Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

đánh giá sự lưu hành kháng thể trong huyết thanh và bệnh tích liên quan đến mycoplasma gallisepticum trên gà ai cập nuôi tại huyện đông anh – hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.9 MB, 64 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LÊ THANH PHƯƠNG

PHẠM VĂN QUYỀN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

ÐÁNH GIÁ SỰ LƯU HÀNH KHÁNG THỂ TRONG HUYẾT
THANH VÀ BỆNH TÍCH LIÊN QUAN ĐẾN MYCOPLASMA
GALLISEPTICUM TRÊN GÀ AI CẬP NUÔI TẠI HUYỆN
ÐÔNG ANH – HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
2015
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM VĂN QUYỀN

ÐÁNH GIÁ SỰ LƯU HÀNH KHÁNG THỂ TRONG HUYẾT
THANH VÀ BỆNH TÍCH LIÊN QUAN ĐẾN MYCOPLASMA
GALLISEPTICUM TRÊN GÀ AI CẬP NUÔI TẠI HUYỆN
ÐÔNG ANH – HÀ NỘI

Chuyên ngành : Thú y
Mã số

: 60.64.01.01



Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Bá Tiếp

HÀ NỘI - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Toàn bộ các
số liệu và kết quả thu được là do bản thân tôi trực tiếp điều tra, thu thập với một
thái độ hoàn toàn khách quan và trung thực, chưa từng được sử dụng để bảo vệ
một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn đã được gi rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 05 tháng 01 năm 2016
Tác giả luận văn

Phạm Văn Quyền

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ii


LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng của bản thân,
tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo và bạn bè
đồng nghiệp.
Lời đầu tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc Học viện, Ban chủ
nhiệm khoa cùng toàn thể các thầy cô giáo bộ môn khoa Thú y trong Học viện

nông nghiệp Việt Nam.
Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS.Nguyễn Bá Tiếp, giảng viên bộ môn
Giải phẫu - Tổ chức, khoa Thú y đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt
quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến Trạm thú y huyện Đông Anh, công
ty Biospring, các hộ chăn nuôi gà tại huyện Đông Anh, cùng các cá nhân tổ chức
đã tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp số liệu, tư liệu khách quan giúp tôi hoàn thành
luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và người thân
đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện về mọi mặt cho tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu thực hiện đề tài.
Hà Nội, ngày 05 tháng 01 năm 2016
Tác giả luận văn

Phạm Văn Quyền

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iii


MỤC LỤC

Lời cam đoan

ii

Lời cảm ơn

iii


Mục lục

iv

Danh mục các chữ viết tắt

vi

Danh mục bảng

vii

Danh mục hình

viii

MỞ ĐẦU

1

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

1.1.Giới thiệu về gà Ai Cập.

3

1.1.1. Nguồn gốc của gà Ai Cập tại Việt Nam


3

1.1.2. Một số đặc điểm của gà Ai Cập

3

1.2. Bệnh viêm đường hô hấp mạn tính (CRD).

5

1.2.1. Giới thiệu chung về bệnh CRD

5

1.2.2. Nghiên cứu về CRD

5

1.2.3. Đặc tính sinh học của vi khuẩn Mycoplasma

9

1.2.4. Dịch tễ học của CRD

14

1.2.5. Triệu chứng, bệnh tích của bệnh CRD

16


1.2.6. Chẩn đoán

18

Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

20

2.1. Đối tượng nghiên cứu

20

2.2. Địa điểm

20

2.3. Nội dung nghiên cứu

20

2.4. Nguyên liệu.

20

2.5. Phương pháp nghiên cứu

21

2.5.1. Phương pháp điều tra, phỏng vấn.


21

2.5.2. Phương pháp lấy mẫu

21

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iv


2..5.3. Chẩn đoán huyết thanh học học bằng phản ứng ngưng kết nhanh
trên phiến kính.

22

2.5.4. Phương pháp làm tiêu bản vi thể

23

2.5.5. Phương pháp xử lý số liệu.

23

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

24

3.1. Thực trạng chăn nuôi gà Ai Cập ở huyện Đông Anh.


24

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội.

24

3.1.2. Tình hình phát triển chăn nuôi đàn gia cầm trên địa bàn huyện Đông
Anh.

25

3.1.3. Tình hình chăn nuôi gà Ai Cập của huyện.

26

3.2. Cơ sở vật chất và vệ sinh thú y ở các cơ sở chăn nuôi gà Ai Cập.

27

3.2.1. Cơ sở vật chất.

27

3.2.2 Công tác thú y và vệ sinh phòng bệnh.

27

3.2.3. Một số bệnh thường gặp trên gà Ai Cập ở huyện Đông Anh.


31

3.2.4. Tình hình gà Ai Cập mắc bệnh theo mùa.

33

3.2.5. Tình hình dịch bệnh trên đàn gà Ai Cập theo lứa tuổi

35

3.2.6. Tình hình mắc bệnh CRD năm 2015 giống gà Ai Cập.

37

3.3. Sự lưu hành kháng thể Mycoplasma gallisepticum trên gà Ai Cập nuôi
tại các trang trại ở huyện Đông Anh.

38

3.3.1. Sự lưu hành kháng thể Mycoplasma gallisepticum theo lứa tuổi.

38

3.3.2. Sự lưu hành kháng thể Mycoplasma gallisepticum theo địa phương.

39

3.4. Triệu chứng trên gà nghi mắc bệnh CRD do Mycoplasma gallisepticum
trên đàn gà Ai Cập nuôi tại các trang trại ở huyện Đông Anh.


41

3.5. Bệnh tích liên quan đến Mycoplasma gallisepticum trên trên đàn gà Ai
Cập nuôi tại các trang trại ở huyện Đông Anh.

43

3.5.1. Bệnh tích đại thể.

43

3.5.2. Bệnh tích vi thể

45

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

51

TÀI LIỆU THAM KHẢO

53

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
A0


Angtron

ADN

Acid Deoxyribonucleic

ARN

Acid Ribonucleic

CRD

Chronic Respiratory Disease

EDTA

Ethylenediamine tetra-acetic acid

ELISA

Enzym Linked Immunosorbent Assey

MG

Mycoplasma gallisepticum

M.g

M. gallisepticum


Nt

Như trên

OIE

Office Internationnal des espizooties ( Tổ chức dịch tễ thế giới )

PCR

Polymerase Chain Reaction ( Phản ứng nhân gen )

PPLO

Pleuro - Pneumonia - Like - Organissm

SPA

Serum plate agglutination

µ

Micromet

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vi



DANH MỤC BẢNG
STT
3.1.

Tên bảng

Trang

Tình hình phát triển chăn nuôi gia cầm của huyện Đông Anh qua các năm. 25

3.2: Quy trình vệ sinh tại các trại lớn.

