Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

đề cương sinh 10 kì II FPT 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (396.97 KB, 6 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HỌC LỚP 10 CUỐI HỌC KÌ II
Chủ đề 1: SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN Ở VI SINH VẬT
Câu 1:
Vẽ biểu đồ sinh trưởng của quần thể vi sinh vật sau:
1. Quần thể nuôi trong môi trường nuôi cấy không liên tục, nguồn cung cấp cacbon là glucozo
Thời gian
0
1
2
3
4
5
6
(giờ)
Số lượng TB

102

102

104

106

108

109

109

7



8

107

106

2. Quần thể nuôi trong môi trường có nguồn cung cấp cacbon là glucozo và fructozo. Kiểu sinh trưởng trên là gì?
Giải thích?
Thời
gian 0
1
2
3
4
5
6
7
8
(giờ)
Số lượng TB

102

102

104

106


107

108

108

109

1010


Đây là kiểu sinh trưởng kép xảy ra khi môi trường nuôi cấy có 2 loại cơ chất (2 loại chất cacbon).
Đồ thị có 2 pha tiềm phát, 2 pha lũy thừa.
Khi sinh trưởng tế bào cần tạo ra enzim cảm ứng để đồng hóa nguồn C mà chúng dễ phân giải.
Sau khi nguồn C thứ 1 cạn thì nguồn C thứ 2 được sử dụng, lúc này lại bắt đầu hình thành E càm ứng cần
để chuyển hóa nguồn C thứ 2.
3.Tại sao nuôi cấy liên tục không có pha tiềm phát và pha suy vong?
- Không có pha tiềm phát: Môi trường nuôi cấy đã ổn định các chất dinh dưỡng, vi khuẩn đã có Enzim cảm
ứng.
- Không có pha suy vong: trong MT nuôi cấy liên tục các chất dinh dưỡng được cung cấp liên tục, chất thải
chất độc hại luôn được lấy ra nên không có hiện tượng vi sinh vật tự phân hủy.

Câu 2:
Người ta tiến hành nuôi cấy một chủng tụ cầu vàng trên 3 loại môi trường.
3 loại môi
Thành phần
trường
Môi trường NaCl -5g/l; KH2PO4- 1g/l; MgSO4 -0,2g/l; CaCl2 - 0,1g/l, nước và nước

Sau khi nuôi cấy ở tủ ấm

370C 1 thời gian thấy:
Môi trường trở nên đục


A
thịt
Môi trường NaCl -5g/l; KH2PO4- 1g/l; MgSO4 -0,2g/l; CaCl2 - 0,1g/l, nước, Môi trường trở nên đục
B
glucôzơ và tiamin (Vitamin B1)
Môi trường NaCl -5g/l; KH2PO4- 1g/l; MgSO4 -0,2g/l; CaCl2 - 0,1g/l, . nước và Môi trường vẫn trong suốt
C
glucôzơ.
a. Môi trường A, B, C là môi trường gì?
- A: Bán tổng hợp vì có nước thịt (chất tự nhiên) và các chất đã biết thành phần hóa học, số lượng
- B, C: Tổng hợp bao gồm các chất hóa học đã biết thành phần hóa học và số lượng
b. Hãy giải thích kết quả thực nghiệm trên?
- Môi trường A, B có chủng vi khuẩn phát triển
- Môi trường C chủng vi khuẩn không phát triển được
Vì: Chủng vi khuẩn này thuộc nhóm khuyết dưỡng không tự tổng hợp được nhân tố sinh trưởng
- Ở MT C không cung cấp nhân tố sinh trưởng nên VK không phát triển
- MT A và B cung cấp được nhân tố sinh trưởng nên VK phát triển:
+ MT A: nhân tố sinh trưởng do nước thịt cung cấp
+ MT B: Nhân tố sinh trưởng được cung cấp bởi tiamin (Vitamin B1)
c. Glucôzơ, tiamin và nước thịt mỗi loại có vai trò gì đối với sự phát triển của chủng vi khuẩn nói trên?
- Glucôzơ: cung cấp cacbon
- Tiamin: hoạt hóa các Enzim
- Nước thịt: cung cấp nhân tố sinh trưởng, nguồn cung cấp Nitơ
Câu 3:
a. Để muối dưa (cà) được ngon chú ý những yếu tố nào?
- Nguyên liệu: sạch không chứa vi sinh vật gây hỏng/thối, không dập nát

