Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Khóa luận tốt nghiệp_Đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm enzyme Endo – Power trên lợn 14kg – xuất chuồng_Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.21 MB, 71 trang )

Khoa Chăn nuôi – Khóa luận tốt nghiệp

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng bài khóa luận này là của bản thân tôi, kết quả
trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong các văn bản
khoa học nào trước đây. Các trích dẫn trong luận văn đều ghi rõ nguồn gốc và
tác giả.

Người thực hiện

Phùng Minh Thái

Phùng Minh Thái – K56DDTA

Trang | 1


Khoa Chăn nuôi – Khóa luận tốt nghiệp

LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp này, tôi xin trân thành gửi lời cám
ơn tới:
Thầy TS. Lê Việt Phương, đã tận tâm, nhiệt tình hướng dẫn, động viên
thăm hỏi, giúp đỡ tôi về kiến thức khoa học ngành Chăn nuôi trong thời gian
thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn các quý thầy, quý cô Bộ môn Dinh dưỡng – Thức
ăn vi sinh vật đồng cỏ. quý thầy quý cô Khoa Chăn nuôi & NTTS, Học viện
Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình đào tạo, giảng dạy, giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn ông Th.S Lê Quang Thành – Tổng giám đốc


Công ty cổ phần Thức ăn chăn nuôi Thái Dương. Anh chị trong phòng An toàn
dịch bệnh và Di truyền giống, anh chị công nhân viên trang trai Ứng Hòa – Hà
Nội đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn chỉ bảo tôi và tạo điều kiện cho tôi thực
hiện và hoàn thành đề tài tốt nghiệp này.
Cảm ơn gia đình, các bạn trong lớp K56DDTA, bạn Phạm Thị Phượng
đã giúp đỡ cùng tôi thực hiện và hoàn thành khóa luận.
Đã có nhiều cố gắng của bản thân nhưng do khả năng của bản thân cùng
với kinh nghiệm thực tiễn chưa có nhiều nên bài khóa luận còn nhiều thiếu sót.
Vì vậy rất mong được sự đánh giá, chỉ bảo, đóng góp thắng thắn của quý thầy,
quý cô, bạn bè…
Hà Nội, Ngày

tháng năm 2015

Phùng Minh Thái

Phùng Minh Thái – K56DDTA

Trang | 2


Khoa Chăn nuôi – Khóa luận tốt nghiệp

MỤC LỤC

Phùng Minh Thái – K56DDTA

Trang | 3



Khoa Chăn nuôi – Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC BẢNG

Phùng Minh Thái – K56DDTA

Trang | 4


Khoa Chăn nuôi – Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC ĐỒ THỊ

Phùng Minh Thái – K56DDTA

Trang | 5


Khoa Chăn nuôi – Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
NSP

Nghĩa của từ viết tắt
Non-starch polysaccharide

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội


TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

FCR

Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng

VFA

Volated Fatty Acids

VSV

Vi sinh vật

VK

Vi khuẩn

GE

Năng lượng thô (kcal/kg)

DE

Năng lượng tiêu hóa (kcal/kg)

ME


Năng lượng trao đổi (kcal/kg)

NE

Năng lượng thuần (kcal/kg)

PLT

Protein lý tưởng

ĐC

Đối chứng

NT1

Nghiệm thức 1

NT2

Nghiệm thức 2

CP

Protein thô (%)

ADG

Tăng trọng/con/ngày


BW

Khối lượng cơ thể

NDF

Chất xơ không hòa tan trong acid

ADF

Chất xơ không tan trong dung dịch trung tính

TĂCN

Thức ăn chăn nuôi

VNĐ

Việt Nam đồng

STTĐ

Sinh trưởng tuyệt đối

TC

Tiêu chảy




Thức ăn
PHẦN 1

Phùng Minh Thái – K56DDTA

Trang | 6


Khoa Chăn nuôi – Khóa luận tốt nghiệp

MỞ ĐẦU
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.
Chăn nuôi lợn ở nước ta có từ thời đồ đá mới, và phát triển cùng với sự

phát triển của của lúa nước. trở thành hoạt động sản xuất quan trọng của nền
nông nghiệp nước ta.
Trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay, nông nghiệp đóng góp phần lớn
GDP nước nhà. Trong đó chăn nuôi lợn đóng vai trò quan trọng trong nền nông
nghiệp. Cung cấp thực phẩm phục vụ nhu cầu dinh dưỡng của con người, tạo
việc làm cho nhiều người, mang lại thu nhập cho người chăn nuôi.
Năm 2005, đàn lợn nước ta có 27,4 triệu con. Đến năm 2012, đàn lợn
nước ta có 26,4 triệu con, sơ bộ năm 2013 là 26,2 triệu con. Định hướng phát
triển đến năm 2020, tổng đàn lợn tăng bình quân 2,0% năm đạt khoảng 35 triệu
con, trong đó đàn lợn ngoại nuôi trang trại, công nghiệp 37%.
Hiện nay chăn nuôi nông hộ đang giảm dần, thay vào đó chăn nuôi trang
trại và công nghiệp đang phát triển. Đi cùng đó các nhà máy thức ăn chăn nuôi
phát triển theo và đưa ra nhiều sản phẩm phục vụ yêu cầu chăn nuôi. Nguyên

liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi chủ yếu là ngô, khô đỗ tương, DDGS, cám gạo,
tấm gạo… Những thức ăn này có hàm lượng xơ cao khó tiêu hóa đối với động
vật dạ dày đơn, làm giảm dinh dưỡng, tỉ lệ tiêu hóa, và các hoạt động tiêu hóa
khác.
Trong dinh dưỡng động vật dạ dày đơn nói chung và chăn nuôi lợn nói
riêng, việc bổ sung các chế phẩm enzyme trong khẩu phần được ứng dụng khá
rộng rãi. Tác dụng chính của chúng là cải thiện khả năng tiêu hóa các chất dinh
dưỡng. không phải tất cả các chất dinh dưỡng lợn ăn vào dều được tiêu hóa
hoàn toàn, nhất là chất xơ. Xơ là thành phần nằm trong tế bào thực vật mà

