Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

tiểu luận kinh tế đầu tư cao học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.76 KB, 11 trang )

Câu 1: Bản chất của đầu tư phát triển:
Đầu tư phát triển là một loại hình đầu tư trong đó vốn bỏ ra được dùng để tiến hành
các hoạt động nhằm gia tăng thêm hoặc tạo ra những tài sản vật chất (nhà xưởng, thiết
bị…) và tài sản trí tuệ (tri thức, kỹ năng…), gia tăng năng lực sản suất, năng lực thông
qua, năng lực vận chuyển… tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển.
Mục đích của đầu tư phát triển là vì sự bền vững, vì lợi ích quốc gia, cộng đồng và
nhà đầu tư. Trong đó, đầu tư nhà nước nhằm thúc đẩy tăng trường kinh tế, tăng thu nhập
quốc dân, góp phần giải quyết việc làm và nâng cao đời sống của các thành viên trong xã
hội. Đầu tư của doanh nghiệp nhằm tối thiểu chi phí, tối đa lợi nhuận, nâng cao năng lực
cạnh tranh và chất lượng nguồn nhân lực.
Đối tượng của đầu tư phát triển được xem xét trên những góc đô khác nhau.
Trên quan điểm phân công lao động xã hội, có hai nhóm đối tượng đầu tư chính là
đầu tư theo ngành và đầu tư theo lãnh thổ.
Trên góc độ tính chất và mục đích đầu tư, đối tượng đầu tư chia thành hai nhóm
chính: công trình vì mục tiêu lợi nhuận và công trình phi lợi nhuận.
Trên góc độ xem xét mức độ quan trọng, đối tượng đầu tư chia thành: loại được
khuyến khích đầu tư, loại không khuyến khích đầu tư và loại cấm đầu tư.
Từ góc độ tài sản, đối tượng đầu tư chia thành: những tài sản vật chất (tài sản thực),
là những tài sản cố định được sử dụng cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nền
kinh tế và tài sản lưu động; và tài sản vô hình như phát minh, sáng chế, uy tín, thương
hiệu…
Kết quả của đầu tư phát triển là sự tăng thêm về tài sản vật chất (nhà xưởng, thiết
bị…), tài sản trí tuệ (trình độ văn hóa, chuyên môn, khoa học kỹ thuật…) và tài sản vô
hình (những phát minh sáng chế, bản quyền…). Các kết quả đạt được của đầu tư góp
phần làm tăng thêm năng lực sản xuất của xã hội.
Hiệu quả của đầu tư phát triển phản ánh quan hệ so sánh giữa kếtquả kinh tế xã hội
thu được với chi phí ra để đạt kết quả đó.
Đặc điểm chủ yếu của đầu tư phát triển:
Một là: Hoạt động đầu tư phát triển luôn đòi hỏi một lượng lớn tiền vốn, vật tư và
lao động.
Hai là: Đầu tư phát triển có thời kỳ đầu tư kéo dài từ khi khởi công dự án đến khi


hoàn thành và đưa vào hoạt động.
Ba là: Tuổi thọ của sản phẩm lớn, thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài.
Bốn là: Sản phẩm của đầu tư phát triển thường là các công trình xây dựng.



Năm là: Đầu tư phát triển có độ rủi ro cao do quy mô lớn, thời kỳ đầu tư và thời
gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài.
Bản chất của đầu tư phát triển còn được thể hiện ở nội dung vốn và nguồn vốn đầu
tư, lý luận về mối quan hệ biện chứng hữu cơ giữa hai vấn đề này.
Câu 2: Nội dung và nguồn hình thành vốn đầu tư phát triển.
a. Nội dung vốn đầu tư phát triển:

Vốn đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của vốn nói chung. Trên phương diện nền
kinh tế, vốn đầu tư phát triển là biểu hiện bằng tiền toàn bộ những chi phí đã chi ra để tạo
ra năng lực sản xuất (tăng thêm tài sản cố định và tài sản lưu động) và các khoản đầu tư
phát triển khác.
Nội dung cơ bản của vốn đầu tư phát triển trên phạm vi nền kinh tế bao gồm:
Nội dung vốn đầu tư phát triển

