Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

nghiên cứu tuyển chọn giống và xây dựng mô hình sản xuất lúa japonica tại huyện mai sơn, tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (21.53 MB, 96 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VN

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

-----------------*-------------------

NGUYỄN VĂN BẰNG

NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN GIỐNG VÀ XÂY DỰNG
MÔ HÌNH SẢN XUẤT LÚA JAPONICA
TẠI HUYỆN MAI SƠN, TỈNH SƠN LA

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

HÀ NỘI - 2015
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 0


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VN

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

-----------------*-------------------

NGUYỄN VĂN BẰNG

NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN GIỐNG VÀ XÂY DỰNG


MÔ HÌNH SẢN XUẤT LÚA JAPONICA
TẠI HUYỆN MAI SƠN, TỈNH SƠN LA

Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Quốc Thanh

HÀ NỘI - 2015
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 0


LUẬN VĂN ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI VIỆN KHOA HỌC
NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Quốc Thanh
Người phản biện:
Phản biện 1:
Phản biện 2:

Luận văn sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn cấp Nhà nước
họp tại Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam.
Vào hồi:

ngày


tháng năm 2015.

Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Viện Khoa học Nông nghiệp
Việt Nam.

HÀ NỘI - 2015
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài “Nghiên cứu tuyển chọn giống và
xây dựng mô hình sản xuất lúa Japonica tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn
La”, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của tập thể cán bộ công nhân viên
Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Nông lâm nghiệp Tây Bắc - Viện Khoa
học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc, Trung tâm Chuyển giao
công nghệ và Khuyến nông đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian thực tập.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các giảng viên Ban đào tạo sau
đại học thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. Đặc biệt là sự quan tâm
sâu sát, giúp đỡ tận tình chu đáo của thầy giáo TS. Lê Quốc Thanh - Người
hướng dẫn khoa học đã giúp đỡ tôi hoàn thành công trình khoa học này.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới tất cả các
thầy giáo, cô giáo, bạn bè đồng nghiệp, cơ quan đã giúp đỡ tôi hoàn thành
luận văn này.
Cuối cùng tôi xin dành tình cảm, lời cảm ơn sâu sắc đến bố mẹ hai bên
và người thân trong gia đình, đặc biệt là vợ và con trai tôi đã luôn động viên,
chia sẻ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn ./.

Học viên thực hiện Luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Văn Bằng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Học viên thực hiện Luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... ii
MỤC LỤC................................................................................................................ iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................... vi

DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ................................................................ viii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài................................................................................................ 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................. 2
3.1. Ý nghĩa khoa học............................................................................................. 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................. 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ
TÀI ............................................................................................................................ 3
1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu............................................................... 3
1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới................................................................. 5
1.2.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới .................................................... 5
1.2.2. Tình hình sản xuất lúa Japonica trên thế giới ............................................ 9
1.3. Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................................. 13
1.3.1. Tình hình sản xuất lúa gạo tại Việt Nam ................................................. 13
1.3.2. Tình hình sản xuất lúa Japonica tại Việt Nam ......................................... 16
1.4. Các giải pháp phát triển lúa Japonica tại Việt Nam ................................... 23
CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 26
2.1. Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu .................................................. 26
2.1.1. Vật liệu nghiên cứu ................................................................................. 26
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................... 28
2.1.3. Thời gian nghiên cứu .............................................................................. 28

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iii


2.2. Nội dung nghiên cứu và các vấn đề cần giải quyết ...................................... 28

2.3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 28
2.3.1. Phương pháp điều tra .............................................................................. 28
2.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm trên đồng ruộng ...................................... 29
2.3.3. Phương pháp xây dựng mô hình vụ Xuân, năm 2015 .............................. 30
2.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi .......................................................... 30
2.4.1. Giai đoạn mạ .......................................................................................... 30
2.4.2. Giai đoạn từ cấy đến thu hoạch ............................................................... 31
2.4.3. Giai đoạn sau thu hoạch .......................................................................... 32
2.4.4. Một số chỉ tiêu về thiệt hại mùa màng ..................................................... 32
2.4.5. Một số chỉ tiêu về chất lượng .................................................................. 35
2.5. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu ........................................................ 38
2.5.1. Phương pháp tổng hợp ............................................................................ 38
2.5.2. Phương pháp xử lý số liệu....................................................................... 38
2.6. Hiệu quả kinh tế ............................................................................................ 38
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 39
3.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội của huyện Mai Sơn – tỉnh Sơn La ................. 39
3.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 39
3.1.2. Điều kiện kinh tế..................................................................................... 44
3.1.3. Điều kiện xã hội...................................................................................... 44
3.2. Thực trạng sản xuất lúa gạo của huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La.................... 44
3.2.1. Tình hình sử dụng đất và cơ cấu cây trồng .............................................. 44
3.2.2. Tình hình sản xuất lúa gạo của huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La .................... 48
3.2.3. Kết quả điều tra tình hình sản xuất lúa khu vực nghiên cứu .................... 50
3.3. Kết quả nghiên cứu, đánh giá tuyển chọn các dòng/giống lúa Japonica
trên chân đất 2 vụ lúa năm 2014 tại huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La ..................... 55
3.3.1. Đặc điểm sinh trưởng của các dòng/giống lúa giai đoạn mạ .................... 55
3.3.2. Thời gian sinh trưởng của các giống tham gia thí nghiệm ....................... 58
3.3.3. Đặc điểm sinh trưởng phát triển các giống lúa tham gia thí nghiệm ........ 60
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page iv


