Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng hoa huệ hương tại hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.23 MB, 132 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VN VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VN

-----------------*----------------

NGUYỄN THỊ THANH HOA

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN
PHÁP KỸ THUẬT ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT
TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG HOA HUỆ
HƯƠNG TẠI HƯNG YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

HÀ NỘI, 2015


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VN VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VN

-----------------*----------------

NGUYỄN THỊ THANH HOA

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN
PHÁP KỸ THUẬT ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT
TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG HOA HUỆ
HƯƠNG TẠI HƯNG YÊN
Chuyên ngành: khoa học cây trồng
Mã số: 60620110


LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS Nguyễn Thị Kim Lý

HÀ NỘI, 2015

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ii


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS.
Nguyễn Thị Kim Lý đã tận tình hướng dẫn để hoàn thành luận văn này.
Xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của ban Lãnh đạo và tập thể cán bộ bộ
môn Đột biến - Ưu thế lai Viện Di truyền nông nghiệp đã tạo điều kiện về
thời gian nghiên cứu, phương tiện vật chất và kỹ thuật để tôi hoàn thành luận
văn.
Xin cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của các thầy các cô Ban sau đại học –
Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam và các bạn đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này.
Luận văn có sự động viên, đóng góp của gia đình tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Thị Thanh Hoa

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page iii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ cho một học vị nào. Mọi sự
giúp đỡ hoàn thành luận văn này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn
trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Thị Thanh Hoa

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iv


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA ............................................................... Error! Bookmark not defined.
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................... iii
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................... iv
MỤC LỤC ...........................................................................................................................v
DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................ viii
DANH MỤC HÌNH .............................................................................................................x
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...............................................................................5
1.1. Giới thiệu chung về cây hoa huệ ....................................................................................5
1.2. Giá trị kinh tế và sử dụng của hoa huệ .........................................................................14

1.3. Tình hình sản xuất hoa huệ trên thế giới và ở Việt Nam ...............................................16
1.4. Tình hình nghiên cứu hoa huệ trên thế giới và Việt Nam..............................................19
1.5. Điều kiện tự nhiên và đặc điểm khí hậu vùng trồng hoa Văn Giang-Hưng Yên. ..........28
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................32
2.1. Vật liệu nghiên cứu......................................................................................................32
2.2. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................................33
2.3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................33
2.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................................................38
2.5. Phương pháp xử lý số liệu ...........................................................................................39
2.6. Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa huệ trong các thí nghiệm. ...........................................39
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..............................................41
3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của kích thước củ giống đến sinh trưởng, phát triển và chất
lượng giống huệ Hương ......................................................................................................41
3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng
giống huệ Hương ................................................................................................................46
3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng
giống huệ Hương ...............................................................................................................54
3.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển và chất
lượng giống huệ Hương ......................................................................................................61
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page v


3.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian thu hoạch củ giống đến sinh trưởng, phát triển và
chất lượng giống huệ Hương ..............................................................................................67
3.6. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian bảo quản củ giống đến sinh trưởng, phát triển và
chất lượng giống huệ Hương ..............................................................................................71
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................78

PHỤ LỤC ..........................................................................................................................83

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BQ

: Bảo quản

CS

: Cộng sự

CT

: Công thức

CTTN

: Công thức thí nghiệm

ĐC

: Đối chứng

ĐK


: Đường kính

KH&CN

: Khoa học và công nghệ

KHKTNN : Khoa học kỹ thuật nông nghiệp
TB

: Trung bình

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page vii


DANH MỤC BẢNG
TT

Tên bảng

bảng

Trang

1.1.

Nhiệt độ trung bình của Văn Giang................................................. 28


3.1.

Tỷ lệ nảy mầm, thời gian và đặc điểm sinh trưởng của giống......... 41

3.2.

Chất lượng hoa huệ Hương ở các kích thước củ khác nhau..............45

3.3.

Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến các thời gian sinh trưởng, phát
triển của giống hoa huệ Hương........................................................ 47

3.4.

Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến một số đặc điểm sinh trưởng của
giống hoa huệ Hương........................................................................49

3.5.

Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến chất lượng hoa của
giống..................................................................................................51

3.6.

Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến hiệu quả kinh tế của
giống..................................................................................................53

3.7.