Vốn đầu tư XDCB

Vốn lưu động bổ sung Vốn đầu tư phát triển khác

Vốn xây dựng cơ bản là những chi phí bằng tiền để xây dựng mới, mở rộng, xây
dựng lại hoặc khôi phục năng lực sản xuất của tài sản cố định trong nền kinh tế quốc dân.
+ Vốn lưu động bổ sung bao gồm những khoản đầu tư dùng mua sắm nguyên vật
liệu, thuê mướn lao động… làm tăng thêm tài sản lưu động trong kỳ của toàn bộ xã hội.
+ Vốn đầu tư phát triển khác là tất cả các khoản đầu tư của xã hội nhằm gia tăng
năng lực phát triển của xã hội, nâng cao trình độ dân trí, cải thiện chất lượng môi trường.

Những bộ phận chính của vốn đầu tư phát triển khác bao gồm: Vốn chi cho công việc
thăm dò, khảo sát, thiết kế, qui hoạch ngành, qui hoạch lãnh thổ; Vốn chi cho việc thực
hiện các chương trình mục tiêu quốc gia nhằm tăng cường sức khỏe cộng đồng như
chương trình tiêm chủng mở rộng, chương trình nước sạch nông thôn, phòng bệnh, kế
hoạch hóa gia đình, phòng chống tệ nạn xã hội… Vốn đầu tư cho lĩnh vực giáo dục:
chương trình phổ cập giáo dục, nghiên cứu, triển khai đào tạo, giáo dục…
Nguồn vốn đầu tư phát triển là thuật ngữ để chỉ các nguồn tích lũy, tập trung và
phân phối cho đầu tư.
Về bản chất, nguồn hình thành vốn đầu tư phát triển chính là phần tiết kiệm hay tích
lũy mà nền kinh tế có thể huy động để đưa vào quá trình tái sản xuất xã hội.


Nguồn vốn đầu tư phát triển, trên phương diện vĩ mô, bao gồm nguồn vốn trong
nước và nguồn vốn nước ngoài.
Nguồn vốn trong nước bao gồm: vốn nhà nước, vốn dân doanh và vốn trên thị
trường vốn.
Nguồn vốn nước ngoài bao gồm: vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI), vốn hỗ
trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay thương mại nước ngoài và vốn trên thị trường
vốn quốc tế.
Nguồn ngân sách
Nhà nước
đầu
đầu
tư tập
tư trung
của
doanh
nghiệp nhà
Nguồn
nướcvốn tài trợ phát triển chính thức ODF

b. Nguồn
hìnhVốn
thành
vốn
đầucác
tư phát
triển.
a. Nhìn từ góc độ nền kinh tế:
- Nguồn vốn đầu tư trong nước:
+ Nguồn vốn nhà nước: Nguồn vốn ngân sách nhà nước, nguồn vốn tín dụng đầu tư
phát triển của nhà nước và nguồn vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước.
+ Nguồn vốn của dân cư và tư nhân: gồm Nguồn
phần tiết
kiệm
của dân
cư, ngân
phầnhàng
tích lũy
vốn
tín dụng
từ các
thương mại quốc
của các doanh nghiệp dân doanh, các hợp tác xã.
- Nguồn vốn đầu tư nước ngoài:
+ Nguồn tài trợ phát triển chính thức (ODF).
+ Nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại quốc tế.
Nguồn
vốncân
đầu
tư từ

trực
nướcthu
ngoài
vốn đầu tư trực tiếp FDI
Nguồn+vốn
sự Vốn
nghiệp
kinh
đối
tế
cáctiếp
nguồn
liên(FDI).
quan đến hoatNguồn
động GTVT
+ Nguồn huy động qua thị trường vốn quốc tế.
b. Xét theo góc độ của doanh nghiệp:
- Nguồn vốn đầu tư trong nước.
- Nguồn vốn bên trong: hình thành từ phần tích lũy từ nội bộ doanh nghiệp (vốn góp ban
vốn có
từ ưu
thị điểm
trường
đầu, thu nhập giữ lại) và phần khấu hao hàng năm. NguồnNguồn
vốn này
là vốn
đảmquốc tế
bảo tính độc lập, chủ động, không phụ thuộc vào chủ nợ, hạn chế rủi ro về tín dụng.
- Nguồn vốn bên ngoài: có thể hình thành từ việc vay nợ hoặc phát hành chứng khoán ra
công chúng thông qua hai hình thức tài trợ chủ yếu: tài trợ gián tiếp qua các trung gian tài

Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của
nhà nước
cư và tín
củadụng…)
tư nhân hoặc tài trợ trực tiếp (qua thị
chính (ngân hàng thương Vốn
mại,của
cácdân
tổ chức
Các nguồn khác
trường vốn: thị trường chứng khoán, hoạt động tín dụng thuê mua…).
c. Nguồn hình thành vốn đầu tư phát triển giao thông vận tải

Vốn trong nước

Vốn ngoài nước

Vốn đầu tư cho phát triển giao thông vận tải

Đường bộ

Đường sắt

Đường thủy nội địa Đường biển

Hàng không


Câu 3: Phân tích vai trò của đầu tư phát triển trong tăng trưởng và phát triển kinh
tế?

Vai trò của đầu tư phát triển trong tăng trưởng và phát triển kinh tế:


a. Tác động của đầu tư phát triển đến tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế
- Tác động đến cầu: Đầu tư là một yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu của toàn bộ

-

nên kinh tế, thể hiện rõ nhất là tỏng ngắn hạn. khi tổng cung chưa kịp thay đổi, gia tang
đầu tư (I) làm cho tổng cẩu (AD) tang (nếu các yếu tố khác không đổi)
AD = C + I + G + X – M
Trong đó:
C: Tiêu dùng;
I: Đầu tư;
G: Tiêu dùng của chính phủ;
X: Xuất khẩu;
M: Xuất khẩu;
Nếu biểu diễn trên đồ thị thì lượng gia tang tổng cầu AD được thể hiện ở sự dịch
chuyển của đường cầu D sang vị trí D’, kéo sản lượng cân bằng tăng theo, từ Q0Q1 và
giá cả các yếu tố đầu vào của đầu tư tăng từ P0 lên P1. Điểm cân bằng dịch chuyển từ E0
đến E1.
Tác động đến cung và sản lượng: Tổng cung của nên kinh tế gồm hai nguồn chính là
cung trong nước và cung từ nước ngoài. Bộ phận chủ yếu, cung trong nước là một hàm
của các yếu tố sản xuất: vốn, lao động, tài nguyên, công nghệ…, thể hiện qua phương
trình sau:
Q = F (K, L, T, R…)
Trong đó: K: Vốn đầu tư;
L: Lao động;
T: Công nghệ;
R: Nguồn tài nguyên.

Như vậy, tăng quy mô vốn đầu tư (K) là nguyên nhân trực tiếp làm tăng tổng cung
của nền kinh tế, nếu các yếu tố khác không đổi. Mặt khác, thông qua hoạt động đầu tư
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ… đầu tư lại gián tiếp làm tăng
tổng cung của nền kinh tế.
Khi thành quả đầu tư phát huy tác dụng, các năng lực mới đi vào hoạt động sẽ làm
cho tổng cung, đặc biệt là tổng cung dài hạn tăng. Cũng trên hình 1.4, sự gia tăng tổng
cung thể hiện bằng sự dịch chuyển của đường cung S sang vị trí S’. Sự dịch chuyển này
kéo theo sản lượng tiềm năng tăng từ Q1 đến Q2 và do đó giá cả sản phẩm giảm từ P1
đến P2. Sản lượng tăng giá cả giảm cho phép tăng tiêu dùng, tăng tiêu dùng đến lượt nó
lại là nhân tố kích thích sản xuất phát triển, tăng quy mô đầu tư. Sản xuất phát triển là
nguồn gốc tăng tích lũy, phát triển kinh tế xã hội, tăng thu nhập cho người lao động, nâng
cao đời sống thành viên trong xã hội.


