Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG của LOÀI cây BẠCH đàn mô (EUCALYPTUS UROPHYLLA) TRỒNG THEO CHƯƠNG TRÌNH dự án INNOVGREEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (781.02 KB, 104 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ MINH ĐẠT

ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG CỦA LOÀI
CÂY BẠCH ĐÀN MÔ (EUCALYPTUS UROPHYLLA)
TRỒNG THEO CHƯƠNG TRÌNH DỰ ÁN
INNOVGREEN
TẠI HUYỆN TIÊN YÊN, TỈNH QUẢNG NINH


LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2014

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ MINH ĐẠT


ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG CỦA LOÀI CÂY
BẠCH ĐÀN MÔ (EUCALYPTUS UROPHYLLA) TRỒNG
THEO CHƯƠNG TRÌNH DỰ ÁN INNOVGREEN TẠI
HUYỆN TIÊN YÊN, TỈNH QUẢNG NINH

Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60 62 02 01



LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN THÁI

THÁI NGUYÊN - 2014


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học
của bản thân tôi, mọi số liệu cũng như nội dung báo cáo hoàn
toàn do tôi thực hiện và chưa từng công bố trên bất kỳ tài liệu
nào khoa học nào. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về bản
báo cáo Luận văn của mình!
Tôi xin cam đoan!
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2014
Tác giả

Lê Minh Đạt


ii

LỜI CẢM ƠN

Luận văn được hoàn thành tại Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên
theo
chương trình đào tạo Cao học chuyên ngành Lâm học, khoá 20 (2012

- 2014).
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn, tác giả đã
nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo, đồng
nghiệp, gia đình và bạn bè, các cơ quan đơn vị nơi tác giả thực hiện
nghiên cứu. Nhân dịp này, tác giả xin chân thành cảm ơn về sự giúp
đỡ to lớn và có hiệu quả trên.
Trước tiên, tác giả xin đặc biệt cảm ơn TS. Nguyễn Văn Thái người hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác
giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Tác giả xin tỏ lòng cám ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu nhà
trường, Phòng quản lý Đào tạo Sau Đại học Trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá
trình học tập cũng như hoàn thành bản luận văn thạc sĩ Lâm
nghiệp.
Xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của UBND huyện Tiên Yên, các
xã và một số hộ dân trên địa bàn nghiên cứu đã tạo điều kiện giúp
đỡ tác giả trong việc thu thập số liệu ngoại nghiệp để thực hiện
luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2014
Tác giả


ii
Lê Minh Đạt


8

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
.......................................................................................................
1
1. Đặt vấn đề
.................................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu
.................................................................................. 2
3. Mục tiêu nghiên cứu
................................................................................... 2
4. Ý nghĩa đề tài
............................................................................................. 2
Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
.................................................. 4
1.1. Khái quát về đối tượng nghiên cứu
.......................................................... 4
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
.................................................................. 6
1.2.1. Những nghiên cứu trên thế giới
............................................................ 6
1.2.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam
........................................................... 13
1.3. Tổng quan khu vực nghiên
cứu.............................................................. 24
1.3.1. Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu


9
........................................ 24
1.3.2. Điều kiện dân sinh - kinh tế
................................................................ 25

1.3.3. Tình hình sản xuất nông- lâm
nghiệp.................................................. 25
1.3.4. Nhận xét
chung................................................................................... 26
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................
27
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên
cứu.......................................................... 27
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
.......................................................... 27
2.3 Nội dung nghiên cứu
.............................................................................. 27
2.4. Phương pháp nghiên cứu
....................................................................... 28
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu, xử lý và tính toán
................................ 28
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH ......................... 36
3.1 Kết quả nghiên cứu một số quy luật kết cấu lâm phần
............................ 36
3.1.1. Kết quả nghiên cứu quy luật phân bố số cây theo đường kính
(N/D) ....... 36
3.1.2. Kết quả nghiên cứu tương quan Hvn và
D1.3......................................... 39


10
3.1.3. Kết quả nghiên cứu tương quan Dt và
D1.3 .......................................... 41
3.2. Đặc điểm sinh trưởng và tăng trưởng của rừng trồng Bạch đàn
tại

huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng
Ninh................................................................ 42


