Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Những rủi ro có thể gặp phải và đề xuất biện pháp khắc phục khi xuất khẩu bánh tráng việt nam sang thị trường hàn quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.06 KB, 24 trang )

QUẢN TRỊ RỦI RO
TRƯỜNG ĐH MỞ TPHCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
**********

MÔN QUẢN TRỊ RỦI RO
NHÓM SỐ 1

Đề tài: Những rủi ro có thể gặp phải và đề xuất biện pháp khắc khục khi xuất khẩu bánh
tráng Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc.
GVHD: HUỲNH NHỰT NGHĨA

TPHCM, 2014

1


QUẢN TRỊ RỦI RO
MỤC LỤC
Lời Mở Đầu..................................................................................................................................................4
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ BÁNH TRÁNG VIỆT NAM.......................................................................................7
Giới thiệu về Bánh Tráng Việt Nam..........................................................................................................7
Những thuận lợi và khó khăn của Bánh Tráng Việt Nam.........................................................................8
Thuận Lợi.............................................................................................................................................8
Khó Khăn..............................................................................................................................................9
Tình Hình Xuất Khẩu Bánh Tráng Của Việt Nam.....................................................................................10
Dây truyền sản xuất Bánh Tráng............................................................................................................10
PHẦN 2: GIỚI THIỆU VỀ HÀN QUỐC...........................................................................................................11
Hanbok..................................................................................................................................................11
Hangeul - ngôn ngữ và hệ thống chữ cái Hàn Quốc...............................................................................11
Gia đình Hàn Quốc.................................................................................................................................11


Người Hàn Quốc....................................................................................................................................12
Lối sống của người Hàn Quốc................................................................................................................12
Dân số....................................................................................................................................................12
Thu nhập................................................................................................................................................13
Nét truyền thống trong văn hóa ẩm thực Hàn Quốc.............................................................................13
Kinh tế....................................................................................................................................................14
PHẦN III: NHỮNG RỦI RO GẶP PHẢI..........................................................................................................16
Cơ sở lý luận..........................................................................................................................................16
B. Các rủi ro có thể gặp phải:.................................................................................................................17
Rủi ro do môi trường thiên nhiên......................................................................................................17
Rủi ro do môi trường chính trị...........................................................................................................17
Rủi ro về văn hóa..............................................................................................................................17
Rủi ro do môi trường luật pháp.........................................................................................................17
Rủi ro do môi tường hoạt động của tổ chức......................................................................................18
2


QUẢN TRỊ RỦI RO
Rủi ro do nhận thức con người..........................................................................................................18
Rủi ro tài sản......................................................................................................................................18
Rủi ro tiền tệ......................................................................................................................................18
Rủi ro đến từ đối thủ cạnh tranh.......................................................................................................19
Rủi ro từ khách hàng..........................................................................................................................19
Rủi ro về thuế vụ ...............................................................................................................................19
Rủi ro về bảo mật thông tin...............................................................................................................19
Rủi ro về thanh toán quốc tế.............................................................................................................19
Rủi ro về bản quyền...........................................................................................................................20
PHẦN IV: CÁC GIẢI PHÁP............................................................................................................................20
Trong nước:...........................................................................................................................................20
Ngoài nước............................................................................................................................................21

KẾT LUẬN...................................................................................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................................24

3


QUẢN TRỊ RỦI RO

Lời Mở Đầu
Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của WTO. Chúng ta đã gia nhập sân chơi kinh
tế lớn nhất thế giới. Điều này là nổ lực không ngừng của toàn dân tộc sau hơn 30 năm thống nhất
đất nước. Đây chính là lúc để Việt Nam chính giới thiệu và khẳng định tên tuổi trên bản đồ kinh
tế thế giới. Tuy vậy, không có con đường đi đến vinh quang mà không có chông gai. Chấp nhận
sân chơi lớn ta phải chấp nhận đối đầu với những đối thủ lớn, những thách thức lớn. Do đó, cơ
hội và rủi ro sẽ luôn đồng hành chúng ta trên con đường vinh quang này. Một doanh nghiệp biết
nắm bắt cơ hội sẽ phát triển vượt bậc. Một doanh nghiệp biết giải quyết rủi ro sẽ tồn tại vững
chắc. Vậy nắm bắt cơ hội và quản lý rủi ro là phương tiện phát triển bền vững!
Hiện nay, Công ty Duy Anh Foods (phú hòa đông, Củ Chi,TP.HCM) cho biết mỗi tháng
công ty xuất khoảng 300 tấn Bánh Tráng sang 20 quốc gia trên thế giới. Đó không phải là do
may mắn mà là sự cố gắng của Đảng Nhà Nước và doanh nghiệp kinh doanh Bánh Tráng của
Việt Nam. Tuy nhiên việc gia nhập WTO đã không ngừng mở ra cơ hội mà nó còn đem lại những
rủi ro khắc nghiệt hơn cho nghành Bánh Tráng Việt Nam. Chúng ta cần phải cố gắng để tìm ra
những giải pháp cho những rủi ro này.
Với mong muốn nghiên cứu và tìm hiểu những bất trắc ngoài ý muốn trong quá trình kinh
doanh xuất khẩu sang thị trường quốc tế, tác động đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Do đó chúng tôi chọn đề tài “Những rủi ro gặp phải khi xuất khẩu bánh tráng sang thị trường
Hàn Quốc”. Với mục tiêu xác định được những rủi ro trong kinh doanh cũng như xuất khẩu và
sau đó sẽ đưa ra những kiến nghị, giải pháp để quản trị những rủi ro này.

Phương pháp nghiên cứu

Do hạn chế về thời gian nên đề tài chỉ nghiên cứu xây dựng trên cơ sở dữ liệu thứ cấp. Dựa
vào nhưng thông tin có được để đưa ra nhận xét và kết luận.
Phạm vi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu chỉ tập trung và phân tích những rủi ro gặp phải trong kinh doanh
xuất khẩu sang thị trường quốc tế (Hàn Quốc), những rủi ro trực tiếp gặp phải trong môi trường
vi mô và đề xuất những biện pháp để hạn chế cũng như khắc phục những rủi ro đó.
Thực trạng


Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam

Tính từ năm 1988 đến năm 2008, Việt Nam đã có bước tiến đầy ấn tượng về tăng trưởng
xuất khẩu cả về kim ngạch và khối lượng hàng hóa cũng như cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. Tỷ lệ
kim ngạch xuất khẩu trên tổng GDP của Việt Nam đã tăng từ 30% vào đầu thập kỷ 1990 lên đến
70% vào năm 2008. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu trung bình trong toàn giai đoạn này
khoảng 19%/năm. Mặc dù quá trình thay đổi này diễn ra với tốc độ còn khiêm tốn nhưng đã góp
phần quan trọng trong việc giữ vững hoạt động xuất khẩu và ổn định kinh tế của Việt Nam trong
thời gian qua, đặc biệt trong năm 2009 khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động trực
tiếp đến hàng loạt các thị trường xuất khẩu quan trọng của nước ta.
4


QUẢN TRỊ RỦI RO
Thị trường hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam ngày càng được mở rộng về quy mô và
số lượng. Nếu như năm 2002 chỉ có 4 nước có kim ngạch xuất khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD là
Hoa Kỳ, Nhật, Trung Quốc, Australia thì đến năm 2006 đã tăng lên thành 8 nước (thêm
Malaysia, Singapore, Anh, Đức), và tính đến năm 2008 có thêm 3 nước và vùng lãnh thổ là Đài
Loan, Thái Lan, Indonexia. Tuy chỉ chiếm khoảng 5% trong số các thị trường Việt Nam có quan
hệ xuất khẩu nhưng tổng giá trị của các thị trường này đạt gần 35 tỷ USD (chiếm hơn 60% kim
ngạch xuất khẩu của cả nước). Nhìn chung, ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kỳ và Liên

minh châu Âu vẫn là các bạn hàng lớn nhất và cũng là các thị trường chính cho các mặt hàng
xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như nông sản, thủy sản, dệt may và giày dép.
Biểu đồ 1 – Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang một số thị trường lớn

Nguồn: Báo cáo Tổng kết Tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2009 và Kế hoạch 2010
của Ngành Công thương
Năm 2011, Việt Nam tiếp tục xuất siêu mạnh sang thị trường Hoa Kỳ với 5,55 tỷ USD,
tương ứng tăng 976 triệu USD so với năm 2010. Tiếp theo là thị trường Campuchia và Anh với
857 triệu USD và 825 triệu USD. Thị trường Nam Phi trong 6 tháng cũng đã đạt được mức thặng
dư lên tới 754 triệu USD, tăng 607 triệu USD.
Biểu đồ 2: Một số thị trường xuất siêu chính của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2011

