Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

BT nhóm thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.35 KB, 14 trang )

A. TÌNH HUỐNG
Tuấn, Thắng, Minh, Đạt là những người không thuộc đối tượng bị cấm thành
lập doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành. Họ rủ nhau thành lập CTTNHH Sao
Sáng chuyên sản xuất, mua bán vật liệu xây dựng. Các sáng lập viên dự định góp
vốn như sau:
- Tuấn góp số tiền cho công ty thuê nhà tại phố Hàng Bài (Hà Nội) làm trụ sở
giao dịch trong 06 năm
- Thắng góp một số máy móc, thiết bị dùng cho hoạt động kinh doanh của
công ty
- Minh góp bằng đô la Mỹ tương đương 700 triệu VND
- Đạt góp 200 triệu đồng bằng tiền mặt.
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các thành viên tiến
hành góp vốn vào công ty theo quy định của pháp luật. Để định giá tài sản góp vốn
của Tuấn và Thắng, 4 thành viên đã lập hội đồng định giá và nhất trí:
- Định giá số tiền thuê nhà tại phố Hàng Bài (Hà Nội) của Tuấn để công ty sử
dụng trong vòng 06 năm là 3 tỷ đồng (giá thuê nhà là 500 triệu đồng/năm)
- Định giá tài sản góp vốn của Thắng là 800 triệu đồng, trong khi giá thị
trường của những tài sản này chỉ khoảng 400 triệu đồng. Thắng đã làm thủ tục
chuyển quyền sở hữu sang cho công ty.
- Minh cam kết góp bằng đô la Mỹ tương đương 700 triệu VND, nhưng trên
thực tế mới góp được 500 triệu đồng; số vốn còn lại (tương đương 200 triệu đồng)
các thành viên nhất trí để Minh góp trong vòng 1 năm kể từ ngày công ty được cấp
giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Yêu cầu: Căn cứ vào pháp luật hiện hành, hãy cho biết:
a. Các thành viên của công ty góp vốn bằng những loại tài sản như trên có
hợp pháp không? Tại sao?


b. Trách nhiệm của các thành viên về việc định giá không chính xác giá trị
tài sản góp vốn của Thắng? Phần chênh lệch giữa giá trị tài sản góp vốn của Thắng
đã được định giá và giá thị trường được xử lý như thế nào?


c. Việc các thành viên công ty đồng ý cho Minh góp số vốn còn lại (200 triệu
đồng) có hợp pháp không? Nếu Minh không góp đủ số vốn này theo đúng thời hạn
đã cam kết thì xử lý như thế nào?
d. Xác định vốn điều lệ của CTTNHH Sao Sáng và tỷ lệ phần vốn góp của
các thành viên.1

1Bộ bài tập Luật thương mại của Bộ môn Luật thương mại - ĐH Luật Hà Nội”


B. NỘI DUNG
Câu 1 : Các thành viên của công ty góp vốn bằng những loại tài
sản như trên có hợp pháp không? Tại sao?2
Các thành viên của công ty góp vốn bằng những loại tài sản như
trong tình huống là hợp pháp, bởi :
Điều 35 Luật doanh nghiệp quy định như sau:
“Điều 35. Tài sản góp vốn
1. Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá
trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các
tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
2. Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền
liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây
trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí
tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có
quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn”.
Theo đề bài ta có thể thấy các loại tài sản mà Tuấn, Thắng, Minh, Đạt góp
vào thành lập công ty là những loại tài sản khác nhau:
- Tuấn góp số tiền cho công ty thuê nhà tại phố Hàng Bài (Hà Nội) làm trụ sở
giao dịch trong 06 năm
- Thắng góp một số máy móc, thiết bị dùng cho hoạt động kinh doanh của
công ty

- Minh góp bằng đô la Mỹ tương đương 700 triệu VND
- Đạt góp 200 triệu đồng bằng tiền mặt.

2Bộ bài tập Luật thương mại của Bộ môn Luật thương mại - ĐH Luật Hà Nội”


Căn cứ theo các quy định về tài sản vốn góp mà các thành viên được góp khi
thành lập công ty, thì các tài sản mà các thành viên Tuấn, Thắng, Minh, Đạt là hoàn
toàn hợp pháp.