11

3.3. Một số mối quan hệ giữa các chỉ tiêu sản lượng rừng với các
nhân
tố điều tra
..................................................................................................... 44
3.3.1. Kết quả khảo sát mối quan hệ giữa các chỉ tiêu sản lượng và
các nhân
tố điều tra
......................................................................................................
44
3.3.2. Kết quả chọn lọc, kiểm tra thích ứng các phương trình biểu
diễn
mối quan hệ giữa các chỉ tiêu sản lượng với các nhân tố điều tra cơ
bản ...... 46
3.4. Đề xuất những ứng dụng trong công tác điều tra rừng trồng
Bạch đàn
cho địa phương
............................................................................................. 47
3.4.1. Quy luật cấu trúc đường kính lâm phần
.............................................. 47
3.4.2. Quy luật tương quan giữa chiều cao với đường kính thân
cây............. 48
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................
51
1. Kết luận chung

......................................................................................... 51
2. Những tồn tại và kiến nghị


12
....................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................
53


13

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

D1.3
: Đường kính cây ở độ cao cách mặt đất 1.3m
Dg
: Đường kính bình quân quân phương
Dg0
: Đường kính bình quân tầng trội
Dt
: Đường kính trung bình tán
N
: Mật độ của lâm phần
dM
: Đường kính cây lớn nhất
dm
: Đường kính cây nhỏ nhất
di
: Đường kính trung bình cỡ kính i

G
: Tổng tiết diệt ngang
H
: Chiều cao bình quân
lâm phần h0
: Chiều cao bình quân
tầng trội Hg
: Chiều cao bình quân
lâm phần Hvn
: Chiều cao vút ngọn
M
: Trữ lượng lâm phần
n
: Tỷ lệ phần trăm số cây tỉa thửa

n
: Tỉ lệ phần trăm cây
chặt M
: Trữ lượng lâm phần
OTC
: Ô tiêu chuẩn
Rd
: Đường kính cây lớn nhất rd
: Đường kính cây nhỏ nhất St
:
Đường kính tán
Si
: Chỉ số cấp đất thông qua chỉ tiêu chiều cao
tầng ưu thế
Yi

: Phần trăm số cây tỉa thưa theo cỡ kính i
t
: Tuổi
%KH
: Tỷ lệ phần trăm theo kế hoạch
%CK
: Tỷ lệ phần trăm cùng kỳ
Vcây
: Tính thể tích cây tiêu chuẩn


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Bảng liệt số phân bố N/D
............................................................. 36
Bảng 3.2. Bảng tổng hợp các phương trình tương quan Hvn và D1.3
.............. 39
Bảng 3.3. Bảng tổng hợp các phương trình tương quan Dt và D1.3
............... 41
Bảng 3.4. Kết quả tính toán các chỉ tiêu cơ bản của lâm phần bạch
đàn ....... 43
Bảng 3.5. Kết quả lập phương trình tương quan giữa nhân tố điều
tra .......... 45
Bảng 3.6. Kết quả kiểm tra sự tồn tại của các phương trình sản
lượng
trong tổng thể ............................................................................. 45
Bảng 3.7. Kết quả chọn phương trình xây dựng mô hình sản lượng
............. 46
Bảng 3.8. Kết quả tính toán các chỉ tiêu điều tra cơ bản
............................... 46

Bảng 3.9. Kết quả kiểm tra tính thích ứng của các mô hình sản
lượng.......... 47


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1. Một số biểu đồ nắn phân bố N/D rừng trồng Bạch đàn tại
Tiên
Yên, Quảng Ninh ........................................................................................
38
Hình 3.2. Biểu đồ thăm dò mối tương quan giữa chiều cao và đường
kính ......... 40
Hình 3.3. Biểu đồ thăm dò mối tương quan giữa đường kính tán và
D1.3................... 42


