Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Ảnh Hưởng Của Phân Bón Hữu Cơ Sinh Học Sản Xuất Từ Phế Phụ Phẩm Nông Nghiệp Và Chất Thải Chăn Nuôi Tới Sinh Trưởng, Phát Triển, Năng Suất Lúa Tỉnh Lào Cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (649.71 KB, 109 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN VĂN TÂM

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN HỮU CƠ
SINH HỌC SẢN XUẤT TỪ PHẾ PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP
VÀ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI TỚI SINH TRƯỞNG,
PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT LÚA TẠI XÃ CỐC SAN,
HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI
Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số: 60.62.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đặng Văn Minh

THÁI NGUYÊN - 2011


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng
được sử dụng được bảo vệ một học vị nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này, đã được cám ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Người viết cam đoan

Nguyễn Văn Tâm




ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận
tình của thầy giáo hướng dẫn, các tổ chức và cá nhân nơi triển khai đề tài, nhân dịp
này tôi xin bày tỏ biết ơn tới:
- Thầy giáo PGS. TS. Đặng Văn Minh là người hướng dẫn khoa học đã tận
tình giúp đỡ, chỉ bảo trong suốt quá trình làm đề tài.
- Khoa Sau Đại Học trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.
- Ban chủ nhiệm khoa và các thầy cô giáo khoa Nông Học trường Đại Học
Nông Lâm Thái Nguyên đã góp ý để việc làm đề tài thuận lợi.
- Ban lãnh đạo, cán bộ Trạm Khuyến Nông huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai; Cán
bộ và bà con nhân dân xã Cốc San, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
Tất cả bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên giúp đỡ.
Một lần nữa tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới mọi sự giúp đỡ đó.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2011
Tác giả

Nguyễn Văn Tâm


iii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề ............................................................................................................ 1
2. Mục tiêu của đề tài .............................................................................................. 2

2.1. Mục tiêu tổng thể .......................................................................................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................. 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ............................................................................. 2
3.1. Ý Nghĩa khoa học ......................................................................................... 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn........................................................................................... 3
4. Những đóng góp mới của đề tài .......................................................................... 3
Phần 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................... 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ................................................................................. 4
1.1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 4
1.1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................... 5
1.2. Tình hình sản xuất, nghiên cứu lúa trong nước và trên thế giới....................... 5
1.2.1. Tình hình sản xuất, nghiên cứu lúa trên thế giới ....................................... 5
1.2.1.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu gạo trên thế giới ................ 5
1.2.1.2. Tình hình nghiên cứu lúa trên thế giới ................................................ 9
1.2.2. Tình hình sản xuất, nghiên cứu lúa ở Việt Nam ...................................... 12
1.2.2.1. Tình hình sản xuất và xuất khẩu gạo ở Việt Nam............................. 12
1.2.2.2. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào sản xuất lúa ở Việt Nam ............................................................. 14
1.3. Tình hình nghiên cứu, sử dụng phân bón hữu cơ sinh học và vi sinh
trong nước và trên thế giới ............................................................................. 17
1.3.1. Phân loại phân hữu cơ và vai trò của vi sinh vật đất trong hệ sinh
thái nông nghiệp bền vững ...................................................................... 17
1.3.1.1. Phân loại phân hữu cơ ....................................................................... 17
1.3.1.2. Vai trò vi sinh vật đất trong hệ sinh thái nông nghiệp bền vững ............ 17
1.3.2. Tình hình nghiên cứu, sử dụng phân bón vi sinh trên thế giới ................ 24


iv

1.3.3. Tình hình nghiên cứu, sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh ở Việt Nam......... 28

1.4. Tình hình ứng dụng chế phẩm vi sinh vật trong xử lý rác thải hữu cơ
sinh hoạt và phế phụ phẩm nông nghiệp làm phân bón ................................ 33
1.4.1. Xu hướng tận dụng rác thải hữu cơ và phế phụ phẩm làm phân bón............ 33
1.4.2. Một số chế phẩm vi sinh vật xử lý rác thải hữu cơ và phế phụ
phẩm nông nghiệp ................................................................................ 35
Phần 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 37
2.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 37
2.1.1. Giống lúa.................................................................................................. 37
2.1.2. Loại đất thí nghiệm .................................................................................. 37
2.1.3. Phân hữu cơ sinh học ............................................................................... 37
2.2. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu .................................................. 37
2.2.1. Địa điểm................................................................................................... 37
2.2.1. Thời gian tiến hành .................................................................................. 37
2.3. Nội dung phương pháp nghiên cứu ................................................................ 37
2.3.1. Nội dung nghiên cứu................................................................................ 37
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 38
2.3.2.1. Phương pháp đánh giá số lượng và tình hình sử dụng các phế
phụ phẩm nông nghiệp tại xã Cốc San, huyện Bát Xát, tỉnh
Lào Cai .............................................................................................. 38
2.3.2.2. Phương pháp xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp thành phân hữu
cơ vi sinh ........................................................................................... 38
2.3.2.3. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh
đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa CTA 88
tại xã Cốc San, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai .................................... 40
2.3.2.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ............................................ 46
Phần 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................................... 47
3.1. Đánh giá thực trạng phế phụ phẩm nông nghiệp và tình hình sử dụng
phân bón tại xã Cốc San, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.................................. 47