Nguồn: Tổng cục thống kê
5


QUẢN TRỊ RỦI RO
Về nhập khẩu, nước ta nhập siêu chủ yếu từ các nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, Hàn
Quốc và ASEAN. Đa số nguyên nhiên phụ liệu, vật tư và thiết bị máy móc được nhập khẩu từ
Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Xinh-ga-po, và Thái Lan do lợi thế về vận tải, giá cả và tính
phù hợp. Đặc biệt, ASEAN và Trung Quốc vẫn là những đối tác cung ứng lớn nhất cho nước ta,
với tỷ trọng trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam tăng từ khoảng 31,9% năm 1995 lên
45,3% năm 2007, 43,4% năm 2008 và 43% năm 2009. Riêng tỷ trọng của Trung Quốc đã tăng từ
14,2% giai đoạn 2001-2006 lên trên 19% năm 2007 và năm 2008, và vọt lên tới 23,2% trong
năm 2009. Trung Quốc là nhà cung cấp lớn nhất các mặt hàng thuộc nhóm máy móc, thiết bị,
dụng cụ và phụ tùng, các mặt hàng thuộc nhóm máy tính, sản phẩm điện tử, linh kiện và một số
nhóm hàng khác. Nhập khẩu từ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Liên minh Châu Âu chủ yếu là máy móc
thiết bị công nghệ nguồn và một số nguyên vật liệu phụ trợ, nhưng lượng nhập còn khiêm tốn.
Biểu đồ 3: Một số thị trường nhập siêu chính của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2011


Nguồn: Tổng cục thống kê

Kết cấu đề tài
Đề tài gồm 4 phần:
Phần 1: Tổng quan về Bánh Tráng Việt Nam
Phần 2: Giới thiệu về Hàn Quốc
Phần 3: Những rủi ro gặp phải
Phần 4: Giải pháp

6


QUẢN TRỊ RỦI RO

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ BÁNH TRÁNG VIỆT NAM
Giới thiệu về Bánh Tráng Việt Nam
Có giả thuyết cho rằng bánh tráng xuất hiện vào thời nhà Trần (theo bài “Bánh tráng có từ
thời nào”_Ngoc Xuân, ở www.sgtt.com.vn), được nhân dân sáng tạo ra với ý nghĩa là một lá bùa
chữa bệnh. Để chữa bệnh, cần phải cuốn bánh tráng với thực phẩm trước khi dùng. Điều này dựa
trên cở sở một số nơi vẫn còn giữ truyền thống vạch 5 vạch ngang và 4 vạch dọc khi làm bánh
tráng gọi là bùa “ tứ tung ngũ hoành”. Ngày nay bánh tráng đã phổ biến khắp Việt Nam được
dùng trong nhiều món ăn thông thường.
Nguyên liệu làm bánh tráng là bột gạo được tráng mỏng. Bánh tráng lạt (hay bánh tráng
mặn) đúng tiêu chuẩn thường có màu trắng trong, vị hơi mặn, dù khô nhưng vẫn dai, dẽo, không
có vị chua và có hương thơm của gạo. Những món cuốn dùng bánh tráng lạt có rất nhiều và phổ
biến. Các món này có đặc điểm chung là rất dân dã thường dùng kèm với bún và nhiều loại rau
như: bánh tráng cuốn các loại cá hấp hoặc nướng, bánh tráng cuốn thịt heo, bánh tráng cuốn
mắm thái, cuốn hải sản, gỏi cuốn, bì cuốn, bò bía…
Ngoài ra bánh tráng là thành ph7ần không thể thiếu trong một món ăn đặc trưng của Việt
Nam là món Chả Giò. Trong món chả giò bánh tráng sau khi đã cuốn với nhân sẽ được chiên

vàng. Khi dùng vỏ bánh tráng rất giòn và hấp dẫn. Chả giò không chỉ nổi tiếng trong nước mà
còn là một trong những món ngon của Việt Nam được thế giới biết đến.
Tại Trảng Bàng Tây Ninh còn có bánh tráng phơi sương Trảng Bàng rất nổi tiếng. Bánh
tráng sau khi phơi khô sẽ được nướng phồng lên rồi phơi lại dưới sương sớm giúp bánh mềm và
dẽo lại. Món Bánh tráng phơi sương được cuốn với thịt luộc hoặc có thể chỉ chấm muối ớt Tây
Ninh là một trong những món ăn truyền thống nổi tiếng.
Ngoài bánh tráng lạt kể trên. Bánh tráng còn có lọai ngọt như bánh tráng mè, bánh tráng
dừa. Bánh tráng ngọt thường có màu nâu hoặc trắng sữa bên trên được rắc mè . Bánh tráng ngọt
được sử dụng trong các dịp cúng đình chùa hoặc lễ hội. Đây là một sản phẩm mang giá trị truyền
thống.
Quy Trình Sản Xuất

7


QUẢN TRỊ RỦI RO

Thị trường tiêu thụ của bánh tráng ngày càng mở rộng, không những trong nước mà cả
quốc tế. Rất nhiều cơ sở sản xuất bánh tráng sản xuất bánh tráng không đủ cung cấp. Bánh tráng
hiện nay được sản xuất tại rất nhiều vùng trên khắp cả nước. Những khu vực sản xuất và xuất
khẩu bánh tráng có sản lượng lớn và chất lượng tốt như làng nghề truyền thống Mỹ Khánh Long
Xuyên An Giang, bánh tráng Mỹ Lồng Bến Tre, Thuận Hưng Cần Thơ, bánh tráng phú hòa đông
Củ Chi, bánh tráng nước dừa Tam Quan Bình Định, bánh tráng Phú An Bình Dương, Trảng
Bàng Tây Ninh, Đại Lộc Quản Nam, Hòa Đa Phú Yên…

Những thuận lợi và khó khăn của Bánh Tráng Việt Nam
Thuận Lợi
- Việc phát triển các làng nghề nông thôn đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp, nông thôn, chuyển dịch cơ cấu lao động của thành phố, nhằm tăng thu nhập, cải thiện và
nâng cao đời sống cho lao động nông nghiệp, nông thôn, tạo công ăn việc làm cho lao động nông

nhàn, góp phần xoá đói giảm nghèo.
- Giá trị sản phẩm của nhiều làng nghề khá cao so với giá trị các sản phẩm nông nghiệp.
Điển hình là làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông: sản phẩm cung ứng cho thị trường nội địa và
tham gia xuất khẩu các thị trường lớn như Nhật, Mỹ, EU,. . . Sản lượng bình quân trên 20.000
tấn /năm, giải quyết việc làm thường xuyên cho trên 6.000 lao động, thu nhập bình quân 1,5 triệu
đồng/người/ tháng. Hợp tác xã Làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông tuy mới thành lập trong 3
năm trở lại đây đã tăng dần thị phần nội địa, liên kết với Sài Gòn Co-op phát triển sản phẩm,
xuất khẩu bánh tráng sang Pháp.v.v…
Thành phố đã quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng đến tận cơ sở sản xuất nhất là đường giao
thông, điện…
Hệ thống chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn ngày càng được hoàn
thiện, nhất là từ khi Chính phủ ban hành Nghị định 66/2006/NĐ-CP ngày 07/07/2006, về phát
triển ngành nghề nông thôn.

8


QUẢN TRỊ RỦI RO
Các cơ sở ngành nghề nông thôn có thể phát triển ở nhiều loại hình từ hộ sản xuất gia đình,
đến những doanh nghiệp nhỏ và vừa, từ tổ hợp tác đến hợp tác xã; có thể làm vệ tinh cho những
tập đoàn kinh tế lớn, có khả năng linh hoạt giải quyết những đơn đặt hàng lớn.
Tại nhiều làng nghề trong thành phố vẫn còn đội ngũ nghệ nhân với tay nghề cao, giàu tâm
huyết và có khả năng truyền dạy nghề cho lớp thợ trẻ.
Khó Khăn
Thứ nhất, sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, không tập trung, mang tính thủ công nhiều (chiếm
khoảng 92%), từ đó kéo theo năng suất chất lượng chưa cao đây là điểm hạn chế rất lớn mà làng
nghề bánh tráng hiện nay cần phải khắc phục. Sản xuất hàng hoá không thể nào chỉ sử dụng đôi
tay, mấy cây củi, ngày sản xuất ra được 15 – 20 kg/bánh tráng /hộ gia đình.
Thứ hai, việc sản xuất còn mang tính tự phát, chưa có sự liên kết từ khâu sản xuất đến
người tiêu dùng, sản phẩm làm ra không định vị trước được đầu ra (chỉ có 6,7% số hộ có ký kết