1
6

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Đồ gỗ xuất khẩu là mặt hàng mang lại giá trị kinh tế cao cho
nền kinh tế trong những năm gần đây với tốc độ tăng trưởng
nhanh. Năm 1996 kim ngạch xuất khẩu gỗ chỉ đạt 61 triệu USD
đến năm 2008 đã đạt 2,8 tỉ USD, tăng
459% (TTXVN, 05/05/2010. Ngành chế biến gỗ xuất nhập khẩu
xứng đáng trở thành một trong năm ngành hàng xuất nhập khẩu

hàng đầu và mũi nhọn của Việt Nam. Đồ gỗ Việt Nam đã vươn lên
đứng hàng thứ 2 trong khối ASEAN và có mặt hơn 120 nước trong
thị trường thế giới. Tuy nhiên bên cạnh sự phát triển thì ngành
chế biến gỗ cũng đang phải đối mặt với những khó khăn thách
thức. Một trong những khó khăn đó là về nguyên liệu, thiếu gỗ
nguyên liệu trong nước, phải nhập khẩu và phụ thuộc vào sự bất ổn
thị trường gỗ nguyên liệu trên thế giới.
Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020
đã đề
ra mục tiêu xuất khẩu sản phẩm gỗ đến năm 2010 phải đạt 5,56 tỷ
USD và đạt
7 tỷ USD vào năm 2020. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm
của kinh ngạch xuất khẩu gỗ vào khoảng trên 30%/năm. Con số
này cho thấy nhu cầu nguồn nguyên liệu đầu vào cho các doanh
nghiệp xuất khẩu sẽ tăng mạnh từ nay đến năm 2020. Với tốc độ
phát triển kinh tế như hiện nay, nhu cầu gỗ cho xây dựng và các
nhu cầu khác trên thị trường nội địa cũng được dự báo sẽ liên tục
tăng. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng gỗ ngày càng tăng của xã hội và
hướng công nghiệp chế biến gỗ đến sự phát triển bền vững thì
trồng rừng thâm canh là biện pháp được các cơ quan quản lý nhà
nước và doanh nghiệp đặt ra từ nhiều năm qua. Trong hơn 1 thập
kỷ qua việc trồng rừng kinh tế đã được chú trọng. Những loài cây
trồng rừng kinh tế chủ yếu đó là những loài cây nhập nội bởi cho
năng suất cao như Keo, Bạch đàn,…
Đối với cây Bạch đàn mô được trồng phổ biến nhất, gồm các


1
7
loài Bạch đàn mô đang được phát triển

rộng rãi bởi tính ưu việt
của nó. Bạch đàn mô


đang được nhân giống theo phương pháp vô tính. Các nhà khoa học
Việt Nam đã nhân được nhiều dòng khác nhau bao gồm giống quốc
gia và giống tiến bộ kỹ thuật. Tuy nhiên việc đưa dòng nào vào
sản xuất cần được khảo nghiệm trên từng địa phương hoặc các
điều kiện lập địa khác nhau.
Trong những năm gần đây diện tích trồng rừng Bạch đàn ở
Tiên Yên, Quảng Ninh ngày càng được mở rộng nhằm cung cấp
nguyên liệu cho các Nhà máy bột giấy, Công ty chế biến gỗ. Tuy
nhiên việc đánh giá khả năng sinh trưởng làm cơ sở khoa học cho
việc xác định biện pháp kỹ thuật tác động cũng như dự báo sản
lượng của rừng là cần thiết.
Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành đề tài: “Điều tra
đánh giá sinh trưởng của loài cây Bạch đàn mô (Eucalyptus
urophylla) trồng theo chương trình dự án INNOVGREEN tại huyện
Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh”. Để làm cơ sở lựa chọn giống cho việc
trồng rừng nguyên liệu trong những năm tới.
2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá được sinh trưởng của cây Bạch đàn mô trồng theo
chương
trình INNOV GREEN tại Tiên Yên, Quảng
Ninh.
- Làm cơ sở đề xuất được một số biện pháp kỹ thuật cũng như dự
báo
sản lượng rừng, phục vụ công tác trồng rừng
nguyên liệu.
3. Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá được tình hình sinh trưởng của rừng Bạch đàn theo
tuổi tại
Tiên Yên, Quảng Ninh.
- Tìm hiểu được một số biện pháp kỹ thuật canh tác của dự án


ảnh hưởng đến sinh trưởng và tăng trưởng của rừng.
- Đề xuất một số giải pháp áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả trồng
rừng
thâm canh hiện nay.
4. Ý nghĩa đề tài
4.1. Ý nghĩa học tập và nghiên
cứu
- Việc nghiên cứu đề tài là phương pháp tốt để hệ thống và củng
cố lại
kiến thức đã được học.