3.3.4. Nghiên cứu về sâu, bệnh hại trên các giống lúa thí nghiệm ..................... 62
3.3.5. Nghiên cứu, đánh giá năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của
các giống lúa Japonica trong năm 2014 tại Sơn La ........................................... 64
3.3. Kết quả xây dựng mô hình sản xuất lúa Japonica vụ Xuân tại xã Mường
Bon, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La năm 2015 ...................................................... 67
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................................... 74
1. Kết luận ............................................................................................................... 74
1.1. Huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La là địa phương có điều kiện thiên nhiên ưu
đãi cho sản xuất lúa Japonica chất lượng cao. ................................................... 74
2. Đề nghị ................................................................................................................ 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 76

A: Tài liệu trong nước ................................................................................... 76
B: Tài liệu nước ngoài ................................................................................... 77
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG KHÓA LUẬN ....................................................... 1
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 5

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ


BĐĐN

Bắt đầu đẻ nhánh

BĐT

Bắt đầu trỗ

BHH

Bông hữu hiệu

BRHX

Bén rễ hồi xanh

CHT

Chín hoàn toàn

ĐC

Đối chứng

ĐNTĐ

Đẻ nhánh tối đa

Đ-X


Đông Xuân

H

Chiều cao

HC

Hạt chắc

KTT

Kết thúc trỗ

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NSC

Ngày sau cấy

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu


STPT

Sinh trưởng phát triển

STST

Sinh trưởng sinh thực

TGST

Thời gian sinh trưởng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1.

Tình hình sản xuất lúa trên thế giới năm 2013 ....................................... 7

Bảng 1.2.

Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam trong những năm qua ............ 14

Bảng 3.1.

Một số chỉ tiêu khí hậu huyện Mai Sơn ............................................... 41


Bảng 3.2.

Phân loại đất tự nhiên của huyện Mai Sơn ........................................... 43

Bảng 3.3.

Phân bố diện tích đất đai huyện Mai Sơn năm 2014 ............................ 46

Bảng 3.4.

Cơ cấu cây trồng chủ lực của huyện Mai Sơn ...................................... 47

Bảng 3.5.

Diện tích, năng suất, sản lượng lúa nước của huyện Mai Sơn .............. 48

Bảng 3.6.

Một số thông tin về hoạt động sản xuất lúa khu vực điều tra................ 50

Bảng 3.7.

Một số đặc điểm sinh trưởng của mạ vụ Xuân 2014 tại Sơn La ........... 56

Bảng 3.8.

Một số đặc điểm sinh trưởng của mạ vụ Mùa 2014 tại Sơn La............. 57

Bảng 3.9.


Các giai đoạn sinh trưởng phát triển và thời gian sinh trưởng của các
giống lúa năm 2014 tại Mai Sơn - Sơn La ........................................... 58

Bảng 3.10.

Đặc điểm sinh trưởng phát triển của các giống lúa trong thí nghiệm
năm 2014 tại Sơn La............................................................................ 61

Bảng 3.11.

Tình hình sâu bệnh hại của các giống lúa thí nghiệm trong vụ Xuân
và vụ Mùa năm 2014 tại Sơn La .......................................................... 63

Bảng 3.12.

Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa trong
năm 2014 tại Sơn La............................................................................ 66

Bảng 3.13.

Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống ĐS3 trong
vụ Xuân năm 2015 tại Sơn La ............................................................. 68

Bảng 3.14.

Tình hình sâu bệnh hại của giống lúa ĐS3 tại các mô hình trong vụ
Xuân, năm 2015 (điểm) ....................................................................... 69

Bảng 3.15.


Đánh giá chất lượng xay xát và chất lượng thương trường ................... 70

Bảng 3.16.

Đánh giá chất lượng nấu nướng của giống ĐS3 và giống N87 trong
vụ Xuân năm 2015 tại Mai Sơn - Sơn La (điểm).................................. 72

Bảng 3.17.

Hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất lúa trong vụ Xuân, năm 2015
tại Mai Sơn - Sơn La ........................................................................... 73

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vii


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1.

Diện tích lúa gạo trên thế giới và châu Á năm 2013............................... 8

Hình 1.2.

Diện tích, năng suất, sản lượng lúa gạo của Việt Nam giai đoạn
1995 - 2013 ......................................................................................... 15

Hình 3.1.

Bản đồ hành chính huyện Mai Sơn ...................................................... 40


Hình 3.2.

Diện tích, năng suất, sản lượng lúa nước của huyện Mai Sơn giai
đoạn 2010 – 2014 ................................................................................ 49

Hình 3.3.

Năng suất các giống lúa năm 2014 tại huyện Mai Sơn ......................... 66

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong tái cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp thì tái cơ cấu sản xuất lúa
gạo được đặt lên hàng đầu với mục tiêu là nâng cao giá trị gia tăng trong sản
xuất lúa gạo. Đặc biệt quan tâm là chủng lúa gạo hàng hóa có giá trị cao.
Việt Nam là nước sản xuất lúa gạo hàng đầu trên thế giới nhưng chủ
yếu vẫn là các giống có nguồn gốc Indica. Hiện nay, có rất nhiều nước có sự
cạnh tranh về sản xuất lúa gạo như ở Việt Nam như Thái Lan, Ấn Độ,
Banglades, Indonesia,…
Lúa Japonica thuộc loài phụ của lúa trồng Oryza sativa (2n = 24),
thường là các giống có chất lượng tốt và có thị trường riêng biệt như Hàn
Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc,… Gần đây, bằng các nguồn nhập nội và lai tạo
của nhiều tác giả trong nước đã có nhiều giống lúa thuộc loài phụ Japonica,
thích hợp với vùng khí hậu cận ôn đới, khả năng chịu lạnh tốt, có tiềm năng,
năng suất, chất lượng cao được biết đến và có xu hướng mở rộng, đặc biệt là