Phùng Minh Thái – K56DDTA

Trang | 7


Khoa Chăn nuôi – Khóa luận tốt nghiệp

enzyme tiêu hóa nội sinh của lợn không thể tiêu hóa được. Theo Migan Choc
(1999) thành phần chủ yếu của xơ là các carbonhydrat không phải tinh
bột( non-starch polysaccharide- NSP). Các chât này bao gồm tất cả các loại
cacbohydrat không phải là tinh bột, đáng chú ý là β-Glucans, arabinoxilans,
cellulose. β-Glucans là đường đa mạch thẳng được tạo nên từ các đường
glucose với liên kết β 1-3, β 1-4 glucoside, chúng có nhiều trong các hạt ngũ
cốc. Arabinoxylans (pentosans) là một loại đường phức tạp mạch nhánh kết hợp
từ hai loại đường đợn arabinose và xylose bằng liên kết β 1-3, β 1-4 glucoside,
loại này có nhiều trong lúa mạch, lúa mì, ngô. Khi tăng 1% xơ trong khẩu phần
ăn sẽ làm giảm 3% năng lượng tiêu hóa được. Ngoài gia chất xơ còn có tác hại
trong vấn đề tiêu hóa và hấp thu như: Ngăn cản việc tiếp xúc các enzyme tiêu
hóa nội sinh của lợn phá vỡ thành tế bào của thức ăn để giải phóng các chất
dinh dưỡng. Vị trí chất xơ trên vách tế bào tạo tác động “hộp”, là rào cản đối

với enzyme nội sinh của lợn, gây tác động không tốt lên tiêu hóa tinh bột và
protein trong thức ăn hỗn hợp. Các chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan
có khuynh hướng giữ nước, làm ảnh hưởng đến các tác nhân vật lý trong đường
ruột như tỷ lệ rỗng bao tử và tỷ lệ các chất đi qua ruột non. Làm tăng độ nhớt
của thức ăn dẫn đến giảm khả năng tiêu và hấp thu chất dinh dưỡng.
Khẩu phần thức ăn hỗn hợp cho lợn thịt hiện nay, thành phần xơ chiếm
nhiều hơn các khẩu phần cho lợn các giai đoạn khác. Hiện nay đã có nhiều biện
pháp để tăng khả năng tiêu hóa chất xơ, trong đó là việc bổ sung enzyme vào
khẩu phần thức ăn hỗn hợp cho lợn. các enzyme được bổ sung sẽ kết hợp cùng
với enzyme tiêu hóa giúp cho lợn sử dụng hiệu quả tốt hơn thức ăn hỗn hợp
chăn nuôi lợn.
Công nghệ sinh học ngày nay đã giúp con người tổng hợp được các
enzyme nhân tạo dựa vào các sinh vật. trong đó có các enzyme phân giải chất

Phùng Minh Thái – K56DDTA

Trang | 8


Khoa Chăn nuôi – Khóa luận tốt nghiệp

xơ. Với mục đích phân giải chất xơ để sử dụng để cung cấp dinh dưỡng. giảm
chi phí thức ăn, tăng khả năng hấp thu thức ăn.
Các chế phẩm enzyme hiện đã phổ biến như Natuphos (cung cấp
phytase), Allzyme SSF (cung cấp phytase, amylase, protease, celluase,
xylanase, β-Glucanase, pectinase), Endo – Power (xylanase, β-Glucanase,
Galactomannanase, α-Galactosidase)...
Khả năng sử dụng khẩu phần thức ăn có chưa xơ trong khẩu phần của lợn
còn hạn chế. Bên cạch đó, lợn không tiết ra các enzyme nội sinh để phần giải
xơ (Fermando và Feuchter, 2004). Mặc dù vậy, bằng việc bổ sung enzyme vào

thức ăn, khả năng tiêu hóa của các thành phần dinh dưỡng được nâng cao, dẫn
tới hiệu quả về khả năng sản xuất sản phẩm chăn nuôi lợn. Khẩu phần thức ăn
cho lợn có bổ sung enzyme không những cải thiện tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh
dưỡng mà còn nâng cao năng xuất sinh trưởng (Suga và cs, 1978;
Omogbenigun và cs, 2004; Xia Meisheng, 2000). Enzyme hoạt động có hiệu
quả hơn khi bổ sung vào khẩu phần thức ăn cho lợn (Thomke và Elwinger,
1998) và khi kết hợp với các chất tương ứng (Bach Knudsen, 1997).
Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
nhằm đánh giá ”Đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm enzyme Endo – Power
trên lợn 14kg – xuất chuồng”.
1.2.

MỤC ĐÍCH YÊU CẦU NGHIÊN CỨU.