Một trường hợp cụ thể tác động của đầu tư đến tổng cung là tác động đến sản lượng
1 qua số nhân đầu tư
Số nhân đầu tư cho thấy sự gia tăng của sản lượng khi đầu tư tăng 1 đơn vị
∆Y=K. ∆I
Trong đó:
∆Y : là mức gia tăng sản lượng
∆I
: là mức gia tăng đầu tư;
K
: là số nhân đầu tư
Như vậy, việc gia tăng đầu tư có tác dụng làm tăng sản lượng lên k lần. Trong công
thức trên, k là số dương lớn hơn 1.
Từ quan hệ đầu tư (I) bằng tiết kiệm (S) thì:
k=∆Y/∆I=∆Y/∆S=∆Y/∆Y-∆C=1/MPS
nghĩa là k bằng nghịch đảo của tiết kiệm biên. Mà tiết kiệm biên là số nhỏ hơn 1 cho
nên k>1.

Khi vùng tiểu biên MPC càng lớn thì k càng lớn, mức gia tăng sản lượng càng lớn
dẫn đến gia tăng việc làm, tăng cầu các yếu tố sản xuất và quy mô lao động. Kết hợp các
tác động trên dẫn đến sản xuất phát triển, từ đó sản lượng gia tăng.
Mối quan hệ giữa đầu tư với tổng cung và tổng cầu của nến kinh tế là mối quan hệ
biện chứng, nhân quả, có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. Đây là cơ sở lý
luận để giải thích chính sách kích cầu đầu tư và tiêu dùng ở nhiều nước trong thời kỳ kinh
tế tăng trưởng chậm.
b. Tác động của đầu tư phát triển đến tăng trưởng kinh tế
Đầu tư vừa có tác động đến tốc độ tăng trưởng vừa tác động đến chất lượng tăng
trưởng.
Nghiên cứu tác động của đầu tư phát triển đến tăng trưởng kinh tế qua công thức
tính hệ số ICOR
Hệ số ICOR (Incremental Capital Output Ratio – Tỷ số gia tăng của vốn so với sản
lương) là tỷ số giữa quy mô đầu tư thêm với mức gia tăng sản lượng, hay là suất đầu tư
cần thiết để tạo ra một đơn vị sản lượng (GDP) tăng thêm.
ICOR=Vốn đầu tư tăng thêm/GDP tăng thêm = Đầu tư trong kỳ/GDP tăng thêm. Ta
có thể biểu diễn ICOR dưới dạng khác. Nếu chia cả tử và mẫu số công thức trên cho GDP
ICOR = tỷ lệ vốn đầu tư /GDP)/tốc độ tăng trưởng kinh tế
Từ công thức mới cho thấy: nếu ICOR không đổi, mức tăng GDP hoàn toàn phụ
thuộc vào vốn đầu tư. Theo 1 số nghiên cứu của các nhà kinh tế, muốn giữ tốc độ tăng
trưởng khá cao và ổn định thì tỷ lệ đầu tư phải chiếm khoảng trên 25% so với GDP, tùy
thuộc vào ICOR của mỗi nước
Hệ số ICOR của nền kinh tế cao hay thấp chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố:


Thứ nhất, do thay đổi cơ cấu đầu tư nghành, nếu gọi ICORi là hệ số ICOR của
nghành I, αi là tỷ trọng của ngành I trong GDP, gi là tốc độ tăng trưởng của nghành I, g là
tốc độ tăng trưởng chung thì:
ICOR=∑ICORi*gi/g*αi
Thứ hai, sự phát triển của khoa học công nghệ có ảnh hưởng đến 2 mặt của hệ số

