Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cỏ stylosanthes tại ba vì, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 85 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VN VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VN
-----------------*-------------------

BÙI VIỆT PHONG

NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO
NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CỎ STYLOSANTHES
TẠI BA VÌ, HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

HÀ NỘI, 2015


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VN
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VN
-----------------*-------------------

BÙI VIỆT PHONG

NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO
NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CỎ STYLOSANTHES
TẠI BA VÌ, HÀ NỘI

Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số:

60.62.01.10


LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN VĂN QUANG

HÀ NỘI, 2015

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page i


LỜI CÁM ƠN
Sau một thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn tốt
nghiệp, n goài sự nỗ lực của bản thân tôi còn nhận được rất nhiều sự quan tâm
giúp đỡ quý báu của nhà trường, các thầy giáo, cô giáo, các bạn đồng nghiệp
và gia đình.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Thầy: TS. Nguyễn Văn Quang đã dày
công giúp đỡ tôi về mặt trí tuệ, thời gian và công sức chỉ bảo tận tình tôi hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin cám ơn Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam – Ban Đào
tạo sau Đại học và quý thầy cô đã giảng dạy tôi trong quá trình học tập.
Tôi xin cám ơn Ban giám đốc Viện Chăn nuôi, Phòng Đào tạo và thông
tin, cán bộ của Bộ môn Dinh dưỡng và thức ăn Chăn nuôi đã giúp đỡ tôi trong
quá trình thực hiện đề tài.
Và cuối cùng tôi dành tình cảm và lời cám ơn tới gia đình, vợ và con tôi đã
động viên, khích lệ và chia sẻ những khó khăn và tạo điều kiện thời gian cho tôi
trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.

Hà Nội, tháng 12 năm 2015
Học viên


Bùi Việt Phong

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ
bất cứ một luận văn hoặc một học vị nào khác. Các thông tin, tài liệu trích
dẫn trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, tháng 12 năm 2015
Học viên

Bùi Việt Phong

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iii


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA .......................................................................................................i
LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ vii
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ viii

MỞ ĐẦU..................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài...................................................... 2
4. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu của đề tài ................................ 3
4.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 3
4.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ....................................................... 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 4
1.1. Cơ sở khoa học trong nghiên cứu cây thức ăn xanh ............................................4
1.1.1.

Khái niệm về cây thức ăn xanh.................................................................4

1.1.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây thức ăn
xanh ......................................................................................................................5
1.1.3. Giới thiệu chung về cây bộ đậu và một số đặc điểm của 2 giống cỏ thí
nghiệm ................................................................................................................19
1.2. Một số kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài...........24
1.2.1. Kết quả nghiên cứu ngoài nước ............................................................24
1.2.2. Kết quả nghiên cứu trong nước .............................................................26
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 28
2.1. Vật liệu nghiên cứu ................................................................................ 28
2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu..................................................... 28
2.2.1. Nội dung nghiên cứu .................................................................... 28
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................... 28

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iv



2.2.3. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu ................................................. 31
2.3. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................... 32
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 33
3.1. Điều kiện đất đai và khí hậu của điểm thí nghiệm .............................................33
3.1.1. Thành phần dinh dưỡng của đất thí nghiệm ................................... 33
3.1.2. Khí hậu của khu vực thí nghiệm ...............................................................33
3.2. Ảnh hưởng của phân bón vô cơ đến năng suất, chất lượng của 2 giống cỏ Stylo
CIAT 184 và Stylo Plus ............................................................................................35
3.2.1. Ảnh hưởng của phân bón vô cơ đến năng suất, chất lượng của giống
Stylo CIAT 184....................................................................................................35
3.2.2. Ảnh hưởng của phân bón vô cơ đến năng suất, chất lượng của giống
Stylo Plus ............................................................................................................40
3.3. Ảnh hưởng của thời gian thu cắt đến năng suất, chất lượng của 2 giống cỏ Stylo
CIAT 184 và Stylo Plus ............................................................................................45
3.3.1. Ảnh hưởng của thời gian thu cắt đến năng suất, chất lượng giống Stylo
CIAT 184.............................................................................................................45
3.3.2. Ảnh hưởng của thời gian thu cắt đến năng suất giống cỏ Stylo Plus ......52
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 60
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 71

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Từ viết đầy đủ

ADF

Xơ acid (Acid Detergent Fiber)

Cs

Cộng sự

CT

Công thức

NDF

Xơ trung tính (Neutral Detergent Fiber)

NSCK

Năng suất chất khô

NSPr

Năng suất protein

NSX

Năng suất xanh


Pr

Protein

VCK

Vật chất khô

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vi


DANH MỤC BẢNG
TT
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.9
3.10
3.11
3.12
3.13
3.14
3.15

3.16
3.17

Tên bảng
Trang
Thành phần dinh dưỡng của đất thí nghiệm
33
Ảnh hưởng của các mức phân bón đến năng suất giống cỏ
35
Stylo CIAT 184
Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của giống cỏ Stylo
38
CIAT 184
Chi phí sơ bộ cho 1kg sản phẩm thu được đôi với giống cỏ
39
Stylo CIAT 184 (đồng/kg)
Ảnh hưởng của các mức phân bón đến năng suất giống cỏ
41
Stylo Plus
Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của giống cỏ Stylo
42
Plus
Chi phí sơ bộ cho 1kg sản phẩm thu được đôi với giống cỏ
43
Stylo Plus (đồng/kg)
Ảnh hưởng của thời gian thu cắt đến chiều cao giống Stylo
45
CIAT 184
Ảnh hưởng của thời gian thu cắt đến số nhánh cấp 1 của giống
47

