Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Học Và Kỹ Thuật Cắt Tỉa Tạo Hình Cho Giống Lê Tai Nung 6 Trồng Tại Bắc Hà - Lào Cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (480.82 KB, 78 trang )

1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------oOo-----------

NGUYỄN CHIẾN TRANH

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ KỸ THUẬT CẮT TỈA
TẠO HÌNH CHO GIỐNG LÊ TAI NUNG 6 TRỒNG TẠI
BẮC HÀ - LÀO CAI

Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số: 60.62.01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Lương Văn Hinh
2. PGS. TS. Ngô Xuân Bình

Thái nguyên, 2010


i
2

MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các từ và cụm từ viết tắt


Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 9
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài................................................................... 11
2.1. Mục đích của đề tài .................................................................................. 11
2.2. Yêu cầu của đề tài .................................................................................... 11
Chương 1: TỔNG QUAN............................................................................. 12
1.1. Nguồn gốc phân loại cây lê..................................................................... 12
1.1.1. Nguồn gốc ............................................................................................. 12
1.1.2. Phân loại................................................................................................ 12
1.2 Giới thiệu chung về cây lê ........................................................................ 12
1.2.1. Đặc điểm thực vật học .......................................................................... 12
1.2.2. Yêu cầu về sinh thái.............................................................................. 13
1.2.2.1. Nhiệt độ, độ cao ................................................................................. 13
1.2.2.2. Lượng mưa và độ ẩm ......................................................................... 14
1.2.2.3. Đất đai ................................................................................................ 14
1.3. Tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ lê trên thế giới và Việt Nam .... 14
1.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lêiitrên thế giới ...................................... 14
1.3.2. Sản xuất và tiêu thụ lê ở Việt Nam ....................................................... 15
1.4. Tình hình nghiên cứu về cây lê trên thế giới và Việt Nam...................... 15


3
1.4.1. Tình hình nghiên cúu về cây lê trên giới .............................................. 15
1.4.2. Tình hình nghiên cứu về cây lê ở Việt Nam......................................... 17
1.4.3. Nghiên cứu về công dụng và giá trị kinh tế của cây lê......................... 19
1.4.4. Giới thiệu một số giống lê ở Việt Nam................................................. 20
1.5. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai............... 24
1.5.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................. 24

1.5.2. Điều kiện kinh tế xã hội ........................................................................ 29
1.6. Thực trạng sản xuất cây ăn quả và cây lê của huyện Bắc Hà.................. 30
1.6.1. Thực trạng sản xuất cây ăn quả huyện Bắc Hà..................................... 30
1.6.2. Thực trạng sản xuất cây lê của huyện Bắc Hà...................................... 30
1.6.3. Thuận lợi, khó khăn và giải pháp trong sản xuất lê tại huyện Bắc Hà . 31
1.7. Những kết luận qua phần phân tích tổng quan ........................................ 32
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU...................................................................................................... 34
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 34
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 34
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................... 34
2.2. Nội dung nghiên cứu................................................................................ 34
2.3. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 34
2.3.1. Nội dung 1: Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học và tình hình sâu bệnh
hại của giống lê Tai Nung 6.................................................................. 34
2.3.1.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm: ......................................................... 34
2.3.1.2. Phương pháp theo dõi ........................................................................ 35
2.3.2. Nội dung 2: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng
iii
suất lê Tai Nung 6.................................................................................
37
2.3.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm ......................................................... 37
2.3.2.2. Các chỉ tiêu theo dõi........................................................................... 38


4

2.3.3. Kĩ thuật trồng và chăm sóc lê Tai Nung 6 áp dụng trong đề tài........... 39
2.4. Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................... 42
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................... 43

3.1. Kết quả nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của giống lê Tai Nung 6 ... 43
3.1.1. Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh thái của giống lê Tai Nung 6......... 43
3.1.2. Kết quả nghiên cứu về sự ra hoa, đậu quả, chất lượng qủa giống lê Tai
Nung 6................................................................................................... 51
3.1.3. Kết quả nghiên cứu về tình hình sâu bệnh hại trên giống lê Tai Nung 6 ...... 57
3.2. Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật ảnh hưởng đến khả năng
sinh trưởng, phát triển và năng suất của lê Tai Nung 6........................ 59
3.2.1. Ảnh hưởng của biện pháp vít cành đến đến khả năng sinh trưởng, phát
triển và năng suất lê Tai Nung 6........................................................... 59
3.2.2. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến khả năng sinh trưởng, phát triển
và năng suất lê Tai Nung 6 ................................................................... 67
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................................... 74
1. Kết luận ....................................................................................................... 74
1.1. Khả năng sinh trưởng, phát triển, sâu bệnh hại của giống lê Tai Nung 6. ....... 74
1.2. Biện pháp kỹ thuật vít cành hình ảnh hưởng đến năng suất chất lượng
giống lê Tai Nung 6. ............................................................................. 74
1.3 Biện pháp kỹ thuật cắt tỉa ảnh hưởng đến năng suất chất lượng của giống
lê Tai Nung 6. ....................................................................................... 75
2. Đề nghị ........................................................................................................ 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 76
Phụ lục
Một số hình ảnh minh họa


iv
5

DANH MỤC CÁC CHỮVIẾT TẮT
&




CC

Chiều cao

CD

Chiều dài

CTTN

Công thức thí nghiệm

CNTP

Công nghệ thực phẩm

ĐC

Đối chứng

ĐK

Đường kính

ĐHNN

Đại học Nông nghiệp


HH

Hữu hiệu

KHKT

Khoa học kỹ thuật

NXBNN

Nhà xuất bản Nông nghiệp

TB

Trung bình


6v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Sản lượng quả lê tại một số nước trên thế giới………………….....6
Bảng 3.1: Đặc điểm hình thái cây của các giống nghiên cứu......................... 43
Bảng 3.2: Đặc điểm hình thái lá các giống nghiên cứu .................................. 44
Bảng 3.3: Đặc điểm hình thái quả................................................................... 45
Bảng 3.4: Đặc điểm phát sinh đợt lộc xuân các giống nghiên cứu ................ 46
Bảng 3.5: Động thái tăng trưởng của các giống nghiên cứu .......................... 47
Bảng 3.6: Khả năng phân cành của các giống nghiên cứu ............................. 50
Bảng 3.7: Đặc điểm ra hoa, đậu quả và năng suất của các giống nghiên cứu..........51
Bảng 3.8: Đánh giá cảm quan chất lượng của quả lê...................................... 53