- Giúp học viên bước đầu làm, hiểu biết thêm về các kiến
thức điều tra ngoài thực tế, nâng cao kiến thức cả về lý thuyết và
thực hành. Từ đó nâng cao chất lượng học tập làm tiền đề cho mỗi
học viên khi ra trường có kiến thức vững vàng áp dụng vào công tác
chỉ đạo sản xuất sau khi tốt nghiệp ra trường.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn sản xuất
- Kết quả nghiên cứu làm cơ sở để đề xuất những giải pháp kỹ
thuật tối ưu nhằm nâng cao năng suất của rừng trồng Bạch đàn
tại Tiên Yên nói riêng và Quảng Ninh nói chung.


Chương 1


TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1. Khái quát về đối tượng nghiên cứu
Tên khoa học: Eucalyptus sp
Bộ: Sim - Myrtales Họ: Sim - Myrtaceae
Tên khác: Khuynh diệp
- Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học loài Bạch đàn: Cây Bạch
đàn (Eucalyptus camaldulensis Dehn.) là cây gỗ to, vỏ mềm,
bần bong thành mảng để lộ vỏ thân màu sáng, cành non có 4
cạnh, lá non mọc đối, không cuống, phiến lá hình trứng, màu lục
như phủ sáp. Lá già mọc so le phiến lá hình liềm hẹp và dài hơn lá
non. Phiến lá có túi tiết tinh dầu. Hoa mọc ở nách lá. Quả hình chén
Dược liệu: Lá hình mũi dáo hay hình lưỡi liềm, cuống ngắn và
hơi vặn, phiến lá dài và hẹp (ở loài E.exserta) giòn và rộng hơn (ở
loài E.camaldulensis), rộng 1 - 5 cm, dài 8 - 18 cm. Hai mặt lá đều
có màu xanh ve ít vàng nhạt, lác đác có nhiều chấm nhỏ màu
vàng. Khi soi lá trước ánh sáng thấy rất nhiều túi tiết tinh dầu nhỏ
li ti. Gân cấp hai tỏa ra từ gân giữa, gặp nhau ở mép lá. Khi vò lá có
mùi thơm mạnh đặc biệt, mùi dịu hơn ở loài E. camaldulensis. Vị
thơm nóng, hơi đắng chát, sau có cảm giác mát và dễ chịu.
- Nguồn gốc, phân bố: Cây bạch đàn không phải là loại cây
mọc tự nhiên trong các lâm phận Việt Nam. Loài này xuất xứ từ
nước Úc được dẫn giống bằng hạt đem về trồng ở đất nước ta
vào khoảng thập niên 1950 và cho thấy một số loài rất thích
hợp với thổ nghi và khí hậu của Việt Nam, nhất là có thể trồng
tập trung thành rừng thuần hay trồng phân tán trong đất thổ cư
của nhân dân từ vùng đồng bằng cho đến các vùng bình nguyên
và cao nguyên.
Tiền khởi ở Miền Nam, cây Bạch đàn mới du nhập được gọi là

