Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

nghiên cứu hoàn thiện thiết kế, khảo nghiệm và đánh giá máy gặt đập liên hợp dạng treo cỡ nhỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.38 MB, 82 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM THỊ LƯƠNG

NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN THIẾT KẾ, KHẢO NGHIỆM
VÀ ĐÁNH GIÁ MÁY GẶT ĐẬP LIÊN HỢP
DẠNG TREO CỠ NHỎ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, NĂM 2015


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM THỊ LƯƠNG

NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN THIẾT KẾ, KHẢO NGHIỆM
VÀ ĐÁNH GIÁ MÁY GẶT ĐẬP LIÊN HỢP
DẠNG TREO CỠ NHỎ

Chuyên ngành: Máy nông nghiệp
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Lê Văn Bích

HÀ NỘI, NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và hoàn toàn chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào


Tôi cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2015
Tác giả

Phạm Thị Lương

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page i


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu thực hiện và hoàn thành luận văn thạc sỹ,
ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của rất
nhiều cá nhân, tập thể trong và ngoài trường
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo
Khoa Cơ Điện, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam đã tạo mọi điều kiện giúp
đỡ tôi hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp này. Đặc biệt tôi xin chân thành gửi lời
cảm ơn đến thầy giáo TS. Lê Văn Bích và ThS Lưu Văn Chiến người đã trực
tiếp hướng dẫn tôi thực hiện và cũng là người đã tận tình giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình hoàn thành đồ án luận văn này. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè đã khích lệ tôi hoàn thành luận văn thạc
sỹ này.
Trong quá trình thực hiện đề tài khó tránh khỏi những thiếu sót ngoài ý
muốn. Tôi rất mong các thầy cô cùng bạn bè chỉ bảo thêm để đề tài được hoàn
thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !


Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2015
Người thực hiện

Phạm Thị Lương

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii
MỤC LỤC .................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................... vi
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Chương I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ...................................................... 4
1.1

Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới và ở Việt Nam ...................... 4

1.1.1

Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới .............................................. 4

1.1.2

Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam............................................... 6


1.2

Đặc điểm của cây lúa.......................................................................... 7

1.3

Tình hình cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa ở nước ta ........................... 8

1.3.1

Tình hình cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa ở miền Nam....................... 8

1.3.2

Tình hình cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa ở miền Bắc ...................... 10

1.4

Một số loại máy gặt đang được sử dụng ở nước ta hiện nay ............. 12

1.4.1

Máy gặt đập liên hợp ........................................................................ 12

1.4.3

Máy gặt tuốt liên hợp kiểu Nhật Bản ................................................ 16

1.4.4


Máy gặt bó và gặt xếp dãy ................................................................ 17

Kết luận........................................................................................................ 18
Chương II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 19
2.1

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 19

2.2

Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 21

2.2.1

Phương pháp nghiên cứu lý thuyết ................................................... 21

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm.............................................. 21
Chương III: SƠ ĐỒ THIẾT KẾ MẪU MÁY VÀ XÁC ĐỊNH NHỮNG
THÔNG SỐ BAN ĐẦU ................................................................... 22
3.1

Đề xuất sơ bộ thiết kế mẫu máy........................................................ 22

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iii


3.2


Xác định các thông số ban đầu ......................................................... 24

Kết luận........................................................................................................ 25
Chương IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................... 26
4.1

Tính toán, thiết kế hệ thống thủy lực cho máy .................................. 26

4.1.1

Sơ đồ thiết kế máy gặt đập liên hợp dạng treo cỡ nhỏ ....................... 26

4.1.2

Tính toán, thiết kế hệ thống thủy lực cho máy .................................. 28

4.2

Tính toán lựa chọn giải pháp chế tạo sàng làm sạch ......................... 34

4.2.1

Tính toán và thiết kế bộ phận sàng ................................................... 34

4.2.2

Giải pháp và cơ cấu dao động sàng ................................................... 37

4.3


Cải tiến một số bộ phận làm việc chính ............................................ 45

4.3.1

Cải tiến bộ phận sàng trống đập........................................................ 45

4.3.2

Cải tiến bộ phận sàng làm sạch. ........................................................ 46

4.3.3

Bộ phận lọc gié................................................................................. 48

4.3.4

Thay đổi vị trí cửa ra rơm. ................................................................ 49

4.4

Báo cáo thí nghiệm máy gặt đập, cải tiến liên hợp dạng treo cỡ nhỏ .... 51

4.4.1

Mục đích .......................................................................................... 51

4.4.2

Dụng cụ và thiết bị thử ..................................................................... 51


4.4.3

Kết quả thử nghiệm .......................................................................... 52

4.4.4

Nhận xét ........................................................................................... 56

4.5

Báo cáo đánh giá hiệu quả kinh tế kỹ thuật ....................................... 64

4.5.1

Đặt vấn đề ........................................................................................ 64

