Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 118 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TẠ ĐÌNH HÒA

QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐƯỜNG GIAO THÔNG
NÔNG THÔN HUYỆN HIỆP HÒA, TỈNH BẮC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI - 2015


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TẠ ĐÌNH HÒA

QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐƯỜNG GIAO THÔNG
NÔNG THÔN HUYỆN HIỆP HÒA, TỈNH BẮC GIANG

Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế
Mã số: 60.34.04.10
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Mai Thanh Cúc

HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng
dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được


cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 201

Tác giả luận văn

Tạ Đình Hòa

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên
của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng
và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Mai Thanh Cúc là người hướng dẫn khoa học đã
tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong
suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Phát triển nông thôn, Khoa Kinh tế phát triển nông thôn - Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và
hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo các phòng, ban, đơn vị thuộc Sở Giao
thông vận tải tỉnh Bắc Giang; Lãnh đạo UBND huyện Hiệp Hòa; Lãnh đạo CBCNV

các phòng, ban của huyện Hiệp Hòa; Người dân các xã Đông Lỗ, Hùng Sơn,
Thường Thắng nơi thực hiện đề tài đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt
quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn
thành luận văn./.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 201

Học viên

Tạ Đình Hòa

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan

1

Lời cảm ơn

ii


Mục lục

iii

Danh mục chữ viết tắt

vi

Danh mục bảng

vii

Danh mục biểu đồ

iix

Danh mục hình ảnh

ix

Danh mục hộp

x

PHẦN I MỞ ĐẦU

1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài


1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

3

1.2.1 Mục tiêu chung

3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

3

1.3 Đối tượng nghiên cứu

3

1.4 Phạm vi nghiên cứu

4

1.4.1 Phạm vi nội dung

4

1.4.2 Phạm vi không gian

4


1.4.3 Phạm vi thời gian

4

PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

5

2.1 Một số vấn đề lý luận về quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn

5

2.1.1 Các khái niệm có liên quan

5

2.1.2 Vai trò của quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn

9

2.1.3. Đặc điểm của quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn

10

2.1.4 Nội dung nghiên cứu về quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn

11

2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý hệ thống đường giao thông
nông thôn


17

2.2 Cơ sở thực tiễn

19

2.2.1 Kinh nghiệm về quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn của
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page iii


một số nước trên thế giới

19

2.2.2. Một số kinh nghiệm chủ trương, chính sách về quản lý hệ thống
đường giao thông nông thôn ở nước ta

20

2.2.3 Các bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang

25

PHẦN III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

27


3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

27

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên

27

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

29

3.2 Phương pháp nghiên cứu

34

3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu

34

3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin

36

3.2.3 Phương pháp xử lý phân tích thông tin

38

3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu


40

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

42

4.1. Thực trạng quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn huyện Hiệp Hòa

42

4.1.1 Hiện trạng hệ thống đường giao thông nông thôn huyện Hiệp Hòa

42

4.1.2 Thực trạng công tác xây dựng hệ thống đường giao thông nông
thôn huyện Hiệp Hòa

51

4.1.3 Hiện trạng công tác quy hoạch hệ thống đường giao thông nông
thôn huyện Hiệp Hòa

53

4.1.4 Hiện trạng công tác quản lý, khai thác và bảo trì hệ thống đường
giao thông nông thôn huyện Hiệp Hòa

57

4.1.5 Hiện trạng công tác huy động nguồn lực cộng đồng tham gia xây

dựng và quản lý công trình giao thông nông thôn huyện Hiệp Hòa

62

4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn
huyện Hiệp Hòa

70

4.2.1 Các yếu tố về cơ chế, chính sách, chủ trương của nhà nước

70

4.2.2 Yếu tố kinh tế xã hội

73

4.2.2 Đặc điểm của người dân

74

4.2.3 Trình độ chuyên môn, năng lực quản lý của cán bộ cơ sở

75

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page iv



4.3 Định hướng và một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý hệ thống đường
giao thông nông thôn huyện Hiệp Hòa

80

4.3.1 Định hướng tăng cường quản lý hệ thống đường giao thông nông
thôn huyện Hiệp Hòa

80

4.3.2 Một số giải pháp chủ yếu tăng cường quản lý hệ thống đường giao
thông nông thôn của huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang trong thời
gian tới

81

PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

95

5.1 Kết luận

95

5.2 Kiến nghị

97

TÀI LIỆU THAM KHẢO


98

PHỤ LỤC

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

101

Page v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Bn

: Bề mặt nền đường

Bm

: Bề mặt đường

BTN

: Bê tông nhựa

BTXM

: Bê tông xi măng

CP


: Cấp phối

CPK

: Chi phí khác

DPP

: Dự phòng phí

ĐGND

: Đóng góp nhân dân

GPMB

: Giải phóng mặt bằng

GTNT

: Giao thông nông thôn

GTVT

: Giao thông vận tải

GTXL

: Giá trị xây lắp


KPĐT

: Kinh phí đầu tư

LN

: Láng nhựa

NSĐP

: Ngân sách địa phương

NSTW

: Ngân sách trung ương

QL

: Quốc lộ

QLDA

: Quản lý dự án

UBND

: Ủy ban nhân dân

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế


Page vi


DANH MỤC BẢNG
Số bảng

Tên bảng

Trang

3.1

Hiện trạng sử dụng đất huyện Hiệp Hòa năm 2014

29

3.2

Tình hình dân số huyện Hiệp Hoà qua các giai đoạn

30

3.3

Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện Hiệp Hòa năm 2011 –
2014 (Theo giá cố định 1994)