Ảnh

hưởng

của

mật

độ

trồng

đến

sinh

trưởng

của

giống..................................................................................................54
3.8.

Ảnh hưởng của mật độ trồng đến

chất lượng hoa của cây

huệ.....................................................................................................56
3.9.


Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng nhiễm sâu bệnh hại của
cây huệ Hương..................................................................................59

3.10.

Ảnh hưởng của mật độ trồng đến hiệu quả kinh tế của cây hoa huệ
Hương................................................................................................60

3.11.

Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sự sinh trưởng của giống
hoa huệ Hương..................................................................................62

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page viii


3.12.

Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến chất lượng hoa............64

3.13.

Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến khả năng nhiễm sâu
bệnh hại của giống huệ Hương..........................................................66

3.14.

Ảnh hưởng của thời gian thu hoạch củ giống đến số lượng củ và tỷ lệ

củ đủ tiêu chuẩn trồng.......................................................................68

3. 15.

Ảnh hưởng của thời gian thu hoạch củ giống đến khă năng nhiễm
bệnh ở cây hoa huệ Hương................................................................70

3.16.

Ảnh hưởng của thời gian bảo quản củ giống đến sinh trưởng của
giống hoa huệ Hương........................................................................72

3.17.

Ảnh hưởng của thời gian bảo quản củ giống đến chất lượng hoa của
giống huệ Hương...............................................................................74

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ix


DANH MỤC HÌNH
TT
hình

Tên hình

Trang


1.1.

Huệ cánh bán kép ............................................................................. 6

1.2.

Huệ cánh kép .................................................................................... 6

1.3.

Huệ đơn ............................................................................................ 6

1.4.

Nhiệt độ trung bình các tháng (oC) ................................................. 29

2.1.

Giống huệ Hương ........................................................................... 32

3.1.

Tỷ lệ nảy mầm ở các kích thước củ khác nhau................................ 42

3.2.

Ảnh hưởng của kích thước củ đến các giai đoạn sinh trưởng .......... 43

3.3.


Ảnh hưởng của kích thước củ đến chất lượng hoa .......................... 46

3.4.

Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến các giai đoạn sinh trưởng ........... 48

3.5.

Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến chất lượng hoa ........................... 52

3.6.

Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chiều dài cành hoa ...................... 55

3.7.

Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chất lượng cành hoa ................... 57

3.8.

Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến tỷ lệ nở hoa ..................... 65

3.9.

Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến độ bền hoa cắt .................... 65

3.10.

Ảnh hưởng của thời gian thu củ đến tỷ lệ củ đủ tiêu chuẩn trồng .... 69


3.11.

Ảnh hưởng của thời gian bảo quản củ giống đến tỷ lệ nảy mầm ..... 71

3.12.

Ảnh hưởng của thời gian bảo quản củ giống đến chất lượng cành
hoa...................................................................................................75

3.13.

Ảnh hưởng của thời gian bảo quản củ đến độ bền hoa .................... 75

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page x


MỞ ĐẦU
1.Đặt vấn đề
Hoa là sản phẩm đặc biệt của cây trồng, nói đến hoa là nói đến vẻ đẹp
của thiên nhiên ban tặng cho con người. Hoa không chỉ có ý nghĩa về mặt tinh
thần mà còn cho người sản xuất hoa thu nhập cao hơn hẳn so với nhiều cây
trồng khác. Trong thập kỷ qua nghề trồng hoa ở Việt Nam đã có những bước
tiến đáng kể, đóng góp cho sự hình thành nên cảnh quan tươi đẹp và khẳng
định là một sản phẩm kinh tế hàng hóa có giá trị ngày càng cao trên thị trường
trong và ngoài nước.
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nhiều vùng
sinh thái đa dạng thuận lợi cho việc trồng được nhiều loại hoa và cây cảnh có
giá trị kinh tế cao. Thị trường trong nước phong phú, bên cạnh đó tiềm năng

