Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

nghiên cứu công thức trồng xen ngô và cây họ đậu trên vùng đất phù sa không được bồi đắp hàng năm ở vùng đồng bằng sông hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.55 MB, 113 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VN
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VN

NGUYỄN XUÂN SINH

NGHIÊN CỨU CÔNG THỨC TRỒNG XEN NGÔ VÀ CÂY
HỌ ĐẬU TRÊN VÙNG ĐẤT PHÙ SA KHÔNG ĐƯỢC BỒI
ĐẮP HÀNG NĂM Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

HÀ NỘI, 2015
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VN VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VN

NGUYỄN XUÂN SINH

NGHIÊN CỨU CÔNG THỨC TRỒNG XEN NGÔ VÀ CÂY
HỌ ĐẬU TRÊN VÙNG ĐẤT PHÙ SA KHÔNG ĐƯỢC BỒI
ĐĂP HÀNG NĂM Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
Chuyên ngành
Mã số

: Khoa học cây trồng
: 60.62.01.10



LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. Lê Văn Dũng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2


HÀ NỘI, 2015

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu của luận văn này chưa từng được
sử dụng để công bố ở bất cứ một tài liệu hoặc công trình nghiên cứu nào khác.
Các thông tin, tài liệu tham khảo trong luận án này có nguồn gốc rõ
ràng.
Hà nội, tháng 10 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Xuân Sinh


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page i


LỜI CẢM ƠN
Em xin trân trọng cảm ơn các thầy trong Hội Đồng
Em xin trân trọng cảm ơn thầy cô trong ban đào tạo sau đại học Viện
Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành luận văn
này.
Em xin gửi lời cảm ơn đến TS. Lê Văn Dũng là Thầy hướng dẫn đã
không quản khó khăn, tận tình giúp đỡ em để hoàn thành luận văn này.
Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Lãnh Đạo Viện Nghiên cứu Ngô đã
tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
Em xin gửi lời cảm ơn đến tập thể các cán bộ Bộ môn Canh tác và
Bảo vệ thực vật - Viện Nghiên cứu Ngô đã tạo điều kiện về mặt thời gian,
giúp đỡ chia sẻ về mặt khoa học cũng như kinh tế để em hoàn thành việc học
tập và nghiên cứu trong thời gian qua.
Em xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các cán bộ của Viện đã giúp đỡ
chia sẻ với em hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, vợ và các con tôi đã động viên
chia sẻ về mặt tình cảm cũng như về kinh tế trong những lúc khó khăn nhất
tưởng như không thể vượt qua.
Xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả

Nguyễn Xuân Sinh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .....................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ........................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ................................................................................ ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................. x
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 4
1.1. Các Khái niệm về trồng xen .......................................................................... 4
1.2.Cơ sở khoa học của đề tài ............................................................................... 4
1.2.1. Đặc điểm sinh lý của cây trồng chính và cây trồng xen có khả năng bổ
sung cho nhau trong cùng một hệ thống ............................................................ 4
1.2.2. Sự khác biệt về đặc điểm hình thái có khả năng bổ sung cho nhau .......... 5
1.2.3. Sự khác biệt về nhu cầu sử dụng ánh sáng .............................................. 6
1.2.4. Sự khác nhau về Thời gian Sinh trưởng giữa các loại cây trồng.............. 6
1.2.5. Dựa trên yêu cầu về Dinh dưỡng của các loại cây trồng bổ trợ cho nhau
trong suốt Thời gian Sinh trưởng ...................................................................... 7
1.2.6. Hạn chế cỏ dại và sâu bệnh hại trong hệ thống trồng xen ........................ 7
1.2.7. Trồng xen có thể làm giảm năng suất tối đa của các loại cây trồng trong
hệ thống ............................................................................................................ 8
1.2.8. Trồng xen giúp cải tạo đất làm cho đất đai ngày một màu mỡ hơn .......... 8
1.2.9. Cơ sở lý luận và thực tiễn trong sản xuất ( theo kinh nghiệm trồng xen lâu
đời của người nông dân) ................................................................................. 10
1.3. Tổng quan Đồng bằng sông Hồng ............................................................... 11
1.3.1. Vị trí địa lý điều kiện đất đai, khí hậu, của vùng Đồng bằng Sông Hồng11

1.3.2. Sự phân bố dân cư, tình hình kinh tế xã hội ........................................... 14
1.3.3. Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm của cây ngô và cây họ đậu hiện tại và khả
năng phát triển trong tương lai ........................................................................ 15
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iii