1.2.1. Mục đích nghiên cứu.
Đánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn thịt trong giai đoạn từ 14kg –
xuất chuồng với khẩu phần có bổ sung chế phẩm Endo-Power.
Xác định hiệu quả chăn nuôi của lợn thịt trong giai đoạn từ 14kg – xuất
chuồng với khẩu phần có bổ sung chế phẩm Endo-Power.
Phùng Minh Thái – K56DDTA

Trang | 9


Khoa Chăn nuôi – Khóa luận tốt nghiệp

1.2.2. Yêu cầu nghiên cứu.
Theo dõi, ghi chép số liệu đầy đủ, chính xác.
Số liệu thu thập phải đảm bảo tính khách quan, trung thực.
1.2.3. Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của đề tài

Trên cơ sở kết quả nghiện cứu, để đưa ra các khuyến cáo về việc sử dụng chế
phẩm enzyme Endo – power trong công thức thức ăn hỗn hợp cho lợn từ 12kg
– 40kg.

Phùng Minh Thái – K56DDTA

Trang | 10


Khoa Chăn nuôi – Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN HAI

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.

SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA LỢN THỊT.

2.1.1. Khái niệm sinh trưởng.
Theo Driesh (1990) sinh trưởng là sự tăng thể tích và khối lượng cơ thể
là do các xoang, các tế bào trong cơ thể đều tăng. Theo Slu (1988) sự sinh
trưởng bao giờ cũng trải qua nhiều quá trình. Tế bào phân chia nghĩa là tăng lên
về số lượng tế bào. Gannet (1992) cho rằn quá trình sinh trưởng trước hết là kết
quả của sự phân chia tế bào và tăng thể tích tế bào để tạo nên sự sống.
Sinh trưởng là sự tích lũy các chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa là sự
tăng chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ
thể con vật trên cơ sở tính di truyền của đời trước.
Theo Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường (1992)về mặt sinh hóa thì
sinh trưởng được coi như một quá trình biến đổi và tích lũy các chất trong đó
chủ yếu là protein. Tốc độ tích lũy các chất và sự tổng hợp protein cũng chính

là tốc độ hoạt động của các gen điều khiển quá trình sinh trưởng của cơ thể .
2.1.2. Các quy luật sinh trưởng phát dục của lợn
2.1.2.1. Quy luật sinh trưởng phát dục theo giai đoạn.
Quá trình sinh trưởng phát dục của lợn được chia làm hai giai đoạn là
giai đoạn trong thai và giai đoạn ngoài thai.
Quá trình sinh trưởng trong thai: là một phần qan trọng trong chu kỳ
sống của lợn bởi vì các sự kiện của thời kỳ này có ảnh hưởng đến sinh trưởng,
phát triển và khả năng sinh sản của lợn. Quá trình phát triên của trong thai được
chia làm ba giai đoạn: giai đoạn phôi thai, tiền thai và bào thai. Giai đoạn phôi
thai từ lúc trứng thụ tinh đến 22 ngày, đặc điểm của giai đoạn này là hợp tử
dịch chuyển và làm tổ ở sừng tử cung (trong hai ngày đầy tiên), phân chia
nhanh chóng thành khối tế bào và thành các lá phôi. Giai đoạn tiền thai từ ngày
23-39, hình thành nên hầu hết các cơ quan bộ phận trong cơ thể. Giai đoạn thai
Phùng Minh Thái – K56DDTA

Trang | 11


Khoa Chăn nuôi – Khóa luận tốt nghiệp

từ ngày 40 – đẻ là giai đoạn phát triển nhanh về kích thước và khối lượng của
thai.
Giai đoạn ngoài thai được chia thành các thời kỳ bú sữa, thời kỳ thành
thực, thời kỳ trưởng thành và thời kỳ già cỗi. Lợn con mới sinh chưa được
thành thực về sinh lý và thể vóc, có rất nhiều sự thay đổi diễn ra trong cơ thể
trong thời kỳ đầu tiên sau khi sinh để phù hợp cho cuộc sống của lợn sau này.
Có một số thay đổi và các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi đó như khối lượng
sơ sinh và số con đẻ ra trên tổ, lượng đường glucose trong máu, vấn đề điều tiết
thân nhiệt, khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, sự thay đổi về thành phần hóa
hock của cơ thể theo tuổi… Đây là những sự thay đổi quan trọng trong những

ngày đầu tiên của lợn sau khi sinh.
2.1.2.2. Quy luật sinh trưởng phát dục không đồng đều.
Không đồng đều về khả năng tăng khối lượng: lúc còn non khả năng tăng
khối lượng chậm, sau đó khối lượng tăng nhanh dần, tùy theo giống lợn khác
nhau mà tốc độ tăng khối lượng sẽ khác nhau.
Không đồng đều về sự phát triển của các cơ quan bộ phận cơ thể: trong
quá trình sinh trưởng và phát dục của cơ thể lợn có những cơ quan phát triển
nhanh, có cơ quan phát triển chậm hơn.

Phùng Minh Thái – K56DDTA

Trang | 12


Khoa Chăn nuôi – Khóa luận tốt nghiệp

Hình 2.1: Thành phần cơ thể lợn sinh trưởng
Không đồng đều về sự tích lũy các tổ chức mỡ nạc xương: sự phát triển
của bộ xương có xu hướng giảm dần theo tuổi (tính theo sinh trưởng tương
đối); của thịt giữ mức độ bình thường trong giai đoạn đầu sau khi sinh sau đó
giảm dần từ tháng thứ 5, sự tích lũy mỡ tăng dần từ 6-7 tháng tuổi.
2.2.