xuất khẩu cũng đầy hứa hẹn. Vì vậy, hoa và cây cảnh Việt Nam nếu được tổ
chức tốt từ khâu sản xuất, quảng bá đến tiêu thụ sẽ tạo tiềm lực kinh tế lớn
cho ngành sản xuất nông nghiệp Việt Nam trong tiến trình phát triển xã hội.
Cây hoa huệ Hương (Polianthes tuberosa L) được trồng tại Việt Nam
từ lâu đời. Huệ là cây hoa cắt cành thuộc nhóm thân thảo sống nhiều năm, lá
dài, hoa màu trắng và hương thơm. Đây là loài hoa dễ trồng, dễ nhân giống,
sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện nhiệt đới, chịu nóng, có thể trồng
trên nhiều chân đất khác nhau và cho hoa quanh năm. Tại Việt Nam, huệ được
trồng ở Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định và các tỉnh Nam Trung bộ, Tây
Nguyên, Tây Nam bộ... Tuy hoa Huệ là loài hoa chỉ được dùng nhiều trong
việc thờ cúng, lễ nhưng nhu cầu tiêu thụ hoa huệ luôn tăng nhất là vào các dịp
lễ Tết, rằm tháng Giêng, rằm tháng Bảy...

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 1


Hiện nay nghiên cứu về hoa huệ ở trong nước còn ít, thường chỉ dừng
lại ở mức độ mô tả về mặt hình thái, việc thu thập tuyển chọn giống và nghiên
cứu xây dựng các biện pháp kỹ thuật canh tác còn rất nhiều hạn chế, mang
tính lẻ tẻ, chưa được quan tâm nhiều.
Văn Giang, Hưng Yên là một trong những huyện có diện tích trồng
hoa cây cảnh lớn ở khu vực phía Bắc. Ở đây tập trung nhiều loại hoa cây cảnh
nổi tiếng như trà, quất, các loại hoa trồng thảm, cây cảnh dùng trang trí cảnh
quan. Hiện nay, việc sản xuất hoa cắt cành cũng được người dân ở Văn Giang
quan tâm và đưa vào sản xuất. Một số loại hoa cắt cành được trồng chủ yếu ở
đây là cúc, lily, đồng tiền. Bên cạnh các loại hoa cắt cành trên, huệ là loại hoa
cũng được chú ý nhiều vì có thời gian thu hoa sớm, có khả năng chịu nóng
cao, chi phí đầu tư ban đầu thấp hơn so với các loại hoa khác và cho hiệu quả

kinh tế cao hơn so với việc trồng các loại rau màu khác. Tuy nhiên, diện tích
trồng huệ ở Văn Giang còn ít và đang dần bị thu hẹp. Nguyên nhân là do quá
trình đô thị hoá đang diễn ra nhanh, đất canh tác của người dân bị giải tỏa để
xây dựng các công trình giao thông, các nhà máy và khu công nghiệp. Một
nguyên nhân khác là do củ giống hoa huệ ngày càng kém chất lượng, người
dân sản xuất mang tính tự phát, tự để giống và chăm sóc theo kinh nghiệm,
nên cây hoa huệ dễ bị sâu bệnh hại, dẫn đến năng suất và chất lượng hoa chưa
đảm bảo được yêu cầu cho tiêu dùng nên thu nhập không ổn định, hiệu quả
kinh tế thấp.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Ảnh hưởng của
một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất
lượng của cây huệ Hương tại Hưng Yên”

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2


2. Mục đích và yêu cầu
2.1. Mục đích
Xác định được một số biện pháp kỹ thuật phù hợp trồng cây huệ
Hương sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng hoa cao. Góp
phần xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất cây hoa huệ tại Hưng Yên.
2.2. Yêu cầu của đề tài
- Xác định được kích thước củ trồng phù hợp
- Xác định được thời vụ trồng thích hợp
- Xác định được mật độ trồng thích hợp
- Xác định loại phân bón lá thích hợp
- Xác định thời thu hoạch củ thích hợp
- Xác định được thời gian bảo quản củ giống thích hợp

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu đã cung cấp những dẫn liệu khoa học về ảnh
hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và
chất lượng hoa của cây huệ Hương tại Hưng Yên
Kết quả của đề tài cũng là tài liệu tham khảo có giá trị cho việc nghiên
cứu và sản xuất cây hoa huệ nói chung và và cây huệ Hương nói riêng tại
Hưng Yên
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Các kết quả nghiên cứu của đề tài đã làm cơ sở khoa học cho việc đề
xuất và xây dựng quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc thích hợp cho cây huệ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3


