Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Nghiên Cứu Trồng Và Sử Dụng Bột Cỏ Stylo Trong Chăn Nuôi Gà Thịt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 105 trang )

1

ĐạI HọC THáI NGUYÊN
I HC NễNG LM
------------

------------

PHạM THị GộI

NGHIÊN CứU TRồNG và Sử DụNG BộT
Cỏ STYLO TRONG CHĂN NUÔI Gà THịT

LUậN VĂN THạC Sĩ KHOA HọC NÔNG NGHIệP

THáI NGUYÊN - 2010


2

Bộ GIáO DụC ĐàO TạO
ĐạI HọC THáI NGUYÊN
------------

------------

PHạM THị GộI

NGHIÊN CứU TRồNG và Sử DụNG BộT
Cỏ STYLO TRONG CHĂN NUÔI Gà THịT
CHUYÊN NGHàNH: CHĂN NUÔI


M" Số: 60 62 40

LUậN VĂN THạC Sĩ KHOA HọC NÔNG NGHIệP

Ngời hớng dẫn khoa học: 1. TS. Trơng Hữu Dũng

2. PGS.TS. Phan Đình Thắm

M U

THáI NGUYÊN - 2010


1

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu và kết quả trong luận văn này là hoàn toàn trung
thực và chưa từng được bảo vệ ở một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm
ơn. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đã được ghi
rõ nguồn gốc


2

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn thạc sĩ khoa
học nông nghiệp, chúng tôi nhận được sự giúp đỡ quý báu của Nhà trường và
điạ phương. Nhân dịp hoàn thành luận văn này tôi xin trân trọng bày tỏ lòng

biết ơn chân thành và sâu sắc tới:
Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Khoa Sau Đại
học, khoa Chăn nuôi - Thú y cùng tập thể các thầy cô giáo đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của thầy giáo
hướng dẫn: TS. Trương Hữu Dũng và PGS.TS Phan Đình Thắm.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới thạc sĩ Hồ Thị Bích Ngọc tạo
điều kiện, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Nhân dịp này tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới
gia đình, bạn bè đã động viên, khuyến khích tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới sự giúp đỡ của các em sinh viên giúp đỡ
tôi trong quá trình hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng gửi tới các thầy cô giáo, các quý vị trong Hội đồng
chấm luận văn lời cảm ơn chân thành và lời chúc tốt đẹp nhất.
Thái Nguyên, ngày.....tháng.....năm 2010
Tác giả

Phạm Thị Gội


3

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt.
Danh mục các bảng biểu.

Danh mục các biểu đồ và đồ thị.
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................2
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu đề tài.......................................................................................................10
3. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài .............................................................10
3.1. Ý nghĩa khoa học ...............................................................................................10
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................10
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................11
1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI......................................................................11
1.1. Một số đặc điểm sinh vật học của cỏ stylo ........................................................11
1.1.1 Nguồn gốc ........................................................................................................11
1.1.2. Đặc điểm sinh vật học của cỏ Stylo ................................................................11
1.2. Cơ sở lý luận của việc trồng và đánh giá giống cỏ ............................................13
1.2.1. Năng suất chất xanh ........................................................................................13
1.3. Bột cỏ - bột lá là một nguồn thức ăn cho vật nuôi .............................................19
1.3.1. Nguồn thực vật có thể sản xuất bột lá .............................................................19
1.3.2. Giá trị dinh dưỡng của bột lá, bột cỏ đối với vật nuôi ....................................20
1.3.3. Các hạn chế của bột lá bột cỏ đối với vật nuôi ...............................................23
1.3.4. Vai trò của bột lá bột cỏ trong sinh trưởng của gia cầm thịt...........................23
1.4. Cơ sở khoa học về khả năng sinh trưởng và cho thịt của gia cầm.....................26
1.4.1. Nguồn gốc và vài nét về giống gà lương phượng ...........................................26


4

1.4.2. Khả năng sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn .......................................................27
1.4.2.1. Khả năng sinh trưởng của gà........................................................................27
1.4.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng..........................................................28
1.4.3. Cơ sở khoa học về khả năng cho thịt ..............................................................32
1.4.3.1. Năng suất thịt ...............................................................................................33

1.4.3.2. Chất lượng thịt .............................................................................................34
1.4.4. Cơ sở khoa học về tiêu tốn thức ăn .................................................................35
1.5. Tình hình nghiên cứu trồng, sử dụng bột cỏ trong chăn nuôi ............................36
1.5.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ................................................................36
1.5.2. Tình hình nghiên cứu trong nước....................................................................43
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......47
2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU...........................47
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................47
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu...................................................................47
2.2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................47
2.2.1. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................47
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................48
2.2.2.1. Xác định ảnh hưởng của các mức phân bón khác nhau đến năng suất và
chất lượng của cỏ stylo ...................................................................................48
2.2.2.2. Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ bột cỏ stylo trong khẩu phần đến tốc độ
sinh trưởng gà thịt...........................................................................................52
2.3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ..................................................................57
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.........................................................58
3.1. Xác định ảnh hưởng của các mức phân bón khác nhau đến năng suất và
chất lượng của cỏ Stylo ..................................................................................58
3.1.1. Tình hình thời tiết, khí hậu trong năm 2009 ở vùng thí nghiệm.....................58
3.1.2. Thành phần hoá học của đất trước thí nghiệm ................................................60
3.1.3. Khả năng sinh trưởng và tái sinh của cỏ Stylosanthes guianensis CIAT 184 ..........61
3.1.4. Ảnh hưởng của các mức phân bón đến năng suất xanh của cỏ Stylo .............63


5

3.1.5. Ảnh hưởng của các mứa phân bón đến thành phần hoá học của cỏ Stylo.............64
3.1.6. Ảnh hưởng của thời điểm cắt khác nhau đến thành phần hoá học của cỏ Stylo........66

