BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGUYỄN THỊ TÌNH
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH NHÂN NHANH
IN VITRO GIỐNG LAN HOÀNG THẢO TRẦM TRẮNG
(DENDROBIUM NESTOR VAR ALBA)
CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
MÃ SỐ: 60.42.02.01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS-TS. HÀ THỊ THÚY
TS. NGUYỄN THANH HẢI
HÀ NỘI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Bài luận văn thạc sỹ này là công trình nghiên cứu thực sự
của cá nhân, được thực hiện dựa trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức chuyên
ngành, nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dẫn khoa học của
PGS.TS. Hà Thị Thúy và TS. Nguyễn Thanh Hải .
Các số liệu, bảng biểu và những kết quả trong bài luận văn là trung thực, các
nhận xét, phương hướng đưa ra xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm hiện có.
Một lần nữa tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam đoan trên.
Người thực hiện
Nguyễn Thị Tình
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài báo cáo tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản
thân tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình về mọi mặt của thầy cô giáo, các tập thể
và cá nhân.
Với lòng biết ơn sâu sắc tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới: PGS. TS. Hà
Thị Thúy – phòng Thí nghiệm trọng điểm công nghệ tế bào thực vật – Viện Di
truyền Nông nghiệp cùng TS. Nguyễn Thanh Hải – giảng viên khoa Công nghệ
Sinh học – Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã dành nhiều thời gian, tâm huyết chỉ
bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới tập thể cán bộ làm việc tại phòng nghiên cứu trọng
điểm quốc gia công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật - Viện Di truyền Nông nghiệp
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã tận tình dạy bảo tôi trong suốt 2 năm học qua.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới những người thân, bạn bè đã luôn ở
bên, chăm sóc, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng
năm 2015
Học viên
Nguyễn Thị Tình
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii
MỤC LỤC
Lời cam đoan
i
Lời cảm ơn
ii
Mục lục
iii
Danh mục viết tắt
vi
Danh mục bảng
vii
Danh mục hình
viii
MỞ ĐẦU
1
1. Đặt vấn đề
1
2. Mục đích, yêu cầu
2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
3
1.1. Nguồn gốc, phân bố, phân loại và giá trị của phong lan.
3
1.2. Đặc điểm thực vật học chi lan Hoàng thảo
5
1.2.1. Rễ
5
1.2.2. Thân
5
1.2.3. Lá
6
1.2.4. Hoa
7
1.2.5. Quả
8
1.3. Đặc điểm sinh thái học chi lan Hoàng thảo
8
1.3.1. Nhiệt độ
8
1.3.2. Ẩm độ
9
1.3.3. Ánh sáng
9
1.3.4. Giá thể
9
1.3.5. Mùa nghỉ
10
1.4. Đặc điểm thực vật học và sinh thái học của lan Hoàng thảo Trầm trắng
(Dendrobium Nesto var alba)
10
1.5. Tình hình sản xuất hoa lan ở Việt Nam và trên thế giới
11
1.5.1. Tình hình sản xuất hoa lan trên thế giới
11
1.5.2. Tình hình nghiên cứu, sản xuất và phát triển phong lan ở Việt Nam 13
1.6. Các phương pháp nhân giống lan Hoàng Thảo.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
16
Page iii
1.6.1. Phương pháp truyền thống.
16
1.6.2. Phương pháp nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào thực vật
18
1.7. Tình hình nghiên cứu về nuôi cấy mô tế bào hoa lan.
19
1.7.1. Tình hình nghiên cứu về nuôi cấy mô hoa lan trên thế giới.
19
1.7.2. Tình hình nghiên cứu về nuôi cấy mô tế bào hoa lan trong nước.
23
Chương 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
25
2.1. Vật liệu và thời gian nghiên cứu
25
2.2. Nội dung nghiên cứu
25
2.2.1. Thiết lập hệ nuôi cấy vô trùng
25
2.2.2. Nghiên cứu phương pháp nhân nhanh thông qua protocorm ở các điều
kiện nuôi cấy khác nhau.
28
2.2.3. Nghiên cứu xác định môi trường tái sinh cây và tạo cây hoàn chỉnh 29
2.2.4. Nghiên cứu phương pháp huấn luyện và đưa cây in vitro ra ngoài vườn
ươm
32
2.3. Phương pháp nghiên cứu
33
2.3.1. Giai đoạn chọn và xử lý mẫu
34
2.3.2 Các hóa chất và thiết bị sử dụng trong nghiên cứu
34
2.3.3. Phương pháp pha chế môi trường nuôi cấy in vitro
35
2.4. Các chỉ tiêu theo dõi
35
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
37
3.1. Thiết lập hệ nuôi cấy vô trùng.
37
3.1.1. Ảnh hưởng khác nhau của chất khử trùng đến mẫu nuôi cấy.
37
3.1.2. Ảnh hưởng của nguồn mẫu đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của mẫu đưa
vào nuôi cấy.
41
3.1.3. Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến sinh trưởng của mẫu nuôi cấy
43
3.1.4. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng tới quá trình phát sinh hình
thái của mẫu nuôi cấy.
44
3.2. Nghiên cứu phương pháp nhân nhanh thông qua protocorm ở các điều kiện
nuôi cấy khác nhau.
3.2.1. Ảnh hưởng của 6-BA lên khả năng nhân protocorm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
46
46
Page iv
3.2.2. Ảnh hưởngcủa 6-BA kết hợp với kinetin lên khả năng nhân protocorm.
47
3.3. Nghiên cứu xác định môi trường tái sinh cây và tạo cây hoàn chỉnh.
49
3.3.1. Ảnh hưởng của môi trường tái sinh cây lan Trầm trắng từ protocorm.49
3.3.2. Ảnh hưởng của môi trường khác nhau đến sự sinh trưởng và phát
triển của cây lan Trầm trắng in vitro.
3.4. Nghiên cứu phương pháp huấn luyện và đưa cây in vitro ra ngoài vườn ươm.
54
59
3.4.1. Ảnh hưởng của một số biện pháp huấn luyện cây con in vitro khi ra
ngôi.
59
3.4.2. Ảnh hưởng của các loại giá thể lên sinh trưởng, phát triển của cây con
ngoài vườn ươm.
60
3.5. Tóm tắt quy trình công nghệ nhân nhanh giống lan hoàng thảo trầm trắng đã
được nghiên cứu hoàn thiện.