29

Lịch tiêm phòng vacxin cho đàn gà Ai Cập đẻ trứng.

31

3.4: Một số bệnh thường gặp trên đàn gà Ai Cập tại Đông Anh

32

3.3.
3.5.

Tình hình gà Ai Cập mắc bệnh theo mùa

34

3.6.


Tỷ lệ gà mắc bệnh trên gà Ai Cập theo tuổi

36

3.7.

Tình hình mắc bệnh CRD trên gà Ai Cập

37

3.8.

Kết quả kiểm tra huyết thanh Mycoplasma gallisepticum theo lứa tuổi

3.9.

gà Ai Cập

38

Sự lưu hành kháng thể Mycoplasma gallisepticum theo địa phương

40

3.10. Triệu chứng lâm sàng ở gà nghi mắc Mycoplasma gallisepticum (n=150) 41
3.11. Bệnh tích đại thể liên quan đến MG ở một số cơ quan của trên gà Ai
Cập tại huyện Đông Anh (n=50)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


43

Page vii


DANH MỤC HÌNH
STT

Tên hình

Trang

3.1

Gà ủ rũ, chậm chạp

42

3.2

Gà sưng mặt và mắt, mù

42

3.3

Phân gà ỉa chảy

42


3.4

Túi khí dày, đục

44

3.5

Xác chết gầy

44

3.6

Phổi viêm và hoại tử

44

3.7

Trong khí quản có dịch viêm đặc màu vàng

44

3.8

Khí quản gà khỏe (HE x 100)

46


3.9

Thâm nhiễm tế bào lympho (HE x 100)

46

3.10

Các tế bào viểu mô bị đứt, nát (HE x 400)

46

3.11

Phổi gà khỏe có gianh giới phế nang và tổ chức kẽ rõ ràng (HE x 100) 50

3.12

Mô phổi gà nghi mắc CRD liên quan đến Mycoplasma gallisepticum
tổ chức kẽ không rõ, các phế nang bị phá hủy, thâm nhiễm bạch cầu
(HE x 100)

3.13

50

Mô phổi gà nghi mắc CRD liên quan đến Mycoplasma gallisepticum
các nang lympho quanh mạch quản tăng kích thước vùng trung tâm
(HE x 100)


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

50

Page viii


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài.
Chăn nuôi gà là nghề sản xuất truyền thống lâu đời và chiếm vị trí quan
trọng thứ hai (sau chăn nuôi lợn) trong toàn nghành chăn nuôi của Việt Nam.
Hàng năm, cung cấp khoảng 370 – 480 ngàn tấn thịt và hơn 2,7 – 3,6 tỷ quả
trứng.Theo chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020, phát triển chăn nuôi
gia cầm theo hướng trang trại, công nghiệp và nuôi chăn thả có kiểm soát để đến
năm 2020, ngành chăn nuôi gia cầm phải trở thành ngành sản xuất hàng hóa hiệu
quả và bền vững với mục tiêu phải đạt là tổng đàn gà tăng bình quân từ 2008 đến
2020 là 5% năm, đến năm 2020 đàn gà đạt 300 triệu con, trong đó gà công
nghiệp chiếm 33%; sản lượng thịt gà đạt 1.760 tấn, chiếm 32% tổng sản lượng
thịt xẻ các loại; sản lượng trứng đạt 14 tỷ quả.
Để đạt được mục tiêu trên, ngoài yếu tố là có những con giống tốt cho năng
suất thịt và trứng cao, việc tạo được đàn gà khỏe mạnh là một nhiệm vụ quan
trọng của các nhà chuyên môn thú y cũng như người chăn nuôi. Muốn vậy, phải
nâng cao toàn diện công tác phòng và trị các bệnh truyền nhiễm cũng như các
bệnh không lây lan khác ở gà. Tuy nhiên những kinh nghiệm thực tế cho thấy,
việc phòng chống các loại dịch bệnh cho đàn gà khó khăn và phức tạp hơn nhiều
so với các loại vật nuôi khác. Bởi lẽ, khi số lượng quy mô chăn nuôi được mở
rộng thì dich bệnh cũng diễn biến phức tạp với nhiều chiều hướng khác nhau.
Điều này làm cho các chủ vật nuôi tốn nhiều công sức và tiền của cho công tác

phòng và chống dịch bệnh, làm ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả kinh tế của nghề
nuôi gà nói riêng và ngành chăn nuôi nói chung. Trong khi đó nhu cầu của xã hội
về thực phẩm ngày càng cao, đòi hỏi ngành chăn nuôi gia cầm nước ta phải nâng
cao cả về năng suất và chất lượng sản phẩm. Vì vậy đòi hỏi công tác thú y phải
thật tốt.
Đông Anh là một huyện ngoại thành nằm ở phía Đông Bắc Hà Nội có diện
tích 182,3km2 với hệ thống giao thông thuận tiện khi hai cầu Đông Trù và cầu
Nhật Tân thông xe góp phần đẩy mạnh giao lưu kinh tế, lưu thông hàng hóa giữa
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1


các vùng với nhau.Với lợi thế như vậy, nhằm mục đích thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế thì huyện Đông Anh đã và đang tích cực thực hiện chính sách cơ cấu ngành
nông nghiệp chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn
nuôi theo quy mô vừa và nhỏ. Đặc biệt là ngành chăn nuôi gia cầm trong đó có
nuôi gà Ai Cập được đánh giá phát triển mạnh. Gà Ai Cập là một giống gà hướng
trứng, gà có chân cao, rất nhanh nhẹn, thịt săn chắc và ngon, có bộ lông hoa mơ
đen đốm trắng, chân chì, cổ dài, lông đuôi cao một số có lông màu hoa mơ đen
đốm trắng, cổ trắng, mào cờ đỏ tươi. Với mật độ chăn nuôi và tổng đàn lớn, nguy
cơ đàn gà của huyện mắc các bệnh truyền nhiễm cao, đặc biệt là bệnh hô hấp
mạn tính (Chronic Respiratory Disease, CRD). CRD do Mycoplasma
gallisepticum gây ra làm ảnh hưởng sức khỏe của đàn gà, đặc biệt là những gà
ông bà và bố mẹ vì bệnh không chỉ làm giảm sức đề kháng của gà mà còn có khả
năng truyền lây qua trứng. Do vậy nếu không phát hiện kịp thời, bệnh sẽ gây ảnh
hưởng rất lớn tới công tác giống và những thiệt hại về kinh tế.
Để góp phần vào việc phát hiện bệnh làm cơ sở cho các biện pháp phòng và
trị bệnh nhằm giảm thiệt hại do bệnh gây ra trên đàn gà Ai cập nuôi tại các hộ
thuộc huyện Đông Anh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