Hương tại Văn Giang-Hưng Yên, góp phần làm tăng năng suất và chất lượng
hoa, làm tăng hiệu quả kinh tế cho người sản xuất.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu chung về cây hoa huệ
1.1.1. Nguồn gốc
Cây hoa huệ có tên khoa học là Polianthes tuberosa L., là loại hoa cắt
cành thuộc nhóm thân thảo sống nhiều năm, lá dài, hoa màu trắng và hương

thơm. Đây là loài hoa dễ trồng, dễ nhân giống, sinh trưởng, phát triển tốt
trong điều kiện nhiệt đới, chịu nóng, có thể trồng trên nhiều chân đất khác
nhau và cho hoa quanh năm [8].
Hoa huệ được trồng ở Việt Nam từ lâu đời, tập trung tại một số tỉnh ở
miền Bắc và vùng Duyên Hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên như Hà Nội, Hưng
Yên, Nam Định, Hải Phòng, Bình Định, Khánh Hòa, Tiền Giang….[38][39]
1.1.2. Vị trí phân loại của cây hoa huệ
Trong hệ thống phân loại thực vật học [2], cây hoa huệ là cây thuộc
lớp Một lá mầm (Monocotylendon), bộ Hành (Liliadae), họ Thủy tiên
(Amaryllidaceae).
Dựa vào các đặc điểm về hình thái của hoa, trên thế giới có 3 nhóm
hoa huệ [22]
- Hoa huệ cánh đơn (A single): Hoa có màu trắng, có một lớp cánh,
mùi thơm đậm, được sử dụng rộng rãi trong việc chiết xuất tinh dầu
- Huệ có cánh bán kép (Semi-double): hoa có từ 2 - 3 lớp cánh/bông,
giống này không thơm bằng giống hoa cánh đơn
- Huệ cánh kép (Double): có từ 3 lớp hoa trở lên/ bông. Hoa có màu
trắng và có phớt hồng ở đầu bông

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


Hình 1.1. Huệ cánh bán kép

Hình 1.2. Huệ cánh kép

(Semi-double)


(Double)

Ở Việt Nam hiện nay, dựa vào đặc điểm của hoa thì chia thành 2
nhóm, chủ yếu là huệ đơn và huệ kép :
- Huệ đơn: cây thấp, cánh hoa nhỏ, hoa chỉ có một lớp cánh, hương
thơm đậm.
- Huệ kép (còn gọi là huệ tứ diện): cây cao, hoa dày và dài hơn huệ
đơn nhưng hương thơm kém hơn [37]

Hình 1.3. Huệ đơn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


1.1.3. Đặc điểm thực vật học của cây hoa huệ
1.1.3.1. Thân
Huệ thuộc cây thân thảo, thân hành hay còn gọi là thân giả được
kết bởi các bẹ lá xếp chồng lên nhau, bẹ lá trước xếp phủ lên bẹ lá sau.
Thân thẳng đứng không phân nhánh vươn lên thành ngồng hoa cao khoảng
80 - 100 cm [8].
1.1.3.2. Lá
Cây hoa huệ có lá đơn mọc quanh gốc, xanh và dài, cuống lá góc
rộng và to thành hình như cái bao bao lấy củ, giữa phiến lá và bẹ lá không
phân biệt rõ ràng. Chiều dài lá khoảng 25 - 40 cm, bề rộng của lá từ 0,5 - 1,5
cm [8].
1.1.3.3. Hoa
Cây hoa huệ là cây cho hoa quanh năm, nhưng hoa nở chủ yếu
vào mùa hè còn mùa đông tỷ lệ ra hoa ít, hoa nhỏ và bông ngắn hơn.

Hoa huệ có màu trắng, bao hoa hình phễu, thường tỏa hương vào
ban đêm. Hoa có vị ngọt, hơi chát, thơm, không độc. Cành hoa thường
dài, ở nách mỗi lá bắc có 2 hoa màu trắng, có tràng đơn hay tràng kép,
nhị gắn giữa ống, bầu dưới 3 ô [2], [36].
1.1.3.4. Củ và rễ
Cây huệ có bộ rễ chùm phát triển mạnh, rễ phân bố chủ yếu ở lớp
đất mặt từ 0 - 15cm. Có 2 loại rễ: rễ mọc từ củ mẹ ban đầu (củ mẹ), gọi
là rễ sơ cấp và rễ mọc từ củ con do củ mẹ đẻ ra gọi là rễ thứ cấp, củ
huệ thực chất chính là thân ngầm của cây huệ [8].