62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
63
1. Kết luận
63
2. Kiến nghị
64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
65
PHỤ LỤC
67
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v
DANH MỤC VIẾT TẮT
AC
Than hoạt tính
6-BA
6 - Benzyl Amino Purine
CCC
Chiều cao chồi
CDL
Chiều dài lá
CDR
Chiều dài rễ
CT
Công thức
CX
Chuối xanh
ĐHST
Điều hòa sinh trưởng
GA3
Giberrilin acid
HSN
Hệ số nhân
IAA
Indol Acetic Acid
Ki
Kinetin
KT
Khoai tây
α - NAA
α - Naphthalene Acetic Acid
ND
Nước dừa
NTU
Nền tối ưu
NL
Nhắc lại
PSHT
Phát sinh hình thái
SC
Số chồi
SR
Số rễ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi
DANH MỤC BẢNG
STT
3.1a
Tên bảng
Ảnh hưởng của chất khử trùng đến khả năng tạo mẫu vô trùng
Trang
của
mẫu lá non
3.1b
38
Ảnh hưởng của nồng độ chất khử trùng đến khả năng tạo mẫu vô
trùng của mẫu chồi gốc
3.1c
39
Ảnh hưởng của nồng độ chất khử trùng đến khả năng tạo mẫu vô trùng
của mẫu đoạn thân
3.2
41
Ảnh hưởng của nguồn mẫu đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của mẫu
nuôi cấy
3.3
42
Ảnh hưởng của các loại môi trường cơ bản lên khả năng tạo
protocorm sau 6 tuần nuôi cấy
3.4
43
Ảnh hưởng của nồng độ 6-BA đến khả năng tạo protocorm và chồi
của lan hoàng thảo trầm trắng
45
3.5
Ảnh hưởng của 6-BA lên khả năng nhân protocorm sau 6 tuần nuôi cấy.
46
3.6
Ảnh hưởng của 6-BA kết hợp với kinetin lên khả năng nhân protocorm.
48
3.7
Ảnh hưởng của nồng độ 6-BA đến khả năng tái sinh và nhân chồi từ
protocorm (sau 6 tuần)
3.8
49
Ảnh hưởngcủa 6-BA kết hợp với kinetin đến khả năng tái sinh và
nhân chồi từ protocorm (sau 6 tuần)
51
3.9
Ảnh hưởng kết hợp GA3 đến quá trình kéo dài chồi
52
3.10
Ảnh hưởng của α-NAA đến sự hình thành rễ của cây
53
3.11
Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến sự sinh trưởng cây Trầm
trắng in vitro (sau 3 tháng nuôi cấy)
3.12
55
Ảnh hưởng của nồng độ nước dừa đến quá trình sinh trưởng của cây
con in vitro (sau 3 tháng nuôi cấy)
56
3.13
Ảnh hưởng của dịch củ đến quá trình sinh trưởng của cây con in vitro
58
3.14
Ảnh hưởng của một số biện pháp huấn luyện cây con in vitro trước
khi ra ngôi (số liệu sau 4 tháng tuổi).
3.15
59
Ảnh hưởng của các loại giá thể lên sinh trưởng, phát triển của cây
con giai đoạn vườn ươm (2 tháng tuổi)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
61
Page vii
DANH MỤC HÌNH
STT
3.1
Tên hình
Trang
Ảnh hưởng của chất khử trùng đến sự sinh trưởng và tái sinh của mẫu
chồi gốc sau 20 ngày
3.2
40
Ảnh hưởng của chất khử trùng đến sinh trưởng và tái sinh của đoạn
thân sau 20 ngày
3.3
40
Ảnh hưởng của các loại môi trường cơ bản lên khả năng nhân
protocorm sau 6 tuần nuôi cấy .
3.4
44
Ảnh hưởng của nồng độ 6-BA đến khả năng tạo protocorm và chồi
của lan hoàng thảo trầm trắng ở nồng độ 6-BA = 2mg/l
45
3.5
Ảnh hưởng của 6-BA lên khả năng nhân protocorm sau 6 tuần nuôi cấy.
47
3.6
Ảnh hưởng của 6-BA kết hợp với kinetin lên khả năng nhân
protocorm ở các nồng độ khác nhau.
3.7
48
Ảnh hưởng của 6-BA lên khả năng tạo chồi từ protocorm sau 6 tuần
nuôi cấy.
3.8
50
Ảnh hưởng của 6-BA kết hợp với kinetin lên khả năng tạo chồi từ
protocorm sau 6 tuần nuôi cấy.
51
3.9
Nồng độ α-NAA = 0.6mg/l
53
3.10
Ảnh hưởng của α - NAA lên khả năng tạo rễ sau 6 tuần nuôi cấy.
54
3.11
Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy tới sinh trưởng của cây con in vitro
55
3.12
Ảnh hưởng của nồng độ nước dừa tới sinh trưởng của cây con in vitro
57
3.13
Ảnh hưởng của dịch củ đến sinh trưởng của cây con in vitro
58
3.14
Ảnh hưởng của một số biện pháp huấn luyện cây con in vitro trước
khi ra ngôi ( công thức 4)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
60
Page viii
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Cùng với sự phát triển của văn minh nhân loại, đời sống con người ngày càng
được nâng cao, cả về mặt vật chất và tinh thần. Nhu cầu thưởng thức cái đẹp, đặc biệt
cái đẹp đến từ thiên nhiên, cỏ cây hoa lá dần đi vào đời sống mỗi người dân.
Từ xa xưa, chơi hoa, trồng hoa và thưởng thức hoa đã được coi là một thú
vui nghệ thuật độc đáo và thú vị. Ngày nay, nghề trồng hoa và kinh doanh hoa đang
ngày càng được chú tâm và phát triển bởi nó không chỉ bó hẹp trong giá trị thưởng
thức mà còn mang lại giá trị kinh tế rất cao. Phong lan là một trong những loài hoa
có chất lượng cao, giá trị kinh tế lớn, được nhiều người yêu thích bởi có hoa đẹp,
cấu trúc hoa kiêu kỳ, phức tạp. Hơn nữa, màu sắc hoa vô cùng phong phú, hương
thơm quyến rũ, thời gian chơi dài,…có lẽ cũng bởi vậy mà phong lan được mệnh
danh là nữ hoàng của các loài hoa!
Nhờ quá trình sưu tầm các loài lan đẹp, lạ mắt và các kỹ thuật lai tạo ra các
thứ lan mới, số loài hoa lan hiện nay trên thế giới có thể đã lên đến 100 ngàn loài.
Vì thế, trong thời gian gần đây, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, thú chơi lan đã
trở thành thông dụng và có điều kiện hơn, không phân biệt địa vị, tuổi tác, hoàn
cảnh kinh tế. Số người chơi và yêu chuộng hoa lan ngày càng tăng, hay nói cách
khác, nhu cầu sử dụng các chủng loại lan đã và đang tăng. Hoa lan hiện đang được
trồng và kinh doanh với 3 kiểu dáng: hoa cắt cành, cây đã thành thục trong chậu
treo hay bám trên giá thể và cây lan con từ 10 - 15 cm.