Về định giá tài sản góp vốn:
Điều 37. Định giá tài sản góp vốn
“1. Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng
phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá chuyên
nghiệp định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.
2. Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông
sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí hoặc do một tổ chức thẩm định giá
chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá
thì giá trị tài sản góp vốn phải được đa số các thành viên, cổ đông sáng lập chấp
thuận.
Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời
điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số
chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời
điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý
định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.
3. Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do chủ sở hữu, Hội đồng thành viên
đối vớicông ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, Hội đồng quản trị đối với
công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức thẩm
định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp
định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và doanh nghiệp chấp

thuận.
Trường hợp nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm
góp vốn thì người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên đối với


công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, thành viên Hội đồng quản trị
đối với công ty cổ phần cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị
được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá;
đồng thời, liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản
góp vốn cao hơn giá trị thực tế”.
Như vậy: Từ quy định tại Điều 37, riêng với những trường hợp của ông Tuấn và
ông Thắng cần phải được định giá rõ ràng, việc định giá cao hơn so với giá thực tế
tại thời điểm góp vốn, các thành viên phải liên đới chịu trách nhiệm đối với khoản
nợ và nghĩa vụ tài sản khác
Kết luận: Việc các thành viên của công ty góp vốn bằng tài sản ở trên hoàn toàn
hợp pháp.Bên cạnh đó những trường hợp góp vốn bằng tài sản không phải là tiền
mặt cần được định giá tài sản rõ ràng, việc định giá theo quy định tại Điều 37 Luật
doanh nghiệp 2014. Sau khi định giá các thành viên chịu trách nhiệm đối với các
khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty.

Câu 2: Trách nhiệm của các thành viên về việc định giá không
chính xác giá trị tài sản góp vốn của Thắng?Phần chênh lệch giữa
giá trị tài sản góp vốn của Thắng đã được định giá và giá thị trường
được xử lý như thế nào?3
Trách nhiệm về việc định giá không chính xác thuộc về cả 4 thành viên và
phần chênh lệch giữa giá trị tài sản góp vốn của Thắng đã được định giá và giá thị
trường ( khoảng 400 triệu) được cả 4 thành viên liên đới chịu trách nhiệm. Vì
những lí do sau:
Khoản 1 điều 37 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định:
“Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng

phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá chuyên
3Bộ bài tập Luật thương mại của Bộ môn Luật thương mại - ĐH Luật Hà Nội”


nghiệp định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.”Như vậy, nhà làm luật quy
định tài sản góp vốn phải được thể hiện bằng Đồng Việt Nam trên cơ sở định giá tài
sản. Tuy nhiên, trong thực tế, việc định giá tài sản mang tính tương đối và dễ có sự
chênh lệch với giá thực tế trên thị trường tại thời điểm góp vốn. Tình huống đề bài
cho là một ví dụ điển hình, trong đó, Thắng dự định góp một số máy móc, thiết bị
dùng cho hoạt động kinh doanh của công ty. Theo quy định, số tài sản đó cần được
thể hiện bằng Đồng Việt Nam. Tuy nhiên, 4 thành viên thành lập hội đồng định giá
nhất trí “Định giá tài sản góp vốn của Thắng là 800 triệu đồng, trong khi giá thị
trường của những tài sản này chỉ khoảng 400 triệu đồng. Thắng đã làm thủ tục
chuyển quyền sở hữu sang cho công ty.”. Trách nhiệm về việc định giá không chính
xác và phần chênh lệch giữa giá trị tài sản góp vốn của Thắng đã được định giá và
giá thị trường ( khoảng 400 triệu) được xử lý như sau:
Thứ nhất, cần xác định rằng số máy móc, thiết bị Thắng dung để góp vốn
vào công ty là tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp.
Thứ hai, Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định rõ: “Tài sản góp vốn
khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá
theo nguyên tắc nhất trí hoặc do một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định
giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản
góp vốn phải được đa số các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.
Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại
thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm
bằngsố chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn
tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại
do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.”
Trong tình huống đã nêu, 4 thành viên lập hội đồng định giá và nhất trí giá trị
tài sản góp vốn của Thắng. Tuy nhiên, giá trị tài sản được định giá cao hơn khoảng