32

3.4


Thu thập thông tin sẵn có liên quan đến đề tài

36

3.5

Loại mẫu điều tra

37

4.1

Mật độ đường bộ huyện Hiệp Hòa năm 2014

42

4.2

Hiện trạng hệ thống đường giao thông huyện Hiệp Hòa năm 2014

43

4.3

Hiện trạng các tuyến đường giao thông cấp huyện ở Hiệp Hòa tính
đến hết năm 2014

4.4


44

Hiện trạng các công trình cầu, cống trọng yếu của huyện Hiệp Hòa
tính đến hết năm 2014

4.5

45

Hiện trạng các tuyến đường giao thông liên xã của huyện Hiệp Hòa
tính đến hết năm 2014

4.6

46

Hiện trạng các tuyến đường giao thông trục xã, thôn, xóm của huyện
Hiệp Hòa tính đến hết năm 2014

48

4.7

Hiện trạng đường sản xuất huyện Hiệp Hòa tính đến hết năm 2014

50

4.8

Tình hình phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2010 – 2014


52

4.9

Tổng hợp các mục tiêu, sản phẩm và yêu cầu quy hoạch giao thông
nông thôn huyện Hiệp Hòa

55

4.10 Bảng phân cấp trách nhiệm quản lý đường giao thông nông thôn cho
các cơ quan quản lý ở Hiệp Hòa

59

4.11 Bảng phân cấp đối tượng thực hiện việc quản lý, khai thác đường
giao thông nông thôn phân theo loại đường ở Hiệp Hòa

60

4.12 Bảng khoán sửa chữa thường xuyên theo công việc đường giao thông
nông thôn huyện Hiệp Hòa
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

62
Page vii


4.13 Sự tham gia đóng góp của người dân vào lập quy hoạch hệ thống
đường giao thông nông thôn tại các xã điều tra


64

4.14 Thực trạng tham gia đóng góp của người dân tại các xã điều tra

65

4.15 Sự tham gia đóng góp của người dân vào xây dựng, quản lý hệ thống
đường giao thông nông thôn tại các xã điều tra

65

4.16 Ý kiến của người dân về sự tham gia của mình vào giai đoạn quản lý
sử dụng, duy tu bảo dưỡng đường giao thông nông thôn

67

4.17 Tình hình quản lý sử dụng, duy tu, bảo dưỡng hệ thống đường giao
thông nông thôn ở 3 xã được điều tra

69

4.18 So sánh thu nhập BQ/người của một số huyện ở tỉnh Bắc Giang

73

4.19 Trình độ dân trí của người dân

74


4.20 Trình độ của một số cán bộ lãnh đạo huyện Hiệp Hòa liên quan đến
quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn

76

4.21 Một số thuận lợi trong quá trình huy động đóng góp của cộng đồng
vào quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn

77

4.22 Sự hiểu biết của cán bộ về việc huy động đóng góp trong quản lý hệ
thống đường giao thông nông thôn

80

4.23 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong quản lý hệ thống
đường giao thông nông thôn của huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

82

Page viii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Số biểu đồ

Tên biểu đồ


Trang

3.1

Cơ cấu lao động phân theo trình độ huyện Hiệp Hoà năm 2014

4.1

Kinh phí đầu tư xây dựng, quản lý đường giao thông nông thôn
huyện Hiệp Hòa

31
72

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Số ảnh
4.1

Tên hình

Xây dựng đường trục chính nội đồng xã Đông Lỗ -Hiệp Hòa

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Trang
49

Page ix



DANH MỤC HỘP

Số hộp

Tên hộp

Trang

4.1

Hộp ý kiến của cán bộ xã về xây dựng, quản lý giao thông nông thôn

66

4.2

Hộp ý kiến của người dân về xây dựng, quản lý giao thông nông thôn

66

4.3

Nhiệt tình là chính

78

4.4

Cán bộ phải gương mẫu, đi đầu các phong trào quản lý hệ thống
đường giao thông nông thôn