Trầm trắng (Dendrobium nestor var alba) là một loài lan bản địa vô cùng
quý giá của Việt Nam. Chúng không chỉ quý bởi vẻ đẹp, hương sắc hay độ bền hoa
mà còn quý bởi sự khan hiếm nguồn cây trong tự nhiên. Sự săn lùng và khai thác
bừa bãi đã làm chúng dần suy kiệt trong tự nhiên hơn nữa trên thị trường thì rất ít ỏi
và giá thành rất cao dẫn đến tình trạng phá rừng bừa bãi, ảnh hưởng nghiêm trọng
đến môi trường tự nhiên của nhiều loài. Để khắc phục những vấn đề trên, chúng tôi
đã tiến hành đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình nhân nhanh in vitro giống
lan hoàng thảo Trầm trắng (Dendrobium nestor var alba)”.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1
2. Mục đích, yêu cầu
+ Mục đích
-
Xây dựng được quy trình nhân nhanh giống lan Hoàng thảo Trầm trắng bằng
phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật.
+ Yêu cầu
-
Tạo được nguồn vật liệu ban đầu.
-
Xác định được phương thức và môi trường nuôi cấy phù hợp trong giai đoạn
nhân nhanh protocorm.
-
Xác định môi trường phù hợp trong giai đoạn tạo cây hoàn chỉnh.
-
Xác định được phương pháp huấn luyện cây và giá thể thích hợp cho sự phát
triển của cây con ngoài vườn ươm.
+ Ý nghĩa của đề tài
-
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để xây dựng và hoàn thiện quy trình
nhân nhanh giống lan Trầm trắng trong điều kiện in vitro, góp phần bảo vệ, lưu giữ
giống lan quý và giải quyết khó khăn về nguồn cung ứng giống cây cho thị trường.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nguồn gốc, phân bố, phân loại và giá trị của phong lan.
Cây hoa lan được biết đến đầu tiên ở phương Đông. Theo tác giả
Bretchacidor thì từ đời vua Thần Nông (2800 TCN) ở Trung Quốc, loài lan rừng đã
được dùng làm thuốc chữa bệnh. Sau đó cùng với vẻ đẹp và hương thơm của nó kết
hợp với công dụng chữa bệnh nên loài này đã có mặt ở châu Âu. Tại đây, người ta
đã tiến hành nghiên cứu khá công phu và tỉ mỉ. Pharatus (376-285 TCN) được coi là
cha đẻ của ngành lan học, vì ông là người đầu tiên dùng từ Orchids để chỉ một loài
hoa lan củ tròn. Sau đó là Linne (1707 - 1778) và Robiet Bron (1773 - 1858) là
những người đầu tiên phân biệt rõ ràng họ lan và các họ thực vật khác. Còn người
đặt nền tảng cho môn học về hoa lan là Joanlind (1779 - 1885). Năm 1836, ông
công bố tài liệu (A Tabuler View of the Tribes of Orchidea) để sắp xếp loài và chi
thuộc họ lan. Tên của họ lan do ông đưa ra được dùng đến ngày nay (dẫn theo Trần
Hợp, 1990).
Ở Việt Nam, dấu vết những nghiên cứu về lan ở buổi đầu không rõ rệt lắm, có
lẽ người đầu tiên khảo sát về lan là nhà truyền giáo Bồ Đào Nha Joanisde Loureiro, ông
đã mô tả cây lan Việt Nam trong cuốn “Flora de cochin chinesis” (1789).
Năm 1972, Phạm Hoàng Hộ trong bộ “Cây cỏ Việt Nam” (quyển II) đã mô
tả kèm hình vẽ 289 loài lan gặp ở Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ, 1993).
Năm 1992, Gunnar Seidenfaden người Đan Mạch đã phát hành cuốn “Hoa
lan tại Đông Dương” gồm 200 giống và 2000 loài, trong đó có khoảng 136 giống và
720 loài của Việt Nam.
Theo Phạm Hoàng Hộ (1993), Việt Nam có tới 755 loài lan.
Trên khắp trái đất, hầu như nơi nào có thực vật là có phong lan nhưng số
lượng nhiều ít khác nhau liên quan mật thiết đến độ cao. Mỗi loài có một cách phân
bố và phát triển rất riêng biệt về kiểu dáng và kích cỡ, sự khác biệt đó không chỉ vì
xuất xứ từ các lục địa khác nhau mà còn có khi ở ngay trong một vùng địa lý vài
kilomet vuông.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3
Về lịch sử phân loại, họ lan đến nay đã được biết khoảng 200 năm. Theo hệ
thống phân loại thực vật, cây hoa lan thuộc họ lan (Orchidaceae), bộ lan (Orchidales),
phân lớp hành (Lilidae), lớp một lá mầm (Monocotyledonae), ngành ngọc lan - thực vật
hạt kín (Magnoliophyta) (Trần Hợp, 1990; Nguyễn Tiến Bân, 1997).
Trước kia, họ phong lan được chia làm 3 họ phụ (Orchidadeae,
Cypripedicideae, Apostasiscideae). Gần đây, do phân tích hoa đầy đủ hơn và đi sâu
vào đặc tính di truyền, các nhà khoa học đã chia họ phong lan thành 6 họ phụ
(Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997):
Apostasiscideae
Orchidadeae
Cypripedicideae
Epidendroideae
Neottioideae
Vandoideae
Cả 6 họ phụ này đều phổ biến rộng rãi trên trái đất. Họ lan của Việt Nam
cũng khá phong phú. Theo thống kê sơ bộ gần đây ở nước ta có khoảng 152 chi và
897 loài. Đây là một thế mạnh tự nhiên, làm cơ sở cho phát triển ngành trồng lan
nước nhà. Mặc dù vậy, việc phân loại thực vật nói chung và lan nói riêng là hết sức
phức tạp, cho đến nay chưa có các khóa phân loại cho các đơn vị dưới loài, trong
khi đó việc làm này lại hết sức quan trọng, nhất là trong công tác chọn giống cây
trồng (Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997).
Về giá trị của cây phong lan, trước hết phải kể đến giá trị trên phương diện
thẩm mỹ và kinh tế.
Hoa lan được nhiều người yêu thích, bởi lẽ đây là loài hoa có cấu trúc rất kiêu
kỳ và phức tạp, những trạm trổ rất tinh vi, đặc biệt ở bộ phận môi. Màu sắc của hoa
được pha trộn một cách hài hòa, cân đối, lắm khi lại hiện lên những nét tương phản rõ
rệt, hay chìm lắng và cuốn hút. Khác với các loài ký sinh thông thường có tác động
hủy hoại ký chủ, đa số các loài lan có lối sống phụ sinh chỉ xem cây chủ làm giá thể.
Vì thế, không phải ngẫu nhiên mà ông cha ta đã dùng cây lan biểu hiện cho người
quân tử “Mai, Lan, Cúc, Trúc”, một đạo đức cao quý của dân tộc Việt Nam.