Stylo CIAT 184
Ảnh hưởng của thời gian thu cắt đến năng suất giống Stylo
49
CIAT 184
Thành phần hóa học của giống cỏ Stylo CIAT 184 ở thời gian
50
thu cắt khác nhau
Giá thành sản xuất 1kg chất xanh cỏ Stylo CIAT 184
52
Ảnh hưởng của thời gian thu cắt đến chiều cao giống Stylo
53
Plus
Ảnh hưởng của thời gian thu cắt đến số nhánh cấp 1 của giống
54
Stylo Plus
Ảnh hưởng của thời gian thu cắt đến năng suất giống Stylo
55
Plus
Thành phần hóa học của giống cỏ Stylo Plus ở thời gian thu
57
cắt khác nhau
Giá thành sản xuất 1kg chất xanh cỏ Stylo Plus
58

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vii


DANH MỤC HÌNH

TT

Tên Hình

3.1 Biểu đồ nhiệt độ, độ ẩm và lượng mưa trung bình năm 2014 tại

Trang
34

Ba Vì
3.2 Biểu đồ năng suất chất xanh và giá chi phí sản xuất cho 1 kg

40

chất xanh cỏ Stylo CIAT 184
3.3 Biểu đồ năng suất chất xanh và giá chi phí sản xuất cho 1 kg

44

chất xanh cỏ Stylo Plus
3.4 Biểu đồ ảnh hưởng của thời gian thu cắt đến sinh dưỡng của

48

giống Stylo CIAT 184
3.5 Biểu đồ ảnh hưởng của thời gian thu cắt đến sinh trưởng phát

55

triển của giống Stylo Plus


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chăn nuôi gia súc ăn cỏ là một trong những thế mạnh của Việt
Nam. Nó đã góp phần quan trọng để chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông
nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho nông dân.
Phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ là một trong những định hướng ưu tiên
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn từ nay đến năm 2015 và tầm
nhìn đến năm 2020. Mục tiêu là đưa chăn nuôi phát triển theo mô hình
trang trại, sản xuất với số lượng lớn theo hướng hàng hoá, cung cấp các
sản phẩm chăn nuôi giá trị cao và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho
nhu cầu của xã hội. Muốn phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ có hiệu quả
kinh tế cao, chúng ta cần phát huy tiềm năng và thế mạnh các vùng sinh
thái của các địa phương trong cả nước, sử dụng hợp lý nguồn thức ăn thô
xanh để phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững.
Trong những năm gần đây, chất lượng giống của đàn bò sữa, bò thịt
nước ta đã được cải thiện, song một trong những nguyên nhân làm cho
hiệu quả chăn nuôi hiện nay còn thấp là do số lượng thức ăn thô xanh
không đảm bảo, thiếu cân đối trong khẩu phần và chất lượng thức ăn còn
quá thấp. Nguồn thức ăn chính cho chăn nuôi gia súc phần lớn dựa vào
các nguồn như cỏ tự nhiên, sản phẩm phụ công, nông nghiệp do đó không
đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của gia súc. Hầu hết các cơ sở chăn
nuôi gia súc ăn cỏ hiện nay đều sử dụng thức ăn xanh chủ yếu là cỏ hòa
thảo như cỏ Voi, ghine, Brachiaria… Các loại cỏ họ đậu hầu như không
có trong khẩu phần thức ăn của gia súc.

Cây thức ăn xanh họ đậu giầu nguồn nitơ hoà tan, giầu chất khoáng, dễ
dàng phân giải trong quá trình tiêu hoá ở dạ cỏ của gia súc (Gutteridge và
Shelton, 1994). Lá cây họ đậu còn cung cấp các khoáng chất và vitamin thiết

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1


yếu cho sinh trưởng của vật nuôi (Horne và Stür, 2000). Thân lá cây họ đậu
chứa một hàm lượng protein khá cao, từ 15-25% trong vật chất khô, tỉ lệ các
axit amin không thay thế cao, có nhiều chất khoáng cần thiết cho gia súc.
Thân lá cây họ đậu có thể sử dụng cho gia súc ăn tươi hoặc phơi khô, nghiền
thành bột làm nguồn thức ăn bổ sung giàu protein vào khẩu phần ăn của gia
súc, gia cầm, góp phần tăng năng suất và giá trị sản phẩm chăn nuôi.
Có nhiều loại cây họ đậu đã được nghiên cứu để sử dụng làm thức
ăn cho gia súc. Trong đó 2 giống cây họ đậu Stylosanthes guianensis
CIAT 184 (Stylo CIAT 184) và Stylosanthes guianensis Plus (Stylo Plus)
đã được nghiên cứu và xác định là có khả năng thích ứng rộng, có thể
trồng được ở nhiều vùng khác nhau, là nguồn thức ăn bổ sung protein cho
gia súc rất có giá trị. Tuy nhiên trong thực tế sản xuất hiện nay, 2 giống
cây thức ăn họ đậu này vẫn chưa được trồng mở rộng nhiều trong sản
xuất. Một trong những nguyên nhân đó là: quy trình kỹ thuật chưa được
hoàn thiện, các nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật tác động nhằm nâng cao
năng suất, chất lượng của 2 giống chưa đồng bộ. Để đáp ứng nhu cầu đó
chúng tôi đề xuất tiến hành đề tài “Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nâng
cao năng suất, chất lượng cỏ Stylosanthes tại Ba Vì, Hà Nội”
2. Mục tiêu của đề tài
+ Xác định được mức phân bón vô cơ phù hợp góp phần nâng cao
năng suất, chất lượng 2 giống cỏ Stylosanthes guianensis CIAT 184 và

Stylosanthes guianensis Plus
+ Xác định được thời gian thu cắt phù hợp góp phần nâng cao năng
suất, chất lượng 2 giống cỏ Stylosanthes guianensis CIAT 184 và
Stylosanthes guianensis Plus
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
*Ý nghĩa khoa học:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2


