Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Xác Định Một Số Đặc Tính Sinh Học Của Vi Khuẩn Pasteurella Multocida Gây Bệnh Tụ Huyết Trùng Trâu, Bò Tại Cao Bằng Và Lựa Chọn Vắc Xin Phòng Bệnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (633.54 KB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
-------------------

ĐẶNG NGỌC LƯƠNG

XÁC ĐỊNH MỘT SỐ ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA VI KHUẨN
PASTEURELLA MULTOCIDA GÂY BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG TRÂU,
BÒ TẠI CAO BẰNG VÀ LỰA CHỌN VẮC XIN PHÒNG BỆNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành:
Mã số:
Hướng dẫn khoa học:

Thú y
60.64.01.01
PGS.TS. Đặng Xuân Bình

THÁI NGUYÊN - 2012


80
i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
- Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là do tôi trực tiếp nghiên cứu
dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Đặng Xuân Bình, và sự giúp đỡ của cán bộ
Trung tâm chẩn đoán thú y - Cục Thú y.
- Các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn này là hoàn toàn trung


thực, khách quan, được rút ra từ tình hình thực tế của Cao Bằng trong những
năm qua và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2012
Tác giả

Đặng Ngọc Lương


ii81

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt 2 năm học tập, với nỗ lực của bản thân, sự giúp đỡ, hướng
dẫn tận tình của nhiều cá nhân và tập thể, đến nay luận văn của tôi đã được
hoàn thành. Nhân dịp này, cho phép tôi được tỏ lòng biết ơn và cảm ơn chân
thành tới:
- PGS.TS. Đặng Xuân Bình - Giám đốc trung tâm liên kết đào tạo quốc
tế - Đại học Nông Lâm Thái Nguyên - Người thầy uyên bác, mẫu mực, tận
tình và chu đáo đã luôn cổ vũ tinh thần, động viên, hướng dẫn và chỉ bảo cho
tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
- Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, khoa Sau
Đại học, khoa Chăn nuôi - Thú y, các thầy cô giáo đã giúp đỡ, tạo điều kiện
để tôi học tập, tiếp thu kiến thức của chương trình học.
- Các cán bộ chi cục thú y tỉnh Cao Bằng, cán bộ thú y các trạm thú y
huyện trong tỉnh Cao Bằng, đặc biệt là cán bộ thú y - trạm thú y huyện Hòa An.
- Cán bộ trung tâm chẩn đoán thú y - Cục thú y Việt Nam.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được gửi lời cảm ơn sâu
sắc tới gia đình, người thân cùng bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi vượt qua

mọi khó khăn trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, thực hiện đề tài.
Một lần nữa tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn, cảm ơn chân thành tới
những tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành chương trình
học tập.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2011
Tác giả

Đặng Ngọc Lương


82
iii

MỤC LỤC
Trang

Lời cam đoan .................................................................................................... i
Lời cảm ơn .......................................................................................................ii
Mục lục ............................................................................................................iii
Danh mục các từ viết tắt...............................................................................vii
Danh mục các bảng ......................................................................................viii
Danh mục các hình .......................................................................................
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề...................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 2
4. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu................................................................ 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA
ĐỀ TÀI ............................................................................................................. 4
1.1. Tình hình bệnh tụ huyết trùng gia súc ....................................................... 4

1.1.1. Trên thế giới ............................................................................................ 4
1.1.2. Ở Việt Nam ............................................................................................. 5
1.2. Dịch tễ học bệnh tụ huyết trùng ................................................................. 7
1.2.1. Nguồn bệnh và phương thức lây lan ....................................................... 7
1.2.2. Loài mắc bệnh ......................................................................................... 7
1.2.3. Tuổi mắc bệnh......................................................................................... 8
1.2.4. Mùa vụ phát bệnh.................................................................................... 9
1.2.5. Vùng phát bệnh ..................................................................................... 10
1.3. Đặc tính sinh học của mầm bệnh ............................................................. 11
1.3.1. Phân loại................................................................................................ 11


iv
83

1.3.2. Hình thái và đặc tính nuôi cấy .............................................................. 11
1.3.3. Đặc tính sinh hóa................................................................................... 15
1.3.4. Kháng nguyên của vi khuẩn.................................................................. 16
1.3.5. Độc lực của vi khuẩn P. multocida ....................................................... 19
1.3.6. Sức đề kháng ......................................................................................... 20
1.4. Đặc điểm bệnh tụ huyết trùng trâu, bò..................................................... 21
1.4.1. Cơ chế sinh bệnh ................................................................................... 22
1.4.2. Biểu hiện đặc trưng của trâu bò mắc bệnh tụ huyết trùng .................... 22
1.5. Những hiểu biết về vắc xin phòng bệnh .................................................. 24
Chương 2. NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
.................................................................................................................................. 26
2.1. Nội dung nghiên cứu................................................................................ 26
2.1.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh tụ huyết trùng trâu bò tại
Cao Bằng ......................................................................................................... 26
2.1.2. Phân lập và xác định đặc tính sinh vật hóa học của vi khuẩn Pasteurella

multocida trong bệnh tụ huyết trùng trâu, bò tại Cao Bằng............................ 26
2.1.3. Đánh giá hiệu lực bảo hộ của một số loại vắc xin phòng bệnh tụ huyết
trung trâu, bò trên thực địa.............................................................................. 27
2.1.4. Lựa chọn vắc xin và đề xuất biện pháp khống chế bệnh tụ huyết trùng trâu,
bò tại Cao Bằng ................................................................................................ 27
2.2. Vật liệu dùng cho nghiên cứu .................................................................. 27
2.2.1. Mẫu bệnh phẩm dùng phân lập vi khuẩn .............................................. 27
2.2.2. Động vật thí nghiệm.............................................................................. 27
2.2.3. Hóa chất và dụng cụ nghiên cứu........................................................... 27
2.2.3.1. Hóa chất thí nghiệm ........................................................................... 27
2.2.3.2. Dụng cụ thí nghiệm............................................................................ 28
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 29


v
84

2.3.1. Phương pháp nghiên cứu dịch tễ học.................................................... 29
2.3.2. Phương pháp nuôi cấy, phân lập và xác định vi khuẩn P. multocida ... 30
2.3.2.1. Phương pháp nuôi cấy, phân lập ....................................................... 30
2.3.2.2. Phương pháp xác định tính chất sinh vật, hóa học của P. multocida. 30
2.3.2.3. Phương pháp xác định serotype kháng nguyên của vi khuẩn P.
multocida......................................................................................................... 32
2.3.3. Kiểm tra độc lực của vi khuẩn P.multocida phân lập được .................. 32
2.3.3.1. Kiểm tra độc lực của vi khuẩn trên chuột bạch ................................. 32
2.3.3.2. Phương pháp kháng sinh đồ ................................................................. 34
2.3.3.3. Xác định tình trạng miễn dịch của trâu, bò khỏe trong các ổ dịch cũ
bằng phương pháp ELISA (Enzym Linked Immunosorbent Assay) ................. 34
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 35
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 36