“Đánh giá sự lưu hành kháng thể trong huyết thanh và bệnh tích liên
quan đến Mycoplasma gallisepticum trên gà Ai cập nuôi tại huyện Đông Anh
– Hà Nội”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Xác định mức độ lưu hành kháng thể chống Mycoplasma gallisepticum
trên đàn gà Ai Cập tại huyện Đông Anh và một số biểu hiện của bệnh CRD làm
cơ sở cho công tác chẩn đoán, điều trị CRD trên giống gà này góp phần thúc đẩy
chăn nuôi gà Ai Cập, góp phần phát triển kinh tế, cải thiện năng xuất chăn nuôi
gà Ai Cập cho các hộ nông dân.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.Giới thiệu về gà Ai Cập.
1.1.1. Nguồn gốc của gà Ai Cập tại Việt Nam
Gà Ai Cập hay còn gọi là gà Fayoumi là một giống gà có nguồn gốc từ
vùng Ai Cập, chúng đã được nhân giống và nuôi ở nhiều nước trên thế giới
(Rahman và cs, 2004). Đây là giống gà cao sản, cho năng suất cao về trứng, đẻ
nhiều trứng hơn loại gà ta đang được nuôi khá phổ biến ở Việt Nam hiện nay.
Giống gà Ai Cập nhập vào Việt Nam từ Anh và được nuôi theo hướng gà chuyên
lấy trứng, với sản lượng cao, giống gà này được gọi là gà siêu trứng, rất thích
hợp với môi trường Việt Nam.
Việt Nam đã nuôi thử nghiệm thành công giống gà siêu trứng VCN-G15
(giống gà lai giữa gà Ai Cập và gà trống Ukraine). Giống gà này nhanh nhẹn nên
có thể nuôi theo nhiều hình thức như nuôi nhốt tập trung, nuôi bán thả hoặc nuôi
trong nông hộ.
1.1.2. Một số đặc điểm của gà Ai Cập

1.1.2.1. Đặc điểm ngoại hình
Gà Ai Cập có tầm vóc trung bình, con cái có thân hình nhỏ nhẹ, tiết diện
hình nêm thể hiện rõ hướng chuyên dụng trứng. Gà Ai Cập có chân cao, rất
nhanh nhẹn, thịt săn chắc và ngon, chúng có bộ lông hoa mơ đen đốm trắng, chân
chì, cổ dài, lông đuôi cao một số có lông màu hoa mơ đen đốm trắng, cổ trắng,
mào cờ đỏ tươi, da trắng, chân màu chì, xung quanh mắt có màu lông sẫm hơn
cho nên gọi là mắt hoa hậu.
Gà mái lúc 19 tuần tuổi chỉ đạt 1,35-1,45 kg, lúc này nó đã bắt đầu đẻ
(Rahman và cs, 2004).
1.1.2.2. Đặc điểm sinh sản
Sau 20 tuần tuổi gà Ai Cập đã bắt đầu đẻ trứng, chúng sẽ kết thúc giai
đoạn hậu bị, gà bước vào giai đoạn sinh sản, gà đẻ nhiều, chỉ cần nuôi hơn 4
tháng là có thể cho lứa trứng đầu tiên. Năng suất trứng đạt 250-280 quả/mái/năm,
trung bình từ 200-210 trứng/năm. Sản lượng trứng chỉ đạt 141 quả, năng suất

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3


trứng có thể đạt 195-205 quả ở mức 72 tuần tuổi, tỷ lệ đẻ trứng cao, thời kỳ sinh
sản đạt tỷ lệ 85% trong đó khoảng trên 80% trứng to và đều. Trứng chúng rất
ngon, ngon hơn các loại trứng gà khác, tỷ lệ lòng đỏ cao, trứng có tỷ lệ lòng đỏ
chiếm 34%.
Sau khi nuôi 20 tuần tuổi chọn những con đạt tiêu chuẩn chuyển sang đàn
gà đẻ, gà mái sinh sản có mào và tích tai to mềm, màu đỏ tươi, khoảng cách giữa
2 xương háng rộng đặt lọt 2-3 ngón tay, khoảng cách giữa mỏm xương lưỡi hái
và xương háng rộng rộng đặt lọt 3 ngón tay. Lỗ huyệt ướt, cử động màu nhạt.
Màu vàng của mỏ và chân nhạt dần theo thời gian đẻ. Ghép gà trống với gà mái
theo tỷ lệ 1/8 đến 1/10. Gà đẻ chỉ cho năng suất cao trong vòng một năm đầu

(Ambar và cs, 1999).
1.1.2.3. Đặc điểm sinh trưởng
Giống gà Ai Cập có quy trình chăm sóc khó hơn các giống gà khác. Nuôi
gà Ai Cập thả vườn cũng phải có chuồng cho gà trú mưa, nắng. Xây dựng
chuồng ở vị trí cao ráo, dễ thoát nước, ấm áp về mùa đông, thoáng mát về mùa
hè, tránh gió đông bắc thổi trực tiếp vào chuồng. Chuồng nuôi nhốt có máng cho
ăn và máng nước uống, ổ đẻ đặt ở trên cao, cách mặt sàn 1-1,5m. Gà sinh sản
trên 21 tuần tuổi nuôi khoảng 5-6 con/m2. Tùy theo thời tiết mà bổ sung thêm
đèn chiếu ánh sáng và sưởi ấm cho gà. Khi gà đẻ, nên bấm mỏ trên của gà để
tránh xây xát khi chúng mổ nhau.
Thức ăn bổ sung bột đá, vỏ sò gấp 2-3 lần để gà tạo vỏ trứng, sử dụng 8-10%
thóc mầm trong thức ăn để tăng khả năng sinh sản, tỷ lệ phối và tăng lượng vitamin
bằng cách cho ăn thêm rau xanh. Đảm bảo nước uống thường xuyên, sạch, ngày
thay 2-3 lần. Thu gom trứng 3- 4 lần trong ngày để đảm bảo trứng sạch và tránh bị
dập vỡ. Cho ăn bằng thức ăn công nghiệp hoặc bằng tấm gạo, bắp xay, bổ sung ít
bột cá, thêm rau xanh như rau muống, rau lang thái nhỏ. Chăn thả ngoài vườn để tận
dụng thức ăn thiên nhiên ( Ambar và cs, 1999; Rahman và cs, 2004).
Gà mái được cho ăn tăng dần theo tỷ lệ đẻ, nếu tỷ lệ đẻ dưới 50% thì cho
ăn 110 gam/con/ngày, tỷ lệ đẻ 50 - 65% thì cho ăn 120 gam/con/ngày, tỷ lệ đẻ
trên 65% thì cho ăn 130 gam/con/ngày. Sau khi tỷ lệ đẻ đạt đỉnh cao, nếu tỷ lệ đẻ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4