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

78

Page x


PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (Khóa X) về
nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã thể hiện tầm nhìn chiến lược, ý chí quyết tâm
của Đảng để thay đổi diện mạo nông thôn với mục tiêu phát triển nông nghiệp và
nâng cao đời sống của người dân nông thôn, đảm bảo phát triển kinh tế bền vững và
đồng đều khắp cả nước. Nhằm cụ thể hóa nghị quyết của Đảng, Chính phủ đã ban
hành “Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới”, Quyết định số 800-QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn
mới. Đây là chủ trương đúng đắn hợp lòng dân của Đảng và Nhà nước đã được
nhân dân đồng tình và hưởng ứng.
Trong 19 tiêu chí về xây dựng NTM của Bộ tiêu chí quốc gia, tiêu chí về
thực hiện quy hoạch và phát triển giao thông nông thôn được đặt lên hàng đầu
(Nguyễn Ngọc Đông, 2012). Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có
những sự quan tâm đặc biệt cho lĩnh vực giao thông nông thôn. Theo tính toán, của
Bộ Giao thông vận tải, hệ thống GTNT hiện nay phục vụ cho hơn 75% dân số trong
cả nước. Nguồn vốn phát triển GTNT không ngừng gia tăng. Về cơ bản, việc đầu tư
phát triển GTNT đã góp phần thực hiện Chiến lược tăng trưởng toàn diện và xóa đói
giảm nghèo và cung cấp hạ tầng cho người nghèo. Việc giảm tỷ lệ đói nghèo của
nước ta từ 14,2% (năm 2010) xuống còn 11,76% (năm 2011) và 9,6% (năm 2012),
ước thực hiện năm 2013 là 7,6 – 7,8%. Tuy nhiên, hệ thống các công trình giao

thông không tập trung mà phân bố rải rác theo tuyến khắp các bản làng và thôn
xóm, nên đòi hỏi phải có qui hoạch tổng thể dài hạn, có kế hoạch để triển khai việc
thực hiện xây dựng hệ thống đường GTNT hợp lý, phù hợp với thực tiễn phát triển
kinh tế, xã hội đáp ứng nhu cầu trong ngắn hạn và dài hạn, phù hợp với quy hoạch
phát triển kinh tế của Quốc gia cũng như của từng địa phương. Việc đầu tư xây
dựng các công trình đường GTNT, đặc biệt sau quá trình đầu tư là quá trình khai
thác sử dụng, nhu cầu cải tạo và bảo trì hệ thống đường GTNT đòi hỏi phải huy

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 1


động nguồn lực rất lớn mới có thể đáp ứng được, bởi vậy việc quản lý hệ thống
đường GTNT là hết sức cần thiết.
Trên thực tế, trong thời gian qua cho thấy quản lý hệ thống đường GTNT của
nước ta tồn tại nhiều hạn chế như: Cơ cấu tổ chức quản lý hệ thống đường GTNT
còn chồng chéo; việc quản lý hệ thống GTNT hiện nay chưa có một mô hình quản
lý thống nhất nên ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước, quy hoạch và đầu tư
xây dựng, phát triển GTNT; thiếu hệ thống số liệu; thiếu quan tâm và bố trí kinh phí
quản lý, bảo trì; thiếu cán bộ chuyên môn quản lý hệ thống đường huyện trở xuống.
Dưới tác động của nền kinh tế thị trường cùng với tốc độ đô thị hoá ngày
càng gia tăng, huyện Hiệp Hòa nói riêng và tỉnh Bắc Giang nói chung đang có
những bước chuyển mình phù hợp hơn về cơ cấu kinh tế. Để làm được điều đó thì
việc phát triển mạng lưới đường GTNT cho huyện Hiệp Hòa trở nên cần thiết hơn
bao giờ hết nhằm đáp ứng một cách tốt nhất những nhu cầu của địa phương cũng
như của xã hội.
Trong những năm qua, các cấp, ban ngành cùng với toàn thể cán bộ, đảng
viên và quần chúng nhân dân trong huyện Hiệp Hòa đã tích cực triển khai và thực
hiện phát triển đường GTNT; chủ động thực hiện các biện pháp quản lý hệ thống

đường GTNT. Tính đến nay, tổng số chiều dài đường giao thông nông thôn gồm
đường huyện quản lý, đường liên xã, đường trục xã, đường liên thôn, đường thôn,
xóm, đường nội đồng là khoảng 1889,68 km: đã cứng hóa được khoảng 829,53 km
(đạt trung bình 43,90%), có khoảng 400km đường được cứng hóa trước năm 2005
(đến nay phần lớn mặt đường cứng hóa đã xuống cấp); còn lại khoảng 1060,15 km
mặt đường là cấp phối - đất (chiếm 56,1 %) (UBND huyện Hiệp Hòa, 2015).
Tuy nhiên, việc quản lý hệ thống GTNT trên địa bàn huyện còn nhiều hạn
chế. Chất lượng thi công một số tuyến đường chưa đảm bảo về chất lượng và mỹ
quan như: độ bằng phẳng, khe co giãn chưa đứng quy cách, mặt đường bị rỗ, nền
đường còn yếu, chưa hoàn thiện phần lề đường, một số tuyến chưa xây dựng đồng
bộ với hệ thống thoát nước. Công tác đăng ký tiếp nhận xi măng của các xã, huyện
chưa sát với tình hình thực tế, một số tuyến chưa có đủ mặt bằng đã đăng ký tiếp
nhận xi măng dẫn đến tồn kho lớn phải điều chuyển sang tuyến khác, mặt khác việc