- Có các dẫn liệu cơ bản về đặc điểm sinh học, sinh thái của 2 giống cỏ
Stylosanthes guianensis CIAT 184 và Stylosanthes guianensis Plus bổ
sung thông tin và làm cơ sở cho công tác nghiên cứu các cây họ đậu khác
phục vụ chăn nuôi.
*Ý nghĩa thực tiễn:
- Các nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật thích hợp để nâng cao năng suất,
chất lượng 2 giống cỏ này có hiệu quả sẽ góp phần bổ sung nguồn thức ăn
thô xanh giàu đạm cho gia súc cũng như góp phần làm giảm sức ép nhập
khẩu cỏ khô hiện nay.
4. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là 2 giống cỏ họ đậu:
- Giống cỏ Stylosanthes guianensis CIAT 184 (Stylo CIAT 184)
- Giống cỏ Stylosanthes guianensis Plus (Stylo Plus)
4.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu : Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì – Hà
Nội
- Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2014 - 2015

Đề tài luận văn nằm trong Dự án sản xuất thử nghiệm độc lập cấp
Nhà nước “Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất hạt giống cỏ họ đậu
Stylo (Stylosanthes guianensis CIAT 184 và Stylosanthes guianensis Plus)
phục vụ chăn nuôi” giai đoạn 2011 – 2014 do Tiến sỹ Nguyễn Văn Quang
làm chủ trì.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Cơ sở khoa học trong nghiên cứu cây thức ăn xanh

1.1.1. Khái niệm về cây thức ăn xanh
Cây thức ăn xanh (forages) là cụm từ dùng để chỉ tất cả các loài thực
vật gồm cây hoà thảo (Grasses), cây đậu (Legumes), cây đậu thân gỗ (Tree
legumes) và những cây khác mà có thể sử dụng được để làm thức ăn cho gia
súc (chủ yếu cho động vật nhai lại). Khái niệm về cây thức ăn xanh hàm chứa
cả cây thức ăn tự nhiên và cây thức ăn được trồng với mục đích sử dụng làm
thức ăn cho gia súc.
“Cỏ trồng” (planted forages) là khái niệm thường dùng để chỉ các
giống cây thức ăn cải tiến (improved forages), là những giống thực vật đã
được nghiên cứu lai tạo hay tuyển chọn từ tự nhiên với mục đích tạo ra các
giống cho năng suất cao, chất lượng tốt, thích nghi với điều kiện tự nhiên và
canh tác với một vùng nào đó.
Có 2 nhóm cây thức ăn xanh chủ yếu:
- Cỏ hoà thảo: đặc điểm của nhóm này là có năng suất cao, ngon miệng

đối với gia súc, thông thường chúng chiếm một tỷ lệ cao trong toàn bộ khẩu
phần ăn của động vật nhai lại. Cây hoà thảo là nguồn cung cấp năng lượng
chủ yếu cho gia súc nhai lại. Tuy nhiên hầu hết các cây hoà thảo có chứa hàm
lượng protein thấp chỉ vào khoảng 5 đến 12% so với vật chất khô. Tỷ lệ này
phụ thuộc vào các yếu tố như di truyền, dinh dưỡng của đất, mùa vụ và tuổi
thu hoạch,...
- Cây thức ăn họ đậu: đặc điểm của nhóm này là hàm lượng protein
trong vật chất khô của ngọn lá khá cao (16 đến trên 25 %). Đây là nguồn cung
cấp ni tơ vô cùng quan trọng cho gia súc nhai lại để thoả mãn nhu cầu của vi
sinh vật dạ cỏ và gia súc. Một trong những ưu điểm nổi bật của cây/cỏ họ đậu
là khả năng cộng sinh với vi sinh vật trong nốt sần ở rễ (Rhizobium) nên có

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4


thể sử dụng được nitơ trong không khí tạo thành lượng đạm đáng kể bổ sung
lại cho đất, ngoài ra nó còn tạo nên loại thức ăn xanh giàu protein, vitamin,
khoáng đa lượng và vi lượng dễ hấp thu. Ngọn lá cây họ đậu giàu vitamin,
giầu khoáng Ca, Mg, Mn, Zn, Cu, Fe nhưng ít P, K hơn cỏ hoà thảo. Ngọn lá
cây/cỏ họ đậu thường có hàm lượng chất khô 200-260 g/kg thức ăn, giá trị
năng lượng thường cao hơn cỏ hoà thảo (9-10 MJ/kg VCK). Bên cạnh đó cây
họ đậu còn thích ứng rộng rãi với biên độ sinh thái, có nhiều loài có khả năng
chịu đựng được các loại đất khô, nóng, nghèo chất dinh dưỡng. Bởi vậy việc
phát triển cây họ đậu ngoài làm thức ăn cho gia súc còn cải tạo đất cần phải
được xem như một hợp phần không thể thiếu được trong chiến lược quốc gia
về quản lý đất đồi núi, phục hồi đất thoái hoá và sử dụng bền vững đất dốc
(Nguyễn Tử Xiêm và Thái Phiên, 1999) [27].
1.1.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây thức

ăn xanh
1.1.2.1. Điều kiện khí hậu
Khí hậu là một trong những yếu tố tác động quan trọng nhất ảnh hưởng
đến sự sinh trưởng và phát triển của thực vật nói chung và cây thức ăn xanh
nói riêng. Những yếu tố chính của khí hậu là ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm.
Ánh sáng
Ánh sáng là nhân tố quan trọng cho sự quang hợp của thực vật. Có ánh
sáng cây mới có khả năng sinh trưởng tạo thân, cành, lá, ra hoa và kết hạt
bình thường. Nhiệt lượng từ mặt trời quyết định mọi hoạt động sống của thực
vật, còn ánh sáng mặt trời là nhân tố cần thiết để thực vật tạo ra chất hữu cơ
do quá trình quang hợp (Xi-Nen-Si-Cốp, 1963) [28].
Người ta đã nhận thấy rằng lá của cây cỏ họ đậu và cây hòa thảo có
nguồn gốc ôn đới bão hòa ánh sáng ở cường độ ánh sáng yếu hơn là cỏ có
nguồn gốc nhiệt đới (Cooper và Taiton, 1968) [2]. Bão hòa ánh sáng của cây