các hợp đồng nguyên tắc), gặp thời điểm thị trường có người mua thì bán được, ngược lại thì
đem về nhà để dành ăn, dần dần dẹp lò.
Thứ ba, vấn đền vệ sinh an toàn thực phẩm chỉ có một số ít các hộ sản xuất lớn mới quan
tâm, nhưng chưa có chiều sâu. Chỉ có 13,6% số hộ sản xuất là có quan tâm, còn lại 86,4% số hộ
chưa quan tâm. Sản phẩm của làng nghề tạo ra món ăn trực tiếp cho người tiêu dùng, nhưng
người sản xuất không có kiến thức gì về an toàn thực phẩm, chưa được hướng dẫn về an toàn vệ
sinh thực phẩm,…..điều này rất nguy hiểm cho người tiêu dùng, nhất là khi xuất khẩu bánh tráng
đi các nước trong khu vực và trên thế giới.
Thứ năm, công nghệ bảo quản đóng gói sản phẩm của làng nghề hiện nay còn lạc hậu, nên
thời gian bảo quản ngắn, tạo áp lực về thời gian tiêu thụ của sản phẩm, điều này ảnh hưởng đến
giá đầu ra của sản phẩm.
Thứ sáu, TP.HCM là nơi có chỉ số tốc độ đô thị hoá cao nhất nước, các vùng ven ngoại
thành dần dần phát triển thành các khu công nghiệp, khu đô thị, khu bảo dưỡng, sân golf,…
Riêng tại xã Phú Hoà Đông, sự phát triển rất nhanh chóng của các ngành về thương mại, dịch vụ,
xây dựng,….làm cho diện tích đất khu vực sản xuất của làng nghề giảm đi nhanh chóng, mà sản
xuất bánh tráng phải cần nhiều diện tích để phơi bánh. Hơn nữa, lao động là yếu tố mà làng nghề
phải đối diện trong nay mai, nếu xét về thu nhập thì mức lao động tại làng nghề không thua kém
so với thu nhập trong các ngành phi nông nghiệp khác, nhưng do tính chất của nghề bánh tráng
không thu hút được lực lượng lao động trẻ bây giờ tham gia vào sản xuất của làng nghề, đây là
một thách thức rất lớn.
Thứ bảy, sản phẩm của làng nghề khi được xuất khẩu mới tạo ra giá trị mới cao được, từ đó
kéo theo sự phát triển của làng nghề. Gia nhập WTO là cơ hội lớn để các sản phẩm của Việt
Nam xuất khẩu ra nước ngoài, chính sự mở rộng đó làm ảnh hưởng trực tiếp đến thế mạnh hay
tiềm lực của một quốc gia khác, đo đó là hạn chế khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trong
nước, có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của công dân họ hay một lý do chính trị nào khác, nên
việc bảo hộ các mặt hàng trong nước, bảo vệ người sản xuất trong nước hay đặt ra các rào cản
luôn được các nước quan tâm, từ đó đặt ra các điều kiện nghiêm ngặt. Nếu chúng ta không chứng
minh được đấy là một hạn chế lớn. Hơn nữa sản phẩm bánh tráng là nhu loại thực phẩm nên vấn
đề về an toàn thực phẩm là hết sức quan trọng, trong khi làng nghề bánh tráng còn rất yếu về an
toàn vệ sinh thực phẩm.

9


QUẢN TRỊ RỦI RO
Thứ tám, hiện nay dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã làm cho thị
trường sản phẩm bánh tráng giảm đáng kể, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến lượng tiêu thụ cũng
như giá cả của các sản phẩm làng nghề bánh tráng.

Tình Hình Xuất Khẩu Bánh Tráng Của Việt Nam
Chỉ riêng Công ty Duy Anh Foods (Phú Hòa Đông, Củ Chi, TP.HCM), mỗi tháng công ty
xuất khoảng 300 tấn bánh tráng sang 20 quốc gia trên thế giới với giá từ 35.000-45.000 đồng/kg.

Đóng gói bánh tráng xuất sang Nhật tại Công ty Duy Anh Foods - Ảnh: Nguyễn Trí
Trong đó, riêng thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản đã chiếm hơn 100 tấn (tăng gấp 4-5 lần
so với năm ngoái) nhưng không đủ bánh xuất. "Hiện Nhật Bản và Hàn Quốc chủ yếu dùng bánh
tráng ăn sống nên họ chú trọng mùi vị, chất lượng. Để xuất qua hai thị trường này phải sử dụng
phương pháp sấy công nghiệp, bánh tráng mỏng, không phụ gia, hóa chất. Vì vậy công ty chỉ đáp
ứng được khoảng 60% nhu cầu".
(Theo ông Trần Giang Châu - cán bộ kinh tế xã Phú Hòa Đông, hiện Phú Hòa Đông chỉ
còn khoảng 362 cơ sở sản xuất (bằng 1/3 so với các năm trước) nhưng lượng bánh tráng cho ra
thị trường vẫn trên 30 tấn/ngày)
Và hiện Bánh Tráng Phơi Sương Trảng Bàng - Tây Ninh là một trong chín đặc sản được đề
cử là đặc sản quà tặng Việt Nam trong Top 100 đặc sản quà tặng Châu Á – 2013.

Dây truyền sản xuất Bánh Tráng
Lâu nay, nghề bánh tráng vẫn làm theo lối thủ công nên năng suất thấp và chất lượng
không đồng đều. Có một người đã mang công nghệ mới "tráng bánh và sấy khô tự động, đạt tiêu
chuẩn xuất khẩu và an toàn vệ sinh thực phẩm" đánh thức các làng nghề, đưa bánh tráng trở
thành một sản phẩm xuất khẩu..
Từ khoảng năm 2004 đến nay, do công nghiệp hóa hiện đại hóa nên việc sản xuất, chế biến

sản phẩm ngày càng hiện đại áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất cho thành
phẩm theo dây truyền và công nghệ khép kín từ khâu đưa bột vào đến ra chiếc bánh tráng khô,
dây chuyền điều khiển tự động trên các công đoạn vào bột, tráng, hấp và sấy, công nhân chỉ thực
hiện công đoạn cắt bánh đã sấy khô (bằng máy) và đóng gói, khách hàng an tâm về tiêu chuẩn vệ
10


QUẢN TRỊ RỦI RO
sinh an toàn thực phẩm. Công suất dây chuyền khoảng 3,5 tấn bánh tráng thành phẩm trong 24
giờ và giá cao hơn bánh làm thủ công hoặc bán thủ công khoảng 30%.

PHẦN 2: GIỚI THIỆU VỀ HÀN QUỐC
Hàn Quốc có nhiều điểm tương đồng với văn hóa Việt Nam do cùng nằm trong khu vực
ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. Và cũng như người Việt Nam, người Hàn Quốc đã đặt dấu
ấn độc đáo của mình lên phần văn hóa vay mượn làm cho chúng trở nên khác biệt so với văn hóa
gốc.

Hanbok
Nếu như Nhật Bản có Kimono, thì Hanbok là biểu tượng trang phục truyền thống của
người Hàn Quốc.Trải qua thời gian dài tồn tại, Hanbok rất đa dạng về màu sắc, chất liệu vải cũng
như cách may phù hợp với từng mùa và vị trí của người mặc. Vẻ đẹp của Hanbok thể hiện ở cái
đẹp của sự đơn giản của các motif trang trí trên áo và ở váy cũng như sự hài hòa về đường nét và
màu sắc. Hanbok thường được người Hàn Quốc mặc vào các lễ tết hoặc các ngày lễ kỷ niệm với
các phụ kiện đi kèm không thể thiếu là trâm cài đầu và hoa tai. Thật không khó để tưởng tượng
sự quý phái như thế nào khi khoác trên mình bộ đồ Hanbok.

Hangeul - ngôn ngữ và hệ thống chữ cái Hàn Quốc
Người Hàn Quốc có ngôn ngữ và hệ thống chữ cái duy nhất gọi là Hangeul. Hệ thống chữ
cái này được xây dựng từ năm 1446 bởi vị vua anh minh của triều đại Joseon - vua Sejong. Là
mẫu chữ duy nhất của hệ thống chữ viết mà không bị ảnh hưởng bởi các mẫu chữ khác. Với 14

phụ âm và 10 nguyên âm cho phép việc ghi lại bất kỳ một chữ viết hay một âm nào của tiếng
Hàn. Vì tương đối đơn giản và có số lượng giới hạn, hệ thống chữ cái này rất dễ học, nạn mù chữ
hầu như không tồn tại ở Hàn Quốc. Hangeul nổi tiếng thế giới như một hệ thống chữ viết chuẩn,
hoàn hảo và rất phù hợp với thời đại giao tiếp như ngày nay.