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7


1.1.4. Yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa huệ
1.1.4.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố vật lý có ảnh hưởng lớn đến thời gian sinh
trưởng, phát triển cũng như khả năng phân hóa hoa của cây hoa huệ.
Cây hoa huệ là cây ưa nhiệt độ mát mẻ từ 20 - 250C, nhưng chịu
nóng tốt, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, cho hoa tốt vào
mùa hè. Tuy vậy, khi nhiệt độ mùa hè quá cao kéo dài sẽ ảnh hưởng
nghiêm trọng tới khả năng sinh trưởng của cây, chất lượng hoa và nhất là
sâu bệnh phá hại mạnh.
Trước khi phân hóa hoa và lúc cây có 5 - 6 lá cần nhiệt độ mát mẻ
từ 15 - 220C nếu không tỷ lệ nở hoa sẽ rất thấp và chất lượng hoa kém [8].
1.1.4.2. Ánh sáng
Cây huệ là cây ưa ánh sáng mạnh. Giai đoạn đầu sau khi trồng, cây
sống chủ yếu nhờ vào nguồn dinh dưỡng từ củ. Khi cây ra lá, cây sử dụng
chất dinh dưỡng từ quá trình quang hợp. Trong thời kỳ phân hóa mầm hoa

nếu không cung cấp đủ ánh sáng thì tỷ lệ ra hoa thấp, hoa nhỏ…
Ngoài ra nếu thiếu ánh sáng cây hoa huệ rất dễ bị nhiễm bệnh.
Trong điều kiện ngày ngắn, ánh sáng yếu thì ảnh hưởng mạnh đến sự sinh
trưởng phát triển của cây. Cường độ ánh sáng cũng là yếu tố ảnh hưởng tới
sự sinh trưởng và phân hóa mầm hoa. Nếu cường độ chiếu sáng dưới
3500 lux thì cường độ quang hợp và sự thoát hơi nước giảm, cây mọc
vống, cành lá yếu. Do đó khi trồng ở vụ đông cần đảm bảo chế độ chiếu
sáng phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phân hóa mầm hoa, hoa tự
dài đồng thời tăng chất lượng hoa. Số giờ chiếu sáng thích hợp cho cây hoa

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8


huệ sinh trưởng và phát triển tốt từ 12 - 16 giờ và cường độ ánh sáng
khoảng 6000 lux [8].
1.1.4.3. Nước
Cây hoa huệ là cây rễ củ nên khi nảy mầm cũng như quá trình sinh
trưởng cần phải có đủ nước. Các giai đoạn sinh trưởng khác nhau thì có nhu
cầu về nước khác nhau. Sau khi trồng vài ngày, rễ mầm nhú ra và phát
triển thì yêu cầu đất xung quanh củ phải đủ ẩm, vì vậy trước khi trồng
nên tưới nước. Khi cây mọc nếu đất quá khô thì phải tưới nước ngay.
Trong suốt thời kỳ sinh trưởng, cây hoa huệ cần rất nhiều nước, đặc biệt
là ở giai đoạn có 3 - 7 lá, đây là thời kỳ cây có nhu cầu về nước lớn, nếu
thiếu nước cây sẽ sinh trưởng chậm ảnh hưởng đến khả năng phân hóa
của hoa.
1.1.4.4. Đất
Cây hoa huệ có thể trồng trên bất cứ loại đất nào, cây chỉ sinh
trưởng tốt, cho hoa đẹp trên loại đất hơi kiềm (pH = 6 -7), có cấu trúc mịn,

giữ ẩm tốt. Tuy vậy, huệ không thích hợp nơi đất quá trũng, chua hay cớm
bóng [8].
Cây hoa huệ có thể trồng trên các loại đất có thành phần cơ giới sau:
- Đất cát pha có độ tơi xốp cao, thoáng khí, ngấm nước tốt nhưng có
độ phì kém. Do đó, khi trồng hoa huệ trên loại đất này cần phải bón nhiều
phân hữu cơ để bổ sung dinh dưỡng cho cây.
- Đất thịt nhẹ, thoát nước tốt, giàu dinh dưỡng là loại đất trồng
thích hợp đối với cây hoa huệ. Nếu đất quá ẩm, rễ rất dễ bị thối, vì thế vào
mùa mưa cần chống úng, tháo nước kịp thời không để ruộng bị ngập úng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9