cây


Khuynh điệp vì có lá cong cong hình lưỡi liềm. Sau đó ngành lâm
nghiệp chế


độ cũ đặt tên là cây Bạc hà vì lá có mùi dầu Bạc hà, nhưng xin đừng
nhầm lẫn
với cây rau Bạc hà (Mentha) cùng họ với cây rau Húng.
Sau ngày 30-4-1975, cây Khuynh diệp hay còn gọi là cây Bạc
hà được Bộ lâm nghiệp đặt tên là cây Bạch đàn, có tên khoa học
là Eucalyptus spp. Thuộc họ thực vật Sim (Myrtaceae). Không phải
chỉ có một cây Bạch đàn mà tại tại nước Úc nơi xuất xứ, chi
eucalyptus (tức chi Bạch đàn) có ít nhất hơn 70 loài (species) mọc
từ các vùng đồng bằng có độ cao ngang mực nước biển cho đến các
vùng bình nguyên cao nguyên, từ các thung lũng đến đèo núi cao.
Ở Việt nam chỉ du nhập khoảng 10 loại bạch đàn như:
+ Bạch đàn đỏ: Eucalyptus camaldulensis thích hợp vùng đồng
bằng.
+ Bạch đàn trắng: E.alba, thích hợp vùng gần biển.
+ Bạch đàn lá nhỏ: E.tereticornis, thích hợp vùng đồi thừa thiên huế.
+ Bạch đàn liễu: E.exserta, thích hợp vùng cao miền Bắc Việt Nam.
+ Bạch đàn chanh: E.citriodora, thích hợp vùng thấp, lá có chứa tinh
dầu
mùi sả.
+ Bạch đàn lá bầu: E.globules, thích hợp vùng cao nguyên.
+ Bạch đàn to: E.grandis, thích hợp vùng đất phù sa.
+ Bạch đàn ướt: E.saligna, thích hợp vùng cao nguyên Ðà Lạt.
+ Bạch đàn Mai đen: E. Maidenii, thích hợp vùng cao như lâm đồng.

+ Giá trị trong lĩnh vực Y học: Lá: Có thể dùng lá bạch đàn


trắng hoặc bạch đàn liễu để thay thế lá bạch đàn xanh (E.globulus)
là loại đã được sử dụng rất lâu đời ở các nước châu Âu. Dạng dùng:
Thuốc hãm, thuốc xông, hoặc pha chế thành các dạng bào chế
như xiro cồn lá bạch đàn, dùng để chữa ho, sát khuẩn đường hô
hấp, chữa các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, ho, hen,...
Tinh dầu được sử dụng như tinh dầu tràm. Tuy nhiên, đến nay
Bạch đàn ở Việt Nam chưa được khai thác ở qui mô công nghiệp
như tràm. Còn ở phạm vi nghiên cứu thăm dò và đề xuất.


Tinh dầu bạch đàn chanh được Khoa tai - mũi - họng - bệnh
viên Bạch Mai sử dụng nhiều trong những năm kháng chiến chống
Mỹ để chữa ho, viêm họng, sát khuẩn đường hô hấp.
Tinh dầu còn được dùng trong kỹ nghệ hương liệu để sản xuất
nước hoa và các loại chất thơm khác có mùi thơm tự nhiên của hoa,
có thể thay thế tinh dầu sả Java (Cymbopogon winterianus).
+ Trong xây dựng: làm cây chống hầm lò.
+ Trong ngành công nghiệp nội thất: làm gỗ ván dăm, đồ gia dụng.
+ Ngành công nghiệp giấy: làm nguyên liệu giấy cao cấp.
Là loại cây đem lại hiệu quả, giá trị kinh tế cao khi đầu tư trồng
rừng.
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Những nghiên cứu trên thế
giới
Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, bước sang thế kỷ
XIX ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật của các ngành hóa
phân tích, hóa thực vật các nhà khoa học đã vận dụng nguyên lý

tuần hoàn vật chất trong chu trình tuần hoàn vật chất của tự
nhiên để áp dụng nghiên cứu sinh khối rừng và bước đầu đã thu
được những thành tựu đáng kể. Riley (1944) [18], Steemann
(1954) [19], Fleming (1957) [16] đã tổng kết quá trình nghiên
cứu và phát triển sinh khối rừng trong các công trình nghiên
cứu của mình. Đến năm
1964, Lieth đã thể hiện năng suất trên toàn thế giới bằng bản đồ
năng suất, đồng thời với sự ra đời của chương trình sinh học quốc
tế “International Biology Program” (1964) và chương trình con
người và sinh quyển “Man and Biosphere” (1971) đã tác động mạnh
mẽ tới việc nghiên cứu sinh khối. Những nghiên cứu trong giai đoạn
này tập trung vào các đối tượng đồng cỏ, savan, rừng rụng lá, rừng
mưa thường xanh.
Mô hình sinh trưởng từ những biểu đồ đơn giản nhất cho
đến những phần mềm máy tính phức tạp đã và đang là những công


×