Những chỉ tiêu đánh giá sức sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng
Sinh trưởng là quá trình sinh học phức tạp, được duy trì từ khi phôi thai

hình thành đến khi con vật thành thục về tính. Các phép đo thường được sử
dụng để xác định tốc độ sinh trưởng là:
2.2.1. Khối lượng cơ thể (Sinh trưởng tích lũy):
Khối lượng cơ thể từng thời kì là một chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá sự

sinh trưởng của lợn thịt. Tuy vậy, chỉ tiêu này chỉ xác định được sự sinh trưởng
ở từng thời điểm nhất định của cơ thể, nhưng lại không chỉ ra được sự sai khác
về tỷ lệ sinh trưởng các thành phần cơ thể trong một khoảng thời gian ở các độ
tuổi khác nhau. Chỉ tiêu này được miêu tả bằng đồ thị, đồ thị về khối lượng cơ
thể còn được goi là đồ thị sinh trưởng tích luỹ. Đường minh hoạ của đồ thị
Phùng Minh Thái – K56DDTA

Trang | 13


Khoa Chăn nuôi – Khóa luận tốt nghiệp

thường thay đổi theo giống, dòng, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng. Đối với lợn
khối lượng cơ thể thường được theo dõi theo tuần tuổi, đơn vị tính bằng kg/con
hoặc gam/con.
2.2.2. Sinh trưởng tuyệt đối:
Là sự tăng lên về khối lượng, kích thước thể tích cơ thể trong khoảng thời
gian giữa hai lần khảo sát (TCVN 2.39,1997). Sinh trưởng tuyệt đối thường
được tính bằng gam/con/ngày hoặc gam/con/tuần. Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối
có dạng Prabon. Giá trị sinh trưởng tuyệt đối càng cao thì hiệu quả kinh tế càng
lớn. Sinh trưởng tuyệt đối được tính theo công thức sau:
Sinh trưởng tuyệt đối(g/ngày) =
2.2.3. Sinh trưởng tương đối:
Là tỷ lệ phần trăm (%) tăng lên về khối lượng, kích thước và thể tích cơ thể
lúc kết thúc khảo sát so với lúc đầu khảo sát (TCVN 2.40, 1997). Đồ thị sinh
trưởng tương đối có dạng hypebol. Sinh trưởng tương đối được tính theo công
thức sau:

Sinh trưởng tuơng đối(%) =
2.2.4. Đường cong sinh trưởng :


Phùng Minh Thái – K56DDTA

Trang | 14


Khoa Chăn nuôi – Khóa luận tốt nghiệp

Hình 2.2: Đường cong biểu diễn sinh trưởng tích lũy của lợn (Brody,
1945)
Biểu thị tốc độ sinh trưởng của lợn và các gia súc nói chung. Theo tài
liệu của Chamber (1990) đường cong sinh trưởng của lợn gồm 4 pha và có 4
đặc điểm chính:
− Pha sinh trưởng tích luỹ: Tăng tốc độ nhanh sau khi sinh ra.
− Điểm uốn của đường cong tại thời điểm có tốc độ sinh trưởng cao nhất.
− Pha sinh trưởng có tốc độ giảm dần sau điểm uốn.
− Pha sinh trưởng tiệm cận có giá trị khi lợn trưởng thành.
2.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của lợn.

2.3.1. Các yếu tố bên trong.
Yếu tố di truyền là một trong những yếu tố có ý nghĩa quan trọng nhất
ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của lợn. Quá trình sinh trưởng phát dục
của lợn tuân theo các quy luật sinh học, nhưng chịu ảnh hưởng của các giống
lợn khác nhau. Do ảnh hưởng của các tuyến nội tiết và hệ thống thần kinh mà
hình thành nên sự khác nhau giữa các giống lợn nguyên thủy và các giống lợn
đã được cải tiến cũng như các giống lợn thành thục sớm và giống lợn thành
thục muộn. Sự khác nhau này không những chỉ khác nhau về cấu trúc tổng thể


Phùng Minh Thái – K56DDTA

Trang | 15


Khoa Chăn nuôi – Khóa luận tốt nghiệp

của cơ thể mà còn khác nhau ở sự hình thành nên các tế bào, các bộ phận của
cơ thể và đã hình thành nên các giống lợn có hướng sản xuất khác nhau.
Yêu stố thứ hai ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của lợn là quá
trình trao đổi chất trong cơ thể. Quá trình trao đổi chất sảy ra dưới sự điều
khiển của các hormone. Hormone tham gia vào tất cả các quá trình trao đổi chất
của tế bào và giữ cân bằng các chất trong máu. Trong thời kỳ đầu tiên của quá
trình sống, kể cả khi chưa có sự hoạt động của tuyến giáp đã có sự tham gia của
tuyến ức trong điều khiển quá trình sinh trưởng. Về sau điều khiển quá trình
sinh trưởng có sự tham gia của tuyến yên. Hormone của thùy trước tuyến yên
STH là loại hormone rất cấn thiết cho sinh trưởng của cơ thể. Khi thiếu hoặc
thừa laoị hormone sẽ dấn đến cơ thể quá nhỏ bé hoặc quá to. Thùy giữa tuyến
yên cũng tiết ra các hormone tham gia vào quá trình chuyển hóa trong cơ thể,
chủ yếu là chuyển hóa lipid và sự chuyên rhóa glycogen trong gan.
Vào thời kỳ thành thục về tính, các hormone sinh dục của buồng trứng
cũng như dịch hoàn tham gia vào quá trình diiều khiển hoạt động sinh dục của
cơ thể và hình thành nên các đặc tính sinh dục thứ cấp. Hormone sinh dục của
con cái tạo ra từ buồng trứng cũng có tác động đáng kể đến sinh trưởng của của
lợn. Ngoài ra các loại hormone của ác tuyến tụy, tuyến thượng than cũng tham
gia điều tiết sự phát triển của xương và cơ.
2.3.2. Các yếu tố bên ngoài.
2.3.2.1. Dinh dưỡng.
Các yếu tố di truyền không thể phát huy tối đa nếu không có một môi
trường dinh dưỡng và thức ăn hoàn chỉnh. Khi đảm bảo đầy đủ về thức ăn bao