3.1.7. Năng suất vật chất khô, Protein thô của cỏ thí nghiệm ở các mức phân
bón khác nhau .................................................................................................68
3.2. Ảnh hưởng của tỷ lệ bột cỏ stylo trong khẩu phần đến sinh trưởng, năng
suất và chất lượng thịt của đàn gà thí nghiệm ................................................71
3.2.1. Tỷ lệ nuôi sống của đàn gà thí nghiệm qua các tuần tuổi ...............................71
3.2.2. Khả năng sinh trưởng của đàn gà thí nghiệm qua các tuần tuổi .....................72
3.2.2.1. Sinh trưởng tích luỹ của đàn gà thí nghiệm .................................................72
3.2.2.2. Sinh trưởng tuyệt đối của đàn gà thí nghiệm ...............................................75
3.2.2.3. Sinh trưởng tương đối của đàn gà thí nghiệm..............................................77
3.2.3. Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm.........................79
3.2.4. Tiêu tốn năng lượng trao đổi (ME), protein thô (CP) cho 1 kg tăng
khối lượng ......................................................................................................80
3.2.5. Chỉ số sản xuất PI (Performance Index) của đàn gà thí nghiệm .....................82
3.2.6. Năng suất thịt của đàn gà thí nghiệm ..............................................................84
3.2.7. Thành phần hoá học của thịt gà thí nghiệm ....................................................86
3.2.8. Sơ bộ hạch toán kinh tế đàn gà thí nghiệm .....................................................88
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................................89
1. Kết luận .................................................................................................................89
2. Đề nghị ..................................................................................................................90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................2
I. Tiếng việt .................................................................................................................2
II.Tiếng Anh ................................................................................................................8
III. Các trang Website ...............................................................................................10


6

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Công thức phân bón..................................................................................48

Bảng 2.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm .............................................................................49
Bảng 2.3: Sơ đồ bố trí thí nghiệm gà Lương Phượng nuôi thịt ................................52
Bảng 2.4: Thành phần và giá trị dinh dưỡng cám gà thịt lông mầu..........................53
Bảng 3.1: Số điều kiện thời tiết khí hậu vùng thí nghiệm năm 2009........................58
Bảng 3.2: Thành phần hoá học của đất trước thí nghiệm .........................................60
Bảng 3.3: Chiêu cao sinh trưởng và tái sinh của cỏ Stylo (cm)................................61
Bảng 3.4: Ảnh hưởng của các mức phân bón đến năng suất xanh của cỏ Stylo ...............63
Bảng 3.5: Ảnh hưởng của các mức phân bón đến thành phần hoá học của cỏ ...............65
Bảng 3.6: Ảnh hưởng của thời gian thu cắt khác nhau đến thành phần hoá học
của cỏ (n=3)...............................................................................................66
Bảng 3.7: Năng suất vật chất khô và protein thô của cỏ Stylo (tấn/ha/lứa)..............68
Bảng 3.8: Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (%) ........................71
Bảng 3.9: Sinh trưởng tích luỹ của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (g) ..................73
Bảng 3.10: Sinh trưởng tuyệt đối của đàn gà thí nghiệm (g/con/ngày) ....................75
Bảng 3.11: Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm (%) ........................................77
Bảng 3.12: Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của đàn gà thí nghiệm (kg)...............79
Bảng 3.13: Tiêu tốn Protein thô/kg tăng khối lượng (gr) .........................................81
Bảng 3.14: Tiêu tốn năng lượng trao đổi/kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm (Kcal).....81
Bảng 3.15: Chỉ số sản xuất của đàn gà thí nghiệm ...................................................82
Bảng 3.16: Kết quả mổ khảo sát đàn gà thí nghiệm lúc 70 ngày tuổi ......................85
Bảng 3.17: Thành phần hoá học của gà thí nghiệm lúc 70 ngày tuổi .......................87
Bảng 3.18: Sơ bộ hạch toán kinh tế nuôi gà Lương Phượng thịt thương phẩm ..............88


7

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
Trang
Biểu đồ 3.1: Diễn biến nhiệt độ trung bình/tháng, lượng mưa trung bình/tháng
của tỉnh Thái Nguyên năm 2009 ...............................................................59

Biểu đồ 3.2: Chiều cao sinh trưởng và tái sinh của cỏ Stylo (cm)............................62
Biểu đồ 3.3: Năng suất chất xanh của cỏ Stylo ở các lứa cắt (tấn/ha/lứa)................64
Biểu đồ 3.4: Năng suất vật chất khô của cỏ thí nghiệm (tấn/ha/lứa) ........................69
Biểu đồ 3.5: Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm ..............................................76
Biểu đồ 3.6: Sinh trưởng tương đối của đàn gà thí nghiệm ......................................78
Biểu đồ 3.7: Chỉ số sản xuất của đàn gà thí nghiệm .................................................84
Đồ thị 3.1: Năng suất protein thô của cỏ Stylo (tấn/ha/lứa) .....................................70
Đồ thị 3.2: Sinh trưởng tích luỹ của đàn gà thí nghiệm............................................75


8

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CP

: Protein thô

Cs

: Cộng sự

CT

: Công thức

CTV

: Cộng tác viên

ĐC


: Đối chứng

DM

: Tỷ lệ vật chất khô

DXKĐ

: Dẫn xuất không đạm

g

: Gram

Kg

: Kilogam

M

: Mái

NS Pr

: Năng suất protein

NS VCK

: Năng suất vật chất khô


NSCX

: Năng suất chất xanh

PI

: Chỉ số sản xuất

SS

: Sơ sinh

T

: Trống

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TLCĐ

: Tỷ lệ cơ đùi

TLCN

: Tỷ lệ cơ ngực

TLMB


: Tỷ lệ mỡ bụng

TLTT

: Tỷ lệ thân thịt

TN

: Thí nghiệm

Tr

: Trang

TTTĂ

: Tiêu tốn thức ăn

VCK

: Vật chất khô



: con mái



: con trống;