4.5.2

Mục đích, nội dung và phương pháp xác định các chỉ tiêu kỹ thuật...... 66

4.5.4

Kết quả tính toán chi phí cho khâu thu hoạch lúa trên địa bàn Hà Nội.... 71

4.5.5

Kết luận và đề nghị ........................................................................... 75

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 76
Kết luận ............................................................................................ 76

Kiến nghị .......................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 78
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Kết quả tính toán khối lượng cân bằng ....................................... 41
Bảng 4.2. Danh mục dụng cụ và thiết bị thử ............................................... 51
Bảng 4.3. Thông số cấu tạo chính của máy................................................. 52
Bảng 4.4. Điều kiện ruộng và cây lúa ......................................................... 55
Bảng 4.5. Kết quả thử tính năng làm việc chính ......................................... 56
Bảng 4.6

Chi phí thu hoạch lúa thủ công trên một ha ................................ 72

Bảng 4.7. Chi phí cho máy GĐLH/ha......................................................... 72
Bảng 4.8. Bảng tổng hợp hiệu quả kinh tế máy GĐLH............................... 75

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page v


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Dự trữ gạo của 5 nước xuất khẩu chính và chỉ số gạo của FAO .......... 5
Hình 1.2

Bông lúa nước Việt Nam .............................................................. 8


Hình 1.3

Máy gặt đập liên hợp .................................................................. 10

Hình 1.4

Máy gặt đập liên hợp cỡ nhỏ của Trung Quốc ............................ 11

Hình 1.5

Máy gặt đập liên hợp cỡ nhỏ DC35 ............................................ 11

Hình 1.6

Máy gặt đập liên hợp Kubota DC 70 .......................................... 11

Hình 1.7

Cơ giới hóa là xu thế tất yếu để thực hiện công nghiệp hóa
nông nghiệp, nông thôn .............................................................. 12

Hình 1.8

Một số máy gặt đập liên hợp đang được sử dụng ở Việt Nam ....... 14

Hình 1.9: Máy gặt đập liên hợp dạng treo cỡ nhỏ GĐLH-K120 ................. 14
Hình 1.10 Các bộ phận chính của máy gặt đập liên hợp dạng treo cỡ nhỏ ....... 15
Hình 1.11 Máy gặt tuốt liên hợp ................................................................. 16
Hình 1.12 Máy gặt xếp dãy chuyên dùng .................................................... 17

Hình 2.1

Sơ đồ tổng thể máy .................................................................... 19

Hình 3.1

Máy động lực sử dụng với các mục đích khác nhau ................... 23

Hình 3.2

Sơ đồ tháo rời các phần của máy gặt đập liên hợp dạng treo
cỡ nhỏ ........................................................................................ 24

Hình 4.1

Sơ đồ tổng thể máy .................................................................... 26

Hình 4.2

Cơ cấu vít me ............................................................................. 27

Hình 4.3

Cơ cấu nâng hạ 4 khâu bản lề bằng thủy lực............................... 27

Hình 4.4

Sơ đồ kết cấu tổng thể nâng hạ máy GĐLH ............................... 28

Hình 4.5


Giá đỡ liên kết ............................................................................ 30

Hình 4.6

Cơ cấu 4 khâu ............................................................................ 30

Hình 4.7

Sơ đồ kết cấu bộ phận nâng hạ modul gặt .................................. 31

Hình 4.10 Lược đồ tính toán thông số xi lanh thủy lực ............................... 33
Hình 4.11 Sơ đồ động học sàng phẳng ........................................................ 35
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vi


Hình 4.12 Đồ thị vận tốc và gia tốc sàng..................................................... 36
Hình 4.13 Hệ thống sàng làm sạch .............................................................. 37
Hình 4.14 Nguyên lý cân bằng sàng............................................................ 38
Hình 4.15 Hệ thống sàng làm sạch .............................................................. 38
Hình 4.16 Sơ đồ cân bằng lực quán tính ..................................................... 39
Hình 4.17 Cơ cấu cân bằng sàng ................................................................. 42
Hình 4.18 Sàng tự cân bằng ........................................................................ 42
Hình 4.19 Sàng tự cân bằng ........................................................................ 43
Hình 4.20 Sàng trống đập cải tiến chế tạo bằng lưới đan ............................ 45
Hình 4.21 Sàng làm sạch kiểu cũ ................................................................ 46
Hình 4.22 Sàng làm sạch cải tiến kiểu mới ................................................. 47
Hình 4.23 Bộ phận lọc gié .......................................................................... 49

Hình 4.24 Cửa ra rơm kiểu cũ ..................................................................... 50
Hình 4.25 Cửa ra rơm cải tiến của máy gặt đập .......................................... 50