Bảng 3.9: Một số chỉ tiêu chất lượng quả ....................................................... 54
Bảng 3.10: Tình hình sâu hại trên giống lê Tai Nung 6.................................. 57
Bảng 3.11: Tình hình bệnh hại trên giống lê Tai Nung 6 ............................... 58
Bảng 3.12: Ảnh hưởng của biện pháp vít cành đến thời gian nở hoa............. 59
của giống lê Tai Nung 6.................................................................................. 59
Bảng 3.13: Ảnh hưởng của biện pháp vít cành đến tỷ lệ đậu quả .................. 61
của lê Tai Nung 6.................................................................................. 61
Bảng 3.14: Ảnh hưởng của biện pháp vít cành đến một số yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất lê Tai Nung 6................................................... 62
Bảng 3.15: Ảnh hưởng của biện pháp vít cành đến chất lượng quả............... 65
giống lê Tai Nung 6 ........................................................................................ 65
Bảng 3.16: Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến thời gian nở hoa................ 67
của giống lê Tai Nung 6.................................................................................. 67
Bảng 3.17: Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến tỷ lệ đậu quả của............... 68
lê Tai Nung 6 ........................................................................................ 68


vi
7
Bảng 3.18: Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến một số yếu tố cấu thành
Tai Nung 6....................................................................................................... 72
Bảng 3.19: Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến chất lượng của giống lê
năng suất và năng suất lê Tai Nung 6................................................... 70


vii
8

DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
Trang

Đô thị 1: Động thái tăng trưởng chiều cao cây lê Tai Nung 6....................... 48
Đồ thị 2: Động thái tăng trưởng đường kính gốc cây lê Tai Nung 6.............. 48
Đồ thị 3: Động thái tăng trưởng đường kính tán cây lê Tai Nung 6.............. 49
Đồ thị 4: Ảnh hưởng của biện pháp vít cành đến thời gian nở hoa ................ 60
Đồ thị 5: Ảnh hưởng của biện pháp vít cành đến tỷ lệ đậu quả...................... 62
Đồ thị 6: Ảnh hưởng của biện pháp vít cành đến các yếu tố cấu thành năng
suất…………………………………………………………………..63
Đồ thị 7: Ảnh hưởng của biện pháp vít cành đến trọng lượng quả và năng
suất quả/cây……………………………………………………………64
Đồ thị 8: Ảnh hưởng của biện pháp vít cành đến chất lượng quả .................. 66
Biều đồ 10: Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến năng suất.......................... 71
Đồ thị 9: Ảnh hưởng của biện pháp vít cành đến hàm lượng đường khử,
axit tổng số, hàm lượng tanin…………………………………………66


9

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây ăn quả có vai trò rất lớn trong đời sống, kinh tế và sản xuất nông
nghiệp của kinh tế hộ gia đình cũng như phát triển kinh tế của một vùng sinh
thái và cả đất nước. Cây ăn quả cung cấp nguồn dinh dưỡng quý giá cho con
người, sản xuất cây ăn quả không chỉ cung cấp lượng hàng hóa quả tươi cho
thị trường trong nước và xuất khẩu mà còn cung cấp nguyên liệu cho ngành
công nghiệp chế biến.
Lào Cai là một tỉnh miền núi có tiềm năng phát trển cây ăn quả ôn đới,
do nằm ở phía Bắc và có vùng núi cao trên 1000m so với mặt biển. Vùng cây
ăn quả ôn đới truyền thống của Lào Cai được tập trung ở các huyện: Bắc Hà,
Sa Pa, Mường Khương, Si Ma Cai và một số xã vùng cao của Bát

Xát…Nhưng điển hình nhất là ở Sa Pa, Bắc Hà với các giống nổi tiếng như:
Mận Tam Hoa, Đào vàng, Đào Pháp, Mận Hậu, Mận Tả Hoàng ly, Mận Trái
Tráng ly, Mận Tả van…. Trong nhiều thập kỷ qua Lào Cai đã nhập nội khá
nhiều chủng loại, giống cây ăn quả ôn đới: Táo, Đào, Mận,Lê Nho, Anh đào,
Kiwi….từ nhiều nước trên thế giới để trồng thử nghiệm với mục đích nâng
cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm quả ôn đới phục vụ nhu cầu ngày
càng cao của người tiêu dùng và tiến tới xuất khẩu [20].
Huyện Bắc Hà là một huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai có điều kiện tự
nhiên thích hợp cho nhiều loại cây ăn quả ôn đới sinh trưởng, phát triển như:
Mận, Đào, Lê, Hồng.... Trong những năm qua được sự hỗ trợ các chương
trình dự án như Dự án 661, dự án DANIDA, chương trình 135, 134,


10
30a…….của Chính phủ. Tỉnh Lào Cai đã có đề án giai đoạn 2006-2010 về
phát triển cây ăn quả, chú trọng nghiên cứu các tập đoàn cây ăn quả ôn đới
bản địa cũng như nhập nội của Pháp, Trung Quốc, Đài Loan, Australia….đã
nhập về một số giống cây ăn quả ôn đới để nghiên cứu và trồng khảo nghiệm
tại Bắc Hà và Sa Pa. Song để chọn được giống nhập nội có năng suất cao,
chất lượng tốt, rải vụ thu hoạch cho thị trường tiêu thụ thay thế dần cây Mận
Tam Hoa đã bị thoái hoá, năng suất, chất lượng giảm một cách rõ rệt đó là
một việc làm rất khó khăn không những của tỉnh Lào Cai mà cả một ngành
nông nghiệp trong lĩnh vực cây ăn quả ôn đới [18].
Cây lê (Pyrus pyrofolia Ham) là một trong những loại cây ăn quả quan
trọng nhất của các vùng ôn đới và á nhiệt đới. Cây lê ở Việt Nam được coi là
một trong những loại quả quý vì có mã quả đẹp, vị ngọt, chua, rất hợp với
khẩu vị của nhiều người, quả lê được dùng chính để ăn tươi ngoài ra còn có
thể chế biến thành các sản phẩm quý [19].
Trong tập đoàn cây ăn quả ôn đới nhập nội cây lê Tai Nung 6 (Đài
Loan) đã được trồng khảo nghiệm tại huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai từ tháng 8