giảm thì giảm dần lượng thức ăn khoảng 2 gam/con/ngày sau mổi tuần. Hạn chế
số lượng thức ăn hàng ngày từ 7 tuần tuổi, khống chế thức ăn để gà đạt khối
lượng chuẩn (không quá béo, quá gầy). Quan sát kích thước trứng, vỏ trứng, nếu
vỏ mỏng thì bổ sung thêm canxi. Nếu trứng nhỏ hơn trứng bình thường thì phải

tăng thêm lượng thức ăn ( Geleta và cs, 2013).
1.2. Bệnh viêm đường hô hấp mạn tính (CRD).
1.2.1. Giới thiệu chung về bệnh CRD
Bệnh CRD (Chronic Respiratory Disease), hay bệnh hô hấp mạn tính, là
bệnh truyền nhiễm của nhiều loài gia cầm, bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra song
chủ yếu do Mycoplasma gallisepticum. Khởi nguồn, bệnh được phát hiện ở gà và
gà tây sau đó bệnh được phát hiện ở nhiều loài chim được thuần hóa và chim
hoang dã trên toàn thế giới (Jordan và Amin, 1980; Bradbury và cs. 1993). Bốn
loài Mycoplasma gây bệnh phổ biến bao gồm Mycoplasma gallisepticum,
Mycoplasma synoviae, Mycoplasma meleagridis và Mycoplasma iowae (Bradbury,
2001). Mycoplasma gallisepticum (MG) là nguyên nhân gây bệnh phổ biến ở các
loài gia cầm nuôi công nghiệp (Ley và Yoder, 1997). Bệnh do MG gây giảm đẻ,
giảm hiệu quả chuyển hóa thức ăn (Ley và Yoder, 1997) từ đó làm tăng chi phí
chăn nuôi, ảnh hưởng đến thu nhập của người chăn nuôi và gây thiệt hại kinh tế
đối với gà đẻ khoảng 10 tới 20% đối với gà đẻ (Bradbury, 2001). Gà các lứa tuổi
đều cảm nhiễm với bệnh nhưng gà con mẫn cảm hơn gà lớn (Nunoya và cs. 1995).
Bệnh có thể truyền giữa các cá thể hoặc truyền giữa các thế hệ, các lứa trong đàn
và biểu hiện ở trạng thái cận lâm sàng (Bencina và cs. 1988).
Bệnh thường phát triển chậm và kéo dài làm cho gà chậm lớn, giảm tăng
trọng, gầy yếu, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho một số vi khuẩn khác như:
E.coli, Salmonella, Pasteurella,... xâm nhập vào cơ thể gây bệnh.
1.2.2. Nghiên cứu về CRD
Năm 1905, Dodd là người đầu tiên mô tả bệnh Viêm đường hô hấp mãn tính
ở gà tây tại Anh và ông gọi là bệnh viêm phổi địa phương (Infectious
pneumoenteritis).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5



Năm 1907, cũng tại Anh, Graham- Smith mô tả một dạng bệnh tương tự với
triệu chứng viêm phù đầu ở gà tây..
Bệnh CRD đã được nghiên cứu từ đầu năm những năm 1970 trên gà công
nghiệp, bệnh được phát hiện từ năm 1972 (Đào Trọng Đạt và cs, 1978), tác giả
kiểm tra thấy kháng thể Mycoplasma có nhiều trong đàn gà nuôi tập trung và
nuôi tại gia đình (Đào Trọng Đạt, 1975).
Tại Mỹ, Tyzzer (1926) đã mô tả bệnh viêm xoang ở gà tây và sau đó vào
năm 1938, Dickinson và Hinshow đã đặt tên bệnh là bệnh “Viêm xoang truyền
nhiễm ở gà Tây” (Infectius Sinusitis hay IS).
Tại Bắc Mỹ, năm 1936, Nelson khi phân lập được những cầu trực khuẩn
(Coccobacilliform) từ những con gà mắc bệnh hen xuyễn đã mô tả chi tiết triệu
chứng và hình thái khuẩn lạc. Lúc đó ông đã gộp tác nhân gây bệnh cùng loại với
bệnh viêm đường hô hấp trên do virus “coryza infection” và cho rằng căn bệnh chỉ
nuôi cấy được trong môi trường tế bào và trong bào thai trứng.
Năm 1943, Delaplane và Stuart đã mô tả bệnh và gọi là bệnh viêm đường hô
hấp mãn tính (CRD). Hai ông đã phân lập được mầm bệnh và nuôi cấy chúng từ
phôi gà đã mắc bệnh CRD, rồi sau đó lại phân lập được mầm bệnh từ những con gà
tây bị bệnh viêm túi khí.
Một số nghiên cứu cho thấy rằng trong tự nhiên có nhiều chủng
Mycoplasma nhưng không phải chủng nào cũng gây bệnh. Chủng gây bệnh gọi là
Mycoplasma gallisepticum.
Công trình nghiên cứu của các tác giả Smith và cs (1948), Mackham và
Wong (1952) đồng thời của chính Nelson thừa nhận các thể Coccobacillosis
được tìm thấy trước kia chính là P.P.L.O (Pleuro- Pneumonia- Like- Organissm)
về sau thống nhất gọi tên phổ thông là Mycoplasma (Freurd, 1955).
Tại hội nghị toàn thế giới lần thứ 29 về gia cầm, năm 1961, tên của căn
nguyên gây bệnh được gọi là Mycoplasma Respiratoria và Mycoplasma
Synoviae, bệnh có tên chính thức là Mycoplasma Respiratoria.
Tháng 5 năm 1961, Tổ chức thú y thế giới (O.I.E) đã đổi tên “ bệnh viêm

phổi – màng phổi” thành “ bệnh Mycoplasma ở gia cầm” hay “bệnh viêm đường hô
hấp mạn tính” (Chronic respiratory disease, viết tắt là CRD) do Mycoplasma gây ra.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