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vii


MỞ ĐẦU
Việt Nam là một nước có nền sản xuất Nông nghiệp tương đối phát
triển so với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Với diện tích đất tự nhiên
khoảng 33,2 triệu ha, tiềm năng đất nông nghiệp vào khoảng 24 triệu ha
trong đó chủ yếu là trồng lúa nước với hai vùng lớn là Đồng Bằng Sông
Hồng và Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Ngành trồng lúa ở nước ta là một trong những ngành sản xuất lương
thực vô cùng quan trọng và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Không những
cũng cấp đầy đủ lương thực cho người dân Việt Nam, mà còn trở thành một
cường quốc xuất khẩu gạo lớn trên thế giới.
Để đạt được những thành quả như vậy phụ thuộc vào rất nhiều khâu và
công đoạn. Trong đó không thể thiếu được khâu thu hoạch lúa.
Khâu thu hoạch mang ý nghĩa rất quan trọng vì nó là khâu kết thúc
của một loạt các công việc trước đó. Nếu tổ chức khâu thu hoạch nhanh,
tổn thất ít thì hiệu quả trồng trọt cao. Mùa vụ thu hoạch được tiến hành
khẩn trương trong thời gian ngắn. Nếu kéo dài thời gian thu hoạch là đồng
nghĩa với sự mất mát, giảm năng suất.
Do yêu cầu thời vụ và đặc biệt trong khâu thu hoạch đòi hỏi một lượng
lớn lao động trong thời gian ngắn nên thường xảy ra tình trạng thiếu lao động
trong thời điểm thu hoạch rộ, vì vậy làm tăng giá nhân công, kéo theo tăng giá
thành sản xuất, đồng thời làm giảm chất lượng hàng hóa trên thị trường.
Bên cạnh đó hiện nay ở nước ta các máy nông nghiệp được sử dụng

vẫn còn hạn chế, một phần là do nhập khẩu các loại máy móc từ nước ngoài
về dẫn đến giá thành máy nông nghiệp khá cao so với doanh thu từ nông
nghiệp, hơn nữa trong quy hoạch canh tác đồng ruộng vẫn chưa đảm bảo
được yêu cầu đưa máy móc lớn vào làm việc được. Vì vậy việc nghiên cứu,
thiết kế và sử dụng máy nông nghiệp trong sản xuất, canh tác là vấn đề cấp
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1


thiết hàng đầu mà các cấp, các ngành cần phải quan tâm hơn nữa. Không chỉ
dừng lại ở yêu cầu thiết kế, chế tạo ra nhiều máy móc mà chúng ta còn phải
quan tâm cả việc hạ giá thành đến mức thấp nhất mà vẫn đảm bảo được quá
trình làm việc của máy đạt hiệu quả cao nhất.
Hai, ba năm trở lại đây, một vài mẫu máy gặt đập liên hợp chuyên dùng
cỡ trung và cỡ lớn có xuất sứ từ Trung Quốc và một số cơ sở sản xuất ở miền
nam đã được đưa vào sử dụng ở đồng bằng Bắc bộ. Tuy nhiên, sau hai ba năm
triển khai sử dụng, theo đánh giá của những nông dân trực tiếp sử dụng máy
và một số nhà khoa học chuyên ngành máy nông nghiệp đánh giá hiệu quả
làm việc của máy chưa cao, người mua máy sử dụng có lãi ít hoặc không có
lãi, thậm chí còn gặp rất nhiều rủi ro dẫn tới thua lỗ nặng nề. Vì vậy, cho đến
nay, chủ trương đưa máy gặt đập liên hợp vào đồng bằng Bắc bộ gặp rất nhiều
khó khăn. Nhiều nơi tiến trình này gần như dẫm chân tại chỗ hoặc thụt lùi.
Qua tìm hiểu và phân tích, chúng tôi thấy có một số nguyên nhân chính dẫn
tới tình trạng trên như sau:
- Quy cách đồng ruộng phần lớn là manh mún, không phù hợp với những
máy gặt đập liên hợp cỡ trung và cỡ lớn.
- Đường xá đi lại ở nông thôn và đường nội đồng còn nhỏ hẹp, đặc biệt
là ở những vùng trung du, miền núi, gây cản trở rất nhiều cho hoạt động của
những loại máy này.

- Hệ thống di chuyển của phần lớn các loại máy này là xích bọc cao su
(do máy quá nặng, thường từ 2 tấn trở lên), loại xích này không phải là một
công cụ làm đất, khi di chuyền trên đồng thường để lại những rãnh sâu, làm
mất độ bằng phẳng của mặt đồng, gây nhiều khó khăn cho công việc làm đất
tiếp theo.
- Xích cao su được thiết kế để đi lại trên nền đất mềm, không đi lại nhiều
được trên nền đường cứng. Vì vậy khi phải di chuyển trên nền đường cứng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2