1.4. Một số nghiên cứu trồng xen gần đây .......................................................... 16
1.4.1. Những nghiên cứu trồng xen trên Thế giới ............................................ 16
1.4.2. Những nghiên cứu trồng xen ở Việt Nam .............................................. 20
1.4.3. Những vấn đề còn tồn tại, hạn chế của các nghiên cứu trước đây .......... 24
CHƯƠNG II: VẬT LIỆU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........... 25
2.1. Vật liệu nghiên cứu ..................................................................................... 25
2.1.. Giống Lạc L14 ........................................................................................ 25
2.1.2 Giống Đậu tương ĐT26.......................................................................... 25
2.1.3 Giống Ngô lai NK67 .............................................................................. 26
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................... 26
2.2.1. Nội dung 1: “Xác định mô hình xen canh phù hợp giữa ngô và đậu
tương có thể áp dụng tại vùng Đồng bằng Sông Hồng” .................................. 26
2.2.2. Nội dung 2: “Xác định mô hình xen canh phù hợp giữa ngô và lạc có thể
áp dụng tại vùng đồng bằng Sông Hồng” ........................................................ 27
2.2.3. Nội dung 3:“Xác định hiệu quả kinh tế của các công thức xen canh phù
hợp và ý nghĩa của xen canh trong việc cải tạo đất” ........................................ 27
2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 27
2.3.1. Phương pháp thiết kế và bố trí thí nghiệm ............................................. 27
2.3.2. Phương pháp đánh giá đặc điểm nông sinh học trong hệ thống xen canh
....................................................................................................................... 29
2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu, tính hiệu quả kinh tế trong các công thức
xen canh.......................................................................................................... 33

2.3.4. Gieo trồng và chăm sóc thí nghiệm, đặc điểm thời tiết khí hậu trong 2 vụ
Xuân Hè và Hè Thu 2014................................................................................ 35
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN....................................................... 38
3.1. Kết quả nghiên cứutrồng xen ngô – đậu tương năm 2014 ............................ 38
3.1.1. Nghiên cứu trồng xen ngô đậu tương trong vụ Xuân Hè 2014 ............... 38
3.1.2. Nghiên cứu trồng xen Ngô – Đậu trong vụ Hè Thu 2014 ....................... 47
3.2. Nghiên cứu về trồng xen Ngô – Lạc năm 2014 ............................................ 59
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iv


3.2.1. Những nghiên cứu về trồng xen ngô lạc trong vụ Xuân Hè 2014 ........... 59
3.2.2. Kết quả nghiên cứu trồng xen Ngô – Lạc vụ Hè Thu 2014 .................... 68
3.3. Hiệu quả kinh tế của các thí nghiệm trồng xen ............................................ 78
3.3.1. Hiệu quả kinh tế của các công thức trồng xen ngô – đậu tương ............. 78
3.3.2. Hiệu quả kinh tế của các công thức trồng xen ngô – lạc ........................ 82
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 89
PHỤ LỤC

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page v


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
TT

Tên bảng


Trang

Bảng 1.1. Đặc điểm của một số loại đất phù sa ở vùng đồng bằng châu thổ Sông
Hồng..................................................................................................... 13
Bảng 3.1. Thời gian sinh trưởng và một số đặc điểm nông sinh học của giống Ngô
NK 67 trong vụ Xuân Hè 2014 tại Phương Đình, Đan Phượng ............. 39
Bảng 3.2. Thời gian sinh trưởng của giống Đậu tương DT-26 trong vụ Xuân Hè
năm 2014 .............................................................................................. 40
Bảng 3.3. Mức độ chống chịu với điều kiện bất thuận của giống ngô NK67 trong
các công thức trồng xen vụ Xuân Hè năm 2014 .................................... 41
Bảng 3.4. Các yếu tố cấu thành năng suất của giống ngô NK67 trong thí trồng xen
Ngô - Đậu vụ Xuân Hè 2014 ................................................................ 42
Bảng 3.5. Các yếu tố cấu thành năng suất của giống đậu tương DT 26 trong hệ
thống trồng xen ngô đậu vụ Xuân Hè 2014 tại Phương Đình, Đan
Phượng, Hà Nội .................................................................................... 43
Bảng 3.6. Năng suất ngô và đậu tương trong hệ thống xen canh. Vụ Xuân Hè 2014
tại Phương Đình, Đan Phượng, Hà Nội. ................................................ 44
Bảng 3.7.Các đại lượng xen canh của hệ thống trồng xen ngô – đậu trong vụ Xuân
Hè năm 2014 tại Phương Đình, Đan Phượng, Hà Nội ........................... 46
Bảng 3.8. Thời gian sinh trưởng, và một số đặc điểm nông sinh học của giống ngô
NK 67 trong vụ Hè Thu 2014 ............................................................... 48
Bảng 3.9:Thời gian sinh trưởng của giống đậu tương DT-26 trong vụ Xuân Hè năm
2014 ..................................................................................................... 49
Bảng 3.10. Tính chống chịu của giống ngô NK67 vụ Hè Thu năm 2014 ................ 50
Bảng 3.11. Các yếu tố cấu thành năng suất của giống ngô NK67 trong thí trồng xen
ngô - đậu vụ Hè Thu 2014 .................................................................... 52
Bảng 3.12. Các yếu tố cấu thành năng suất của giống đậu tương DT 26 ................ 53