gồm cả số lượng và chất lượng thức ăn thì sẽ góp phần thúc đẩy quá trình sinh
trưởng và phát triển của các cơ quan trong cơ thể. Khi cung cấp cho lợn các
mức dinh dưỡng khác nhau có thể làm thay đổi tỷ lệ các cơ quan trong cơ thể.
2.3.2.2. Nhiệt độ và môi trường.

Phùng Minh Thái – K56DDTA

Trang | 16


Khoa Chăn nuôi – Khóa luận tốt nghiệp

Nhiệt độ môi trường không chỉ ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe mà
còn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Nếu nhiệt độ môi
trường không thích hợp thì sẽ không thể đảm bảo quá trình trao đổi chất diễn ra
bình thường, cân bằng nội môi và cân bang nhiệt của cơ thể lợn. việc đảm bảo
nhiệt độ chuồng nuôi (tiểu khí hậu) thích hợp cho các laoị lợn khác nhau phải
căn cứ vào khả năng điều tiết thân nhiệt của chúng.
Khi nhiệt độ chuồng nuôi thấp lợn sẽ thất thoát nhiệt rất nhiều, vì lẽ đó ở
lợn con và lợn nuôi thịt sẽ giảm khả năng tăng khối lượng và tiêu tốn thức ăn
cho một kg tăng trọng. Nhiệt độ thích hợp cho lợn thịt là 15-18 oC. Lợn càng
lớn, lợn trưởng thành thì khả năng điều tiết thân nhiệt cảng hoàn chỉnh, lớp mỡ
dưới da dày dẫn tới nhu cầu về nhiệt sẽ giảm.
Nhiệt độ chuồng nuôi có liên quan mật thiết tới ẩm độ không khí. Ẩm độ
không khí thích hợp cho lợn là 70%.
2.3.2.3. Ánh sáng.
Ánh sáng có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của lợn. Khi không
đủ ánh sáng sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của lợn, đặc biết là
quá trình trao đổi khoáng. Đối với lợn thịt nhu cấu về ánh sáng thấp, đặc biệt
sau khi lợn ăn xong. Trong thực tế ở nhiều trang trại người ta giảm cường đọ

chiếu sáng xuống mức tối thiểu cho lợn vỗ béo, đặc biệt là các going slợn cao
sản.
2.3.2.4. Các yếu tố khác.
Ngoài các yếu tố kể trên còn các yêu stố khác như: vấn đề thiết kế
chuồng trại, chăm sóc nuôi dưỡng, chế đọ cho ăn, tiểu khí hậu chuồng nuôi,
vùng chăn nuôi, dịch bệnh, thú y, vệ sinh thú y, khí thải…
2.4.

Sức sản xuất của lợn thịt.

2.4.1. Tốc độ sinh trưởng.

Phùng Minh Thái – K56DDTA

Trang | 17


Khoa Chăn nuôi – Khóa luận tốt nghiệp

Tốc độ sinh trưởng là chỉ tiêu quan trọng trong chăn nuôi lợn thịt. Tốc độ
sinh trưởng nhanh sẽ góp phần giảm tiêu tốn thức ăn trên 1kg tăng khối lượng,
tăng tỷ lệ nạc trong thịt xẻ, giảm chi phí chăn nuôi.
Khả năng sinh trưởng được tính theo g/ngày hay kg/tháng. Tốc độ sinh trưởng
của các giống lợn khác nhau là khác nhau. Các giống lợn ngoại và lợn lai có
khả năng tăng trưởng nhanh hơn các giống lợn nội.
2.4.2. Tiêu tốn thức ăn trên 1kg tăng khổi lượng (FCR)
FCR là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng, cùng với chỉ tiêu về tốc độ sinh
trưởng của lợn quyết đinh sự thành công hay thất bại của cơ sở chăn nuôi lợn.
FCR càng thấp thì hiệu quả sử dụng thức ăn càng cao. Chỉ số FCR ở các giống
lợn khác nhau là khác nhau. Các giống lơn ngoại có tốc độ sinh trưởng nhanh

nhất và FCR thấp hơn so với các giống lợn nội.
2.5.

Tiêu hóa các chất dinh dưỡng ở lợn.
Tiêu hóa và hấp thu là giai đoạn đầu của quá trình trao đổi chất. Thực

hiện chức năng phân giải các chất dinh dưỡng trong thức ăn từ những hợp chất
hóa học phức tạp thành những hợp chất hóa học đơn giản mà cơ thể lợn hấp thu
được. những hợp chất được hấp thu vào máu và bạch huyết qua màng nhấy của
ống tiêu hóa. Nhờ có quá trình này mà cơ thể lợn nhận được những hợpc hất
cần thiết cho cơ thể.
Trong quá trình trao đổi chất, lợn không ngừng lấy thức ăn từ bên ngoài
để cung cấp vật chất và năng lượng cho cơ thể. Những chất dinh dưỡng này bao
gồm: cacbohidrate, protein, lipid, khoáng, nước và vitamin.
2.5.1. Tiêu hóa cabohydrate.
Cacbohidrate là hợp chất phổ biến trong tự nhiên và trong cơ thể sinh
vật. Trong thành phần mô bào thực vật có trên 80% vật chất khô là
cacbohidrate nhưng ở mô bào động vật có 2%. Trong khẩu phần thức ăn của
lợn, hàm lượng cacbohidrate rất cao, gầm 100% khẩu phần thức ăn có nguồn
gốc từ thực vật. Cacbohidrate có vai trò chủ yếu là cung cấp năng lượng cho
Phùng Minh Thái – K56DDTA