Về mặt kinh tế, người ta đã thống kê, ở các nước xuất khẩu hoa lớn như Thái
Lan, Đài Loan, Hà Lan, Úc, Nhật Bản,…doanh thu từ lan đạt vài trăm triệu USD/
năm. Còn ở Việt Nam, theo các chuyên gia về lan, nghề trồng lan sẽ đem lại một lợi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4
nhuận không nhỏ cho người dân. Theo tính toán của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, nếu trồng phong lan cắt cành loài Dendrobium và Mokara, mỗi ha đất
trồng có thể cho thu nhập 500 triệu - 1 tỷ đồng/năm, cao hơn nhiều lần so với trồng
lúa và một số hoa màu khác.
Ngoài phương diện thẩm mỹ và kinh tế, cây lan còn có nhiều giá trị khác. Với
giống Anoectochilus còn gọi là “Jewel Orchids” thì lá được dùng làm rau, một món ăn
quen thuộc của người Mã Lai và Indonesia. Trong số các loại thuộc giống Blettia,
Cattleya, Renanthera, giả hành và lá được dùng làm trà và thuốc. Thổ dân Niu Ghinê
dùng Dendrobium utile để dệt làm kiềng đeo tay như một thứ đồ trang sức,.... Một số
loài trong chi lan Hoàng thảo (Dendrobium) dùng làm thuốc chữa sốt nóng, kém ăn,
khô cổ, giảm thị lực,… vì chúng chứa nhiều alkaloid có giá trị chữa bệnh.
1.2. Đặc điểm thực vật học chi lan Hoàng thảo
1.2.1. Rễ
Sự đa dạng về hình thái cấu trúc rễ đã làm cho chi lan Hoàng thảo phù hợp
với điều kiện sống như khi sống trong đất thì rễ mập, thân rễ bò dài (Trần Hợp,
2000). Rễ của các đại diện chi Hoàng thảo là rễ khí sinh, thường mảnh, hình trụ,
màu xanh và chuyển thành nâu khi già, chúng thường ôm lấy giá thể hoặc buông
thõng xuống. Ở một số loài sống bám lơ lửng trên vỉ thân cây gỗ làm nhiệm vụ lấy
nước, muối khoáng, hấp thu dinh dưỡng, chúng được bao bọc bởi lớp mô hút ẩm
dày bao gồm cả những lớp tế bào chết chứa đầy không khí do đó nó ánh lên màu
xám bạc. Chiều dài rễ từ 0,1 - 0,3 cm, rễ thường mọc ra từ phần gốc của thân hoặc
đôi khi có thể ở mấu thân của một vài loài (D. Bilobulatum, D. Parcum,...).
1.2.2. Thân
Các đại diện của chi Hoàng thảo rất dễ nhận biết ngoài thiên nhiên. Đó là các
cây thân thảo mọc cụm, đứng thẳng hoặc rủ thõng, phân đốt, sống phụ sinh trên các
cây gỗ hoặc một số sống bám trên đá, trong rừng ẩm. Chi lan Hoàng thảo thuộc
nhóm đa thân (sympodial) với nhiều giả hành. Đây là nhóm bao gồm các cây tăng
trưởng liên tục nhưng có chu kỳ nghỉ sau những mùa sinh trưởng. Chúng vừa có
thân thật vừa có giả hành, giả hành tuy là thân nhưng lại chứa diệp lục, dự trữ nước
và nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của giả hành mới. Cấu tạo giả
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5
hành gồm nhiều mô mềm chứa đầy dịch nhầy, phía ngoài có lớp biểu bì với vách tế
bào dày, nhẵn bóng bảo vệ để tránh sự mất nước do sức nóng của mặt trời. Đa số
các củ giả hành có màu xanh nên nó cùng với lá làm nhiệm vụ quang hợp (Trần
Hợp, 2000).
Thân của các đại diện trong chi Hoàng thảo đều phân đốt, hình trụ, hình con
suốt, hình chùy hoặc hình trứng, có chiều dài thay đổi từ 2 - 3cm đến 120cm hoặc
đôi khi hơn, kích thước phổ biến là 20 - 50cm. Lát cắt ngang thân có thể là hình
tròn, bầu dục, đôi khi hình 3 cạnh nhưng được gọi chung theo kích thước ngang này
là chiều dày, thay đổi từ 0,3 - 1,5cm nhưng đa số hay gặp là khoảng từ 0,5 - 1 cm.
Thân có thể mảnh (sect. Grastidium, sect. Trongyle), đôi khi dẹt bên (sect. Aporum,
sect. Oxystophyllum) hoặc là dày mập lên (sect. Chrysotoxae, sect. Dendrobium,
sect. Superbientia). Phần dày mập lên của thân gồm một vài lóng ở sát gốc (sect.
Crumenatae) hoặc ở sát đỉnh (sect. Bolbidium) còn đa số ở giữa thân đều dần lên
đến đỉnh và xuống phía gốc. Đôi khi phần dày lên theo hình con suốt có 4 gờ sắc
(sect. Chrysotoxae, sect. Dendrobium, sect. Crumenatae). Cá biệt ở vài loài chỉ có
các mấu dày lên, còn lóng thì hầu như không làm thân có tràng hạt (sect. Pendulum)
hoặc sự dày lên là dần dần độc lập làm thành dạng đùi gà nối tiếp (D.nobile,
D.wardianum). Phần tận cùng là gốc, nơi xuất phát của rễ thường là nhỏ mảnh
nhưng cũng không ít trường hợp phình to ra.
1.2.3. Lá
Lá mọc thành hai dãy so le nhau, không có cuống mà chỉ có bẹ ôm thân, ít
khi không có bẹ (sect. Bolbidium, sect. Chrysotoxae). Lá phân bố suốt dọc thân
nhưng ở nhiều đại diện lá tập trung 2 - 4 chiếc ở đỉnh thân (sect. Chrysotoxae),
cũng có khi phần đỉnh thân chỉ có hoa mà không có lá (D. acinaciforme, D.
dalatense). Lá thường tồn tại khi cây ra hoa nhưng ở nhiều loài lá rụng trước khi
hoa nở. Số lượng lá thay đổi nhiều có khi chỉ còn 3 - 5 lá, vài loài chỉ còn 1 - 2 lá.
Lá thường cứng, dạng da bóng, ít khi nạc và mềm (sect. Grastidium), bề mặt
thường nhẵn, đôi khi lá còn non bề mặt bẹ và lá có phủ lông cứng ngắn màu đen
sớm rụng (sect. Formosae, sect. Conostalix). Đa số lá có dạng lưng - bụng bình
thường, đôi khi gặp vài đại diện có lá hình trụ (sect. Strongyle, sect. Crumenatae).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6
Ngoài ra còn gặp lá dẹt bên tức là đường sống lưng và bụng trở thành “mép lá”
nếu so sánh vị trí tương ứng với lá lưng - bụng bình thường (sect.Aporum, sect.