v

3.1.1. Trình độ nhận thức của người dân về vấn đề ủ phân hữu cơ từ rác
thải hữu cơ sinh hoạt và phế phụ phẩm nông nghiệp .............................. 47
3.1.2. Hiện trạng thu gom, sử dụng phế phụ phẩm sau thu hoạch sản xuất
nông nghiệp của các hộ được điều tra ..................................................... 48
3.1.3. Hiện trạng sử dụng phân bón tại các hộ điều tra ..................................... 49
3.2. Kết quả nghiên cứu xử lý phế phụ phẩm phẩm nông nghiệp thành
phân hữu cơ .................................................................................................... 50
3.2.1. Diễn biến nhiệt độ của các đống ủ trong quá trình ủ ............................... 50
3.2.2. Diễn biến thể tích và trọng lượng đống ủ trong quá trình ủ ................ 51
3.2.3. Khả năng phân huỷ của chế phẩm vi sinh ............................................... 51
3.2.4. Thành phần các chất dinh dưỡng trong sản phẩm phân bón được
chế biến từ phế phụ phẩm nông nghiệp. .................................................. 52
3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ đến sinh trưởng, phát triển và
năng suất của giống lúa CTA 88 tại xã Cốc San, huyện Bát Xát, tỉnh
Lào Cai ........................................................................................................... 52
3.3.1. Ảnh hưởng của phân hữu cơ đến thời gian sinh trưởng của giống
lúa CTA 88 tại xã Cốc San, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai ....................... 52
3.3.2. Ảnh hưởng của phân hữu cơ đến chiều cao cây của giống lúa
CTA88 tại xã Cốc San, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai .............................. 54
3.3.3. Ảnh hưởng của phân hữu cơ đến khả năng đẻ nhánh của giống lúa
CTA88 tại xã Cốc San, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai .............................. 55
3.3.4. Ảnh hưởng của phân hữu cơ đến chỉ số diện tích lá của giống lúa
CTA88 tại xã Cốc San, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai .............................. 56
3.3.5. Ảnh hưởng của phân hữu cơ đến khả năng tích luỹ vật chất khô
của giống lúa CTA88 tại xã Cốc San, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai ....... 59
3.3.6. Ảnh hưởng của phân hữu cơ đến khả năng chống chịu sâu bệnh và
khả năng chống đổ của giống lúa CTA88 tại xã Cốc San, huyện
Bát Xát, tỉnh Lào Cai ............................................................................... 61



vi

3.3.7. Ảnh hưởng của phân hữu cơ đến các yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất của giống lúa CTA88 tại xã Cốc San, huyện Bát Xát,
tỉnh Lào Cai ............................................................................................. 63
3.3.8. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân hữu cơ đối với giống lúa
CTA 88 .................................................................................................... 66
3.3.9. Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến một số chỉ tiêu hoá tính
của đất ...................................................................................................... 68
Phần 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................... 70
4.1. Kết luận .......................................................................................................... 70
4.2. Đề nghị ........................................................................................................... 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 72
PHỤ LỤC


vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CS

:

Cộng sự

CV

:


Hệ số biến động

ĐNHH

:

Đẻ nhánh hữu hiệu

LAI

:

Chỉ số diện tích lá

LSD

:

Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa

NSLT

:

Năng suất lý thuyết

NSTT

:


Năng suất thực thu

P 1000 hạt

:

Khối lượng 1000 hạt

TGST

:

Thời gian sinh trưởng

VSV

:

Vi sinh vật


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới trong vài thập kỷ gần đây ........ 6
Bảng 1.2. Sản xuất lúa ở Việt Nam qua các thời kỳ 1970, 1980, 1990 và
2000-2009 ....................................................................................... 13
Bảng 1.3. Hiệu quả sử dụng phân vi sinh vật ở Ấn Độ .................................. 25
Bảng 1.4. Hiệu quả sử dụng phân vi sinh vật ở Trung Quốc .......................... 25

Bảng 1.5. Sản xuất phân bón vi sinh vật ở Thái Lan ...................................... 26
Bảng 1.6. Các loại phân vi sinh vật ở Ấn Độ.................................................. 26
Bảng 1.7. Hiệu quả của phân hữu cơ vi sinh đối với lúa ở một số quốc gia .. 27
Bảng 1.8. Hiệu quả sử dụng phân vi sinh vật cố định nitơ hội sinh đối với
một số cây trồng .............................................................................. 32
Bảng 1.9. Khả năng tiết kiệm đạm khoáng của phân vi sinh vật cố định nitơ ... 33
Bảng 1.10: Hiện trạng của một số nhà máy chế biến phân compost tập
trung ở Việt Nam ............................................................................ 35
Bảng 3.1: Nhận thức của cộng đồng về vấn đề ủ phân hữu cơ....................... 48
Bảng 3.2: Hiện trạng thu gom, sử dụng phế phụ phẩm sau thu hoạch sản
xuất nông nghiệp ............................................................................. 48
Bảng 3.3: Lượng phân bón sử dụng của 90 hộ điều tra tại xã Cốc San, huyện
Bát Xát, tỉnh Lào Cai ....................................................................... 49
Bảng 3.4: Diễn biến nhiệt độ của các đống ủ trong quá trình ủ...................... 50
Bảng 3.5: Diễn biến thể tích và trọng lượng đống ủ trong quá trình ủ........ 51
Bảng 3.6: Khả năng phân huỷ rác thải hữu cơ và phế phụ phẩm nông
nghiệp của các chủng VSV tính theo trọng lượng .......................... 51
Bảng 3.7: Chất lượng của các sản phẩm phân bón hữu cơ ............................. 52
Bảng 3.8: Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi đến thời gian sinh trưởng của
giống lúa CTA88 tại xã Cốc San, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. .... 53


ix

Bảng 3.9: Ảnh hưởng của phân hữu cơ đến chiều cao cây của giống lúa
CTA88 tại xã Cốc San, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai ..................... 54
Bảng 3.10: Ảnh hưởng của phân hữu cơ đến khả năng đẻ nhánh của giống
lúa CTA88 tại xã Cốc San, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai ............... 55
Bảng 3.11: Ảnh hưởng của phân hữu cơ đến chỉ số diện tích lá (LAI) của
giống lúa CTA88 tại xã Cốc San, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai ..... 57

Bảng 3.12: Ảnh hưởng của phân hữu cơ đến khả năng tích luỹ vật chất
khô của giống lúa CTA88 tại xã Cốc San, huyện Bát Xát, tỉnh
Lào Cai ............................................................................................ 59
Bảng 3.13: Ảnh hưởng của phân hữu cơ đến khả năng chống chịu sâu
bệnh và khả năng chống đổ của giống lúa CTA88 tại xã Cốc San,
huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai ........................................................... 61
Bảng 3.14: Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi đến các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất của giống lúa CTA88 tại xã Cốc San, huyện
Bát Xát, tỉnh Lào Cai ...................................................................... 64
Bảng 3.15: Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân hữu cơ vi sinh ............... 67
Bảng 3.16: Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến một số chỉ tiêu hoá
tính của đất ...................................................................................... 68