- Nồng độ muối: vừa phải, quá cao hoặc quá thấp sẽ ức chế hoạt động của vi khuẩn lactic tạo điều kiện
cho VSV khác phát triển.
c- Nhiệt độ: trung bình 25-300C sẽ tốt cho VK lactic
- Không khí (khí O2): Khi muối cần tạo môi trường kị khí (không có khí O2) để VK lactic lên men
b. Trình bày các bước làm sữa chua ở nhà?
*Nguyên liệu: sữa đặc, sữa chua, có thể thêm sữa tươi, hộp (cốc) đựng
* Cách làm:
- B1: Rót sữa đặc vào cốc. Rót tiếp nước ấm (40oC) vào khuấy đều. (có thể rót thêm sữa tươi)
 Cung cấp chất dinh dưỡng và điều kiện nhiệt độ thuận lợi cho Vi khuẩn Lactic sinh trưởng
- B2: Cho tiếp sữa chua vào khuấy đều, đổ ra cốc nhựa
 Cấy nguồn vi khuẩn Lactic có sẵn trong sữa chua
- B3: Ủ trong hộp xốp, đậy kín
 Đảm bảo điều kiện kị khí và nhiệt độ thuận lợi cho Vi khuẩn Lactic tiến hành lên men
B4: Sau 6-8h lấy ra cho vào tủ lạnh bảo quản sữa chua
 Thời gian cần để Vi khuẩn Lactic biến đổi Protein trong sữa thành sữa chua.
c. Giải thích:
- Tại sao ăn sữa chua có lợi cho sức khỏe?
Trong sữa chua hầu như không có vi khuẩn kí sinh gây bệnh. Vi khuẩn lactic trong sữa chua lên men tốt
(lên men đồng hình) tạo axit lactic (môi trường axit, pH thấp) ức chế mọi hoạt động của vi khuẩn kí sinh gây bệnh
vì những vi khuẩn có hại thường hoạt động ở điều kiện pH trung tính.


- Tại sao trẻ em ăn kẹo nhiều, nếu không đánh răng rất dễ bị sâu răng?
Vì trong miệng có rất nhiều loại VSV có hại, đặc biệt là có vi khuẩn lactic có khả năng lên men đồng hình.
Khi ăn kẹo (có đường trong miệng) vi khuẩn này có khả năng biến đường thành axit lactic ăn mòn chân răng
(canxi), tạo điều kiện cho các vi sinh vật có hại xâm nhập gây viêm nhiễm làm sâu răng.

Chủ đề 2: VIRUT – CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM
Câu 1:
a. Chú thích cho hình sau:


b. Giải thích các thuật ngữ: capsit, capsôme, nuclêôcapsit, và vỏ ngoài.
- capsit: vỏ của virut cấu tạo bởi protein bao bọc bên ngoài bảo vệ axit nucleic
- capsôme: vỏ capsit được cấu tạo từ các đơn vị protein được gọi là capsôme
- nuclêôtítcapsit: gồm vỏ capsit và axit nucleic
- vỏ ngoài: 1 số virut có thêm 1 vỏ bao bên ngoài vỏ capsit


Là lớp lipit kép và prôtêin

Câu 2:
a. Mỗi khẳng định sau đúng hay sai khi nói về virut HIV/AIDS
Nội dung
- Gây suy giảm miễn dịch ở người
- Truyền từ mẹ bị HIV qua thai nhi và truyền qua sữa khi cho con bú
- Bản thân ma túy sinh ra HIV

- Dù được chẩn đoán sớm và có phác đồ điều trị hiệu quả nhưng tất cả các
bà mẹ nhiễm HIV sinh con vẫn bị nhiễm HIV 100%.

- Giai đoạn không triệu trứng kéo dài từ 2 tuần đến 3 tháng.