những vùng có lợi thế sản xuất lúa như Miền núi phía Bắc. Và việc phát triển
lúa Japonica trở thành hàng hóa là một hướng mới trong định hướng phát
triển của Bộ NN&PTNT. Để giải quyết vấn đề này, cần xác định được những
giống lúa chất lượng gạo tốt, thơm ngon, thành phần dinh dưỡng cao đồng
thời phải có năng suất cao, ổn định, thích nghi với điều kiện canh tác ở địa
phương nơi có lợi thế sản xuất.
Mai Sơn là huyện miền núi thuộc tỉnh Sơn La của vùng Tây Bắc Việt
Nam. Chính vì thế, khí hậu Mai Sơn mang tính chất điển hình của vùng Tây
Bắc như khí hậu cận ôn đới, biên độ dao đông nhiệt ngày đêm lớn,… rất phù
hợp với việc phát triển các giống lúa thuộc loài phụ Japonica.
Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu tuyển chọn giống và xây dựng mô hình sản xuất lúa Japonica
tại huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La”.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1


2. Mục tiêu của đề tài
Xác định được 1 - 2 giống lúa Japonica đạt năng suất cao, phù hợp với
điều kiện tự nhiên của vùng để xây dựng mô hình sản xuất lúa Japonica, góp
phần hình thành vùng sản xuất hàng hóa tại huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Xác định được vùng sinh thái thích nghi cho một số giống lúa Japonica
có năng suất, chất lượng cao, vừa có tính mới về khoa học vừa có tính cấp
bách trong thực tiễn, làm cơ sở khoa học cho việc phát triển, bổ sung vào cơ
cấu sản xuất các giống lúa Japonica hạt tròn có năng suất cao, chất lượng tốt
cho vùng miền núi.
- Củng cố thêm cơ sở lý luận và thực tiễn để phát triển sản xuất các

giống lúa đặc sản, chất lượng, đồng thời cũng có giá trị tham khảo cho các
công trình nghiên cứu khoa học có liên quan.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Khai thác có hiệu quả các điều kiện lợi thế vùng miền núi như: Độ cao,
lạnh, biên độ nhiệt độ ngày và đêm lớn,... để tăng hiệu quả kinh tế cho người
trồng lúa.
- Xác định được giống lúa Japonica có năng suất cao, chất lượng tốt, góp
phần mở ra một hướng sản xuất lúa Japonica hàng hóa cho huyện Mai Sơn,
tỉnh Sơn La nói riêng và vùng núi phía Bắc nói chung.
- Xây dựng được mô hình sản xuất lúa Japonica đạt hiệu quả kinh tế cao
hơn sản xuất lúa thường 15 - 20%, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất
lúa/1ha đất canh tác, nâng cao thu nhập cho nông dân.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu
Lúa Japonica là loại hình cây thấp đến trung bình, lá to, xanh đậm,
bông chụm, hạt ngắn, vỏ trấu dầy, ít rụng hạt, chống đổ tốt, có khả năng
chống chịu nhiều sâu bệnh, thời gian sinh trưởng từ ngắn đến trung bình. Một
ưu điểm của lúa Japonica là khả năng chịu lạnh, ngưỡng nhiệt độ thấp cho
sinh trưởng là xung quanh 15oC, tuy nhiên nếu nhiệt độ xuống tới 11oC ở giai
đoạn trỗ bông sẽ dẫn đến gây hại nặng. Giống lúa Japonica thích hợp với vùng
trồng có khí hậu ôn đới, cận nhiệt đới và có thể trồng ở những nơi có độ cao trên
1000m, trong khi đó, giống Indica chỉ trồng được ở vùng nhiệt đới ẩm. Lúa
Japonica thích nghi với điều kiện thâm canh, chịu phân tốt, nên có khả năng

cho năng suất cao.
Sơn La là một tỉnh miền núi, phía Tây Bắc Việt Nam, gồm có 10 huyện
và 1 thành phố với tổng diện tích đất tự nhiên 14.174 km2, tổng dân số trung
bình tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2008 là 1.040,4 nghìn người, mật độ 73
người/km2. Địa hình Sơn La khá phức tạp có nhiều dãy núi đá vôi chạy dài theo
hướng Đông bắc Tây nam, trong đó có 3 cao nguyên rộng lớn và tương đối
bằng phẳng (Sơn La, Nà Sản, Mộc Châu). Độ cao bình quân từ 600 m – 700 m
so với mặt nước biển, cao nhất là dãy Phu Luông nằm ở Bắc huyện Mường La
với các đỉnh cao tới 2.849 m, 2.925 m, 2.985 m. Thấp nhất là khu vực sông Đà
với độ cao 120 m. Hệ thống sông suối có độ dốc lớn nhiều thác ghềnh, mật độ
sông suối khá cao 1,8 km/km2, 97% diện tích tỉnh Sơn La nằm trong lưu vực
của 2 sông chính đó là: Sông Đà, Sông Mã, tổng lưu lượng nước hàng năm
khoảng 19 tỷ m3. Khí hậu Sơn La mang tính chất khí hậu nhiệt đới xen lẫn khí
hậu ôn đới. Tỉnh Sơn La có 8 nhóm đất chính với 27 loại đất khác nhau trong
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3