1

MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở Việt Nam, lúa vừa đảm bảo lương thực cho hầu hết dân số, vừa đóng góp
vào việc đưa Việt Nam trở thành một quốc gia xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới.
Bên cạnh những kết quả đạt được, sản xuất lúa ở Việt Nam vẫn còn nhiều tồn tại.
Một trong những tồn tại đó là việc sản xuất lúa đang biểu hiện rõ tính thiếu bền
vững do việc sử dụng lạm dụng phân hóa học.
Những năm gần đây xu hướng xây dựng nền nông nghiệp bền vững nhằm
nâng cao sản lượng, chất lượng cây trồng nhưng vẫn giữ được độ phì nhiêu của đất
thông qua phát triển nông nghiệp hữu cơ. Đây được coi là một biện pháp quan trọng
trong sự hình thành nhanh các cân bằng sinh học trên cơ sở sử dụng cân đối giữa
phân vô cơ và phân hữu cơ. Phân hữu cơ đã và đang góp phần tích cực vào việc xây
dựng nền nông nghiệp hữu cơ bền vững.
Phân hữu cơ có vai trò hết sức quan trong trọng sản xuất nông nghiệp nói

chung và trong sản xuất lúa nói riêng. Nếu xử lý tốt, chúng ta có thể thu được một
lượng lớn phân hữu cơ từ các phế phụ phẩm nông nghiệp và rác thải. Tuy nhiên,
hiện nay đa số người nông dân thường nghĩ phế phụ phẩm nông nghiệp là rác thải
và là thứ bỏ đi. Họ tìm cách loại bỏ nó hoặc tìm cách đốt bỏ các loại phế phụ phẩm
sau khi thu hoạch nông nghiệp. Điều này sẽ gây ô nhiễm môi trường và lãng phí
nguồn nguyên liệu phân bón. Đa phần các loại chất thải và các phế phụ phẩm từ
nông nghiệp là các chất hữu cơ nên dễ dàng phân huỷ nếu có biện pháp xử lý hợp lý
bằng cách tác động các chế phẩm VSV thì quá trình phân huỷ sẽ nhanh và hiệu quả
hơn tạo ra nguyên liệu sản xuất phân bón hữu cơ. Điều này có ý nghĩa rất đặc biệt
đối với ngành nông nghiệp nói chung và hoạt động sản xuất lúa nói riêng. Ngoài ra
việc xử lý chất thải hữu cơ và phế phụ phẩm nông nghiệp thành phân hữu cơ không
chỉ tận dụng được nguồn tài nguyên chất thải mà còn đem lại nhiều lợi ích về kinh
tế góp phần bảo vệ môi trường.


2

Để nâng cao nhận thức của người dân về phân hữu cơ, đồng thời giúp người
dân yên tâm áp dụng phân hữu cơ chế biến từ phế phụ phẩm nông nghiệp và rác thải
vào sản xuất thì việc nghiện cứu thử nghiệm và việc xây dựng các mô hình trình
diễn là hết sức quan trọng.
Xuất phát từ thực tế trên với sự giúp đỡ của PGS.TS. Đặng Văn Minh tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón hữu cơ sinh học
sản xuất từ phế phụ phẩm nông nghiệp và chất thải chăn nuôi tới sinh trưởng,
phát triển và năng suất lúa tại xã Cốc San, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai”.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục tiêu tổng thể
Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ sản xuất từ phế phụ phẩm nông
nghiệp với sự tham gia của 1 số loại chế phẩm sinh học đến sinh trưởng, phát triển
và năng suất của giống lúa CTA 88. Từ đó xác định được phương pháp ủ và mức

bón phân phù hợp nhất.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá số lượng và tình hình sử dụng các phế phụ phẩm nông nghiệp tại
xã Cốc San, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
- Nghiên cứu xử lý các phế phụ phẩm nông nghiệp thành phân bón hữu cơ
với sự tham gia một số loại chế phẩm vi sinh.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng phân bón hữu cơ đến sinh trưởng, phát
triển và năng suất của giống lúa CTA 88. Từ đó tìm ra lượng phân bón thích hợp
đảm bảo năng suất cao và ổn định.
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.1. Ý Nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp một cách đầy đủ và hệ thống mối quan hệ
giữa cây lúa với yếu tố phân hữu cơ vi sinh. Trên cơ sở đó xây dựng qui trình bón
phân hợp lý cho giống lúa CTA 88 nhằm đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế
cao và bảo vệ môi trường.


3

3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu sẽ giúp nông dân yên tâm áp dụng phân hữu cơ vi sinh
sản xuất tại chỗ vào sản xuất, đồng thời nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, tăng
thu nhập cho hộ nông dân trồng lúa mà vẫn bảo vệ môi trường.
4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Kết quả của đề tài góp phần vào cơ sở lý luận sử dụng phân bón hữu cơ vi
sinh sản xuất từ phế phụ phẩm nông nghiệp và rác thải vào sản xuât lúa.


4


Phần 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1.1. Cở sở lý luận
Trong những năm gần đây nền nông nghiệp nước ta đã có những bước nhẩy
vọt, từ một nước thiếu lương thực trầm trọng đã vươn lên sản xuất đủ nhu cầu lương
thực đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan. Diện tích trồng lúa hầu như không tăng
mà có xu hướng giảm dần, do đô thị hoá và chuyển sang đất chuyên dùng, nhưng
sản lượng không ngừng tăng lên. Để đạt được thành quả đó là nhờ vào rất nhiều yếu
tố, trong đó chúng ta không thể khống nhắc đến yếu tố phân bón bao gồm bón phân
cân đối và sử dụng phân bón hợp lý,...
Bón phân cân đối là cung cấp cho cây trồng đúng các chất dinh dưỡng thiết
yếu, đủ liều lượng, tỷ lệ thích hợp, thời gian bón hợp lý cho từng đối tượng cây
trồng, đất, mùa vụ cụ thể đảm bảo năng suất cao, chất lượng nông sản tốt và an toàn
môi trường sinh thái (Lê Văn Khoa và cs, 1998) [13].
Sử dụng phân bón hợp lý là kết hợp hài hòa giữa phân hữu cơ và phân vô cơ,
bón cân đối không những chỉ quan tâm đến tỷ lệ mà còn phải cân đối với lượng hút
để bù lại lượng thiếu hụt do cây trồng lấy đi từ đất (Lê Quang Anh, 2002) [1].
Sử dụng phân bón hữu cơ (bao gồm cả phân hữu cơ, hữu cơ sinh học, hữu cơ
vi sinh) sẽ thay thế một phần phân bón hóa học trên đồng ruộng, nhờ đó đất trồng
trọt không bị suy thoái mà vẫn đảm bảo được nâng cao năng suất thu hoạch.
Sử dụng phân bón hữu cơ về lâu dài sẽ dần dần trả lại độ phì nhiêu cho đất
như làm tăng lượng photpho và kali dễ tan trong đất canh tác, cải tạo, giữ độ bền
của đất đối với cây trồng nhờ khả năng cung cấp hàng loạt các chuyển hóa chất
khác nhau liên tục do nhiều quần thể vi sinh vật khác nhau tạo ra.
Việc sử dụng phân bón hữu cơ còn có ý nghĩa rất lớn là tăng cường bảo vệ
môi trường sống, giảm tính độc hại do hóa chất trong các loại nông sản thực phẩm
do lạm dụng phân hóa học.