Mặt khác hoa huệ cũng là cây rất mẫn cảm với các loại muối kim loại
nặng.
Đặc biệt là loại đất có hàm lượng chì cao, rễ cây sinh trưởng kém,
cây phát triển chậm và khả năng ra hoa kém. Chính vì vậy trước khi trồng
huệ cần chú ý đến các biện pháp canh tác đất.
1.1.5. Sâu bệnh hại trên cây hoa huệ
1.1.5.1. Sâu hại
Sâu hại cây hoa huệ không nhiều. Các loại sâu ăn lá và chích hút như
cào cào, bọ cánh cam, bọ trĩ, rệp… gây hại rải rác, loài tác hại phổ biến nhất
là nhện đỏ, bọ trĩ và rệp sáp [8].
* Rệp sáp (Myzus persicae)
- Đặc điểm sinh học và tác hại: Con trưởng thành có chiều dài từ 1 - 2
mm, màu trắng, chất sáp được tiết ra ở phần bụng của con trưởng thành và
phủ lên toàn bộ cơ thể. Thường làm cho cây còi cọc, ngọn quăn queo, nụ bị
thui, hoa không nở được hoặc dị dạng, thường gây hại nặng ở vụ xuân hè và

đông xuân.
- Biện pháp phòng trừ: Sử dụng Karate 2,5 EC liều lượng 10 - 15
ml/bình 10lít, Supracide 40ND liều lượng 10 - 15 ml/bình 10 lít, Actara
25WG liều lượng 25 - 30 g/ha, Regent, Britin 10 - 15 ml/bình 10 lít... , lượng
phun 10 bình/1.000m2
* Nhện đỏ (Tetranychus sp.)
- Đặc điểm sinh học và tác hại: Nhện trưởng thành đẻ trứng vào lớp tơ
mỏng mặt dưới lá. Một con cái có thể đẻ 200 trứng. Nhện non và trưởng
thành sống tập trung mặt dưới lá, chích hút nhựa tạo thành các vệt màu nâu
vàng nhạt dọc 2 bên gân lá. Mật độ nhện cao làm lá vàng khô, cây sinh trưởng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10


kém. Nhện còn làm nụ héo, hoa nhỏ.Vòng đời trung bình 20 - 25 ngày. Nhện
đỏ phát triển nhiều khi thời tiết nóng và khô. Ngoài hoa huệ, nhện còn hại
nhiều loại cây như bông, chè, cam quít, đậu, dưa…
- Biện pháp phòng trừ: Bón phân, tưới nước đầy đủ cho cây, khi nhện
gây hại,không để ruộng khô, phun thuốc đặc trị như Danitol, Nissorun, Ortus,
Sirbon.
* Bọ trĩ (Haplothrips aculeatus)
- Đặc điểm sinh học và tác hại: Bọ trĩ trưởng thành có màu đen và
kích thước rất nhỏ, sâu non có màu hồng nhạt. Trưởng thành và sâu non hoàn
thành chu kì sống trong củ. Gây hại và định cư tại phần gốc, làm tổn thương
phần củ và tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm xâm nhập và dần dần làm cho củ
bị thối nhũn.
- Biện pháp phòng trừ: Xử lý củ bằng nước nóng ở 44oC trong 1 giờ
để loại bỏ mầm mống sâu hại. Khử trùng củ bằng Benlate C 50WP 0,2% hoặc
Daconil 75WP 0,15 %.

1.1.5.2. Bênh hại
* Thối bẹ lá (Botrytis cinerea)
- Nấm phát triển trong điều kiện nhiệt độ mát mẻ, là nấm bệnh nguy
hiểm đối với Huệ. Triệu chứng ban đầu là những đốm trắng (dạng giọt nước ở
mặt trên của lá), ngoài viền có màu nhạt và ở giữa vết bệnh có màu sẫm.
Trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, oi bức những vết đốm sẽ liên kết lại và làm
bộ lá có thể bị gãy và thối. Mưa kéo dài, sương mù và sương muối nặng sau
đó nhiệt độ tăng cao và có độ ẩm trên lá là điều kiện thuận lợi nhất cho bệnh
phát triển.
- Quản lý bệnh:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11