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


cỏ ôn đới xảy ra xung quanh khoảng từ 20.000-30.000 lux, trong khi đó cỏ
nhiệt đới sẽ bão hòa ánh sáng khi từ 60.000 lux. Sự chuyển hóa của năng
lượng ánh sáng khoảng 5 - 6% ở cỏ nhiệt đới, nhưng cỏ ôn đới là dưới 3%.
(Smith, 1970) [78].
Ở những vùng ẩm ướt mùa khô ngắn là nơi điều kiện khí hậu thuận lợi
cho sự sinh trưởng của cây thức ăn. Tuy nhiên ở những vùng như vậy khi có
quá nhiều mây làm giảm bớt bức xạ và kết quả là làm giảm bớt sự quang hợp
của cây xanh. Độ dài ngày ở vùng xích đạo cũng là yếu tố giới hạn đối với
thực vật (Cooper, 1970) [36]. Sự sinh trưởng của các loại cỏ dưới tán che của
cây cao thì vấn đề cạnh tranh cơ bản không phải là dinh dưỡng, độ ẩm mà là

ánh sáng (Mannentje, 1992) [58]. Tuy nhiên các giống khác nhau thì khả năng
chịu sự che bóng cũng rất khác nhau. Một số cây có thể sinh trưởng được ở
mức độ che bóng đến 60% như Arachis pintoi trong khi đó một số cây thức ăn
chỉ được trồng trong điều kiện ánh sáng hoàn toàn như cỏ voi, cỏ ghine, cỏ
paspalum, goatemala, stylosanthes (Reynold, 1982) [73].
Ánh sáng ảnh hưởng tới sinh trưởng dưới hai hình thức khác nhau là
cường độ sáng và quang chu kì, nhưng khó có thể dùng thực nghiệm để tách
riêng những ảnh hưởng khác nhau giữa chúng. Ở những nơi cường độ sáng
yếu (500 - 1000 lux) thì cường độ quang hợp tăng nhanh cùng cường độ sáng,
nhưng những cường độ ánh sáng mạnh thì mức tăng giảm bất ngờ. Đối với
nhiều loài cỏ nhiệt đới cường độ quang hợp tiếp tục tăng, tuy không theo
đường thẳng, cho đến khi năng lượng nhận được bằng 60.000 lux hay cao
hơn. Cường độ sáng thích hợp cho quá trình quang hợp ở cỏ nhiệt đới là
50.000 - 60.000 lux, ở cỏ ôn đới là 15.000 - 25.000 lux (Cooper và Taiton,
1968) [2].
Nhiệt độ
Nhiệt độ là một nhân tố sinh thái có ảnh hưởng rất lớn đối với sinh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


vật nói chung và thực vật nói riêng (Salisbury và Ross, 1992) [75]. Nhiệt độ
có ảnh hưởng trực tiếp tới sinh trưởng của cây, nhiệt độ tăng thì sinh trưởng
cũng tăng và nhiệt độ giảm sinh trưởng chậm lại. Mặt khác tăng nhiệt độ tới
giới hạn nhất định có tác dụng thúc đẩy quá trình hấp thu chất khoáng của rễ
(Trịnh Xuân Vũ và Lê Doãn Diên, 1976) [25].
Cây thức ăn gia súc sinh trưởng tốt nhất trong biên độ nhiệt độ ban
ngày hẹp từ 7,2 - 350C. Nhiệt độ thích hợp cho đẻ nhánh của cỏ nhiệt đới

thường nhỏ hơn nhiệt độ thích hợp cho nhánh sinh trưởng (Cooper và Taiton,
1968) [2]. Nếu như đối với phần lớn các loài cỏ ôn đới nhiệt độ thích hợp nhất
để sinh trưởng (tính bằng sự tăng chất khô hoặc tốc độ sinh trưởng tương đối)
nằm trong khoảng 20 - 250C thì cỏ nhiệt đới và cận nhiệt đới có nhiệt độ sinh
trưởng thích hợp 25 – 300C. Ở nhiệt độ thấp dưới 100C cây cỏ nhiệt đới có
hiện tượng úa vàng, sau đó chết do chất diệp lục bị phá huỷ. Sự chênh lệch
nhiệt độ giữa ngày và đêm có ảnh hưởng rất lớn tới sinh trưởng của cây, ban
ngày nhiệt độ cao thuận lợi cho cây quang hợp và tích luỹ, ban đêm nhiệt độ
thấp sẽ hạn chế sự tiêu phí chất hữu cơ nên sinh trưởng của cây nhanh hơn
(Bogdan, 1977) [34].
Do biên độ nhiệt của cây thức ăn nhiệt đới nhỏ hơn biên độ nhiệt của cây
thức ăn ôn đới nên vùng ôn đới khó có thể nhập nội và gieo trồng cây thức ăn
nhiệt đới. Trong khi đó mặc dù mùa đông nhưng nhiệt độ trung bình ngày ở các
nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam, cũng chỉ tương đương nhiệt độ mùa hè ở
vùng ôn đới. Chính vì vậy, để giải quyết nhu cầu thức ăn xanh cho đàn gia súc
ăn cỏ ở nước ta trong mùa đông, một trong những giải pháp là nhập và trồng
thử nghiệm một số giống cây thức ăn có nguồn gốc từ vùng ôn đới. Tại những
vùng núi cao, có khí hậu mát mẻ, trồng các giống cỏ này kết quả thu được
tương đối tốt. Còn ở vùng đồng bằng, trồng các cây thức ăn này sinh trưởng
chậm, tỉ lệ chết cao, rất nhạy cảm với thời vụ gieo trồng. Một lần trồng chỉ cho