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page vi


Bảng 3.13. Năng suất ngô, đậu tươngtrong hệ thống xen canh ngô – đậu vụ Hè Thu
2014 tại Phương Đình, Đan Phượng, Hà Nội ........................................ 54
Bảng 3.14. Các đại lượng cạnh tranh ngô – đậu trong thí nghiệm trồng xen vụ Hè
Thu 2014 tại Phương Đình, Đan Phượng, Hà Nội ................................. 55
Bảng 3.15. Thời gian sinh trưởng và một số đặc điểm nông sinh học của ngô trong
hệ thống xen canh Ngô Lạc vụ Xuân Hè năm 2014. ............................. 59
Bảng 3.16.Thời gian sinh trưởng của giống lạc L-14 trong 2 vụ Xuân Hè năm 2014
tại Phương Đình, Đan Phượng, Hà Nội ................................................. 60
Bảng 3.17. Tính chống chịu với sâu bệnh và điều kiện bất thuận của giống ngô
NK67 trong vụ Xuân Hè năm 2014....................................................... 61
Bảng 3.18. Các yếu tố cấu thành năng suất của giống ngô NK67 trong thí trồng xen
ngô – lạc vụ Xuân Hè 2014................................................................... 62
Bảng 3.19. Các yếu tố cấu thành năng suất của giống lạc L14 vụ Xuân Hè 2014 tại
Phương Đình, Đan Phượng, Hà Nội ...................................................... 63
Bảng 3.20. Năng suất ngô và lạc trong hệ thống xen canh .................................... 64
Bảng 3.21. Các đại lượng cạnh tranh ngô lạc trong vụ Xuân Hè 2014 tại Phương
Đình, Đan Phượng, Hà Nội ................................................................... 66
Bảng 3.22. Thời gian sinh trưởng và các đặc tính nông sinh học của Ngô – Lạc
trong vụ Hè Thu năm 2014 ................................................................... 68
Bảng 3.23.Thời gian sinh trưởng của giống Lạc L-14 trong vụ Hè Thu năm 2014 tại
Phương Đình, Đan Phượng, Hà Nội ...................................................... 69
Bảng 3.24 . Tính chống chịu với điều kiện bất thuận của giống ngô NK67 trong vụ
Hè Thu năm 2014 ................................................................................. 70
Bảng 3.25. Các yếu tố cấu thành năng suất của giống ngô NK67 trong thí trồng xen
Ngô – Lạc vụ Hè Thu 2014................................................................... 71
Bảng 3.26. Các yếu tố cấu thành năng suất của giống lạc L14 vụ Hè Thu 2014 tại

Phương Đình, Đan Phượng, Hà Nội ...................................................... 72
Bảng 3.27. Năng suất ngô và lạc trong hệ thống xen canh .................................... 73

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vii


Bảng 3.28. Các đại lượng cạnh tranh Ngô Lạc trong vụ Hè Thu 2014 tại Phương
Đình, Đan Phượng, Hà Nội ................................................................... 74
Bảng 3.29. Hiệu quả kinh tế thí nghiệm xen canh Ngô - Đậu tương vụ Xuân Hè năm
2014 ..................................................................................................... 79
Bảng 3.30. Hiệu quả kinh tế thí nghiệm xen canh ngô - đậu vụ Hè Thu năm 2014 ..... 81
Bảng 3.31. Hiệu quả kinh tế thí nghiệm xen canh ngô lạc trong vụ Xuân Hè 2014 83
Bảng 3.32: Hiệu quả kinh tế thí nghiệm xen canh ngô lạc trong vụ Hè Thu 2014 .. 86

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page viii


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
TT

Tên hình

Trang

Hình 1. Biểu đồ Ảnh hưởng của mùa vụ tới Hệ số QTTĐ (Rcc-K), HSCC C
giữa ngô và đậu tương .................................................................. 58

Hình 2. Biểu đồẢnh hưởng của mùa vụ trồng đến Hệ số sử dụng đất tương
đương, chỉ số xâm thực của thí nghiệm trồng xen ngô – đậu năm
2014 ............................................................................................. 58
Hình 3. Biểu đồ hệ số quần tụ tương đối, hệ số canh tranh giữa ngô lạc của
các công thức trồng xen năm 2014 tại Phương Đình, ĐP, HN ...... 77
Hình 4. Biểu đồ Hệ số SD ĐTĐ (LER), độ xâm thực (A) giữa ngô lạc trong
các công thức trồng xen năm 2014 tại Phương Đình, Đan Phượng,
Hà Nội. ......................................................................................... 78