5

Giá thành hạ, nông dân dễ chấp nhận, có thể sản xuất được tại địa phương và
giải quyết được việc làm cho một số lao động, ngoài ra cũng giảm được một phần
chi phí ngoại tệ nhập khẩu phân hóa học.
1.1.2. Cở sở thực tiễn
Trong sản xuất hiện nông nghiệp hiện nay đang thiếu phân bón hữu cơ trầm
trọng. Trong canh tác truyền thống phân chuồng là giải pháp chủ yếu tuy nhiên hiện
nay lượng phân chuồng trong chăn nuôi hiện có trong các nông hộ không thể đáp
ứng hết cho sự mở rộng diện tích trồng và thâm canh trong sản xuất nông nghiệp.
Trong quá trình thâm canh lúa nước với sự có mặt tràn lan, mất cân đối của
phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật đã làm cho chất lượng nông sản giảm. Trong
những năm gần đây đã có một số nghiên cứu sản xuất phân hữu cơ từ rác thải đã đạt
được những thành công bước đầu, một số sản phẩm phân bón hữu cơ chế biến từ rác
thải đã có mặt trên thị trường làm phong phú thêm nguồn cung cấp chất hữu cơ cho
cây trồng.
Phân hữu cơ sinh học có thể được sản xuất tại chỗ từ các nguồn nguyên liệu
sẵn có tại địa phương như rơm rạ, rác thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi với sự tham
gia của một số chế phẩm sinh học. Nông dân hoàn toàn có thể sản xuất được loại
phân bón này vừa rẻ tiền nhưng vẫn có hiệu quả cao đối với môi trường.
Vì vậy, việc sử dụng phân hữu cơ sản xuất tại chỗ là biện pháp có hiệu quả
nhất hiện nay để bổ sung chất hữu cơ cho đất, cải tạo và bồi dưỡng đất, tiến tới nền
sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đảm bảo cho việc sản
xuất được bền vững trên đất trồng lúa.
1.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, NGHIÊN CỨU LÚA TRONG NƯỚC VÀ TRÊN
THẾ GIỚI
1.2.1. Tình hình sản xuất, nghiên cứu lúa trên thế giới
1.2.1.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu gạo trên thế giới
Dân số thế giới không ngừng tăng cao. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về

lương thực, sản xuất lúa gạo trong vài thập kỷ gần đây đã có mức tăng trưởng đáng
kể, nhưng phân bố không đều do các trở ngại về tiếp cận lương thực, thu nhập quốc


6

gia và thu nhập của hộ gia đình không đủ để mua lương thực, sự bất ổn giữa cung
cầu, thiệt hại do thiên tai mang lại là những nhân tố khiến cho vấn đề lương thực trở
nên cấp thiết hơn lúc nào hết. Tuy tổng sản lượng lúa không ngừng được gia tăng,
năm sau cao hơn năm trước nhưng dân số tăng nhanh hơn, nhất là ở các nước đang
phát triển, nên lương thực vẫn là vấn đề cấp bách phải quan tâm trong những năm
trước mắt cũng như lâu dài.
Hiện nay trên thế giới có trên một trăm nước trồng lúa ở hầu hết các châu lục
với tổng diện tích là 161,4 triệu ha. Theo (FAO STAT, 2010) [34] thì sản xuất lúa
gạo tập trung chủ yếu ở các nước châu Á nơi chiếm tới 88,7% diện tích gieo trồng
và sản lượng. Trong đó Ấn Độ là nước có diện tích lúa lớn nhất (44,1 triệu ha), tiếp
đến là Trung Quốc (trên 29,9 triệu ha) (FAO STAT, 2010) [34].
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới trong vài thập kỷ gần đây
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(Nghìn ha)

(tạ/ha)

(Nghìn tấn)


1970

132,873

23,81

316,346

1980

144,412

27,48

396,871

1990

146,961

35,29

518,556

2000

154,056

38,91


599,355

2001

152,043

39,35

598,316

2002

147,953

38,49

569,451

2003

148,532

39,36

584,630

2004

150,549


40,37

607,795

2005

155,026

40,92

634,390

2006

155,741

41,16

641,095

2007

155,953

42,12

656,807

2008


159,251

43,07

685,875

2009

161,421

42,04

678,682

Năm

(Nguồn: FAO STAT năm 2010) [34]


