Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất của một số dòng lúa triển vọng và ảnh hưởng của lượng đạm bón đối với dòng gl201, gl202 vụ xuân 2015 tại gia lộc hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.21 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
---------

---------

NGUYỄN THỊ VIỆT HẰNG

ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT
CỦA MỘT SỐ DÒNG LÚA TRIỂN VỌNG
VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG ĐẠM BÓN ĐỐI VỚI
DÒNG GL201, GL202 VỤ XUÂN 2015
TẠI GIA LỘC - HẢI DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG

HÀ NỘI – 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
---------

---------



NGUYỄN THỊ VIỆT HẰNG

ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT
CỦA MỘT SỐ DÒNG LÚA TRIỂN VỌNG
VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG ĐẠM BÓN ĐỐI VỚI
DÒNG GL201, GL202 VỤ XUÂN 2015
TẠI GIA LỘC - HẢI DƯƠNG

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ: 60.62.01.10

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. VŨ QUANG SÁNG

HÀ NỘI – 2015


LỜI CAM ĐOAN
- Tác giả xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận
văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tác giả xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn
gốc.

Hải Dương, ngày 29 tháng 10 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Thị Việt Hằng


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ii


LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, tôi đã
nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô, bạn bè và người
thân.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy PGS.TS. Vũ
Quang Sáng - Bộ môn Sinh lý thực vật - Khoa Nông học - Học viện Nông nghiệp
Việt Nam, người đã tận tình hướng dẫn, định hướng và giúp đỡ tôi về chuyên
môn trong suốt thời gian thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Bộ môn Sinh lý thực vật
- Khoa Nông học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện hướng dẫn
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để tôi thực hiện tốt đề tài này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo Viện Cây lương thực và
Cây thực phẩm, các đồng nghiệp trong bộ môn Chọn tạo giống lúa cho vùng khó
khăn - Viện Cây Lương thực và Cây thực phẩm đã giúp tôi hoàn thành luận văn.
Qua đây tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình người thân,
bạn bè những người luôn ủng hộ, động viên tạo điều kiện cho tôi trong quá trình
học tập, công tác và thực hiện luận văn.
Luận văn này khó tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp của các thầy cô, đồng nghiệp và bạn đọc.
Hải Dương, ngày 29 tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Việt Hằng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... ii
LỜI CÁM ƠN ................................................................................................... iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ vii
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... viii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1
Mục đích và yêu cầu nghiên cứu của đề tài ......................................................... 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
1.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới và ở Việt Nam ...................................... 4
1.1.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới ................................................... 4
1.1.2. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam.................................................... 7
1.2. Tình hình nghiên cứu lúa cao sản trên thế giới và Việt Nam ........................ 9
1.2.1. Tình hình nghiên cứu lúa cao sản trên thế giới .................................. 9
1.2.2. Tình hình nghiên cứu lúa cao sản ở Việt Nam................................. 14
1.3 Biện pháp kỹ thuật về phân bón cho lúa và một sô nghiên cứu về lượng
đạm bón cho cây lúa trên thế giới và Việt Nam. ....................................... 18
1.3.1 Biện pháp kỹ thuật về phân bón cho lúa ........................................... 18
1.3.2. Nghiên cứu về lượng đạm bón cho cây lúa trên thế giới và Việt Nam. .........21
1.4. Những nhận xét rút ra từ nghiên cứu tổng quan ......................................... 24
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 25
2.1. Vật liệu nghiên cứu. ................................................................................... 25
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .............................................................. 27
2.3. Nội dung nghiên cứu.................................................................................. 27
2.4. Phương pháp nghiên cứu. .......................................................................... 27

2.5. Các chỉ tiêu theo dõi .................................................................................. 29
2.6. Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................... 34
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 35
3.1. Đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất của một số dòng lúa triển vọng .... 35
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iv


3.1.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các dòng giống lúa
tham gia thí nghiệm ......................................................................... 35
3.1.2. Động thái ra lá của các dòng giống lúa tham gia thí nghiệm............ 36
3.1.3. Động thái đẻ nhánh của các dòng giống lúa tham gia thí nghiệm .... 36
3.1.4. Thời gian sinh trưởng của các dòng giống lúa tham gia thí nghiệm ........ 37
3.1.5. Khả năng chống chịu sâu bệnh hại của các dòng giống lúa tham
gia thí nghiệm.................................................................................. 38
3.1.6. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng giống
lúa tham gia thí nghiệm ................................................................... 39
3.1.7. Đặc điểm hình thái của các dòng giống lúa tham gia thí nghiệm ..... 39
3.2. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến sinh trưởng phát triển, năng suất
của dòng lúa GL201 và GL202 trồng vụ xuân tại Liên Hồng- Gia LộcHải Dương................................................................................................ 40
3.2.1. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến thời gian sinh trưởng của
dòng lúa GL201, GL202 .................................................................. 40
3.2.2 Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến chiều cao cây lúa GL201,
GL202 ............................................................................................. 41
3.2.3 Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến động thái tăng trưởng số lá
của dòng GL201, GL202 ................................................................. 43
3.2.4. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến động thái đẻ nhánh, hệ số đẻ
nhánh và hệ số đẻ nhánh hữu hiệu của dòng lúa GL201, GL202...... 44
3.2.5. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến chỉ số diện tích lá của dòng

GL201, GL202 (LAI) ...................................................................... 46
3.2.6. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến khả năng tích lũy chất khô
và tốc độ tích lũy chất khô của dòng GL201, GL202 ....................... 48
3.2.7. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến khả năng chống chịu sâu
bệnh hại của GL201, GL202............................................................ 51
3.2.8 Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến năng suất và các yếu tố cấu
thành năng suất................................................................................ 52

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page v


3.2.9. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến năng suất sinh vật học và hệ
số kinh tế của dòng GL201, GL202 ................................................. 53
3.2.10. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến hiệu quả kinh tế của
GL201, GL202 ................................................................................ 55
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 57
1.