9

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việc sản xuất bột cỏ, bột lá thực vật và phối hợp chúng vào thức ăn hỗn
hợp của gia súc gia cầm được thực hiện nhiều trên thế giới đặc biệt là các
nước đang phát triển, bởi vì bột lá thực vật không chỉ có tác dụng nâng cao
khả năng sinh trưởng, khả năng sản xuất của vật nuôi, mà còn góp phần hạ giá
thành sản phẩm. Ở một số nước trên thế giới việc sản xuất bột lá thực vật đã
trở thành một ngành công nghiệp chế biến bột lá thực vật như: Thái Lan, Ấn
Độ…. Qua nhiều nghiên cứu ở trên thế giới và trong nước, nhiều nhà khoa
học đã kết luận rằng khi cho vật nuôi ăn bột lá thực vật thì khả năng sinh
trưởng và sản xuất cao hơn và mức độ an toàn thực phẩm cao hơn so với sử
dụng các chế phẩm để tạo màu khác. Thức ăn chiếm trên 72% giá thành sản
phẩm chăn nuôi và càng ngày nó càng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng, an
toàn thực phẩm cho con người và an toàn môi trường sinh thái. Mặc dù quan
trọng như vậy, nhưng đến nay, các nghiên cứu tìm ra các loại cây thức ăn có
tiềm năng để sản xuất bột lá, bột cỏ cho chăn nuôi chưa nhiều.
Stylo là cây họ đậu, là loại cây thích nghi tốt với khí hậu nhiệt đới, ít
sâu bệnh, có khả năng thích ứng rộng, chịu được khô hạn và ngập úng tạm
thời, thích hợp với đất nghèo dinh dưỡng và chua, dễ nhân giống. Cỏ được sử
dụng làm nguồn thức ăn cho gia súc chất lượng cao do giàu protein (24%).
Ngoài ra, nó còn được trồng xen với cây ăn quả, chè, cà phê để cải tạo đất,
che phủ đất và chống xói mòn. Đối với trâu bò, lợn thì người ta đã chế biến
thành bột và sử dụng nó cho những đối tượng này. Tuy nhiên, số liệu về việc
nghiên cứu sản xuất và bổ sung bột cỏ stylo cho vật nuôi hiện nay còn rất ít,
và đặc biệt cho gia cầm. Xuất phát từ thực tiễn trên chúng tôi tiến hành đề tài:
“Nghiên cứu trồng và sử dụng bột cỏ Stylo trong chăn nuôi gà thịt”.



10

2. Mục tiêu đề tài
- Xây dựng được quy trình trồng cỏ stylo đạt năng suất cao.
- Xác định được tỷ lệ bổ sung bột cỏ stylo thích hợp vào khẩu phần ăn
của gà thịt.
3. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài sau khi hoàn thành sẽ có thông tin đầy đủ về ảnh hưởng của các mức
phân bón đến năng suất chất xanh, chất lượng của cỏ Stylosantheis CIAT 184. Vai
trò, tác dụng của bột cỏ này đối với năng suất và chất lượng thịt gia cầm.
Đồng thời, có thêm công thức thức ăn hỗn hợp với mức bổ sung bột cỏ
Stylo hợp lý trong chăn nuôi gà thịt.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu sẽ áp dụng vào thực tế chăn nuôi tại cơ sở, góp
phần đưa giống cỏ này vào sản xuất đại trà, tăng nhanh số lượng. Cung cấp
thông tin cho người chăn nuôi sử dung bột cỏ vào khẩu phần ăn cho gà thịt,
nhằm nâng cao chất lượng thịt gà đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng và hạ giá
thành sản phẩm.


11

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Một số đặc điểm sinh vật học của cỏ stylo
1.1.1 Nguồn gốc

Đây là một loại cỏ thuộc bộ đậu, có nguồn gốc từ châu Mỹ La Tinh. Cỏ
được trồng phổ biến ở Tây Ấn Độ, Hawii, và một số nước châu Phi như
Kenya, Uganda, Nigieria. Stylosanthes phân bố tự nhiên ở Trung và Nam
Mỹ, từ Brasil nhập vào Australia những năm 1930, nhưng sau chiến tranh thế
giới lần thứ II mới được chú ý đến. Đây là loại cây thức ăn gia súc được phát
triển đáng kể ở nhiệt đới và cận nhiệt đới, đã nhập vào nhiều nước như:
Malaysia, Công - gô, Nam Trung Quốc. Ở Việt Nam, cây cỏ stylo nhập vào
lần đầu vào năm 1967 từ Singapore, Australia.
Các giống stylo đang gieo trồng:
Stylosanthes guianensis (common stylo): cây lâu năm
Stylosanthes hamata (Caribbcan stylo): cây hàng năm
Stylosanthes scabra (Shrubby stylo): cây lâu năm
Stylosanthes humilis (Townsville stylo): cây hàng năm
1.1.2. Đặc điểm sinh vật học của cỏ Stylo
Stylo là cỏ lâu năm, có loại hàng năm, thân thô, đứng hoặc bò, cao tới
1m, ở khí hậu ẩm có thể tới 1,5m. Có khả năng ra rễ ở thân, khi già thường
chuyển màu xanh sẫm hoặc tím. Bộ rễ ăn sâu dưới đất đến 70 phân. Rễ phát
triển cả chiều sâu lẫn chiều rộng nên có khả năng chịu hạn, chịu úng ngập,
chống xói mòn rất tốt. Lá chẻ ba, dài hẹp và nhọn, đầu tày; có lông, có nhiều
hoặc ít lông mềm. Lá dài 2 - 3cm rộng 5 - 10mm, tỷ lệ lá/thân = 5/7. Loài
nhập nội không có vòi cuốn. Những chồi thẳng có đốt ngắn, lá nhiều hơn cành


12

ngang, hoa hình bông cuốn không sát nhau, thường có 70 - 1200 chùm, trên
mỗi chùm có 5 - 9 hoa. Qủa đậu không có cuống, gồm 7 - 8 hạt có vỏ cứng,
màu xám đen trọng lượng 1000 hạt khoảng 5 - 6 gam. Cây non mới mọc từ
hạt phát triển chậm, dễ rụng lá và bị sâu hại trong 3 - 4 tháng đầu sau khi
gieo. Nếu gieo vào cuối mùa khô thì sau khi gieo cây non phát triển nhanh, 5 6 tháng cây cao 1m hay hơn.