Trang | 18


Khoa Chăn nuôi – Khóa luận tốt nghiệp

hoạt động sống của lợn, đồng thời tham gia một phần nhỏ vào cấu trúc hóa học
cơ thể. Cacbohidrate có ba dạng tùy theo cấu trúc phân tử, đó là đường, tinh bột
và xơ. Trong đó tinh bột là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng nhất đối với

lợn.
Sự tham gia của các enzyme tiêu hóa trong quá trình thủy phân cacbohidrate.
Quá trình thủy phân cacbohidrate trong đường tiêu hóa được thực hiện nhờ các
enzyme trong đường tiêu hóa. Sản phẩm của sự thủy phân này lad tạo ra các
đường đơn α-glucose cơ thể có thể hấp thu sử dụng được. Các enzyme tham gia
bao gồm:
- Enzyme α-amylase
α-amylase

Tinh bột

Maltose
Maltotriose
Các đoạn dextrin

- Enzyme lactaese
Lactase

Lactose

Galactose + Glucose

- Enzyme trehalase
Trehalase

Trehalose

2α-glucose

Còn nhiều các loại enzyme khác tham gia quá trình tiêu hóa tinh bột nữa

như sacraza, maltaza…
Sự lên men trong đường tiêu hóa của lợn.
Sự lên men của vi sinh vật trong đường tiêu hóa lợn có ý nghĩa trong tiêu
hóa cacbohidrate ở lợn. Quá trình này đã được Cranwell (1968) nghiên cứu lại
một cách chi tiết. Năm 1944 các tác giả Barcroft, Mc Anally và Phillipson đã
chứng minh rằng máu tĩnh mạch dời đi từ vùng tiêu hóa lợn, đặc biệt là phần
Phùng Minh Thái – K56DDTA

Trang | 19


Khoa Chăn nuôi – Khóa luận tốt nghiệp

manh tràng và kết tràng có chứa các axit béo bay hơi (VFA – Volated Fatty
Acids) cao hơn các vùng khác. Năm 1946 thì các tác giả trên đã xác định được
nguồn gốc các VFA đó có trong chất chứa của dạ dày và trên toàn bộ các phần
của ruột già lợn với mức cao nhất ở manh tràng. Tỷ lệ các axit này gần tương
đương như tỷ lệ ở dạ cỏ và manh tràng động vật nhai lại, hay ở manh tràng và
kết tràng ngựa (dẫn theo Vũ Đình Tôn, 2009). Qua kiểm tra toàn bộ các chất
chứa trong bộ máy tiêu hóa thì thấy ở dạ dày có acid lactic là acid chủ yếu, còn
VFA lại chiếm chủ yếu ở ruột già. Trong các acid béo bay hơi thì chủ yếu là
acid axetic.
Nghiên cứu về khu hệ vi sinh vật trong đường tiêu hóa của lợn, ở phần
túi mù dạ dày lợn có chứa lượng lớn các loài vi sinh vật (VSV) Lactobacillus,
Bifidobacterium và một số lượng thấp hơn các loài vi sinh vật khác. Trong ruột
già thì chứa hỗn hợp các VSV đa dạng hơn (Smith and Jones 1963, Vander
Heyde 1974).
Trong điều kiện bình thường 1g chất chứa ở manh tràng có từ 1-10 tỉ
VSV. Thành phần VSV có loại cầu khuẩn háo Iod , loại này có khẳ năng phân
giải cellulose khá mạnh. Ngoài ra còn có trực khuẩn yếm khí Gram (-) và cầu

khuẩn Gram (+)
VSV phân giải tinh bột, đường trong ruột già chủ yếu là Clostridium
butyricum (trực khuẩn Gram (+) háo Iod yếm khí). Ngoài ra còn có vi khuẩn
(VK) sinh acid lactic và Enterococcus.
Sự lên men ở dạ dày.
Các sản phẩm của sự lên men: Nồng độ acid hữu cơ ở dạ dạy lợn trưởng
thành đạt tới 150 meq/lít. Hàm lượng acid lactic chiếm 90% tổng số các acid
hữu cơ. Acid propionic chiếm ½ hàm lượng VFA, acid fomic 3,6-4,5% còn lại
là acid khác như acid butyric, acid valeric.
Sự phân bố các sảnphẩm lên men trong dạ dày.