+ Phun thuốc phòng trừ bệnh sớm, đặc biệt ở những nơi có điều kiện
môi trường thuận lợi cho bệnh phát triển. Phun thuốc chỉ có hiệu quả khi lá
không bị ướt và phun vào phía mặt dưới của lá nơi bị nhiễm bệnh.
+ Thu dọn tàn dư và tiêu hủy toàn bộ cây bị bệnh vào cuối vụ thu
hoạch.
+ Ở những nơi bị bệnh nặng, loại bỏ cây bị bệnh càng sớm càng tốt để
tránh lây lan sang những cây bên cạnh và vào vụ tiếp theo.
+ Loại bỏ những lá bị đốm vào buổi sáng khi lá vẫn còn ướt, để hạn
chế sự lây lan bệnh.
+ Tránh trồng huệ ở nơi thoát nước kém hoặc nơi bị che bóng.
* Bệnh thối rễ (Pythium splendens)
- Bệnh thối rễ thường liên quan đến việc thoát nước kém, thiếu độ
thông thoáng trong đất và trồng cây trên loại đất có độ kết cấu quá chặt như
đất sét nặng. Mức độ nhiễm bệnh liên quan đến nhiệt độ đất và điều kiện

trồng. Loại nấm này có khi kí sinh trên củ, thường vết bệnh có màu vàng sẫm
và tạo điều kiện cho các loài vi sinh vật khác xâm nhập và gây bệnh.
- Quản lý bệnh
+ Vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, tiêu hủy tàn dư cây bị bệnh.
+ Xử lý đất, xử lý củ.
+ Cải thiện điều kiện chăm sóc, thoát nước tốt và tránh tưới lên bề mặt
cây.
* Bệnh thối củ (Fusarium oxysporum)
- Vết củ bị thối màu nâu nhạt hoặc nâu sẫm, rồi lan rộng lên bẹ lá làm
bẹ lá bị tách rời ở phần gốc và cuối cùng củ sẽ bị thối hoàn toàn. Cây bệnh sẽ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12


làm lá chuyển màu vàng, cây bị lùn và biến màu. Nấm Fusarium có mặt ở các
loại đất và gây hại khi nhiệt độ và ẩm độ đất cao trong những tháng mùa hè.
Bệnh phổ biến ở những vườn trồng huệ lâu năm. Trong điều kiện mát mẻ thì
bệnh ít nguy hiểm hơn.
- Quản lý bệnh hại
+ Không sử dụng củ có biểu hiện nhiễm bệnh. Khi phát hiện cây
nhiễm cần nhổ bỏ và tiêu hủy. Ở những nơi nhiễm nặng, phải thay lớp đất bề
mặt có chiều dày 45cm. Vệ sinh,à khử trùng đất trước khi trồng, nhất là khi
nhiệt độ đất cao.
+ Tránh bón phân đạm cao vì liều lượng phân đạm cao sẽ làm cho củ
mềm, phát triển nhanh và làm cho củ dễ bị nhiễm bệnh.
+ Không để phân hữu cơ tiếp xúc trực tiếp với bộ rễ. Sử dụng phân
chuồng hoai mục như lớp che phủ bề mặt làm cho đất mát, gây bất lợi cho
nấm Fusarium.

+ Trồng cây ở những nơi thoát nước. Tránh tưới nước lên toàn bộ cây
trong những tháng mùa hè. Tránh đất chua cần bón thêm vôi bột để tăng pH
cho đất.
+ Tránh làm tổn thương cây khi làm cỏ, vệ sinh đồng ruộng hoặc vận
chuyển. Vết thương cơ giới tạo cơ hội cho vi sinh vật xâm nhập vào phần gốc
của cây.
+ Sử dụng Cacbendazim, Benlate C, Maneb theo nồng độ khuyến cáo.
* Bệnh thối sinh lý
- Triệu chứng: Khi cây cao khoảng 20cm, những lá non có những đốm
xác định màu xanh vàng hoặc hơi trắng và xuất hiện vết cháy nhẹ. Khi nặng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 13