7

Bảng 1.1 cho thấy diện tích canh tác lúa trên thế giới trong vài thập kỷ gần
đây có xu hướng tăng. Song tăng mạnh nhất vào những thập niên 70, 90 của thế kỷ
XX và có xu hướng ổn định từ những năm đầu của thế kỷ XXI. Về năng suất của
lúa cũng tăng dần qua các năm và tăng nhanh nhất vào thập niên 70, 80. Đến thập
niên 90 và những năm đầu của thế kỷ XXI năng suất lúa tăng chậm lại song nhìn
chung năng suất tăng gần gấp đôi từ 23,81 tạ/ha năm 1970 lên 42,04 tạ/ha vào năm
2009. Điều này cho thấy “cuộc Cách mạng xanh” từ giữa thập niên 60 đã ảnh hưởng
tích cực đến sản lượng lúa của thế giới nói chung và của châu Á nói riêng, những
tiến bộ kỹ thuật mới nhất là giống mới, kỹ thuật thâm canh tiên tiến được áp dụng

rộng rãi trong sản xuất đã góp phần làm cho sản lượng lúa tăng lên đáng kể.
Ở Trung Quốc, trong các loại cây lương thực (gồm lúa, tiểu mạch, ngô, đậu và
khoai) thì cây lúa nước là loại cây lương thực chủ yếu, sản lượng chiếm khoảng
40% tổng sản lượng lương thực trong cả nước. Diện tích trồng lúa nước chủ yếu ở
các vùng lưu vực sông Trường Giang, vùng Hoa Nam và vùng cao nguyên Vân Quý.
Năm 2003, Trung Quốc đã tích cực điều chỉnh cơ cấu nông nghiệp và nông thôn
mang tính chiến lược. Diện tích lúa mạch hè thu đạt 100 triệu mẫu, tăng 15 triệu
mẫu so với năm 2002, diện tích giống lúa ngắn ngày chất lượng cao tăng 70%.
Ở Thái Lan, lúa là cây lương thực quan trọng nhất. Lúa được trồng rải rác ở
các vùng và phân bố như sau: Gần 1/2 diện tích đất lúa ở vùng Đông Bắc, khoảng
1/5 ở miền trung, 1/5 ở miền Bắc và vùng núi phía Nam chỉ có 6%. Tổng diện tích
đất lúa vào khoảng 10 triệu ha, trong đó 1/4 được tưới tiêu. Sản lượng lúa bị hạn
chế, dao động xung quanh 20 triệu tấn/năm kể từ 1985, đến năm 2005 sản lượng đạt
27 triệu tấn. Thái Lan trồng nhiều giống lúa cổ truyền địa phương có chất lượng
cao cho xuất khẩu. Giống cải tiến ngắn ngày, năng suất cao chiếm tỷ lệ thấp. Năng
suất lúa bình quân thường chỉ đạt 2 tấn/ha vào mùa mưa với loại lúa chất lượng
(Lê Văn Dân, 2004) [6].
Ở Indonesia, 70% đất trồng lúa được tưới tiêu với 2 vụ lúa/ năm. Việc sử
dụng các giống lúa cải tiến có năng suất cao ở đây được tăng cường đáng kể. Trên
85% diện tích lúa được trồng bằng các giống lúa mới. Tuy nhiên, đất trồng lúa ở


8

đây đang bị lấn dần do xây dựng nhà cửa và phát triển khu công nghiệp. Trước kia,
Indonesia là một nước thiếu lương thực, vào cuối những năm 1980 nước này đã
xuất khẩu được lượng nhỏ sau đó lại trở lại tình trạng nhập khẩu gạo. Tổng diện tích
đất lúa vào khoảng 12 triệu ha, năm 2001 năng suất đạt 43,8 tạ/ha, đến năm 2005
năng suất đạt 46 tạ/ha và sản lượng 54 triệu tấn.
Myanmar có 52% diện tích đất lúa là vùng đất thấp chịu nước trời, 18% đất

thấp có tưới tiêu. Lúa ngập nước được trồng khoảng 24% và đất cao chỉ chiếm 6%.
Năm 2005 diện tích đất lúa 6,0 triệu ha, sản lượng 22 triệu tấn. Hiện nay Myanmar
đang tăng cường sản xuất lúa với các loại giống cải tiến có năng suất cao. Các nhà
khoa học ở đây đã tích cực thu nhập nguồn vật liệu từ INGER và nguồn gen lúa cổ
truyền địa phương để lai tạo, chọn lọc ra các giống lúa tốt. Myanmar hiện đang duy
trì năng suất lúa ở mức 3,6 tấn/ha (Lê Văn Dân, 2004) [6].
Philippine có diện tích đất lúa xấp xỉ 3,4 triệu ha, trong đó có: 2,1 triệu ha đất
được tưới tiêu; 1,2 triệu ha đất thấp chịu nước trời và 0,07 triệu ha đất cao. Lúa
được tưới tiêu chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng. Diện tích trồng các giống lúa cổ
truyền địa phương giảm từ 23% (1980) xuống 13% (1988). Philippines tăng cường
sử dụng các giống lúa mới. Diện tích trồng các giống mới tăng lên 87% vào năm
1991. Năng suất lúa bình quân đạt 3,0 triệu tấn/ha năm 2000. Sản lượng lúa tăng từ
12,4 triệu tấn năm 2000 lên 14,8 triệu tấn năm 2005 (Lê Văn Dân, 2004) [6].
Tại Mỹ, lúa được trồng 1 vụ/năm ở hầu hết các vùng. Sản lượng lúa đạt 8,5
triệu tấn (1994), chiếm 1,4% tổng sản lượng thế giới. Lúa chiếm 0,7% diện tích đất
trồng trọt và < 1% giá trị sản phẩm nông nghiệp. Hầu hết lúa ở đây được gieo trồng
và cung cấp đủ nước. Việc quản lý, cung cấp nước và sử dụng các giống lúa bán lùn
là hai yếu tố quan trọng làm tăng năng suất lúa ở đây. Năng suất lúa đạt bình quân
7,4 tấn/ha năm 2005, sản lượng lúa đã tăng từ 8,6 triệu tấn năm 2000 lên 10 triệu
tấn năm 2005, những thách thức đối với sản xuất lúa ở Mỹ hiện nay là duy trì năng
suất, chất lượng cũng như giữ vững hệ thống sản xuất lúa trong phạm vi bảo tồn và
cải thiện đất đai, không khí, chất lượng nước nhằm gìn giữ môi trường. Mỹ đã từng
là nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai, sau Thái Lan (Bùi Văn Nhiên, 2004) [19].


