau".
Người hành động sau trong cạnh tranh cũng có thể thắng được người khác - trên
tất cả các mặt đều tỏ ra ưu thế hơn người hành động trước, họ có thể tiếp thu bài
học thất bại của người đi trước để giành được hiệu quả kinh tế tương đối tốt.
Nhưng người làm sau phải nhằm đúng thời cơ, hành động dứt khoát, quyết
đoán, quyết không thể hành động mù quáng để dẫn đến thất bại quá sớm, cũng
không nên do dự chần chừ mà để lỡ thời cơ
Cạnh tranh kinh tế thực chất là cuộc cạnh tranh về nhân lực, vật lực và tài
lực. Nhưng bất kỳ cá nhân, tập thể nào cũng đều bị hạn chế trong những nguồn
này. Trong tình hình như vậy, phải sử dụng nguồn vốn như thế nào để có hiệu

quả nhất - Đây là một trong những điểm mấu chốt để cạnh tranh thắng lợi.
Người thành công thật sự thì quy mô sự nghiệp của họ không thể trải ra quá
rộng mà chỉ nên hành động trong phạm vi mình có thể nắm chắc được. Như vậy
bảo đảm tập trung ưu thế, đột phá trọng điểm, thúc đẩy toàn cục.
Đây là một trong những nguyên tắc bắt buộc người quyết sách phải tuân
theo khi lựa chọn phương pháp tối ưu. Muốn trong một thời gian ngắn chiếm
được ưu thế canh tranh với chi phí thấp nhất, con đường duy nhất có thể lựa
chọn là hướng tới cái lợi, tránh cái hại, phát huy sở trường, tránh sở đoản. Trong
cạnh tranh kinh tế, bất kì một doanh nghiệp nào cho dù thực lực có mạnh đến
đâu đều có điểm yếu và điểm mạnh của mình, đều không thể chiếm lĩnh toàn bộ
thị trường. Trường hợp đứng trước lợi hại đan xen phải tuân thủ theo nguyên
tắc: Hai cái lợi lấy cái lợi lớn, hai cái hại lấy cái hại nhỏ "Lấy cái mạnh của
mình đánh lại cái yếu của đối phương" đồng thời đánh vào khe hở của thị
trường.
Trong đối kháng và canh tranh của thị trường chúng ta không thể mãi mãi
chỉ đi theo con
đường thẳng, trên vấn đề "thẳng" và "cong" phải cố gắng nhìn xa trông
rộng, dự báo tương lai một cách chính xác, dũng cảm đối mặt với khó khăn, tỉnh
táo nhìn nhận thành tích. Vừa làm hảo hán trong hoàn cảnh thuận lợi, không quá
đắm mình trong tình thế có lợi, lại vừa làm anh hùng trong hoàn cảnh khó khăn,
không hề dao động trước nguy cơ áp lực.
Kế Vu hồi được ứng dụng trong thời gian, là lấy kéo dài thay thế tốc
thắng (thắng nhanh). Trong tình huống thời cơ và điều kiện chín muồi phải thần
tốc, quyết chiến quyết thắng. Ngược lại khi điều kiện chưa đầy đủ, thời cơ chưa
chín muồi, phải tính kế lâu dài, bảo toàn thực lực và lực lượng, đợi thời cơ chiến
đấu lâu dài.
Để thực hiện mưu lược này nhà doanh nghiệp phải mang trong trái tim
chí hướng lớn, phải tự tin vào tương lai ở phía trước; nếu thấy tự hổ thẹn, nhát
gan lùi bước, không có chí hướng lớn thì khó có thể bước qua cửa ải "long
môn". Thực hiện mưu lược "tích tiểu thành đại" còn phải có ý chí kiên trinh bất

khuất và tinh thần không ngại khó khăn gian khổ. "
Những người thành công đều biết vận dụng thành thạo chiến thuật tiến
thoái hợp lý hơn nữa đây còn là "pháp bảo"của thành công. Trong tình thế ở vào
bất lợi, có thể đầu hàng, có thể giảng hòa cũng có thể rút lui. Trong ba điều này
đầu hàng là thất bại hoàn toàn, giảng hoà là một nửa thất bại, rút lui có thể
chuyển bại thành thắng.