đốm trắng sẽ thành màu nâu cục bộ, làm lá quăn queo và phá huỷ cả hoa, cây
sẽ ngừng sinh trưởng.
- Nguyên nhân: Có thể do giống bị mẫn cảm, do cây hút nước yếu, rễ
phát triển kém, hàm lượng nước trong đất quá thừa, cây sinh trưởng quá
nhanh không cân bằng với bộ rễ hoặc thoát nước mạnh, do không khí quá
khô, ánh sáng gay gắt, củ to dễ nhạy cảm hơn củ nhỏ.
- Phòng trừ:
+ Trước khi trồng phải tưới đẫm cho đất, trồng sâu củ và chọn củ có
bộ rễ tốt.
+ Không làm tổn thương bộ rễ, chọn giống không mẫn cảm và không
chọn củ quá to. Tránh cây sinh trưởng quá nhanh.
+ Tránh thoát hơi nước bằng che phủ, tưới 2lần/ngày nếu trời quá
nóng.
Nhìn chung đối với các loại nấm gây hại, để đề phòng bệnh ngay từ

ban đầu, sau trồng nên phun Champion 77WP 50g/10lít hoặc Zineb 80WP 20
- 50g/10lít định kỳ 5 - 7 ngày 1 lần, lượng phun 15 bình/1.000m2 vừa giảm tỷ
lệ cây nhiễm bệnh vừa kích thích sự sinh trưởng, phát triển của cây.
1.2. Giá trị kinh tế và sử dụng của hoa huệ
Với đặc điểm sinh thái dễ thích nghi với vùng khí hậu nhiệt đới như
ở nước ta đồng thời yêu cầu trồng và chăm sóc không quá khắt khe nên
huệ được trồng khá phổ biến và đem lại thu nhập rất cao cho người trồng
hoa.
Trong những năm gần đây, cây hoa huệ đem lại thu nhập cao cho
người dân các tỉnh phía Nam như Tiền Giang, Đồng Tháp... Đặc biệt, tại
các tỉnh Nam Trung Bộ như Bình Định, Khánh Hòa, từ khi người dân mở
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 14


rộng diện tích và nâng cao kỹ thuật canh tác, cây hoa huệ đã trở thành cây
trồng chính và trở thành cây xóa đói giảm nghèo. Hiện nay, thu nhập từ cây
hoa huệ ở đồng bằng sông Cửu Long bình quân từ 150-200 triệu/ha và ở
Nam Trung bộ là 80 - 150 triệu/ha [4], [8], [38], [39].
Ngoài giá trị sử dụng thông thường như trên, gần đây người ta còn
sử dụng một số bộ phận của cây này làm thuốc chữa bệnh và chế ra các loại
dầu thơm.
Hiện nay, một số nghiên cứu về loài hoa này đã tìm ra một số thành
phần hoá học có liên quan đến việc sản xuất ra các loại dầu thơm, nước hoa
quý,... được chiết xuất từ các bộ phận như hoa và sáp hoa... trong đó loại
tinh dầu tuyệt đối thu được khi chiết xuất từ hoa như alcol benzil chiếm
0,7%, benzoat metil (4,5%), antranilat metil (8,0%), metilisoeugenol (10%),
benzoat benzil (24%). Ngoài ra, n-alkan chiếm tỷ lệ không nhỏ tới 42% trong
sáp hoa cũng là một thành phần hoá học quan trọng trong việc chế xuất các

loại nước hoa, dầu thơm.
Bên cạnh đó, cây hoa huệ còn có công dụng trong y học, bộ phận
được sử dụng là củ huệ. Trong tinh dầu củ huệ có chứa thành phần
sapogenin, sapogenin bao gồm hecogenin và tigogenin là loại hợp chất
được chiết xuất để bào chế ra một số loại thuốc quý. Từ lâu trong dân gian
người dân đã biết sử dụng cây hoa huệ để làm thuốc chữa một số bệnh đơn
giản. Ở Ấn Độ người ta đã dùng củ phơi khô, tán thành bột để làm thuốc trị
liệu, hoặc ở Vũng Tàu người dân nơi đây đã dùng củ huệ để chữa bệnh
sốt rét.
Ở một số nơi, dân gian còn dùng củ huệ để chữa bệnh hóc xương
bằng cách đem giã nát củ, vắt lấy nước rồi nhỏ vào họng của người bị
hóc xương sau 1 - 2 phút sẽ khỏi.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 15


×