năm 2002, hiện nay cây đã ra hoa, kết quả khá tốt từ năm 2004 đến nay. Qua
một quá trình nghiên cứu theo dõi sự sinh trưởng, phát triển, ra hoa, đậu quả
đến tháng 7/2010 đã được Bộ Nông nghiệp & PTNT có kết luận tốt đang hoàn
thiện hồ sơ đề nghị công nhận giống đặc cách. Trong quá trình trồng khảo
nghiệm sản xuất gần 50 ha chúng tôi đã đưa ra một số địa bàn như: một số xã
Bắc Hà, Sa Pa, Mường Khương, Bát Xát, Si Ma Cai, Thành phố Lào Cai [13],
[14].
Để có cơ sở khoa học xây dựng quy trình kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc
khi triển khai nhân rộng phục vụ sản xuất cây ăn quả tại Lào Cai chúng tôi


11
tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và kỹ
thuật cắt tỉa tạo hình cho giống lê Tai Nung 6 tại Bắc Hà - Lào cai”.
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích của đề tài
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, tình hình sâu bệnh hại của giống lê Tai
Nung 6 Đài Loan.
Nghiên cứu kỹ thuật cắt tỉa, tạo hình liên quan đến năng suất chất
lượng của giống lê Tai Nung 6 Đài Loan.
2.2. Yêu cầu của đề tài
Theo dõi được một số đặc điểm sinh sinh trưởng, phát triển, tình hình
sâu bệnh hại của giống lê Tai Nung 6 Đài Loan nhâp nội trồng tại huyện Bắc
Hà tỉnh Lào Cai.
Tiến hành được biện pháp kỹ thuật đốn tỉa, tạo hình tác động đến năng
suất, chất lượng của lê Tai Nung 6 làm cơ sở xây dựng quy trình kỹ thuật
trồng, chăm sóc để có hiệu quả kinh tế khi đưa giống lê Tai Nung 6 ra sản
xuất đại trà.
* Những đóng góp mới của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài khẳng định được cây lê Tai Nung 6 phù

hợp với sinh trưởng, phát triển và cho năng suất tại vùng sinh thái Bắc Hà.
Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần bổ xung vào quy trình kỹ thuật trồng
và chăm sóc cây lê Tai Nung 6 của tỉnh Lào Cai.


12

Chương 1
TỔNG QUAN

1.1. Nguồn gốc phân loại cây lê
1.1.1. Nguồn gốc
Cây lê có nguồn gốc từ Trung Quốc là cây rụng lá trong mùa đông, lá
cây lê tuỳ loại giống từ hình bầu dục đến hình mũi mác, màu xanh lá cây đậm
bóng ở mặt trên, hơi nhạt ở mặt dưới. Hoa lê màu trắng có 5 cánh hoa cánh
dài từ 2-3cm [11].
1.1.2. Phân loại
Cây lê có tên khoa học là (Pyrus pyrofolia Ham) tên tiếng Anh Pear,
tiếng Pháp Poirier thuộc họ Hoa hồng Roraceae được trồng khắp nơi trên thế
giới nhưng nhiều nhất là ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc,
Argentina… nơi có khí hậu ôn đới á nhiệt đới, Theo Bob Nisen và Alan
Georege độ lạnh của cây lê từ 400 – 1000 CU. Chính vì vậy lê là cây ăn quả
ôn đới, á nhiệt đới [2], [19].
1.2 Giới thiệu chung về cây lê
1.2.1. Đặc điểm thực vật học
- Thân: Cây lê thuộc loại thân gỗ, có trường hợp thân bụi, sống lâu
năm. Sau trồng 3-6 năm cho thu hoạch quả tuỳ giống và điều kiện canh tác.
Cây lê ghép sống hàng 100 năm.



13

- Cành: Cây lê phân cành vừa phải, những cây thực sinh có nhiều cành,
có thể cao 9-11 m, tán hình mâm xôi, đường kính tán rộng từ 7-13 m, đường
kính thân có thể đạt 30-40cm, độ cao phân cành từ 37-102 cm, cành cấp 1 có
góc phân cành 30-700.
- Lá: Lá lê hình mai rùa, hình elíp có răng cưa. Màu sắc lá tuỳ thuộc
vào giống, xanh vàng, xanh đậm. Chiều dài 10-14cm, chiều rộng 6-8 cm. Cây
lê là cây rụng lá mùa đông [9].
- Hoa: Lê ra hoa cuối tháng 3 đầu tháng 4 tuỳ giống, màu hoa trắng, khi
nở rộ tạo cảnh quan rất đẹp, lộc phát vào mùa xuân. Hoa lê màu trắng có 5
cánh hoa cánh dài từ 2-3 cm [11].
- Quả: Quả lê hình tròn hơi dẹt, đa số hình bóng điện. Quả lê chứa một
hàm lượng lớn đường sacaro, các chất pectin, một số axít, các loại vitamin.
Quả lê chín dùng để ăn tươi, chế biến thành nước quả, phơi sấy khô, làm
rượu, làm mứt, sấy khô.
1.2.2. Yêu cầu về sinh thái
1.2.2.1. Nhiệt độ, độ cao
Cây lê cần mùa đông lạnh để phân hoá mầm hoa sau khi đã trút hết bộ
lá trên cây. Trong trường hợp mưa kéo dài vào cuối năm, độ ẩm không khí
cao thì cây lê rụng lá ít hoặc rụng lá muộn, dẫn đến mầm hoa phân hoá ít, ảnh
hưởng đến năng suất quả. Nhiệt độ trong mùa đông thuận lợi cho cây lê bình
quân 10-120C, mùa hè không cao hơn 250C. Cây lê có thể trồng được ở nơi có
độ cao từ 400-600 m trở lên như Cao Lộc (Lạng Sơn), Sa Pa (Lào Cai)… Cây
lê có yêu cầu đặc biệt đối với độ cao và nhiệt độ, bởi trong năm phải có một
thời kỳ nhiệt độ hạ thấp, để tạo điều kiện xúc tiến quá trình phân hoá mầm
hoa. Theo các tác giả thì nhu cầu về lạnh của cây lê từ 400-1000 giờ lạnh
(CU) tức là nhiệt độ 7,20C hay thấp hơn, như vậy phải có ít nhất 1 tháng nhiệt
độ bình quân 70C mới đủ lạnh cho cây lê phân hoá mầm hoa. Nhiệt độ quá
cao về mùa hè 35-400C cũng không thích hợp. Chính vì vậy cây lê là cây ăn