Từ năm 1970 đến nay, bệnh hô hấp mãn tính do Mycoplasma ở gà tiếp tục
được quan tâm nghiên cứu, nhằm tìm ra những giải pháp tối ưu trong việc phòng,
trị và tạo ra những đàn gà sạch bệnh.
Năm 1989, Bencina và cs đã xác định tỷ lệ nhiễm M.gallisepticum và
M.synoviae gà 12 tuần tuổi là 75% và 55% bằng phản ứng miễn dịch huỳnh quang
trực tiếp.
Năm 1990, tại Australia, Morrow và cs chẩn đoán bằng phản ứng ELISA cho
thấy có 20% số gà mắc bệnh do M. gallisepticum.
Năm 1990, tại Hungari, Czifra và Stipkovits đã kiểm tra M. gallisepticum trên
gà nhà và gà lôi thấy tỷ lệ nhiễm M. gallisepticum tương ứng là 84,7% và 72,6%.
Năm 1993, Kempf và cộng sự đã dùng phương pháp PCR để xác định
chính xác Mycoplasma gallisepticum. Zhao và Yamamoto (1993) dùng PCR chẩn
đoán Mycoplasma Synoviae, Mycoplasma Iowae với một lượng AND rất nhỏ.
Nasimento và cộng sự (1993) cũng đã phát triển một hệ mồi cho phản ứng PCR
đặc biệt đối với Mycoplasma gallisepticum chủng F được chế làm vaccin. Các tác
giả đều cho rằng đây là một phương pháp chẩn đoán nhanh, nhậy, chính xác.
Các Kit PCR thương phẩm đã được sử dụng và thu được các kết quả khả
quan qua các phòng thí nghiệm.( Ley, 1993 ).
Vào những năm bảy mươi, ở nước ta ngành chăn nuôi gà theo phương thức
công nghiệp bắt đầu hình thành và phát triển mặc dù số lượng đầu con và chủng loại
giống còn ở mức khiêm tốn.
Trên lâm sàng, hầu như tất cả các bác sỹ thú y ở các xí nghiệp chăn nuôi gà

lúc đó đều đã ghi nhận những dấu hiệu lâm sàng và bệnh tích của bệnh hô hấp mãn
tính do Mycoplasma gây ra trên các đàn gà giống. Tuy nhiên do thiếu phương tiện,
nên phải đến năm 1972, một số nghiên cứu có tính khai phá mới được các tác giả
như Đào Trọng Đạt, Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Đức Dụ nghiên cứu và bước
đầu xác định tỷ lệ nhiễm Mycoplasmosis ở các giống gà được nuôi theo phương
thức công nghiệp và nuôi trong các hộ gia đình khá cao. Các tác giả đã phân lập
được mầm bệnh và đề ra một chương trình phòng chống bệnh Mycoplasma bằng
phương pháp sử dụng các loại thuốc kháng sinh áp dụng cho các cơ sở chăn nuôi
phía bắc Việt Nam.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7


Nguyễn Vĩnh Phước và Nguyễn Thị Nguyện (1985) tiến hành điều tra
bệnh CRD trên gà công nghiệp ở một số tỉnh phía Nam cho thấy tỷ lệ nhiễm
CRD rất cao (76,95- 95,2%). Các tác giả cho rằng ở Việt Nam, do điều kiện khí
hậu thời tiết thay đổi bất thường, điều kiện vệ sinh và chăm sóc nuôi dưỡng kém
nên tỷ lệ nhiễm cao và là một trong bệnh gây thiệt hại kinh tế đáng kể.
Các tác giả Phan Lục và cs(1995) đã cho thấy tỷ lệ mắc CRD ở các giống gà
nuôi ở một số tỉnh phía Bắc dao động từ 0,82 đến 11,97 %.
Với phương pháp ngưng kết nhanh trên phiến kính, tác giả Nguyễn Hoài
Nam (1999) , đã điều tra tỷ lệ nhiễm bệnh trên các đàn gà giống ở Hòa Bình và Hà
Nội, tỷ lệ nhiễm dao động từ 3,26 đến 5,28%, tỷ lệ phân lập vi khuẩn Mycoplasma
từ gà có triệu chứng bệnh là 43,37% đến 57,83%.
Cũng dựa vào phản ứng ngưng kết nhanh trên phiến kính, Phạm Văn Đông
(2001; 2002) đã tiến hành điều tra các đàn gà giống và thương phẩm của 4 trại chăn
nuôi ở phía Bắc, kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm Mycoplasma dao động từ 8,96%
đến 38,27%.

Sau đó nhiều tác giả như Nguyễn Vĩnh Phước và cs (1985),Hồ Đình Chúc
(1989) , Phan Lục và cộng sự (1995) cũng đã đề cập đến những khía cạnh khác nhau
về bệnh CRD ở nước ta. Các tác giả này đã xác định được tỷ lệ mắc bệnh CRD
trong các cơ sở chăn nuôi gà công nghiệp bằng phản ứng ngưng kết nhanh trên
phiến kính, bước đầu đánh giá về khả năng mắc bệnh giữa các giống gà khác nhau,
cũng như đề ra một số biện pháp phòng trừ tổng hợp bệnh CRD trong các đàn gà
nuôi tập trung theo hướng công nghiệp. Các tác giả đều khẳng định rằng bệnh CRD
ở Việt Nam chủ yếu đều do M.gallisepticum gây ra.
Năm 1995, Trần Thị Lan Hương cũng đã xác định tỷ lệ nhiễm CRD trên
đàn gà giống Leghorn, Hybro, Avian và hiệu quả phòng trị bệnh của Pharmasin.
Phản ứng huyết thanh học có độ nhạy cao và dễ thực hiện, tuy nhiên, các
chủng thường phản ứng chéo và không đặc hiệu. Các kháng nguyên đặc hiệu cho
các chủng không có sẵn trên thị trường. Nhóm Đào Thị Hảo và cs đã tiến hành
nghiên cứu quy trình chế tạo kháng nguyên M.g (M. gallisepticum) dùng để chẩn
đoán bệnh viêm hô hấp mạn tính (CRD) ở gà.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8


Ngoài việc sử dụng phương pháp chẩn đoán huyết thanh học, Nhữ Văn
Thụ và cs(2002) đã ứng dụng phương pháp PCR trong chẩn đoán nhanh và bước
đầu điều tra dịch tễ bệnh do M. gallisepticum trên gà và đã đạt được những kết
quả đáng ghi nhận.
1.2.3. Đặc tính sinh học của vi khuẩn Mycoplasma
1.2.3.1. Hình thái, cấu tạo, phân loại Mycoplasma
Hình thái
Quan sát dưới kính hiển vi điện tử cho thấy do Mycoplasma chưa có màng
vững chắc như ở vi khuẩn nên chúng dễ biến đổi hình dạng (loài vi sinh vật đa