3.1. Đặc điểm dịch tễ học bệnh tụ huyết trùng trâu bò tại Cao Bằng ............. 36
3.1.1. Tình hình bệnh tụ huyết trùng trâu, bò, lợn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
từ năm 2008 - 2011 ......................................................................................... 36
3.1.2. Tình hình mắc bệnh tụ huyết trùng của đàn trâu bò tại Cao Bằng từ
năm 2008 đến năm 2011 ................................................................................. 38
3.1.3. Tần suất hiện dịch bệnh tụ huyết trùng trâu, bò tại các huyện từ năm
2008 - 2011...................................................................................................... 39
3.1.4. Kết quả điều tra trâu, bò ốm và chết do bệnh tụ huyết trùng theo mùa
vụ tại Cao Bằng ............................................................................................... 41
3.2. Triệu chứng, bệnh tích bệnh tụ huyết trùng trâu, bò trên địa bàn tỉnh
Cao Bằng ......................................................................................................... 44
3.2.1. Kết quả phân lập vi khuẩn Pasteurella từ dịch ngoáy mũi gia súc khoẻ
tại Cao Bằng .................................................................................................... 46


85
vi

3.2.2. Tỷ lệ mang trùng Pasteurella của trâu, bò khỏe theo tính biệt trên địa
bàn tỉnh Cao Bằng........................................................................................... 48
3.2.3. Tỷ lệ mang trùng Pasteurella ở trâu, bò khỏe theo theo lứa tuổi trên
địa bàn tỉnh Cao Bằng ..................................................................................... 49
3.2.4. Kết quả phân lập vi khuẩn Pasteurella từ bệnh phẩm gia súc nghi mắc
bệnh tụ huyết trùng tại Cao Bằng.................................................................... 50
3.2.5. Kết quả giám định một số đặc tính sinh vật - hoá học của các chủng
vi khuẩn Pasteurella phân lập được................................................................. 51
3.2.6. Xác định serotype kháng nguyên của các chủng P. multcida phân lập được 52
3.2.7. Xác định độc lực của các chủng P. multocida phân lập được .............. 53
3.2.8. Kết quả kiểm tra tính mẫn cảm của vi khuẩn P. multocida phân lập
được với một số loại kháng sinh và hóa dược ................................................ 55

3.3. Kiểm tra an toàn của hai loại vắc xin trên chuột thí nghiệm ................... 57
3.4. Xác định tình trạng miễn dịch chủ động tự nhiên đối với bệnh tụ huyết
trùng của trâu, bò trong ổ dịch cũ ................................................................... 58
3.5. Đánh giá đáp ứng miễn dịch của trâu, bò sau khi tiêm vắc xin phòng
bệnh tụ huyết trùng 1 tháng; 2 tháng; 4 tháng và 6 tháng............................... 60
3.6. Lựa chọn vắc xin và đề xuất biện pháp khống chế bệnh tụ huyết trùng
trâu, bò tại Cao Bằng....................................................................................... 66
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 67
1. Kết luận ....................................................................................................... 67
2. Đề nghị ........................................................................................................ 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 70
I. Tài Liệu tham khảo trong nước ................................................................... 70
II. Tài liệu tham khảo ngoài nước ................................................................... 74


86
vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 3.1. Kết quả điều tra tình hình bệnh tụ huyết trùng gia súc tại Cao Bằng
từ năm 2008 - 2011 ............................................................................... 36
Bảng 3.2. Tình hình mắc bệnh tụ huyết trùng của đàn trâu bò tại Cao Bằng từ
năm 2008 đến năm 2011....................................................................... 38
Bảng 3.3. Tần xuất xuất hiện dịch tụ huyết trùng trâu bò tại Cao Bằng......... 40
Bảng 3.4. Kết quả xác định tỷ lệ trâu bò mắc bệnh, chết do bệnh tụ huyết
trùng theo mùa vụ tại Cao Bằng ........................................................... 41
Bảng 3.5. Kết quả theo dõi triệu chứng lâm sàng ở trâu, bò mắc bệnh .......... 45
Bảng 3.6. Kết quả phân lập vi khuẩn Pasteurella multocida từ dịch ngoáy mũi

của trâu bò khoẻ .................................................................................... 46
Bảng 3.7. Tỷ lệ mang trùng Pasteurella ở trâu, bò khỏe theo tính biệt trên địa
bàn tỉnh Cao Bằng................................................................................. 48
Bảng 3.8. Tỷ lệ mang trùng Pasteurella ở trâu, bò khỏe theo tuổi trên địa bàn
tỉnh Cao Bằng ....................................................................................... 49
Bảng 3.9. Kết quả phân lập Pasteurella từ bệnh phẩm gia súc nghi mắc bệnh
tụ huyết trùng ........................................................................................ 50
Bảng 3.10. Kết quả giám định một số đặc tính sinh vật, hoá học của vi khuẩn
Pasteurella phân lập được từ dịch ngoáy mũi....................................... 51
Bảng 3.11. Kết quả giám định một số đặc tính sinh vật, hoá học của vi khuẩn
Pasteurella phân lập được từ bệnh phẩm .............................................. 51
Bảng 3.12. Kết quả xác định serotype kháng nguyên của các chủng P.
multocida phân lập được....................................................................... 52
Bảng 3.13. Kết quả thử độc lực của các chủng P. multocida phân lập được từ
dịch ngoáy mũi...................................................................................... 53


87
viii

Bảng 3.14. Kết quả thử độc lực của các chủng P. multocida phân lập được từ
bệnh phẩm............................................................................................. 53
Bảng 3.15. Kết quả thử tính mẫn cảm với kháng sinh của các chủng P.
multocida phân lập từ dịch ngoáy mũi ................................................. 55
Bảng 3.16. Kết quả thử tính mẫn cảm với kháng sinh của các chủng P.
multocida phân lập từ bệnh phẩm......................................................... 56
Bảng 3.17. Kết quả kiểm tra an toàn và hiệu lực của các loại vắc xin sử dụng
............................................................................................................... 57
Bảng 3.18. Kết quả xác định hiệu giá kháng thể trong huyết thanh của trâu, bò
tiêm vắc xin tụ huyết trùng sau 1 tháng................................................ 59