Kết luận ................................................................................................... 57

2. Kiến nghị ...................................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 58

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vi



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BNN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

BVTV

Bảo vệ thực vật

CS

Chín sáp

CSDTL

Chỉ số diện tích lá

CT

Công thức

FAO

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên
Hiệp Quốc

HSBĐ

Hiệu suất bón đạm


HSĐN

Hệ số đẻ nhánh

HSĐNHH

Hệ số đẻ nhánh hữu hiệu

HSKT

Hệ số kinh tế

IRRI

Viện nghiên cứu lúa quốc tế

KLTLCK

Khối lượng tích lũy chất khô

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSSVH

Năng suất sinh vật học

NSTT


Năng suất thực thu

SLCC

Số lá cuối cùng

SNHH

Số nhánh hữu hiệu

STT

Số thứ tự

TB

Trung bình

TGST

Thời gian sinh trưởng

TLHC

Tỷ lệ hạt chắc

TSC

Tuần sau cấy


TT

Trước trỗ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vii


DANH MỤC BẢNG
Số bảng

Tên bảng

Trang

1.1

Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của thế giới qua các năm ................5

1.2.

Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của một số quốc gia và khu
vực trên thế giới năm 2013 .......................................................................6

1.3.

Sản lượng, xuất khẩu và dự trữ gạo tại một số nước xuất khẩu quan
trọng và thế giới 2013 và 2014. .................................................................7


1.4.

Diện tích, năng suất và sản lượng lúa ở Việt Nam qua các năm ................8

3.1.

Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các dòng giống lúa tham
gia thí nghiệm ......................................................................................... 35

3.2.

Động thái ra lá của các dòng giống tham gia thí nghiệm ......................... 36

3.3.

Động thái đẻ nhánh của các dòng giống lúa tham gia thí nghiệm ............ 37

3.4.

Thời gian sinh trưởng của các dòng giống lúa tham gia thí nghiệm ......... 37

3.5.

Khả năng chống chịu sâu bệnh hại của các dòng giống lúa ..................... 38

3.6.

Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng giống lúa .......... 39

3.7.


Đặc điểm hình thái của các dòng giống lúa tham gia thí nghiệm ............. 40

3.8.

Ảnh hưởng của lượng đạm đến thời gian sinh trưởng của dòng lúa
GL201, GL202 ....................................................................................... 41

3.9.

Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến động thái tăng trưởng chiều cao
cây của GL201, GL202 .......................................................................... 42

3.10. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến động thái tăng trưởng số lá của
dòng GL201, GL202 ............................................................................... 43
3.11. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến động thái tăng trưởng số nhánh,
hệ số đẻ nhánh và hệ số đẻ nhánh hữu hiệu của dòng GL201, GL202 ..... 45
3.12. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến chỉ số diện tích lá của dòng
GL201, GL202 ....................................................................................... 47
3.13. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến khả năng tích lũy chất khô và tốc
độ tích lũy chất khô của dòng GL201, GL202 ......................................... 49
3.14. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến khả năng chống chịu sâu bệnh
hại của GL201, GL202 ........................................................................... 51
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page viii


3.15. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến năng suất và các yếu tố cấu
thành năng suất của dòng GL201, GL202 ............................................... 52

3.16. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến năng suất sinh vật học và hệ số
kinh tế của dòng GL201, GL202 ............................................................. 54
3.17. Hiệu quả kinh tế của dòng lúa GL201, GL202 ........................................ 56

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ix


MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Lúa là một trong ba cây lương thực hàng đầu thế giới (lúa mì, lúa, ngô) ba
cây này cung cấp trên 50% năng lượng cho toàn thế giới. Lúa đứng thứ hai về
diện tích và sản lượng: diện tích lúa dao động trong khoảng 145-155 triệu ha, sản
lượng dao động trong khoảng 550-600 triệu tấn.Về cơ cấu cây lương thực lúa mì
chiếm 30,5%, lúa 26,5%, ngô 24%. Trong ba cây đó sản lượng lúa được sử dụng
cho người nhiều nhất 85%, lúa mì 60%, ngô 25%. Lúa cung cấp khoảng 23%
năng lượng cho con người, trong lúa có đầy đủ các chất dinh dưỡng như các cây
khác và các vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B (B1, B6).
Lúa cung cấp lương thực cho con người đặc biệt là các nước châu Á, trong
số năng lượng cung cấp hàng ngày so với các nước công nghiệp phát triển thì
Châu Á chiếm tỷ lệ rất cao. Ngoài sử dụng cho người lúa còn cung cấp thức ăn
cho gia súc khoảng 35% sản lượng; lúa làm nguyên liệu cho công nghiệp như chế
biến rượu, cồn, bánh, kẹo; các sản phẩm phụ như rơm, rạ dùng làm nấm, chất
đốt, phân bón; lúa làm hàng hóa xuất khẩu góp phần mang lại nguồn ngoại tệ
đáng kể cho đất nước.
Như vậy có thể nói lúa gạo là một trong những loại cây lương thực chính
của thế giới, đặc biệt với các nước châu Á. Chính vì lý do trên, lúa gạo có vai trò
vô cùng quan trọng trong việc cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu cho con người.
Ngành sản xuất lúa gạo còn tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người dân cả

nông thôn lẫn thành thị, đồng thời nó đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh
tế, chính trị và xã hội ở những nước lấy lúa gạo là nguồn lương thực chính.
Việt Nam có diện tích sản xuất lúa khoảng 7,76 triệu ha, sản lượng 43,74
triệu tấn, năng suất bình quân 5,64 tấn/ha (Nguồn: Niên giám thống kê 2012). Dân
số hiện nay khoảng gần 90 triệu người, hàng năm lại tăng thêm khoảng 1 triệu người
trong khi đó diện tích trồng lúa trên thế giới và Việt nam ngày một giảm đi do phát
triển đô thị, khu công nghiệp và để chuyển đổi sang mục đích khác (Horie, 2005),
chi phí lao động và vật tư có xu hướng tăng lên. Để giải quyết bài toán về lương
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1