đó chủ yếu là đất đỏ vàng và mùn đỏ vàng trên núi chiếm hơn 89% tổng diện
tích tự nhiên. Đất có độ dày tầng đất > 50 cm chiếm 69%, độ phì đất cao.
Điều đáng quan tâm nhất là diện tích đất trồng lúa nước cả năm của tỉnh
56,7 nghìn ha, năng suất trung bình 2 vụ 32,2 tạ/ha, đạt sản lượng thóc 182,5
nghìn tấn, bình quân lương thực đạt 158,79 kg thóc/người/năm (Tổng cục
Thống kê, 2014). Số liệu thống kê năm 2014 cho thấy sản xuất lúa gạo tại Sơn
La còn có những tồn tại cần giải quyết như: Năng suất lúa chưa cao, chất lượng
gạo thấp, chưa đáp ứng với nhu cầu thị trường. Đa phần các giống lúa đang
được trồng tại Sơn La được coi là đặc sản hiện nay là các giống lúa cũ của địa
phương có ưu điểm là cơm dẻo, đậm, có mùi thơm, thích ứng tốt với điều kiện
sinh thái của vùng. Tuy nhiên, các giống lúa này có nhược điểm: cao cây, thời

gian sinh trưởng dài, cây yếu dễ đổ, chống chịu sâu bệnh kém,...
Huyện Mai Sơn nằm trong tỉnh Sơn La là huyện có địa hình với độ dốc
lớn và bị chia cắt bởi các dãy núi chủ yếu chạy theo hướng Tây Bắc - Đông
Nam; thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió Mùa, với 2 Mùa rõ rệt: Mùa mưa bắt
đầu từ tháng 4 đến tháng 9, Mùa khô từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm
sau. Nhiệt độ trung bình trong năm dao động 21,40C đến 230C, tổng lượng
mưa bình quân 1371,8 mm/năm đến 1570,7 mm/năm, độ ẩm trung bình 80%.
Biên độ nhiệt độ ngày và đêm tương đối cao. Nhiệt độ thấp nhất có năm
xuống tới - 0,50C, mặc dù nhiệt độ bình quân năm là 210C. Đây là điều kiện
thuận lợi cho các loại cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, đặc biệt là sự
tích luỹ chất khô, yếu tố quan trọng để cây trồng đạt năng suất cao. Mai Sơn
là vùng có tổng lượng mưa trung bình năm thấp. Lượng mưa cả năm chỉ đạt
1.414 mm và đây là yếu tố bất thuận cho đa số các loại cây trồng canh tác nhờ
nước trời. Tổng số giờ nắng cao. Đây là thế mạnh của vùng Tây Bắc nói
chung và Mai Sơn nói riêng, số giờ nắng trung bình năm đạt trên 1.900
giờ/năm. Đặc biệt là số giờ nắng được phân bố tương đối đều trong các tháng,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4


không có tháng nào trong năm có số giờ nắng ít hơn 130 giờ. Đặc biệt là các
tháng trong vụ Xuân, số giờ nắng bình quân tháng ở Mai Sơn vẫn giữ mức
trên 130 giờ. Đây là yếu tố thuận lợi cho việc thâm canh lúa xuân và nhiều
cây trồng vụ Xuân khác. Như vậy, với đặc điểm điều kiện thời tiết, khí hậu,
đặc điểm đất đai, điều kiện thổ nhưỡng của Mai Sơn hoàn toàn thích hợp cho
việc phát triển giống lúa chất lượng cao Japonica.
Hiện nay, việc sử dụng các giống lúa chất lượng cao, năng suất trung
bình cao đang được bà con nông dân tại các xã canh tác lúa nước trong huyện
mong muốn.

Chiến lược phát triển lúa Japonica thời gian tới là một hướng mới trong
phát triển nghề trồng lúa ở miền Bắc nước ta nói chung và vùng Sơn La nói
riêng. Nhằm tận dụng tốt nhất lợi thế vùng miền núi, nâng cao chất lượng và
hiệu quả sản xuất lúa cho người dân, việc nghiên cứu tuyển chọn những giống
lúa Japonica có năng suất cao, chất lượng là cần thiết, chính vì vậy chúng tôi
thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tuyển chọn giống và xây dựng mô hình sản xuất
lúa Japonica tại huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La”.
1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.2.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới
Sự xuất hiện của cây lúa trồng Oryza sativa L. đã mở ra một bước tiến
mới trong lịch sử loài người. Cây lúa ngày nay được trồng ở rất nhiều quốc
gia trên thế giới, từ 53 độ vĩ Bắc dọc theo sông Amua trên biên giới miền
Trung nước Nga đến 40 độ vĩ Nam tại tây Achentina (Lu & Chang, 1980) như
Hắc Long Giang (Trung Quốc) 530 Bắc, Tiệp 490 Bắc, Nhật, Italia, Nga
(Krasnodar) 450 Bắc hay ở Nam bán cầu như New South Wales (Úc) 35 độ vĩ
Nam. Ở châu Á, lúa trồng phân bố chủ yếu từ 300 Bắc đến 100 Nam (Nguyễn
Hữu Tề và CS, 2006).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