Phùng Minh Thái – K56DDTA

Trang | 20


Khoa Chăn nuôi – Khóa luận tốt nghiệp

Dạ dày lợn được chia làm ba lớp: lớp trên cùng, lớp giữa và lớp đáy (tiếp
giáp với thành dạ dày). Ở ba lớp này có sự phân bố các sản phẩm lên men khác
nhau. Lớp trên cùng có hàm lượng acid lactic và VFA cao nhất, tiếp đến là lớp
giữa, thấp nhất là lớp đáy. Song hàm lượng acid clohidric thì ngược lại, cao
nhất ở lớp đáy và thấp nhất ở lớp trên cùng.
Nồng độ acid lactic và VFA tăng dần sau khi ăn trong khoảng 9-12h. với
khẩu phần ăn thông thường ít thấy có sự thay đổi về các ,ức acid hữu cơ, nếu
lợn được ăn khẩu phần có tỉ lệ rỉ mật cao 64% thì hàm lượng VFA sẽ cao hơn
acid lactic.
Sự lên men ruột.
Sự lên men ruột chủ yếu sảy ra ở ruột già, còn ruột non tuy là có một
lượng nhất định acid lactic và một số các VFA khác song đó là sản phẩm lên

men của túi mù dạ dày.
ở ruột già có quần thể hệ VSV phong phú, nhất là ởphần manh tràng và
kết tràng, lên lượng acid hữu cơ được tạo ra ở đây tương đối lớn vơi smức 110300 meq/lít.
Thành phần các acid hữu cơ chủ yếu là acid axetic, sau là acid propionic
rồi acid butỉic. Còn acid lactic và acid valẻic chiếm số lượng ít.
2.5.2. Tiêu hóa protein.
Quá trình tiêu hóa protein ở dạ dày lợn chủ yếu nhờ có enzyme pepsin.
Enzyme này có tác dụng phân cắt đại phân tử protein thành các chuỗi peptide
có số lượng phân tử nhỏ hơn. Tuy nhiên không phải hoạt động của enzyme
pepsine lúc nào cũng hiệu quả vì enzyme pepsine mặc dù được tiết ra sau vài
ngày lợn con mới sinh nhưng không có tác dụng tiêu hóa protein do nó ở dạng
pepsinogen. Để hoạt động cần có tác động cần có tác động của H + để kích hoạt
và quá trình thủy phân protein mới diễn ra.
Trong dạ dày còn có các enzyme khác cũng tham gia vào quá trình thủy
phân protein như cathepsin, rennin...
Phùng Minh Thái – K56DDTA

Trang | 21


Khoa Chăn nuôi – Khóa luận tốt nghiệp

Khi protein và các chuỗi peptide được huyển xuống ruột non, ở đây quá trình
thủy phân lại tiếp tục và triệt để nhất, tức sản phẩm cuối cùng của quá trình này
là những acid amin mà cơ thể hấp thu và sử dụng. Sự thủy phân protein ở ruột
non được thực hiện nhờ enzyme của tuyến tụy như trypsin, chimochipsin,
elastase, dipeptidase...
Chỉ còn lại một lượng ít protein chưa dược tiêu hóa chuyển xuống ruột
già. Ở đây sảy ra quá trình khử gốc amin của các acid amin do các VK thực
hiện.

2.5.3. Tiêu hóa lipid.
Các chất béo trong khẩu phần ăn chưa các thành phần chính là triglỹerin,
ngoài ra còn một số dạng khác là phospholipid, sterol và các estesterol. Các
thành phần này được thủy phaan do các enzyme dịch tụy tiết ra.
Lipase

Triglyxerin

Glyxerin + acid béo
Phospholipase

Lecitin (phospholipid)

Lysolecitin + acid béo

Cholesterolesterase

Cholesterol sester

Cholesterol + acid béo

Quá trình tiêu hóa lipid được thực hiện còn nhờ tác dụng của dịch mật.
Dịch mật bao gồm sắc tố mật và acid mật. Có tác dụng làm giảm sức căng của
bề mặt của dung dịch, làm nhũ tương hóa lipid và tạo ra độ pH thích hợp ở ruột
làm thuận lợi cho sự tác dộng của các enzyme.
2.6.

Sự hấp thu các chất dinh dưỡng.
Sự hấp thu là quá trình thu nhận các chất khác nhau vào máu và bách


huyết thông qua màng nhầy ống tiêu hóa. Màng nhầy ống tiêu hóa ở các vị trí
khác nhau sẽ có mức độ hấp thu khác nhau.
2.7.

Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa.

Phùng Minh Thái – K56DDTA

Trang | 22


Khoa Chăn nuôi – Khóa luận tốt nghiệp

2.7.1. Loại thức ăn.
Các loại thức ăn khác nhau có ảnh hưởng không giống nhau đến sự tiết
dịch tiêu hóa. Thức ăn nhiều nước sẽ giảm tiết nước bọt và dịch vị.
2.7.2. Chế biến thức ăn.
Thức ăn được chế biến khác nhau thì khae năng tiết dịch tiêu hóa cũng
khác nhau. Thức ăn giang tiết nhiều dịch vị hơn thức ăn ngâm. Cho lợn ăn thức
ăn sống thì dịch vị và dịch ruột sẽ tiết cao hơn thức ăn chín.
2.7.3. Các chất dinh dưỡng trong khẩu phần.
Khi khẩu phần thức ăn kém cân bằng sẽ gây ra rối loạn hoạt động cơ
quan tiêu hóa làm giảm quá trình tổng hợp các chất từ thức ăn. Khi khẩu phần
có protein thấp, sẽ làm tăng hoạt động của cơ quan tiêu hóa, làm thải nhiều nitơ
theo dịch tiêu hóa để tạo nên nhũ châó có tỉ lệ thành phần nhất định, làm tăng
cao lượng nước trao đổi theo phân và làm lợn bị thiếu protein. Làm giảm tiết
dịch tụy và dịch dạ dày. Khẩu phần thức ăn hỗn hợp có lượng protein cao,
lượng dịch được tiết ra càng nhiều để tăng cượng tiêu hóa protein.
2.7.4. Phương pháp cho ăn, uống.
Cách cho ăn uống cũng làm ảnh hưởng đến sự tiêu hóa thông qua lượng

dịch tiêu hóa tiết ra bị thay đổi. Nhiệt độ của thức ăn và nước uống cũng ảnh
hưởng đến sự điều tiết dịch tiêu hóa. Lợn sau khi ăn uống nước có nhiệt độ từ
5-8oC lượng dịch tiêu hóa tiết ra chỉ bằng 20% so với lợn ăn uống ở nhiệt độ
thương 20-25oC. Yếu tố môi trường cung ảnh hưởng đến tiêu hóa của lợn ở khả
năng điều tiết thân nhiệt của lợn.
2.8.

