Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc Chủ đề: Quê hương – Đất nước – Bác Hồ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.96 KB, 4 trang )

Kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc
Chủ đề: Quê hương – Đất nước – Bác Hồ
Đề tài: -NDTT: Dạy vận động vỗ tay theo phách:
“ Hoa bé ngoan”
Sáng tác: Hoàng Văn Yến
- NDKH: Nghe hát: “Nhớ giọng hát Bác Hồ”
Sáng tác: Trần Quang Huy
- TCÂN: Ai đoán giỏi
Độ tuổi: Mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi
Số lượng: 20 – 25 trẻ
Thời gian: 15 – 20 phút
Người soạn/ dạy:

Tưởng Thị Duyên ( NDTT),
Trịnh Thị Liễu (NDKH),
Cao Thị Hậu ( TCAN)

Ngày dạy: 10/5/2016
I.
-

Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức
Trẻ nhớ tên và thuộc lời bài hát “Hoa bé ngoan”
Trẻ biết cách vỗ tay theo phách bài hát “ Hoa bé ngoan”
Trẻ biết được tên, nội dung, ý nghĩa của bài hát “Nhớ giọng hát Bác Hồ”
2. Kĩ năng
Rèn kỹ năng vỗ tay theo phách theo đúng lời hát.
Phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc cho trẻ, ghi nhớ có chủ đích cho trẻ
Rèn luyện kỹ năng nói mạch lạc, khả năng tập trung chú ý và biết trả lời
câu hỏi của cô: đủ câu, rõ ràng.


Biết thể hiện cảm xúc qua giai điệu bài hát.
3. Thái độ
Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động và hưởng ứng cùng cô.
Giáo dục trẻ ngoan ngoãn để trở thành hoa bé ngoan, để được mẹ và cô
yêu thương.
Trẻ lễ phép với cô, chan hòa với bạn bè


II.
III.

Chuẩn bị
Loa , đài, đĩa nhạc bài hát: “Hoa bé ngoan” và “Nhớ giọng hát Bác Hồ”
Đội hình trẻ ngồi học xếp chữ U, đội hình vòng tròn.
Dụng cụ biểu diễn: phách, sắc xô, hoa đeo tay, sáo, ghi ta…
Dụng cụ mở rộng( phần trò chơi): phách, đàn ghi ta, sáo…
Cách tiến hành

Tiến trình
1.Ổn định tổ
chức, gây
hứng thú

2.Nội dung

Hoạt động của cô
- Cô cầm phiếu bé ngoan và cùng trò
chuyện với trẻ về tiêu chuẩn để trở
thành bé chăm, bé ngoan.
HĐ1:Dạy vận động vỗ tay theo

phách bài hát “Hoa bé ngoan”
*Ôn bài hát:”Hoa bé ngoan”
Bây giờ cô mời các bé ngoan cùng
đứng tại chỗ và hát thật hay bài hát
“Hoa bé ngoan” nhé!
Các con vừa được hát bài hát gì nhỉ?
Có bạn nào còn nhớ bài hát “Hoa bé
ngoan” của nhạc sĩ nào không?
Cô khen trẻ!
* Dạy vận động vỗ tay theo phách
bài “Hoa bé ngoan”
- Cô thấy các bạn lớp bé số 13 hát bài
“Hoa bé ngoan” rất là hay và thuộc
bài rồi đấy. Nhưng chúng mình có
muốn vừa hát vừa vỗ tay theo giai
điệu của bài hát để phần biểu diễn của
chúng mình hay hơn không?
- Các con xem cô biểu diễn trước nhé!
* Cô làm mẫu lần 1: Cô vừa hát vừa
vỗ tay theo phách, không có nhạc.
- Chúng mình thấy cô vừa biểu diễn
bài hát này có hay không?
* Cô làm mẫu lần 2: Cô vừa hát vừa
biểu diễn vỗ tay theo phách, có nhạc.
*Cho trẻ thực hiện:
- Bây giờ lớp bé số 13 sẽ cùng cô học
cách vận động này nhé!
-Cô mời các bạn cùng thực hiện cùng
cô ( Cho trẻ thực hiện tay không).
-Để chuẩn bị cho phần thi giữa 3 tổ,


Hoạt động của trẻ
Trẻ trò chuyện cùng


-Trẻ lắng nghe.
-Trẻ trả lời
-Hoa bé ngoan ạ!
- Hoàng Văn Yến ạ!

-Trẻ trả lời: Có ạ
-Trẻ trả lời

-Trẻ trả lời
-Trẻ quan sát cô
biểu diễn
-Trẻ quan sát cô làm


cô mời các con cùng nhau vỗ tay theo
phách thêm 1 lần nữa cho thuộc nhé!
+ Nào, bây giờ chúng mình cùng nhau
thi xem tổ nào hát và vỗ tay theo nhạc
bài “Hoa bé ngoan” hay và đẹp nhất
nhé.
- Cô mời từng tổ lên biểu diễn, các
tổ còn lại sẽ hát . Cô chỉnh lại
động tác cho trẻ khi trẻ tập chưa
chính xác.
- Cô mời 1 – 2 nhóm trẻ lên biểu

diễn
- Cô gọi 1,2 trẻ lên thực hiện cá
nhân
- Cô nhận xét.
HĐ 2. Nghe hát: “Nhớ giọng hát
Bác Hồ”. ( Trịnh Thị Liễu)
Hôm nay lớp mình học rất ngoan, rất
giỏi. Chính vì thế cô Liễu sẽ thưởng
cho chúng mình một phần quà rất thú
vị đấy. Xin mời cô Liễu.
+Lần 1: Cô biểu diễn kết hợp nhạc,
cử chỉ, điệu bộ.
+ Lần 2: Cô cho trẻ xem clip về bài
hát “ Nhớ giọng hát Bác Hồ”.
* Đàm thoại về bài hát
- Bạn nào cho cô biết bài hát vừa rồi
có tên là gì và do ai sáng tác?
- Bài hát nói về điều gì?
- Các con thấy giai điệu của bài hát
này như thế nào? Sau khi nghe xong
con cảm thấy như thế nào?
HĐ 3. Trò chơi âm nhạc: “ Ai đoán
giỏi”.
- Cô Hậu thấy ngày hôm nay chúng
mình học rất là giỏi nên cô thưởng
cho chúng mình 1 trò chơi. Chúng
mình có muốn chơi cùng cô không?
- Trò chơi mang tên: Ai đoán giỏi
Cô giới thiệu tiếng của các loại nhạc
cụ (sáo, trống, phách, đàn guitar,

phách, mõ, …..). Cô cho trẻ quan sát
và nghe âm thanh của từng loại nhạc

mẫu rồi thực hiện
cùng cô

-Trẻ biểu diễn

-Trẻ vận động theo
nhạc và thi đua giữa
các tổ. Trẻ biểu diễ
dưới hình thức
nhóm, cá nhân.

-Trẻ xem cô biểu
diễn và đàm thoại
cùng cô.

-Trẻ tham gia chơi
cùng cô và các bạn!


3.Kết thúc

cụ mà cô chuẩn bị.
-Cách chơi: Cô sẽ mời một bạn đứng
giữa lớp nghe âm thanh của nhạc cụ
và đoán xem đó là nhạc cụ nào? Bạn
nào trả lời đúng sẽ được thưởng huy
chương.

-Nhận xét , tuyên dương. Hôm nay
lớp chúng mình học rất là ngoan, cô
khen cả lớp nào!



×