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 2


quản lý xi măng của một số địa phương cũng chưa chặt chẽ. Dẫn đến kết quả xây
dựng đường GTNT chưa đồng đều, công tác quyết toán các tuyến đường và điều
chỉnh hồ sơ địa chính cho các hộ hiến đất làm đường còn chậm.
Do đó, huyện Hiệp Hòa rất cần có cơ chế quản lý hệ thống đường GTNT
thống nhất, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của địa phương, tạo điều kiện cho người
dân tích cực tham gia vào xây dựng bộ mặt nông thôn mới xứng đáng với sự phát
triển của tỉnh Bắc Giang. Tính đến nay, đã có rất nhiều công trình bàn về GTNT,
cũng như việc xây dựng đường GTNT; nhưng đối với Hiệp Hòa thì chưa có công
trình nghiên cứu nào đi vào nghiên cứu cụ thể việc quản lý hệ thống đường giao
thông nông thôn trên địa bàn huyện.
Xuất phát từ thực tiễn trên chúng tôi lựa chọn đề tài: “Quản lý hệ thống

đường giao thông nông thôn huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang” làm đề tài luận
văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý Kinh tế.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng hệ thống quản lý đường giao thông nông nông và đề
xuất một số giải pháp chủ yếu tăng cường quản lý hệ thống đường giao thông nông
thôn huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
(1) Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý hệ thống
đường giao thông nông thôn;
(2) Đánh giá thực trạng quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn trên
địa bàn huyện, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hệ thống đường giao
thông nông thôn của huyện Hiệp Hòa;
(3) Đề xuất một số giải pháp chủ yếu tăng cường quản lý hệ thống đường
giao thông nông thôn huyện Hiệp Hòa trong thời gian tới.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn, các nguyên tắc, nội
dung, phương thức quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn huyện Hiệp Hòa.
Đối tượng khảo sát: người dân, các cán bộ quản lý và các cán bộ lãnh đạo.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 3


1.4 Phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Phạm vi nội dung
Các hoạt động quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn
huyện Hiệp Hòa.
1.4.2 Phạm vi không gian

Đề tài được thực hiện trong phạm vi huyện Hiệp Hòa - tỉnh Bắc Giang. Tập
trung nghiên cứu tại 3 xã: Đông Lỗ, Hùng Sơn, Thường Thắng.
1.4.3 Phạm vi thời gian
Thời gian nghiên cứu đề tài: Thông tin thứ cấp thu thập qua 3 năm (từ năm
2012- 2014); thông tin sơ cấp được tiến hành điều tra khảo sát trong năm 2015.
Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 6/2014 – 10/2015.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 4


PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Một số vấn đề lý luận về quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn
2.1.1 Các khái niệm có liên quan
2.1.1.1 Khái niệm về hệ thống đường giao thông nông thôn
a. Đường giao thông nông thôn
Theo cuốn sổ tay bảo dưỡng đường giao thông nông thôn của Bộ Giao thông
vận tải (2011), Giao thông nông thôn là sự chuyển dịch người và hàng hóa trong
phạm vi huyện, xã, thôn xóm. Trong đó, hệ thống GTNT gồm kết cấu hạ tầng,
phương tiện vận tải và người tham gia giao thông.
Theo Thông tư 32/2014/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn
về quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn, Đường giao thông nông
thôn bao gồm đường trục xã, đường liên xã, đường trục thôn; đường trong ngõ xóm
và các điểm dân cư tương đương; đường trục chính nội đồng. Đường GTNT chủ yếu
là đường bộ, cầu cống, bến cảng phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn. Có thể nói
đường giao thông nói chung, đường giao thông nông thôn nói riêng là huyết mạch
sống còn của lưu thông hàng hoá (Bộ Giao thông vận tải, 2014).
Như vậy có thể hiểu, đường GTNT là đường thuộc khu vực nông thôn, được

định nghĩa là loại đường giá tương đối thấp, lưu lượng xe ít, các đường nhánh, các
đường phục vụ chủ yếu cho khu vực nông nghiệp nối với hệ thống đường chính, các
trung tâm phát triển chủ yếu hoặc các trung tâm hành chính và nối tới các làng mạc
các cụm dân cư dọc tuyến, các chợ, mạng lưới giao thông huyết mạch hoặc các
tuyến cấp cao hơn.
b. Phân loại đường giao thông nông thôn
Kết cấu hạ tầng GTNT bao gồm mạng lưới đường bộ nông thôn như đường
huyện, đường xã, đường thôn xóm, đường ra đồng ruộng, các công trình cầu cống,
bến phà trên hệ thống đường GTNT (Sổ tay bảo dưỡng đường giao thông nông thôn
của Bộ Giao thông vận tải, 2011).
Các tiêu chí GTNT được quy định theo Luật Giao thông đường bộ số