với khoảng cách lớn phải có rơ moóc chuyên dùng, phát sinh thêm chi phí cho
người sử dụng.
- Giá thành máy còn cao đối với người nông dân ở đồng bằng Bắc bộ.
- Phụ tùng thay thế phần lớn là đặc chủng, không có sẵn và thường
rất đắt.
Do đó việc nghiên cứu, chế tạo ra một mẫu máy nhỏ gọn, được sản suất
hoàn toàn trong nước, hệ thống di chuyển loại thông dụng là bánh lồng hoặc
bánh tăng bám được sử dụng, máy được sản suất hàng loạt theo lối công
nghiệp, hợp theo các tiêu chuẩn quốc tế trong ngành máy nông nghiệp khắc
phục được hầu hết các nhược điểm trên là một trong những yêu cầu cấp thiết.
Xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết trên, được sự hướng dẫn của thầy
giáo TS. Lê Văn Bích chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài:
“ Nghiên cứu hoàn thiện thiết kế, khảo nghiệm và đánh giá máy gặt đập
liên hợp dạng treo cỡ nhỏ”

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 3


Chương I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1 Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.1 Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới
Gạo là nguồn thu nhập và cuộc sống của hàng triệu nông dân trên toàn
thế giới. Họ dùng khoảng 150 triệu ha hàng năm để trồng lúa, với sản lượng
khoảng 600 triệu tấn.
Tháng 10/2014, Tổ chức Lương thực thế giới (FAO) đã nâng mức dự
báo về thương mại gạo quốc tế năm 2014 thêm 500.000 tấn lên 40,2 triệu tấn,
chủ yếu do lượng gạo nhập khẩu vào Bangladesh, Guinea, Djibouti, Sri
Lanka, Thổ Nhĩ Kỳ và Zimbabwe. Tuy nhiên, dự báo lượng gạo nhập khẩu
vào Hàn Quốc, Cộng hòa Hồi giáo Iran và Ai Cập sẽ ở mức thấp hơn. Về xuất
khẩu, những thay đổi này đã được các nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới,
mà chủ yếu là Thái Lan và Việt Nam, đáp ứng. Số lượng gạo mà Brazil và
Pakistan xuất khẩu mùa vụ 2014 đã được điều chỉnh giảm. Với mức dự báo
mới 40,2 triệu tấn, thương mại gạo thế giới năm 2014 sẽ tăng hơn 8% so với
năm 2013 và đạt mức kỷ lục. Phần tăng còn lại chủ yếu là lượng nhập khẩu ở
khu vực Viễn Đông, nơi các nhà thu mua lớn đang phải đối mặt với hiện
tượng mất mùa và/hoặc giá cả trong nước cao. Giá cả cạnh tranh trên thế giới
cũng là nguyên nhân dẫn tới hoạt động nhập khẩu gạo của các quốc gia không
chỉ ở châu Phi mà còn cả ở Mỹ Latinh, vùng Caribbe, châu Âu và Bắc Mỹ
tăng mạnh.
Tổ chức FAO dự báo thương mại gạo thế giới năm 2015 sẽ đạt 40,5
triệu tấn, giảm 0,6% so với mức tăng trưởng ước tính năm 2014. Xét về nhu
cầu, sự gia tăng này cho thấy các nước ở châu Phi, Mỹ Latinh và vùng
Caribbe nhiều khả năng tiếp tục nhập khẩu gạo nhiều hơn nữa nhất là trong
bối cảnh mất mùa và nhu cầu tiêu thụ tăng nhanh chóng. Ngược lại, kim
ngạch xuất khẩu gạo ở Bắc Mỹ và châu Âu được dự báo sẽ giảm xuống trong

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4


khi thị trường châu Á lại duy trì ổn định cao. Về phía các nhà cung cấp, Thái
Lan dự kiến sẽ chiếm lĩnh thị trường với kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này
của Bangkok tăng kỷ lục.

Hình 1.1: Dự trữ gạo của 5 nước xuất khẩu chính và chỉ số gạo của FAO
Tiêu thụ gạo thế giới niên vụ 2014/15 dự báo hiện ở mức 500,5 triệu
tấn (gạo xay xát), giảm 200.000 tấn so với dự báo trong tháng 10 song vẫn
cao hơn 1,9% so với mức dự báo niên vụ 2013/14. Khoảng 83% lượng gạo
tiệu thụ, tương đương 415,4 triệu tấn, sẽ tương ứng với lượng tiêu dùng thực
phẩm. Lượng gạo dành cho bữa ăn là 14,5 triệu tấn, tương đương 3% trong
tổng lượng tiêu thụ và 70,6 triệu tấn còn lại, tương đương 14%, để làm hạt
giống, được sử dụng trong công nghiệp dưới dạng phi thực phẩm và thải loại.
Tính theo bình quân đầu người, mặc dù giá bán lẻ cao ở hầu hết các khu vực
so với năm ngoái nhưng tiêu thụ thực phẩm sẽ tăng nhẹ từ 57,3kg trong niên
vụ 2013/14 lên 57,5kg trong niên vụ 2014/15.
Lần đầu tiên trong 10 năm qua, trong niên vụ 2014/15, dự báo tiêu thụ
gạo toàn cầu sẽ vượt qua sản lượng, dẫn đến lượng dự trữ gạo toàn cầu năm
2015 giảm 3,8 triệu tấn xuống còn 177,5 triệu tấn. Lượng gạo dự trữ giảm chủ
yếu sẽ gây lo ngại cho các quốc gia xuất khẩu gạo (như Ấn Độ, Myanmar và
Thái Lan), trong khi đó lượng gạo tồn kho có khả năng cũng sẽ giảm hơn ở
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5