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7


thu cắt 2- 3 lứa, đến khoảng tháng 3, tháng 4 nhiệt độ ấm lên thì các cây thức
ăn này tàn lụi (Bùi Quang Tuấn, 2006a [22]; Bùi Quang Tuấn, 2006b [23]).
Như vậy, mỗi loài thực vật có nguồn gốc từ các vùng có điều kiện nhiệt
độ khác nhau, mức độ phản ứng với nhiệt độ cũng khác nhau. Một số loài

khác có thể sống được ở cả hai vùng khí hậu, nhưng lại cho năng suất, chất
lượng thấp. Vùng gần xích đạo thì nhiệt độ không còn là yếu tố giới hạn đối
với các cây thức ăn xanh nhiệt đới nữa (trừ những vùng núi cao). Ngược lại
khi chuyển một loại cây thức ăn nào đó từ vùng xích đạo đến nơi khác thì
nhiệt độ là yếu tố giới hạn trong suốt cả năm. Ở cả những vùng núi cao, xa
xích đạo giá lạnh và sương mù là yếu tố giới hạn đối với các giống cây thức
ăn gia súc có nguồn gốc từ nhiệt đới (William, 1978) [83]. Chính vì vậy, căn
cứ vào nguồn gốc của giống để người sản xuất lựa chọn giống trồng phù hợp
cho các vùng sinh thái khác nhau mới phát huy được tiềm năng của giống, thu
được năng suất, chất lượng cao.
Ẩm độ
Ẩm độ là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới tới sản lượng cỏ.
Lượng mưa tổng số cũng như phân bố của nó quyết định sự thích nghi của
một số giống cây thức ăn gia súc đối với môi trường nhất định nào đó. Sự
thay đổi theo mùa của sinh trưởng do nhiều yếu tố gây ra, nhưng hạn chế nhất
cho sinh trưởng trong mùa đông vẫn là nhiệt độ và ẩm độ mà trong đó nhiều
nhà nghiên cứu nhận định rằng ẩm độ là nhân tố hạn chế nhất. Cho nên tưới
nước cho đồng cỏ là một hình thức cân bằng nước theo mùa nhằm tăng năng
suất cỏ và đáp ứng được nhu cầu cho chăn nuôi thâm canh ở nhiều nước chăn
nuôi phát triển.
Ẩm độ không khí có ảnh hưởng trực tiếp tới sinh trưởng của cỏ vì ẩm
độ giảm thì cường độ thoát hơi nước tăng và ngược lại. Nước trong đất cần
thiết cho cây trong toàn bộ thời kì dinh dưỡng vì nhờ nước mà cây có thể hút

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8


chất dinh dưỡng, đất thiếu nước cây không thể hoạt động mạnh mẽ được, và

nếu thừa nước thì rễ cây có thể bị úng thối vì thiếu ôxi. Vì vậy các chế độ
tưới tiêu cũng là nhân tốc quan trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển
của cỏ.
Ẩm độ hay lượng nước trong đất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với
đời sống cây trồng. Lượng nước trong đất nhiều hay ít đều ảnh hưởng tới độ
thoáng khí của đất và việc cung cấp dinh dưỡng, chế độ quang hợp, chế độ
thoát hơi nước để thực vật không bị nóng quá… điều đó ảnh hưởng tới năng
suất và chất lượng cây trồng (Nguyễn Đức Quý và Nguyễn Văn Dung, 2006)
[19]; (Xi-Nen-Si-Cốp, 1963) [28]. Nước còn quy định sự điều hòa nhiệt từ đất
và thực vật thông qua hiện tượng bốc hơi và phát tán. Nước cũng liên quan
chặt chẽ tới các tính chất cơ lý tính của đất như độ rắn, tính dính, tính dẻo…
sự di chuyển nước trên mặt đất có ảnh hưởng xấu đến độ phì của đất, vì nó
làm rửa trôi các chất dinh dưỡng của đất hay làm xói mòn mặt đất (Vụ Tuyên
Giáo, 1975) [4]. Do đó, trong thời kỳ cỏ sinh trưởng, phải đảm bảo sao cho
đất có độ ẩm thích hợp, nhất là phải có biện pháp kỹ thuật tưới tiêu hợp lý thì
cỏ mới cho năng suất, chất lượng cao.
1.1.2.2. Điều kiện đất đai
Điều kiện thổ nhưỡng có ảnh hưởng trực tiếp tới sinh trưởng của cây
thức ăn trong đó các chất dinh dưỡng trong đất đóng vai trò quan trọng kể cả
các nguyên tố đa và vi lượng. Nhiều nguyên tố thiết yếu được biết đến và rất
cần thiết cho cây sinh trưởng như cacbon, hydro, oxy trong đất và trong
không khí, nitơ trong đất và trong không khí, photpho, kali, canxi, kẽm… đều
có trong đất. Mỗi loại đất khác nhau thì hàm lượng dinh dưỡng trong đất khác
nhau. Trong sản xuất thường phải bón phân thường xuyên để bổ sung dinh
dưỡng cho đất. Phân bón và cách bón phân có ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất
chất khô và thành phần hoá học của thức ăn. Các loài có năng suất cao như cỏ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9