Cỏ Stylo là loại cây bộ đậu thích nghi tốt với khí hậu nhiệt đới. Là cây
có khả năng thích nghi rộng với các vùng sinh thái, yêu cầu lượng mưa từ
1500 - 2500mm. Cỏ có thể sống được ở những vùng có lượng mưa trung bình
khoảng 890 mm. Tuy nhiên, với lượng mưa 650mm cây vẫn có thể sống được
nhưng sinh trưởng rất kém. Độ ẩm không khí thích hợp là 70 - 80%. Cỏ Stylo
cũng có thể chịu được ngập tạm thời, ở những nơi quá ẩm năng suất cỏ
cũng bị giảm. Cỏ Stylo phát triển tốt khi nhiệt độ không khí trong khoảng
20 - 350C. Nhiệt độ thích hợp cho cỏ Stylo sinh trưởng phát triển là 15,50C.
Khi nhiệt độ dưới 50C và trên 400C cây phát triển kém. Khi thiếu ánh sáng cỏ
Stylo bị giảm năng suất. Cỏ Stylo có thể mọc được trên nhiều loại đất khác
nhau: chua nghèo dinh dưỡng và có thể trồng xen với các cây ăn quả, chè, cà
phê. Cũng như các loại cây bộ đậu khác, cỏ Stylo là nguồn thức ăn tươi xanh
giầu đạm để bổ sung và nâng cao chất lượng khẩu phần thức ăn cho gia súc
nhai lại. Cỏ Stylo có khả năng thích ứng rộng và dễ nhân giống, có thể vừa
trồng bằng hạt, vừa trồng bằng cành giâm. Cỏ Stylo phù hợp với chân ruộng
cao và là loại cây chịu được khô hạn, không chịu được đất bị úng ngập. Đây
là loại cỏ có khả năng chịu bóng kém, vì vậy không nên trồng dưới tán các
cây khác. Cỏ này có thể thích nghi với nhiều loại đất. Nó có thể phát triển
được trên đất axít và có khả năng chịu úng tương đối tốt. Cỏ có khả năng chịu
giẫm đạp nên có thể dùng để chăn thả tuy nhiên chỉ ở mức chăn thả vừa phải,
thường thì đậu stylo được gieo xen với cỏ ghinê hay pangola để chăn thả [72].


13

Cỏ Stylo rất ít bị sâu bệnh và có thể phát triển trên nhiều loại đất, ngay
cả ở vùng đất đồi cao. Chính vì vậy, ngoài tác dụng làm nguồn thức ăn chất
lượng cao cho gia súc nó còn được trồng để cải tạo đất và che phủ đất, chống
xói mòn. Năng suất xanh đạt 40 - 50 tấn/ha/năm. Năng suất chất xanh của cỏ
Stylo đạt từ 25 - 60 tấn/ha (5 - 14,5 tấn chất khô/ha/năm). Hàm lượng các chất

dinh dưỡng: vật chất khô 23 - 24%, đạm thô 17 - 18%, xơ thô 28 - 31%,
khoáng tổng số 8 - 10%, mỡ 1,55%. Với thành phần dinh dưỡng như vậy cây
Stylo là nguồn thức ăn bổ sung protein rất có giá trị cho gia súc ăn cỏ đặc biệt
là có khả năng chế biến thành bột cỏ (Lê Đức Ngoan và Cs) [36].
1.2. Cơ sở lý luận của việc trồng và đánh giá giống cỏ
Trong quá trình nghiên cứu để đánh giá một giống cỏ tốt hay không
tốt trước khi đưa vào sản xuất người ta thường căn cứ vào một số yếu tố
chính sau:
1.2.1. Năng suất chất xanh
Năng suất chất xanh là toàn bộ khối lượng chất xanh thu được trên một
đơn vị diện tích.
Như chúng ta đã biết, cơ thể thực vật và ngoại cảnh có mối quan hệ hết
sức khăng khít. Khi điều kiện ngoại cảnh thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi quá
trình trao đổi chất và khả năng tích luỹ chất khô, làm thay đổi thành phần hoá
học của thực vật. Những điều kiện ngoại cảnh và các yếu tố khác ảnh hưởng
đến năng suất chất lượng của cỏ đó là:
* Điều kiện khí hậu
Khí hậu bao gồm lượng mưa và sự phân bố lương mưa, ẩm độ không
khí, cường độ chiếu sáng và thời gian chiếu sáng trong năm. Những yếu tố
này có ảnh hưởng lớn đến sản lượng và chất lượng cây trồng.
Ánh sáng cung cấp năng lượng để thực vật quang hợp. Cường độ ánh
sáng và thời gian chiếu sáng có ảnh hưởng quyết định tới năng lượng nhận
được của cây trồng.


14

Nhiệt độ cần cho sự sinh trưởng và phát triển của cỏ. Nhiệt độ quá cao
làm cho thực vật bốc hơi mạnh, làm cho cỏ khô héo. Nhiệt độ quá thấp làm
cho các mạch dẫn các chất dinh dưỡng co lại. Các hệ thống men hoạt động

kém, cây không phát triển được.
Ẩm độ đất và không khí liên quan chặt chẽ đến lượng mưa, ẩm độ đất
ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của bộ rễ cỏ và khả năng hút các chất dinh
dưỡng. Ngoài ra nó còn quyết định đến sự phát triển của vi sinh vật đất và độ
tơi xốp của đất.
* Điều kiện đất đai
Trong điều kiện nhiệt đới, môi trường đất là yếu tố quyết định năng suất
và chất lượng cỏ. Đất là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, do đó
tính chất vật lý cấu tượng đất sẽ ảnh hưởng đến độ ẩm đất, sự hấp thu các chất
dinh dưỡng, sự phát triển của các hệ vi sinh vật trong đất và ảnh hưởng tới
năng suất cây trồng.
Đất giầu mùn, tỷ lệ cát, sét, sỏi thấp, rễ cỏ sẽ phát triển nhanh, mạnh, hệ
vi sinh vật hoạt động tốt sẽ cho năng suất cao, phẩm chất tốt.
Kết cấu đất có ảnh hưởng lớn đến cây trồng. Tỷ lệ mùn, cát, sét, sỏi đá
khác nhau thì sẽ tạo ra đất có kết cấu khác nhau. Đất nhiều mùn, sét, cát, sỏi đá
thấp thì đất tươi xốp và vi sinh vật phát triển mạnh thuận lợi cho cây phát triển,
còn đất có hàm lượng sét quá nhiều thì đất dí chặt rễ cây kém phát triển [17].
* Điều kiện phân bón
Phân bón là nguồn bổ sung cung cấp chất màu cho đất. Lượng phân bón
cung cấp cho cây trồng nhiều hay ít và các loại phân bón khác nhau sẽ ảnh
hưởng tới quá trình sinh trưởng và phát triển, qua trình trao đổi chất của cây
trồng. Từ đó sẽ dẫn tới sự khác nhau về năng suất, sản lượng, thành phần dinh
dưỡng. Các nhà khoa học đã khẳng định “ Phân bón quyết định trên 50% việc
tăng năng suất cây trồng”.