Sản xuất lúa gạo trong những thập kỉ qua không ngừng phát triển. Theo
FAO, năm 1970, diện tích trồng lúa là 134,390 triệu ha, năng suất 23,0 tạ/ha,
sản lượng 308,767 triệu tấn. Đến năm 1990, trong vòng 20 năm tổng sản
lượng lúa đã tăng gần 70% (ứng với 521,138 triệu tấn), năng suất đạt 35,5
tạ/ha, trong khi diện tích lúa chỉ tăng 9% (ứng với 146,688 triệu ha).
Năm 2007, tình hình sản xuất lúa gạo trên toàn thế giới có mức tăng
trưởng đáng kể, với sản lượng đạt 651,74 triệu tấn. So với năm 2000, diện
tích lúa toàn cầu năm 2007 đã tăng 2,85 triệu ha, sản lượng tăng 52,78 triệu

tấn. Đây là một bước tiến đáng kể trong khoa học nông nghiệp, cụ thể là trong
ngành sản xuất lúa gạo thời gian qua.
Các chuyên gia nông nghiệp Đài Loan cho biết đã nghiên cứu phát triển
thành công một số giống lúa mới giàu dinh dưỡng. Các giống này không phải
biến đổi gen sẵn có, nhiều màu sắc khác nhau như đen, đỏ, vàng mà màu sắc
phụ thuộc vào hàm lượng beta caroten và antoxian, một chất chống oxy hóa.
Hiện nay các nhà khoa học thế giới đang tập trung nghiên cứu, hoàn thiện
giống lúa “gạo vàng 2” để chống lại bệnh mù lòa do thiếu vitamin A. Đây là
giống có hàm lượng beta caroten tiền vitamin A cao hơn 2 – 3 lần ở giống gạo
vàng (Kyung Ho Kang, 2010).
Theo thống kê của FAO, châu Á là vùng sản xuất lúa gạo chủ yếu của
thế giới, diện tích lúa gạo của châu Á là 141,96 triệu ha (năm 2008) chiếm
89,31% tổng diện tích lúa toàn cầu, kế đến là châu Phi 9,53 triệu ha (6,00%),
châu Mỹ 6,86 triệu ha (4,32%), châu Âu 0,59 triệu ha (chỉ chiếm 0,37%),
châu Đại Dương 9,44 nghìn ha (chiếm một phần không đáng kể); trong đó Ấn
Độ (44,00 triệu ha) và Trung Quốc (29,49 triệu ha) là những nước có diện tích
lúa gạo lớn nhất.
Về năng suất, Mỹ và Trung Quốc là hai nước có năng suất lúa dẫn đầu
thế giới với 8,05 tấn/ha, 6,42 tấn/ha và 6,34 tấn/ha (2007). Về sản lượng,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


Trung Quốc cũng được coi là nước có sản lượng lúa nhiều nhất thế giới 2008
(193,35 triệu tấn), kế đến là Ấn Độ (148,13 triệu tấn), Indonesia (60,25 triệu
tấn), Bangladesh (46,91 triệu tấn), Việt Nam (38,73 triệu tấn), Myanmar
(30,50 triệu tấn), Thái Lan (30,47 triệu tấn), …
Năm 2013, tổng diện tích sản xuất lúa gạo trên thế giới là 164,72 triệu ha,
cho tổng sản lượng 745,71 triệu tấn. Trong đó, châu Á cho sản lượng lúa gạo lớn

nhất (674,84 triệu tấn), chiếm 90,5% sản lượng toàn cầu. Châu Âu là châu lục có
diện tích lúa gạo thấp nhất trên thế giới nhưng với trình độ sản xuất tiên tiến nên
năm 2014 cho năng suất trung bình cao nhất đạt 6,01 tấn/ha (FAO, 2014).
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới năm 2013
Tên nước
Thế giới
Châu Á
Trung Quốc
Ấn Độ
Indonesia
Bangladesh
Thái Lan
Việt Nam
Philippines
Myanmar
Châu Mỹ
Braxil
Mỹ
Châu Phi
Nigeria
Guincea
Châu Âu
Italy
Russian Federation

Diện tích
(triệu ha)
164,72
146,46
30,23

43,50
13,84
11,77
12,37
7,90
4,74
7,50
6,56
2,35
1,00
10,93
2,60
1,10
0,65
0,21
0,19

Năng suất
Sản lượng
(tấn/ha)
(triệu tấn)
4,53
745,71
4,61
674,84
6,63
203,29
3,66
159,20
5,15

71,28
4,38
51,50
3,13
38,79
5,57
44,04
3,89
18,44
3,73
28,00
5,56
36,49
5,01
11,76
8,62
8,61
2,68
29,32
1,80
4,70
1,87
2,05
6,01
3,90
6,30
1,34
4,95
0,93
Nguồn: FAOSTAT. 2014