Bảng 3.19. Kết quả xác định hiệu giá kháng thể trong huyết thanh của trâu, bò
tiêm vắc xin tụ huyết trùng sau 1 tháng................................................ 61
Bảng 3.20. Kết quả xác định hiệu giá kháng thể trong huyết thanh của trâu, bò
tiêm vắc xin tụ huyết trùng sau 2 tháng................................................ 62
Bảng 3.21. Kết quả xác định hiệu giá kháng thể trong huyết thanh của trâu, bò
tiêm vắc xin tụ huyết trùng sau 4 tháng................................................ 63
Bảng 3.22. Kết quả xác định hiệu giá kháng thể trong huyết thanh của trâu, bò
tiêm vắc xin tụ huyết trùng sau 6 tháng................................................ 64


ix
88

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ đồ phân lập vi khuẩn Pasteurella multocida .............................. 33
Hình 3.1. Hiệu giá kháng thể của trâu bò sau 1; 2; 4 và 6 tháng tiêm vắc xin tụ
huyết trùng ..................................................................................... 65


1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Chăn nuôi trâu bò ở Việt Nam trong những năm qua đã có những bước
phát triển đáng kể nhằm cung cấp thịt sữa cho nhu cầu thực phẩm của người
dân; sức kéo cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và cung
cấp nguyên vật liệu cho công nghiệp chế biến, đáp ứng nhu cầu ngày càng
tăng của xã hội. Bên cạnh sự phát triển đó, ngành chăn nuôi trâu bò luôn phải
đối mặt với các bệnh truyền nhiễm và bệnh ký sinh trùng, trong đó có bệnh

Tụ huyết trùng trâu bò.
Bệnh tụ huyết trùng trâu, bò thể bại huyết (Hemorrhagic Septicemia) là
một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, xảy ra ở hầu hết các lứa tuổi trâu,
bò. Hàng năm trên địa bàn các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta, các báo cáo về
tình hình bệnh tụ huyết trùng xảy ra ở trâu, bò đã cho thấy những thiệt hại
kinh tế to lớn. Theo các bào cáo tổng kết công tác thú y hàng năm của các địa
phương và kết quả nghiên cứu của Đặng Xuân Bình và cs (2010) [2]; tại tỉnh
Hà Giang năm 2008 đã có 276 trâu, 157 bò chết vì bệnh tụ huyết trùng; tương
tự như vậy, tại tỉnh Cao Bằng trong năm 2008 đã có 455 trâu, bò chết và năm
2009 có gần 400 trâu bò chết do bệnh tụ huyết trùng.
Để khống chế bệnh, cho đến nay đã có một số loại vắc xin tụ huyết
trùng trâu, bò được các cơ quan nghiên cứu, chế tạo, sử dụng để tiêm phòng
cho trâu, bò nhưng bênh vẫn liên tục xảy ra, đặc biệt trên địa bàn các tỉnh
miền núi phía Bắc. Đinh Duy Kháng và cs (2000) [14] cho biết: Việc tiếp tục
phân lập xác định vi khuẩn Pasteurella là cần thiết để làm rõ đặc điểm dịch tễ
của bệnh để tìm ra quy luật lưu hành, tính gây bệnh của vi khuẩn để sản xuất
và ứng dụng vắc xin phù hợp trong từng vùng, hạn chế tiến tới thanh toán
bệnh. Lê Văn Tạo và cs (1998)[32] cũng khuyến cáo: Nên tiêm phòng bệnh tụ


2

huyết trùng trâu bò đạt tỷ lệ cao bằng vắc xin tương đồng kháng nguyên với
chủng vi khuẩn Pasteurella gây bệnh ở địa phương.
Về đáp ứng miễn dịch của một số loại vắc xin hiện đang được sử dụng
để phòng bệnh tụ huyết trùng trâu bò ở nước ta, Hoàng Xuân Nghinh và cs
(2004) [22] trao đổi: Hiện nay ở Việt Nam có hai loại vắc xin sản xuất trong
nước được các địa phương sử dụng. Tuy nhiên tỷ lệ trâu bò mắc bệnh và chết
vẫn không ngừng gia tăng dẫn tới chúng ta phải suy nghĩ xem có phải chất
lượng kháng nguyên trong vắc xin chưa được chuẩn hoá hay đặc tính kháng

nguyên của vi khuẩn Pasteurella ở mỗi vùng có sự khác nhau.
Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn sản xuất, căn cứ vào cơ sở khoa học
và năng lực của cơ quan nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành đề tài “Xác định
một số đặc tính sinh học của vi khuẩn Pasteurella multocida gây bệnh tụ
huyết trùng trâu, bò tại Cao Bằng và lựa chọn vắc xin phòng bệnh”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định đặc điểm dịch tễ bệnh tụ huyết trùng trâu bò tại các huyện,
thị xã thuộc tỉnh Cao Bằng.
- Khảo sát sự lưu hành vi khuẩn Pasteurella multocida ở trâu, bò khỏe
và trâu, bò nghi mắc bệnh tụ huyết trùng.
- Giám định đặc tính sinh vật hóa học, yếu tố gây bệnh và serotype
kháng nguyên của vi khuẩn Pasteurella multocida phân lập được.
- Đánh giá mức độ tương đồng giữa kháng nguyên trong vắc xin phòng
bệnh tụ huyết trùng trâu, bò và kháng nguyên vi khuẩn Pasteurella phân lập
được ở trên thực địa.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
* Ý nghĩa khoa học:
- Bổ sung tư liệu về đặc điểm dịch tễ bệnh tụ huyết trùng trâu, bò.
- Bổ sung tư liệu về kết quả phân lập, giám định đặc tính sinh vật hóa