hình thái): hình hạt nhỏ riêng lẻ hay tập trung thành từng đôi, từng chuỗi ngắn,
hình vòng nhẫn, vòng khuyên…song chủ yếu vi khuẩn có dạng hình cầu, kích
thước khoảng 0,25 - 0,5µm, có các cấu trúc lông hoặc có hình đầu chóp, trên có các
cơ quan bám dính giúp M. gallisepticum bám vào thành tế bào vật chủ và đóng vai
trò nhất định trong đặc tính gây bệnh(Razin và cs, 1998).
Mycoplasma rất khó bắt màu với các thuốc nhuộm thông thường. Muốn quan
sát dưới kính hiển vi, phải sử dụng phương pháp nhuộm giemsa nhưng được coi là
vi khuẩn gram âm.
Cấu tạo
Theo Nguyễn Bá Hiên và cộng sự (2009), Mycoplasma chưa có thành tế
bào vững chắc chỉ là một lớp màng mỏng, nguyên sinh chất loãng nên dễ bị biến
đổi hình dạng.
Trong cấu tạo của Mycoplasma, lớp vỏ ngoài cùng của Mycoplasma chỉ là
màng nguyên sinh chất, dài 70- 100 A0. . Trong tế bào chất của Mycoplasma có
thể tìm thấy các hạt ribosom có đường kính 0,2 µm và thể nhân (nucleoid), các
khuẩn lạc đang phát triển khi nghiên cứu thì thấy những tế bào lớn hơn.
Phân loại
M.gallisepticum thuộc: Lớp: Mollicutes
Họ: Mycoplasmatacene
Giống: Mycoplasma

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9


Hệ thống phân loại Mollicutes như sau:

Giống Mycoplasma có 35 loài trong đó có các loài quan trọng như:
Mycoplasma gallisepticum, Mycoplasma synovie, Mycoplasma meliragridis,

Mycoplasma viner, Mycoplasma herminis, Mycoplasma canis, Mycoplasma
preamoniae, Mycoplasma edwardi, Mycoplasma hyopneumoniar.
Cho đến nay người ta đã phân lập được khoảng 20 type huyết thanh
Mycoplasma từ gia cầm, có nhiều mức độ gây bệnh khác nhau. Trong đó đại diện
đáng kể nhất là: M.gallisepticum, M.synoviae, M.melagrisdis.
1.2.3.2 Đặc tính nuôi cấy
Mycoplasma là một vi sinh vật trung gian giữa virus và vi khuẩn, có đặc
tính sống yếm khí hoặc hiếu khí tùy tiện. Theo Nelson căn bệnh chỉ nuôi được
trong môi trường tế bào và môi trường thai trứng. Môi trường nuôi dưỡng đòi hỏi
dinh dưỡng cao, thành phần có 15 – 20% huyết thanh đồng thể, 10% men, pH = 7
– 8, t0= 37 – 380C, độ ẩm cao 80 – 90% và 4 – 5% CO2. Về sau một số tác giả
cho rằng Mycoplasma khác với virus và vi khuẩn ở chỗ chúng có thể phát triển
trên môi trường nhân tạo không có tế bào sống như vi khuẩn và lại có thể phát
triển trên môi trường tế bào như virus.
Tính chất mọc trên các môi trường:
Trong môi trường lỏng: Mycoplasma có dạng như vô số tiểu cầu dễ phân
biệt khi phóng đại từ 630 lần. Ở tiêu bản từ môi trường nuôi cấy 3 - 5 ngày nó
nằm ở dạng giống nhau hoặc ở dạng từng đám nhỏ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10


Ở môi trường lỏng, Mycoplasma phát triển có màu trắng đục hoặc đục đều.
Ở môi trường bán lỏng mọc tạo dạng đám mây đa hình.
Ở môi trường đặc tạo thành khuẩn lạc không màu, tròn nhỏ có thể thấy bằng
mắt thường hoặc khi phóng to 30 – 60 lần (Nguyễn Như Thanh và cộng sự, 2001).
Trên môi trường thạch làm giàu bằng huyết thanh ngựa ở nhiệt độ 370C
trong 3 – 5 ngày, khi soi kính hiển vi với ánh sáng chếch có thể thấy khuẩn lạc hình

tròn, nhẵn thường xuất hiện theo ria cấy, kích thước khuẩn lạc từ 0,2 – 0,3µm.
Trong môi trường nước thạch lỏng: Khi phát triển khuẩn lạc không làm
vẩn đục hoặc chỉ làm hơi vẩn môi trường (Đào Trọng Đạt, 1978).
Trên môi trường nuôi cấy tế bào Mycoplasma chuyển màu môi trường
thành màu hơi vàng và có vẩn bông nhẹ.
Mycoplasma nuôi cấy được trên môi trường tế bào phôi gà một lớp.
Có thể nuôi cấy Mycoplasma trên môi trường nhân tạo và trên phôi trứng.
Môi trường nuôi cấy Mycoplasma đòi hỏi độ dinh dưỡng cao có từ 15 – 20%
huyết thanh (lợn, ngựa) và 10% nước chiết nấm men, độ pH = 7 – 8.
Mycoplasma không mọc trên môi trường bình thường, để M.gallisepticum mọc
được trên môi trường cần giàu protein, steroid, hydratcacbon và vitamin. Nuôi
cấy M.gallisepticum trên môi trường đặc biệt trong các môi trường đó người ta
thêm 20% huyết thanh ngựa (lợn hoặc gà), chất chiết xuất của nấm men, 10%
gan, 20% chất lỏng niệu nang của phôi gà, 0,5 glucose cùng nhiều chất khác.
1.2.3.3 Đặc tính sinh hóa
Khả năng lên men đường của Mycoplasma rất khác nhau.
+ Lên men đường glucose và maltose, nhưng không sinh hơi, sinh axit.
+ Không có khả năng lên men các loại đường : lactose, dulcitol, salicin.
+ Ít lên men đường saccarose.
+ Lên men không ổn định với đường galactose, fructose, trehalose và
mannitol.
+ Không phân hủy gelatin, không làm thay đổi sữa.
+ Phản ứng Arginin âm tính.
+ Phản ứng Indol dương tính.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11