thực này cần có những giống lúa ngắn ngày đạt năng suất cao.
Những năm qua, nhiều tiến bộ kỹ thuật đã được ứng dụng trong sản xuất
lúa ở nước ta, trong đó nổi bật nhất là công tác chọn tạo giống. Đã có nhiều
giống lúa mới có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao ra đời phù hợp với
nhiều vùng sinh thái khác nhau. Tuy nhiên, năng suất lúa còn phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như: Thời tiết, chế độ chăm sóc, phân bón...Trong đó phân bón
đóng vai trò quan trọng đặc biệt là phân đạm. Hiện nay nghề trống lúa chưa
đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Nông dân vẫn sử dụng nhiều
phân bón để tăng năng suất nhưng hiệu quả của nó lại không cao, mặt khác còn
làm tăng mức độ sâu bệnh, gây ô nhiễm môi trường... Đạm có vai trò rất quan
trọng trong việc phát huy hiệu quả của việc sử dụng phân bón cho cây trồng.
Các loại phân khác chưa phát huy tác dụng khi có đủ đạm hay bón cân đối đạm
theo nhu cầu của cây.
Hiện nay ở Viện Cây Lương thực và Cây Thực phẩm đang tiến hành chọn
tạo các giống lúa cao sản và đã chọn tạo ra một số dòng có triển vọng như GL201
và GL202. Hai dòng lúa này đã bắt đầu được thử nghiệm ở nhiều địa phương như
Hưng Yên, Yên Bái... Ở Hải Dương đã đưa nhiều giống vào sản xuất và bước

đầu có hiệu quả tuy nhiên giống cho năng suất cao còn ít.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất của một số dòng lúa triển
vọng và ảnh hưởng của lượng đạm bón đối với dòng GL201, GL202 vụ xuân
2015 tại Gia Lộc – Hải Dương”.
Mục đích và yêu cầu nghiên cứu của đề tài
-

Mục tiêu của đê tài
+ Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng phát triển của một số dòng lúa có triển

vọng.
+ Bổ sung thêm quy trình kỹ thuật sản xuất lúa.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2


- Yêu cầu của đề tài
+ Đánh giá được khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của các
dòng lúa thí nghiệm để tìm được các dòng thích hợp gieo trồng tại huyện Gia
Lộc, tỉnh Hải Dương
+ Xác định được lượng đạm bón hợp lí để cây lúa GL201 và GL202 sinh
trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
- Ý nghĩa khoa học của đề tài.
Xác định có cơ sở khoa học các dòng lúa sinh trưởng phát triển, chống chịu
sâu bệnh tốt, cho năng suất cao và làm sáng tỏ vai trò của lượng đạm bón đối với
dòng lúa có triển vọng trồng tại Hải Dương.

- Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
Bổ sung thêm những dòng lúa cho năng suất cao, chất lượng tốt vào cơ cấu
cây trồng, phát triển nông nghiệp tại tỉnh Hải Dương cũng như sử dụng lượng
đạm bón thích hợp góp phần vào việc hoàn thiện quy trình thâm canh tăng năng
suất, phát triển sản xuất lúa, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3


Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Giống lúa có vai trò quan trọng trong việc sản xuất lương thực, nó làm
tăng năng suất và sản lượng lúa gạo, góp phần quan trọng trong việc ổn định an
ninh lương thực. Giống lúa mới được coi là tốt phải có độ thuần cao, thể hiện đầy
đủ các yếu tố di truyển của giống đó, khả năng chống chịu tốt với các điều kiện
ngoại cảnh bất thuận của từng vùng khí hậu, đồng thời chịu thâm canh, kháng sâu
bệnh hại, cho năng suất cao, phẩm chất tốt và ổn định qua nhiều thế hệ. Các
giống khác nhau có khả năng phản ứng với điều kiện sinh thái ở mỗi vùng khác
nhau. Một giống mới trước khi được đưa ra sản xuất trên diện rộng thì giống đó
phải được trồng ở những vùng sinh thái khác nhau. Có thể nói giống là tiền đề
của năng suất và phẩm chất.
Ngoài ra, các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây lúa cần một lượng
dinh dưỡng nhất định trong đó đạm là yếu tố quan trọng (Quách Ngọc Ân và Lê
Hồng Nhu, 1995). Trong đất canh tác hàng năm chỉ có một phần lượng dinh
dưỡng, phân đạm, lân và kali trong đất còn lại là do con người cung cấp bằng
việc bón phân (Võ Minh Kha, 1998). Với cây lúa, đạm có vai trò cấu tạo cơ thể,
đạm có trong protein, đạm điều tiết hoạt động sống của cây, tổng hợp các hợp
chất tạo nên sinh khối. Vì vậy, đạm là yếu tố then chốt, quyết định năng suất lúa
(Võ Minh Kha, 1996).