14
quả ôn đới, á nhiệt đới thích hợp với vùng cao. Cây lê vẫn có thể sinh trưởng
bình thường ngay tại vùng thấp như thành phố Lào Cai (độ cao 70m so mực
nước biển) song không đậu quả, hoặc đậu quả nhưng bé còi cọc. Nếu sử dụng
phương pháp ghép mầm hoa đã phân hoá thì vẫn cho kết quả tốt [1],[2].
1.2.2.2. Lượng mưa và độ ẩm
Yêu cầu của cây lê về lượng mưa bình quân cả năm là 1500-1700 mm.
Độ ẩm không khí phù hợp cho cây lê sinh trưởng, phát triển là 75- 80 %. Cây
lê chủ yếu là cây ghép phù hợp nhất trên gốc mắc coọc nên chịu hạn rất tốt,
cây lê rất cần độ ẩm không chịu được úng, khi bị ngập úng hoặc trồng vùng
đất trũng cây lê sinh trưởng kém hoặc bị chết [16],[17].
1.2.2.3. Đất đai
Đối với đất trồng lê yêu cầu độ phì cao, kết cấu tốt, độ sâu 1m trở lên, ít
sỏi đá, thoát nước tốt, Mạch nước ngầm ở độ sâu 1,2 m so với mặt đất. Độ pH
thích hợp cho cây lê 5,5- 6. Chính vì vậy có thể trồng lê vùng đất đồi, đất dốc,
song muốn có năng suất cao thì ngoài việc chọn đất có độ phì cao cần phải
bón phân chuồng, đạm, lân, kali, vi lượng khác...
1.3. Tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ lê trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lê trên thế giới
Theo tài liệu Quarterly bulletin of Statistics – FAO 2009 cho biết: Sản
lượng lê trên thế giới là: 20.105.683 tấn tập trung ở các quốc gia như sau:
Bảng 1.1: Sản lượng quả lê tại một số nước trên thế giới
Quốc gia
Trung Quốc
Italy
Hoa Kỳ
Tây Ban Nha
Argentina

Hàn Quốc
Thổ Nhĩ Kỳ

Sản lượng (tấn)
12.625.000
840.516
799.180
537.400
520.000
425.000
349.420


15
Nhật Bản
Nam Phi
Hà Lan
Tổng sản lượng

325.000
325.000
224.000
20.105.683
(Nguồn FAO. 2009)

Qua số liệu bảng trên ta thấy sản lượng lê cao nhất ở Trung Quốc
12.625.000 tấn tập trung ở một số tỉnh như: Vân Nam, Tứ Xuyên, Hồ Nam,
Phúc Kiến, chủ yếu tiêu thụ trong nước, sau đó mới xuất khẩu sang các nước
châu Á như Singapo, Inđônêxia, Việt Nam. Tuy nhiên xuất khẩu lê của Trung
Quốc chỉ chiếm 3% mức sản lượng sản xuất ra trong nước. Trung Quốc đang

thúc đẩy hàng loạt biện pháp nhằm tăng cường xuất khẩu, cạnh tranh quyết
liệt với các nước xuất khẩu trái cây lê hàng đầu như Hoa Kỳ, Argentina [23].
1.3.2. Sản xuất và tiêu thụ lê ở Việt Nam
Vùng phân bố tự nhiên của cây lê chủ yếu là các tỉnh miền núi phía
bắc. Những nơi trồng nhiều như Ngân Sơn (Cao Bằng) Xín Mần, Đồng Văn
(Hà Giang) Mường Khương, Sa Pa, Bắc Hà (Lào Cai) trong đó diện tích lê ở
Lào Cai và Hà Giang lớn nhất chủ yếu tập trung ở các huyện vùng cao.
Lê chủ yếu là ăn tươi thị trường tiêu thụ nội địa, chưa có cơ sở chế
biến nào bởi sản lượng chưa nhiều tập trung vào thị trường nội địa.
1.4. Tình hình nghiên cứu về cây lê trên thế giới và Việt Nam
1.4.1. Tình hình nghiên cúu về cây lê trên giới
Cây ăn quả ôn đới nói chung cây lê nói riêng, trên thế giới chủ yếu tập
trung đi vào nghiên cứu các vấn đề chủ yếu sau:
+ Nghiên cứu về thị trường: Nghiên cứu về giống với xu hướng là tạo
ra hoặc du nhập những giống mới được cải thiện về chất lượng phù hợp với