3

học, yếu tố độc lực và kết quả xác định serotype kháng nguyên của vi khuẩn
Pasteurella multocida phân lập được bằng kỹ thuật PCR (Polymerase Chain
Reaction).
* Ý nghĩa thực tiễn:
- Cung cấp tư liệu thực tế về serotype kháng nguyên vi khuẩn
Pasteurella multocida trên thực địa tại Cao Bằng.
- Cơ sở để lựa chọn vắc xin phòng bệnh tụ huyết trùng trâu, bò có khả

năng bảo hộ cao.
- Góp phần khống chế bệnh tụ huyết trùng ở trâu, bò Cao Bằng và trên
địa bàn các tỉnh miền núi phía Bắc.
* Những điểm mới của đề tài
- Bổ sung một số đặc điểm dịch tễ về sự lưu hành của vi khuẩn
Pasteurella ở trâu, bò khỏe; xây dựng bản đồ dịch tễ bệnh tụ huyết trùng trên
địa bàn tỉnh Cao Bằng.
- Phân lập vi khuẩn Pasteurella multocida từ những trâu, bò mắc bệnh tụ
huyết trùng, so sánh tự tương đồng về kháng nguyên với trâu bò khỏe mang trùng.
- Xác định tình trạng miễn dịch chủ động tự nhiên đối với kháng
nguyên vi khuẩn Pasteurella multocida của trâu, bò trong ổ dịch.
- Đánh giá sự an toàn và khả năng đáp ứng miễn dịch của trâu, bò sau
khi tiêm một số loại vắc xin phòng bệnh tụ huyết trùng trâu, bò đang lưu hành
tại Việt Nam.
4. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Trâu, bò ở mọi lứa tuổi, vi khuẩn Pasteurella
multocida.
- Địa điểm nghiên cứu: Đề tài được thực hiện tại tỉnh Cao Bằng, Bộ
môn Công nghệ Vi sinh, Viện KHSS - Đại học Thái Nguyên, Viện Thú y
quốc gia, Trung tâm chẩn đoán thú y - Cục thú y Việt Nam.


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Tình hình bệnh tụ huyết trùng gia súc
1.1.1. Trên thế giới
Bệnh tụ huyết trùng được Bollinger phát hiện lần đầu tiên trên bò năm

1878 ở Munich (Đức). Những năm tiếp theo bệnh được phát hiện ở khắp mọi
nơi trên thế giới, trên nhiều loài gia súc, gia cầm. Năm 1885, Kitt đã phân lập
được vi khuẩn. Khi nghiên cứu vi khuẩn tụ huyết trùng gây bệnh ở các loài
gia súc, các nhà khoa học thấy sự giống nhau về tính chất gây bệnh, tương
đồng kháng nguyên, nhưng khác nhau về tính gây bệnh cho các loài vật. Năm
1887, Trevisan đã đề nghị đặt tên cho vi khuẩn là Pasteurella để ghi nhớ công
lao của Louis Pasteur, người có nhiều đóng góp nghiên cứu phát hiện ra loại
vi khuẩn này (De Alwis, 1992) [50].
Vi khuẩn pasteurella gây bệnh cho nhiều loài gia súc nên tên của chúng
được gắn với tên của loài vật mà chúng gây bệnh:
Pasteurella suiseptica gây bệnh ở lợn
Pasteurella boviseptica gây bệnh ở bò
Pasteurella oviseptica gây bệnh ở dê, cừu
Pasteurella aviseptica gây bệnh ở gà…
Đến năm 1939, Rosenbush và Merchant [79] đã đề nghị đặt tên cho vi
khuẩn này là Pasteurella multocida, để chỉ khả năng gây bệnh cho nhiều loài
vật của chúng, tên này đã được công nhận chính thức trên thế giới và sử dụng
cho đến ngày nay.
Lignieres (1900)[62] cho rằng: bệnh tụ huyết trùng có ít nhất ở 6 loài
vật nuôi khác nhau. Hai thuật ngữ chỉ bệnh là Haemorrhagic septicaemia và
Pasteurellosis được xem là đồng nghĩa. Tuy nhiên, gần đây theo qui ước của


5

tổ chức FAO (FAO/WHO/CIF, 1970), trong các tài liệu quốc tế về súc sản,
hai thuật ngữ này được dùng phân biệt, Haemorrhagic septicaemia dùng chỉ
bệnh do P. multocida thuộc serotype I Roberts gây ra, còn Pasteurellosis
dùng chỉ bệnh do vi khuẩn Pasteurella gây ra.
Ở Châu Á, bệnh tụ huyết trùng trâu, bò do P. multocida gây ra thường

ở hai thể chủ yếu: Nhiễm trùng máu - xuất huyết (Haemorrhagic septicaemia
- HS) và viêm phổi ở bò (Bovine pneumonic pasteurellosis).
Ngày nay, sau hơn một trăm năm kể từ khi phát hiện lần đầu, P.
multocida vẫn là nguyên nhân gây bệnh tụ huyết trùng cho nhiều loài gia súc
gia cầm. Tuy có tính thích nghi gây bệnh trên các loài vật khác nhau, nhưng
P. multocida đều có những đặc tính cơ bản giống nhau.
1.1.2. Ở Việt Nam
Bệnh tụ huyết trùng ở Việt Nam được phát hiện vào những năm cuối thế
kỷ 19: Cudamie thông báo về bệnh ở trâu thuộc tỉnh Bà Rịa và Long Thành
năm 1868, sau đó Gemain (1869) phát hiện bệnh ở Gò Công, Yersin phát hiện
bệnh ở ở các tỉnh miền Trung vào các năm 1889-1895. Năm (1901) Shein bằng
phương pháp phân lập và tiêm truyền qua động vật thí nghiệm đã xác nhận ổ
dịch ở trâu, bò xảy ra ở Tây Ninh là do vi khuẩn P. multocida (Phan Đình Đỗ
và Trịnh Văn Thịnh, 1958) [4]).
Theo Đoàn Thị Băng Tâm (1987)[31], tại Việt Nam bệnh thường xảy ra
ở Nam bộ và đặc biệt ở miền tây Nam bộ, vào những năm 1910, 1919, 1920,
1933, 1935 dịch xảy ra rất lớn và mạnh. Bệnh gây thiệt hại và lây lan nhiều
hơn ở những vùng đất trũng, thấp, khí hậu ẩm ướt. Bùi Quý Huy (1998) [11]
cũng cho biết: Trước đây bệnh tụ huyết trùng xảy ra mạnh ở các tỉnh phía
Nam và xảy ra lẻ tẻ ở các tỉnh phía Bắc. Trong những năm 70 có 80% số ổ
dịch tụ huyết trùng và 84% số thiệt hại gia súc do bệnh tụ huyết trùng thuộc
về các tỉnh ở phía Nam. Đến những năm 90 phân bố địa lý của bệnh nghiêng