một số nước nhập khẩu lớn như Indonesia. Dù vậy, trữ lượng gạo thế giới sẽ
vẫn ở mức cao, với tỷ lệ dự trữ để sử dụng ước đạt 34,8% trong niên vụ
2014/15, giảm 36,2% so với năm trước song vẫn đủ để đáp ứng nhu cầu trong
hơn bốn tháng.
Giá gạo quốc tế liên tục giảm kể từ tháng 9 năm 2014 và mạnh nhất
vào tháng 11. Việc giá gạo lao dốc được thể hiển rõ nhất trong phân khúc
gạo thơm, trong bối cảnh nguồn cung dư thừa đi đôi với nhu cầu nhập khẩu
giảm. Giá gạo Indica cũng phải chịu nhiều sức ép, phản ánh nhu cầu nhập
khẩu hạn hẹp trong khi trên thị trường lại xuất hiện các loại gạo mới được
thu hoạch. Bảng giá tại tất cả các quốc gia xuất khẩu gạo lớn, đặc biệt là Ấn
Độ, Pakistan và Việt Nam, đều đang giảm. Giá gạo tại Thái Lan cũng giảm
nhưng kể từ tháng 9, mức giảm này ít hơn so với ở các nước cạnh tranh do
chính phủ Bangkok công bố chi tiết các kho dự trữ công nhằm kiềm chế đà
trượt giá này.
1.1.2 Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam
Với khuynh hướng giảm bớt diện tích trồng lúa, Việt Nam năm vừa qua
được mùa nhờ khí hậu điều hòa, sản lượng đạt đến 45 triệu tấn lúa hay tăng
2,3% so với 2013, năng suất bình quân 5,77 tấn/ha và xuất khẩu 6,2 triệu tấn
gạo trị giá 2,7 tỉ Mỹ kim, so với mục tiêu đầu năm 6,5 triệu tấn và 6,7 triệu
tấn của 2013. Năm 2014 Việt Nam xuống vị trí thứ 3 xuất khẩu gạo thế giới,
sau Thái Lan và Ấn Độ.
Từ năm 1989, Việt Nam đã trở thành một nhà cung cấp gạo quan trọng
trên thị trường gạo thế giới, Việt Nam đã xuất khẩu xấp xỉ 70 triệu tấn gạo với
trị giá gần 18,6 tỉ USD và Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2
trên thế giới. Hiện nay, Việt Nam đã có thị phần xuất khẩu gạo ở hầu hết các
thị trường nhập khẩu gạo trên thế giới, bao gồm: châu Á, châu Phi, châu Mỹ,
Trung Đông và châu Âu. Đặc biệt năm 2009, năm Việt Nam có sản lượng gạo

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 6


xuất khẩu cao nhất từ trước đến nay, khoảng 6÷6,2 triệu tấn. Đồng thời, năm
nay còn là năm chuyển đổi phát triển nhiều mặt trong công tác xuất khẩu gạo.
Bên cạnh những kết quả đạt được và các nhân tố tích cực, chúng ta đã
và đang vấp phải tình trạng thâm hụt trong khâu thu hoạch lúa, đây là vấn đề
cấp thiết nhất của nhiều nhà quản lý, nhà nông học, nông dân và ngay cả tổ
chức Lương Nông Liên Hợp Quốc FAO cũng đã nêu lên những con số hao
hụt, thấp thoát đáng lo ngại: tỷ lệ hao hụt trong thu hoạch lúa tuỳ thuộc vào
đặc điểm của từng vùng, dao dộng từ 10% ÷ 15% tương đương khoảng 3 ÷ 4
triệu tấn lúa/năm.
Trên thực tế ta thấy lượng hao hụt này do nhiều nguyên nhân gây lên từ
khâu giống lúa, cách gieo trồng, chăm sóc đến cả khâu thu hoạch và khâu bảo
quản, nhưng trong đó lượng hao hụt chủ yếu là do khâu thu hoạch gây lên làm
thất thoát một lượng khá lớn.
1.2 Đặc điểm của cây lúa
Chiều cao cây lúa lúc chín có chiều cao từ 60 cm ÷ 110 cm tuỳ thuộc
vào giống lúa, nhưng phần lớn cây lúa có chiều cao khoảng 90 cm. Thân cây
lúa có dạng ống và được trồng thành từng khóm để dựa vào nhau không bị
đổ khi lúa chín. Lúa được trồng theo hình thức gieo hoặc cấy. Tùy theo
giống lúa mà có mật độ gieo cấy khác nhau. Tuy nhiên do khả năng tự điều
chỉnh của cây lúa rất tốt nên đến thời kỳ thu hoạch, mật độ cây/m2 dao động
trong khoảng từ 600 đến 700 cây (bao gồm cả nhánh hữu hiệu và vô hiệu).
Nói chung, lực tải khi cắt lúa nước có thể được tính tương đương như với cắt
lúa mì.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7