ICOR. Gia tăng đầu tư cho khoa học công nghệ một mặt làm cho tử số của công thức
tăng mặt khác sẽ tạo ra nhiều nghành mới, công nghệ mới, làm máy móc hoạt động hiệu
quả hơn, năng suất cao hơn, kết quả đầu tư tăng lên (tăng mẫu số của công thức). Như
vậy, hệ số ICOR tăng hay giảm phụ thuộc vào xu hướng nào chiếm ưu thế.
Thứ ba, do thay đổi cơ chế chính sách và phương pháp tổ chức quản lý. Cơ chế
chính sách phù hợp, đầu tư có hiệu quả hơn (nghĩa là kết quả đầu tư ở mẫu số tăng lớn
hơn chi phí ở tử số) làm cho ICOR giảm và ngược lại.
ICOR của mỗi nước phụ thuộc vào nhiều nhân tố, thay đổi theo trình độ phát triển
kinh tế và cơ chế chính sách trong nước.
Như vậy là ICOR là chỉ tiêu quan trọng để dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế hoặc
dự báo quy mô vốn đầu tư cần thiết để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế nhất định
trong tương lai.
Trong những trường hợp nhất định, hệ số ICOR được xem là nhưng chỉ tiêu phản
ánh hiệu quả đầu tư.
Tuy nhiên, hệ số ICOR mới chỉ phản ánh ảnh hưởng của yếu tố vốn đầu tư mà chưa
tính đến ảnh hưởng của các yếu tố sản xuất khác trong việc tạo ra GDP tăng thêm ICOR
cũng bỏ qua sự tác động của các ngoại ứng như điều kiện tự nhiên, xã hội, cơ chế chính.
Hệ số ICOR không tính đến yếu tố độ trễ thời gian của kết quả và chi phí (tử số và mẫu
số của công thức), vấn đề tái đầu tư…
Đầu tư có có ảnh hưởng quan trọng không chỉ đến tốc độ tăng trưởng cao hay thấp
mà còn đến chất lượng tăng trưởng kinh tế. Trên góc độ phân tích đa nhân tố, vai trò của
đầu tư đối với tăng trưởng kinh tế thường được phân tích theo biểu thức sau:
g = Di + D1 + TFP
Trong đó: g là tốc độ tăng trưởng GDP1; Di là phần đống góp của vốn đầu tư vào
tăng trưởng GDP, D1 là phần đóng góp của lao động vào tăng trưởng GDP; TFP là phần
đóng góp của tổng các yếu tố năng suất vào tăng trưởng GDP (phần đóng góp của công
nghệ, cơ chế chính sách…).
Chất lượng tăng trưởng là một tập hợp các đặc trưng về kết quả và hiệu quả của
chính sách tăng trưởng kinh tế. Chất lượng tăng trưởng thể hiện nhất quán và liên tục
trong suốt quá trình tái sản xuất xã hội. Chất lượng tăng trưởng thể hiện cả ở yếu tố đầu

vào như việc quản lý và phân bổ các nguồn lực trong quá trình tái sản xuất, đồng thời cả


ở kết quả đầu ra của quá trình sản xuất với chất lượng cuộc sống được cải thiện, phân
phối sản phẩm đầu ra đảm bảo tính công bằng và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.
Chất lượng tăng trưởng thể hiện sự bền vững của tăng trưởng và mục tiêu tăng trưởng dài
hạn, mặc dù tố độ tăng trưởng cao trong ngắn hạn là những điều kiện rất cần thiết. Đồng
thời, chất lượng tăng trưởng thể hiện ở tính hiệu quả, đặc biệt hiệu quả lan tỏa giữa các
ngành, các vùng, các khu vực kinh tế khác nhau.
Quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế với yếu tố tiết kiệm và đầu tư trong mô
hình Harrod – Domar. Mô hình được xây dựng theo hai giả định sau:
+ Lao động đầy đủ việc làm, không có hạn chế đối với cung lao động.
+ Sản xuất tỷ lệ với khối lượng máy móc
Nếu gọi:
Y
: sản lượng năm t
g=∆Y/Yi : tốc độ tăng trưởng kinh tế
∆Y
: sản lượng gia tăng trong kỳ
S
: tổng tiết kiệm trong năm
s=S/Yi : tỉ lệ tiết kiệm/GDP
ICOR tỷ lệ gia tăng của vốn so với sản lượng có thể viết dưới dạng tổng quát như
sau:
ICOR=∆K/∆Y nếu ∆K=I, ta có: ICOR = I/∆Y.
Ta lại có: I=S=s*Y: thay vào công thức ICOR, ta có:
ICOR= ∆K/∆Y nếu ∆K=I, ta có: ICOR= I/∆Y
Ta lại có: I=S=s*Y: thay vào công thức ICOR ta có:
ICOR=∆K/∆Y=s*Y/∆Y. từ đây suy ra ∆Y=s*Y/ICOR
Phương trình phản ánh tốc độ tăng trưởng kinh tế:

g = ∆Y/Y=(s*Y/ICOR)/Y
Cuối cùng g = s/ICOR
Như vậy theo Harod – Domar, tiết kiệm là nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế. Muốn
gia tăng sản lượng với tốc độ g thì cần duy trì tỉ lệ tích lũy để đầu tư trong GDP là s với
hệ số ICOR không đổi.
Từ mô hình Harod - Domar cho thấy: tiết kiệm (S) là nguồn gốc của đầu tư (I). Đầu
tư làm gia tăng vốn sản xuất (∆K), từ đó trực tuyến là gia tăng sản lượng (∆Y) ở đây phải
lưu ý rằng: việc nghiên cứu trên được tiến hành ở các nước tiên tiến nhằm trả lời cho câu
hỏi là để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế 1% thì đầu tư phải tăng bao nhiêu. Chính vì
thế vận dụng phải phù hợp với điều kiện kinh tế của các nước đang phát triển khi mà ở đó
không chỉ duy trì tốc độ tăng trưởng mà quan trọng hơn là phải tăng nhanh tốc độ tăng
trưởng; khi mà ở đó vừa thiếu vốn lại thừa lao động, có nhiều nhân tố khác có thể sử
dụng để tăng trưởng.
c. Tác động của đầu tư phát triển đến việc dịch chuyển cơ cấu kinh tế


Cơ cấu kinh tế là cơ cấu của tổng thể các yếu tố cấu thành nền kinh tế, có quan hệ
chặt chẽ với nhau, được biểu hiện cả về mặt chất và mặt lượng, tùy thuộc mục tiêu của
nền kinh tế.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế được hiểu là sự thay đổi tỷ trọng của các bộ phận cấu
thành nền kinh tế. Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế xảy ra khi có sự phát triển không đồng
đều về quy mô, tác động giữa các ngành, vùng.
Những cơ cấu kinh tế chủ yếu trong nền kinh tế quốc dân bao gồm: cơ cấu kinh tế
ngành, lãnh thổ, theo thành phần kinh tế.
Đầu tư góp phần làm dịch chuyển cơ cấu kinh tế phù hợp với quy luật và chiến lược
phát triển kinh tế xã hội của quốc gia trong từng thời kỳ, tạo ra sự cân đối mới trên phạm
vi nền kinh tế quốc dân và giữa các ngành, vùng, phát huy nội lực của nền kinh tế, trong
khi vẫn coi trọng yếu tố ngoại lực.
Đối với cơ cấu ngành, đầu tư vốn vào ngành nào, quy mô đầu tư từng ngành nhiều
hay ít, việc sử dụng vốn hiệu quả cao hay thấp… đều ảnh hưởng đến tốc độ phát triển,

đến khả năng tăng cường cơ sở vật chất của từng ngành, tạo tiền đề vật chất để phát triển
các ngành mới… do đó, làm dịch chuyển cơ cấu kinh tế ngành.
Đối với cơ cấu lãnh thổ, đầu tư có vai trò giải quyết những mất cân đối về phát triển
giữa các vùng lãnh thổ, đưa những vùng kém phát triển thoát khỏi tình trạng đói nghèo,
phát huy tối đa những lợi thế so sánh về tài nguyên, địa thế kinh tế, chính trị…của những
vùng có khả năng phát triển nhanh hơn, làm bàn đạp thúc đẩy những vùng khác cũng
phát triển.
Có thể sử dụng các chỉ tiêu dưới đây để đánh giá vai trò của đầu tư trong việc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Hệ số co dãn giữa việc thay đổi cơ cấu đầu tư với thay đổi cơ
cấu kinh tế của nghành = (% thay đổi tỷ trọng đầu tư của nghành/tổng vốn đầu tư xã hội
giữa kỳ nghiên cứu so với kỳ trước)/(% thay đổi tỷ trọng GDP của nghành trong tổng
GDP giữa kỳ nghiên cứu so với kỳ trước). Chỉ tiêu cho biết, để tăng 1% tỷ trọng GDP
của ngành trong tổng GDP (thay đổi cơ cấu kinh tế) thì phải đầu tư cho ngành tăng thêm
bao nhiêu.
Hệ số co dãn giữa việc thay đổi cơ cấu đầu tư với thay đổi GDP = (% thay đổi tỷ
trọng đầu tư của nghành nào đó/tổng vốn đầu tư xã hội kỳ nghiên cứu so với kỳ trước)/
(% thay đổi tốc độ tăng trưởng GDP giữa kỳ nghiên cứu so với kỳ trước).
Chỉ tiêu này cho biết: để góp phần đưa tăng trưởng kinh tế (GDP) lên 1% thì tỷ
trọng đầu tư vào 1 ngành nào đó tăng bao nhiêu. Để phát huy vai trò tích cực của đầu tư
đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:


(i) Các nghành, địa phương cần có quy hoạch tổng thể phát triển KTX, trên cơ sở đó
xây dựng quy hoạch đầu tư;
(ii) Đầu tư và cơ cấu đầu tư phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội
quốc gia;
(iii) Cần điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo hướng căn cứ vào thị trường chung cả nước
phát huy lợi thế so sánh của từng vùng;
(iv) Các nghành, địa phương phải có kế hoạch đầu tư phù hợp khả năng tài chính
tránh đầu tư dàn trải.

d. Tác động của đầu tư phát triển đến khoa học công nghệ
Đầu tư là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đổi mới và phát triển khoa
học công nghệ của doanh nghiệp và quốc gia.
Công nghệ bao gồm các yếu tố cơ bản: phần cứng (máy móc thiết bị), phần mềm
(các văn bản tài liệu, các bí quyết…), yếu tố con người (các kỹ năng quản lý, kinh
nghiệm), yếu tố tổ chức (các thể chế, phương pháp tổ chức…) muốn có công nghệ cần
phải đầu tư vào các yếu tố cấu thành. Mỗi nước đều có bước đi khác nhau trong từng thời
kỳ để đầu tư phát triển công nghệ.
Trong giai đoạn đầu, các nước đang phát triển, do có nhiều lao động và nguyên liệu,
thường đầu tư vào các loại công nghệ sử dụng nhiều lao động và nguyên liệu sau đó giảm
dần hàm lượng lao động và nguyện liệu trong sản xuất sản phầm và tăng dần hàm lượng
vồn thiết bị và tri thức thong qua việc đầu tư công nghệ hiện đại hơn và đầu tư đúng mức
để phát triển nguồn nhân lực.
Đến giai đoạn phát triển, xu hướng đầu tư mạnh vốn thiết bị và tăng hàm lượng tri
thức chiếm ưu thế tuyệt đối.
Quá trình chuyển từ giai đoạn thứ nhất sang giai đoạn thứ ba cũng là quá trình
chuyển từ đầu tư ít sang đầu tư lớn, thay đổi cơ cấu đầu tư. Không có vốn đầu tư đủ lớn
sẽ không đảm bảo sự thành công của quá trình chuyển đổi và sự phát triển của khoa học
công nghệ.
Công nghệ mà doanh nghiệp có được là do nhập khẩu từ bên ngoài hoặc từ nghiên
cứu và ứng dụng. Dù bằng cách nào thì muốn có công nghệ cũng đều phải có 1 lượng vốn
đầu tư lớn. Trên cơ sở đó, đầu tư có hiệu quả để phát huy lợi thế so sánh của từng đơn vị
cũng như toàn nên kinh tế quốc dân.
Để phản ánh sự tác động của đầu tư đến lộ trình phát triển của khoa học và công
nghệ, có thể sử dụng các chỉ tiêu sau:
+ Tỷ trọng vốn đầu tư đổi mới công nghệ/ tổng vốn đầu tư.
+ Tỷ trọng chi phí mua sắm máy móc thiết bị/tổng vốn đầu tư thực hiện.
+ Tỷ trọng vốn đầu tư theo chiều sâu/tổng vốn đầu tư thực hiện.
+ Tỷ trọng vốn đầu tư cho các công trình mũi nhọn, trọng điểm.





×