1.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới
Cây lúa có khả năng thích ứng rộng nên nó được trồng ở nhiều quốc
gia. Trên thế giới có trên 100 nước trồng lúa tuy nhiên chỉ có 50 nước đạt sản
lượng trên 1triệu tấn/năm và Châu Á là vùng trồng nhiều lúa nhất (Niên giám
thống kê, 2012).
Theo thống kê của FAO cho thấy, diện tích trồng lúa trên thế giới tăng lên
rõ rệt từ năm 1961- 1980. Chỉ trong vòng 19 năm, diện tích trồng lúa đã tăng từ
115,4 lên 144,4 triệu ha, bình quân tăng 1,5 triệu ha/năm. Từ năm 1980 đến nay,
diện tích lúa toàn thế giới tăng chậm, thậm chí có thời gian giảm xuống (năm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4


2007 diện tích lúa giảm 0,2 triệu ha so với năm 2006), đạt cao nhất vào năm
2013 với 165,16 triệu ha.
Bảng 1.1 Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của thế giới qua các năm
Diện tích

Năngsuất

Sản lượng

(triệu ha)

(tấn/ha)

(triệu tấn)


1961

115,40

1,90

215,60

1965

124,80

2,00

254,10

1970

132,90

2,40

316,30

1975

141,70

2,50


357,00

1980

144,40

2,70

396,90

1990

147,00

3,50

518,60

2005

154,90

4,10

634,40

2006

155,30


4,10

641,10

2007

155,10

4,20

656,50

2008

157,70

4,40

689,10

2009

158,30

4,30

685,20

2010


161,66

4,34

701,05

2011

163,15

4,43

722,56

2012

163,46

4,39

718,35

2013

165,16

4,48

740,90


Năm

Nguồn: FAOSTAT, 2014
Sau cuộc cách mạng xanh vào những năm 1963-1970 đã tạo ra những
giống lúa ngắn ngày, năng suất cao góp phần vào việc tăng năng suất và sản
lượng lúa trong những năm tiếp theo. Năm 1975 diện tích sản xuất lúa trên thế
giới tăng 26,3 triệu ha, năng suất tăng 0,6 tấn/ha, sản lượng tăng 141,4 triệu tấn
so với năm 1961. Các năm tiếp theo năng suất và sản lượng hầu như đều tăng
dần (năm 2009 -2012 năng suất giảm nhẹ dẫn đến sản lượng cũng giảm nhẹ) và
cao nhất là năm 2013 với diện tích 165,16 triệu ha, năng suất 4,48 tấn/ha, sản
lượng 740,90 triệu tấn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của một số quốc gia và khu
vực trên thế giới năm 2013
Quốc gia và

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

khu vực

(triệu ha)


(tấn/ha)

(triệu tấn)

Ấn Độ

43,94

3,62

159,20

Trung Quốc

30,31

6,72

203,61

Indonesia

13,83

5,15

71,28

Thái Lan


12,37

2,91

38,20

Banglades

11,77

4,37

51,50

Myanmar

7,50

3,84

28,77

Việt Nam

7,90

5,57

44,04


Philippin

4,75

3,88

18,44

Cambodia

3,10

3,03

9,39

Pakistan

2,79

2,44

6,80

Thế giới

165,16

4,48


740,90
Nguồn: FAOSTAT, 2014

Châu Á có năng suất lúa chưa cao nhưng lại có diện tích sản xuất lớn nên
nó đóng góp một phần quan trọng cho sản lượng lúa thế giới.
Năm 2013, đứng đầu về sản xuất lúa vẫn là 8 nước châu Á bao gồm: Ấn
Độ, Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Bangladesh, Myanmar, Việt Nam,
Philippines. Tuy nhiên chỉ có 3 nước có năng suất cao hơn 5 tấn/ha là Trung
Quốc (6,72 tấn/ha), Indonesia (5,15) và Việt Nam (5,57 tấn/ha).
Tình hình sản xuất lúa gạo thế giới năm 2014 thấp hơn 2013 khoảng 0,2%
do mùa mưa đến muộn ở vùng Nam Á và vài nơi khác, với sản lượng khoảng
744,7 triệu tấn lúa (hay 496,6 triệu tấn gạo) và được trồng trên gần 163 triệu ha.
Năng suất lúa trung bình là 4,57 tấn/ha. Khí hậu gió mùa bất thường làm sản xuất
lúa tại Ấn Độ giảm 3% và cũng ảnh hưởng đến một số nước khác, như Indonesia,
Campuchia, Nepal, Pakistan, Philippines, Sri Lanka, Bắc Triều Tiên và Thái
Lan. Trong khi đó, khí hậu tương đối thuận lợi tại các nước: Trung Quốc,
Indonesia, Myanmar, Malaysia, Nam Hàn, Nigeria và Việt Nam.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


Bảng 1.3. Sản lượng, xuất khẩu và dự trữ gạo tại một số nước xuất khẩu
quan trọng và thế giới 2013 và 2014.
Quốc gia

Sản lượng

Xuất khẩu


Gạo tồn trữ

trồng lúa

(triệu tấn gạo)

(triệu tấn gạo)

(triệu tấn gạo)

quan trọng

2013

2014

2013

2014

2014

Thế giới

497,5

496,6

37,3


40,2

177,5

Trung Quốc

140,7

141,7

0,5

0,3

99,9

Ấn Độ

106,5

103,5

10,5

9,5

23,5

Indonesia


44,9

44,0

-

-

6,4

Việt Nam

29,3

29,7

6,5

6,9

5,2

Thái Lan

25,2

24,8

6,6


10,5

17,0

Brazil

7,9

8,1

0,8

0,9

1,0

Hoa Kỳ

6,8

6,7

3,6

3,5

0,7

Pakistan


6,1

7,0

3,5

3,3

1,0

Nguồn: FAO Tháng 12-2014
Vùng Châu Phi sản xuất tăng nhưng không bắt kịp mức tiêu thụ. Năm
2014, vùng Bắc Phi (Ai Cập) và Tây Phi bị ảnh hưởng khí hậu bất thường, trong
khi miền Đông và Nam Phi Châu (Madagascar và Tanzania) được mùa. Riêng
ngành nông nghiệp của 3 nước Guinea, Liberia và Sierra Leone bị ảnh hưởng khá
nặng do dịch bệnh Ebola đã làm thiệt mạng gần 7.000 người. Vùng Nam Mỹ và
Caribbean sản xuất tăng khoảng 1% do một số nước được mùa, như Argentina,
Brazil, Cuba, Guyana và Paraguay; trong khi khí hậu không thuận hòa tại
Colombia, Ecuador và Venezuela. Tại Hoa Kỳ, sản xuất lúa được phục hồi 16%
so với 2013. Châu Âu sản xuất lúa gạo tăng 2,8% đến 4,1 triệu tấn lúa, phần lớn
do phục hồi sản xuất tại Liên Bang Nga. Sản xuất lúa tại Châu Úc giảm 28% so
với 2013, do hạn hán và thiếu nước trồng
1.1.2. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam
Việt Nam là một nước nông nghiệp gắn liền với nền văn minh lúa nước.
Cây lúa được trồng ở khắp các vùng trong cả nước và tập trung nhiều ở Đồng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7



bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Việt nam từ một nước thiếu
lương thực của những thập niên 80-90 thế kỷ trước thì những năm 2005-2008 sản
lượng gạo xuất khẩu khá ổn định ở mức trên 4,5 triệu tấn và có bước đột phá từ
những năm 2009-2011. Cụ thể, mùa vụ 2010/2011 Việt Nam xuất khẩu 7,1 triệu
tấn gạo trong tổng sản lượng 26,37 triệu tấn so với 6,73 triệu tấn trong mùa vụ
2009/2010. Với sản lượng này Việt Nam tiếp tục giữ vị trí xuất khẩu gạo thứ hai
sau Thái Lan (theo số liệu của FAO - 2011).
Từ năm 2005 trở lại đây, năng suất lúa của nước ta ổn định và tăng mạnh
từ 5,34 tấn/ha (2010) lên 5,54 tấn/ha (2011) và đều cao hơn năng suất bình quân
của thế giới. Tính đến năm 2013, tổng sản lượng lúa của nước ta đạt 44,04 triệu
tấn ( chiếm 5,94% tổng sản lượng lúa toàn thế giới).
Bảng 1.4. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa ở Việt Nam qua các năm

2005

Diện tích
(triệu ha)
7.329,2

Năng suất
(tấn/ha)
4,89

Sản lượng
(triệu tấn)
35,83

2006

2007
2008

7.324,8
7.207,4
7.400,2

4,89
4,99
5,23

35,50
35,94
38,73

2009
2010
2011
2012

7.437,2
7.489,4
7.655,4
7.753,2

5,24
5,34
5,54
5,63


38,95
40,01
42,40
43,66

2013

7.902,8

5,57

44,04

Năm

Nguồn: FAOSTAT, 2014
Theo tổng cục thống kê sản lượng lúa cả năm 2014 ước tính đạt gần 45 triệu
tấn, tăng 955,2 nghìn tấn so với năm trước, trong đó diện tích gieo trồng ước tính đạt
7,8 triệu ha, giảm 88,8 nghìn ha; năng suất đạt 57,6 tạ/ha, tăng 1,9 tạ/ha.
Theo FAO dự báo xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2014 sẽ đạt 6,9 triệu
tấn tăng 6% so với 6,5 triệu tấn năm 2013. Lý do chủ yếu là do sản lượng tăng
cũng như nhu cầu nhập khẩu cao hơn của các nước Châu Á như Indonesia,
Malaysia, Trung Quốc và Philippines.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8


Theo số liệu của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), 9 tháng đầu năm

2014 xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt gần 4,8 triệu tấn.
1.2. Tình hình nghiên cứu lúa cao sản trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình nghiên cứu lúa cao sản trên thế giới
Lúa gạo là thức ăn căn bản của hơn phân nửa dân số thế giới hay hơn 3,3
tỉ người, trong đó Châu Á chiếm 90% tổng sản xuất và tiêu thụ. Năm 2013, thế
giới sản xuất 747 triệu tấn lúa trên diện tích 161 triệu ha và trao đổi mậu dịch
toàn cầu độ 37,5 triệu tấn gạo (FAO, 2014). Theo phỏng đoán Cơ quan FAO, đến
năm 2050 dân số sẽ tăng đến 9,6 tỉ người, thành phố sẽ mở rộng thêm, diện tích
đất trồng lúa bị thu hẹp dần, năng suất lúa tăng chậm và mức độ sản xuất lúa gạo
hiện nay không thể bắt kịp nhu cầu dân số tăng cao lúc đó, nếu con người không
đạt được những tiến bộ kỹ thuật đáng kể như đã thấy trong Cách Mạng Xanh
cuối cùng. Cuộc Cách Mạng Xanh này xảy ra trên thế giới trong thập niên 1970
và 1980, nhờ vào khám phá các gen lùn lúa mì của Nhật Bản và áp dụng kỹ thuật
lai tạo tuyển chọn di truyền của các chuyên gia Mỹ và Á Châu.
Để đáp ứng nhu cầu của thực tiễn các nhà khoa học đã có nhiều công
trình nghiên cứu để cải tiến giống trong đó phải kể đến việc tạo ra các giống lúa
có tiềm năng năng suất cao. Viện nghiên cứu lúa quốc tế IRRI đã bắt đầu nghiên
cứu phương diện sinh lý cây lúa để tạo ra loại lúa siêu đẳng từ 1985 và bắt đầu
lai tạo giống lúa siêu đẳng từ 1989. Họ dùng chiến lược hai bậc: (1) trước hết lai