+ MG gây dung huyết hoàn toàn trên thạch máu ngựa, có khả năng gây
ngưng kết hồng cầu gà tây và gà.
1.2.3.4. Cấu trúc kháng nghuyên của Mycoplasma
Mycoplasma có cấu trúc kháng nguyên phức tạp, kháng nguyên có cả ở
trong màng và trong nguyên sinh chất. Bản chất hóa học là những polysaccarid,
protein và glucolipid. Màng có vai trò quan trọng trong phản ứng trao đổi chất
giữa Mycoplasma và vật chủ.
Kháng nguyên Polysaccarid: Đây là kháng nguyên màng của một số loại
Mycoplasma. Đối với Mycoplasma mycoindex gồm có galactan, galactan bao
gồm galactose với hai công thức cấu tạo giống nhau như furanozan, chất này
phản ứng với rutein, với huyết thanh trong phản ứng ngưng kết và phản ứng
ngưng kết bổ thể. Galactan của Mycoplasma hoàn toàn giống với galactan của
huyết thanh ở những động vật có sừng, là nguyên nhân của phản ứng tự miễn
dịch đồng thời là chỉ dẫn phân biệt Mycoplasma. Laidlawi đã chứng minh rằng
cấu trúc của vỏ màng cấu tạo bởi hexaaminopolyme (N – axetylgalactozamin và
N – axetylglucosamin, hai chất này có trong màng tế bào giúp cho Mycoplasma
không thay đổi).
Kháng nguyên Protein: Protein có thể được tìm thấy ở màng môi trường
polycrylamidgel bằng phương pháp điện ly thu được 50 – 60 đoạn polypeptid.
Thông qua sự nhạy cảm của các đoạn protein với nhiệt độ hoặc kháng thể
thụ động để xác định sự bền vững của chủng loại Mycoplasma. Kháng nguyên bề
mặt có sự thay đổi khi có biến đổi ion, pH hoặc sự có mặt của men EDTA.
Kháng nguyên màng: Kháng nguyên này cũng liên kết chặt chẽ với
màng.Bằng phương pháp quang phổ, đã phân tích được kháng nguyên này chứa
galactose và là thành phần chủ yếu của glyxero – glycolipid. Chúng bị phân hủy
khi có kháng thể thông qua phản ứng ngưng kết nhanh và kết hợp bổ thể (Glisson
và Kleven, 1984)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 12


1.2.3.5. Sức đề kháng và ảnh hưởng của Mycoplasma lên cơ thể động vật
Ảnh hưởng của Mycoplasma
Hầu hết các Mycoplasma có khả năng gây bệnh cho vật nuôi ở mức độ
khác nhau, trong số đó nhiều khi không thể hiện triệu chứng lâm sàng mà phải
nhờ vào yếu tố stress bất lợi. Theo Brelt Badertocke, (1976) trong số các
Mycoplasma gây bệnh thì những loại Mycoplasma thuộc nhóm protein là có tính
cường độc cao nhất.
Quá trình sinh sản của Mycoplasma trong cơ thể vật chủ xảy ra rất nhanh,
chúng sử dụng vật chất di truyền của tế bào vật chủ để tự tổng hợp ADN và tạo
ra các chất chứa axit amin, các men peroxydaza có tác dụng phá hủy trao đổi chất
của tế bào vật chủ, làm giảm quá trình tổng hợp protein, axit nucleic. Khi đó tế
bào vật chủ tạo ra các khí khổng chèn ép nhân, phân tách ribosom ngăn cản ARN
thông tin dẫn đến sự thoái hóa làm cho tế bào vật chủ không tạo được interferon,
interferon là chỉ số thích nghi và bảo vệ cơ thể. Mycoplasma rất dễ dàng đi qua
các màng tổ chức vào máu, trong quá trình đó màng vi khuẩn chứa lypolipid là
một loại độc tố với tế bào vật chủ, làm giảm chức năng thực bào, hạn chế hệ
thống miễn dịch. Trong trường hợp nhiễm Mycoplasma quan sát hiện tượng thâm
nhập của tế bào đơn nhân lymphocyte, Mycoplasma có tác dụng ức chế các phản
ứng tế bào làm cho quá trình tạo miễn dịch gặp nhiều khó khăn và quá trình bệnh
lý càng phức tạp, đặc biệt Mycoplasma có tác dụng thúc đẩy các vi khuẩn khác
thâm nhập cùng gây bệnh, do đó trong các trường hợp ta còn thấy các bệnh ghép.
Sức đề kháng: Theo các kết quả nghiên cứu cho thấy các chất sát trùng
thông thường đều có thể tiêu diệt Mycoplasma như cồn, chất hoạt động bề mặt
như xà phòng bột giặt.... Mycoplasma không mẫn cảm với penicillin,
cephalosporin và các chất kháng sinh ức chế quá trình tổng hợp tế bào.
Mycoplasma chịu tác động của các kháng sinh ngăn cản quá trình tổng
hợp protein như erythromycin, tetracyclin, lincomycin, gentamycin, kanamycin...

Trong thiên nhiên, Mycoplasma sống được trong phân gà ở 200C từ 1 – 3
ngày, trong lòng đỏ trứng gà ở 370C được 18 tuần, ở 200C được 16 tuần. Theo
Chvodivommani, huyễn dịch màng nhung niệu gây nhiễm sẽ làm mất tác dụng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 13


nếu ở 450C trong 1 giờ, ở 250C trong 20 phút, ở 50C trong 3 tuần. Nếu để tủ ấm 6
ngày với nhiệt độ phòng thì huyễn dịch màng nhung niệu giữ được tính gây bệnh
trong 4 ngày, nếu để tủ lạnh thì giữ được từ 32 – 60 ngày (Yoder, 1970).
M. gallisepticum mất hoạt lực trong trứng gà ấp ở nhiệt độ 45,60C trong
12 - 13 giờ. Theo Fabrican (1953), khả năng sống sót của M. gallisepticum ở
250C sau 1 năm là 60%, sau 2 năm là 35% và sau 3 năm là 13%. Theo Yoder và
Hoftard, trong môi trường nước thịt M. gallisepticum sống được 2 – 4 năm ở
nhiệt độ -300C.
1.2.4. Dịch tễ học của CRD
1.2.4.1. Loài vật mắc bệnh
Trong thiên nhiên gà, gà tây, gà sao là dễ mắc bệnh. Bồ câu, vịt, ngan,
ngỗng ít cảm thụ. Ở gà tây bệnh này được mô tả dưới tên viêm xoang mũi truyền
nhiễm (Infectious Sinustis in Turky). Theo Davison và cộng sự(1982) đã phân
lập được bệnh từ gà tây. Theo Bosman và cộng sự(1983) Mycoplasma đã được
phân lập từ vẹt gáy vàng.
Ở gà chăn nuôi theo phương thức công nghiệp bệnh phổ biến hơn gà chăn
nuôi theo phương thức tự nhiên. Do chăn nuôi tập trung mật độ gia cầm cao rất
nhiều thuận tiện cho mầm bệnh lan truyền theo đường hô hấp, hơn nữa sức đề
kháng tự nhiên của gà công nghiệp kém hơn gà địa phương. Mặt khác các yếu tố
dinh dưỡng, điều kiện nuôi dưỡng đối với gà công nghiệp hầu hết có tính nhân tạo
cho nên sức đề kháng của gà công nghiệp thường thấp hơn nhất là khi điều kiện

khí hậu, thời tiết thay đổi đột ngột. Gà bắt đầu đẻ dễ mắc hơn gà con với triệu
chứng bệnh tích điển hình hơn. Ở gà đẻ khả năng mang trùng rất cao nên đây cũng
là nguyên nhân để bệnh lưu hành rộng rãi. So với các giống gà địa phương các
giống gà nhập nội có khả năng và tỷ lệ nhiễm bệnh cao hơn. Khả năng nhiễm bệnh
của con vật liên quan chặt chẽ tới sức đề kháng của cơ thể nên người ta coi bệnh
này như một bệnh “chỉ thị” thông báo về sức đề kháng của gia cầm (Lin, 1987)
Trong một ổ dịch, tỷ lệ gia cầm mắc bệnh rất cao, nhưng tỷ lệ chết rất
thấp, chủ yếu bệnh làm giảm tốc độ tăng trọng, làm giảm tỷ lệ đẻ, gây kế phát
các bệnh khác. Theo Hinz(1980) và Malloson(1981) gà từ 4 – 8 tuần tuổi dễ mắc