6

về các tỉnh phía Bắc, số địa phương có dịch tụ huyết trùng cũng tăng lên
nhiều, hàng năm có 20 - 25 tỉnh thông báo có bệnh lưu hành.
Ở nước ta khí hậu nóng ẩm, mỗi miền Bắc - Trung - Nam có điều kiện
khí hậu và hệ sinh thái khác nhau. Các tác giả (Nguyễn Vĩnh Phước

(1978)[25], Nguyễn Ngã (1996)[21], Nguyễn Thiên Thu (1996)[34]) đã nhận
định bệnh tụ huyết trùng trâu, bò xảy ra thường trùng với những cơn mưa ở
từng vùng và kéo dài đến hết mùa mưa.
Nhiều tác giả cũng đã đi sâu nghiên cứu đặc tính sinh vật hoá học của
vi khuẩn P. multocida, phương pháp chẩn đoán, phân lập và chế tạo vắc xin
phòng bệnh.
Trần Xuân Hạnh và Tô Thị Phấn (2007)[8] tiến hành nghiên cứu một
số đặc tính của vi khuẩn P. multocida phân lập từ trâu, bò, lợn.
Phan Thanh Phượng (1986 - 1990)[28] đã nghiên cứu, chế tạo và sử
dụng vắc xin nhũ hoá bằng công nghệ lên men sục khí để phòng chống bệnh
tụ huyết trùng trâu, bò, lợn và gia cầm có nhiều ưu việt hơn vắc xin cũ.
Dương Thế Long (1995)[18] đã phân lập được vi khuẩn P. multocida
gây bệnh cho các loài vật nuôi (trâu, bò, lợn và gà) tại tỉnh Sơn La.
Nguyễn Ngã (1996)[21], Nguyễn Thiên Thu (1996)[34] đã phân lập
được vi khuẩn P. multocida từ trâu, bò mang trùng ở khu vực miền Trung và
xác định tính tương đồng kháng nguyên của các chủng vi khuẩn phân lập
được với chủng vắc xin Iran.
Trong những năm gần đây đã có một số nghiên cứu về bệnh tụ huyết
trùng như Bùi văn Dũng (2000) [3] nghiên cứu tình hình bệnh tụ huyết trùng
và vi khuẩn P. multocida phân lập từ dịch ngoáy mũi trâu, bò khỏe ở tỉnh Lai
Châu. Hoàng Đăng Huyến (2004) [12] nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, các yếu
tố ảnh hưởng đến bệnh tụ huyết trùng trâu, bò ở Bắc Giang. Nguyễn Đăng
Minh (2005) [20] nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh THT và xác định


7

tỷ lệ mang trùng Pasteurella ở đàn trâu, bò tỉnh Hà Tây. Đỗ Ngọc Thúy và cs
(2007) [35] đã ứng dụng kỹ thuật PCR để xác định Type các chủng vi khuẩn
P. multocida phân lập từ vật nuôi.

1.2. Dịch tễ học bệnh tụ huyết trùng
1.2.1. Nguồn bệnh và phương thức lây lan
Nguồn lây bệnh tụ huyết trùng là những trâu, bò, lợn và gia cầm bị
bệnh và mang trùng.
Trong cơ thể gia súc khỏe mạnh, P. multocida ở một điều kiện nhất
định, vi khuẩn thường tồn tại ở đường hô hấp trên của vật chủ, đây không
phải là quan hệ cộng sinh. Khi sức đề kháng của cơ thể giảm, vi khuẩn tăng
độc lực và tác động gây bệnh.
Cho đến nay không rõ là vi khuẩn tồn tại bằng cách truyền lần lượt
trong một số dãy cá thể của một quần thể hay nó còn tồn tại lâu dài một số
con. Có nhiều cách lây bệnh khác nhau: Nhiễm qua đường hô hấp, đường tiêu
hóa, qua vết xước trên da, bệnh có thể lây từ con ốm sang con khỏe qua tiếp
xúc. Bệnh lây lan do việc giết mổ gia súc ốm, chó mèo và một số côn trùng
hút máu như ruồi, mòng… cũng có thể là vật môi giới truyền mầm bệnh đi xa
(Nguyễn Vĩnh Phước, 1978) [25]. Trong giai đoạn đầu của bệnh, khi con vật
còn đi lại được, vi khuẩn từ nước dãi, phân, nước tiểu được bài ra xung
quanh. Ổ dịch rộng hay hẹp tùy theo điều kiện tồn tại của vi khuẩn và sức
miễn dịch của đàn (Phan Thanh Phượng, 1994) [29].
1.2.2. Loài mắc bệnh
Trong tự nhiên hầu hết các loài gia súc, gia cầm, loài có vú và loài chim
đều mẫn cảm với bệnh. Theo Lignieres (1900) [62] ít nhất có 6 dạng bệnh tụ
huyết trùng khác nhau: Ở gà, trâu, bò, lợn, cừu, dê, ngựa và chó, cả 6 dạng
bệnh này đều thấy ở thỏ. Bệnh thấy ở trâu, bò, lợn, thỏ, chó, mèo, hươu, ngựa,
chồn, khỉ, dê và cừu (Carter, 1959[44]). Bệnh còn thấy ở bò rừng, nai, sơn


8

dương, lợn rừng, thỏ rừng, voi, lạc đà và báo tuyết ở Hymalaya (De Alwis,
1982[48]). Nhiều tác giả đã khẳng định: Nơi nào có bệnh tụ huyết trùng trâu,