400 triệu so với giá thị trường tại thời điểm góp vốn. Do 4 thành viên đồng thời là


thành viên hội đồng định giá mặt khác theo khoản 2 điều 37 Luật Doanh nghiệp
2014, các thành viên đồng thời liên đới gópthêm bằngsố chênh lệch giữa giá trị
được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá.
Như vậy, các thành viên (gồm Tuấn, Thắng, Minh, Đạt) cùng liên đới góp thêm
bằng số chênh lệch là 400 triệu đồng.
Thực tế, trách nhiệm liên đới trong trường hợp này là một sự thỏa thuận giữa
4 thành viên. Theo đó, 4 thành viên thỏa thuận để góp đủ số vốn còn thiếu là 400
triệu đồng. Trong trường hợp thành viên đứng ra góp số tiền 400 triệu đồng thay
cho Thắng thì đồng thời phát sinh nghĩa vụ hoàn trả giữa Thắng với thành viên đó.
Mặt khác, theo Điểm a Khoản 3 và Điểm c Khoản 4, Điều Điều 23 của Nghị định
số 155/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh
vực kế hoạch đầu tư:
“Điều 23.Vi phạm các quy định về thành lập doanh nghiệp
3. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi
sau:
a) Cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị thực tế;.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:;
c) Buộc định giá lại tài sản góp vốn đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a
Khoản 3 Điều này;”
Do đó, nếu hành vi định giá chênh lệch tài sản góp vốn của 4 thành viên là
cố ý thì cả 4 thành viên khi có sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền thì
4 thành viên sẽ cùng liên đới chịu trách nhiệm xử phạt hành chính từ 25.000.000đ
đến 30.000.000đ và thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc định giá lại tài
sản góp vốn theo quy định của pháp luật như đã nêu.Việc làm này sẽ ngăn chặn và
hạn chế việc các doanh nghiệp có sự chênh lệch giữa số vốn đăng kí và số vốn thực
có.

Kết luận:Trách nhiệm về việc định giá không chính xác thuộc về cả 4 thành
viên và phần chênh lệch giữa giá trị tài sản góp vốn của Thắng đã được định giá


và giá thị trường ( khoảng 400 triệu) được cả 4 thành viên liên đới chịu trách
nhiệm theo quy định của pháp luật

Câu 3: Việc các thành viên công ty đồng ý cho Minh góp số vốn
còn lại (200 triệu đồng) có hợp pháp không? Nếu Minh không góp
đủ số vốn này theo đúng thời hạn đã cam kết thì xử lý như thế nào?4
Việc các thành viên công ty đồng ý cho Minh góp số vốn còn lại (200 triệu
đồng) trong vòng 1 năm là không hợp pháp.
Minh sẽ phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết là
700 triệu VNĐ đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian
trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên.
Căn cứ vào khoản 2 và khoản 4 Điều 48 Luật Doanh nghiệp năm 2014:
“2. Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản
như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ
ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thành viên công ty chỉ
được góp vốn phần vốn góp cho công ty bằng tài sản khác với loại tài sản đã cam
kết nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại.Trong thời hạn này, thành
viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết
góp.
3.Sau thời hạn quy định tại Khoản 2 điều này mà vẫn có thành viên chưa
góp và chưa góp đủ số vốn đã cam kết thì được xử lý như sau:
a, Thành viên chưa góp vốn theo cam kết tương đương nhiên không còn là
thành viên của công ty.
b, Thành viên chưa góp vốn đủ phần vốn góp như đã cam kết có quyền tương
ứng với phần vốn đã góp.
c, Phần vốn góp chưa góp của các thành viên được chào bán theo quyết định

của Hội đồng thành viên.
4Bộ bài tập Luật thương mại của Bộ môn Luật thương mại - ĐH Luật Hà Nội”