Gia đình Hàn Quốc
Gia đình được coi là nên tảng xã hội ở Hàn Quốc. Một gia đình tiêu biểu bao gồm nhiều thế
hệ chung sống dưới một mái nhà. Theo người Hàn Quốc, để đảm bảo sự ổn định và an toàn thì số
lượng người trong nhà là 11, 12 thành viên hoặc hơn. Tuy nhiên theo xu hướng ngày nay, các
cặp vợ chồng sau khi cưới thường tách ra ở riêng nên kiểu gia đình truyền thống này đang dần
biến mất. Trong nhà, người chủ gia đình được coi như là người nắm giữ quyền lực, là người đưa
ra mệnh lệnh và những người khác phải thực hiện không được bàn cãi. Việc tuân lệnh được coi
như là một điều hiển nhiên, như là đạo đức xã hội đáng được coi trọng, con cái phải vâng lời cha
mẹ, vợ phải nghe chồng. Cuộc sống gia đình ngày nay đã có nhiều biến đổi, sự bình đẳng giữa
nam và nữ đã được tôn trọng.

11


QUẢN TRỊ RỦI RO

Người Hàn Quốc
Người Hàn Quốc thân thiện, họ thật sự là những người bạn của thế giới. Văn hóa Hàn Quốc
có nhiều điểm tương đồng với chúng ta, tuy nhiên có một số nét riêng trong giao tiếp và sinh
hoạt mà ta nên biết để tránh những hiểu lầm:
Người Hàn Quốc có thói quen cúi đầu chào nhau khi gặp mặt, đó là hành động lịch sự đối
với họ̣,cúi thấp hơn để có thể ngẩng cao đầu hơn.
Chỉ trong gia đình và giữa những người bạn gần gũi thân thiết thì người Hàn Quốc mới
được xưng hô bằng họ của gia đình.
Người Hàn Quốc có thói quen vỗ vai, vỗ lưng người khác, kể cả người khác giới chỉ để

mục đích động viên nhau.
Người Hàn Quốc biểu lộ thái độ tình cảm rất ý nhị, sự phấn khích thường thể hiện ở đôi
mắt.

Lối sống của người Hàn Quốc
Ăn, mặc và ở là ba yếu tố quan trọng của đời sống con người.
Nhà ở truyền thống của người Hàn Quốc vẫn gần như không thay đổi từ thời kỳ Ba Vương
quốc cho đến cuối thời đại Joseon (1392- 1910).
Trang phục truyền thống hanbok thường được mặc vào những ngày lễ đặc biệt như Tết âm
lịch và Chuseok - ngày Lễ mùa (Hội mùa rằm trung thu), và các ngày lễ của gia đình như
Hwangap, lễ kỉ niệm sinh nhật lần thứ 60.
Trong ba yếu tố cơ bản của cuộc sống - nhà ở, quần áo và thực phẩm - thì những thay đổi
trong thói quen ăn uống đã tác động đến người Hàn Quốc rất nhiều. Gạo vẫn là lương thực chính
của hầu hết người dân Hàn Quốc, nhưng trong thế hệ trẻ ngày nay, nhiều người lại thích các món
ăn phương Tây. Người Hàn Quốc thường ăn cơm với nhiều thức ăn khác, chủ yếu là các loại rau
xanh đã nêm gia vị, canh, các món hầm trong nồi đất và thịt.
Bữa cơm truyền thống của người Hàn Quốc không thể thiếu được món kimchi,
Ngoài kimchi, doenjang (món tương đỗ) với tính chất chống ung thư cũng thu hút nhiều sự
quan tâm của các nhà dinh dưỡng hiện đại. Trong số các món thịt, món bulgogi (thường làm
bằng thịt bò) và galbi (sườn bò hoặc lợn) tẩm gia vị được người Hàn Quốc và khách nước ngoài
ưa thích nhất.

Dân số
Đại Hàn Dân Quốc gọi tắt là Hàn Quốc, còn gọi là Nam Hàn, Nam Triều Tiên, Đại Hàn, là
một quốc gia thuộc Đông Á, nằm ở nửa phía Nam của bán đảo Triều Tiên, phía Bắc giáp với Bắc
Triều Tiên, phía Đông Hàn Quốc giáp với biển Nhật Bản, phía Tây là Hoàng Hải. Địa hình phân
12


QUẢN TRỊ RỦI RO

hóa thành hai vùng rõ rệt: vùng rừng núi chiếm khoảng 70% diện tích nằm ở phía Đông, vùng
đồng bằng duyên hải ở phía Tây và Nam. Bãi bồi ven biển Saemangeum là bãi bồi ven biển lớn
thứ hai thế giới. Thủ đô của Hàn Quốc là Seoul, một trung tâm đô thị lớn thứ hai thế giới và là
thành phố toàn cầu quan trọng. Hàn quốc có khí hậu ôn đới và địa hình chủ yếu là đồi núi. Lãnh
thổ Hàn Quốc trải rộng 100 032 km vuông. Với dân số 48 triệu người, Hàn Quốc là quốc gia có
mật độ dân số cao thứ ba (sau Bangladesh và Đài Loan) trong số các quốc gia có diện tích đáng
kể. Những thành phố lớn khác là Incheon ở phía Tây Seoul, Daejeon ở miền Trung, Kwangju ở
phía Tây Nam, Daegu và Busan ở phía Đông Nam.

Thu nhập
Hàn Quốc kỳ vọng thu nhập bình quân đầu người của năm 2013 sẽ vượt mức 24.000 USD,
mức kỷ lục trong lịch sử.
Giới tài chính Hàn Quốc ước tính thu nhập bình quân đầu người trên tổng thu nhập quốc
dân (GNI) sẽ đạt 24.044 USD.
Thu nhập bình quân đầu người của Hàn Quốc đã vượt ngưỡng 20.000 USD khi đạt 21.632
USD vào năm 2007. Tuy nhiên trong các năm 2008 và 2009 chỉ số này lại rơi xuống dưới mức
20.000 USD do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Sang đến năm 2010, kinh tế Hàn Quốc dần phục hồi kéo theo thu nhập bình quân đầu người lại
tăng lên 20.000 USD, duy trì mức 22.000 USD trong hai năm 2011 và 2012, đến năm 2013 thì
tăng lên thành 24.000 USD, tức đã tăng 5,9%.
Hai nguyên nhân chính mang đến sự thay đổi về mức thu nhập bình quân đầu người tại
Hàn Quốc là tổng sản phẩm quốc nội (GDP) gia tăng và tỷ giá hối đoái đồng won/USD.
Thu nhập bình quân đầu người của năm 2013 được tính toán dựa trên tỷ lệ tăng GDP được
Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BOK) dự đoán là 2,8% cùng với tỷ giá hối đoái bình quân
trong năm dự tính là 1.095 won/USD. Đó là tỷ giá hối đoái từ tháng 1 đến tháng 10 năm nay.
Ngoài ra, dân số Hàn Quốc dừng ở con số 50,22 triệu người trong năm 2013, tức chỉ tăng
0,43% so với năm 2012, cũng là một nhân tố góp phần làm tăng thu nhập bình quân đầu người
tại đây.

Nét truyền thống trong văn hóa ẩm thực Hàn Quốc

Hàn Quốc là đất nước có một nền văn hóa ẩm thực khá phong phú và hấp dẫn. Nghệ thuật
ẩm thực của đất nước này thể hiện sự tinh tế trong từng món ăn.
Hàn Quốc có một địa hình cực kỳ tốt với diện tích đồi núi và đồng bằng màu mỡ, lại có
biển bao quanh nên có một nguồn tài nguyên vô cùng dồi dào. Thêm vào đó, mỗi mùa trong năm
ở Hàn Quốc sẽ có các loại rau củ và hải sản khác nhau, bởi vậy ẩm thực Hàn Quốc rất phong phú
với nhiều món ăn độc đáo. Trong một bữa ăn của người Hàn, chắc chắn bạn sẽ phải nhạc nhiên
với một bàn ăn có cả chục món được sắp xếp chu đáo, ngay cả bữa sáng cũng vậy.