Hình 1.2 Bông lúa nước Việt Nam
Về toàn cảnh, khi thu hoạch lúa phải chín hoàn toàn, màu vàng cả lá,
thân và hạt là biểu hiện thực thảm thực vật đã chín.
Tuy nhiên thời điểm chín của hạt lúa trên một bông cũng khác nhau.
1.3 Tình hình cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa ở nước ta
1.3.1 Tình hình cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa ở miền Nam
Cơ giới hóa nông nghiệp, một trong những thành tựu vĩ đại của thế kỷ
20, được thực hiện bằng công nghệ cao đã tạo ra giá trị trong thực hành sản
xuất nông nghiệp của thế giới thông qua việc sử dụng hiệu quả hơn về lao
động, kịp thời của các hoạt động và quản lý đầu vào hiệu quả hơn, với trọng
tâm là hệ thống năng suất cao bền vững. Trong lịch sử hiện đại máy móc
được sản xuất ra có giá cả phải chăng, giúp người sản xuất tăng năng lực và
tiêu chuẩn hóa các hoạt động đánh giá thông qua việc nâng cao năng suất và
hiệu quả lao động, đó là chìa khóa của cơ giới hóa nông nghiệp.
Để đạt năng suất nông nghiệp đáp ứng nhu cầu được tính toán trong
tương lai về lương thực, thực phẩm và nhiên liệu. Mặc dù nông nghiệp đã
vượt qua những thách thức trong quá khứ nhưng để đáp ứng sự gia tăng có
mục tiêu về năng suất đến năm 2050 sẽ phải được thực hiện khi đối mặt với
những hạn chế nghiêm ngặt, bao gồm cả nguồn lực hạn chế, ít lao động và lao
động có tay nghề cao, hạn chế của đất canh tác, và những hạn chế khác. Các
số liệu được sử dụng để đo lường quá trình như vậy gọi là tổng năng suất

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8


nhân tố (TFP) – Sản lượng trên một đơn vị được sử dụng tổng nguồn lực

trong sản xuất, theo một số dự báo, sản lượng nông nghiệp sẽ phải gấp đôi
vào những năm 2050 với sự quản lý đồng thời phát triển bền vững.
Điều này, các nhà khoa học trong ngành cho rằng, nó đòi hỏi gia tăng
TFP từ mức hiện là 1,4 đối với hệ thống sản xuất nông nghiệp đến một mức
độ phù hợp là 1,75 hoặc cao hơn. Để đạt được mục tiêu đó, chúng ta sẽ cần
những thành tựu đáng kể trong tất cả các yếu tố tác động vào tổng năng suất
nhân tố. Cơ giới hóa là một trong những nhân tố đó mà đã có ảnh hưởng đáng
kể đến TFP từ khi bắt đầu nông nghiệp hiện đại. Cho một ví dụ ở Mỹ, do
được thu hoạch bằng cơ giới, là một yếu tố quan trọng trong việc gia tăng sản
xuất bông vải trong thế kỷ trước. Trong tương lai, cơ giới cũng sẽ phải góp
phần quản lý tốt hơn các yếu tố đầu vào, trong đó rất quan trọng để tăng TFP
trong hệ thống sản xuất toàn cầu rất khác nhau giữa các loại cây trồng. (Trích
nguồn internet: />Ở Miền Nam Việt Nam, diện tích trồng lúa lớn nên khâu thu hoạch lúa
tốn rất nhiều công, vì vậy cơ giới hóa khâu thu hoạch đang được đẩy mạnh.
Một số mẫu máy gặt, gặt đập liên hợp của nước ngoài đã được nhập về nhưng
giá rất đắt. Một vài cơ sở tư nhân và quốc doanh ở Miền Nam đã chép mẫu
những máy này và đã sản xuất được một số loại máy gặt, gặt đập liên hợp
đang được sử dụng ở đồng bằng Sông Cửu Long. Tuy nhiên do điều kiện thời
tiết khác nhau đối với từng vụ, do đồng ruộng chưa được quy hoạch tốt nên
cho đến nay tỷ lệ cơ giới hóa khâu thu hoạch mới chỉ đạt khoảng 10%. Trong
lĩnh vực trồng trọt, thể hiện rõ nét nhất là khâu làm đất đã đạt 92% cơ giới
hóa đối với cây lúa, tuy nhiên mức độ cơ giới hóa trên cây lúa cũng rất không
đồng đều. (Trích nguồn internet />Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9


Ở Miền Nam tình hình cơ giới hoá rõ rệt và hiệu quả hơn. Do điều kiện
kinh tế của bà con nông dân ở đây là cao so với cả nước hơn nữa đây là vùng
trồng lúa lớn nhất nước ta và ruộng đất cũng tập trung thành từng lô nên bà

con có điều kiện cơ giới hoá dễ dàng hơn.