bò thì ở đó người ta cũng phát hiện bệnh này ở động vật hoang dã.
De Alwis (1982) [48] cho rằng loài vật cảm nhiễm mạnh nhất đối với
bệnh tụ huyết trùng là trâu, bò trong đó trâu mẫn cảm hơn bò. Tỷ lệ mắc bệnh
và tỷ lệ chết của các loài vật với bệnh tụ huyết trùng trâu, bò phụ thuộc vào
rất nhiều yếu tố như mức độ cảm nhiễm của vùng, mức độ bùng nổ của các vụ
dịch trước đó, mức độ miễn dịch toàn đàn, đặc biệt phụ thuộc vào lứa tuổi
mắc bệnh.
Ở Việt Nam, trâu dễ bị nhiễm và mắc bệnh nặng hơn bò. Trâu, bò rừng
cũng mắc bệnh (Đoàn Thị Băng Tâm, 1987) [31]. Trâu thường chết khi gặp
thể quá cấp hoặc cấp tính.
1.2.3. Tuổi mắc bệnh
De Alwis (1984)[49] cho biết mức độ cảm nhiễm của động vật non mạnh
hơn động vật già, kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy ở bò và trâu tỷ lệ mắc
bệnh ở lứa tuổi dưới 6 tháng là 3,5%, trong khi đó trâu, bò ở lứa tuổi từ 6 tháng
đến 2 năm là 30 - 32%, ngược lại trâu, bò trên 2 năm tuổi tỷ lệ mắc bệnh chiếm
từ 3 - 5% toàn đàn. Nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ chết của trâu, bò trong mỗi ổ
dịch là 84 và 91% tập trung vào lứa tuổi 6 tháng đến 18 tháng.
Bệnh xảy ra ở hầu hết các lứa tuổi, những con đang bú mẹ ít mắc hơn
những con trưởng thành. Trâu, bò 1-3 tuổi dễ mắc hơn trâu bò già và khi mắc
thì tỷ lệ chết cao hơn. Trâu bò càng béo, khỏe, trẻ càng dễ mắc bệnh và tỷ lệ
chết cao. Bê, nghé dưới 6 tháng tuổi ít mắc bệnh (Bùi Quý Huy, 1998) [11].
Cao Văn Hồng (2002) [9] tại Đắk Lắk cũng cho thấy lứa tuổi cảm nhiễm với
bệnh nhất là dưới 36 tháng tuổi. Hoàng Đăng Huyến (2004) [12] cho biết tại
Bắc Giang trâu, bò nhỏ hơn 2 năm tuổi mẫn cảm với bệnh nhất.


9

1.2.4. Mùa vụ phát bệnh
Bệnh tụ huyết trùng phụ thuộc rất lớn vào thời tiết, khí hậu. Mustafa và

cs (1978)[64 ] nghiên cứu về ảnh hưởng của mùa vụ tới bệnh tụ huyết trùng
đã nhận xét bệnh thường liên quan tới điều kiện khí hậu ẩm ướt.
Theo Yeo và Mukhtar (1992)[83] khi nghiên cứu dịch tễ học bệnh tụ
huyết trùng phải quan tâm đến điều kiện thời tiết, khí hậu và địa lý của từng
vùng vì những yếu tố này ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của mầm
bệnh trong môi trường sinh sống của động vật cảm nhiễm.
Mùa phát bệnh tụ huyết trùng ở các nước Châu Á tập trung vào các
tháng và mùa khác nhau trong năm. Ở Lào bệnh phát ra từ tháng 4 đến tháng
8; Ở Pakistan bệnh xảy ra rải rác quanh năm song thường ở tháng 4 đến tháng
6 hàng năm (FAO, 1991[54]). Ở đảo Java (Indonesia) bệnh xuất hiện vào cuối
mùa khô, đầu mùa mưa (Natalia và cs, 1992[71]), bệnh xảy ra các tháng 8, 9
ở Malaysia (Yeo và Mukhtar, 1992[83]).
Yeo và Mukhtar (1992)[83] theo dõi dịch tễ bệnh tụ huyết trùng trâu,
bò ở đảo Sabah Malaysia từ 1983 - 1991 cho biết số lượng ổ dịch và số lượng
trâu, bò chết hàng năm ở các huyện rất khác nhau: Một số huyện xảy ra dịch
từ tháng giêng đến tháng 3, trong khi phần lớn lại xảy ra dịch từ tháng 7 đến
tháng 11. Từ số liệu theo dõi của mình, tác giả đã so sánh giữa 2 vùng trong
cùng một đất nước về loài vật mắc bệnh, tuổi mắc bệnh, thời gian xảy ra bệnh
và cho rằng sở dĩ có sự khác nhau này là do điều kiện thời tiết khí hậu có sự
khác nhau giữa 2 vùng, đồng thời phương thức chăn nuôi giữa 2 vùng cũng
khác nhau. Từ những kết quả nghiên cứu trên cho thấy tại từng địa phương,
từng quốc gia khi nghiên cứu về dịch tễ học bệnh tụ huyết trùng trâu, bò phải
quan tâm đến điều kiện thời tiết, khí hậu và địa lý của từng vùng, vì những
yếu tố này ảnh hưởng tới sự tồn tại, phát triển của mầm bệnh trong môi
trường sinh sống của động vật cảm nhiễm


10

Ở nước ta bệnh xuất hiện ở khắp nơi, có khi chỉ là những ổ dịch nhỏ, lẻ

tẻ nhưng bắt đầu vào mùa mưa, khí hậu nóng ẩm thì bệnh lây lan thành dịch,
bởi nhiệt độ ẩm của mùa mưa tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của
mầm bệnh (Nguyễn Vĩnh Phước, 1978) [25]. Bùi Quý Huy (1998) [11] cho
biết ở miền Bắc bệnh xảy ra quanh năm nhưng tập trung vào các tháng mưa
nhiều từ tháng 7 đến tháng 9, ở miền Nam bệnh xảy ra mạnh sau khi mưa và
nắng từ tháng 4 đến tháng 10. Theo Nguyễn Đăng Minh (2005) [20] bệnh tụ
huyết trùng xảy ra rải rác quanh năm tập trung từ tháng 3 đến tháng 8, vào các
tháng đầu mùa mưa của vụ hè thu, cao nhất là tháng 5, 6 vì đây là các tháng
nắng nóng, nhiệt độ cao, ẩm độ cao.
1.2.5. Vùng phát bệnh
Các nghiên cứu đều cho thấy bệnh tụ huyết trùng thường xảy ra ở những
vùng đất trũng, khí hậu nóng và ẩm ướt. Theo Phan Đình Đỗ và Trịnh Văn
Thịnh (1958)[4] bệnh thường xảy ra ở vùng ẩm thấp, khí hậu nóng ẩm, mưa
nhiều, đặc biệt là đầu mùa mưa. Điều kiện tự nhiên, khí hậu và phương thức
chăn nuôi cũng ảnh hưởng đến quá trình lây lan và phát sinh bệnh. Đặc biệt ở
những vùng đất trũng, ẩm thấp, lầy lội, bị ngập lụt, có nhiều ruộng nước, nhiều
kênh rạch, bệnh thường xảy ra và lây lan mạnh làm chết nhiều gia súc (Đoàn Thị
Băng Tâm, 1987[31]). Năm 1990 riêng ba tỉnh Sơn La, Hoàng Liên Sơn, Bắc
Thái số ở dịch tụ huyết trùng gia súc chiếm 60% và trong đó có tới 70% số gia
súc chết so với toàn miền Bắc (Bùi Quý Huy, 1998[11]). Đỗ Văn Được
(2003)[6] cho biết ở Lạng Sơn vùng núi đất, có độ dốc lớn, nhiệt độ thấp, ẩm độ
cao, tập quán chăn nuôi còn lạc hậu, chăn thả tự do thì tỷ lệ bị nhiễm bệnh và
chết cao. Theo Hoàng Đăng Huyến (2004) [12] ở Bắc Giang những vùng đồi núi
thấp tỷ lệ mắc bệnh và chết do tụ huyết trùng cao. Nguyễn Văn Minh (2005)[20]
thông báo ở Hà Tây tỷ lệ trâu, bò ốm chết vì bênh tụ huyết trùng ở vùng đồi, bán
sơn địa cao hơn so với vùng chiêm trũng và vùng đồng bằng.