15

Bón đầy đủ các chất dinh dưỡng và khoáng vi lượng theo yêu cầu của
cây sẽ làm tăng năng suất cây trồng, tăng lượng vật chất khô trong cây, đặc

biệt là các nguyên tố khoáng, điều đó gián tiếp làm tăng năng suất chăn nuôi.
Khi sử dụng phân bón P. K và N. P. K làm tăng năng suất lên tương ứng 33
và 70%. Phân bón P. K rải một lần trong năm có tác dụng trong cả năm làm
tăng năng suất cỏ so với không bón phân. Ngược lại, sự tăng năng suất do nitơ
chỉ xảy ra ngay sau khi bón phân một thời gian ngắn. Chính vì vậy, người ta
sử dụng đạm một cách hợp lý bằng cách bón rải ra sau các lứa cắt, chu kỳ
chăn thả để làm cân bằng năng suất cỏ trong cả năm để khắc phục tình trạng
mùa do điều kiện thời tiết gây nên.
+ Phân chuồng (phân hữu cơ): là loại phân không thể thiếu đối với cây
trồng. Bón phân hữu cơ là biện pháp quan trọng cảì thiện tính chất, tăng độ
phì của đất, tạo tiềm năng cho năng suất cao. Thành phần phân chuồng có
chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng bao gồm dinh dưỡng đa lượng, trung lượng
và vi lượng, giúp cho cây trồng phát triển cân đối hơn. Để đảm bảo năng suất
cây trồng tăng, đất không bị suy kiệt dinh dưỡng và nền sản suất bền vững thì
sử dụng phân chuồng là điều hết sức cần thiết.
+ Phân đạm: Chỉ tiêu đạm tổng số thể hiện tổng số đạm có trong đất.
Trong điều kiện bình thường 98% đạm tổng số nằm ở dạng hữu cơ. Đạm hữu
cơ trong đất chủ yếu là do vi sinh vật phân giải các protit thực vật, còn đạm
vô cơ được phân giải từ đạm hữu cơ. Cho nên khi đánh giá hàm lượng đạm
trong đất người ta đánh giá chủ yếu thông qua hàm lượng đạm tổng số và đạm
dễ tiêu trong đất. Đạm dễ tiêu là đạm ở dạng vô cơ gồm Amôniac, Nitrat,
Nitric (NH3, NO - 3, NO2 - - ) và được gọi là đạm dễ tiêu vì cây hút đạm trong
đất chủ yếu ở dạng này.
Sản phẩm chính của cỏ là thân và lá do vậy mà đạm là yếu tố không thể
thiếu khi sản suất. Tuy nhiên khi bón đạm cho cỏ cần bón vừa phải, cân đối
thì sẽ làm tăng năng suất, tăng hàm lượng đạm tổng số trong cây, giảm hàm
lượng xơ, gia súc dễ ăn và tăng tính ngon miệng.


16


Nếu bón nhiều đạm sẽ có hiện tượng cây tích luỹ nhiều Alcaloit,
Glucozit làm cho cỏ có vị đắng giảm tính ngon miệng của gia súc. Biến không
khí thành phân đạm - thiên nhiên đã làm được như thế từ cây họ đậu. Ngoài
cây họ đậu, tảo lam cũng có khả năng cố định đạm.
Khả năng cố định đạm sẽ không thể nếu như không có mặt của các vi
sinh vật cố định đạm. Trong đó, vi khuẩn nốt sần thuộc loại hiếu khí không
tạo bào tử có thể đồng hoá nhiều nguồn cacbon khác nhau, pH thích hợp 6,5 6,9, nhiệt độ phát triển thích hợp là 24 - 260C. Vi khuẩn nốt sần xâm nhập vào
rễ cây họ đậu thông qua lông hút, đôi khi thông qua vết thương.
Nốt sần thích hợp ở các điều kiện: Độ ẩm cuả đất 60 - 70 %; độ thoáng
khí: càng nhiều càng tốt, điều này cho thấy rễ càng sâu lượng nốt sần càng
kém; pH thích hợp là 4,6 - 8,0; Phân đạm thường ức chế tạo thành nốt sần;
Phân lân, kali có tác dụng tích cực; Phân canxi, magie và các muối khác cũng
có tác dụng tốt đến quá trình taọ thành nốt sần.
+ Phân lân: Tỷ lệ lân cao trong hạt thấp hơn trong lá, tỷ lệ lân trong cây
bộ đậu cao hơn trong cây hoà thảo. Trong cây, lân chủ yếu nằm dưới dạng
hữu cơ, chỉ có một lượng nhỏ nằm dưới dạng vô cơ. Tỷ lệ lân trong đất biến
động trong phạm vi từ 0,03 - 0,12%. Ở một số đất hình thành trên đá mẹ giàu
lân, tỷ lệ lân tổng số lên tới 0,6%. Các dạng lân trong đất gồm các dạng lân
hữu cơ và dạng vô cơ.
Lân vô cơ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành hệ thống đệm
trong tế bào và là nguồn dự trữ cần thiết cho việc tổng hợp lân hữu cơ. Lân
hữu cơ rất đa dạng, đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, hút
các chất dinh dưỡng và vận chuyển các chất đó trong cây.
+Phân Kaly: Kaly làm tăng vai trò quang hợp của lá, tăng cường sự
hình thành bó mạch, làm cho cây cứng cáp, góp phần vào việc chống đổ,
chống lốp cho cây trồng.