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ix


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Tên đầy đủ

Từ viết tắt

Hệ số sử dụng đất tương đương

LER

Độ xâm thực

And

Hệ số quần tụ tương đối

Rcc-K


Hệ số cạnh tranh

C

Trung tâm nông nghiệp và phát triển Pháp

ICRISAT

Hiệu quả kinh tế

HQKT

Năng suất thực thu

NSTT

Trọng lượng ô



Trọng lượng mẫu

P mẫu

Trung tâm nghiên cứu cải lương ngô và lúa mì quốc tế

CIMMYT

Tổ chức tình nguyện phi chính phủ Vương quốc Anh


CARE

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page x


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong các phương thức canh tác, trồng xen là một kiểu canh tác đặc
biệt, trồng xen cho phép người nông dân trồng đồng thời nhiều hơn 1 loại
cây trồng trên cùng 1 diện tích canh tác trong một khoảng thời gian nhất
định.
Hình thức canh tác này, cho phép người nông dân đa dạng hóa các sản
phẩm đầu ra của Nông nghiệp, giúp người sản xuất chủ động công lao động
trong vụ.
Dựa vào các đặc điểm sinh lý, hình thái, .. để chọn các loại cây trồng
phù hợp trong hệ thống vì vậy trồng xen có thể giúp cải tạo đất canh tác, làm
cho đất đai ngày càng màu mỡ hơn (theo Steve Prochaska - Double crop
soybeans veus modified rely intercrop soybean in 2012).
Ở Việt Nam cùng với sự phát triển của nền nông nghiệp, trồng xen đã
được áp dụng từ lâu đời trong kinh nghiệm của dân gian, tuy nhiên người
nông dân chủ yếu là trồng lẫn (trồng xen không theo dải băng) cho hiệu quả
thấp, hiện nay, ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu trồng xen càng có ý nghĩa
hơn trong sản xuất (theo Gil Gullickson 2012. Six – Row strips boost yield
success).
Ở Việt Nam hằng năm, gieo trồng từ 1,0 đến 1,1 triệu ha ngô đạt năng
suất từ 4,5-4,8 tấn/ha cho sản lượng khoảng 5 triệu tấn ngô.
Cây đậu tương được trồng từ 200.000 - 250.000 ha cho sản lượng

khoảng 300.000 tấn.
Tuy nhiên, nhu cầu nguồn nguyên liệu dùng chế biến thức ăn chăn
nuôi ở Việt Nam là rất lớn, ngành sản xuất ngô đậu tương trong nước chưa
đáp ứng đủ nhu cầu, vì vậy hàng năm phải nhập khẩu một lượng lớn ngô,
đậu tương,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1


Theo nguồn thông tin xuất nhập khẩu, từ những năm 2012 Việt Nam
trước về trước hàng năm nhập khẩu 1,5 triệu tấn ngô và 1 triệu tấn các sản
phẩm từ đậu tương, năm 2014 là 4,7 triệu tấn ngô và 1,5 triệu tấn đậu tương,
trong bảy tháng đầu năm 2015 là 3,6 triệu tấn (nguồn thông tin xuất nhập
khẩu), có xu thế năm sau nhập nhiều hơn năm trước.
Hiện tượng nóng lên toàn cầu đã làm tan chảy lớp băng vĩnh cửu, tác
động tới sự dâng lên của nước biển, theo hội nghị biến đổi khí hậu COP18
tại Doha - Qatar từ 18 - 26 tháng 12 năm 2012.
Việt Nam được đánh giá là một trong 5 nước chịu ảnh hưởng nặng nề
nhất do sự dâng lên của mực nước biển, sự biểu hiện của các hình thái cực
đoan thường xảy ra liên miên trong một vụ, một chu kỳ trồng trọt đã và đang
ảnh hưởng không nhỏ đến ngành sản xuất nông nghiệp nói chung, ngành sản
xuất ngô và cây họ đậu nói riêng.
Đặc biệt, trong năm 2015, trước yêu cầu cơ cấu lại nền nông nghiệp
để đáp ứng nhu cầu của hội nhập, khi Việt Nam đã tham gia chuỗi cung ứng
toàn cầu, thì ngành sản xuất nông nghiệp ở nước ta đang dần lộ rõ yếu kém
nội tại.
Việc nâng cao hiệu quả của sản xuất và hiệu quả kinh tế, cải tạo đất
canh tác làm giảm sự thoái hóa đất đai trong sản xuất nnông nghiệp hiện nay
là một vấn đề mang tính thời sự, nóng bỏng, bức thiết, có tính chất sống còn.

Các giải pháp kỹ thuật thúc đẩy sản xuất nhằm tăng hiệu quả canh tác,
ứng phó biến đổi khí hậu hiện nay, một trong số đó thì trồng xen là một biện
pháp dễ làm, tăng hiệu quả sản xuất xanh, tăng hiệu quả kinh tế, góp phần cải
tạo môi trường, đa dạng hóa các sản phẩm thu hoạch, là một trong những
biện pháp hướng tới sản xuất an toàn và bền vững hơn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2


2. Mục tiêu của đề tài:
2.1. Tìm ra được tỷ lệ trồng xen thích hợp hệ thống xen canh: Trong các
hệ thống xen giữa ngô và cây trồng khác bao gồm:
Trồng xen giữa ngô và đậu tương
Trồng xen giữa ngô và lạc.
Trong đó xác định ngô là cây trồng chính, lạc và đậu tương là cây
trồng xen.
2.2. Xác định Mô hình xen canh hiệu quả, mật độ gieo trồng thích hợp
trong Hệ thống xen canh (Ngô – Đậu Tương, Ngô – Lạc)
3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa lý luận
- Tìm ra được công thức trồng xen thích hợp có thể khuyến cáo cho
sản xuất nông nghiệp trên vùng đất phù sa không được bồi đắp hàng năm ở
vùng đồng bằng Đồng bằng sông Hồng.
- Sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn tài nguyên đất, nước, ánh
sáng trong điều kiện biến đổi khí hậu đang xảy ra.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Tìm ra được công thức xen canh thích hợp cho vùng đất phù sa
không được bồi đắp hàng năm góp phần cải tạo đất, đa dạng hóa sản phẩm

( thu hoạch ngô và có thêm đậu) .
- Khai thác lợi thế trong xen canh cây ngô trên vùng đất phù sa ở
vùng Đồng bằng sông Hồng.
- Góp phần giảm dần nhập khẩu nguồn nguyên liệu cho ngành chế
biến thức ăn chăn nuôi tiết kiệm một phần nguồn ngoại tệ .