11


Ở những vùng mà phương thức chăn nuôi còn thả rông, không có
người chăm sóc, không làm chuồng nuôi nhốt, để gia súc ở những nơi bùn
lầy, ngập nước, vệ sinh, chăm sóc, nuôi dưỡng kém thì khả năng xảy ra bệnh
cao. Ngoài ra, trình độ dân trí thấp, nhận thức của người dân về công tác
phòng chống bệnh chưa cao, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc
phòng chống dịch bệnh còn nhiều khó khăn… cũng không tránh khỏi việc
dịch bệnh thường xuyên xảy ra.
1.3. Đặc tính sinh học của mầm bệnh
1.3.1. Phân loại
Giống Pasteurella có nhiều loài, căn cứ vào tính chất gây bệnh cho
các loài động vật, người ta chia giống Pasteurella thành 3 loài, trong đó loài
gây bại huyết, xuất huyết cho gia súc, gia cầm là Pasteurella multocida và với
từng giống gia súc, gia cầm khác nhau bệnh tụ huyết trùng lại do các serotype
khác nhau gây ra.
Theo phân loại của Bergey (1994) [41 ], Pasteurella spp thuộc:
- Bộ (order) Eubacteriales
- Họ (family) Parvobacteriaceae
- Tộc (tribe) Pasteurellceae
- Giống (genus) Pasteurella
1.3.2. Hình thái và đặc tính nuôi cấy
Vi khuẩn P. multocida có dạng cầu -trực khuẩn, bắt màu Gram âm (-),
kích thước 0,25-0,4 × 0,4-1,5 µm, vi khuẩn có thể đứng riêng lẻ, thành đôi
hoặc thành chuỗi, có giáp mô, không sinh nha bào, không có lông, không di
động, bắt màu lưỡng cực (Nguyễn Như Thanh và cs, 2001) [33].
Theo Carter (1967)[46] có mối liên quan về tính đa dạng của vi khuẩn
khi phát triển trong điều kiện thiếu O2. Vi khuẩn thường đồng nhất trong máu
động vật. Trong môi trường nhân tạo vi khuẩn thường đa hình dạng, hình


12


trứng, hình cầu...Tác giả còn nhận thấy khi nuôi cấy nhiều lần trong môi
trường nhân tạo, chiều dài của vi khuẩn tăng lên.
Trong cơ thể gia súc mắc bệnh hoặc nuôi cấy trong môi trường có
huyết thanh hoặc máu vỡ, vi khuẩn hình thành giáp mô nhưng khi nhuộm khó
thấy. Khi nhuộm tiêu bản bệnh phẩm, Pasteurella multocida bắt màu sẫm ở
hai đầu, còn ở giữa không bắt màu hoặc bắt màu nhạt hơn so với hai đầu nên
người ta gọi Pasteurella multocida là vi khuẩn lưỡng cực. Nguyên nhân này
là do nguyên sinh chất của vi khuẩn dồn về 2 đầu.
Trong canh khuẩn vi khuẩn có hình trứng, hình cầu đứng riêng lẻ hay
thành chuỗi ngắn. Trong canh khuẩn già vi khuẩn suy yếu, biến dạng thay đổi
hình thái như hình gậy dài, dùi cui, quả đấm, kích thước lớn hơn bình thường có
khi dài 2-3µm. Vi khuẩn không có lông, không di động không hình thành nha bào.
Pasteurella dễ nhuộm với thuốc nhuộm thông thường như anilin,
Methylen Bleu, Fuchsine và Giemsa.
Vi khuẩn P. multocida có thể nuôi cấy ở nhiều loại môi trường
như: Môi trường nước thịt, môi trường thạch thường. Theo (Seleim R. S.
(2005) [80], để vi khuẩn P. multocida phát triển tốt trên môi trường nhân tạo
cần thêm một số chất như: cystein, glutamic axit, leucine, methionine, muối
vô cơ, nicotinamide, pantothenate, thiamine và đường. Trong đó leucin tác
dụng kích thích tăng trưởng. Trên các môi trường nuôi cấy thông thường vi
khuẩn phát triển kém, vi khuẩn phát triển tốt hơn trên môi trường nuôi cấy có
bổ sung 5-10% huyết thanh hoặc máu động vật.
P. multocida là vi khuẩn hiếu khí và yếm khí tùy tiện, ưa kiềm nhẹ,
pH=7,2-7,4, có thể nuôi cấy ở nhiệt độ từ 130C đến 380C, thích hợp nhất là 370C
Trên các môi trường nuôi cấy thông thường vi khuẩn phát triển kém. Vi
khuẩn phát triển tốt hơn trên môi trường nuôi cấy có bổ sung thêm 5-10 %
huyết thanh hoặc máu động vật.