9

Xuất khẩu gạo của thế giới đạt mức kỷ lục cao 28,1 triệu tấn vào năm 2002.
Trong năm 2003, các nước xuất khẩu gạo chính là Thái Lan 7,6 triệu tấn, Việt Nam
3,9 tấn, Mỹ 3,6 triệu tấn, Pakistan 1,9 triệu tấn. Nhìn chung mức phát triển sản xuất

lương thực nói chung và sản xuất lúa gạo nói riêng vẫn phát triển theo mức phát
triển dân số, nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất nông
nghiệp cũng như việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như việc khai hoang
tăng vụ.
Để áp ứng về an ninh lương thực vì sự sống của cộng đồng, tổ chức Liên
Hiệp Quốc, nhất là tổ chức FAO đã có những hành động tích cực trong các lĩnh vực
sản xuất, điều phối lương thực, cứu trợ các nước chậm phát triển góp phần giảm bớt
đói nghèo và ổn định chính trị trên từng khu vực.
1.2.1.2. Tình hình nghiên cứu lúa trên thế giới
Trong những năm gần đây, tình hình sản xuất lúa trên thế giới có nhiều
bước tiến vượt bậc, điều đó không thể không nhắc đến vai trò quan trọng của đội
ngũ những nhà khoa học kỹ thuật đã nghiên cứu, lai tạo, chọn lọc nhiều giống lúa
và nghiên cứu các kỹ thuật canh tác mới, làm tăng năng suất, phẩm chất của các
giống lúa.
Hàng năm Viện nghiên cứu lúa Quốc tế đã lai tạo chọn lọc hàng trăm giống
lúa tốt được gieo trồng phổ biến trên thế giới. Các giống lúa IR8, IR5, IR6, IR30
và những giống lúa khác đã tạo ra sự nhảy vọt về năng suất. Các viện khác như
IRAT, EAT, ICRISAT cũng đã chọn lọc ra nhiều giống lúa tốt phục vụ sản xuất
(Nguyễn Thị Lẫm và cs, 2003) [14].
Trung Quốc là nước đầu tiên sử dụng thành công ưu thế lai của lúa vào sản
xuất nông nghiệp. Từ năm 1964 trở về trước các nhà khoa học chọn tạo giống lúa
trên thế giới cũng như Trung Quốc chọn giống lúa mới theo phương pháp lai bình
thường. Qua nhiều năm nghiên cứu, đến năm 1972 từ dòng bất dục đực sẵn có đã
tạo ra được một số dòng bất dục đực khác như: Nhị cửu nam số1, Nhị cửu lùn số 4,
Trân sán 97.71-72, V20, V41, Quảng tuyền số 3. Năm 1973 cùng với các nhà chọn
giống khác họ đã tìm ra các dòng phục hồi như: R661, Thái dân số1, IR 24. Như


10


vậy, nhờ tạo được các giống lúa bằng lúa lai 3 dòng, họ đã tạo ra giống lúa ưu thế
lai đầu tiên như: Nam ưu số 1, Sán ưu số 2. Năm 1996, Trung Quốc lại thành công
với quy trình sản xuất lúa lai 2 dòng, sau khi các nhà nghiên cứu tìm được dòng bất
dục truyền nhân, mẫn cảm với môi trường đã góp phần làm giảm giá thành sản xuất
hạt lai F1. Hiện nay, Trung Quốc đang nghiên cứu thành công giống lúa 2 dòng cho
năng suất cao và cao hơn lúa lai 3 dòng khoảng 20% và đang nghiên cứu giống lúa
lai một dòng (Nguyễn Thị Lẫm và CS, 2003) [14].
Ở Thái Lan, từ năm 1950 đã thu thập và làm thuần một số giống lúa địa phương,
đưa các giống lúa cổ truyền vào trồng ở miền Nam và miền Bắc của nước này.
Ở Nhật Bản việc đưa ra giống Tongil đã tạo ra bước nhảy vọt về năng suất lúa.
Ở Mỹ, năm 1926, J.W Jones đã bắt đầu nêu vấn đề ưu thế lai của lúa khi
khảo sát lúa ở Đài Loan. Có 2 người tham gia vào đề xuất vấn đề sản xuất lúa lai
thương phẩm là Stansent và Craiglules.
Các chuyên gia nông nghiệp Đài Loan cho biết đã nghiên cứu phát triển
thành công các giống lúa mới giàu dinh dưỡng. Các giống này không phải là biến
đổi gen sẵn có nhiều màu sắc khác nhau như đen, đỏ và vàng mà màu sắc phụ thuộc
vào hàm lượng dinh dưỡng như Beta-carotene và anthocyanins - Một chất chống
ôxy hoá. Đây là kết quả nghiên cứu gần 9 năm thí nghiệm tạo ra giống lúa đột biến
với việc sử dụng các tác nhân hoá học.
Cây lúa có khả năng thích ứng rộng với các điều kiện sinh thái khí hậu khác
nhau: vùng trồng lúa tương đối rộng từ nơi có vĩ độ cao như Hắc Long Giang
(Trung Quốc) 530B; Nhật, Nga (Krasnodar)450B đến Nam bán cầu: New South (Úc)
350N. Vùng phân bố chủ yếu ở Châu Á từ vĩ độ: 300B - 100N.
Trên thế giới có khoảng trên 100 nước đang trồng lúa thì đa số nằm ở châu
Á. Cây lúa gắn bó mật thiết với các quốc gia thuộc Đông Nam Á và Nam Á, trải
rộng từ Pakistan đến Nhật Bản. Trong số 25 nước sản xuất lúa chính của thế giới có
17 nước nằm trong vùng này và 8 nước nằm ngoài vùng (Jay Maclean, 1985). Trên
85% sản lượng lúa trên thế giới phụ thuộc vào 8 nước mà những nước này đều tập