13


QUẢN TRỊ RỦI RO
Người Hàn Quốc rất coi trọng các bữa ăn vì đó là dịp để cả nhà có thể quây quần bên nhau
hoặc là dịp gặp gỡ họ hàng hay tụ họp bạn bè. Ẩm thực Hàn Quốc có những quy tắc riêng tùy
theo từng địa phương, sau đây là những quy tắc truyền thống trong văn hóa ẩm thực Hàn Quốc.
Điều ấn tượng trong một bữa ăn có lẽ là quy tắc sắp xếp và bày biện món ăn. Trong một bữa ăn,
các món ăn phải được chuẩn bị xong xuôi hết và sẽ được dọn ra cùng một lúc. Sự cầu kỳ và kiểu
cách này phần lớn là do ảnh hưởng của Đạo Khổng Tử.
Món ăn truyền thống của người Hàn được chia làm hai loại chính. Thứ nhất là
“eumyangohaeng”, là các món ăn kết hợp hài hòa giữa 5 loại nguyên liệu với 5 màu sắc hoặc 5
loại gia vị khác nhau. Thứ hai là “yaksikdongwon”, là các món ăn tốt cho sức khỏe, chế biến đơn
giản và hầu hết đều có sẵn trong thiên nhiên. Có rất nhiều các công thức nấu ăn và các món ăn
khác nhau. Người Hàn Quốc rất ưa thích các món hấp, chiên, nướng, trong ẩm thực nước Hàn có
rất nhiều món ăn với vô số công thức khác nhau. Trong một bữa ăn, các món ăn chính và món ăn
phụ sẽ được dọn riêng từng món. Cơm và canh là hai thứ không thể thiếu trong một bữa ăn.
Một món ăn Hàn Quốc thường được sử dụng rất nhiều gia vị, thể hiện tính truyền thống
trong văn hóa ẩm thực của người dân Hàn Quốc. Các món ăn thường được trang trí bằng những
nguyên liệu đơn giản như quả hạch, trứng hay nấm.
Tùy theo từng địa phương hay theo từng mùa khác nhau mà sẽ có các món ăn được chế
biến từ các loại thực phẩm theo mùa. Mỗi khu vực trên nước Hàn sẽ có những đặc sản địa

phương của riêng mình. Tuy cũng đều là những món ăn thông dụng như hải sản, kim chi,
tokbokki nhưng sẽ được chế biến với các loại nguyên liệu khác nhau vì vậy chúng mang một
hương vị rất khác biệt.

Kinh tế
Hàn Quốc có một nền kinh tế thị trường trong đó nhà nước đóng vai trò quan trọng.
Nếu cách đây 30 năm tổng sản phẩm quốc nội của Hàn Quốc chỉ đứng ngang với các nước
nghèo ở châu Phi và châu Á thì hiện nay, tổng sản phẩm quốc nội của Hàn Quốc xếp thứ 10 trên
thế giới. Năm 2005 GDP danh nghĩa của Hàn Quốc ước đạt khoảng 789 tỉ USD, GDP tính theo
sức mua tương đương (PPP) ước đạt khoảng 1.097 tỉ USD. Thu nhập bình quân đầu người tính
theo GDP danh nghĩa và theo sức mua tương đương lần lượt là 16.270 USD và 22.620 USD (xếp
thứ 33 và 34 thế giới).
Năm 1997, như nhiều nước châu Á khác, Hàn Quốc bị khủng hoảng kinh tế nặng nề. Để
tháo gỡ khó khăn, chính phủ Hàn Quốc đã phải chấp nhận vay khẩn cấp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế
(IMF) 57 tỷ USD với những điều kiện ngặt nghèo, tiến hành cải cách mạnh mẽ, xây dựng nền
kinh tế thị trường dân chủ, phá bỏ quyền lực của các tài phiệt, coi trọng các công ty vừa và nhỏ,
giảm sự can thiệp của nhà nước, chống câu kết chính trị - kinh doanh, mặt khác, đã áp dụng
chính sách "thắt lưng buộc bụng", huy động quốc dân quyên góp tiền vàng ủng hộ chính phủ.
Kết quả là Hàn Quốc đã thành công trong việc khắc phục khủng hoảng trong thời gian 3 năm
(1998-2000), trả xong nợ của IMF. Dự trữ ngoại tệ đã đạt 133 tỷ USD (tháng 7/2003).

14


QUẢN TRỊ RỦI RO
Đến cuối năm 2011, xét về thu nhập bình quân đầu người, Hàn Quốc còn giàu hơn cả mức
trung bình của Liên minh châu Âu (EU). Thu nhập bình quân đầu người tại Hàn Quốc đạt 31.750
USD, trong khi đó con số này tại EU ở mức 31.550USD/người (tính theo ngang giá sức mua).
Cũng trong năm 2011, kim ngạch thương mại của Hàn Quốc đạt mức 1.080 tỷ USD, đứng thứ 8
thế giới về xuất khẩu.

Từ năm 1962 đến 2008, Tổng Sản phẩm Quốc nội (GDP) của Hàn Quốc tăng từ 2,3 tỷ
USD lên tới 928,7 tỷ USD, trong khi Tổng Thu nhập Quốc dân (GNI) bình quân đầu người tăng
vọt từ 87 USD lên khoảng 19.231 USD. Với thay đổi chóng mặt đó, Hàn Quốc là nước duy nhất
vươn lên thành công từ nước chủ yếu nhận viện trợ nước ngoài sang nước giàu chỉ trong vài chục
năm.
Hiện nay, Hàn Quốc là nền kinh tế lớn thứ ba Châu Á và thứ 13 trên thế giới. Ngoài ra,
Hàn Quốc cũng đứng thứ 6 thế giới về dự trữ ngoại hối, và đứng thứ hai về ngành công nghiệp
đóng tàu. Hai nhà sản xuất bán dẫn hàng đầu Hàn Quốc là Samsung Electronics và Hynix chiếm
gần 50% thị trường toàn cầu.
Hàn Quốc dẫn đầu thế giới về công nghiệp bán dẫn
Từ những năm 1970 nhiều công ty lớn của Hàn Quốc bắt đầu tạo chỗ đứng trên thị trường
thế giới. Trong số đó có thể kể tới Samsung, Hyundai hay GM Daewoo. Việt Nam mới chỉ được
làm quen với một vài lĩnh vực của các tập đoàn này. Ví dụ như ở Hàn Quốc Samsung cũng rất
năng động trong các lĩnh vực bảo hiểm, chế tạo máy, thương nghiệp và bất động sản. Trong cuộc
khủng hoảng kinh tế-tài chính châu Á nhiều chi nhánh của các tập đoàn này ở nước ngoài đã bị
đóng cửa. Một ví dụ điển hình là Daewoo đã phải bán bộ phận sản xuất xe hơi cho tập đoàn
General Motors của Mỹ.
Ngày nay trong sự giao lưu văn hóa kinh tế nhộn nhịp của toàn cầu, Bánh tráng nói riêng
hay ẩm thực Việt Nam nói chung cũng không nằm ngoài dòng chảy đó, cùng với sự phát triển
với thị trường ẩm thực, bánh tráng cũng tích cực hội nhập với toàn cầu. Người ta sẽ dể dàng
nhìn thấy hình ảnh túi bánh tráng dặc sản Việt Nam trên tay các vị khách nước ngoài hay những
bọc bánh tráng được được bày bán trong các siêu thị...Nắm được nhu cầu đó nhiều công ty Việt
Nam đã đẩy mạnh xuất khẩu bánh tráng ra nước ngoài và có thể nói Hàn Quốc là một thị trường
đầy tiềm năng để tiêu thụ loại bánh này.
Xuất khẩu hàng hóa sang Hàn Quốc tăng trưởng trên 20%.
Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hàn
Quốc trong 10 tháng đầu năm 2013 đạt trên 5,49 tỷ USD, tăng 21,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính riêng trong tháng 10/2013, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc tăng 20,0% so
với tháng 9/2013, đạt trị giá trên 725,4 triệu USD
Cùng mang đậm nét truyền thống phương Đông và chịu ảnh hưởng lớn của nền văn hóa

Trung Quốc nên phong cách ẩm thực của người Hàn Quốc khá giống với Việt Nam, đây là tiền
đề để đưa bánh tráng vào thị trường này. Bên cạnh đó Hàn quốc còn là một thị trường tiêu thụ
rộng lớn với hơn 20 triệu dân tập trung đông ở các thành phố lớn nên dễ dàng cho việc phân phối
hàng hòa, với thu nhập bình quân đầu người ở mức cao so với các nước trong khu vực cũng tạo
lợi thế không nhỏ cho việc xuất khẩu vào thị trường này. Mặt khác Hàn Quốc là một trong những
thị trường nhập khẩu nông sản, thực phẩm chế biến lớn trong khu vực Châu Á - Thái Bình
Dương và thế giới.Theo số liệu thống kê vào năm 2009, Hàn Quốc nhập khẩu xấp xỉ 20 tỷ USD
15


QUẢN TRỊ RỦI RO
các mặt hàng thực phẩm, chiếm 75% tổng tiêu dùng thực phẩm tại Hàn Quốc. Trong 20 nước
xuất khẩu thực phẩm lớn của Hàn Quốc, VN đứng thứ 5 với 480 triệu USD trong năm 2009. Tuy
nhiên con số này chỉ chiếm 2,3 – 2,5% tổng nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của Hàn Quốc, chưa
tương xứng với tiềm năng nông sản của VN. Vậy có thể nói đưa bánh tráng vào thị trường này là
một sự lựa chọn đúng đắn cho các doanh nghiệp Việt Nam nhưng bên cạnh đó chúng ta cũng
không thể bỏ qua những khó khăn khi tiếp cận thị trường này