Trong cạnh tranh kinh tế, lùi bước cũng là một khái niệm rất có giá trị. Có
thể dự báo xem xét trước được hay không những thất bại hoặc tình hình xấu có
thể xẩy ra để có được kế hoạch và thu xếp chu đáo.
Vì mục đích phát triển lâu dài, người thành công thường phải hi sinh một
vài lợi ích nhỏ trước mắt, thậm chí bỏ ra một số vốn để mở rộng việc kinh
doanh buôn bán từ nay về sau và cũng từ đó để gây dựng lòng tin. Người kinh
doanh của doanh nghiệp phải thông qua hạch toán tỉ mỉ điều tra và dự tính chu
đáo thị trường, mục tiêu "thả dây dài để câu cá lớn". Vì vậy có thể chấp nhận
buôn bán lỗ vốn cũng được, chỉ cần đầu tư trên thị trường có tiềm lực phát triển
thì cuối cùng vẫn giành được thắng lợi lớn.
Trong tác phẩm của mình, Michael Porter cũng thừa nhận không thể đưa
ra một định nghĩa tuyệt đối về khái niệm năng lực cạnh tranh. Theo ông, “để có
thể cạnh tranh thành công, các doanh nghiệp phải có được lợi thế cạnh tranh
dưới hình thức hoặc là có được chi phí sản xuất thấp hơn hoặc là có khả năng
khác biệt hoá sản phẩm để đạt được những mức giá cao hơn trung bình.
Để duy trì lợi thế cạnh tranh, các doanh nghiệp cần phải ngày càng đạt
được những lợi thế cạnh tranh tinh vi hơn, qua đó có thể cung cấp những hàng
hoá hay dịch vụ có chất lượng cao hơn hoặc sản xuất có hiệu suất cao hơn”.
Quan niệm của Michael Porter đã đề cập đến vấn đề năng lực cạnh tranh
còn bao hàm cả việc doanh nghiệp phải liên tục duy trì lợi thế cạnh tranh của
mình. Nói cách khác, doanh nghiệp phải liên tục duy trì mức lợi nhuận trên cơ
sở bám sát với nhịp độ phát triển của thị trường hoặc thậm chí chủ động tạo lập
nên sự phát triển của thị trường hoặc thậm chí chủ động tạo lập nên sự phát triển
của thị trường. Việc hạ thấp giá thành sản phẩm để nâng cao năng lực cạnh

tranh theo quan niệm mang tính dài hạn này của Michael Porter cũng như đại đa
số các nhà nghiên cứu khác không bao hàm việc hạ thấp giá thành bằng những
biện pháp có tính tiêu cực như cắt giảm lương nhân viên, cắt giảm chi phí bảo
hộ lao động, cắt giảm chi phí phúc lợi, cắt giảm chi phí môi trường... Năng lực
cạnh tranh ở đây cần phải được gắn liền với khái niệm phát triển bền vững, sử
dụng hiệu quả các nguồn lực của xã hội.
Có thể nói, ở giác độ vi mô, các nhà nghiên cứu vẫn chưa đưa ra được
một định nghĩa thống nhất về khái niệm năng lực cạnh tranh, song cho dù có thể
đưa ra khái niệm năng lực cạnh tranh thì cũng phải lưu ý rằng khái niệm năng
lực cạnh tranh là một khái niệm động và các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh
tranh vì thế cũng không phải là một hệ thống các chỉ tiêu cố định. Đó phải là
một hệ thống các chỉ tiêu không chỉ phản ánh được khả năng duy trì và phát
triển về lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong tương lai. Việc xác định được
hệ thống các chỉ tiêu này có ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng cho mỗi doanh
nghiệp để có thể định hướng xây dựng, khai thác và phát triển lợi thế cạnh tranh
của mình.