Oxystophyllum). Lá nguyên, mép nhẵn, màu xanh có các gân hình cung. Lá
thường có hình mác, bầu dục, đôi khi hình kiếm, hình thuôn hoặc ít khi lá hình
thoi dài, hình nêm. Đỉnh lá nhọn hoặc tù, rất nhiều trường hợp lá xẻ 2 thùy nhọn,
tù hoặc tròn lệch nhau. Chiều dài của lá thay đổi từ 1 - 19cm và chiều rộng từ 0,3 3,5cm. Lá hình trụ thường có bề dày (từ 0,2 - 0,4cm).
1.2.4. Hoa
Cụm hoa chùm thường nhiều hoa, đôi khi ít hoa hoặc đơn độc. Cụm hoa dài
thường thõng xuống, nhiều loài có cụm hoa đẹp và giá trị cao.
Hoa lưỡng tính, đối xứng hai bên. Màu sắc hoa sặc sỡ. Hoa đa số các loài
đều có hương thơm, bao hoa chia hai vòng. Vòng ngoài gồm 1 lá đài giữa và 2 lá
đài bên. Vòng trong gồm có 2 cánh hoa và một cánh môi.
Cằm hoa là một bộ phận được hình thành nhờ mép phần gốc 2 lá đài bên
dính nhau và dính với thân cột. Cằm có các hình bán cầu, hình túi đến hình cựa,
hình trụ cong ít nhiều.
Cánh môi: so với cánh đài, cánh hoa ít nhiều có kích thước và màu sắc khác
biệt. Tuy nhiên, ngay trong các cánh hoa thì cánh môi khác nhiều so với các thành
phần còn lại của bao hoa cả về màu sắc, kích thước lẫn sự sắp xếp. Trang trí đa
dạng trên cánh môi như đốm, vạch, diềm tua, u lồi, đường sống, lông phủ chiếm vị
trí khá quan trọng trong phân loại. Nhiều đại diện có gốc cánh môi dính với chân
cột tạo thành cựa.
Cột: cột hay còn gọi là trụ nhị - nhụy (trụ) thường thấp, mặt trước hơi lõm
lòng máng, đỉnh cột lõm để chứa khối phấn, hai mép đỉnh cột có 2 răng cột, phủ lên
đỉnh cột là nắp bao phấn.
Ở gốc cột có mỏ, thường là một phần phụ dạng màng nhô ra nhằm ngăn cách
bao phấn với nhụy. Chỗ thấp hất phía dưới cột là chân cột, thường hình tam giác
thuôn và có tuyến mật. Bao phấn hình mũ, bề mặt thường nhẵn hoặc có nhũ mịn,
đôi khi có lông nạc bao phủ. Khối phấn hình chùy, không có chuôi, số lượng là 4
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7
xếp thành 2 cặp. Bầu hạ thường nhỏ và thon dần xuống cuống hoa, ranh giới giữa
bầu và cuống hoa không rõ rệt, bầu 3 ô và có rất nhiều noãn.
1.2.5. Quả
Quả nang thường hình chùy hoặc hình con suốt, chứa rất nhiều hạt nằm xen
lẫn những sợi lông mảnh. Khi quả già gặp trời ẩm sợi này sẽ hút nước và trương
lên, phá vỡ vỏ quả giải phóng hạt ra ngoài. Hạt rất nhỏ hầu như không trọng lượng,
bao quanh hạt là lớp màng dạng mắt võng, trong suốt chứa đầy không khí dễ dàng
bay cùng hạt trong không khí nhờ gió.
1.3. Đặc điểm sinh thái học chi lan Hoàng thảo
Hoàng thảo (Dendrobium) là một thế giới vô cùng phức tạp, ngay sự ra hoa
cũng thuộc loại khác nhau, được phân chia thành 2 nhóm: một nhóm gồm các loài
Dendrobuim ra hoa vào đầu mùa mưa do quá trình khô hạn trong mùa nắng, nhóm
khác ra hoa vào dịp tết và hiện chưa được biết chắc chắn là do ảnh hưởng của quang
chu kỳ, nhiệt độ hay cả hai yếu tố.
Chi Dendrobium gồm nhiều loài thích nghi với các điều kiện sinh thái khác
nhau. Có thể tạm chia chúng làm 2 nhóm chính: nhóm ưa lạnh và nhóm ưa nóng.
Yêu cầu ngoại cảnh của 2 nhóm này như sau:
1.3.1. Nhiệt độ
Nhóm Dendrobium ưa lạnh sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ lý tưởng
là 15oC gồm các giống được lấy từ vùng cao nguyên sống trên cao độ 1000m của
Việt Nam và Mianma, như các loài Vảy cá (D. Linlleyi), Thủy tiên tím (D.
Amabile), Long nhãn kim điệp (D. Fimbriatum). Các loài này nếu được trồng ở
nhiệt độ lớn hơn hoặc bằng 25oC thì cây vẫn sống nhưng phát triển kém và rất
hiếm ra hoa.
Nhóm Dendrobium ưa nóng gồm đa số các giống Dendrobium rừng của châu
Úc, Indonesia, Malaysia và các loài Dendrobium lai, nhiệt độ thích hợp cho các loài
này là 25oC. Đặc biệt, các giống lai có thể chịu được nhiệt độ cao hơn nhiều.
Ngoài ra còn có một nhóm Dendrobium trung gian có thể sống ở cả vùng
lạnh và vùng nóng nhưng thường các cây sống ở cùng lạnh thì sinh trưởng và ra hoa
nhiều hơn như D. Primulinum, D. Fanmeri, D. Chrysotoxum, nhiệt độ lý tưởng của
các loài này là 20oC.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8
1.3.2. Ẩm độ
Độ ẩm thích hợp giúp cho cây phát triển nhanh hơn nhưng hoa tươi và lâu
tàn. Dendrobium cũng như đa số các giống lan khác chỉ phát triển tốt trong điều
kiện không khí ẩm nhưng thoáng khí, vào ban ngày cây cần độ ẩm khoảng từ 40
- 60% vào ban đêm độ ẩm thích hợp từ 60 - 90% cây sẽ phát triển tốt hơn. Loại
giá thể quá ẩm và úng sẽ là điều kiện bất lợi cho sự sinh trưởng của Dendrobium
vì có thể bị thối toàn bộ bộ rễ, biểu hiện là các cây con mọc từ phần ngọn của
thân (keiki). Với độ ẩm cao, lá và rễ cây sẽ có thể hút hơi nước trong không khí
khi cần thiết.
1.3.3. Ánh sáng
Dendrobium là giống ưa sáng, có thể trồng trong điều kiện ánh sáng trực tiếp
hay khuếch tán. Ánh sáng hữu hiệu cho giống Dendrobium là 70% vì vậy giàn che
với độ che sáng 30% dưới đất và 40% ở trên cao với cường độ ánh sáng từ 1500030000 lux rất thích hợp cho sự phát triển của Dendrobium ( Trần Duy Quý, 2005).