PHẦN III: NHỮNG RỦI RO GẶP PHẢI
Cơ sở lý luận
Quan điểm của một số nhà Kinh tế học và học giả bảo hiểm trong và ngoài nước: Kinh
doanh là một trong những hoạt động đầy rủi ro mạo hiểm và chấp nhận rủi ro trong kinh doanh
từ lâu đã trở thành câu châm ngôn quen thuộc của các nhà kinh doanh, tuy nhiên, đó không phải
là tất cả, chỉ có những người biết phân tích, đánh giá và đo lường trước rủi ro thì mới có nhiều cơ
may nhận được khoản lợi nhuận trước đó, như là một “phần thưởng” cho sự dám chấp nhận rủi
ro, mạo hiểm có tính toán, cân nhắc của họ.
Trong nền kinh tế thị trường, rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào cho các doanh nghiệp và
mức độ ngày cáng nguy hiểm hơn nữa là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thì rủi ro lại càng đa
dạng và phức tạp. song điều đó không có nghĩa là chúng ta hoàn toàn bó tay trước rủi ro trong
kinh doanh. Mặc dù không thể loại bỏ hẳn rủi ro mạo hiểm nhưng có thể hạn chế bằng cách chia

ra làm nhiều mức độ để phân tán rủi ro.
Cho đến nay chưa có được định nghĩa thống nhất về rủi ro, những trường phái khác nhau,
tác giả khác nhau đưa ra những định nghĩa khác nhau. Những định nghĩa này rất đa dạng, phong
phú, nhưng tập trung lại có thể chia ra làm 2 trường phái lớn: Trường phái tiêu cực và Trường
phái trung hòa.
+ Theo trường phái tiêu cực: rủi ro được coi là sự không may, sự tổn thất, mất mát, nguy hiểm,…
Theo Từ điển Tiếng việt do Trung tâm từ điển học Hà Nội xuất bản năm 1995 thì: “Rủi ro
là điều không lành, không tốt, bất ngờ xảy đến” hay theo cố GS. Nguyễn Lân thì: “Rủi
ro( đồng nghĩa với rủi) là sự không may” (Từ điền từ và ngữ Việt Nam, năm 1998, tr. 1540) và
một số định nghĩa khác…
+ Theo trường phái trung hòa: rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được.
“Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được” (Frank Knight) hay diễn giải một cách đầy đủ
hơn về rủi ro và nguy cơ rủi ro, trong cuốn “ Risk management and insurance”, các tác giả
C.Arthur William, Jr. Micheal, L. Smith đã viết: “Rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở nững kết
quả. Rủi ro có thể xuất hiện trong hầu hết mọi hoạt động của con người. Khi có rủi ro, người
ta không thể dự đoán được chính xác kết quả. Sự hiện diện của rủi ro gây nên sự bất định.
Nguy cơ rủi ro phát sinh bất cứ khi nào một hành động dẫn đến khả năng được hoặc mất
không thể đoán trước”,…

16


QUẢN TRỊ RỦI RO
Nhận thức được về rủi ro không thì chưa đủ mà cần phải quản trị nó nữa và theo cách nhìn
mới về quản trị rủi ro như sau: “ Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học,
toàn diện, liên tục và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiệm soát, phòng ngừa và giảm thiểu
những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro, đồng thời tìm cách biến rủi ro
thành những cơ hội thành công”.

B. Các rủi ro có thể gặp phải:

Rủi ro do môi trường thiên nhiên
Không giống như ở Việt Nam, Hàn quốc có khí hậu lạnh giá quanh năm cộng với độ ẩm
không khí cao. Vì vậy để đảm bảo điều kiện bảo quản bánh tráng trong thời tiết lạnh như thế phải
đòi hỏi những yếu tố khác nhau, trong khi đó điều kiện của chúng ta thì có hạn và có thể gặp
nhiều khó khăn trong vấn đề này.
Năm 2013 vừa qua một loạt những thiên tai bất thường xảy ra ở Việt Nam: bão lũ tàn phá
miền trung, siêu bão Haiyan quét dọc 3 miền đất nước, ngập lụt chạm mốc lịch sử ở Hà Nội…
đặc biệt tuyết rơi bất thường ở Sapa làm các doanh nghiệp điêu đứng, hư hỏng nhiều thiết bị,
nguyên vật liệu làm bánh tráng cũng như khó khắn trong việc cất giữ, bảo quản bánh, các doanh
nghiệp bị mất nhiều lô hàng do khi tập kết ra các cảng xuất đã bị bão làm giảm chất lượng hay
bão lụt làm mất trắng vì vậy thiên tai là một trong những nguyên nhân rủi ro nhiều cho xuất
khẩu.
Rủi ro do môi trường chính trị
Tình hình căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên luôn ở mức báo động . Về mặt kỹ thuật, suốt
60 năm qua Triều Tiên và Hàn Quốc vẫn trong tình trạng chiến tranh bởi tiếng súng chỉ ngưng
nhờ hiệp định ngừng bắn, chứ chưa có hiệp ước hòa bình lâu dài! Đây là điều đáng lưu ý không
chỉ riêng với doanh nghiệp ta mà với bất cứ doanh nghiệp nào có ý định đầu tư vào nơi này!
Rủi ro về văn hóa
Doanh nghiệp Việt Nam nên hết sức lưu ý về văn hoá kinh doanh của các doanh nghiệp
Hàn Quốc. Tuy hiện nay, Hàn Quốc là nền kinh tế lớn thứ 10 thế giới, nhưng trong tập quán kinh
doanh của các doanh nghiệp Hàn Quốc đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì việc giữ chữ
tín vẫn còn thấp nếu so sánh với một số quốc gia hàng đầu khác trong khu vực như Nhật Bản.
Đặc biệt trong khi thương thuyết để đi đến ký kết hợp đồng, thương nhân Hàn Quốc thường tỏ ra
linh hoạt, mềm dẻo và dễ dàng chấp thuận các yêu cầu của phía đối tác. Tuy nhiên khi thực hiện
thì lại lấy nhiều lý do để trì hoãn thực hiện hợp đồng hoặc thuyết phục đối tác huỷ bỏ một số yêu
cầu. Chính vì vậy trước khi ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp Hàn Quốc, doanh nghiệp Việt
Nam nên cứng rắn và thận trọng về các điều khoản đặc biệt là các điều khoản thanh toán.

Rủi ro do môi trường luật pháp
Tên thương hiệu của chúng ta trùng với một tên thương hiệu nào đó tại Hàn Quốc.Đây là

chuyện xảy ra ra khá là phổ biến.Việc trùng tên thương hiệu dễ gây ra nhầm lẫn và hiểu lầm của
người tiêu dùng, không chỉ vậy còn gây rắc rối lớn về mặt pháp lý. Trong khi đó doanh nghiệp ta
17


QUẢN TRỊ RỦI RO
có hiểu biết về pháp luật, thông lệ trong thương mại quốc tế vẫn còn nhiều hạn chế, năng lực tố
tụng khi tranh chấp xảy ra cũng rất thấp. Khi có tranh chấp xảy ra, các đối tượng vi phạm hợp
đồng của cả 2 nước thường tỏ ra buông xuôi và rất thiếu hợp tác.
Rủi ro do môi tường hoạt động của tổ chức
Công nghệ và dây chuyền sản xuất bánh tráng không đáp ứng được các tiêu chuẩn mà
bên phía Hàn Quốc đưa ra. Hàn Quốc là thị trường có đòi hỏi rất cao không chỉ về chất lượng
sản phẩm mà còn cả về mẫu mã bao bì, quy cách đóng gói và các dịch vụ hậu mãi, đặc biệt là đối
với các mặt hàng thực phẩm. Khi đàm phán để đi đến ký kết hợp đồng, nhiều doanh nghiệp Việt
Nam do nôn nóng xuất được hàng nên chỉ quan tâm đến giá cả, chất lượng mà ít quan tâm đến
những quy định liên quan của nước sở tại. Điều này có thể khiên chúng ta gặp rắc rối lớn. Thậm
chí hàng hóa có thể bị trả về nước.

Rủi ro do nhận thức con người
Dùng các chất phụ gia bị cấm sử dụng tại Hàn Quốc giới hạn nhất định về phụ gia, phẩm
màu đối với thực phẩm chế biến, còn Hàn Quốc thì tuyệt đối không chấp nhận những sản phẩm
có sử dụng phẩm màu, chất tẩy trắng...). Trong khi chúng ta mới gia nhập WTO từ năm 2007 thì
đây được coi là một khó khăn đối với các DN VN muốn xuất khẩu thực phẩm sang Hàn.