11

trung ở Châu Á (gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Indonexia, Bangladesh, Việt Nam,
Thái Lan, Myanmar và Nhật Bản) (Bùi Huy Đáp, 1999) [7].
Cây lúa trên thế giới được trồng ở 5 vùng đất chính là: Vùng chủ động tưới
tiêu, vùng đất thấp chịu nước trời, vùng đất cao, vùng ngập nước, vùng đất ngập do
thủy triều. Có khoảng 80 triệu ha hoặc 55% diện tích đất trồng lúa của thế giới được
tưới tiêu chủ động trong suốt vụ gieo trồng. Người ta ước tính khoảng 75% sản
lượng lúa của thế giới thu từ các vùng được tưới tiêu này. Diện tích lúa của thế
giới vào khoảng 150 triệu ha hàng năm (chiếm 11% đất gieo trồng của thế giới)
(Phạm Ngọc Lương, 2000) [16].
Cây lúa còn được trồng ở nhiều nước khác trên thế giới. Riêng khối châu Âu
có 10 nước trồng lúa, với sản lượng của tất cả các vùng là 3,2 triệu tấn (1992),
chiếm 0,6% sản lượng lúa thế giới, ở Châu Phi người ta cũng đã tự túc được 2/3 nhu
cầu lương thực bằng lúa gạo, với năng suất chỉ bằng 40% năng suất bình quân của
thế giới, số còn lại phải nhập khẩu (Phạm Ngọc Lương, 2000) [16].
Diện tích, năng suất và sản lượng lúa ngày một tăng nhưng tốc độ tăng diện
tích chậm hơn nhiều so với tốc độ tăng sản lượng, như vậy sản lượng tăng là do
tăng năng suất là chủ yếu. Trong những năm gần đây, do việc sử dụng các giống lúa
mới cộng với việc áp dụng các biện pháp canh tác và bố trí cơ cấu các trà lúa hợp
lý, làm cho sản lượng lúa tăng một cách đáng kể ở hầu hết các quốc gia trồng lúa.
Tuy vậy, trong tương lai, sản lượng lúa của thế giới sẽ phải tăng ở mức 1,6%/năm
giai đoạn 2000-2025 mới đáp ứng nhu cầu dân số ngày càng tăng của thế giới. Đối
với những nước đứng đầu về sản xuất lúa của Châu Á thì tỷ lệ tăng này đòi hỏi ở
mức 2,0%/năm. Đây là nhiệm vụ không dễ của các nhà hoạch định chính sách và
các nhà khoa học trong thời gian tới.
Một số nước có tốc độ thay đổi giống lúa mới khá nhanh như Philippin
20,6%, Hàn Quốc 16,1%, Ấn Độ 13,5%, Thái Lan 6,7%. Nhu cầu ngày càng tăng
về giống lúa không những về số lượng mà còn cả về chất lượng (Trương Đích,
1999) [8].



12

1.2.2. Tình hình sản xuất, nghiên cứu lúa ở Việt Nam
1.2.2.1. Tình hình sản xuất và xuất khẩu gạo ở Việt Nam
Việt Nam là một trong mười nước sản xuất lúa gạo nhiều nhất thế giới, với
đặc điểm tự nhiên ưu đãi, vị trí địa lý nằm ở vùng Đông Nam châu Á, có khí hậu
nhiệt đới gió mùa, có nhiều đồng bằng châu thổ rộng lớn được phù sa bồi đắp, cây
lúa trở thành cây lương thực chủ yếu, có ý nghía quan trọng trong đời sống của
người dân Việt Nam (Bùi Huy Đáp, 1999) [7].
Từ thuở đầu dựng nước cây lúa đã được gắn liền với nền văn minh lúa nước
trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Cùng với thời
gian diện tích và năng suất lúa không ngừng tăng lên rõ rệt, tổng diện tích lúa của cả
nước từ 4,72 triệu ha năm 1970 tăng lên 7,67 triệu ha năm 2000 và giảm xuống còn
7,44 triệu ha năm 2009. Năng suất không ngừng được nâng cao từ 21,5 tạ/ha (năm
1970) lên 52,3 tạ/ha (năm 2009). Tuy nhiên trong những năm gần đây do quá trình đô
thị hóa, công nghiệp hóa đã làm diện tích trồng lúa có xu hướng giảm, mặc dù sản
lượng vẫn tăng do việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất làm tăng
năng suất lúa. Bên cạnh việc tăng năng suất lúa, chúng ta cũng đã chú trọng đến chất
lượng của lúa gạo, những giống lúa cổ truyền như Tám Ấp Bẹ, Tám xoan, Dự, nếp
cái Hoa vàng, nếp Hòa Bình, nếp Hải Phòng, Nàng Nhen, Nàng thơm Chợ Đào, đã
được phục tráng và mở rộng trong sản xuất (Lê Vĩnh Thảo và cs, 2004) [26].
Nghề trồng lúa ở Việt Nam có từ lâu đời và gắn liền với sự phát triển nông
nghiệp của nước ta. Với những kinh nghiệm quí báu của ông cha ta để lại và trí
thông minh sáng tạo đã tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất
làm cho nghề trồng lúa của Việt Nam không ngừng phát triển. Nước ta từ một nước
thiếu đói lương thực triền miên, bằng nội lực của mình đã trở thành nước xuất khẩu
gạo đứng thứ hai thế giới.
Sản xuất lương thực trong thời kỳ đổi mới của đất nước được Đảng ta xác

định là vấn đề quan trọng để đảm bảo nhu cầu cơ bản của nhân dân và ổn định xã
hội. Cần tập trung phát triển sản xuất lương thực ở những vùng và tiểu vùng
trọng điểm, phấn đấu tăng sản lượng lương thực bình quân đầu người, nâng cao


13

chất lượng sản xuất và chế biến lương thực đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, dự trữ và
xuất khẩu.
Bảng 1.2. Sản xuất lúa ở Việt Nam qua các thời kỳ
1970, 1980, 1990 và 2000-2009
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(ha)

(tạ/ha)

(tấn)

1970

4,724.400

21,533

10,173.300


1980

5,600.200

20,798

11,647.400

1990

6,042.800

31,814

19,225.104

2000

7,666.300

42,431

32,529.500

2001

7,492.700

42,852


32,108.400

2002

7,504.300

45,903

34,447.200

2003

7,452.200

46,387

34,568.800

2004

7,445.300

48,552

36,148.900

2005

7,329.200


48,890

35,832.900

2006

7,324.800

48,942

35,849.500

2007

7,207.400

49,869

35,942.700

2008

7,414.300

52,230

38,725.100

2009


7,440.100

52,278

38,895.500

Năm

(Nguồn: FAO STAT năm 2010) [34]
Để đảm bảo vấn đề an ninh lương thực và giữ vị trí là một trong những nước
xuất khẩu lúa gạo đứng hàng đầu thế giới, một vấn đề đặt ra đó là cần thâm canh
tăng vụ, tập trung nguồn lực và trí lực cho việc nghiên cứu lai tạo ra các giống lúa
mới có năng suất cao, chất lượng tốt, thích ứng với điều kiện ngoại cảnh, ít sâu
bệnh, chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh bất lợi. Nhằm nâng cao cả về mặt giá
trị xuất khẩu, cần tiếp tục thực hiện chiến lược phát triển lúa chất lượng cao phục vụ
cho công tác xuất khẩu lúa gạo trong những năm tiếp theo.