Tổng hợp các trường phái lý thuyết trên, trên cơ sở quan niệm năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp và khả năng bù đắp chi phí, duy trì lợi nhuận và
được đo bằng thị phần của sản phẩm và dịch vụ trên thị trường, năng lực cạnh
tranh của một doanh nghiệp có thể được xác định trên bốn nhóm yếu tố cấu
thành sau:
Một là chất lượng, khả năng cung ứng, mức độ chuyên môn hoá các đầu
vào.
Hai là, các ngành sản xuất và dịch vụ trợ giúp cho doanh nghiệp.
Ba là, yêu cầu của khách hàng về chất lượng hàng hoá, dịch vụ.
Cuối cùng là vị thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh.
Có thể nói, năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp có thể được hiểu là
năng lực tồn tại, vươn lên trên thị trường cạnh tranh của doanh nghiệp về một
loại sản phẩm hay dịch vụ nào đó, nói cách khác đó là khả năng duy trì (tăng
trưởng) lợi nhuận và thị phần trong nước và quốc tế đối với một hay nhiều sản

phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
1.2.Tính tất yếu khách quan của cạnh tranh
Chúng ta đang sống trong nền kinh tế thị trường, nền kinh tế mà trong đó
các quyết định phân bổ nguồn lực, sản xuất và phân phối sản phẩm dựa trên cơ
sở các giao dịch tự nguyện trên thị trường giữa nhà sản xuất, người tiêu dùng và
chủ sở hữu đối với các yếu tố sản xuất. Việc ra quyết định trong nền kinh tế thị
trường mang tính phi tập trung, nghĩa là các quyết định được đưa ra một cách tự
phát, độc lập bởi các nhóm hay các cá nhân trong nền kinh tế thị trường chứ
không có kế hoạch hay do các nhà lập kế hoạch của bộ máy nhà nước đề ra.
Một trong những đặc trưng cơ bản của kinh tế thị trường là cạnh tranh. Cạnh
tranh được coi như động lực thúc đẩy và tạo nên môi trường cho sản xuất phát
triển, tăng năng suất lao động và hiệu quả sản xuất. Bên cạnh đó, đi cùng với
nền kinh tế thị trường là sự tồn tại của các quy luật kinh tế. Đây là những quy
luật tác động trực tiếp tới bất cứ chủ thể nào khi gia nhập thị trường. Trong đó,
quy luật cạnh tranh là một trong những quy luật kinh tế cơ bản. Quy luật cạnh
tranh là những mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến giữa các chủ thể kinh tế
có hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường trong những điều kiện nhất
định, nó đòi hỏi các chủ thể tham gia cạnh tranh phải dùng mội biện pháp để
độc chiếm hay chiếm ưu thế về thị trường sản phẩm cạnh tranh, nhờ đó thu
được lợi nhuận cao nhất trong phạm vi có thể.
Như chúng ta đã biết, thì hiện nay, nước ta cũng đang vận hành một nền
kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Do đó mà việc xem xét ảnh
hưởng của cạnh tranh đối với các chủ thể trong nền kinh tế xã hội là vô cùng
cần thiết. Cũng phải nói rằng, nền kinh tế thị trường dù vận hành dưới hình thức
nào thì cũng mang bản chất của nền kinh tế thị trường, lấy cạnh tranh làm trung
tâm.