Rủi ro tài sản
Các loại rủi ro tài sản như mất cắp, cháy hoặc hư hỏng thiết bị, nhà cửa và các thiết bị
dùng trong sản xuất bánh tráng. Những mất mát về tài sản của các doanh nghiệp Bánh
Tráng Việt Nam thông thường sẽ được bồi thường bằng bảo hiểm, hoặc trong trường hợp
xảy ra thảm họa, nhà nước có thể hỗ trợ giảm mất mát.
Rủi ro tiền tệ

Xuất hiện do biến động tỷ giá hối đoái khi chi phí đầu vào của nghành cà phê và nguồn
thu từ đầu ra bằng các đồng tiền khác nhau khi Bánh Tráng Việt Nam xuất khẩu sang các nước
khác (Hàn Quốc). Rủi ro này xảy ra với các người xuất khẩu Bánh Tráng Việt khi có nguồn thu
phụ thuộc vào tỉ giá hối đoái tại thời điểm bán sản phẩm Bánh Tráng.
Rủi ro về giá xuất hiện khi giá Bánh Tráng xuống thấp hoặc giá nguyên vật liệu đầu vào
tăng sau khi người sản xuất Bánh Tráng đã quyết định đầu tư. Rủi ro biến động giá Bánh Tráng
có thể được giảm nhẹ bằng các biện pháp trợ giá.

18


QUẢN TRỊ RỦI RO
Rủi ro đến từ đối thủ cạnh tranh
Nghành Bánh Tráng Việt Nam thật sự chưa xây dựng được thương hiệu chung, sản xuất
nhỏ lẻ không tập trung, dẫn đến một rủi ro có thể bị bỏ lại trong một trường cạnh tranh khốc kiệt
với với giá bánh tráng của các quốc gia khác. Cùng với những đòi hỏi khắc khe của thế giới về
những sản phẩm có xuất xứ nguồn gốc rõ rãng, đạt được những tiêu chuẩn quốc tế.

Rủi ro từ khách hàng.
Mặc dù Hàn Quốc cũng thuộc các nước trong khu vực Châu Á, tuy nhiên cũng thị hiếu
cũng như phong tục tập quán của mỗi quốc gia là khác nhau. Đó là lí do vì sao chúng ta
lo sợ sản phẩm của mình sẽ không thành công ở một thị trường khác.
Rủi ro về thuế vụ
Thuế vụ cũng là rủi ro trong đầu tư. Hằng năm có biết bao nhiêu đổi thay về luật thuế.
Đầu tư mà không tính toán rủi ro thuế vụ là một điều thiếu sót vô cùng lớn lao.
Rủi ro về bảo mật thông tin
Thông thường, các công cụ phục vụ cho việc kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: điện
thoại, email, website, bộ máy nhân sự...Tất cả các công cụ này đều có lỗ hổng, nếu doanh nghiệp
không
biết

cách
phòng
ngừa
thì
rủi
ro

không
tránh
khỏi.
Thử tưởng tượng, một ngày “xấu trời” nào đó, trên website của doanh nghiệp A xuất hiện thông
tin của doanh nghiệp B (vốn là đối thủ cạnh tranh). Hay kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp
A lại “có chân” chạy sang doanh nghiệp B. Với giả thiết thứ nhất, hậu quả là doanh nghiệp A
mất uy tín. Còn với giả thiết thứ hai, hậu quả chính là mất tiền. Cả hai hậu quả này đều liên quan
mật thiết đến sự sống còn của doanh nghiệp.

Rủi ro về thanh toán quốc tế
Có rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam khi bán hàng cho các doanh nghiệp Hàn Quốc lại
chấp nhận các điều khoản thanh toán trả chậm (việc thanh toán thực hiện sau khi bên mua nhận
được hàng hóa). Gần đây, rất nhiều tranh chấp đã xảy ra mà phần thiệt hại hầu hết gánh chịu bởi
các doanh nghiệp Việt Nam khi khách hàng Hàn Quốc không chịu thanh toán. Trong số đó có cả
những doanh nghiệp có kinh nghiệm lâu năm và xuất khẩu lớn của Việt Nam với doanh số xuất
khẩu hàng năm lên đến hàng chục triệu USD.

19


QUẢN TRỊ RỦI RO
Rủi ro về bản quyền
Xuất khẩu chưa được đăng kí bảo hộ nên bị một số đối tượng làm giả, chất lượng kém

gây ảnh hưởng đến uy tín của thương hiệu. Thậm chí một số đối tượng lợi dụng điều này để cạnh
tranh không lành mạnh với các cơ sở kinh doanh của Việt Nam như tung tin đồn bánh tráng đốt
không cháy, ngâm không tan và kêu gọi khách hàng ở nước ngoài tẩy chay bánh tráng của Việt
Nam…

PHẦN IV: CÁC GIẢI PHÁP
Trong nước:

Áp dụng tỷ giá cố định trong thanh toán.

DN có thể sử dụng công cụ hoán đổi tiền tệ giữa USD và tiền đồng và hoán đổi lãi
suất USD. Công cụ hoán đổi tiền tệ sẽ giúp công ty chuyển nghĩa vụ thanh toán từ USD sang tiền
đồng cho phù hợp với doanh thu mà không phải thay đổi chi tiết khoản vay.

Tăng cường đầu tư thiết bị chuyên dùng, nâng cao năng suất lao động, giám sát
chặt chẽ chi tiết đầu vào và tiết kiệm chi phí sản xuất bánh tráng, kiểm tra quy trình sản xuất theo
yêu cầu.

Chuẩn bị nguồn tài chính đầy đủ, cổ phần hóa công ty, xây dựng chiến lược chiến
lược kinh doanh và phân phối vốn hợp lý.

Kiểm tra nghiêm ngặt các khâu cho đến khi xuất xưởng và giao cho đối tác để
giảm bớt những rủi ro do con người mang lại.

Doanh nghiệp Việt Nam trong trường hợp có những vướng mắc về thực hiện hợp
đồng với doanh nghiệp Hàn Quốc, khi nhận thấy phía Hàn Quốc có dấu hiệu thiếu hợp tác trong
giải quyết nên sớm tiến hành các thủ tục tố tụng cần thiết gửi các cơ quan chức năng liên quan
của Hàn Quốc hoặc của Việt Nam. Trước khi tiến hành thủ tục tố tụng, doanh nghiệp Việt Nam
cũng cần phải thông báo bằng văn bản cho phía doanh nghiệp Hàn Quốc. Trong văn hoá kinh
doanh của Hàn Quốc, doanh nghiệp Hàn thường rất chu đáo và theo dõi sát sao tiến độ thực hiện

hợp đồng, khi có dấu hiệu thiếu hợp tác tức là doanh nghiệp Hàn đã bắt đầu có ý định lừa đảo
hoặc buông xuôi trách nhiệm. Những trường hợp như thế hai bên doanh nghiệp hầu như không
thể giải quyết các tranh chấp hợp đồng thông qua thương thảo.

Hiệp hội nghành nghề có uy tín nào và doanh nghiệp Việt Nam không có điều
kiện trực tiếp sang kiểm tra cơ sở sản xuất kinh doanh cũng như tình hình tài chính của đối tác,
doanh nghiệp Việt Nam nên sử dụng các dịch vụ thông tin doanh nghiệp của các công ty cung
cấp thông tin doanh nghiệp uy tín và có đăng ký kinh doanh của Hàn Quốc như Korea
Enterprises Data (www.kedkorea.com), Korea Company Guide (www.nice.co.kr) để có thể mua
các thông tin doanh nghiệp rất chi tiết bao gồm thông tin về tình hình tài chính, hoạt động doanh
nghiệp, về uy tín doanh nghiệp, khả năng kinh doanh...

Để tránh rủi ro vì bị lộ bí mật kinh doanh, doanh nghiệp cần xây dựng chính sách
bảo mật thông tin cho từng bộ phận, và lãnh đạo phải là người đầu tiên thấu hiểu nguyên tắc này,
để từ đó quán triệt tới từng nhân viên. Thực tế cho thấy, việc để lộ bí mật kinh doanh của doanh
nghiệp có tới 70% là do lỗi từ con người. Nói cách khác, con người chính là khâu yếu nhất trong
toàn bộ cơ chế đảm bảo an toàn thông tin của doanh nghiệp. Muốn khắc phục điều này, doanh
nghiệp cần đề ra quy định cụ thể về quyền hạn, trách nhiệm cho từng bộ phận, từng cá nhân (bộ
20


QUẢN TRỊ RỦI RO
phận nào/ai được làm gì và không được làm gì, mỗi phòng ban chỉ được biết thông tin của phòng
ban mình, hạn chế tối đa khả năng rò rỉ thông tin đến các phòng ban khác không liên quan...).
Điều cần lưu ý là nên tránh hiện tượng chồng chéo giữa các bộ phận, để khi có sự cố còn biết rõ
ai hay bộ phận nào chịu trách nhiệm. Riêng với các công cụ hỗ trợ kinh doanh như email,
website, điện thoại, doanh nghiệp cần xây dựng các quy tắc sử dụng theo nguyên tắc cấm tất cả
những gì không cần cho công việc... Không có sự an toàn nào là tuyệt đối. Vì thế, cách tốt nhất
để doanh nghiệp có thể đảm bảo tính liên tục trong kinh doanh là phải tiên liệu được các tổn thất
có thể xảy ra khi kinh doanh bị gián đoạn, cũng như dự trù biện pháp xử lý thông tin giữa các hệ

thống của công ty trong trường hợp có sự cố.