voi (Pennisetum purpureum), ghinê (Panicum maximum), lông para
(Brachiaria mutica) … phản ứng rất mạnh với phân chuồng và phân đạm.
Phân bón lót lân và kali rải một lần trong năm có tác dụng trong cả năm làm
tăng năng suất cỏ so với không bón phân. Ngược lại sự tăng năng suất do tác
dụng của đạm chỉ xảy ra ngay khi trước đó người ta bón, cũng chính vì vậy
mà chúng ta sử dụng đạm một cách hợp lí nhằm cân bằng năng suất cỏ trong
cả năm để khắc phục trạng thái mùa do điều kiện thời tiết gây nên.
Độ pH trong đất quyết định trạng thái dễ tiêu hay không tiêu của các
nguyên tố. Nói chung, cỏ hoà thảo ưa đất trung tính còn các cây đậu ưa đất
hơi kiềm vì chúng cần nhiều canxi hơn. Đó cũng là nguyên nhân vì sao ở
đồng cỏ nhiệt đới có rất ít cây đậu.
Đất có hạt sét quá nhiều thì thường dí chặt, yếm khí, hoạt động của rễ
thực vật bị hạn chế. Những cây thức ăn gia súc thường không thích hợp trồng
trên loại đất này (Từ Quang Hiển và cs, 2002) [8]. Đất là nguồn cung cấp dinh
dưỡng cho cây. Nếu đất thiếu các chất dinh dưỡng nào thì cây sẽ thiếu chính
các chất dinh dưỡng đó. Kết cấu của đất ảnh hưởng tới năng suất cũng như
chất lượng cây trồng. Tỷ lệ mùn, đất đá, cát, sét, sỏi khác nhau, sẽ tạo đất có
kết cấu khác nhau. Đất giầu mùn, thường có tỷ lệ cát, sét, sỏi thấp. Nếu được
thường xuyên canh tác, đất sẽ có kết cấu viên tốt và tơi xốp, rễ cây phát triển
thuận lợi, vi sinh vật hoạt động mạnh (Từ Quang Hiển và Nguyễn Khánh
Quắc,1995) [7]. Để cải tạo đất, ta cần thường xuyên bón phân hữu cơ và kết
hợp xới xáo, diệt cỏ dại và cung cấp nước thường xuyên (Nguyễn Thế Đặng
và Nguyễn Thế Hùng, 1999) [3].
Ở nước ta cũng như khu vực Đông Nam Á hầu hết đất tốt là đất đỏ
Bazan và đất phù sa, những loại đất này thường được sử dụng để trồng cây
lương thực và cây công nghiệp. Hơn 60% đất ở Đông Nam Á là đất nghèo
dinh dưỡng (Kerridge và cs, 1986) [49]. Hầu hết đất đồng cỏ cho chăn nuôi


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10


thuộc nhóm này, nên yếu tố giới hạn trong việc nâng cao năng suất đồng cỏ
thường là yếu tố dinh dưỡng của đất. Độ pH của đất cũng là một yếu tố quyết
định sự thích nghi và năng suất của cây thức ăn. Một số giống cây thức ăn gia
súc đặc biệt đối với cây họ đậu không thích nghi với độ pH thấp. Hầu hết các
giống Keo giậu không sinh trưởng được ở những vùng đất chua. Tuy nhiên
cũng có nhiều loại cây trồng kể cả cây họ đậu như Stylosanthes CIAT 184 lại
có khả năng chịu được đất axit (Horne và Stur, 1999) [45].
Cùng với việc thu hoạch (cắt hay chăn thả gia súc) đất đồng cỏ bị lấy đi
lượng lớn các chất dinh dưỡng. Một phần các chất dinh dưỡng được trả lại
đồng cỏ do phân và nước tiểu gia súc bài tiết ra khi chăn thả. Ngoài ra các
chất dinh dưỡng trong đất đồng cỏ còn bị mất đi do rửa trôi, bay hơi, thấm
xuống tầng đất sâu … Đồng cỏ càng bị khai thác triệt để bao nhiêu thì các
chất dinh dưỡng trong đất càng bị cạn kiệt bấy nhiêu. Do vậy để giữ được
năng suất đồng cỏ cao và ổn định cần thiết phải bón phân cho đồng cỏ.
Khi bón phân cho đồng cỏ cần chú ý rằng nhu cầu các chất dinh dưỡng
của đồng cỏ cao hơn nhiều lượng các chất dinh dưỡng đã/hoặc sẽ thu hoạch.
Nhiều chất dinh dưỡng bị vi sinh vật trong đất sử dụng, bị chuyển thành mùn,
giữ lại trong các phần còn lại của thực vật… Ngoài ra cũng còn phải tính đến
hiệu quả sử dụng các chất dinh dưỡng của phân. Hiệu quả sử dụng các chất
dinh dưỡng của phân phụ thuộc vào độ phì nhiêu của đất, điều kiện tưới tiêu,
chế độ nhiệt, dạng đồng cỏ, thành phần thực vật của đồng cỏ, phương thức sử
dụng đồng cỏ, thành phần của phân bón, mức bón, thời gian và cách bón
phân.
1.1.2.3. Điều kiện phân bón
Bón phân hợp lý là sử dụng phân thích hợp cho từng loại đất, từng loại

cây trồng nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao mà không để lại hậu quả tiêu cực cho
cây trồng và môi trường.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11


*Phân hữu cơ
Bón phân chuồng (phân hữu cơ) thường có tác dụng cải tạo độ phì cho
đất, cung cấp cho cây trồng nhiều nguyên tố đa lượng như N, P, K và các
nguyên tố vi lượng quan trọng khác như Cu, Co, Mo, Fe. Tuy nhiên để cây
trồng đạt được năng suất cao thì vẫn cần bón thêm phân vô cơ như đạm, lân,
kali (Đào Văn Bảy và Phùng Tiến Đạt, 2007) [1].
Việc bón phân hữu cơ cho cây trồng có hiệu quả trong việc cải thiện lý tính
của đất, tăng dinh dưỡng đất, đặc biệt là hàm lượng Cacbon trong đất, giữ độ ẩm
cho đất và giảm xói mòn đất (Helmers và Lory, 2009 [44]; Phan và cs, 2002 [68];
Blay và cs, 2002 [32]; Muir, 2002 [60]; Sullivan và cs, 2002 [79]; Barbarick, 2003
[31]; Cuevas và cs, 2003 [37]; Daudén và Quílez, 2004 [85]).
Bón phân chuồng ngoài việc cung cấp trực tiếp chất dinh dưỡng cho
cây trồng, nó còn làm tăng số lượng và cường độ hoạt động của vi sinh vật có
trong đất, phân giải các chất khó tiêu thành dễ tiêu cho cây trồng hấp thụ
(Nguyễn Đăng Nghĩa, 1997 [15]).
Như vậy để đảm bảo năng suất cây trồng tăng, đất không bị suy kiệt
dinh dưỡng tạo nền sản suất bền vững thì sử dụng phân hữu cơ nói chung và
phân chuồng nói riêng là điều hết sức cần thiết. Liều lượng sử dụng phân
chuồng cho cỏ trồng ở Việt Nam trung bình vào khoảng 10 - 20 tấn/ha/năm
tùy vào từng loại đất và giống.
*Phân đạm
Đạm là yếu tố hạn chế năng suất đối với tất cả các loại đất, hay tất cả

các loại đất được bón đạm đều cho bội thu cao nhất (Nguyễn Vy, Khúc Vị,
1976) [26]. Sử dụng N là một trong những yếu tố hạn chế sự phát triển mối
quan hệ cộng sinh Rhizobium/cây họ đậu trong tự nhiên (Dazzo và cs, 1978)
[39]. Bón phân đạm là cần thiết để đạt được sản lượng đáng kể của các cây
họ đậu. Tuy nhiên, mức phân bón vượt qua nhu cầu nitơ thì hiệu lực cố định