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các Khái niệm về trồng xen
Theo Andrew và Kassam vào năm 1976 đã đưa ra định nghĩa trồng xen
(xen canh) như sau:
“ Trồng xen là một Hệ thống hỗn hợp hai hay nhiều loại cây trồng
được gieo trồng đồng thời trong cùng một thời gian nhất định trên cùng
một đơn vị diện tích canh tác”.
Một số các tác giả khác trên thế giới cho rằng:
“ Trồng xen là một hình thức trồng trọt mà trên một cách đồng trong
cùng một khoảng thời gian nhất định, được trồng từ 2 loại cây trồng trở lên.
Trồng xen là một dạng đặc biệt của trồng lẫn, trong đó các loại cây
trồng được trồng theo từng hàng và các hàng được trồng theo một hướng
nhất định”.
Theo một số tác giả tại Việt Nam:
Trồng xen nói riêng, trồng lẫn nói chung đều cho phép sử dụng một
cách hiệu quả ánh sáng mặt trời, tiết kiệm nguồn nước tưới, các chất dinh
dưỡng được hấp thu và hoàn trả lại cho đất thông qua năng suất sinh khối,
hoặc các vi sinh vật cộng sinh...
Theo Fukai, S.and Trenbath, B.R, 1993. Các loại cây được trồng trong

mô hình trồng xen cần đáp ứng như sau: Có hình dạng tán lá khác nhau (tán
lá đứng và tán lá nằm ngang) giúp cho các loại cây trồng quang hợp và hấp
thụ CO2, nước và dinh dưỡng hiệu quả hơn
1.2.Cơ sở khoa học của đề tài
1.2.1. Đặc điểm sinh lý của cây trồng chính và cây trồng xen có khả năng
bổ sung cho nhau trong cùng một hệ thống
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4


Ngô và cây họ đậu có sự khác biệt khá lớn về đặc điểm sinh lý có tính
bổ sung cho nhau, ngô thuộc họ hòa thảo Poaceae thuộc lớp cây 1 lá mầm lá
đứng, cây họ đậu Fabaceae lớp cây 2 lá mầm lá nằm ngang.
Ngô quang hợp theo chu trình C4 có khả năng phân giải Urea cao, cây
cần nhiều đạm trong quá trình sinh trưởng và phát triển, còn cây họ đậu
quang hợp theo chu trình C3 cần nhiều lân hơn trong suốt quá trình sinh
trưởng.
Mặt khác cây họ đậu có khả năng cộng sinh với vi khuẩn Rhizobium
để cố định N2 từ khí trời bổ xung một lượng đạm nhất định cung cấp cho cây
trồng và để lại trong đất qua các tàn dư thực vật.
1.2.2. Sự khác biệt về đặc điểm hình thái có khả năng bổ sung cho nhau
Ngô và cây họ đậu có những đặc điểm hình thái bổ sung cho nhau
trong hệ thống trồng xen, khi đưa chúng vào trồng xen hai loại cây trồng này
sử dụng được nguồn tài nguyên đất, dinh dưỡng, ánh sáng một cách hợp lý
nhất, ngoài ra cây họ đậu còn có tác dụng bổ sung một lượng đạm cho cây
trồng khác trong hệ thống xen canh (theo Lê Văn Dũng, Ngô Hữu Tình,
2005).
Tuy nhiên, việc trồng xen có nhiều lợi ích như trên nhưng để phát huy
được hiệu quả sản xuất cần chú ý vào những vấn đề sau:

Phải chọn các cây trồng có hình thái khác nhau về chiều cao, xen
canh giữa các giống, cao cây với thấp cây, giữa các cây có thế lá nằm
ngang với cây có thế lá đứng, các loại cây trồng có thời gian đạt chỉ số diện
tích lá tối đa khác nhau (theo Savita Mehta, Seema Bedi, Krishan Kumar
Vashist, 2014).
Trồng kết hợp các loại cây có bộ rễ ăn sâu, với cây trồng có bộ rễ ăn
nông, các loại cây có bộ rễ phát triển rộng với các loại cây có bộ rễ phát
triển hẹp, nhằm mục đích tận dụng tối đa độ sâu tầng canh tác và độ phì
nhiêu của khu đất canh tác ( theo LK.Baishya, MA.Ansasi, I Walling,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