Ngoài ra, thời gian chiếu của ánh sáng trong ngày là điều kiện quyết định sự
ra hoa của một số loài chịu ảnh hưởng của quang chu kỳ như: Giả hạc, Long tu,
Kim điệp chỉ ra hoa với điều kiện ánh sáng có thời gian chiếu ít hơn 10h trong ngày.
Tuy nhiên, một giả thiết khác cần được nghiên cứu là có thể các loài này ra hoa do
sự lạnh kéo dài vào tháng 12. Loài lan Thạch hộc chỉ cần bị lạnh trong vài giờ, cây
sẽ trổ hoa sau 1 tuần lễ.
1.3.4. Giá thể
Dendrobium yêu cầu chậu trồng phải thật thoáng và không úng nước. Tuy
nhiên, do bản năng sinh học và cấu trúc thực vật với giả hành có thân, các loài
Dendrobium cần giá thể hơi ẩm nhưng không được úng làm thối giả hành. Vì thế
một số loài có thể phát triển trên các giá thể là xơ dừa hay quả dừa, dùng như một
cái chậu chứa sẵn giá thể. Tuy nhiên nếu giá thể là xơ dừa phải hạn chế số lần tưới
nước, nếu chậu là quả dừa nguyên phải cưa phần đáy, nếu không cây bị thối vì quá
ẩm. Cũng có thể trồng cây lan Dendrobium với căn hành cách đáy chậu khoảng
3cm, rồi rải thật thoáng xung quanh căn hành là một số rễ bèo lục bình được phơi
sạch. Với cách trồng này thì kích thước chậu và cây phải thật tương xứng. Tuy
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9
nhiên, giá thể than và gạch nung vẫn tỏ ra hiệu quả nhất đối với các loài
Dendrobium.
Dendrobium là một giống lan rất nhạy cảm khi sống trên giá thể không thích
thích hợp cho việc phát triển của lan và biểu hiện một số cây con sẽ được mọc trên
ngọn thân của các giả hành. Khi có điều này xảy ra cần phải tiến hành thay chậu, vì
chắc chắn các giá thể trong chậu đã không còn tác dụng. Hiện tượng này là do giá
thể đã bị quá ẩm, lắng cặn xuống đáy chậu tạo thành một lớp mùn úng nước, chính
lớp mùn này là điều kiện sinh sống thuận lợi của côn trùng phá hoại bộ rễ cây lan.
Do bản năng sinh tồn cây lan sẽ phản ứng bằng cách mọc ra một số cây con trên
ngọn để duy trì nòi giống.
Quan sát hiện tượng các cây con mọc trên chồi ngọn cũng sẽ giúp các nhà
vườn, người sản xuất kiểm tra lại cách trồng, điều kiện nước và phân bón. Ngoài ra,
với chu kỳ 2 năm 1 lần nên thay chậu cho lan vì trong quá trình sinh trưởng, các
chậu thường bị đóng rêu, giá thể bị hư hao, mất cân đối (cây quá lớn, chậu quá nhỏ
không đủ không gian để tạo độ thoáng cho rễ cây phát triển một cách tốt nhất).
1.3.5. Mùa nghỉ
Khái niệm về mùa nghỉ đối với một số giống lan nói chung và Dendrobium
nói riêng là hoàn toàn mới, ở miền Nam Việt Nam, từ lâu các nhà vườn ở đây đều
trồng lan không có mùa nghỉ.
Mùa nghỉ là thời gian vô cùng cần thiết đối với các giống Dendrobium, nó
quyết định phẩm chất hoa của mùa tới. Tùy địa phương và việc chọn thời gian nghỉ
cho Dendrobium là khác nhau, như ở thành phố Hồ Chí Minh, mùa nghỉ của
Dendrobium thường bắt đầu từ tháng 3 đến cuối tháng 4.
1.4. Đặc điểm thực vật học và sinh thái học của lan Hoàng thảo Trầm trắng
(Dendrobium Nesto var alba)
Là loài phong lan sống phụ, đa thân, thân dài, buông thõng, dài 80 - 120cm.
Thân hình trụ, màu hanh vàng, trên thân có nhiều rãnh dọc, có nhiều bẹ lá bao bọc
lấy đốt thân. Lá hình thuôn dài, dày, cứng, màu xanh đậm, đầu lá xẻ 2 thuỳ tù lệch.
Khi lá phát triển hết cỡ thường hơi quăn và có nếp nhăn. Kích thước lá: (10 - 13) x
(2 - 3)cm. Rễ chính to, mập, phân nhánh mạnh.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10
Chùm hoa mọc ra từ các đốt thân trên các thân đã rụng lá, mỗi chùm từ 2 - 4
bông, kích thước: 6 x 5cm. Hoa thường tập trung ở phần ngọn, khoảng 1/3 chiều dài
thân tính từ ngọn, mỗi nách hoa ra 1 – 2 bông, cá biệt có tới 3 bông. Hoa màu trắng,
cánh hoa hơi nhọn và dài, thường cụp không mở căng hết, trông buồn buồn. Thơm
đặc trưng mùi giả hạc rừng.
Thời gian nở hoa: tháng 3 âm lịch, độ bền: 20 ngày.
Hình 1: Lan trầm trắng ( sưu tầm).
Hiện nay trên thị trường trong nước và ngoài nước, lan Dendrobium nestor var
alba có thể coi là một loài quý hiếm, có giá trị thẩm mỹ và giá trị kinh tế cao.
1.5. Tình hình sản xuất hoa lan ở Việt Nam và trên thế giới
1.5.1. Tình hình sản xuất hoa lan trên thế giới
Hoa lan (Orchidaceace) là một trong những đỉnh cao của sự tiến hóa của các
loài cây có hoa. Hoa lan được con người biết đến từ rất sớm. Ở châu Á, người
Trung Quốc biết thưởng thức và chăm sóc hoa lan sớm hơn nhiều so với người châu
Âu. Tuy nhiên, để biến hoa lan thành mặt hàng có giá trị xuất khẩu thì người châu
Âu mới là những người đi tiên phong. Từ khi con người biết ứng dụng những thành
tựu khoa học kỹ thuật, ngành trồng lan có những bước tiến bộ nhảy vọt. Đầu tiên,
phương pháp cộng sinh nấm để gây sự nảy mầm được Noel Bernad thực hiện năm
1904, nhưng cho đến khi phương pháp gieo hạt không cộng sinh trong phòng thí
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11
nghiệm được Knudson nghiên cứu năm 1922, ngành trồng lan mới thật sự có những
chuyển biến rõ rệt. Sau đó, phương pháp cấy mô lan đa thân đã gây lạc quan cho tất
cả các nhà trồng lan trên thế giới (dẫn theo Nguyễn Công Nghiệp, 2002). Phương
pháp này có thể nhân giống lan với tốc độ rất cao: 4 triệu cây con/năm, với các vốn
ban đầu chỉ là một chồi non, được Morel khám phá. Lúc này, ngành trồng lan có
những chuyển biến với nhịp độ chưa từng thấy để đi sâu vào lĩnh vực thương mại
(dẫn theo Nguyễn Công Nghiệp, 2002).