Thay đổi mẫu mã của bao bì trở nên bắt mắt hơn bằng việc thay đổi về kiểu dáng,
màu sắc của bao bì nhưng không thay đổi giá của sản phẩm để có thể cạnh tranh với các DN
khác.

Khuyến khích làng nghề cải tiến công nghệ đóng gói sản phẩm để đảm bảo chất
lượng, tăng thời hạn sử dụng của sản phẩm.

Đảm bảo container chứ hang hóa phải sạch sẽ, an toàn. Mua bảo hiểm vận
chuyển. Tuyệt đối không sử dụng những hóa chất công nghiệp để sản xuất bánh tráng.

Thành lập quỹ dự trữ Bánh Tráng hàng năm: thu mua tạm trữ để giữ giá, khắc
phục tình trạng đầu cơ của các quỹ đầu cơ trên thế giới. Tránh những tổn thất xảy ra, làm sản
lượng Bánh Tráng giảm đi, không đủ để xuất khẩu, tránh tình trạng “cháy” hàng xuất khẩu. Đồng
thời dựa vào đó tạo thêm uy tín cho nghành Bánh Tráng Việt Nam

Tạo các khóa học, các lớp đào tạo để bồi dưỡng trình độ chuyên môn, năng lực
quản lý của cán bộ công nhân viên của công ty. Để sản phẩm tạo ra có chất lượng cao đạt tiêu
chuẩn quốc tế, từ đó bán giá cao trên thị trường khẳng định được chất lượng và thương hiệu của
Bánh Tráng Việt Nam trên trường quốc tế

Ngoài nước

Lựa chọn loại ngoại tệ để thanh toán. Nên chọn những loại ngoại tệ có tính ổn
định như GBP, USD để giảm bớt rủi ro trong thanh khoản

Tìm hiểu rõ hệ thống luật thương mại quốc tế và luật pháp nước sở tại. Công ty
nên có luật sư đại diện riêng ở Hàn Quốc để giải quyết các vấn đề tranh chấp.


Nên tìm hiểu rõ thị hiếu và văn hóa tiêu dùng tại Hàn quốc và lập kế hoạch tiếp
cận thị trường này một cách hợp lý.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt Nam có thể liên lạc với các cơ quan đại diện của
Việt Nam tại Hàn Quốc để yêu cầu hỗ trợ đẩy nhanh việc trao đổi thông tin giữa hai phía và tiến
độ thực hiện các thủ tục tố tụng cần thiết. Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc luôn
sẵn sàng hỗ trợ mọi hoạt động kinh doanh và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp
Việt Nam tại thị trường Hàn Quốc.

Doanh nghiệp Việt Nam có thể liên hệ với Thương vụ theo địa chỉ ghi trong
website của Bộ Công Thương www.moit.gov.vn và Cổng thông tin thương mại của Bộ Công
Thương www.ttnn.com.vn, email: , Tel: +82-2-364 3661/2, fax: +82-2-364
21


QUẢN TRỊ RỦI RO
3664 để đặt các yêu cầu hỗ trợ thẩm định doanh nghiệp, cung cấp thông tin thị trường cũng như
các vấn đề liên quan đến thương mại hai nước.

Để đẩy mạnh XK mặt hàng tiêu dùng trong năm 2014, các chuyên gia của Vụ thị
trường châu Á – Thái Bình Dương (Bộ Công Thương) cho rằng, ngoài việc các DN phải tự mình
nâng cao chất lượng, đảm bảo các quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm, áp dụng các hệ thống
quản lý chất lượng như HACCP, ISO, SQF, GMP, GAP,... thì vai trò của các cơ quan Nhà nước
nhằm quản lý, đảm bảo chất lượng cũng như đảm bảo các lợi ích lâu dài và giữ uy tín cho hàng
XK VN vô cùng quan trọng. Cụ thể, các cơ quan hữu quan như Bộ NNPTNT, Bộ Công Thương,
Bộ Y tế và các hiệp hội ngành hàng… cần đẩy mạnh việc tuyên truyền cũng như kiểm soát chất
lượng VSATTP. Đặc biệt là khâu kiểm tra, kiểm nghiệm để có thể phát hiện sớm những DN
không đáp ứng được các yêu cầu về VSATTP, xây dựng các chế tài phù hợp với pháp luật để
ngăn chặn những DN này tham gia vào hoạt động xuất khẩu những mặt hàng có nguy cơ vi phạm
cao.



Bên cạnh công tác quản lý chất lượng của các DN ũng cần chú trọng đến công tác
quản lý chất lượng của các hộ gia đình DN nuôi trồng vì đây chính là nguồn cung cấp nguyên
liệu cho các DN chế biến XK. Ngoài ra, công tác nghiên cứu khoa học về vệ sinh kiểm tra cần
được chú trọng hơn bởi các thể chế thương mại đa phương và khu vực thừa nhận là việc nước
nhập khẩu có quyền áp dụng các biện pháp vệ sinh kiểm dịch ở phạm vi đủ cần thiết để bảo vệ
sức khỏe và tính mạng của con người, các loài động vật và thực vật...

Ngoài ra, theo Vụ châu Á - Thái Bình Dương (Bộ Công thương) các cơ quan
chức năng của VN cũng như các DN cần tăng cường hợp tác với các cơ quan chức năng của thị
trường HQ. Kinh nghiệm xử lý một số vụ việc có liên quan đến các biện pháp phi thuế quan của
hai nước này đã cho thấy mối quan hệ hợp tác với các cơ quan có thẩm quyền này là rất quan
trọng trong việc giải quyết các vướng mắc phát sinh, góp phần tạo điều kiện cho hàng hóa XK
của VN tăng khả năng tiếp cận đối với hai thị trường này. Các DN cần đẩy mạnh sự hợp tác của
các DN Hàn Quốc vì chính những DN này là những người nắm rõ nhất về các quy định và yêu
cầu liên quan đối với hàng hóa nhập khẩu và trên cơ sở đó có thể đưa ra những bước đi phù hợp
để đáp ứng được các biện pháp phi thuế quan mà Chính phủ Hàn Quốc đưa ra.

22


QUẢN TRỊ RỦI RO

KẾT LUẬN
Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, Việt Nam sẽ có những bước chuyển biến mang tính
đột phá trong lĩnh vực xuất khẩu để phục vụ mục tiêu trở thành nước công nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Mặc dù Việt Nam có xuất phát điểm về kinh tế tương đối thấp hơn so với các nước trong
khu vực và trên thế giới nhưng con người Việt Nam luôn cố gắng học tập và trau dồi kinh
nghiệm, cũng như các doanh nghiệp luôn học hỏi để có thể theo kịp những tiến bộ khoa học kĩ

thuật tiên tiến trên thế giới.
Trong quá trình đó Việt Nam phải vượt qua sự cạnh tranh gay gắt, hạn chế đến mức tối
thiểu các rủi ro trong hoạt động xuất khẩu để từng bước hội vào thị trường thế giới nói chung và
khu vực nói riêng.
Tiểu luận đã tập trung phân tích các rủi ro có thể sẽ gặp phải để các doanh nghiệp có thể
tránh hoặc giảm thiểu tổn thất cũng như có thể biến thách thức thành cơ hội để phát triển tốt hơn.
Qua đó nhóm cũng đã kiến nghị một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu
của các doanh nghiệp sản xuất bánh tráng cũng như các doanh nghiệp khác khi xuất khẩu trong
thời gian tới.
Hy vọng với thời gian và sự phát triển, Việt Nam sẽ ngày càng gặt hái được nhiều thành
công và tích lũy thêm được nhiều kinh nghiệm trên thương trường quốc tế!!!

23


QUẢN TRỊ RỦI RO

TÀI LIỆU THAM KHẢO
-

www.sgtt.com.vn

-

/>
-

/>
-


/>
-

/>
-

colab.gov.vn/Default.aspx?ctl=Introduce&mID=238

-

vi.wikipedia.org/wiki/Hàn_Quốc

-

chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/.../ChiTietVeQuocGia?

-

/>
-

/>
-

/>
-

/>
-


GS.TS. ĐOÀN THỊ HỒNG VÂN, Quản trị rủi ro và khủng hoảng, NXB Lao động Xã
hội, 2009.

24



×