Nhu cầu dinh dưỡng của lợn.

2.8.1. Nhu cầu năng lượng.
Là thành phần dinh dưỡng quan trọng nhất, cơ thể cần năng luongj trước
hết là cho quá trình trao đổi chất. Bao gồm duy trì hoạt động của cơ thể, tổng
hợp lên các mô cơ thể, dự trữ trong các mô va các sản phẩm phân tiết. Duy trì
thân nhiệt của cơ thể.
Phùng Minh Thái – K56DDTA

Trang | 23


Khoa Chăn nuôi – Khóa luận tốt nghiệp

Năng lượng được sinh ra khi một phân tử hữu cơ bị đốt cháy sinh ra
nhiệt. Năng lượng trong thức ăn biểu thị bằng đơn vị Calories (Cal),
Kilocalories (Kcal), của năng lượng thô (GE), năng lượng tiêu hoá (DE), năng
lượng trao đổi (ME) hay năng lượng thuần (NE). Năng lượng còn biểu thị bằng
Joule (J), Kilojoule (kJ), megajoule (MJ) (1MJ=239 Kcal).
Năng lượng thô (GE): Là năng lượng được giải phóng khi đốt cháy vật
chất trong thiết bị đo calo. Năng lượng thô của một thành phần thức ăn phụ
thuộc vào tỷ lệ của các carbohydrate, chất béo và lượng đạm có trong thức ăn.
Năng lượng tiêu hoá (DE): Bằng năng lượng thô trong khẩu phần trừ đi

năng lượng thô bị đào thải qua phân.
Năng lượng trao đổi (ME) là năng lượng tiêu hoá trừ đi năng lượng mất ở
dạng khí và nước tiểu. ME cho lợn thịt khoảng 3000Mcal/kg. Năng lượng trao
đổi (ME) = 95% năng lượng tiêu hóa (DE).
Năng lượng thuần (NE) là hiệu số giữa năng lượng trao đổi ME và số
gia nhiệt HI. Số gia nhiệt HI là tổng nhiệt lượng giải phóng do sự tiêu tốn
năng lượng trong quá trình tiêu hoá và trao đổi chất. Năng lượng của số gia
nhiệt không được sử dụng trong quá trình tạo sản phẩm, nhưng lại được dùng
để duy trì thân nhiệt trong môi trường lạnh.
Nguồn nguyên liệu cung cấp năng luongj trong khẩu phần thức ăn hỗn
hợp cho lợn thường là ngô, cám mì, cám gạo, tấm gạo, sắn…
Năng lượng cung cấp cho lợn đang sinh trưởng trước hết là sự duy trì
cho cơ thể, cho sự tăng trọng hàng ngày và dùng để duy trì thân nhiệt khi thời
tiết lạnh
2.8.2. Nhu cầu protein và aicd amine.
Thành phần cơ thể lợn có từ 14-15% là protein, tùy thuộc vào tuổi lợn.
Protein tham gia vào hoạt động trao đổi chất, lượng protein hằng ngày của cơ
thể sẽ mất đi lượng nhất định. Nhu câud protein còn phụ thuộc vào gia strị
sinh vật học. Lợn cần 10 acid amine không thể thay thế được là: Lysine,
Phùng Minh Thái – K56DDTA

Trang | 24


Khoa Chăn nuôi – Khóa luận tốt nghiệp

Threonine, Methionie + Cystine, Trytophan, Agrinine, Isoleucin, Leucine,
Histine, Phenylalanine + Tyrosine, Valine.
Protein lý tưởng là (PLT) protein có chứa tất cả các acid amine đúng
bằng tỷ lệ lợn cần. Tất cả các acid amine thiết yếu và tổng của các acid amine

không thiết yếu trong PLT có vai trò như nhau.
Trong PLT, tỷ lệ các acid amine dựa trên mối quan hệ với lượng protein
trong khẩu phần, ở đây Lysine được tính là 100%. Với lợn sinh trưởng có tỷ lệ
là (theo ARC 1981, Wang, Fuller 1989, Cole 1992, Chung 1992).
Bảng 2.1: Tỷ lệ acid amine trong mối quan hệ với lượng protein
trong khẩu phần. (Lysine được tính là 100%)
Loại acid amine

Tỷ lệ (%)

Lysine

100

Threonine

65

Methionine + Cystine

55

Trytophan

19

Arginine

42


Isoleucine

50

Leucine

100

Histidine

33

Phenylalanine + Tyrosine

100

Valine
70
Bảng 2.2: Hàm lượng acid amine thích hợp trong protein khẩu
phần của lợn sinh trưởng.
Loại acid amine

% của protein lợn sinh trưởng

Lysine

5,5

Threonine


3,2

Methionine + Cystine

3,1

Trytophan

1,0

Arginine

1,5

Phùng Minh Thái – K56DDTA

Trang | 25


×