13

Trên môi trường nước thịt: Sau khi cấy 24h ở nhiệt độ 37oC vi khuẩn
làm đục môi trường, đáy ống có cặn nhày, lắc có hiện tượng vẩn như sương
mù rồi lại mất, có khi sinh ra một màng mỏng trên mặt môi trường. Môi
trường có mùi đặc biệt giống mùi tanh của nước dãi khô. Theo Carter,
(1952)[42] mùi tanh đặc trưng rõ nhất ở pha phát triển nhanh, để lâu mùi tanh
giảm dần (trong môi trường nước thịt P. multocida phát triển theo 4 pha: Pha
chậm, pha phát triển nhanh, pha cân bằng và pha suy thoái)
Trên môi trường thạch thường: Vi khuẩn hình thành khuẩn lạc dạng S,
nhỏ long lanh như giọt sương, mặt khuẩn lạc vồng. Nuôi cấy lau khuẩn lạc có
màu trắng ngà dính vào môi trường.
Theo Carter (1955)[43], Namioka và Murata (1961a, b)[67], [68] trên
môi trường thạch P. multocida có thể tạo thành 3 dạng khuẩn lạc:
+ Khuẩn lạc dạng S (Smooth): Có rìa gọn, bóng láng, có dung quang
mạnh và có độc lực mạnh.
+ Khuẩn lạc dạng M (Mucoid): Nhày, ướt, có kích thước lớn nhất, bề
mặt khuẩn lạc ẩm ướt, có dung quang yếu, độc lực trung bình.
+ Khuẩn lạc R (Rough): Có rìa xù xì, thường không có dung quang,
độc lực yếu.
Tính biến dạng của vi khuẩn này rất lớn khi cấy chuyển qua môi trường
dinh dưỡng nhiều lần hoặc tiêm qua động vật. Từ dạng S chúng có thể chuyển
sang dạng R hoặc M và ngược lại. Tính biến dạng này đặc biệt rõ khi nuôi cấy
vi khuẩn trên môi trường dinh dưỡng có các loại đường mà chúng lên men.
Trong những môi trường đó chúng xếp thành từng chuỗi.
Trên môi trường thạch máu hay BHI có bổ sung máu: Vi khuẩn phát
triển mạnh, không gây dung huyết, kích thước khuẩn lạc lớn hơn trên môi
trường thạch thường, có màu tro xám, hình giọt sương và có mùi tanh nước



14

dãi khô rất đặc trưng cho vi khuẩn tụ huyết trùng. Đặc điểm này rất dễ nhận ra
và được nhiều tác giả công nhận như một đặc điểm để chẩn đoán.
Theo Namioka và murata (1961c)[69] YPC (Yeast extract Pepton- LCystin) có thêm Sucrose và sodium sulfite là môi trường nuôi cấy tốt nhất cho
vi khuẩn P. multocida, môi trường giúp cho sự tái tạo giáp mô của vi khuẩn
và cũng là môi trường phân lập, giữ giống và nhân giống.
Trên môi trường thạch có huyết thanh và huyết cầu tố: Đây là môi
trường đặc biệt dùng để phân lập, giám định và xác định độc lực của vi khuẩn
Pasteurella. Trên môi trường này vi khuẩn phát triển thành những khuẩn lạc
đặc biệt, có hiện tượng phát huỳnh quang khi xem khuẩn lạc bằng kính hiển
vi có hai thị kính với độ phóng đại thấp (khoảng 20 lần) và góc phản quang
của ánh sáng đèn điện là 45o. Những khuẩn lạc dạng S từ canh trùng thường
mới có tính dung quang. Khuẩn lạc dạng M và R không có đặc điểm nói trên.
Tuỳ theo độc lực của vi khuẩn mà màu sắc huỳnh quang của khuẩn lạc
khác nhau:
+ Nếu vi khuẩn có độc lực cao: Khuẩn lạc có màu xanh lơ, xanh lá mạ
chiếm 2/3 diện tích khuẩn lạc về phía đèn, còn 1/3 diện tích khuẩn lạc là màu
vàng kim loại, khuẩn lạc này gọi là Fg (Greenish Fluorescent).
+ Nếu vi khuẩn có độc lực vừa: Khuẩn lạc màu xanh lơ ít hơn diện
tích màu vàng da cam, khuẩn lạc loại này là Fo (Orange Fluorescent).
+ Nếu vi khuẩn có độc lực yếu: Khuẩn lạc của chúng không có hiện
tượng phát quang, khuẩn lạc loại này là Nt (Not Fluorescent). Khuẩn lạc nhỏ
tròn trong.
Hiện tượng phát huỳnh quang của khuẩn lạc xem rõ khi nuôi cấy sau
24h. Nếu để lâu sau 72h thì huỳnh quang sẽ mất đi. Theo Smith (1990)[81]
đặc tính dung quang này còn có quan hệ chặt chẽ với sự tạo vỏ của vi khuẩn


15


tụ huyết trùng. Dựa vào tính chất này, có thể chọn những chủng tụ huyết trùng
có tính kháng nguyên và miễn dịch cao.
Như vậy, vi khuẩn tụ huyết trùng có thể phát triển trên nhiều loại môi
trường, song có một số loại môi trường được các tác giả cho là thích hợp để
sản xuất kháng nguyên tụ huyết trùng, đó là: Môi trường YPC, môi trường
BHI và môi trường Hottinger cải tiến. Cần lưu ý là khi cấy chuyển trên môi
trường nhân tạo nhiều lần, vi khuẩn tụ huyết trùng có sự biến đổi về khả năng
mọc, đặc điểm hình thái và giáp mô cũng như sự tạo khuẩn lạc, đồng thời có
sự thay đổi về độc lực, thay đổi về tính kháng nguyên của chủng nuôi cấy.
1.3.3. Đặc tính sinh hóa
Lignière đã phát hiện một số đặc tính sinh vật hoá học của vi khuẩn tụ
huyết trùng từ những năm đầu của thế kỷ XX Theo thời gian, nhiều công trình
nghiên cứu về đặc tính sinh hoá của vi khuẩn P. multocida đã được công bố.
Các tác giả thống nhất về một số đặc tính sinh hoá cơ bản của vi khuẩn tụ
huyết trùng như sau:
- Dương tính trong các phản ứng indole, khử nitrat, catalase,
Oxidase.
- Phân giải lên men các loại đường glucose, galactose, saccarose,
mannose và levulose.
- Không lên men đường lactose, maltose, ducitol và rafinose
Rosenbusch và Merchant (1939) [79] nghiên cứu 113 chủng tụ huyết
trùng về các phản ứng phân giải arabinose, xylose và ducitol, chia vi khuẩn
thành 3 nhóm.
- Nhóm 1: Gồm các vi khuẩn phân giải arabinose và ducitol, không
phân giải Xylose. Những chủng này phân lập từ gia cầm.
- Nhóm 2: Gồm những chủng phân giải xylose, không phân giải
arabinose và ducitol. Những chủng này phân lập từ động vật có vú.



×