Ngày nay, với sự tiến bộ vượt bậc của ngành thực vật học, chính phủ Pháp
đỡ đầu giúp kỹ nghệ sản xuất lan với phương pháp phân chia (meristem, cũng như
cloning). Nhà sinh vật học George Morel, người hướng dẫn chương trình thí nghiệm
meristem với giống khoai tây, đã đưa ra thí nghiệm nuôi cấy meristem cho các
giống lan. Kết quả thật bất ngờ, năm 1956, ông dùng một tế bào trên chóp của một
chồi lan con mới nhú từ giò lan mẹ đem cấy trên một môi trường nuôi cấy có chất
các dinh dưỡng và ông đã tách ra được vô số các cây lan con. Phương pháp này
giúp sản xuất ra những cây lan con giữ được đặc tính di truyền của cây lan mẹ,
trong lúc đó việc gieo hạt lan lại tạo ra những cây lan con khác với cây mẹ. Áp dụng
phương pháp của Morel, Michel Vacherot và Maurice Lecouffe đã tiến hành sản
xuất và cho ra đời hàng loạt các cây lan con theo phương pháp này. Ngày nay, ngoài
một số các nhà gây giống lan chuyên nghiệp ở khắp châu Âu, châu Á, các trại lan ở
Mỹ, Châu Phi, Hawaii, Singapore, Thái Lan đã đạt đến mức sản xuất lan kỹ nghệ. Ở
Mỹ, nhất là ngày lễ Valentine, Secretary Day và dạ vũ tốt nghiệp Prom, hàng năm
tiêu thụ đến 20 triệu lan cài áo (brioche) hoặc bouquet.
Phong lan dần được xuất khẩu và lưu thông như một ngành thương mại và
được phát triển nhanh ra nhiều nước. Ngày nay, các nước phát triển như Pháp, Mỹ,
Hà Lan, Thái Lan, Nhật Bản, Đài Loan, Úc, Trung Quốc,…đã có nhiều nghiên cứu,
sử dụng nhiều thành tựu khác nhau của ưu thế lai, nuôi cấy bao phấn, nuôi cấy mô
tế bào, kỹ thuật di truyền,…và kết quả là đã tạo ra hàng nghìn giống phong lan, địa
lan có màu sắc sặc sỡ, hương thơm quyến rũ đem lại lợi ích kinh tế rất lớn cho
những nước này, trung bình 100 - 500 triệu USD/ năm. Nhiều nước xuất khẩu hoa
lan lớn như Thái Lan, Đài Loan, Hà Lan, Úc, Nhật Bản và Trung Quốc đạt doanh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12
thu vài trăm triệu USD/ năm.
Thái Lan: Nhờ khả năng thực hiện công nghệ mới trong nuôi cấy mô và lai tạo,
với giá lao động thấp, khí hậu tốt, giao thông tốt cho phép Thái Lan sản xuất quanh
năm và xuất đi 50 nước trên thế giới. Hiện nay, Thái Lan là nước đứng đầu thế giới về
xuất khẩu hoa lan, đạt 110 triệu USD trong năm 2003. Thái Lan có 18 phòng nuôi cấy
mô hoa lan thương mại hoạt động ở Băng Cốc và các vùng phụ cận. Hàng năm, nước
này sản xuất 31,6 triệu cây con trong đó Dendrobium chiếm 80%, Mokara 5%, còn lại
là các loài lan khác.
Đài Loan: Chú trọng đầu tư nhiều vào nuôi trồng Phalaenopsis và chọn tạo
nhiều giống mới, đem lại doanh thu hàng năm trên 9,3 tỷ Đài tệ. Hiện nay, đã tạo ra
được một số giống lan quý có khả năng cắt hoa và trồng trong chậu.
Trung Quốc: Là nước có truyền thống tuyển chọn và tạo các giống lan
kiếm. Họ sử dụng các phương pháp lai hữu tính thu quả, sau đó gieo và tuyển chọn
các loài hoa đáp ứng được màu sắc, kiểu dáng rồi sử dụng kỹ thuật nhân giống in
vitro và in vivo để tạo ra một số lượng lớn các cây, sau đó cho ra hoa đồng loạt tạo
ra sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao, giá từ 5 - 10 USD/cành.
Ở Singapore, nghề trồng lan xuất khẩu trên quy mô lớn bắt đầu từ năm
1987. Nhà nước đã thấy rõ tiềm năng xuất khẩu loại Lan này trên thị trường thế giới
nên đã mở rộng trang trại trồng hoa lan. Hiện nay, Singapore chiếm 12% thị trường
kinh doanh phong lan trên thế giới.
Nhật Bản: Đã đầu tư 6,6 triệu USD cho Thái Lan để mở rộng cơ sở sản
xuất với công suất 10 triệu cây hoa mỗi năm và hiện nay Nhật Bản cũng là khách
hàng lớn nhất của Singapore với khả năng tiêu thụ 60% số cây lan nước này.
1.5.2. Tình hình nghiên cứu, sản xuất và phát triển phong lan ở Việt Nam
Trước những năm 1986, nghề trồng hoa của Việt Nam chỉ tập trung ở một
vài làng nghề ở Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt và một vài tỉnh
miền Tây Nam Bộ. Diện tích trồng hoa của Việt Nam theo số liệu thống kê năm
1993 chỉ chiếm 0,02% tổng diện tích đất nông nghiệp (khoảng 1.585 ha). Trong đó,
diện tích trồng hoa lan chiếm 10%.
Trong những năm gần đây, do sự phát triển chung của nền kinh tế, đời
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13
sống nhân dân ngày càng được cải thiện từ đó nhu cầu chơi hoa ngày càng phát
triển rộng rãi. Thị trường WTO mở cửa kết hợp với chính sách sản xuất theo
hướng hàng hoá xuất khẩu của nhà nước đã tác động mạnh mẽ, tích cực đến
ngành sản xuất hoa nói chung và hoa lan nói riêng. Sản xuất hoa lan ở Việt Nam
tập trung theo 2 hướng chính:
-
Sản xuất theo quy mô công nghiệp các loài lan mới lai tạo hoặc được nhập
nội (lan công nghiệp).
-
Khai thác và nuôi trồng các loài hoa lan bản địa (lan rừng).