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9


tạo giống lúa Indicavà Japonica nhiệt đới để có 12,5 t/ha và (2) sau đó dùng
phương pháp lúa-ưu-thế-lai để tăng từ 12,5 t/ha lên 15 t/ha. Muốn đạt năng suất
cao như vậy, cây siêu lúa cần hội đủ các tiêu chuẩn: Cây lúa có 3-4 chồi mỗi bụi
lúa 200-250 hạt trên mỗi gié, chiều cao 90-100 cm, thân cứng, lá dầy, xanh đậm
và thẳng đứng, hệ thống rễ mạnh, chu kỳ sinh trưởng 100-130 ngày, kháng

những sâu bệnh quan trọng và chất lượng cao. Năm 1996, Viện nghiên cứu lúa
quốc tế IRRI đã tạo ra giống lúa IR8 với năng suất 11 tấn/ha. Hiện nay, Viện
IRRI đã tạo được nhiều dòng lúa năng suất từ 10-12 tấn/ha, nhưng có ba vấn đề
cần giải quyết: chất lượng kém, dễ bị sâu bệnh nhất là rầy nâu và nhiều hạt lép.
Vấn đề nhiều hạt lép là khó khăn nhất do vấn đề sinh lý cây lúa tạo ra bởi thời
gian cung cấp chất tinh bột từ lúc trổ bống đến lúa chín (từ lúa ngậm sữa đến lúc
trắc) quá ngắn chỉ có 25-35 ngày trong điều kiện khí hậu nhiệt đới. Cho nên, tốc
độ vận tải tinh bột trong cây lúa vào giai đoạn đó đang được các chuyên gia lúa
gạo chú ý đến. Quan niệm kỹ thuật về siêu lúa hiện đang được IRRI xét lại, chủ
yếu về phương diện sinh lú học và cấu trúc hình dạng cây lúa. Tuy nhiên, siêu lúa
đã thành công ở các nước trồng lúa vùng ôn đới vì khí hậu các nơi này thuận lợi
hơn và thời gian ngậm sữa kéo dài từ 45 đến 60 ngày do nhiệt độ thấp vào cuối
vụ. Năng suất lúa tiềm năng có thể đến 15 tấn/ha và năng suất bình quân khoảng
9-10 tấn/ha, như ở California là 9,8 tấn/ha,Úc 8,4 tấn/ha, Ai Cập 8,5 tấn/ha và
Hàn Quốc 7,5 tấn/ha. Vì vậy, các chuyên gia lúa gạo trên thế giới đang nghiên
cứu đưa năng suất tiềm thế của vùng ôn đới lên 16-17 tấn/ha. Siêu lúa cũng được
nghiên cứu tại Trung Quốc và Nhật Bản. Tại Trung Quốc, đã tạo ra siêu lúa như
Teging, Shanshua... với năng suất khoảng 10-12 tấn/ha. Nhật Bản đã tạo ra giống
lúa Oochikara với hạt to gấp đôi hạt thường có năng suất đến 16,9 tấn/ha. Cho
nên Nhật Bản dùng loại gạo này để phục vụ ngành chăn nuôi. Siêu lúa cũng có
thể mang đến vài vấn đề tiêu cực vì loại lúa này đòi hỏi lượng phân hóa học lớn,
làm ảnh hưởng môi trường và xuất hiện nhiều sâu bệnh trong vùng nhiệt đới ẩm
(Trần Văn Đạt, 2014).
- Trung Quốc
Trung Quốc đã lai tạo các giống cao năng mới hoặc “siêu cao năng”, như
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10



Teging, Shanchua và Shen Nông 265, với năng suất tiềm thế cao. Để hoàn thành
mục tiêu năng suất cao, chuyên gia lúa gạo phải phối hợp sử dụng giống lúa cao
năng và kỹ thuật canh tác cải tiến, đặc biệt với phương pháp gọi là “3 cao 1
băng”. Các chuyên gia đã nhận ra hai khuyết điểm chính của các giống lúa cao
năng; đó là cây lúa đâm chồi quá nhiều và có một số chồi không hữu hiệu ở thời
kỳ đâm chồi tối đa. Cho nên, phương pháp 3-cao-1-bằng là nhằm tạo ra bách
phân chồi mang gié lúa cao, nhiều hạt đầy và quang hợp cao ở giai đoạn ngậm
sữa, với số gié lúa nặng ổn định (Jiang et al, 1993).
Gần đây, họ lại có chương trình siêu lúa lai, với mục tiêu làm tăng năng
suất ở giai đoạn đầu tới 12 tấn/ha. Vào năm 2000, Trung Quốc trồng 240 000 ha
siêu lúa lai và năng suất bình quân là 9,6 tấn/ha. Trong năm 2002, họ trồng 1,4
triệu ha với năng suất 9,1 tấn/ha (Yuan, 2004).
Năm 2012 giống lúa "Quốc Đạo số 6" chưa được sản xuất đại trà, nhưng
các công ty giống vẫn nhận thức được giá trị nổi bật của giống lúa siêu cao sản
này. Sự ra đời của giống lúa siêu cao sản thế hệ 2, mà tiêu biểu là "Quốc đạo 6"
(năng suất 12 tấn/ha), sẽ đánh dấu một bước đột phá trong việc nghiên cứu giống
lúa siêu cao sản tại Trung Quốc.
- California
Cải tiến giống lúa và quản lý canh tác đã giúp California đạt tới năng suất
9 tấn/ha. Sự thành công chủ yếu là do:
* Lai tạo các giống lúa cao năng nửa lùn, thích hợp với điều kiện khí hậu
và đất đai của tiểu bang từ cuối thập niên 1970 đến đầu thập niên 1980. Bang này
sản xuất phần lớn lúa hạt trung bình để xuất khẩu và hạt dài cho thị trường nội địa.
* Áp dụng kỹ thuật sản xuất chính xác
- Làm bằng mặt đất với thiết bị laser để giúp canh tác hiệu quả hơn
- Quản lý phân đạm hữu hiệu hơn với phân tích đất và lá lúa
- Kiểm soát cỏ hữu hiệu hơn với thuốc diệt cỏ
* Áp dụng kỹ thuật theo dõi năng suất, phần mềm bản đồ năng suất, hệ
định vị toàn cầu GPS và hệ thông tin địa lý GIS giúp đánh giá, phân tích năng
suất lúa ngoài đồng ruộng. Kỹ thuật này có thể xác định chính xác các vùng có