16
thị hiếu tiêu dùng và chế biến, có tính thích ứng rộng, chống chịu ngoại cảnh
cao, chống chịu sâu bệnh, cho năng suất cao, có khả năng dải vụ, rút ngắn
thời kỳ kiến thiết cơ bản, có hình dáng, mẫu mã quả đẹp đáp ứng nhu cầu của
từng thị trường, nghiên cứu tạo giống có nhu cầu lạnh thấp cho các vùng
nóng. Tại Đài Loan qua tham quan học tập chúng tôi đã thấy kỹ thuật ghép
mầm hoa đã phân hoá mua từ Nhật Bản về ghép tại vùng thấp sau đó lại tiêu
thụ quả chín sớm tại Nhật Bản, trên cơ sở giống lê chất lượng đang là thị hiếu
tiêu dùng của người Nhật Bản.
+ Nghiên cứu về kỹ thuật quản lý vườn cây bao gồm các chuyên đề
nghiên cứu chính:
- Nghiên cứu các đặc tính sinh trưởng, tính thích nghi, điều kiện ngoại
cảnh, xác định bộ giống và vùng trồng thích hợp để tránh rủi ro từ tác động

bất lợi của thời tiết khí hậu.
- Nghiên cứu thiết kế vườn trồng, bố trí mật độ, khoảng cách theo từng địa
hình, kiểu tán cây, kỹ thuật cắt tỉa và chế độ chăm sóc. Xu hướng chung là xử
dụng gốc ghép lùn, trồng mật độ dày (1500-2000 cây/ha), khai thác chu kỳ ngắn.
- Nghiên cứu kỹ thuật đốn tỉa, tạo hình, tỉa cành để tạo cho tán có khả
năng hấp thu tốt nhất ánh sáng mặt trời, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chăm
bón, phòng trừ sâu bệnh, điều tiết sinh trưởng, kích thích ra hoa, tăng đậu quả
để đạt năng suất cao như mong muốn.
- Nghiên cứu kỹ thuật bón phân: bón phân dựa vào tính chất nông hoáthổ nhưỡng, nhu cầu dinh dưỡng của cây ăn quả, dưa trên phân tích lá, phân
tích đất, kết hợp bón phân gốc, phun phân trên lá, phân vi lượng, chất điều tiết
sinh trưởng…
- Nghiên cứu kỹ thuật tưới và quản lý độ ẩm đất, bao gồm những kỹ
thuật tủ gốc (bằng xác thực vật, ni lông), trồng xen, trồng cây che phủ đất, các


17
biện pháp công trình làm đường đồng mức, các túi chứa nước trên đất dốc…
đến các kỹ thuật tưới phun, tưới nhỏ giọt, tưới kết hợp với bón phân.
- Nghiên cứu kỹ thuật phòng trừ sâu, bệnh hại: biện pháp phòng trừ tổng
hợp IPM được coi là biện pháp chủ đạo khuyến cáo áp dụng ở nhiều nước.
- Nghiên cứu về kỹ thuật thu hái, bảo quản và chế biến sau thu hoạch
[21], [22].
1.4.2. Tình hình nghiên cứu về cây lê ở Việt Nam
Việc nghiên cứu phát triển cây lê cũng như cây ăn quả ôn đới nói
chung, ở nước ta và đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc chưa được đầu tư
một cách đúng mức, số lượng các công trình nghiên cứu ít, mang tính đơn lẻ,
không liên tục và hệ thống. Có thể tổng hợp các công trình nghiên cứu theo
các chuyên đề chủ yếu sau:
+ Điều tra tuyển chọn giống: Bình tuyển những cây bản địa có những
đặc tính nông học tốt (cây đầu dòng để nhân giống phục vụ cho sản xuất Lào

Cai đang làm với cây lê xanh).
+ Nhập nội và khảo nghiệm giống: Nhập nội giống được làm từ khá
sớm từ thời Pháp thuộc, nhìn chung công tác nhập nội và khảo nghiệm giống
đã thực hiện ở nhiều quy mô và nhiều điều kiện sinh thái khác nhau, song kết
quả nước còn hạn chế, nhưng đây là hướng cần được tiếp tục với quy mô và
cường độ lớn hơn để rút ngắn thời gian chọn tạo giống trong nước [3].
+ Nghiên cứu về kỹ thuật: Bước đầu mới tập trung chủ yếu vào kỹ
thuật nhân giống, còn các kỹ thuật khác như bón phân, tưới nước, cắt tỉa chưa
được chú trọng nghiên cứu.
+ Nghiên cứu về bảo vệ thực vật: chủ yếu điều tra xác định một số loài
sâu, bệnh hại chính và nghiên cứu một số biện pháp phòng trừ.


18
+ Nghiên cứu về kỹ thuật bảo quản, chế biến sau thu hoạch: còn rất ít
các công trình thậm chí không có về lĩnh vực này.
Việc nghiên cứu cây lê còn hạn hẹp chỉ có các đơn vị như: Trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên, Viện nghiên cứu cây ăn quả miền núi phía Bắc,
Doanh nghiệp tư nhân Đài loan trồng thử nghiệm tại Ba Vì, Trung tâm giống
NLN Lào Cai nghiên cứu thử nghiệm tại Bắc Hà, Sa Pa, Trung tâm giống cây
trồng Hà Giang song việc nghiện cứu các tập đoàn lê để chọn giống đưa vào
sản xuất còn gặp nhiều khó khăn. Bởi nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân
chính vẫn là công tác chọn tạo giống và kỹ thuật trồng trọt.
Lào Cai trong những năm từ 2002 đến nay chủ yếu nhân giống lê xanh
má hồng theo phương pháp ghép cành sử dụng gốc ghép mắc coọc [7], [17].
Mỗi năm diện tích trồng cây lê địa phương từ 10-20 ha [8], [18], được trồng
các xã như Lùng Phình, Lầu Thí Ngài huyện Bắc Hà, Dìn Chin, Pha Long
huyện Mường Khương.
Trong những năm 2000 Cục khuyến nông khuyến lâm (Bộ Nông
nghiệp & PTNT) có nhập một số giống lê chịu nhiệt của tỉnh Tứ Xuyên –