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 5


23/2008/QH12, Nghị định 11/2010/NĐ-CP, Nghị định số 100/2013/NĐ-CP và Thông
tư số 41/2013/TT-BNNPTNT hướng dẫn thực hiện tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
Theo Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ và Nghị
định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ
tầng giao thông đường bộ, mới chỉ phân cấp đến đường huyện và đường xã (từ
đường quốc lộ đến đường xã), còn mạng lưới đường thôn xóm và đường ra đồng
chưa được phân cấp.
- Theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008 (Quốc hội, 2008) có quy định rõ
tiêu chí xác định đường huyện và đường xã, cụ thể như sau:
+ Đường huyện: Là đường nối trung tâm hành chính của huyện với trung tâm
hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận; đường có
vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

+ Đường xã: Là đường nối trung tâm hành chính của xã với các thôn, làng,
ấp, bản và đơn vị tương đương hoặc đường nối với các xã lân cận; đường có vị trí
quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của xã.
- Theo Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí
quốc gia về nông thôn mới:
+ Đường trục xã: là đường nối trung tâm hành chính xã đến trung tâm các thôn;
+ Đường trục thôn: là đường nối trung tâm thôn đến các cụm dân cư trong thôn;
+ Đường ngõ, xóm: là đường nối giữa các hộ gia đình trong các cụm dân cư;
+ Đường trục chính nội đồng: là đường chính nối từ khu dân cư đến khu sản
xuất tập trung của thôn, xã.
c. Hệ thống đường giao thông nông thôn
Theo Quyết định 167 về quản lý mạng lưới đường giao thông nông thôn
được các cán bộ cấp huyện và xã quản lý, Hệ thống đường giao thông nông thôn là
một hệ thống các con đường bao quanh làng bản, thôn xóm. Nó bao gồm các tuyến
đường từ trung tâm xã, đến các trục đường quốc lộ, trung tâm hành chính huyện,
đường liên xã, liên thôn, đường làng ngõ xóm và đường chính ra đồng ruộng xây
dựng thành một hệ thống giao thông liên hoàn (DFID, SRNIP, 2003).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 6


Hệ thống này nhằm đảm bảo cho các phương tiện cơ giới loại trung, nhẹ và
xe thô sơ qua lại. Bao gồm hệ thống các tuyến đường nối liền từ trung tâm hành
chính huyện đến các trục đường quốc lộ, trung tâm xã; hệ thống đường xã, đường
thôn, đường làng ngõ xóm và đường trục chính ra đồng ruộng phục vụ sản xuất,
được nối tiếp thành một hệ thống giao thông liên hoàn có tính liên kết với nhau.
2.1.1.2 Khái niệm về quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn
a. Khái niệm quản lý
Frederick Winslow Taylor, người đầu tiên nghiên cứu quá trình lao động

trong từng bộ phận của nó, nêu ra hệ thống tổ chức lao động nhằm khai thác tối đa
thời gian lao động nhằm tăng năng suất lao động, đã phát biểu rằng : “Quản lý là
biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó hiểu được rằng họ đã
hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất” (Nguyễn Thị Doan, 1996).
Theo Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ (1987), Quản lý là một quá trình định
hướng, quá trình có mục tiêu, quản lý một hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu
nhất định. Những mục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người
quản lý mong muốn.
Quản lý còn được hiểu là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm
tra công việc của các thành viên thuộc một hệ thống đơn vị và việc sử dụng các hệ
thống nguồn lực phù hợp để đạt được mục đích đã định (Phan Văn Kha, 2006).
Trong từ điển Tiếng Việt lại định nghĩa “Quản lý là trông nom, xếp đặt công
việc trong cơ quan, xí nghiệp” (Viện Ngôn ngữ học, 2002).
Từ những quan niệm khác nhau về quản lý có thể hiểu, Quản lý là sự tác
động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách
thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả các tiềm năng, cơ hội của tổ chức để đạt được
mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường (tự nhiên, xã hội, kinh tế,
chính trị...). Chủ thể quản lý thực hiện những quá trình quản lý bao gồm lập kế
hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. Lập kế hoạch là quá trình thiết lập các mục
tiêu và những phương thức hành động thích hợp để đạt mục tiêu.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 7


b. Khái niệm quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn
Quản lý hệ thống đường GTNT là việc thực thi các chính sách do Hội đồng
nhân dân quyết định và phối hợp các hoạt động hàng ngày để đạt được mục đích và
mục tiêu của cơ quan hay tổ chức. Nâng cao điều kiện sống cho người dân nông