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11


năng suất thấp. Từ đó, nguyên nhân của năng suất thấp được tìm ra và có biện
pháp thích ứng để giải quyết ngay (Trần Văn Đạt, 2014).
- Nghiên cứu siêu lúa ở ÚC
Nước này đạt đến năng suất trên 8 tấn/ha từ thập niên 1980 đến nay. Họ
áp dụng cả ba yếu tố thành công nêu trên của California: Cải tiến giống, dùng kỹ
thuật trồng trọt chính xác và đặc biệt theo dõi tình trạng sản xuất trong vụ này để
cải tiến trong vụ tới, với hệ thống kỹ thuật kiểm tra lúa hay Rice check. Hệ thống
kiểm tra lúa gồm có 3 thành phần chủ lực trong công tác quản lý vụ mùa:
- Thiết lập một số kiểm tra chính trong canh tác, với các chỉ tiêu rõ rệt
được đặt ra. Thí dụ chỉ tiêu về quần thể lúa là 200 chồi/m2;
- Tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hiệp quốc theo dõi, quan sát và
ghi chú các sự kiện xảy ra trong canh tác;
- Tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hiệp quốc thảo luận để tìm ra ưu
và khuyết điểm của mùa này, căn cứ vào các chỉ tiêu đặt ra, và rút kinh nghiệm
thực tế để cải tiến cho mùa sau (Trần Văn Đạt, 2013).
- Nghiên cứu siêu lúa ở Ai Cập
Đạt đến năng suất bình quân trên 9,7 tấn/ha trên 600 000 ha vào năm
2004. Sự thành công lớn này, ngoài yếu tố thuận lợi về đất đai và khí hậu Địa
Trung Hải, chủ yếu nhờ vào:
* Chương trình cải thiện giống lúa: Ai Cập đã phóng thích nhiều giống lúa
cao năng sản xuất ở địa phương, như: Giza 177, Giza 182, Sakha 101, Sakha 102,
Sakha 103, Sakha 104 và lúa jasmine Ai Cập;
* Chuyển giao kỹ thuật thích ứng địa phương để quản lý tốt vụ mùa
* Theo dõi các vấn đề trở ngại cho năng suất và khó khăn của nông dân
trong vụ mùa và có biện pháp ngay để giải quyết tại chỗ bởi các cơ quan liên hệ,

qua Chiến dịch Lúa Quốc Gia.
Có thể nói rằng siêu lúa đã được thành công trong các vùng có khí hậu ôn
đới và cận nhiệt đới, nơi có điều kiện khí hậu thuận lợi hơn, như ngày dài, nhiều
ánh sáng, ít mây che và đêm mát vào mùa hè. Chủ yếu, các giống lúa ở miền ôn
đới có thời gian từ lúc trổ bông đến lúc chín khá dài, từ 40 đến 50 ngày, đủ thời
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12


gian cho hầu hết hạt lúa trên gié đều ngậm đẫy sữa và chín (Hồ Đình Hải, 2012).
- Nghiên cứu siêu lúa ở Nhật Bản
Ở Nhật Bản, chương trình cải thiện giống lúa tập trung vào làm tăng gia
chỉ số thu hoạch, bằng cách sử dụng các gen nửa lùn kể từ 1930. Những gen nửa
lùn như gen Tanginbozu (d35), gen Jukkoku, gen Reimei (d49), gen Dee-geowoo-gen (d47) và Calrose 76 (sd-1) được dùng nhiều nhất trên thế giới. Đặc tính
quan trọng nhất của gen nửa lùn là gen bất động trong giai đoạn sinh trưởng của
cây lúa, và trở lên hoạt động tích cực khi bắt đầu giai đoạn sinh sản (giai đoạn
đứng đòng). Sau đó, các lóng thấp của thân lúa và 3-4 lá lúa ở trên suy giảm tăng
trưởng, tạo ra thân lùn, nhỏ, dày và lá đâm thẳng. Do đó, cây lúa nửa lùn tránh
được đổ ngã và đồng thời làm tăng chỉ số thu hoạch.
Cũng trong chiều hướng này, một số nhà khoa học Nhật Bản tin rằng cây
lúa tự thu tinh có tiềm năng gia tăng sản xuất và năng suất, bằng cách vận dụng
tính chất di truyền chỉ ở mức gen mà thôi. Họ cố gắng đề ra một sách lược mới cho
cải thiện giống lúa, kể từ khi khám phá và khai thác gen nửa lùn. Đó là một đề
nghị kiểu hình lúa mới, gọi là cây lúa có lá hình chữ V, mà phân nửa lá lúa có góc
độ từ 35 đến 520 đối với mặt ngang. Mức độ quang hợp của một lá lúa hình V
không bị cuốn lại tương đương với lá của cây lúa cải tiến, nhưng bề dày của lá lúa
và hàm lượng đạm cao hơn và diện tích lá ít hơn độ 18-38% (Sasahara et al,1992).
Năng suất (13-15 tấn/ha) của giống lúa có lá hình V là do 5 đặc tính sau đây:
- Bóng rợp của lá lúa bớt đi do độ nghiêng của phiến lá lúa;

- Những lá ở dưới thấp nhận được nhiều ánh sáng hơn;
- Mức quang hợp không thay đổi mặc dù lá nghiêng;
- Bề dày của lá và hàm lượng đạm cao hơn, nên hấp thụ ánh sáng nhiều hơn
- Các hoạt động của hệ thống rễ cao, nên dùng đạm hữu hiệu hơn.
Theo Sasahara và Cs (1992), đặc tính của cây lúa có lá hình V bị chi phối
bởi một gen lặn và dường như không liên kết với những đặc tính nông học khác;
Với kiểu hình cây lúa có lá hình V, Nhật Bản đã thực hiện dự án 15 năm (19811995) để tăng năng suất các giống lúa mới có năng suất cao hơn các giống cao
năng bấy giờ độ 50%. Họ đã tạo ra giống lúa Oochikara với hạt to cho năng suất
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 13