14

1.2.2.2. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất lúa ở Việt Nam
Trước năm 1954, bằng đức tính cần cù sáng tạo, dân tộc Việt Nam đã đúc kết
được nhiều kinh nghiệm sản xuất và đã sử dụng các giống lúa địa phương, tuy năng
suất không cao nhưng có chất lượng tốt, chống chịu giỏi với các điều kiện bất lợi
của môi trường và sâu bệnh hại. Nhiều giống lúa được ông cha ta truyền lại đời này
qua đời khác, đó là các giống: Chiêm Tép, Chiêm Sài Đường, Chiêm Cút,… các
giống trồng trong vụ mùa như lúa Di, lúa Tám Xoan, lúa Dự… (Nguyễn Thị Lẫm
và cs, 2003), [14].

Việt Nam bắt đầu nghiên cứu lúa lai từ năm 1985, nhưng thực sự được xúc
tiến mạnh từ những năm 1990. Một số dòng bất dục đực tế bào chất, dòng phục hồi
và tổ hợp lúa lai ba dòng được nhập nội từ Trung Quốc và IRRI đã được đánh giá.
Những kết quả bước đầu đã xác định được một số dòng bố mẹ và giống lúa lai thích
ứng với điều kiện sinh thái và sản xuất của Việt Nam, đem lại năng suất và hiệu quả
kinh tế cao (Nguyễn Trí Hoàn và cs, 2003) [12].
Công tác nghiên cứu và chọn tại các giống lúa lai ở Việt Nam cũng được
thúc đẩy mạnh mẽ, tập trung vào việc thu thập, đánh gía các dòng bất dục đực nhập
nội, sử dụng các phương pháp chọn giống truyền thống như lai hữu tính, đột biến để
tạo ra các dòng bố mẹ mới. Các kết quả nghiên cứu đã xác định được các vật liệu bố
mẹ tốt, thích ứng với điều kiện sinh thái miền Bắc và có khả năng cho ưu thể lai cao
như các dòng mẹ: BoA-B. IR58025A-B, VN-01, 11S, TGMS11, TGMSVN1, T1S96, 103S, TGMS6; các dòng bố R3, R20, R24, RTQ5... (Nguyễn Trí Hoàn và cs,
2003), [12].
Từ năm 1997 đến năm 2005, có khoảng 68 giống lúa lai trong nước được
khảo nghiệm, trong đó có 3 giống được công nhận chính thức: Việt Lai 20, HYT83,
TH3-3, một số giống được công nhận tạm thời HYT57, TM4, HYT100, HYT92,
TH3-4, HC1, TH5-1, Việt Lai 24 và một số giống triển vọng khác (Phạm Văn
Cường, 2005) [4].


15

Ngoài ra, chúng ta cũng tích cực nhập nội các giống lúa lai nước ngoài chọn
lọc các tổ hợp lai tốt, thích ứng với điều kiện Việt Nam để phục vụ sản xuất. Cho
đến nay, Việt Nam đã có được một cơ cấu giống lúa lai khá đa dạng, ngoài các
giống đang được sử dụng phổ biến trong sản xuất như: Nhị ưu 838, Nhị ưu 63, D.ưu
527, Bồi tạp sơn thanh, Bác ưu 903, nhiều giống mới được mở rộng trong sản xuất
có năng suất, chất lượng khá như: Khải phong 1, Q.ưu 1, CNR36, Nghi hương
2308, VQ14, Phú ưu số 1 và một số giống lúa lai của Việt Nam như HYT83,
HYT100, TH3-3, Việt Lai 20, TH3-4... (Phạm Đồng Quảng, 2006) [21].

Quy trình nhân dòng bố mẹ và sản xuất hạt lai F1 của một số tổ hợp đã được
hoàn thiện và năng suất hạt lai đã tăng lên rõ rệt (Nguyễn Trí Hoàn, 2002). Nhiều tổ
hợp đã được sản xuất hạt lai F1 ở Việt Nam như Bác ưu 903, Bác ưu 64, Bác ưu
253, Nhị ưu 838, Nhị ưu 63, D.ưu527, VL20, TH3-3, HYT83, HYT92, HYT100,
HC1, năng suất trung bình đạt 1,5-2,5 tấn.
Ngoài ra, một số nghiên cứu về sinh lý của cây lúa lai đã cho thấy: ưu thế lai
về năng suất hạt của một số tổ hợp lai được tạo bởi ưu thế lai về diện tích lá ở giai
đoạn đẻ nhánh và trỗ, một số khác do ưu thế lai về cường độ quang hợp. Các nghiên
cứu về phân bón cho thấy, khi tăng lượng phân bón thì chỉ số diện tích lá (LAI),
khối lượng chất khô trên toàn cây (DM), tốc độ tích luỹ chất khô (CGR) của lúa lai
tăng vượt so với lúa thuần, đặc biệt ở giai đoạn sau cấy 4 tuần; năng suất lúa lai tăng
nhiều hơn năng suất lúa thuần và có tương quan thuận ở mức có ý nghĩa với LAI và
CGR ở giai đoạn đầu của quá trình sinh trưởng (Phạm Văn Cường, 2005) [5].
Công tác nghiên cứu, chọn tạo lúa lai hai dòng cũng được xúc tiến mạnh mẽ
ở Việt Nam. Các nghiên cứu hiện nay tập trung vào một số lĩnh vực như chọn tạo,
đánh gía các đặc tính nông sinh học của các dòng TGMS; tiến hành lai thử để tìm tổ
hợp lai cho ưu thể lai cao; xây dựng quy trình nhân dòn bất dục và sản xuất hạt lai
F1. Một số tác giả đã có các nghiên cứu ban đầu về bản chất di truyền và khả năng
phối hợp của một số vật liệu hiện có.
Đã có hơn 20 dòng TGMS mới được chọn tạo tại Việt Nam, tuy nhiên chỉ
một số dòng như 103S, T1S-96 được sử dụng rộng rãi trong việc chọn tạo các tổ


×