Trung quốc về trồng tại một số tỉnh song tại Lào Cai chưa được phù hợp do
nhiều nguyên nhân. Chính vì vậy việc thử nghiệm nghiên cứu đối với cây lê
còn hạn hẹp, tài liệu kỹ thuật không nhiều, các công trình nghiên cứu cơ bản
về cây lê còn ít.
Chủ yếu lê địa phương vẫn canh tác theo lối quản canh mặc dù hiệu quả
của việc trồng lê không nhỏ nhưng nông dân vùng cao vẫn chưa quan tâm.
Hiện tại Lào Cai đang sử dụng quy trình kỹ thuật trồng lê Tai Nung 6
do Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Lào Cai ban hành trên cơ sở áp dụng thực tế
kỹ thuật học tập tại Đài Chung - Đài loan, Tứ Xuyên - Trung Quốc. Toàn bộ
quy trình trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại, bấm tỉa, vin cành tạo tán,


19
hệ thống giàn khung, bọc quả đều được tiến hành thực nghiệm tại Trại rau quả
Bắc Hà được áp dụng rộng rãi cho các địa bàn trong tỉnh [20].
1.4.3. Nghiên cứu về công dụng và giá trị kinh tế của cây lê
Qua tài liệu phân tích giá trị dinh dưỡng có trong 100 gram trái lê:
Năng lượng: 47 Calo, Nước: 86%, Chất xơ: 2,1%, Protein: 0,3%,
Đường: 11,5%
Vitamin A: 20I.U, Sinh tố B: 0,02 mg, Vitamin B2: 0,04 mg, Niacin:
0,1 mg.
Vitamin C: 4 mg, Canxi: 13 mg, Sắt: 0,3 mg, Photpho: 16mg, Kali:
182 mg
Chất béo: 0,4 gm, Carbohydrates: 15,8 gm, Protein: 0,7 gm. (Nguồn
Trung tâm dinh dưỡng Nevo, Hà lan, 1996)[19].
Một quả lê trung bình có thể cung cấp 100 calo với nguồn vitamin C
dồi dào. Tác dụng giảm cân và chữa táo bón của quả lê nằm ở lượng chất xơ
của nó. Một quả lê trung bình có 5 g chất xơ, bằng 1/4 lượng chất xơ cơ thể
cần một ngày theo tiêu chuẩn dinh dưỡng. Lượng chất xơ này có khá nhiều ở
vỏ. Do đó nếu không ngại cứng, đừng bỏ vỏ lê.

Theo đông y lê tính mát vị hơi chua, có tác dụng nhuận phế, tiêu đờm,
giảm ho thanh nhiệt, tiêu độc nhuận tràng, sinh tân dịch, dưỡng huyết. Quả lê
thường chứa nhiều chất sắt tuy nhiên một số trái lê có chứa lượng sắt nhiều
hơn những quả lê khác. Điều này có thể nhận thấy rõ nếu bạn cắt/ gọt/ bổ một
quả lê mà chúng chuyển sang màu nâu thì tức là trái lê có nhiều chất sắt. Với
một số trái lê khác, khi bạn bổ hay gọt mà chúng không chuyển sang màu nâu
thì có nghĩa là hàm lượng sắt rất thấp hoặc không có. Các chất dinh dưỡng
chống oxy hóa trong trái lê rất quan trọng trong quá trình xây dựng hệ thống


20
miễn dịch của cơ thể. Là trái cây rất tốt cho những bệnh nhân bị tiểu đường vì
vị ngọt của lê cung cấp phần lớn lượng đường tự nhiên. Những đường tự
nhiên trong trái cây khiến các bệnh nhân tiểu đường dễ dàng dung nạp hơn.
Lê còn giàu vitamin C, có tác dụng như một chất chống oxy hóa bảo vệ tế bào
cơ thể. Nó cùng là một liều thuốc làm giảm sốt vì hiệu ứng của nó làm mát và
giải nhiệt cho cơ thể. Do đó, nếu bạn hoặc những thành viên trong gia đình bị
sốt, cách tốt nhất để hạ nhiệt độ một cách nhanh chóng là uống một ly nước
ép lê thật lớn. Quả lê cũng có thể giúp ngăn ngừa tình trạng viêm thận. Giúp
chống thiếu hụt độ kiềm trong máu, giúp ngăn ngừa bệnh dị ứng và các vấn
đề về da khác. Giúp ngăn ngừa viêm đại tràng (viêm ruột kết). Lê có chứa
nhiều vitamin B và kali, vì thế nó còn có lợi cho tim mạch và huyết áp. Là
nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời giúp cho việc tiêu hóa của bạn trở nên dễ
dàng hơn và làm sạch cơ thể, thải các độc tố và chất thải khác, giúp ngăn
ngừa và điều trị táo bón. Đun sôi nước ép của 2 trái lê với một số mật ong
nguyên chất và uống khi ấm. Điều này là liệu pháp chữa bệnh cực kỳ hiệu quả
cho cổ họng và thanh quản.
Cây lê có bộ khung tán lớn, tròn, lá xanh trong mùa mưa có thể làm cây
phủ xanh đất trống đồi núi trọc, hạn chế sự xói mòn… ở vùng núi góp phần
cải thiện điều kiện môi trường [1].

Trồng lê trong vườn gia đình mang lại thu nhập khá cao so với các cây
trồng khác như: lúa, ngô, cây ăn quả ôn đới khác như mận, đào địa phương.
1.4.4. Giới thiệu một số giống lê ở Việt Nam
Có rất nhiều giống lê trên thế giới. Sự phân loại giống lê dựa trên đặc
tính thực vật học của cây. Ở nước ta lê chủ yếu trồng ở vùng núi cao thuộc
các tỉnh miền núi phía Bắc như Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai
Châu…nhiều nhất là ở Lạng Sơn, Cao Bằng, riêng Cao Bằng có khoảng 200