Hình 1.3 Máy gặt đập liên hợp
1.3.2 Tình hình cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa ở miền Bắc
Ở Miền Bắc, do tập quán canh tác, quy mô ruộng đất nhỏ hẹp và nhiều
hình dạng phức tạp, thời tiết vào kỳ thu hoạch thường không thuận lợi cho
việc thu hoạch bằng máy. Vì vậy cơ giới hóa khâu thu hoạch ở Miền Bắc, đặc
biệt là khâu gặt chưa được phổ biến. Một nguyên nhân nữa là thời gian sử
dụng máy thu hoạch trong năm là rất ít (khoảng 20 đến 30 ngày), gây nên
lãng phí thiết bị. Trong những năm gân đây, đã có một vài cơ sở áp dụng thử
nghiệm một vài mẫu máy gặt đập liên hợp ở một số tỉnh thuộc đồng bằng Bắc
bộ, nhưng hiệu quả làm việc chưa cao nên chưa triển khai rộng được.
Miền Bắc nước ta do diện tích ruộng nhỏ lại không tập trung làm cho
việc cơ giới hoá gặp khó khăn. Hơn nữa giá các loại máy ở đây vẫn còn cao
với người dân. Máy móc trong nông nghiệp ở đây chủ yếu là các loại máy làm
đất cỡ nhỏ và trung bình có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10


Hình 1.4 Máy gặt đập liên hợp cỡ nhỏ Hình 1.5 Máy gặt đập liên hợp cỡ nhỏ
của Trung Quốc

DC35

Ngoài ra cũng có sử dụng các loại máy cỡ lớn cho những vùng có diện
tích đất tập trung như các máy của hãng Kubota.

Hình 1.6 Máy gặt đập liên hợp Kubota DC 70

Để bảo đảm cho việc cơ giới hóa trong thu hoạch lúa được thuận lợi,
cần phải giải quyết các yêu cầu đặt ra trong tổ chức cũng như quá trình sản
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11


xuất. Khó khăn hàng đầu cho việc cơ giới hóa sản xuất lúa là diện tích lô thửa
của nông hộ quá nhỏ hẹp và manh mún.
Ruộng nhỏ quá thì máy móc các loại từ làm đất, gieo cấy đến thu hoạch
đều khó làm việc. Để có diện tích thuận lợi cho việc cơ giới hóa, nhiều nơi có
giải pháp dồn điền đổi thửa nhưng việc này rất chậm và rất khó khăn.

Hình 1.7 Cơ giới hóa là xu thế tất yếu để thực hiện công nghiệp
hóa nông nghiệp, nông thôn
1.4 Một số loại máy gặt đang được sử dụng ở nước ta hiện nay
Việc sử dụng máy móc vào các công đoạn của quá trình sản xuất nông
nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng để thực hiện công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, góp phần quan trọng tăng năng suất lao
động, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của
nông dân.
1.4.1 Máy gặt đập liên hợp
Ở nước ta hiện nay chủ yếu sử dụng máy gặt đập liên hợp.Đây là loại
máy kết hợp các công việc từ cắt, đập, làm sạch sơ bộ một trên cùng một máy