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7


Hình 1.1. Diện tích lúa gạo trên thế giới và châu Á năm 2013
Năm 2013, tình trạng sản xuất và thương mại lúa gạo thế giới tương đối
ổn định. Sản xuất tiếp tục gia tăng, nhưng giá lúa gạo giảm nhẹ từ đầu năm
làm nông dân trồng lúa tại các nước xuất khẩu gạo lớn như Việt Nam, Thái
Lan gặp khó khăn. Dự đoán 2014, thị trường thế giới có vẻ ít năng động, giữ
số lượng trao đổi khoảng 37,7 tấn gạo do nhu cầu thế giới có thể ổn định vì
tăng gia sản xuất tại nhiều nước sản xuất và tiêu thụ lúa gạo, dù có ảnh hưởng
của bão Hải Yến (Haiyan). Cho nên, giá gạo trên thị trường quốc tế khó có
khả năng gây cú “sốc” trong những tháng sắp tới. Áp lực lớn nhất trên thế
giới là gạo tồn kho Thái Lan còn quá lớn. Nếu nước này còn hạ thấp giá gạo
như đã làm với gạo 5% tấm hiện nay sẽ tiếp tục ảnh hưởng không ít đến
người trồng lúa ở Việt Nam và các nước xuất khẩu khác, do sức cạnh tranh đè
nặng và giá lúa gạo còn xuống thấp hơn nữa. Giá lúa gạo ở Việt Nam chưa
thể giúp nông dân Việt Nam cải thiện mức thu nhập hiện nay.
Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO), nhập
khẩu gạo Trung Quốc còn cao trong 2013 - 2014, nhưng có thể giảm nếu giá
gạo toàn cầu tăng; hơn nữa, nước này sẽ nhập 1,2 triệu tấn gạo từ Thái Lan
trong năm 2014 làm ảnh hưởng không ít số lượng xuất khẩu của Việt Nam
vào nước láng giềng này. Dự kiến năm 2014, Ấn Độ sẽ xuất khẩu 9 triệu tấn
gạo, giảm 1,2 triệu tấn so với năm 2013; trong khi Thái Lan sẽ tiếp tục phục
hồi xuất khẩu gạo với giá thấp (FAO, 2014).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8



1.2.2. Tình hình sản xuất lúa Japonica trên thế giới
Tình hình sản xuất lúa Japonica trên thế giới hiện nay có nhiều thay
đổi. Theo thống kê của FAO từ năm 1982 - 1994, tổng sản lượng lúa
Japonica của thế giới khoảng 100 triệu tấn trên diện tích 17,29 triệu ha
(11,9% tổng diện tích trồng lúa trên thế giới). Năm 2005, chỉ riêng 13 nước
trong hơn 100 nước sản xuất lúa Japonica đã có tổng sản lượng lúa khoảng
62,5 triệu tấn trên diện tích 15,6 triệu ha. Diện tích trồng lúa Japonica chiếm
20% diện tích trồng lúa của thế giới (FAO, 1984). Tổng sản lượng gạo xuất
khẩu trên thị trường thế giới năm 2001 khoảng 26 triệu tấn, trong đó gạo
Indica chiếm 75%, Japonica chiếm 12%, gạo thơm 12%, phần còn lại là gạo
dẻo 1%. Ba thị trường nhập khẩu lúa Japonica lớn nhất Châu Á là Nhật, Hàn
Quốc và Đài Loan từ nguồn Mỹ, Australia, Trung Quốc và Thái Lan. Riêng
Nhật mỗi năm nhập khẩu gần 1 triệu tấn gạo Japonica. Thổ Nhĩ Kỳ là thị
trường lớn thứ nhì và nhập khẩu từ nguồn Ai Cập, Mỹ và Australia. Ngoài ra
còn khoảng 42 quốc gia khác nhập khẩu gạo Japonica (Mechel S. Paggi &
Fumiko Yamazaki, 2001) (Paggi & Yamazaki, 2001).
Theo thống kê của FAO từ năm 1982 - 1994 diện tích trồng lúa Japonica
trên thế giới thay đổi không nhiều, nhưng sản lượng lúa tăng 16,6%; chủ yếu
nhờ vào tăng năng suất trung bình đạt từ 5,0 - 5,8 tấn/ha. Tổng sản lượng lúa
Japonica trên thế giới chỉ khoảng 100 triệu tấn trên diện tích 17,29 triệu ha,
chiếm khoảng 11,9% tổng diện tích trồng lúa thế giới. Nhưng tình hình sản suất
lúa Japonica trên thế giới hiện nay có những thay đổi, diện tích trồng lúa
Japonica năm 2012 đã lên tới 20% diện tích trồng lúa toàn thế giới (tương
đương khoảng 26 triệu ha) và gạo Japonica chiếm khoảng 12% thị phần toàn
cầu. Các nước Âu- Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan,... đang mở cửa thị trường
nhập khẩu gạo Japonica. Các nước trồng và tiêu thụ gạo Japonica chủ yếu trên
thế giới là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Nga,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 9


Đông Âu và EU. Lúa Japonica là loại hình thấp cây đến trung bình, chống đổ
tốt, chịu thâm canh, chịu lạnh khoẻ, có khả năng chống chịu nhiều loại sâu
bệnh và có TGST từ ngắn đến trung bình. Lúa Japonica thường có năng suất
trung bình cao hơn lúa Indica từ 0,5 – 1,0 tấn/ha. Tại những trạm thực nghiệm
năng suất có thể tới 13 tấn/ha. Úc và Ai Cập là nơi sản xuất lúa Japonica có
năng suất bình quân cao nhất, 9,0 - 9,5 tấn/ha (FAO, 1982 & 1994).
Chỉ với các phương pháp di truyền chọn giống truyền thống, các nhà khoa
học Trung Quốc đã đạt được những thành tựu to lớn trong nâng cao tiềm năng
năng suất của lúa Japonica trong suốt 50 năm qua (Zhi-Kang Li et al, 2012).
Trung Quốc hiện nay, ngoài mục tiêu chọn tạo các giống lúa siêu cao sản,
việc chọn giống lúa cải tiến có năng suất, chất lượng tốt và các giống lúa lai vừa
có năng suất cao vừa có chất lượng tốt cũng đang được chú trọng. Cải tiến dạng
hạt và hàm lượng amylose của các giống lúa loại Indica và Japonica hiện là mục
tiêu chính của chương trình tạo giống lúa chất lượng ở Trung Quốc ngày nay. Một
số giống lúa chất lượng tốt đang được gieo trồng phổ biến ở đây như:
Zhongyouzao3; Zhong-xiang1; Changsi-han; Shengtai1; Fengbazhan; Nanjingyuxian. Hầu hết các giống lúa này đều có dạng hạt thon, chất lượng xay xát tốt,
gạo trắng trong, hàm lượng amyloza từ thấp đến trung bình, độ bền gel mềm
(chiều dài gel từ 63 - 100). Trong tương lai, Trung Quốc sẽ tiến hành chương trình
chọn tạo giống lúa có năng suất siêu cao nhưng đồng thời có chất lượng tốt, dạng
hạt đẹp. Diện tích trồng lúa Japonica tăng gấp 2 lần trong vòng 20 năm (11% năm
1980 tới 29% năm 2000)( Crook et al, 2002) và giá lúa Japonica cũng tăng hơn 2
lần (James Hansen et al, 2002). Trung Quốc xuất khẩu chủ yếu gạo Japonica sang
Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, riêng năm 2000 sang Nhật là 216.000 tấn. Thị phần
xuất khẩu gạo Japonica của Trung Quốc chủ yếu do cải tiến chất lượng và giá cả.
Tại siêu thị ở Bắc Kinh, gạo Japonica là Koshihikary và Hitomerbore được bán
với giá trên 300.000 đồng/2 kg (James Hansen et al, 2002).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10