21
ha (2002) mỗi năm sản xuất tới 3500 -5000 tấn quả. Mặc dù cây lê được trồng
ở nước ta từ nhiều năm trước có tài liệu nói là hơn 100 năm, các giống lê ở
nước ta phần nhiều do chọn lọc tự nhiên và mang tên riêng của từng địa
phương chưa được tiêu chuẩn. Qua kết quả điều tra khảo sát của các tác giả
giới thiệu các giống mang tính bản địa gồm: [17], [18].
- Giống lê Đại Hồng: Giống này có nhiều ở Lạng Sơn. Cây mọc khoẻ,
phân cành thưa, sai quả và có chất lượng cao được thị trường ưa chuộng. Quả
dài, đỉnh hơi nhọn và chính giữa lõm xuống, vỏ quả màu xanh vàng, thịt quả
mịn nhiều nước, cát nhỏ, vị ngọt, mùi thơm giống lê Vân Nam (Trung Quốc).
- Lê đen Cao Bằng: Giống này được trồng phổ biến ở các địa phương
tỉnh Cao Bằng. Đây là giống lai tự nhiên giữa lê và táo dại. Quả nhỏ giống
Mắc coọc nhưng hương vị thơm ngon hơn.
- Lê Sali Hà Giang: Giống được trồng nhiều ở các huyện của tỉnh Hà
Giang cây tương đối khoẻ, phân cành mạnh. Chống chịu điều kiện bất thuận
khá. Thịt quả cứng, mùi vị thơm ngon, thị trường ưa chuộng.
- Giống lê xanh: Giống thường trồng những vùng có độ lạnh cao từ
600m trở lên. Cây sinh trưởng khoẻ, năng suất khá cao, tính chống chịu lạnh
tốt .Ra hoa vào tháng 4,chín cuối tháng 7 đầu tháng 8 trọng lượng quả tương
đối lớn từ 300 - 400 gram, màu sắc vỏ quả khi chín xanh mịn, dám màu hồng,
vỏ nhẵn, cuống ngắn.Quả có dạng bầu hoặc hình trứng. Thịt quả màu trắng

xốp, nhiều nước, lõi to, khi bổ ra rễ bị thâm đen. Độ ngọt vừa, vị chát, khá
chua [14]. Được trồng nhiều ở các xã: Lùng Phình, Lùng Cải, Lầu Thí Ngài
huyện Bắc Hà, Cán Cấu, Quan Thần Sán, Mản Thẩn huyện Si Ma Cai, Dìn
Chin, Pha Long huyện Mường Khương.
Đây là giống địa phương lâu đời có cây trồng trên 100 năm ở xã Lử
Thẩn huyện Si Ma Cai năng suất đạt 250 – 300 kg quả/cây.


22
- Giống Lê Ngân Sơn: Giống lê nâu, chín cuối tháng 7 đầu tháng 8.
Trọng lượng quả trung bình 180 – 340 gram, vỏ quả màu nâu, thịt quả màu
trắng, cát, lõi to, tỷ lệ phần ăn được 75 % khi chín quả cứng vị chát, hơi chua.
Tại Bắc Hà trồng tại Trại rau quả Bắc Hà năm 2000, 2003 dự án tài trợ WB
thông qua Viện Nghiên cứu rau quả TW mục đích nghiên cứu, có trồng tại xã
Lùng Phình song diện tích hẹp không phát triển được do ra quả rất muộn 7-8
năm mới ra quả. [13], [14].
- Giống lê nâu: Trồng được nhiều vùng hơn so với lê xanh. Ra hoa
giữa tháng 3 đầu tháng 4, thu hoạch trong tháng 8. Quả nhỏ trọng lượng
trung bình 200 - 240 gram, vỏ quả màu nâu thô giáp, thịt quả màu trắng,
nhiều cát, lõi to, bổ ra rễ bị thâm đen, ngọt vừa phải, vị chát, hơi chua. Quả
tròn, tròn dẹt, hình trứng ngược. Tỷ lệ phần ăn được 68% chủ yếu trồng ở thị
trấn Sa Pa, các xã như Tả Van, Hầu Thào, Ô Quý Hồ của huyện Sa Pa diện
tích nhỏ chủ yếu còn những cây đang cho quả trồng từ những năm 80 canh
tác tự nhiên [13].
* Các giống lê địa phương thu hoạch vào tháng 8-9, hầu hết các giống
lê sinh trưởng mạnh kỹ thuật theo tập quán của đồng bào vùng cao, không
đốn tỉa, vin cành do đó chiều cao cây quá cao (từ 8 -12 m) gây khó khăn cho
thu hoạch quả và bảo vệ các loại sâu bệnh hại, mặt khác cây lê địa phương
thời gian từ khi trồng đến khi thu hoạch kéo dài từ 7 đến 8 năm, do vậy chưa
khuyến khích được người trồng lê. Chất lượng thấp vị chát, rễ bị rập nát và

thâm đen do có hàm lượng Tanin cao do vậy rất khó vận chuyển đi tiêu thụ.
Sản phẩm hiện tại chỉ tiêu thụ trong nội tỉnh, tại Lào Cai chưa có cơ sở nào
chế biến sản phẩm từ quả lê.
- Giống Phong Thuỷ: Chín trong tháng 8. Quả hình cầu trung bình 230
- 250 gram, vỏ quả màu nâu vàng nhạt, mặt quả thô giáp. Thịt quả hơi vàng