PK.Sarma, 2014)
Đặc biệt, các loài cây thuộc họ đậu còn có tác dụng cải tạo đất (theo
các tác giả Nguyễn Thanh Phương năm 2000, Huỳnh Văn khiết năm
2011).
1.2.3. Sự khác biệt về nhu cầu sử dụng ánh sáng
Chọn các giống cây trồng ưa bóng trồng xen với các giống cây ưa
sáng, cây ưa sáng quang hợp ở phía trên còn cây ưa bóng ở dưới tán sẽ tận
dụng tốt ánh sáng (theo David Ekstrom, 9/2013).
Cây họ đậu tán lá nằm ngang có thể chịu được bóng râm, trồng xen
với ngô có tán lá đứng, thân không phân cành, quang hợp theo chu trình C4,
cần nhiều đạm và ánh sáng trong suốt thời gian sinh trưởng và phát triển là
loại cây ưa sáng (theo các tác giả S Saha, D Chakraborty, A.R Sharma, R K
Tomar, S Bhadraray, U Sen, U K Behera, T J Pukayastha, R N Garg, N
Kalra, 2010).
Tính tương quan giữa hệ thống xen canh và môi trường: Khi có đầy
đủ ánh sáng, phân bón, chăm sóc đầy đủ người ta có thể gieo trồng với mật

độ cao (theo S Pradhan, UK Chopra, KK Bandyopadhyay, P Krishnan, R
Singh, AK Jain, 2013)
1.2.4. Sự khác nhau về Thời gian Sinh trưởng giữa các loại cây trồng
- Chọn các loại cây trồng có Thời gian Sinh trưởng khác nhau, giống
cây có Thời gian Sinh trưởng ngắn được trồng xen với giống cây có thời
gian sinh trưởng dài hơn.
- Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thanh và cộng tác viên.
2008; thì khác nhau về Thời gian Sinh trưởng trong của các loại cây trồng
trong Hệ thống trồng xen so với trồng thuần là không thay đổi.
- Chọn các loại cây có yêu cầu dinh dưỡng khoáng khác nhau, cây
yêu cầu nhiều Đạm (cây ngô, mía, ...) và cây cần nhiều Lân, Kali (cây họ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


đậu). (theo các tác giả Exner, D.N, Davidson, D.G, Ghaffarzadeh, M. And
Cruse, R.M. (1999).
1.2.5. Dựa trên yêu cầu về Dinh dưỡng của các loại cây trồng bổ trợ cho
nhau trong suốt Thời gian Sinh trưởng
Trồng xen có thể mang lại thu nhập cao hơn trồng thuần khi gieo
trồng hợp lý tỷ lệ cây trồng chính và cây trồng xen, đa dạng hơn về thu
nhập và sản phẩm trên một đơn vị diện tích so với trồng thuần một loại cây
trồng do các yếu tố sau:
+ Thời gian canh tác được sử dụng triệt để hơn, trong cùng một thời
gian các loại cây trồng trên diện tích trồng xen ở vào giai đoạn sinh trưởng
khác nhau, do khác biệt về thời gian sinh trưởng nên việc sử dụng công lao
động sẽ được rải đều trong vụ, ngoài ra việc trồng xen còn tận dụng đất đai
triệt để hơn, góp phần làm hạn chế cỏ dại, giảm được công làm cỏ và thuốc
trừ cỏ độc hại với môi trường.

+ Phát huy được tác dụng tương hỗ giữa các loại cây trồng (cây cần
nhiều dinh dưỡng ánh sáng, và cây cần ít hơn) trong hệ thống trồng xen.
Khi trồng xen giữa cây ngô với cây họ đậu đã có tác dụng tương hỗ
bởi các lý do sau:
Ngô là cây C4 (thực hiện quang hợp theo chu trình C4), còn cây họ
đậu là nhóm cây C3 sử dụng nhiều lân hơn, cây họ đậu có khả năng hấp thụ
khí N2 từ khí trời cung cấp cho cây trồng do cộng sinh với các loài vi khuẩn
cố định đạm, có khả năng bổ sung thêm một lượng đạm quý báu cho cây
ngô.
1.2.6. Hạn chế cỏ dại và sâu bệnh hại trong hệ thống trồng xen
+ Giảm sâu bệnh và các tác nhân gây hại, do các loại sâu bệnh và các
tác nhân gây hại khác nhau sử dụng các loại ký chủ khác nhau.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7


Do vậy trong hệ thống xen canh sẽ giảm sâu bệnh hơn do có các phổ
ký chủ không phù hợp cho một loài sâu bệnh nào đó trên cùng diện tích
canh tác, sẽ giúp hạn chế sự lây lan và phát triển của loài sâu bệnh đó.
Theo các tác giả Vũ Thống Nhất (2009).
- Tăng tổng sản phẩm thu hoạch trên một đơn vị diện tích gieo trồng.
- Đa dạng hóa sản phẩm sau khi thu hoạch.
- Mật độ cây trồng cao có tác dụng hạn chế cỏ dại do áp lực cạnh
tranh ánh sáng và dinh dưỡng giữa cây trồng và cỏ dại lớn hơn.
- Tiết kiệm được công lao động trong việc làm đất, làm cỏ, chăm
sóc...
- Việc sử dụng công lao động, dinh dưỡng cho cây trồng, nước, ánh
sáng được phân bổ đều hơn trong một vụ gieo trồng, do các loại cây trồng
có thời gian sinh trưởng khác nhau, các loại cây trồng trong hệ thống xen