17


Kaly còn kích thích hoạt động của các men do đó làm tăng cường hoạt
động của trao đổi chất trong cây, tăng cường sự hình thành acid hữu cơ, làm
cho cây tăng cường tổng hợp protit. Ngoài ra kaly còn tăng khả năng chống
rét cho cây và tăng sức đẻ nhánh cho cây.
* Thời gian thu cắt
Theo Vũ Duy Giảng và Cs (1997)[7], thức ăn xanh cần thu hoạch đúng
thời vụ để đảm bảo giá trị dinh dưỡng cao. Nếu thu hoạch sớm ít xơ, nhiều
nước, hàm lượng vật chất khô thấp. Ngược lại nếu thu hoạch quá muộn hàm
lượng nước giảm, vật chất khô tăng nhưng chủ yếu tăng chất xơ, còn lipit và
protein giảm.
Thời gian thu cắt có ảnh hưởng lớn đến sản lượng và chất lượng của cỏ.
Nếu cắt quá ít lần/năm thì cỏ sẽ bị già dẫn đến chất lượng kém và ảnh hưởng
tới lứa tái sinh sau, ảnh hưởng tới sản lượng cỏ/năm. Nếu cắt quá nhiều
lứa/năm, cỏ chưa đủ thời gian tích luỹ các chất dinh dưỡng nuôi cây, bộ rễ
phát triển kém hoặc bị teo đi ít nhiều, đất trồng rễ bị xói mòn, rửa trôi dinh
dưỡng đồng cỏ chóng bị thoái hoá, năng suất, chất lượng giảm.
Xác định thời điểm thu cắt hợp lý sẽ khắc phục được cả hai vấn đề trên.
Cỏ mềm tỷ lệ tiêu hoá của gia súc cao, hàm lượng Protein thô trong vật chất
khô của cỏ sẽ cao hơn và cỏ có khả năng tái sinh tốt. Thời gian thu cắt phụ
thuộc vào các giống cỏ và mùa vụ.
Theo Nguyễn Khánh Quắc và Cs (2002) [39], thời gian thu cắt của Cỏ
Stylosanhtes gracilis HBK, sau khi trồng 4 - 5 tháng, cây cao 50 - 60 cm cắt
lứa đầu, lứa đầu không để già. Cắt lần khác sau 60 - 70 ngày ( vụ hè thu) và
90 - 100 ngày (vụ đông xuân). Đối với cỏ Stylo thì thu hoạch lứa đầu khi cỏ
trồng được 3 - 4 tháng, khi thảm cỏ đã phủ kín đất và cao thảm 50 - 70 cm.
Các lứa tái sinh cần được thu cắt khi thảm cỏ được 60 - 80 ngày tuổi và có độ
cao 45 - 55cm (nếu thu cắt chất xanh) và độ cao 35 - 45 cm cho chăn thả gia
súc. Chỉ nên chăn thả gia súc khi thảm cỏ đã thu cắt chất xanh được 2 lứa.



18

* Chiều cao của gốc sau khi thu cắt
Chỉ tiêu này cũng ảnh hưởng đến việc tăng sản lượng và chất lượng của
giống cỏ. Khi cắt cỏ quá cao sẽ làm giảm sản lượng cỏ, vì phần để lại, còn khi
cắt cỏ quá thấp, thì sẽ ảnh hưởng tới các lần tái sinh sau do làm mất phần thân
gần gốc là cơ quan dự trữ chất dinh dưỡng cơ bản để nuôi rễ và toàn bộ lá,
không tạo ra các chất hữu cơ mới được. Tuỳ thuộc vào từng loại giống cỏ, mà
có độ cao gốc để lại sau khi cắt khác nhau.
Theo Nguyễn Khánh Quắc và Cs (2002) [39] cho biết độ cao gốc để
lại: Đối với cỏ Pangola thì cắt cỏ sát mặt đất, độ cao còn lại không quá 2 cm.
Cỏ họ đậu lâu năm (Cỏ Stylosanhtes gracilis KBK) thì cắt lần một cách gốc
10 - 15 cm, các lần sau cắt cách gốc 20 - 25 cm, cắt trên phần thân đã hoá gỗ
1 - 2cm và phải còn lại một ít lá xanh. Theo Nguyễn Thị Mùi và Cs (2008)
[33] thì độ cao cắt cỏ Stylo là 17 - 20 cm.
Đối với cỏ Stylo, độ cao của gốc cỏ còn lại sau khi thu hoạch khoảng 20
- 25 cm là thích hợp cho khả năng mọc tái sinh lại của cỏ [90].
* Cơ sở để đánh giá chất lượng giống cỏ
Chất lượng của các giống cỏ được đánh giá bằng thành phần hoá học có
trong giống cỏ đó. Đây là một chỉ tiêu hết sức quan trọng không thể thiếu khi
nghiên cứu đánh giá một giống cây thức ăn. Trên cơ sở đó giúp cho các nhà
chăn nuôi tính toán khẩu phần ăn cho gia súc gia cầm một cách hợp lý để
chúng sinh trưởng phát triển tốt. Thành phần hoá học có trong giống cỏ chủ
yếu tập trung ở 3 chỉ tiêu: Vật chất khô (VCK), protein và xơ.
Đậu đỗ thức ăn gia súc ở nước ta thường giàu protein, vitamin và
khoáng, Ca, Mg, Mn, Zn, Cu, Fe, nhưng ít phốt pho, kali hơn cỏ hoà thảo.
Tuy vậy, hàm lượng protein thô trong thân lá cây đậu đỗ trung bình 167g/kg
vật chất khô, xấp xỉ giá trị trung bình của đậu đỗ nhiệt đới và thấp hơn giá trị
của đậu đỗ ôn đới (175g/kg vật chất khô), hàm lượng chất khô 200 - 260 g/kg

thức ăn, giá trị năng lượng cao hơn cỏ hoà thảo [16].