Tại Nhật Bản: Giống lúa Koshihikari là một giống lúa chất lượng cổ
truyền ở Nhật thuộc loại Japonica. Chất lượng ăn uống và hương vị của nó được
coi là loại tốt nhất đối với thị hiếu của người Nhật. Giống lúa này được gieo
trồng từ lâu đời và nó trở thành nguồn vật liệu quý cho công tác chọn tạo giống
lúa chất lượng tốt ở Nhật. Hiện nay diện tích gieo trồng giống này chiếm khoảng
500 - 600 ngàn ha hàng năm (khoảng trên 30% tổng diện tích trồng lúa). Giống
Koshihikari có năng suất bình quân: 5,5 - 6,0 tấn/ha, hạt dài 5,4 mm, hàm lượng
amylose: 17 - 18%, độ hóa hồ thấp, không thơm, không dính, chất lượng dinh
dưỡng cao và có vị ngon đặc biệt. Ngoài giống Koshihikari còn có một số giống
cải tiến khác đang được trồng ở Nhật như: Etsunan-17, Etsunan-14, Honenwase;
Hatsunishiki; Norin-1; Norin-21, Norin-22,...
Ở Hàn Quốc, Chương trình tạo giống lúa một cách có hệ thống sử dụng
phương pháp lai đã được bắt đầu vào năm 1915 và đến 2012 hơn 200 giống
lúa mới đã được phát triển bằng phương pháp này. Bên cạnh các phương pháp
chọn tạo giống truyền thống (lai tạo, đột biến), các phương pháp mới như
nuôi cấy bao phấn, ưu thế lai, và chọn giống nhờ marker phân tử đã được ứng
dụng tạo giống lúa. Hàn Quốc chỉ trồng một vụ lúa mỗi năm và phải mất 13 15 năm để tạo được một giống trong điều kiện khí hậu của Hàn Quốc. Tuy
nhiên, các cơ sở nhà kính cho phép trồng hai hoặc ba vụ lúa một năm, thử
nghiệm đã làm giảm chu kỳ chọn giống xuống còn từ 8 - 10 năm. Công nghệ
nuôi cấy bao phấn đã làm tăng đáng kể hiệu quả chọn tạo giống, tiết kiệm
không gian, thời gian và lao động. Chương trình tạo giống bằng nuôi cấy bao
phấn đã được bắt đầu vào năm 1977 và đã trở thành một dự án cốt lõi trong
các chương trình chọn tạo giống lúa quốc gia. Thông qua phương pháp này,
đến nay 23 giống lúa đã được phát hành kể từ khi nhận được giống lúa từ nuôi
cấy bao phấn đầu tiên, giống Hwaseongbyeo, vào năm 1985. Mặc dù chu kỳ

chọn giống có thể khác nhau tùy theo hoàn cảnh, nhưng nói chung để tạo
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11


được 1 giống bằng nuôi cấy bao phấn mới chỉ cần 5 - 6 năm. Nuôi cấy bao
phấn và các kỹ thuật nhà kính là các công nghệ được sử dụng thường xuyên ở
Hàn Quốc (Kang & Kim, 2012). Bên cạnh đó, phương pháp đột biến hóa chất
và phóng xạ thường được sử dụng cho các mục đích đặc biệt. Ba giống
japonica là Goami 2, Beakjinju, và Seolgang, đã được tạo ra thông qua xử lý
đột biến bằng methylnitrosourea (MNU) (Kang & Kim, 2012).
Năm 1991, chương trình lai tạo giống lúa Japonica thích nghi với vùng
nhiệt đới của IRRI hợp tác với Hàn Quốc nhằm tạo ra giống lúa Japonica
năng suất, chất lượng cao. Thông qua tuyển chọn các nguồn gen ít phản ứng
với nhiệt độ và lai tạo, đã tạo được hai giống lúa Japonica nhiệt đới đưa vào
sản xuất trên diện rộng tại Philippin vào các năm 2008, 2009. Các giống lúa
mang lại lợi nhuận cao hơn do năng suất và chất lượng gạo ngon, dẻo, đặc
trưng của gạo Japonica (Rudy A. Fernandez, 2010).
Mỹ cũng là nước sản xuất và xuất khẩu gạo Japonica lớn. Bang
California là bang sản xuất chính với 90% lúa Japonica, trong đó xuất khẩu
khoảng 30% (Mechel S. Paggi et al, 2001) (Paggi & Yamazaki, 2001).
Lúa Japonica thường có năng suất cao hơn lúa Indica từ 0,5 - 1,0 tấn/ha.
Úc và Ai Cập là nơi sản xuất lúa Japonica có năng suất bình quân cao nhất: 9 9,5 tấn/ha.
* Sản xuất lúa Japonica ở vùng ôn đới:
Trong 2004, sản lượng lúa Japonica ở vùng có khí hậu ôn đới và cận
nhiệt đới chiếm đến 100 triệu tấn, hay gần 17% của tổng số lượng lúa trồng
trên thế giới, trên 16,7 triệu ha. Năng suất bình quân cao 6 tấn/ha. Châu Á là
khu vực trồng nhiều loại lúa này 13,5 triệu ha, sau đó là Châu Mỹ 1,5 triệu ha,
châu Âu 876.000 ha và châu Phi 666.000 ha (chủ yếu Ai Cập). Những nước