canh có các yêu cầu về dinh dưỡng, nước, ánh sáng khác nhau nên ở một
thời điểm nhất định các loại cây trồng ở giai đoạn sinh trưởng khác nhau.
1.2.7. Trồng xen có thể làm giảm năng suất tối đa của các loại cây trồng
trong hệ thống
Một số nghiên cứu cho rằng trồng xen có thể làm giảm năng suất tối
đa của các loại cây trồng trong hệ thống do sự cạnh tranh và ảnh hưởng đến
nhau trong hệ thống cây trồng xen.
Theo tác giả Nguyễn Thị Thanh, ( 2008) cây họ đậu trồng xen với cây
ngô bị cây ngô che bóng vì vậy các chỉ tiêu cấu thành năng suất và năng
suất đều giảm hơn so với trồng thuần.
1.2.8. Trồng xen giúp cải tạo đất làm cho đất đai ngày một màu mỡ hơn
Một mô hình trên địa bàn tỉnh Gia Lai đưa cây lạc dại vào trồng xen
trong vườn cây ăn trái, (Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên) cho
biết: Trong chương trình thực hành sản xuất tốt hồ tiêu (VietGap tiêu), sử
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8


dụng các đối tượng về sinh học để phòng hộ sinh thái và che phủ đất là hết
sức quan trọng (theo Trần An Phong, Tạ Minh Sơn, 2004).
Điển hình là cây lạc dại, đây là một tiến bộ kỹ thuật rất tốt một số hộ
nông dân đã tự phát trồng cây lạc dại trên một diện tích rất lớn.
Theo nghiên cứu của Viện, trồng cây lạc dại trong vườn tiêu mang lại
rất nhiều lợi ích cho nông dân, bởi cây lạc dại không hút chất dinh dưỡng và
không gây tuyến trùng cho các loại cây ăn trái, cây công nghiệp trong đó có
cây tiêu, như nhiều bà con nghĩ, mà trái lại cây lạc dại cải tạo đất rất tốt, tăng
khả năng chống chọi cho cây hồ tiêu lên nhiều lần.
Cây lạc dại rất dễ trồng, chỉ cắt ra rồi giâm xuống, tỷ lệ sống gần như
đạt 100%. Sau khi trồng được khoảng 1 năm, cây lạc dại đã phát triển xanh

tốt, người trồng có thể cắt và ủ vào gốc để giữ độ ẩm và cung cấp chất dinh
dưỡng cho cây trồng khác. Đặc tính của cây lạc dại là khi cắt cây vẫn tiếp
tục tái sinh và phát triển bình thường.
Mô hình trồng xen lạc dại trong vườn tiêu được xem là mô hình tốt để
áp dụng không chỉ nông dân trồng tiêu, mà tất cả nông dân phát triển các
loại cây trồng khác học tập và làm theo.
Vì lạc dại mang lại nhiều lợi ích lại dễ trồng, sinh trưởng, phát triển
nhanh, có thể thích ứng với nhiều loại đất: bạc màu, nghèo dinh dưỡng, đất
đồi núi dốc, đất cát, đất chua mặn ven biển.
Những địa phương mà đất có đặc tính bạc màu, không thể trồng được
bất cứ loại cây nào khác ngoài cỏ dại, thì có thể trồng lạc dại phủ kín đất.
Sau 2-3 năm, lượng mùn trong đất sẽ tăng lên, đất tơi xốp hơn, độ ẩm cao
hơn và giàu dinh dưỡng hơn, bà con có thể đưa vào canh tác các loại cây
trồng, mang lại nguồn thu cho gia đình.
Chính vì vậy việc nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trong canh tác, trong
đó các kỹ thuật trồng xen canh nhằm tăng hiệu quả kinh tế và hiệu quả của
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9


sản xuất, cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu cho đất, ở những vùng đất phù sa
không được bồi đắp thường xuyên trở nên ngày một cấp thiết hơn, đặc biệt
trong điều kiện hiện nay do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã và đang hiện
hữu đã làm cho đất đai ngày một nghèo kiệt, sản xuất nông nghiệp nước ta
ngày một trở lên thiếu hiệu quả, thiếu bền vững.
1.2.9. Cơ sở lý luận và thực tiễn trong sản xuất ( theo kinh nghiệm trồng
xen lâu đời của người nông dân)
Góp một phần khẳng định thêm cơ sở khoa học của hệ thống cây
trồng xen, có hình thức sử dụng hợp lý và hiệu quả hơn các nguồn tài

nguyên, trong sản xuất nông nghiệp hiện nay, đặc biệt là trong điều kiện
hiện nay sự biến đổi khí hậu đã hiện hữu, thời tiết, khí hậu ngày một cực
đoan hơn.
Lựa chọn hình thức canh tác phù hợp hơn trong điều kiện chuyển đổi
cơ cấu cây trồng góp phần giảm thiểu tác động bất lợi do hiện tượng biến
đổi khí hậu gây ra đối với nền sản xuất Nông nghiệp.
Tìm ra hệ thống xen canh có tỷ lệ giữa cây trồng chính và cây trồng
xen thích hợp, góp phần vừa cải tạo đất, vừa giúp người sản xuất đa dạng
các sản phẩm thu hoạch của mình (thu hoạch ngô và có thêm một lượng
nhất định đậu, lạc) tiếp một bước tiến dần tới nền nông nghiệp phát triển bền
vững.
Chủ động ứng phó và thích nghi với những biến đổi khó lường của
điều kiện ngoại cảnh bất thuận, giảm chi phí đầu vào cho sản xuất góp một
phần làm cho ngành sản xuất ngô và cây họ đậu theo hướng phát triển bền
vững hơn.
Mở ra hướng sản xuất nông nghiệp xanh, sạch hơn, giảm dần sự phụ
thuộc vào nguồn nguyên liêu nhập khẩu từ bên ngoài, giúp ngành chế biến
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10