Với một nền kinh tế thị trường có nhiều hình thức sở hữu cùng tồn tại
song song như ở nước ta thì cạnh tranh như một tất yếu. Nền kinh tế nước ta
vốn hết sức đa dạng về sở hữu ( nhà nước, tư nhân, tập thể...) và cũng đa dạng
về thành phần kinh tế (kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể ...), để

phát triển đất nước và tạo ra những hàng hoá dịch vụ ngày càng đáp ứng được
nhu cầu của nhân dân thì các doanh nghiệp trong nước phải không ngừng cạnh
tranh với nhau. Có như vậy mới xoá bỏ được nghèo nàn, lạc hậu. Bên cạnh đó,
với các chính sách mở cửa nền kinh tế, đặc biệt khi Việt Nam gia nhập Tổ chức
thương mại thế giới WTO_ các rào sản thương mại đều phải dần được tháo dỡ
để mở đường cho các doanh nghiệp cạnh tranh công bằng trên thị trường trong
nước và quốc tế_ thì ngày càng có thêm nhiều hơn các doanh nghiệp nước ngoài
vào Việt Nam, tham gia thị trường Việt Nam, điều này khiến cho thị trường Việt
Nam trở nên căng thẳng hơn và cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị
trường vì thế cũng trở nên quyết liệt hơn. Để tồn tại được trên thị trường nhiều
đua tranh đó, các doanh nghiệp phải tạo cho mình một năng lực cạnh tranh cần
thiết và phải cố gắng duy trì được thế mạnh của mình nếu không sẽ không thể
nghĩ đến việc đứng được trên thị trường.
Cạnh tranh là cần thiết cho nền kinh tế vì nó bảo đảm cho việc doanh
nghiệp sẽ cố gắng tạo ra được những hàng hoá, dịch vụ tốt nhất để phục vụ cuộc
sống của con người trên toàn thế giới. Điều này là hết sức rõ nét vì như chúng ta
đã thấy, chỉ trong một ngành có sự độc quyền thôi thì chúng ta sẽ chỉ nhận được
hàng hoá dịch vụ từ một nhà cung cấp duy nhất, nhà cung cấp này đôi khi tỏ ra
“hách dịch” trong việc cung cấp hàng hoá cho chúng ta. Họ có thể đưa đến cho
chúng ta những hàng hoá dịch vụ chất lượng không đảm bảo với giá thành cao
mà chúng ta với tư cách là người tiêu dùng vẫn phải chấp nhận mà không được
phàn nàn. Với cạnh tranh, thì tình trạng đó sẽ không còn, chúng ta sẽ có rất
nhiều nhà cung cấp, và nếu họ không cố gắng để làm hài lòng chúng ta_những
“thượng đế” của họ thì rất có thể họ sẽ bị đao thải khỏi thị trường. Với tư cách
người mua chắc chắn chúng ta sẽ ưa thích cạnh tranh hơn. Ngoài ra, cạnh tranh
còn có nhiều tác dụng khác đối với doanh nghiệp cũng như với nền kinh tế.
Cạnh tranh chính là bức hoạ phản ánh rõ nét thực lực của một doanh nghiệp.
Chiến thắng các đối thủ trên thị trường sẽ giúp các doanh nghiệp khẳng định
được vị thế của mình. Cạnh tranh cũng giúp nền kinh tế phát triển vì các doanh
nghiệp vì sự tồn tại, phát triển của mình sẽ không ngừng cải tiến máy móc,

trang thiết bị sản xuất để tạo ra những sản phẩm tốt nhất cho thị trường, những
doanh nghiệp nào làm không tổt sẽ tự khắc bị đào thải. Nền kinh tế -xã hội nhờ
đó mà tăng trưởng và phát triển.
Có thể nói, cạnh tranh chính là một đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị
trường, nó tồn tại một cách khách quan và buộc các doanh nghiệp khi tham gia
thị trường phải đối mặt. Chỉ có cạnh tranh thì họ mới đứng vững được trên thị
trường, do đó trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình các doanh nghiệp
buộc phải chấp nhận cạnh tranh như một tất yếu cho sự ở lại với thị trường của
mình. Các doanh nghiệp cũng vì thế phải thường xuyên đua tranh với nhau,
thường xuyên cải tiến để giành được ưu thế so với đối thủ. Nếu lợi nhuận được
xem như là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất
kinh doanh thì cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải cố gắng sản xuất kinh
doanh có hiệu quả cao nhất nhằm thu được lợi nhuận tối đa đồng thời giảm chi
phí sản xuất tạo độ an toàn trong kinh doanh.