Đúng

Sai

X
X
X(chỉ tiêm chích mới
có khả năng nhiễm

HIV)
X (ít nhất 30-40% bà
mẹ bị HIV nếu được
điều trị ngay từ đầu
đến khi sinh sẽ sinh ra
con không bị HIV)
X (gđ không triệu
trứng kéo dài từ 1-10
năm)

- Sau khoảng 10 năm nhiễm HIV, người bệnh sẽ xuất hiện những triệu X(sau 10
trứng.
năm
chuyển
sang

triệu trứng)
- Chắc chắn lây nhiễm qua muỗi đốt, ở cùng nhà, dùng chung bát đĩa.
X
b. Nêu các biện pháp phòng tránh HIV/AIDS qua các con đường:
- Đường tình dục
- Đường máu
- Từ mẹ sang con
1. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường tình dục:
- Sống lành mạnh, chung thuỷ một vợ một chồng. Không quan hệ tình dục bừa bãi.
- Cần phải thực hiện tình dục an toàn (sử dụng bao cao su) với đối tượng chưa rõ có bị nhiễm HIV
không.
- Phát hiện sớm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS cho người khác.
2. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường máu:
- Không tiêm chích ma túy.

- Chỉ truyền máu và các chế phẩm máu đã qua xét nghiệm HIV.
- Chỉ sử dụng bơm kim tiêm vô trùng. Không dùng chung bơm kim tiêm. Sử dụng dụng cụ đã tiệt
trùng khi phẫu thuật, xăm, xỏ lỗ, châm cứu...
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với các dịch cơ thể của người nhiễm HIV


- Dùng riêng đồ dùng cá nhân: dao cạo, bàn chải răng, bấm móng tay,...
3. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây truyền từ mẹ sang con:
- Người phụ nữ bị nhiễm HIV thì không nên có thai, nếu đã có thai thì không nên sinh con.
- Trường hợp muốn sinh con, cần đến cơ sở y tế để được tư vấn về cách phòng lây nhiễm HIV cho
con.
- Sau khi đẻ nếu có điều kiện thì nên cho trẻ dùng sữa bò thay thế sữa mẹ.
c. Cách xử trí khi bị đâm bởi vật nhọn (kim tiêm) nghi dính máu HIV của em là gì? Giải thích cho các bước xử lý
đó?
* Bình tĩnh, cần tiến hành sơ cứu tại chỗ ngay lập tức.
+ Không nên nặn máu: nặn máu khiến vết thương dễ sưng tấy dẫn đến viêm nhiễm, tăng nguy cơ xâm
nhập cơ thể của virus.
+ Cần rửa vết thương dưới nước lạnh trong vài phút: nhằm rửa sạch vết thương, khiến máu chảy ra
nhiều hơn và hạn chế virus xâm nhập vào máu.
Khi rửa cần chú ý không chà xát mạnh lên vết thương
+ Sau khi rửa phải lau khô bằng bông, gạc y tế rồi băng lại.
- Tiếp theo đó là rửa sạch các bộ phận có nguy cơ dính máu do vật nhọn hoặc do quá trình rửa vết
thương vô tình gây ra (mặt, chân, tay…). Nên thay quần áo khác, rửa mắt, mũi bằng các dung dịch sát trùng
trong vài phút.
* Cần khẩn trương di chuyển tới các trung tâm y tế.
Tại đây, cần tường thuật đầy đủ mọi chi tiết về việc bị vật nhọn đâm để các bác sĩ có biện pháp hỗ trợ hợp
lý.
- Trong trường hợp nghi ngờ lây nhiễm HIV, bác sĩ cho sử dụng ngay loại thuốc kháng virus HIV có
tác dụng rất tốt, nhất là trong vài giờ đầu tiên sau khi phơi nhiễm (hiệu quả bảo vệ lên đến 90 – 95%)
- Tiếp tục theo dõi, uống thuốc kháng virut trong 28 ngày

- Làm các xét nghiệm sau 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng
Câu 3:
Sắp xếp các bệnh sau vào 2 cột: bệnh do bệnh do virut gây ra, bệnh do vi khuẩn gây ra.
Bệnh lao phổi - Sốt xuất huyết- Nhiễm trùng da - viêm não Nhật Bản - chân tay miệng - Lậu –
HIV/AIDS - bại liệt - Viêm gan B- Giang mai.
Bệnh do bệnh do virut gây ra
Sốt xuất huyết
viêm não Nhật Bản,
HIV- AIDS
bại liệt
Viêm gan B
chân tay miệng

Bệnh do vi khuẩn gây ra
Nhiễm trùng da
Lậu
Giang mai
Bệnh lao phổi



×