4. Trường hợp có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết,
công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên
bằng số vốn đã góp trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ
phần vốn góp theo khoản 2 Điều này. Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp
đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam
kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày
công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên”.
Từ những căn cứ trên thì có thể đưa ra những kết luận sau:
Thứ nhất, việc các thành viên đồng ý cho Minh góp số vốn còn lại (200 triệu
đồng) trong vòng 1 năm kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp là trái với quy định tại Khoản 2 Điều 48 Luật Doanh nghiệp 2014.
Theo đó, Minh bắt buộc phải góp vốn phần vốn góp cho công ty trong thời hạn 90
ngày kể từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp. Các thành
viên đồng ý cho Minh góp số vốn còn lại trong vòng 1 năm là không đúng với quy
định của pháp luật.
Việc quy định trongthời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận giấy chứng nhận kinh
doanh nghiệp thành viên công ty phải góp vốn phần vốn góp đúng như đã cam kết
là 1 điểm mới trong Luật Doanh nghiệp 2014. Theo khoản 3 điều 6 nghị định số
102/2010/NĐ – CP về Hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều luật của Luật Doanh
nghiệp quy định: “3. Thời hạn mà thành viên, chủ sở hữu công ty phải góp đủ số
vốn đã cam kết vào vốn điều lệ quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này không quá
36 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy
chứng nhận đăng ký bổ sung, thay đổi thành viên”. Việc rút ngắn thời hạn mà
thành viên công ty TNHH phải góp phần vốn góp đã cam kết góp từ 36 tháng
xuống còn 3 tháng là sự thay đổi hợp lý và cần thiết nhằm giảm tình trạng kê khai
vốn bừa bãi, tránh những tranh chấp pháp lý phát sinh. Đồng thời, những quy định

cũng góp phần hạn chế tình trạng các công ty TNHH khai khống vốn để thực hiện


các hợp đồng quá sức mình hay câu kéo hoặc lừa các đối tác, khiến cơ quan quản lý
khó kiểm soát được thực lực công ty.Thực tế đã chứng minh có không ít trường hợp
đăng kí thành lập doanh nghiệp với mức vốn lên tới trăm tỷ nhưng huy động thì chỉ
được vài tỷ.Theo ý kiến của LS. Trương Thanh Đức, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật
TNHH Ngân hàng - Chứng khoán - Đầu tư (BASICO)thì việc quy định thời hạn 36
tháng để góp phần vốn góp theo luật cũ là bất hợp lý và gây ra nhiều rắc rối không
đáng có. Do đó, việc rút ngắn thời hạn xuống còn 3 tháng là hoàn toàn phù hợp và
đúng đắn để khắc phục những bất cập trên.5
Thứ hai: Trường hợp Minh không góp đủ số vốn theo đúng thời hạn đã cam
kết thì ta căn cứ vào khoản 3 Điều 48. Do chưa góp đủ số vốn vì vậy Minh chỉ có
quyền tương ứng với phần vốn đã góp.
Theo đó, đối với số vốn còn lại thì có thể xử lí như sau:
- Theo khoản 3 Điều 48 Luật Doanh nghiệp năm 2014, phần vốn góp còn lại
chưa góp của Minh sẽ được chào bán theo quyết định của Hội đồng thành viên. Bên
cạnh đó, theo khoản 4 của điều này, công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ.
Mặt khác, theo quy định tại khoản 4 điều 48 Luật Doanh nghiệp năm 2014: “Các
thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách
nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của
công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ
và phần vốn góp của thành viên”, thì trước khi công ty đăng ký thay đổi vốn điều
lệ, Minh sẽ phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết (ở đây là
700 triệu) đối với những nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian
này.

Câu 4: Xác định vốn điều lệ của CTTNHH Sao Sáng và tỷ lệ
phần vốn góp của các thành viên.6


5Ngọc Khanh, Bài viết: “Xóa vốn ảo khi thành lập doanh nghiệp”, />6Bộ bài tập Luật thương mại của Bộ môn Luật thương mại - ĐH Luật Hà Nội