23
nhạt, ít cát, lõi nhỏ. Tỷ lệ phần ăn được 72 %, nhiều nước, vị ngọt mát. Độ
lạnh cao 800 -1000cu nên ở Bắc Hà ra hoa đậu quả ít [3].
- Giống Thương Khê: Chín cuối tháng 8. Quả hình trứng, quả trung
bình 250-260 gram, vỏ quả màu nâu vàng sẫm, thịt quả màu trắng, có cát, lõi
nhỏ. Tỷ lệ phần ăn được 68%, vị ngọt [3].
- Giống Kim Hoa: Chín trong tháng 8. Quả hình bóng điện trung bình
280 - 300 gram. vỏ quả màu xanh vàng có chấm nhỏ màu rỉ sắt. Thịt quả
trắng mịn, ít cát, lõi nhỏ.vị ngọt. Tỷ lệ phần ăn được 73% [3].
* Các Giống lê tuyết Tứ xuyên nhập nội đưa vào nghiên cứu tại Bắc Hà
tỉnh Lào Cai từ năm 2000 không có hiệu quả, đã được hội đồng khoa học tỉnh
kết luận không phù hợp với điều kiện sinh thái tại Bắc hà bởi nhiều nguyên
nhân: độ lạnh để các giống phân hoá tại Bắc Hà chưa đủ, điều kiện nghiên
cứu, kỹ thuật canh tác chưa phù hợp khi đưa ra nhân rộng trong sản xuất [3].
- Giống lê Tai Nung 6 được đưa vào trồng khảo nghiệm tại Bắc Hà Lào Cai từ tháng 8 năm 2002, là giống chín sớm đầu tháng 7. Quả hình tròn
dẹt, trọng lượng quả trung bình 350 gram, khi chín vỏ quả màu xanh vàng.
Thịt quả trắng mịn, lõi nhỏ, vị ngọt mát, tỷ lệ phần ăn được cao 85-90 %, hàm
lượng Ta nin thấp [13], [14].
Ngoài các giống lê đã nêu trên, nước ta còn có giống mắc coọc, phạm
vi gieo trồng tương đối phổ biến ở khắp các vùng biên giới phía Bắc. Cây mắc
coọc sinh trưởng khoẻ, sức chống chịu với ngoại cảnh bất thuận rất cao, mang
nhiều tính hoang dại. Đặc điểm cây mắc coọc không bị mất mùa và rất nhiều
quả. Quả nhỏ thành từng chùm, đường kính quả 4-4,5 cm, dài 4-4,2 cm, trọng

lượng bình quân 100 gram. Vỏ quả thô nhám, thịt quả cứng khô, vị chát
nhiều, quả chín vào tháng 8-9. Tuy quả mắc cọoc không được tiêu thụ rộng


24
rãi nhưng dùng để làm gốc ghép cho cây lê rất tốt, góp phần sản xuất các
giống lê hàng hoá.
1.5. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai
1.5.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý:
- Bắc Hà cách trung tâm tỉnh (thành phố Lào Cai) 66 km về phía đông
bắc. Tổng diện tích tự nhiên 67.872 ha, gồm 20 xã và 1 thị trấn với 226 thôn
bản. Dân số có 9.572 hộ, 50.250 nhân khẩu, mật độ dân số 74 người/km2,
gồm 14 dân tộc với rất nhiều dòng họ, đồng bào ít người chiểm 85%. Trong
đó dân tộc H.Mông chiểm 47,3%; Kinh 16,82% ; Dao 11,2%; Nùng 11,6 %;
Tày 10,3 %, dân tộc khác chiếm 2,78%. Mỗi dân tộc và dòng họ có bản sắc,
tập quán sinh hoạt riêng tạo nên sự đa dạng phong phú [18].
Phia Bắc giáp huyện Si Ma Cai
Phía Nam giáp huyện Bảo Yên và Bảo Thắng
Phía đông giáp huyện Xín Mần, Bắc Quang tỉnh Hà Giang
Phía tây giáp huyện Mường Khương
Đặc điểm địa hình
Huyện Bắc hà nằm trên cao nguyên đá vôi, hiện tượng Krast thường
xảy ra tạo thành các khe suối ngầm và các vực sâu, đồng thời một phần diện
tích nằm đầu nguồn sông chảy, núi rừng trùng điệp. Cao trình chỗ thấp nhất
là 116 m, cao nhất 1.800 m (so với mực nước biển), diện tích ở độ cao từ
900m trở lên so với mặt nước biển là 35.703 ha chiếm 53% so với tổng diện
tích toàn huyện. Địa hình phức tạp, độ dốc lớn, chia cắt mạnh bởi nhiều sông
suối và khe tụ thuỷ, độ dốc trung bình 24-280. Địa thế có dạng hình chóp có
đỉnh là khu vực Lùng Phìn, các hướng dốc dẫn ra sông chảy theo hướng Bắc



25
Nam.
Khí hậu:
Đặc thù khí hậu của huyện Bắc Hà chia thành 3 tiểu vùng đặc trưng:
Vùng thượng huyện: có độ cao từ 1.500m-1.800 m so với mực nước
biển, có khí hậu mang nhiều tính ôn đới, mát mẻ về mùa hè, lạnh khô về mùa
đông. Nhiệt độ bình quân năm là 18,70C, gồm 6 xã .
Vùng trung huyện: có độ cao từ 900m-1.200 m so với mực nước biển, có
nhiệt độ bình quân năm là 25-280C, khí hậu ôn hoà mát mẻ, mùa đông lạnh khô,
khí hậu ở đây thuận lợi cho việc phát triển du lịch nghỉ dưỡng, nghỉ mát và phát
triển vùng cây ăn quả ôn đới như mận, đào, lê và các giống hoa ôn đới lạnh.
Vùng hạ huyện: có độ cao dưới 900 m so với mặt biển, khí hậu bình
quân năm là 28-320C, mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới, có nhiều suối lớn
và sông chảy, thuận lợi cho việc phát triển du lịch trên sông và sinh thái.
Chế độ nhiệt:
Nhiệt độ trung bình năm là 18,70C, các tháng có nhiệt độ thấp trong
năm là tháng 12, tháng 1, tháng 2 với nhiệt độ trung bình thấp từ 12,7-14,90C.
Đây cũng là các tháng có nhiệt độ tối thấp từ 5,7-7,90C. Các tháng có nhiệt
độ cao là tháng 5, 6, 7, 8, 9 nhiệt độ trung bình từ 22,4-23,70C . Đây cũng là
những tháng có nhiệt độ tối cao trung bình cao nhất trong năm từ 25,9-28,10C
Các tháng còn lại (tháng 3, 4, 10, 11) có nhiệt độ trung bình từ 14,14-18,90C .
Như vậy nhiệt độ khác nhau rõ rệt giữa các mùa; mùa hè nền nhiệt độ cao;
mùa đông nhiệt độ khá thấp.
Chế độ nhiệt là một trong những yếu tố hàng đầu đối với yêu cầu ngoại
cảnh của cây trồng nói chung và cây lê nói riêng, mùa đông lạnh thuận lợi cho
cây lê rụng lá phân hoá mầm hoa tạo ra năng suất chất lượng tốt.



×