19

Một giống cây thức ăn tốt là giống cho năng suất vật chất khô và năng
suất protein cao, tỷ lệ xơ trong thức ăn thấp, trong đó chỉ tiêu protein được
chú trọng nhiều hơn cả. Ngoài ra, thức ăn thực vật là nguồn cung cấp hàm
lượng caroten là chủ yếu cho gia súc gia cầm. Các giống cây họ đậu bao giờ
cũng cho giá trị dinh dưỡng cao hơn cây thức ăn hoà thảo. Điều này được thể
hiện qua nghiên cứu của nhiều tác giả [23].
1.3. Bột cỏ - bột lá là một nguồn thức ăn cho vật nuôi
1.3.1. Nguồn thực vật có thể sản xuất bột lá
Trong tự nhiên, nguồn thực vật để sản xuất bột cho gia súc gia cầm rất
nhiều như: lá sắn, lá keo dậu, cỏ Stylo, bèo hoa dâu, lá và hạt cây so đũa, lá
mắm, rau cỏ…Thức ăn gia cầm, ngoài lượng ngô vàng có sẵn trong công thức,
thường cần có thêm nguồn cung cấp sắc tố để làm vàng da, lòng đỏ trứng theo
thị hiếu người tiêu dùng. Tại các nước ôn đới sử dụng nguồn bột cỏ chế biến từ
cỏ alfalfa (Medicago sativa). Đây là loại cỏ họ đậu (Leguminosacea), có hàm
lượng caroten cao, khoảng 270 - 300 mg caroten/kg bột cỏ, hàm lượng protein
thô 17% hoặc 20%, có mùi thơm và chứa nhiều vi khoáng, vitamin. Ở các
nước nhiệt đới, bột cỏ thường được chế biến từ các nguồn lá xanh khác như
bột lá bình linh (Leucaena leucocephala), cỏ Stylo (Stylosanthes gracilis)[82].
Cỏ Stylo: Cỏ Stylo là cây họ đậu, 1 kg bột cỏ Stylo có 96 g đạm tiêu hóa,
tương đương 0,64 đơn vị thức ăn, dùng nuôi lợn rất tốt không kém cám gạo.
Bèo hoa dâu: Bèo hoa dâu là cây phân xanh có đến 28 - 30% Protein
trong vật chất khô, trên 3% chất béo, 10,5% chất khoáng, 6,5% tinh bột
đường, còn nhiều vitamin B12, vitamin A rất cần cho gia cầm[83].
Lá sắn: Lá sắn là nguồn nguyên liệu phong phú ở Việt Nam, có hàm
lượng chất dinh dưỡng tương đối cao, giá trị protein thô chiếm 21%, chất béo

5,5%, xơ thô 21%[84].


20

Lá keo dậu: Cây keo dậu phát triển ở hầu khắp các vùng trên nhiều loại
đất khác nhau. Lượng Protein thô trong lá keo dậu khá cao 270 - 280g/kg chất
khô, tỷ lệ xơ thấp 155g/kg chất khô, nên lá keo dậu có thể dùng làm thức ăn
bổ sung protein, vitamin cho gia súc và gia cầm [42].
Cây so đũa: Là loại cây họ đậu, trồng ở nhiều nơi, hạt và lá so đũa có tỷ
lệ protein cao và nhiều vitamin.
Cây lá mắm: Cây mắm mọc ở vùng nước mặn, nước lợ ven biển, nhất là
ở các tỉnh Nam Trung bộ và miền Nam.
Cây cỏ VA06: VA06 dạng như cây trúc, thân thảo, cao lớn, họ hoà thảo,
dạng bụi, mọc thẳng, năng suất cao, chất lượng tốt, hệ số tiêu hoá cao, là thức
ăn tốt nhất cho các loại gia súc ăn cỏ, gia cầm, và cá trắm cỏ [85].
Cỏ Alfalfa: Cỏ Alfalfa hay Cỏ linh Lăng còn có tên là mục túc Braxin
(tên khoa học là Lucern) là cây họ đậu thân thảo,có giá trị dinh dưỡng rất cao,
làm thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản,...được thế giới rất quan tâm
nghiên cứu trên 50 nước [86].
Cây trichanthera Gigantea: Cây trichanthera có nguồn gốc ở Nam Mỹ,
trồng bằng hom đạt tỷ lệ sống 90% - 95%. Cây phát triển vào mùa mưa,
không kén đất, có kháng thể cao chống được sâu bệnh và không bị cỏ dại lấn
át. Ngoài cung cấp dinh dưỡng, lá cây còn có tác dụng phòng chống bệnh
đường ruột cho vật nuôi[87].
Theo Nguyễn Đức Trân và Cs [51] cho biết: Ở vùng núi, có thể lấy lá
và cả cành non các loại cây không độc, không có chất chát (trâu bò thường
ăn) để phơi khô, dự trữ dành cho mùa đông hiếm rau cỏ.
1.3.2. Giá trị dinh dưỡng của bột lá, bột cỏ đối với vật nuôi
Trong phát triển chăn nuôi, việc chọn giải quyết nguồn thức ăn để đảm

bảo năng suất, chất lượng thịt, trứng và giảm giá thành sản xuất bằng cách tìm
ra những giống cây bổ sung nguồn thức ăn mới phù hợp với điều kiện địa
phương là vấn đề rất cần thiết.


21

Ngày nay, ngay ở các nước phát triển, bột cỏ vẫn là thành phần không
thể thiếu trong khẩu phần ăn của gia súc, gia cầm. Vì bột cỏ cung cấp nhiều
vitamin tự nhiên, đặc biệt là tiền vitamin A (caroten) và sắc tố vàng
Xanthophyll. Vitamin E, C và caroten là những chất chống oxi hoá, ngăn cản
tích trữ cholesterol trong máu. Ngoài ra, lá xanh còn chứa nhiều chất quinol
và phenol, là những chất chống viêm nhiễm và bài tiết chất độc cho người và
động vật. Chính vì vậy, sử dụng bột cỏ làm thức ăn chăn nuôi được các nước
trên thế giới rất quan tâm [38].
Theo Nguyễn Đức Trân và Cs [50], cỏ khô nghiền nhỏ thành bột dùng
nuôi lợn và gia cầm rất tốt, nhất là để nuôi súc vật non, vì trong bột cỏ khô có
nhiều chất đạm, nhiều sắc tố, tiền vitamin A, vitamin D2 và Canxi. Bột thân lá
đậu, lạc, điền thanh, keo dậu, bèo hoa dâu,... là những loại tốt, vì có chứa
nhiều đạm nên khi hỗn hợp các loại thức ăn tinh khác để nuôi lợn, thì giảm
được thức ăn tinh.
Thức ăn gia cầm, ngoài lượng bắp vàng có sẵn trong công thức, thường
cần có thêm nguồn cung sắc tố để làm vàng da, lòng đỏ trứng theo thị hiếu
người tiêu dùng. Các loại bột lá, bột cỏ thường được dùng trong thức ăn gà
với mức 3 - 4% để vừa cung cấp caroten, vừa cung cấp sắc tố để da, mỏ và
lòng đỏ trứng có màu vàng đẹp mắt.
Bột thực vật có giá trị rất tốt đối với vật nuôi, nó có giá trị dinh dưỡng
cao không những chứa tỷ lệ protein cao (đặc biệt là cây họ đậu) mà còn chứa
nhiều Vitamin nhóm B, vitamin E và tiền vitamin D, A (carotenoic). Phối hợp
khẩu phần ăn của vật nuôi với bột lá bột cỏ làm tăng chất lượng sản phẩm,

tăng tính chất thịt, sữa, trứng…làm tăng màu sắc của sản phẩm [82].
Thực tế cho thấy: gà ăn bèo hoa dâu tăng tỷ lệ đẻ, ấp nở, giảm chi phí
thức ăn, màu lòng đỏ trứng đậm hơn so với thí nghiệm đối chứng. Thường bổ
sung 5% vào khẩu phần thức ăn hỗn hợp hàng ngày [88].