*Xác định rằng CTTNHH Sao Sáng do Tuấn, Thắng, Minh, Đạt cùng nhau
thành lập là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, vì vậy theo quy
định tại khoản 1 Điều 48 Luật Doanh nghiệp 2014 về thực hiện góp vốn thành lập
công ty và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp thì: “Vốn điều lệ của công ty trách
nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị phần
vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty.”
Theo đề bài thì số vốn cam kết góp của các thành viên là:
- Tuấn góp số tiền cho công ty thuê nhà tại phố Hàng Bài (Hà Nội) làm trụ sở giao
dịch trong 06 năm, được hội đồng thẩm định giá gồm các sáng lập viên định giá
tương đương 3 tỷ đồng.
- Thắng góp một số máy móc, thiết bị dùng cho hoạt động kinh doanh của công ty
và được hội đồng thẩm định gồm các sáng lập viên định giá là 800 triệu đồng.
- Minh cam kết góp vốn bằng đô la Mỹ tương đương với 700 triệu đồng (thực tế
mới góp số tiền 500 triệu đồng)
- Đạt góp 200 triệu đồng tiền mặt.
*Trường hợp 1: Khi thành lập doanh nghiệp và Minh đã góp đủ số vốn đã
cam kết trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công ty TNHH được cấp giấy chứng
nhận đăng kí doanh nghiệp.
- Vốn điều lệ: Theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Luật Doanh nghiệp năm
2014 thì số vốn điều lệ của Công ty TNHH Sao Sáng là: 3 tỷ + 800 triệu + 700 triệu
+ 200 triệu = 4 tỷ 700 triệu đồng.
- Tỷ lệ phần vốn góp: Theo quy định tại khoản 21 Điều 3 của Luật Doanh
nghiệp năm 2014 thì phần vốn góp được hiểu là: “tổng giá trị tài sản của một
thành viên đã góp hoặc cam kết góp vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp
danh.” Còn tỷ lệ phần vốn góp là: “tỷ lệ giữa phần vốn góp của một thành viên và
vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh.” Vì vậy, để xác
định tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên, ta xác định tỷ lệ giữa phần vốn góp của

chính thành viên đó với số vốn điều lệ của công ty TNHH Sao Sáng:


Tỷ lệ phần vốn góp của Tuấn là:

* 100% = 63.83%

Tỷ lệ phần vốn góp của Thắng là:

* 100% = 17.02%

Tỷ lệ phần vốn góp của Minh là:

* 100% = 14.89%

Tỷ lệ phần vốn góp của Đạt là:

* 100% = 4.26%

*Trường hợp 2: Sau 90 ngày kể từ ngày thành lập doanh nghiệp mà Minh
không góp đủ số vốn là 700 triệu như đã cam kết, theo quy định tại khoản 4 điều 48
Luật Doanh nghiệp 2014 thì vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên sẽ
phải được công ty điều chỉnh bằng số vốn đã góp.
- Vốn điều lệ: Nếu Minh không góp thêm 200 triệu thì phần vốn góp lúc này
của Minh chỉ là 500 triệu đồng. Vốn điều lệ, phần vốn góp của các thành viên được
xác định trong trường hợp này là: 3 tỷ + 800 triệu + 500 triệu + 200 triệu = 4 tỷ 500
triệu đồng.
- Tỷ lệ phần vốn góp: tỷ lệ phần vốn góp của CTTNHH Sao Sáng trong
trường hợp này:
Tỷ lệ phần vốn góp của Tuấn là: * 100% =66.67%

Tỷ lệ phần vốn góp của Thắng là: * 100% =17.78%
Tỷ lệ phần vốn góp của Minh là: * 100% =11.11%
Tỷ lệ phần vốn góp của Đạt là:

* 100% =4.44%

Nếu Minh có góp thêm vốn trong 90 ngày kể từ ngày thành lập doanh nghiệp
nhưng chưa đủ 200 triệu thì công ty vẫn phải tiến hành điều chỉnh vốn điều lệ, tỷ lệ
phần vốn góp của các thành viên theo số vốn đã góp. Vì vậy, vốn điều lệ, tỷ lệ phần
vốn góp trong trường hợp này sẽ được tính theo số vốn đã góp của từng thành viên.
Việc điều chỉnh vốn điều lệ phải được thực hiện trong 10 ngày kể từ ngày
hoàn thành việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ, theo đó, công ty phải thông báo bằng
văn bản đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, nội dung thông báo được quy định theo
khoản 4 điều 68 Luật Doanh nghiệp 2014 về thay đổi vốn điều lệ.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật thương mại tập I, Nxb.
CAND, Hà Nội, 2015.

2.

Luật doanh nghiệp 2014

3.

Trường Đaị học Luật Hà Nội, Hướng dẫn môn học luật thương mại I, Nxb
Lao động, Hà Nội 2014.


4.

Luật doanh nghiệp 2005


5.

Nghị định 102/2010/NĐ – CP về Hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều
của Luật Doanh nghiệp.

6.

/>
7.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×