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12


đạm và hình thành nốt sần giảm (Afza và cs, 1987) [29]. Sử dụng urê (90
kgN/ha) cho cây đậu tương làm ức chế nốt sần phát triển (Thies và cs, 1995)
[80]. Hệ thống rễ của đậu triều kém phát triển sau khi sử dụng 60 kgN/ha; số
lượng và khối lượng nốt sần, quá trình tổng hợp nitơ cũng bị ảnh hưởng
(Kaushik và cs, 1995) [47]. Để tăng hiệu quả kinh tế cho đồng cỏ hỗn
hợp/cây họ đậu bón 250 kg N/ha/năm (Ken Barnett, 2006) [48].
Đồng cỏ cây họ đậu thường không cần nitơ, tuy nhiên khi cây còn non
và trong điều kiện đất nghèo dinh dưỡng, cũng như để đạt được năng suất tối
ưu, thì vẫn bón đạm cho cây. Phaseolus vulgaris L trồng trong điều kiện đất
cát, bán khô hạn ở Senegal cần 110 kg N/ha; trồng tại Brazil cần bón 60 kg
N/ha và trồng tại Việt Nam cần bón 100 kg N/ha. Theo Nguyễn Văn Quang
và cs, 2007a [17] bón 60 kg N/ha cho cỏ họ đậu khi giai đoạn còn non đạt
được năng suất CK là 13,7 tấn/ha (keo giậu K280) và 15,9 tấn/ha (Stylo
CIAT 184). Cũng theo Nguyễn Văn Quang và cs, 2007b [18] bón 200kg ure
/ha cho năng suất protein đạt 1,8 tấn/lứa cho keo giậu K280; 2,4 tấn/ha cho
Stylo CIAT 184. Nghiên cứu của Hoàng Văn Tạo và cs, 2010 [20] sử dụng
đạm 50 - 75 kg ure cho cỏ Stylo CIAT 184 đạt năng suất trung bình từ 58,8 58,9 tấn/ha.
Đối với cỏ họ đậu, mức bón đạm thấp hơn cỏ hòa thảo. Lượng đạm bón
hữu hiệu cho cỏ họ đậu khoảng từ 100 - 200kg/ha/năm. Lượng đạm tối ưu

cho đồng cỏ Alfalfa là 90 - 120kg N/ha/năm (Wanger, 1954) [82].
*Phân lân
Cùng với N, phân lân là chất dinh dưỡng chủ yếu hạn chế năng suất
cây trồng ở nhiều khu vực trên thế giới (Pereira và cs, 1989) [66]. Phospho
cần thiết và liên quan trực tiếp đến hình thành nốt sần và cố định đạm (Pereira
và cs, 1989) [66]. Đối với cây họ đậu nhu cầu và khả năng hấp thu phospho
cao hơn so với cỏ hòa thảo. Cây đậu rất mẫn cảm với sự thiếu phospho. Khi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 13


phospho ít thì diện tích lá và năng suất giảm (Rao và cs, 1997) [71]. Tuy
nhiên, so với cỏ hòa thảo, cây đậu có bộ rễ ăn sâu nên chúng vẫn phát triển tốt
hơn trong điều kiện đất nghèo phospho vô cơ và hữu cơ. Cây đậu còn có khả
năng sử dụng phospho khó tiêu và canxi tốt hơn cỏ hòa thảo (Rao và cs,1999)
[72].
Các nghiên cứu đã tiến hành sử dụng vôi và 20 kg supe lân/ha để xử lý
đất axit (Peoples và cs, 1995) [65]. Kết quả cho thấy, quá trình cải tạo làm
tăng độ pH đất từ 4,5 đến 4,9, giảm nồng độ của Al và Mn, cải thiện quá trình
cố định đạm trong đất và sinh trưởng của cây.
Để duy trì khả năng sinh sản tối ưu của đồng cỏ họ đậu chăn thả gia súc
thì phải sử dụng phân bón. Các khuyến nghị bón phân cho đồng cỏ họ đậu đạt
năng suất từ 10,25 - 12,5 tấn CK/ha là 150kg P2O5/ha (Ken Barnett, 2006)
[48]. Nhu cầu superphosphate của cỏ Stylosanthes guianensis từ 125 - 250
ha/kg. Ở Zaire với 200 kg phosphate dicalci/ha, 100 kg nitrate amonium/ha
và 50 kg sulphate kali/ha cho kết quả tốt trong hai năm, (Tropicalforages,
2007) [90]. Phaseolus vulgaris L trồng trong điều kiện đất cát, bán khô hạn ở
Senegal cần 160 kg P2O5/ha; trồng tại Brazil cần bón 200 kg P2O5/ha và ở