22

Theo kết quả nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học thuộc Khoa Thuỷ
sản (Trường Đại học Nông lâm Huế) và Đại học Nông nghiệp Nhiệt đới
(Côlômbia). Các nhà khoa học đã thực nghiệm tại xã Vân Thuỷ, huyện
Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế trên đối tượng cá rô phi dòng Gift, cho
biết: dùng bột lá săn phối trộn với cám, bột cá, Premix khoáng. Sau thời gian
6 tháng lần lượt thay thế 25, 50, 75 và 100% bột cá bằng bột lá sắn cho thấy,
việc thay thế hoàn toàn bột cá bằng bột lá sắn làm thức ăn cho cá rô phi cho
kết quả tăng trưởng tốt, tỷ lệ sống của cá nuôi đạt từ 76 - 90%. Dùng lá sắn
thay thế bột cá trong khẩu phần thức ăn cho cá rô phi đem lại nhiều kết quả
khả quan, vừa tận dụng được nguồn nguyên liệu có sẵn ở địa phương vừa
giảm được giá thành sản phẩm [84].
Với hàm lượng B - caroten cao, nên cỏ Alfalfa chỉ cần tham gia từ 10 20% trong khẩu phần thức ăn thì gà mẹ, chim cảnh rất mắn đẻ, trứng có lòng đỏ
to, màu lòng đỏ đậm, tỷ lệ nở con cao hơn hẳn. Nhờ các chất Ancaloid - Enzim
dồi dào trong cỏ Alfalfa, nên bò sữa được ăn loại cỏ này sẽ tiết lượng sữa nhiều
và chất lượng sữa tốt hơn. Người ta dùng nó làm thức ăn cao cấp dành cho các
vật nuôi quan trọng như: bò đực sản xuất tinh, bò sữa, gia cầm bố mẹ, gà con,
chim cảnh...Do những tác dụng lớn lao đó các chuyên gia chăn nuôi trên thế giới
đã suy tôn cỏ Alfalfa là "nữ hoàng" trong thức ăn chăn nuôi [86].
Các cuộc thử nghiệm cho thấy, Trichathera ở dạng bột cỏ hoặc tươi
trong khẩu phần ăn của gia cầm sẽ tạo nguồn cung cấp protein, caroten. 150
gà đẻ thương phẩm, 800 chim cút đẻ kéo dài trong 10 tuần có bổ sung 2 - 4%
bột lá Trichathera và 0,2 - 0,3% carophyll trong khẩu phần. Kết quả trung

bình về năng suất và chất lượng của trứng gà và chim cút giữa thí nghiệm và
đối chứng tương đối giống nhau. Nhưng giá thành có bổ sung bột lá thấp hơn.
Đối với 120 vịt xiêm nuôi từ 30 - 90 ngày tuổi có dùng lá Trichathera trong
khẩu phần, kết quả cho thấy, dùng lá Trichathera làm da có màu vàng tốt hơn
so với vịt ở nghiệm thức đối chứng [87].


23

Theo Nguyễn Khánh Quắc và Cs (2002)[39], cho biết rằng: Sử dụng bột
cỏ khô hỗn hợp trong thức ăn cho gia cầm, lợn, trâu, bò rất tốt, vừa phòng trừ
giun sán lại vừa đỡ công chăn nuôi.
Theo kết quả nghiên cứu của Trịnh Văn Trung và Cs (2007) [52]cho
biết: Bổ sung bột lá sắn vào khẩu phần ăn của trâu tơ 13 - 18 tháng tuổi đã
làm tăng lượng thức ăn thu nhận và tỷ lệ tiêu hoá các chất dinh dưỡng trong
khẩu phần. Bột lá sắn có thể dùng làm thức ăn bổ sung cho trâu tơ để nâng
cao tỷ lệ tiêu hoá, khả năng tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn.
1.3.3. Các hạn chế của bột lá bột cỏ đối với vật nuôi
Nhìn chung gia súc thích ăn các loại thức ăn xanh hơn hoặc ủ chua hơn
là ăn các loại thức ăn này chế biến thành bột.
Trong bột cỏ và bột lá thực vật, hàm lượng chất xơ là cao do đó việc sử
dụng nó trong thức ăn chăn nuôi gia cầm chỉ chiếm một chỉ lệ rất nhỏ trong
khẩu phẩn, trong chăn nuôi gà, tỷ lệ dùng trong chất xơ rất ít, chỉ từ 5 - 6%
trong khẩu phần mà thôi [89].
Trong một số loại lá thực vật có chứa một số chất như: lá sắn có độc tố
HCN, Cỏ Mêdicago, cây họ đậu, điền thanh có chứa chất độc saponin nên khi
sử dụng chúng cho vật nuôi phải hết sức chú ý đến tỷ lệ trong khẩu phần.
Theo Vũ Duy Giảng và Cs (1997) [7] cho biết: Tỷ lệ bổ sung bột lá
thực vật cho gà thịt là 2% tính theo đơn vị khẩu phần, gia cầm khác là 4 - 6%
tính theo đơn vị khẩu phần. Trong lá keo dậu có chứa độc tố mimosin, do đó

không nên dùng quá 15% trong khẩu phần của lợn và không quá 5% trong
khẩu phần của gia cầm (tính theo giá trị dinh dưỡng). Mặt khác, bột lá, bột cỏ
nếu bảo quản kém hoặc quá lâu dễ bị mốc và làm hao hụt các chất dinh
dưỡng, đặc biệt là B - caroten, vitamin bị mất đi [42].
1.3.4. Vai trò của bột lá bột cỏ trong sinh trưởng của gia cầm thịt
Trong bột cỏ bột lá có chứa nhiều B - caroten, protein, vitamin nên việc
sử dụng nó bổ sung vào khẩu phần ăn của gà thịt có tác dụng rất tốt. Không
những làm tăng khả năng sinh trưởng, tăng năng suất mà đặc biệt là tăng chất


×