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12



nên có năng suất cao và tỷ lệ rơi vãi trên đồng ruộng là thấp và tiết kiệm rất
nhiều công đoạn cho nông dân.
Xu hướng chung hiện nay là người ta dùng phương pháp thu hoạch một
giai đoạn, vì việc liên hoàn hai bộ phận cơ bản là gặt và đập trên cùng một tổ
hợp sẽ làm cho tổn hao về hạt do vận chuyển giảm xuống đáng kể. Hơn nữa
thời gian thu hoạch được rút ngắn, giải phóng nhanh đồng ruộng.
Máy gặt đập liên hợp trước kia có loại móc sau máy kéo, ngày nay hầu
hết là máy tự hành. Một động cơ có công suất từ 7,5 ÷ 20 kw đủ để vận hành
toàn bộ hoạt động của máy gặt đập liên hợp.
Hiện nay trên thị trường máy gặt ở nước ta có một số mẫu máy gặt đập
liên hợp như: FOTON LOVOL DB200; Máy gặt đập liên hợp MGĐ160; Máy
gặt UMC – 2008; Máy gặt đập liên hợp GĐ1.6,… Nhìn chung những mẫu
máy này phần lớn có xuất xứ từ Trung Quốc, một số máy được các công ty
cũng như viện nghiên cứu cải tiến từ những mẫu máy của Trung quốc. Giá
bán của các mẫu máy này thường dao động trong khoảng từ 100 triệu đến 200
triệu, có máy có giá hơn 200 triệu.
Ưu điểm chung của các mẫu máy này là: Năng suất máy cao, có thể gặt
ở chân ruộng lầy lội, bề rộng làm việc lớn, đảm bảo độ hao hụt hạt thóc cho
phép khi làm việc, động cơ khỏe, có thể làm việc trong nhiều giờ liên tục.
Nhược điểm là: Trọng lượng và kích thước lớn nên khó làm việc ở
đồng đất nhỏ, sau khi thu hoạch xong để lại vết máy lớn gây khó khăn cho
khâu làm đất. Hệ thống truyền động bằng xích nên cần có xe chuyên dùng đi
kèm để vận chuyển, gây tăng giá thành đầu tư máy. Bên cạnh đó giá thành
của các mẫu máy này còn quá cao, máy chỉ có thể làm việc theo mùa vụ khi
hết mùa gặt lại không sử dụng đến nên tính hiệu quả kinh tế không cao.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 13



Máy gặt đập liên hợp FOTON LOVOL

Máy gặt đập liên hợp MGĐ160

DB200

Máy gặt UMC 1.9

Máy gặt đập liên hợp GĐ1.6

Hình 1.8 Một số máy gặt đập liên hợp đang được sử dụng ở Việt Nam
*) Máy gặt đập liên hợp GĐLH-K120

Hình 1.9: Máy gặt đập liên hợp dạng treo cỡ nhỏ GĐLH-K120
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 14


Cấu tạo của máy gặt đập liên hợp dạng treo cỡ nhỏ gồm có các bộ phận
chính sau:
+/ Guồng gạt, dao cắt, mũi rẽ, trục xoắn gom lúa và chuyển lúa tới
trống đập.
+/ Bộ phận trống đập.
+/ Trục xoắn vít và gầu tải chuyển lúa.
+/ Bộ phận sàng, quạt.
+/ Động cơ.
+/ Hệ thống truyền động tới cơ cấu làm việc, di động.
+/ Hệ thống thuỷ lực nâng hạ bộ phận cắt.


Hình 1.10 Các bộ phận chính của máy gặt đập liên hợp dạng treo cỡ nhỏ
Ưu điểm:
+/ Năng suất máy cao, có thể gặt ở chân ruộng lầy lội, đảm bảo độ hao
hụt hạt thóc cho phép khi làm việc, động cơ khỏe, có thể làm việc trong nhiều
giờ liên tục.
+/ Máy có thể tháo rời khi không còn làm việc, động cơ lại có thể mang
ra để sử dụng cho các mục đích khác như: Làm đất, vận chuyển, làm máy
bơm nước và các công việc khác.
+/ Máy gặt đập liên hợp cỡ nhỏ gọn, nhẹ, dễ vận hành
+/ Máy có hệ thống di động bằng bánh lồng, bánh hơi và bánh tăng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 15


bám chống lún, kích thước máy nhỏ gọn, nhẹ khiến cho máy di chuyển và
hoạt động tốt hơn trên ruộng đất ướt, lún, nền yếu.
+/Ưu điểm nổi bật của máy, dao cắt lúa được chế tạo bằng thép lạnh của
Nhật Bản, khung máy được sơn 3 lớp, so với các máy trên thị trường vượt trội
hơn hẳn vì máy Trung Quốc, máy miền Nam dao cắt nhanh mòn, kiểu dáng thô.
Nhược điểm:
+/ Tỷ lệ gié trong thóc vẫn còn cao
+/ Sàng chế tạo bằng các sợi thép đan vào nhau khả năng chế tạo, gia
công phức tạp, việc chế tạo cần có khuôn mẫu dẫn đến giá thành cao
+/ Cửa ra rơm ở vị trí bên cạnh máy dẫn đến rơm bay ra bên ngoài không
kiểm soát, gây bụi bẩn, ruộng nhiều rơm rạ
1.4.3 Máy gặt tuốt liên hợp kiểu Nhật Bản

Hình 1.11 Máy gặt tuốt liên hợp

Loại máy này khá phổ biến ở một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc
còn nước ta hiện nay loại máy này vẫn chưa được sử dụng nhiều.Chủ yếu vẫn
đang được nghiên cứu tại các viện nghiên cứu và một số cơ quan để cải tiến
phù hợp với Việt Nam.
Máy gặt tuốt liên hợp có thể gọi là tổ hợp của máy gặt xếp dãy và máy
tuốt. Trống tuốt bao giờ cũng có khối lượng nhỏ hơn trống đập, do đó khối
lượng của máy liên hợp được giảm đi.Máy gặt tuốt liên hợp cắt và gom lúa

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 16


×