thôn thông qua cải tạo các đường giao thông nông thôn; tăng khả năng tiếp cận cho
các vùng nông thôn với các dịch vụ, thương mại; góp phần vào chương trình xoá
đói giảm nghèo của Chính phủ. Tăng cường năng lực quản lý của các cơ quan trung
ương và địa phương. Giảm tác động xấu do điều kiện hệ thống đường giao thông
nông thôn kém gây ra đối với sức khoẻ của dân cư nông thôn và giảm thiểu tình
trạng ô nhiễm môi trường nông thôn (dẫn theo Lê Thị Bích Lan, 2008).
Theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thì chủ thể và đối tượng quản lý
hệ thống đường GTNT là cơ quan quản lý nhà nước về GTNT ở các cấp (Quốc hội,
2008), cụ thể như sau:
+ Cấp trung ương: Bộ Giao thông vận tải quản lý về GTNT trên toàn quốc,
bao gồm quản lý chiến lược; ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật, các văn bản quy định
về bảo vệ kết cấu GTNT đường bộ...
+ Cấp tỉnh: UBND tỉnh, Sở Giao thông vận tải quản lý hệ thống GTNT trên
địa bàn tỉnh.
+ Cấp huyện: UBND huyện, Phòng Kinh tế hạ tầng huyện trực tiếp quản lý
hệ thống đường GTNT trên địa bàn huyện.
+ Cấp xã: UBND xã trực tiếp quản lý đường GTNT trên địa bàn xã, gồm
đường xã, đường thôn xóm và đường sản xuất.
Có thể nói, quản lý hệ thống đường GTNT là việc quản lý bộ phận chủ đạo
của kết cấu hạ tầng GTNT, làm giảm tác động xấu do điều kiện hệ thống đường giao
thông nông thôn yếu kém gây ra đối với sức khoẻ của dân cư nông thôn và giảm thiểu
tình trạng ô nhiễm môi trường; nhằm nâng cao điều kiện sống cho người dân nông
thôn, góp phần thúc đẩy phát triển Kinh tế - Văn hoá - Xã hội; tăng khả năng tiếp cận
cho các vùng nông thôn với các dịch vụ, thương mại; góp phần vào chương trình xoá
đói giảm nghèo của Chính phủ; đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp hoá đại hoá

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 8



nông nghiệp - nông thôn; tăng cường năng lực quản lý của các cơ quan trung ương và
địa phương trong quá trình thực hiện chiến lược phát triển giao thông nông thôn.
2.1.2 Vai trò của quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn
Theo phân cấp thông lệ quốc tế, thì mạng lưới giao thông nông thôn thuộc
loại 3. Chức năng của nó là gắn kết hệ thống giao thông nông thôn tại khu vực nông
thôn với mạng lưới thứ cấp (loại 2) và mạng lưới chính yếu (loại 1) thành hệ thống
giao thông liên hoàn phục vụ cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Trong
giao thông nông thôn thì đường bộ có vai trò chủ đạo, quan trọng nhất sau đó là
đường thủy nội địa. Đường thủy nội địa có vai trò hỗ trợ, liên kết, đặc biệt là ở hai
vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
Đường bộ nông thôn là đường từ cấp huyện trở xuống bao gồm đường
huyện, đường xã và đường thôn xóm. Song chỉ có hệ thống đường huyện và đường
xã là được phân cấp trong Nghị định 186/2004/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2004
của Chính phủ quy định về Quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
còn mạng lưới đường thôn xóm chưa được phân cấp (Chính phủ, 2004).
a. Vai trò của đường giao thông nông thôn đối với phát triển kinh tế
Giao thông nông thôn hoàn chỉnh tạo tiền đề cho quá trình phát triển kinh tế
và thực hiện nhiệm vụ xã hội. Nó đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất trong
phạm vi lưu thông, là khâu mở đầu và cũng là khâu kết thúc cho quá trình sản xuất.
Giao thông nông thôn như là một chiếc cầu nối chuyển nguyên vật liệu đến nơi sản
xuất và cũng là chiếc cầu nối để chuyển các sản phẩm đã sơ chế từ nơi sản xuất đến
nơi tiêu dùng. Nếu các con đường vận chuyển này tốt thì quá trình chu chuyển hàng
hoá diễn ra nhanh chóng khi đó thúc đẩy quá trình sản xuất từ đó thúc đẩy phát triển
kinh tế ngành, vùng.
Giao thông nông thôn hoàn chỉnh nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển
nông thôn và thúc đẩy CNH-HĐH ở nông thôn một cách nhanh chóng. Ở các vùng
nông thôn sản phẩm họ làm ra chủ yếu là các sản phẩm thô phục vụ cho ngành công
nghiệp chế biến như gỗ, hoa quả, ngũ cốc, tôm, cua, cá,... Một số mặt hàng cần tươi
sống khi đến nơi sản xuất và tiêu dùng. Nếu như hệ thống giao thông không tốt, nó sẽ

ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm như vậy sẽ kìm hãm quá trình sản xuất. Còn nếu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 9