trồng lúa Japonica chính trên thế giới gồm có Trung Quốc (miền Bắc), Nhật
Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Triều Tiên, Ai Cập, Italy, Úc, Tây Ban Nha, Bồ Đào
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12


Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Argentina, Chile, Liên Bang Nga và một số nước Đông Âu.
ở châu Á, Trung Quốc lợi dụng Hiệp Ước GATT (Hiệp định chung về Thuế
quan và Thương mại) thúc đẩy chương trình sản xuất lúa Japonica để xuất
khẩu sang Nhật Bản và Hàn Quốc, Mỹ và Úc cũng đang ráo riết cạnh tranh
chiếm thị trường nhập khẩu ở hai nước này, nhưng kém lợi thế hơn Trung
Quốc do giá thành sản xuất cao hơn và họ ở xa hơn. Sản xuất lúa ở châu Âu
sẽ giảm dần, nhưng chậm chạp, tùy theo chính sách và tình hình chính trị của
khối Liên Âu.
* Sản xuất lúa Japonica ở vùng nhiệt đới:
Theo Glaszmann (1987), hầu hết lúa rẫy ở vùng Đông Nam Á là loại lúa
Japonica nhiệt đới; nhưng cũng còn tìm thấy ở châu Phi và châu Mỹ La tinh.
Theo nghiên cứu của ông Glaszmann, ít nhất 80% lúa rẫy ở vùng có khí hậu
nhiệt đới, ngoại trừ Ấn Độ và Bangladesh, thuộc loại lúa Japonica nhiệt đới.
Diện tích thu hoạch lúa rẫy ở vùng nhiệt đới ước lượng độ 8,8 triệu ha hoặc gần
5% diện tích trồng lúa trên thế giới trong giữa thập niên 1990. Năng suất bình
quân của loại lúa này thấp, độ 1 tấn/ha (ngoại trừ Brazil 2 - 3 tấn/ha).
1.3. Tình hình nghiên cứu trong nước
1.3.1. Tình hình sản xuất lúa gạo tại Việt Nam
Cây lúa từ lâu đã trở thành cây lương thực chủ yếu, có ý nghĩa đáng kể
trong nền kinh tế và xã hội nước ta. Địa bàn trải dài trên 15 vĩ độ Bắc, từ Bắc
vào Nam đã hình thành những đồng bằng châu thổ trồng lúa phì nhiêu, cung
cấp nguồn lương thực chủ yếu cho người dân trong nước.
Trước năm 1945, diện tích trồng lúa ở hai đồng bằng Bắc Bộ và Nam

Bộ là 4,5 triệu ha, cho sản lượng thóc 5,4 triệu tấn. Năng suất bình quân đạt
13 tạ/ha. Đến năm 1974 năng suất lúa đạt 51,4 tạ/ha/năm. Sau 1975, đất nước
thống nhất, sản xuất lúa gạo ở nước ta có những bước phát triển đáng kể
(Nguyễn Hữu Tề và CS, 2006).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 13


Bảng 1.2. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam trong những năm qua
Năm

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tấn/ha)

(triệu tấn)

1995

6,77

3,69


24,96

2000

7,67

4,24

32,53

2005

7,33

4,89

35,83

2010

7,49

5,34

40,01

2011

7,66


5,54

42,40

2012

7,75

5,63

43,66

2013

7,90

5,57

44,04
Nguồn: FAOSTAT. 2014

Diện tích trồng lúa của nước ta có sự biến động trong những năm 1995
- 2005. Năm 2000 diện tích trồng lúa của nước ta tăng, sau đó đến năm 2005
thì giảm dần. Trong những năm gần đây diện tích sản xuất lúa gạo trong nước
có xu hướng tăng dần. Đây là do quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá đã thu
hẹp diện tích đất nông nghiệp vào các mục đích phi nông nghiệp. Sau đó,
chính phủ Việt Nam đã có các chính sách quy hoạch diện tích đất nông
nghiệp và chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Khoa học nông nghiệp của nước ta
không ngừng phát triển, năng suất lúa gạo trung bình của cả nước không
ngừng tăng. Năm 2008, diện tích sản xuất lúa gạo ở nước ta đã tăng lên 0,11

triệu ha so với năm 2007, đạt năng suất 5,22 tấn/ha và đã cho sản lượng 38,73
triệu tấn năm 2008.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 14


×