1.3. Ý nghĩa của việc nâng cao năng lực cạnh tranh
Như đã nói, trong nền kinh tế thị trường tất yếu có cạnh tranh. Một doanh
nghiệp muốn cạnh tranh được trong nền kinh tế vì thế tất yếu cần có năng lực
cạnh tranh. Tuy nhiên, cũng cần nói rằng, năng lực cạnh tranh không chỉ có ý
nghĩa đối với doanh nghiệp nói riêng mà nó còn có ý nghĩa vô cùng to lớn đối
với toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia và có ảnh hưởng sâu sắc tới các tầng
lớp dân cư trong xã hội.
1.3.1. Đối với doanh nghiệp
Trước hết, việc nâng cao năng lực cạnh tranh đối với doanh nghiệp chính
là cơ sở cho sự tồn tại của doanh nghiệp đó. Trên thị trường, cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp là tất yếu khách quan. Các doanh nghiệp luôn phải tìm cách để
đánh bại đối thủ của mình và trong cuộc chiến đầy khó khăn đó sẽ phải có
người chiến thắng và kẻ thất bại. Người chiến thắng sẽ tiếp tục tồn tại và phát
triển, còn kẻ thất bại sẽ bị đào thải khỏi thị trường. Mà điều này chắc hẳn không
một doanh nghiệp nào muốn xảy đến cho doanh nghiệp của mình. Và vì vậy,
việc nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể duy trì chỗ đứng của mình trên thị

trường nhiều biến động là việc mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần phải nghĩ
đến để tránh nguy cơ thất bại.
Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là vấn đề gắn liền với
mục tiêu lợi nhuận vốn là lý do tồn tại của doanh nghiệp. Đối với những doanh
nghiệp hoạt động vì lợi nhuận thì lợi nhuận cao nhất chính là mục tiêu hàng đầu
của họ, mà lợi nhuận cao nhất này chỉ có được khi doanh nghiệp có năng lực
cạnh tranh. Hoạt động trong nền kinh tế thị trường, thường xuyên phải đối mặt
với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp hoặc tiềm ẩn vốn hết sức đa dạng và phức
tạp, họ chính là lực lượng thường xuyên đe doạ đến vị thế và chỗ đứng của
doanh nghiệp trên thị trường. Cũng vì thế mà doanh nghiệp nào có được năng
lực cạnh tranh cao hơn thì doanh nghiệp đó mới có thể tồn tại và phát triển với
tư cách là người chiến thắng so với các đối thủ của mình.
Có thể nói không một doanh nghiệp nào khi tham gia thị trường lại muốn
mình thảm bại trước các đối thủ khác và vì không muốn thất bại nên họ luôn cố
gắng để tồn tại và đứng vững trên thị trường. Làm được điều đó là không hề
đơn giản đối với bất cứ một doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ. Họ phải cạnh
tranh hết sức khốc liệt với các đối thủ, giành giật khách hàng, tạo vị thế chỗ
đứng. Người ta thường nói “Thương trường như chiến trường”. Rõ ràng, việc
nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là vô cùng cần thiết để đảm bảo
cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiêp trên thị trường.
Bên cạnh đó, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp còn là cơ sở
để phát triển sản xuất kinh doanh của bản thân doanh nghiệp.
Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là động lực cho sự phát
triển sản xuất kinh doanh cả về chiều rộng và chiều sâu. Doanh nghiệp có năng
lực cạnh tranh cao trên thị trường là doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu ngày
càng cao của khách hàng cũng như thị hiếu ngày càng khó chiều của họ nhưng
phải tốt hơn đối thủ của mình; sản phẩm có sức thu hút và có khả năng tiêu thụ
lớn hơn và điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của
doanh nghiệp. Từ chỗ có được vị trí vững chắc trên thị trường, doanh nghiệp có
thể nghĩ đến việc mở rộng sản xuất kinh doanh và tăng được thị phần của mình

trên thị trường. Để đạt được những thành tựu đó, doanh nghiệp phải không
ngừng đổi mới mẫu mã sản phẩm, nắm bắt được thị hiếu của khách hang,
thường xuyên chú trọng tới công nghệ sản xuất tiên tiến để tạo ra những sản
phẩm không chỉ có mẫu mã đẹp mà còn có chất lượng tốt phục vụ tốt nhất nhu
cầu của người tiêu dung. Cùng với những hoạt động đó, doanh nghiệp cũng cần
phải không ngừng cải tiến máy móc thiết bị để giảm chi phí sản xuất và chi phí
kinh doanh đến mức tối đa, có như vậy mới hạ được giá thành sản phẩm. Đây
vốn được coi là một liệu pháp hàng đầu đối với các chủ doanh nghiệp trong việc
nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mình trên thị trường mà giá vẫn
luôn là nhân tố được quan tâm nhiều nhất khi khách hàng lựa chọn sản phẩm
hay dịch vụ. Với phương châm “ khách hàng là thượng đế”, các doanh nghiệp
luôn cố gắng hết sức hết sức để thỏa mãn mọi yêu cầu của khách hàng đối với
sản phẩm, dịch vụ không những mẫu mã đẹp, chất lượng tốt mà giá cả phải hợp
lý, phải chăng. Để thành công trong thế giới cạnh tranh vô cùng khốc liệt ngày
nay, một điều cực kỳ quan trọng đối với các doanh nghiệp là phải ý thức được
đối thủ cạnh tranh của mình đang làm gì và phải tìm ra được con đường cho
mình để bắt kịp hoặc vượt qua sản phẩm của đối thủ. Và cũng để cạnh tranh
thành công, doanh nghiệp cần phải thực hiện các nghiên cứu và phát triển sản
phẩm đó là lý do cho sự tồn tại của phòng nghiên cứu và phát triển. Qua việc
nghiên cứu và phát triển sản phẩm, doanh nghiệp sẽ hiểu được mong muốn
cũng như nhu cầu và khả năng biến nhu cầu của khách hàng thành hiện thực để
sản xuất ra những sản phẩm đáp ứng được thị hiếu tiêu dùng tốt nhất. Như vậy
năng lực cạnh tranh chính là một yếu tố quyết định sự mở rộng quy mô sản xuất
kinh doanh và sự phát triển của doanh nghiệp.
1.3.2.Đối với người tiêu dùng
Như đã nói ở trên, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và việc nâng cao
năng lực cạnh tranh đã khiến cho các doanh nghiệp có thể sản xuất ra các sản
phẩm tốt nhất với giá cả hợp lý nhất để phụ vụ các “ thượng đế” của mình. Rõ
ràng, khách hang là những người được lợi nhiều nhất từ việc nâng cao năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Bằng việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, người tiêu
dùng sẽ có cơ hội được hưởng những hàng hoá tốt nhất với nhiều chủng loại
khác nhau, thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu vốn vô biên vô hạn của khách
hàng. Để luôn dẫn đầu và tồn tại được trên thị trường, doanh nghiệp phải không
ngừng nâng cao chất lượng, tính năng, công dụng của sản phẩm đồng thời phải
sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại và các quy trình sản xuất, quản lý tiên tiến
để cắt giảm chi phí. Vì vậy, khách hàng sẽ luôn có những sản phẩm hoàn thiện
nhất với giá cả phải chăng nhất.
Cạnh tranh là một trận chiến giữa các doanh nghiệp và các ngành kinh
doanh nhằm chiếm được sự chấp thuận và lòng trung thành của khách hàng. Hệ
thống doanh nghiệp tự do đảm bảo cho các ngành có thể tự mình đưa ra các
quyết định về mặt hàng sản xuất, phương thức sản xuất, và sự định giá cho sản

×