Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

BÍ QUYẾT HỌC CÂU BỊ ĐỘNG TRONG TIẾNG ANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.97 KB, 4 trang )

BÍ QUYẾT HỌC CÂU BỊ ĐỘNG TRONG
TIẾNG ANH
Nhiều bạn khi học câu bị động thường học thuộc công thức
câu bị động của thì này là gì, thì kia là gì, việc này rất mất
thời gian và các bạn sẽ nhanh chóng quên ngay sau đó. Sau
đây mình sẽ lần lượt giới thiệu từng phần tới các bạn nhé.
CÁCH CHUYỂN TỪ CÂU CHỦ ĐỘNG SANG CÂU
BỊ ĐỘNG KHÔNG CẦN PHẢI NHỚ CÔNG THỨC.
Điều kiện bắt buộc của một câu bị động là phải có động từ
TO BE và V3/ED, do đó để chuyển một câu từ dạng chủ
động sang dạng bị động thì chúng ta chỉ cần đi tìm TO BE
và V3/ED này.
VD: I am going to build a house.
- Tìm V3/ED: Trong câu chủ động đề bài cho bao giờ cũng
có động từ, do đó chúng ta chỉ việc lấy động từ này rồi đưa
nó lên V3/ED, chú ý là động từ này sẽ đứng ngay sau tân
ngữ của câu.
Ta thấy câu trên có hai động từ là "going' và "build", ta sẽ
chọn động từ "build" để đưa lên V3/ED bởi vì sau "build"
là tân ngữ "a house": buid => built
- Tìm TO BE: "To be" cũng có "am, is, are", "was,
were", ... do đó để chọn đúng "to be" ta phải nhớ: "To be"


phải cùng thì hoặc cùng dạng với động từ ban đầu ở câu
gốc. Trong ví dụ trên động từ ở câu chủ động gốc đang là
to verb (to build) nên "to be" cũng phải là to verb ("to be")
=> Câu bị động bây giờ là: .... + TO BE BUILT + ...
* Lưu ý: Khi chuyển từ câu chủ động sang câu bị động thì
cũng ta phải bảo toàn thì và dạng của câu đề, do đó giữa
chủ ngữ và động từ còn gì chúng ta phải đưa nó xuống câu


bị động. Trong ví dụ trên còn "am going" => Câu bị động
bây giờ là: ... + AM GOING TO BE BUILT + ...
Bước tiếp theo khi chuyển từ câu chủ động thành câu bị
động mà hầu hết ai cũng biết là hoán vị vị trí chủ ngữ và
tân ngữ và thêm "BY" trước tân ngữ mới, do đó "THE
HOUSE" sẽ được đưa ra đầu câu làm chủ ngữ mới và kéo
theo chữ "AM" trong ... + AM GOING TO BE BUILT + ...
phải chuyển thành "IS" để chúng hòa hợp với nhau.
Câu bị động cuối cùng là: A HOUSE IS GOING TO BE
BUILT BY ME.
Giải thích chi tiết thì thấy có vẻ dài dòng nhưng thức tế các
bạn chỉ cần làm qua 1 lần lần sau các bạn có thể chuyển bất
kì câu chủ động ở thì nào sang câu bị động mà không cần
phải nhớ công thức.
Chúng ta xét thêm một ví dụ nữa như sau: HE HAS BEEN
BUILDING THE HOUSE FOR 3 YEARS.
- Tìm V3: BUILDING => BUILT
- Tìm "To be": động từ gốc "BUILDING" => "to be" là
BEING.


Hoán vị chủ ngữ, động từ và chuyển các chữ còn lại xuống
ta có câu bị động là:
THE HOUSE HÁ BEEN BEING BUILT BY HIM FOR 3
YEARS.
CÁCH VIẾT CÔNG THỨC CÂU BỊ ĐỘNG CỦA BẤT
KÌ THÌ NÀO.
Ví dụ: Viết công thức câu bị động của thì hiện tại hoàn
thành tiếp diễn.
Công thức câu chủ động: S + HAVE/HAS + BEEN +

VERB-ING + O
- Tìm V3/ED: lấy "VERB-ING" đổi thành VE/3D =>
V3/ED
- Tìm "To be": câu đề có "VERB-ING" => "to be" là
"BEING".
- Hoán vị và đưa các chữ còn lại xuống ta có:
S(mới) + HAVE/HAS + BEEN BEING + V3/ED + BY
O(mới).
Như vậy trong bài học này mình đã hướng dẫn các bạn
cách viết công thức câu bị động bất kì thì nào trong tiếng
Anh và cách chuyển từ câu chủ động sang câu bị động chỉ
cần dựa vào câu đề mà không cân nhớ nhớ công thức.
Dưới đây là một số bài tập cho các bạn thực hành, các bạn
hãy làm vào phần comment bên dưới để mình xem có đúng
không nhé.


Bài tập: Chuyển các câu chủ động sau sang câu bị động
1. They had bought a car.
=>
2. I will have been doing it
=>
3. They will have finished the homework by tomorrow.
=>
4. They had been doing it for long before she came.
=>
5. They are going to build a house.
=>
6. They didn't offer me a job.
=>

Chúc các bạn học tốt



×