Việt Nam cần bón 200 kg P2O5/ha.
Đồng cỏ họ đậu có nhu cầu phospho cao hơn cỏ hòa thảo. Nó không
chỉ làm tăng sản lượng cây họ đậu, mà còn tăng cường khả năng kháng bệnh.
Theo Nguyễn Văn Quang và cs, 2007a bón 80 kg P2O5/ha cho cỏ họ đậu đạt
được năng suất protein là 3,4 tấn/ha (keo giậu K280) và 2,4 tấn/ha (Stylo
CIAT 184). Đối với bón keo giậu K280 bón 400kg Supelân/ha cho năng suất
chất xanh đạt 28,2 tấn/lứa và 56,1 tấn/ha cho Stylo CIAT 184 (Nguyễn Văn
Quang và cs, 2007b) [18].
Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Mùi và cs, 2007 [13] cho biết bón
lân 400kg/ha cho keo giậu K636 đạt năng suất CK từ 11,2 - 18,1 tấn/ha/năm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 14


trong điều kiện tưới nước cho keo giậu K636 và trong điều kiện không tưới
nước 10,5 - 17,0 tấn/ha/năm. Đối với cỏ Stylo Plus khi bón lân 400kg/ha cho
đạt năng suất CK từ 14,7 - 19,2 tấn/ha/năm trong điều kiện tưới nước và
trong điều kiện không tưới nước 13,6 - 18,4 tấn/ha/năm (Nguyễn Thị Mùi và
cs, 2007) [13].
*Phân kali
Đồng cỏ họ đậu có nhu cầu phospho và kali cao hơn cỏ hòa thảo. Hai
chất dinh dưỡng này không chỉ làm tăng sản lượng cây họ đậu, mà còn tăng
cường khả năng kháng bệnh, tăng sức chịu đựng trong mùa đông. Kali có tác
dụng nâng cao sức đề kháng của cây để chống lại các yếu tố ảnh hưởng của
môi trường. Các khuyến nghị bón phân cho đồng cỏ họ đậu đạt sản lượng từ
10,25 - 12,5 tấn CK/ha là 600kg K2O/ha (Ken Barnett, 2006) [48]. Bón phân
Kali cho cỏ alfalfa hàng năm từ 0 - 160kg/ha, nhưng để đạt năng suất tối ưu
cần bón 250kg/ha (Mike Rankin, 1998) [89]. Phaseolus vulgaris L trồng

trong điều kiện đất cát, bán khô hạn ở Senegal cần 80 kg K2O/ha; trồng tại
Brazil cần bón 90 kg K2O/ha và trồng tại Việt Nam cần bón 100 kg K2O/ha.
Trong nghiên cứu của Sangakkara và cs, 1996 [76] cho biết K có thể
làm giảm bớt ảnh hưởng của tình trạng thiếu nước. Sự hiện diện của 0,3 hoặc
0,8 mM K + đảm bảo cho việc hình thành nốt sần và quá trình cố định đạm
của V. faba và P. vulgaris vẫn diễn ra trong tình trạng thiếu nước. Nó cũng
chỉ ra rằng quá trình cộng sinh trong các cây họ đậu cần cung cấp K ít hơn so
với thân cây. Điều này có thể là một tiêu chí để lựa chọn vi khuẩn Rhizobium
trong cây họ đậu, có khả năng chịu hạn thích ứng với khí hậu khô cằn.
Nguyễn Văn Quang và cs, 2007a đã sử dụng 80 kg K2O/ha cho cỏ Stylo
CIAT 184 và keo giậu K280 thu được năng suất xanh trung bình 62 tấn/ha
cho cỏ Stylo CIAT 184 và 55 tấn/ha cho keo giậu. Bón 60kg K2O/ha cho năng
suất CK đạt 7,5 tấn/lứa cho keo giậu K280; 13,7 tấn/ha cho Stylo CIAT 184

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 15


(Nguyễn Văn Quang và cs, 2007b).
Trong nghiên cứu khác, Nguyễn Thị Mùi và cs, 2007 bón 200 kg Kali
clorua/ha cho Stylo Plus đạt năng suất protein thô từ 2,5 - 3,3 tấn/ha/năm
trong điều kiện tưới nước và trong điều kiện không tưới nước 2,31 - 3,2
tấn/ha/năm.
1.1.2.4. Thời vụ gieo trồng
Mùa vụ ảnh hưởng rất rõ rệt đến khả năng sinh trưởng và phát triển
của các giống cỏ. Mùa vụ khác nhau thì điều kiện khí hậu thời tiết khác nhau
dẫn đến khả năng sinh trưởng và phát triển của các giống cỏ khác nhau. Khi
cỏ sống ở các điều kiện khác nhau thì yếu tố khí hậu là nhân tố thường hạn
chế tới sản lượng cỏ. Đối với vùng lạnh và vùng khan hiếm nước thì yếu tố

hạn chế về năng suất chính là nước. Do vậy, có nhiều nghiên cứu về mùa vụ
và nước tưới ảnh hưởng tới sản lượng của cỏ.
Sản lượng trung bình của cỏ Nadi blue ở Sigatoka, Fiji là 22.725
kg/ha/năm (Robertson, 1988) [74]. Sản lượng vật chất khô trung bình của cỏ
Nadi là 11.500 kg/ha/năm, trong năm 1971-1972 và trong đó 31% sản lượng
đạt được ở trong mùa khô năm 1972 (Partridge và cs, 1979) [63].
Cỏ Pangola ở Beerwah nam Queensland, với tổng lượng mưa hàng
năm 1.075mm, có sản lượng trung bình là 10.565 kg/ha/năm, khi cỏ được bón
phân đầy đủ (Evans, 1967) [40] đã đạt năng suất 113 kg vật chất khô/ha/ngày
vào mùa hè, nhưng chỉ đạt 2,25 kg vật chất khô/ha/ngày vào mùa đông mặc
dù cùng một chế độ phân bón. Ở phía bắc Queensland với lượng mưa lớn hơn
và được bón 220 kg N, 22 kg P205 và 55 kg K20/ha/năm thì sản lượng của
giống cỏ này đã đạt 28.282 kg vật chất khô/ha/năm.
Cỏ Echinochloa scabra đạt sản lượng 4.000 kg vật chất khô/ha ở trong
thời kỳ cỏ non sinh trưởng mạnh và đạt 13.000 kg vật chất khô ở thời kỳ cỏ
đã thành thục, 150 kg vật chất khô/ha trong 30 ngày tái sinh ở mùa khô,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 16


×