hệ thống giao thông tốt nó sẽ thúc đẩy sự lưu chuyển này từ đó thúc đẩy sản xuất của
người dân và của nhà máy. Vì vậy mà đời sống của các vùng nông thôn được cải thiện.
b. Vai trò của đường giao thông nông thôn đối với phát triển xã hội
Đường giao thông nông thôn phát triển đảm bảo cho các hoạt động đi lại của
người dân vùng đó được thuận lợi hơn. Từ đó sẽ thúc đẩy việc giao lưu văn hóa giữa
các vùng, các khu vực, giữa thành phố với nông thôn, giữa đồng bằng với miền núi.
Giao thông nông thôn phát triển còn tạo công ăn việc làm cho người dân
nông thôn lúc nông nhàn. Vì các công trình giao thông này được xây dựng ngay tại
địa phương và phải cần đến một lượng lao động lớn. Do đó có thể huy động một số
lao động của địa phương, giải quyết thất nghiệp cho người dân.
Ngoài ra, giao thông nông thôn phát triển còn để phục vụ cho sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ tổ quốc trên bước đường hội nhập kinh tế trên thế giới và
trong khu vực.
2.1.3. Đặc điểm của quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn
Đặc điểm của quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn có phạm vi quản
lý rộng, bao gồm nhiều công tác quản lý khác nhau đòi hỏi phải phối hợp một cách
chặt chẽ giữa các cơ quan khác nhau trong cùng hệ thống quản lý nhà nước, nhằm
phát huy hiệu quả cao nhất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội cho đất nước nói
chung và cho khu vực nông thôn nói riêng, đảm bảo hài hòa lợi ích của cộng đồng.
Đặc điểm của quản lý hệ thống đường GTNT dựa trên những khung pháp lý
của nhà nước đã thiết lập, đó là cơ sở hoạt động.
Bộ máy quản lý có tính đa cấp và bị chi phối bởi quan hệ kinh tế đối ngoại,
bởi hệ thống giao thông nông thôn là một hệ thống cấu trúc phức tạp phân bố trên

toàn lãnh thổ, trong đó có những bộ phận có mức độ và phạm vi ảnh hưởng cao thấp
khác nhau tới sự phát triển kinh tế - xã hội của toàn bộ nông thôn, của vùng và của
làng, xã. Tuy vậy, các bộ phận này có mối liên hệ gắn kết với nhau trong quá trình
hoạt động, khai thác và sử dụng.
Cuối cùng, quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn mang tính đa mục
tiêu: Phúc lợi, an sinh xã hội, phát triển cơ sở hạ tầng, góp phần tăng trưởng kinh tế,
văn hoá, môi trường… và vì lợi ích của cộng đồng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 10


2.1.4 Nội dung nghiên cứu về quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn
2.1.4.1 Xác định quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn
Theo Quyết định số 4927/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải (2014),
Đường giao thông nông thôn bao gồm các tuyến nối tiếp từ hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ
đến tận các làng mạc, thôn xóm, ruộng đồng, trang trại, các cơ sở sản xuất, chăn
nuôi… phục vụ sản xuất Nông - Lâm - Ngư nghiệp và phát triển kinh tế - văn hóa xã hội của các địa phương.
Việc xác định quy mô kỹ thuật đường GTNT phải được xem xét và dựa trên
những yêu cầu cơ bản sau đây:
- Phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông trong khu vực và địa phương
được cấp thẩm quyền phê duyệt;
- Đáp ứng yêu cầu trước mắt và có xét tới định hướng phát triển bền vững,
lâu dài nhiều mặt về kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường của địa phương;
- Phải xét đến phương án phân kỳ đầu tư để khi nâng cấp cải tạo tận dụng
được tối đa các công trình cầu cống đã phân kỳ. Khi thực hiện phương án phân kỳ
phải xét đến việc dự trữ đất dùng cho công trình hoàn chỉnh sau này;
- Kết hợp chặt chẽ mạng lưới giao thông với quy hoạch tưới tiêu của thủy lợi,
hệ thống đường dây tải điện, thông tin hữu tuyến...

2.1.4.2 Quy hoạch hệ thống đường giao thông nông thôn
Việc đầu tư xây dựng các công trình giao thông nông thôn cần phải thực hiện
theo quy hoạch và kế hoạch.
Quy hoạch GTNT theo các yêu cầu cơ bản như sau:
- Đảm bảo định hướng cho việc quyết định đầu tư vào chương trình phát
triển kinh tế vùng nông thôn, thực hiện đầu tư bền vững, làm đâu được đó.
- Xác định phương hướng phát triển GTNT trong từng giai đoạn; cân đối
nguồn vốn đầu tư, bảo trì theo kế hoạch từng năm và dài hạn.
- Quy hoạch GTNT phải gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy
hoạch xây dựng nông thôn mới.
- Quy hoạch GTNT phải được quản lý chặt chẽ, đảm bảo hành lang đường
không bị lấn chiếm. Quy hoạch GTNT phải thường xuyên điều chỉnh, bổ sung cho

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 11


phù hợp với thực tiễn.
Dựa vào quy hoạch giao thông nông thôn lập kế hoạch đầu tư xây dựng và
bảo trì đường GTNT:
- Đối với cấp tỉnh: Sở KH-ĐT và Sở GTVT trên cơ sở quy hoạch và kế
hoạch của tỉnh hướng dẫn cấp huyện tổng hợp, đề xuất kế hoạch phát triển GTNT
và nhu cầu vốn hàng năm và 5 năm để trình UBND tỉnh phân bổ vốn hỗ trợ cho xây
dựng và bảo trì hệ thống đường GTNT của các huyện.
- Đối với cấp huyện: xác định kế hoạch xây dựng và bảo trì các tuyến đường
do huyện quản lý; kế hoạch hỗ trợ xây dựng và bảo trì các tuyến đườngxã. Kế hoạch
xây dựng và bảo trì hệ thống GTNT cấp huyện được thông qua UBND cấp huyện
và được sự chấp thuận của Chủ tịch UBND tỉnh.
- Đối với cấp xã: xác định kế hoạch xây dựng và bảo trì các tuyến đường xã,