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 14


bệnh nhất. Ở Việt Nam bệnh xảy ra quanh năm nhưng tập trung nhất vào tháng 3
– 7, Đào Trọng Đạt (1975) và Nguyễn Vĩnh Phước (1985).
Trong phòng thí nghiệm ta có thể dùng trứng ấp 7 – 10 ngày để gây bệnh
trên phôi hoặc dùng gà con trên 30 ngày tuổi để gây bệnh bằng cách tiêm 2ml
canh trùng vào phúc mạc hoặc nhỏ trực tiếp vào xoang mũi.
1.2.4.2. Chất chứa mầm bệnh và con đường truyền lây
Trong thiên nhiên nguồn bệnh chủ yếu là gà bệnh, gà đang nung bệnh và
gà có bệnh ẩn hay gà mang trùng. Đối với gà bệnh, mầm bệnh có nhiều trong
nước mắt, nước mũi, miệng. Cho nên khi gà hắt hơi mầm bệnh được lan truyền
vào không khí, gà lành mắc bệnh do hít phải mầm bệnh. Dụng cụ chuồng nuôi bị
nhiễm trùng ít có ý nghĩa dịch tễ hơn gà mang trùng, vì sức đề kháng của
Mycoplasma ngoài không khí rất yếu. Trứng gà có nguồn gốc từ những đàn gà
mắc bệnh CRD có ý nghĩa dịch tễ rất quan trọng vì căn bệnh có khả năng truyền
lây qua trứng (Bradbury và cs, 1994). Các nghiên cứu đã cho thấy rằng căn bệnh
xâm nhập vào trứng không phải từ buồng trứng gà bệnh mà chủ yếu từ ống dẫn

trứng trong quá trình hình thành vỏ trứng. Điều này giải thích lý do tại sao gà con
mới nở đã mắc bệnh và bệnh lây lan nhanh từ một cơ sở gà giống ra nhiều cơ sở
chăn nuôi khác.
1.2.4.3. Lứa tuổi và mùa vụ mắc bệnh
Lứa tuổi mắc bệnh
Gà lớn và gà đẻ thường dễ mắc bệnh hơn gà con. Gà nuôi theo phương thức
công nghiệp dễ mắc hơn gà nuôi theo phương thức tự nhiên.
Tỷ lệ mắc bệnh tập trung ở 4-8 tuần tuổi, gà đẻ bói, gà đẻ khi tỷ lệ đẻ
cao nhất.
Mùa vụ mắc bệnh
Trong điều kiện khí hậu ở Việt Nam, nóng ẩm về mùa hè và gió lạnh về
mùa đông sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển
Bệnh tập trung vào đầu tháng 4 và giảm dần vào tháng 6, tháng 7.
1.2.4.4. Cơ chế gây bệnh
Sau khi xâm nhập vào cơ thể, M.gallisepticum đến ký sinh và làm viêm nhẹ
niêm mạc đường hô hấp, khi đó niêm mạc phù nhẹ, lớp dưới bị thâm nhiễm các tế
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 15


bào lympho và tế bào đơn nhân tạo nên các hạt nhỏ lấm tấm. Nếu sức đề kháng
của cơ thể tốt, trạng thái cân bằng giữa cơ thể và mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể
được thiết lập bệnh lây lan rất nhanh. Trường hợp này thường thấy khi niêm mạc
đường hô hấp bị tổn thương do các virus viêm phế quản, đậu và thanh khí quản.
Bệnh càng thể hiện rõ khi niêm mạc đường hô hấp có một số vi khuẩn E. coli ký
sinh, con vật thường bị kiệt sức rồi chết (Nguyễn Bá Hiên và cộng sự, 2012).
Thông qua đường máu, mầm bệnh đi đến các cơ quan trong cơ thể, có thể phân lập
được mầm bệnh trong tủy xương là 26,6%, lách 18,3%, hồng cầu 11,5%, gan
33,7% nhưng có một thời gian mầm bệnh khu trú ở phổi, túi khí, buồng trứng, tinh

hoàn. Thời gian nung bệnh theo thực nghiệm cho thấy thường là từ 6 – 21 ngày.
Tuy nhiên, thời gian nung bệnh dài hay ngắn phụ thuộc vào mùa vụ, thể trạng con
vật và chế độ chăm sóc nuôi dưỡng (Đỗ Tiến Huy và cộng sự, 2008).
1.2.5. Triệu chứng, bệnh tích của bệnh CRD
1.2.5.1. Triệu chứng
Triệu chứng lâm sàng của CRD cũng rât khác nhau giữa các đàn gà bị
nhiễm, có serotype chỉ gây viêm đường hô hấp, có loại gây viêm túi khí, hay gây
viêm khớp. Bệnh rất dễ bùng nổ khi có mặt của các yếu tố stress gây hại và khi
đã mắc CRD tạo điều kiện cho các bệnh thứ phát xuất hiện, làm cho triệu chứng
lâm sàng khó phát hiện dễ nhầm lẫn với các bệnh truyền nhiễm khác.
Thời gian nung bệnh dài hay ngắn tùy thuộc vào khả năng gây bệnh
nguyên và các nhân tố ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ thể. Thời gian nung
bệnh thường từ 6-21 ngày trong thực nghiệm. Nhưng thực tế rất khó xác định lúc
nào vật vật tiếp xúc với mầm bệnh do các yếu tố ảnh hưởng đến sự khởi phát của
bệnh, cũng như mức độ lâm sàng.
Ở gà con
Nếu trứng ấp mang mầm bệnh gà con nở ra từ 1-10 ngày tuổi đã có biểu
hiện lâm sàng.
Nếu bệnh xảy ra trong giai đoạn 3-8 tuần tuổi thì đó là bệnh do sơ nhiễm.
Gà bị bệnh chảy nước mắt, nước mũi. Nước mũi lúc đầu loãng sau đó đặc
dần, màu trắng sữa bám đầy khóe mũi làm cho gà phải há miệng để thở. Nước

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 16


×