thức ăn chăn nuôi chủ động được nguồn nguyên liệu trong nước, tiết kiệm
nguồn ngoại tệ quý báu cho sự phát triển của đất nước do việc nhập khẩu
nguyên liệu thức ăn chăn nuôi phải chi ra để nhập ngô và đậu tương.
Góp phần làm tăng hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, tăng thêm thu
nhập cho người nông dân, giúp xóa đói giảm nghèo một cách bền vững.
1.3. Tổng quan Đồng bằng sông Hồng

1.3.1. Vị trí địa lý điều kiện đất đai, khí hậu, của vùng Đồng bằng

Sông Hồng
Đồng bằng sông Hồng (hay còn được gọi là vùng đồng bằng châu thổ
sông Hồng) là một vùng đất khá bằng phẳng, rộng lớn, được kiến tạo bởi hạ
lưu của Hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình thuộc miền Bắc Việt Nam,
vùng đồng bằng Sông Hồng bao gồm 11 tỉnh và thành phố trực thuộc trung
ương: Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Hải
Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Ninh.
Toàn vùng có diện tích: 23.336 km², chiếm 7,1% diện tích của cả
nước trong đó có hai thành phố lớn là Hà Nội và Hải Phòng.
Vùng đồng bằng sông Hồng trải dài từ vĩ độ 21°34´N (huyện Lập
Thạch, Phú Thọ) tới vùng bãi bồi khoảng 19°5´N (huyện Kim Sơn, Ninh
Bình), từ 105°17´E độ kinh đông đến 107°7´E (huyện Ba Vì, Hà Nội). Phía
bắc và đông Vùng bắc giáp Vùng miền núi và trung du Đông Bắc (Việt
Nam), phía tây là vùng Tây Bắc Bộ, phía đông là vịnh Bắc Bộ và phía nam
giáp với dải đồng bằng vùng Bắc Trung Bộ.
Đồng bằng có địa hình trải dài thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam,
từ các thềm phù sa cổ của Hệ thống bao gồm 2 con sông lớn là sông Hồng
và sông Thái Bình có độ cao địa hình so với mực nước biển trung bình là từ
0,4 - 15m, ở các bãi bồi ngoài đê, cửa sông là 2 - 4m .
Địa hình vùng tương đối bằng phẳng, hệ thống sông ngòi dày đặc, tạo
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11


điều kiện thuận lợi để phát triển hệ thống giao thông thủy bộ.
Lượng mưa trung bình hàng năm của vùng đồng bằng châu thổ Sông
Hồng từ 1.400 – 2.000 mm/năm.
Tuy nhiên lượng mưa phân bố không đều, tập trung chủ yếu vào các
tháng mùa mưa, làm lưu lượng dòng chảy các con sông lớn có thể gây ra lũ

lụt, đặc biệt ở các vùng cửa sông khi nước lũ và thủy triều gặp nhau gây ra
hiện tượng dồn ứ nước trên các con sông.
Về mùa khô cũng là mùa lạnh (phân bố từ tháng 10 đến tháng 4 năm
sau), dòng nước trên sông chỉ còn 20-30% lượng nước cả năm gây ra hiện
tượng thiếu hụt nguồn nước.
Bởi vậy, để ổn định việc phát triển sản xuất, đặc biệt trong nông
nghiệp thì cần phải xây dựng hệ thống thuỷ nông đảm bảo chủ động tưới tiêu
và hệ thống đê điều chống lũ và ngăn phèn mặn.
Đặc trưng khí hậu vùng đồng bằng sông Hồng là kiểu khí hậu nhiệt đới
gió mùa (được chia làm 4 mùa rõ rệt), mùa đông từ tháng 11 đến tháng 2
năm sau, mùa xuân từ tháng 2 đến tháng 4, mùa hè tư tháng 5 đến tháng 7,
mùa thu từ tháng 8 đến tháng 10.
Điều kiện khí hậu rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Trong năm
vụ Đông được gieo trồng các giống cây ưa lạnh, vụ Xuân, vụ Hè Thu và vụ
mùa trồng cây ưa nóng và ẩm.
Đất đai là nguồn tài nguyên đặc biệt quan trọng của vùng, đất đai được
bồi đắp bởi phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Với tổng số
khoảng trên 10,3 triệu ha đất đã được sử dụng, chiếm 82,48 % diện tích đất
tự nhiên của vùng và chiếm 5,5% diện tích đất sử dụng của cả nước.
Vùng đồng bằng Sông Hồng có thể chia thành 3 kiểu địa hình như
sau:
Kiểu địa hình vùng rìa đồng bằng bao gồm khu vực bán sơn địa Ba
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12


×