15 tấn/ha. Vì hàm lượng Amylose cao và chất đạm của hạt cao do áp dụng nhiều
phân, nên chất lượng gạo của giống lúa này kém, chỉ dùng để chăn nuôi.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu lúa cao sản ở Việt Nam
Trong những năm 60, 70 của thế kỷ trước hầu hết các giống mới của nước
ta đều nhập nội hay có nguồn gốc ở nước ngoài đến nay, giống lúa được chọn tạo
trong nước đã chiếm gần 50% trong đó ở ĐBCL là 75%, ở ĐBH là 13-15%, còn
lại là nhập nội.
Tại Hội nghị toàn quốc về Khoa học và khuyến nông diễn ra tại Hà Nội từ
ngày 15 -16/07/2005 đã kết luận: trong giai đoạn 1986 – 2004, các nhà khoa học
nông nghiệp Việt Nam đã chọn tạo được 345 giống cây trồng nông nghiệp mới,
trong đó có 149 giống lúa mới (bình quân 8,2 giống/năm).
Trong giai đoạn qua, hệ thống nghiên cứu của Việt Nam đã chọn tạo ra
được nhiều giống lúa mới đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp bền vững, đảm
bảo an ninh lương thực, tăng tính đa dạng di truyền. Chúng ta đã có những thành
công nhất định trong công tác chọn tạo giống lúa cho vùng thâm canh, vùng khó
khăn với năng suất cao và phẩm chất khá.
- Thu thập đánh giá nguồn vật liệu giống lúa địa phương phục vụ chọn tạo

giống lúa cho vùng canh tác nhờ nước trời vùng núi Tây Bắc Việt Nam của
Trường Đại học nông nghiệp 1 Hà Nội với phương pháp điều tra, thu thập, phân
loại giống địa phương và chọn lọc cá thể theo chu kỳ để làm vật liệu di truyền lai
tạo giống lúa cho vùng núi nước trời phía Bắc Việt Nam như G4, G6, G10, G13,
G14, G19,G22,G24...
- Chọn giống lúa lai hai dòng Việt Lai 20 của Trường Đại học nông
nghiệp 1 Hà Nội với phương pháp cách ly toàn cá thể với nguồn gen dòng bất
dục ĐH4 và dòng phục hồi từ các dòng nhập nội, dòng lai và các dòng phổ biến
trong sản xuất đã chọn ra tổ hợp Việt Lai 20 có thời gian sinh trưởng 110-115
ngày, tiềm năng năng suất 8-10 tấn/ha, chất lượng dinh dưỡng cao, thích hợp cho
hệ thống canh tác 4vụ/năm ở các tỉnh phía Bắc (Vũ Ngọc Dương, 2008).
- Tuyển chọn và phát triển giống lúa cạn cải tiến LC93-1 phục vụ sản xuất
lượng thực ở vùng cao của Viện Bảo Vệ Thực Vật Từ Liêm, Hà Nội với phương
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 14


pháp chọn lọc từ tập đoàn lúa cạn IRRI nhập nội năm 1993 đã chọn được giống
LC93-1 có thời gian sinh trưởng 115-125 ngày, năng suất 3-4 tấn/ha, chịu hạn
khá, chất lượng gạo tốt, thích hợp cho vùng đồng bào dân tộc nghèo ở vùng cao
(Khuyết danh, 2013).
- Nghiên cứu các giống lúa phẩm chất cao phục vụ đồng bằng sông Cửu
Long của Viện nghiên cứu lúa đồng bằng sông Cửu Long với phương pháp ứng
dụng công nghệ sinh học (marker phân tử, nuôi cấy túi phấn) kết hợp với khảo
nghiệm đồng ruộng để chọn tạo giống lúa ngắn ngày, năng suất cao, chất lượng
gạo tốt như OM1490, OM2517, OM3536, OM2717, OM2718, OM3405,
OM4495, OM4498, OM2514 trồng rộng rãi ở vùng sản xuất ngập lũ Đồng bằng
sông Cửu Long.
- Tạo giống lúa biến đổi gen giàu chất vi dinh dưỡng của Viện nghiên cứu

lúa đồng bằng sông Cửu Long dùng phương pháp Agrobacterium và hệ thống
chọn lọc manose chuyển gen với vector pCaCar, pEun3 mang gen psy, crtI vào
giống lúa IR6, MTL250, Tapei309 tạo ra các dòng lúa giàu Vitamine A giúp
giảm suy dinh dưỡng của cộng đồng dân cư nghèo với gạo là thực phẩm chính.
- Ứng dụng kết quả điện di protein SDS-PAGE trong công tác chọn tạo
giống lúa chất lượng cao của Trường Đại học Cần Thơ dùng phương pháp điện di
protein SDS-Page tuyển chọn các giống lúa thuần như lúa Nếp Bè Tiền Giang,
VĐ20, Klong Kluang, đánh giá đa dạng di truyền của tập đoàn giống phục vụ
công tác lai tạo như tập đoàn lúa mùa ven biển đồng bằngsông Cửu Long và khảo
sát quy luật di truyền ở mức độ phân tử như hàm lượng proglutelin, acidic
glutilin, basic glutelin…
- Xác định gen fgr điều khiển tính trạng mùi thơm bằng phương pháp Fine
Mapping với microsatellite của Viện nghiên cứu lúa đồng bằng sông Cửu Long
dùng phương pháp microsatellite phân tích quần thể tổ hợp lai Khao dawk
mali/OM 1490 cho thấy rằng gen fgr diều khiển mùi thơm là gen lặn trên nhiễm
sắc thể số 8, băng thể hiện mùi thơm xuất hiện ở độ lớn 190bp và không thơm ở
độ lớn 90bp (cặp mồi RG28F-R), băng thể hiện mùi thơm xuất hiện ở độ lớn
160bp và không thơm ở độ lớn 120bp (RM223).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 15


×