đường thôn, xóm và đường trục chính nội đồng. Kế hoạch xây dựng và bảo trì hệ
thống GTNT được thông qua UBND cấp xã và được sự chấp thuận của Chủ tịch
UBND huyện.
2.1.4.3 Quản lý, khai thác và bảo trì đường giao thông nông thôn
Quản lý khai thác và bảo trì đường giao thông nông thôn là một công việc rất
quan trọng nhằm mục đích quản lý đường (hệ thống công trình đường) ở thời kỳ
khai thác (vận hành để đường đảm bảo hoạt động bình thường theo chức năng của
nó; bảo trì nhằm duy trì tiêu chuẩn kỹ thuật của đường đang khai thác). Đặc biệt,
nhu cầu vốn duy tu bảo dưỡng đường nông thôn cũng tăng lên. Tuy nhiên, công tác
này lại hoàn toàn chưa được quan tâm đúng mức. Hậu quả là nhiều tuyến đường, kể
cả những đoạn mới phục hồi đã bị hư hỏng và xuống cấp nhanh.
Quản lý, khai thác đường bộ giao thông nông thôn có nội dung rộng, bao
gồm nhiều công tác quản lý khác nhau như: (1) Quản lý quy hoạch giao thông nông
thôn; (2) Lưu trữ và quản lý khai thác hồ sơ hoàn công công trình đường bộ GTNT
sau khi xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo, sửa định kỳ, sửa chữa đột xuất; (3) Lập hồ
sơ quản lý công trình đường bộ giao thông nông thôn (bao gồm: các tài liệu trích từ
hồ sơ hoàn công, hồ sơ đền bù giải phóng mặt bằng, hồ sơ mốc lộ giới,...); (4) Tổ
chức thực hiện quản lý, bảo vệ công trình đường bộ GTNT…

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 12


Các nội dung này đòi hỏi phải phối hợp một cách chặt chẽ trong một hệ
thống, nhằm phát huy hiệu quả cao nhất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo
hài hòa lợi ích của cộng đồng. Hệ thống quản lý được quy định thống nhất từ Trung
ương đến địa phương đặc biệt cấp huyện và cấp xã là cấp trực tiếp quản lý và thực
hiện phát triển giao thông nông thôn.
Công tác quản lý khai thác, bảo trì đường giao thông nông thôn có tầm quan

trọng ngang hàng với công tác xây dựng, cải tạo nâng cấp, góp phần nâng cao hiệu
quả đầu tư.
Việc quản lý khai thác, phải được thực hiện ngay sau khi công trình hoàn
thành đưa vào sử dụng. Chi phí bảo trì sẽ tăng dần từ thấp đến cao theo tuổi thọ và
khối lượng khai thác của con đường.
Bảo dưỡng đường được phân ra nhiều loại theo khối lượng công việc, việc
xây dựng kế hoạch bảo dưỡng được thực hiện theo năm, được xác định từ số liệu
thống kê khối lượng bảo dưỡng (Bảo dưỡng đường huyện: nguồn vốn cho bảo
dưỡng đường huyện chủ yếu xác định từ nguồn ngân sách địa phương tỉnh và
huyện; Bảo dưỡng đường xã và đường thôn, xóm; Đường xã sử dụng ngân sách xã
hàng năm có hỗ trợ một phần từ tỉnh, huyện; đồng thời đường xã, đường thôn, xóm
được xác định nguồn chủ yếu từ việc huy động sự đóng góp từ người dân, vì thực tế
các tuyến đường này người dân nội bộ sử dụng là chủ yếu).
Thực tế hiện nay nước ta đang áp dụng cơ cấu quản lý theo mô hình sự
nghiệp, đây là mô hình quản lý tập trung theo kế hoạch, hoạt động theo hình thức
vốn sự nghiệp do Nhà nước quản lý.
Việc duy tu bảo dưỡng đường rất tốn kém tại vùng nông thôn và mọi nỗ lực
cần được bỏ ra nên tập trung vào một mạng lưới nòng cốt được lựa chọn một cách
cẩn thận, đồng thời dựa vào các nguồn lực địa phương càng nhiều càng tốt. Sự quản
lý gắn liền với những ai tham gia vào quá trình chọn lựa tuyến đường ngay từ ban
đầu, vì nếu họ không có tiếng nói thì sẽ không muốn đóng góp.
Việc duy tu bảo dưỡng là một yếu tố then chốt liên quan đến cả về mặt kỹ
thuật, tài chính và thể chế. Các vấn đề thường phát sinh vì quỹ cho việc duy tu bảo
dưỡng và trách nhiệm cho từng cấp chính quyền liên quan tới các việc cần làm được

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 13



×