Tuy nhiên, các chính sách đầu tư của nhà nước hầu hết chỉ tập trung vào
mảng lan cắt cành và sản xuất cây con giống của một số loài lan công nghiệp như
Hồ Điệp (Phalaenopsis), Cát lan (Cattleya), Vũ Nữ (Oncidium), Hoàng Thảo
(Dendrobium). Các dự án đầu tư phát triển hoa cây cảnh của các tỉnh đều hướng tới
sản xuất lan cắt cành, đặc biệt ở các tỉnh phía Nam. Tại hội thảo về hiện trạng và
hướng phát triển hoa lan trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2005, ông
Nguyễn Thiện Nhân - Phó Chủ tịch thường trực Thành phố cho biết, với thế mạnh
là hoa nhiệt đới, lan cắt cành sẽ trở thành cây chủ lực của thành phố Hồ Chí Minh
trong những năm tới. Ở miền Bắc, một số cơ quan nghiên cứu như: Viện Di truyền
Nông nghiệp, Viện Sinh học Nông nghiệp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam,...
trong những năm vừa qua cũng đã tập trung nghiên cứu các phương pháp nhân
giống vô tính in vitro và cho ra đời mỗi năm hàng vạn cây con giống hoa lan có giá
trị. Viện Nghiên cứu Rau quả đã triển khai dự án “Hoàn thiện quy trình nhân giống
và sản xuất một số giống lan Hồ Điệp ở quy mô công nghiệp” và đã có sản phẩm
đưa ra thị trường phục vụ người chơi. Hải Phòng xây dựng khu Nông nghiệp công
nghệ cao (Mỹ Đức, An Lão) với mục tiêu cụ thể: sản xuất 300000 cây giống hoa lan
bằng công nghệ của Viện Sinh học nông nghiệp – Học viện Nông nghiệp Việt Nam
và của Hiệp hội hoa Thái Lan (Xây dựng khu Nông – Lâm nghiệp công nghệ cao tại
trung tâm phát triển lâm nghiệp Hải Phòng (2003)). Tất cả những chính sách đầu tư
trên đã đem lại hiệu quả to lớn thúc đẩy ngành sản xuất lan công nghiệp phát triển
và thu được nhiều thành tựu, đáp ứng nhu cầu trong nước và một phần được xuất ra
thị trường quốc tế đem lại nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia và thu nhập lớn cho
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14
người trồng, người kinh doanh và người đầu tư vào lĩnh vực này.
Khác với lan công nghiệp, lan bản địa (lan rừng) lại chỉ phát triển nhỏ lẻ và
được nuôi trồng ở quy mô hộ gia đình, tập trung chủ yếu ở Hà Nội và một số vùng
phụ cận.
Xã Đông La - Hoài Đức - Hà Nội những năm gần đây trở nên nổi tiếng với
nghề trồng lan, đây được coi là trung tâm nuôi trồng phong lan rừng lớn nhất miền
Bắc. Đến nay cả xã đã có 52 hộ trồng lan, trong đó có hơn 30 hộ có diện tích vườn
lan từ 500 đến 1000m2, tập trung nhiều nhất ở thôn Đông Lao và Đồng Nhân với
những vườn lan như Huyền Chân, Trường Uyên, Thực Hà, Tiền Hảo,... Theo lãnh
đạo xã Đông La, nghề trồng lan đã đóng góp đáng kể cho phát triển kinh tế của địa
phương, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Trung bình mỗi năm, trừ
chi phí, một hộ trồng lan cũng có lãi hàng trăm triệu đồng, gấp nhiều lần nghề nông
nghiệp khác.
Bên cạnh Đông La, một số địa phương như Gia Lâm, Đông Anh (Hà Nội),
Văn Giang (Hưng Yên), Mộc Châu (Sơn La), Phổ Yên (Thái Nguyên) cũng đang có
nhiều hộ gia đình tập trung đầu tư vào sản xuất và nuôi trồng phong lan bản địa, tuy
nhiên quy mô diện tích các vườn lan này khá nhỏ, chỉ từ 300 - 500m2. Số lượng loài
cũng rất ít, phổ biến là các loài Đai Châu, Đuôi Cáo, Hoàng Thảo, Quế Lan Hương
và một số loài lan Hài.
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm cho nên
chủng loại lan ở Việt Nam rất phong phú. Theo các chuyên gia về hoa của Học viện
Nông nghiệp Việt Nam, với khoảng trên 800 loài lan hiện có, khí hậu thích hợp và
nhiều nguyên liệu làm giá thể tốt cho cây sinh trưởng, Việt Nam có thể trở thành
một nước sản xuất hoa phong lan lớn trong khu vực.Tuy nhiên, sản xuất hoa lan ở
Việt Nam mới chỉ phát triển mạnh mẽ ở các tỉnh phía Nam, đặc biệt là Đà Lạt và
thành phố Hồ Chí Minh.
Hiện nay mới chỉ có một số công ty lớn, trong đó có những công ty nước
ngoài trồng phong lan tại Đà Lạt, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai với diện tích
khoảng 50 - 60 ha/ một doanh nghiệp. Một vài địa phương khác phong lan chỉ mới
trồng ở quy mô gia đình, trên diện tích vài mét vuông, cá biệt mới có vài hộ trồng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15
trên 1 - 2 ha.
Theo tính toán, mỗi năm Việt Nam phải chi hàng tỷ đồng để nhập phong lan
từ các nước láng giềng cho nhu cầu nội địa. Chỉ tính riêng tại thành phố Hồ Chí
Minh, năm 2003 doanh số kinh doanh hoa lan và cây cảnh mới đạt 200 - 300 tỷ
đồng, nhưng chỉ trong quý I năm 2006, doanh số này đã đạt 400 tỷ đồng; các cơ sở
kinh doanh hoa lan, cây cảnh tăng nhanh từ 264 cơ sở năm 2003 lên trên 1000 cơ
sở. Riêng phong lan mỗi năm ở thành phố này cũng đã tiêu thụ trên 1 triệu cây.
Lĩnh vực kinh doanh lan ở Việt Nam còn rất non trẻ, mới thực sự bắt đầu
được hơn 10 năm trở lại đây. Theo ông Đồng Văn Khiêm - Giám đốc công ty Phong
lan xuất khẩu thành phố Hồ Chí Minh thì khó khăn lớn nhất là nhà nước chưa có
chính sách phát triển ngành lan, chưa có một văn bản nào để khuyến khích, chính
sách thuế không rõ ràng,.... Bên cạnh đó, việc xuất khẩu lan hiện còn qua ủy thác,
không tạo được sự chủ động cho nhà sản xuất.
Để có thể đáp ứng nhu cầu nội địa, tiến vào thị trường phong lan thế giới,
ngoài việc khắc phục những khó khăn trên, ngành công nghiệp hoa lan của Việt
Nam còn phải quan tâm rất nhiều đến vấn đề về tạo giống, công nghệ sản xuất, canh
tác, công nghệ sau thu hoạch, đóng gói, kiểm dịch và đầu tư mở rộng cơ sở hạ tầng
cho sản xuất loài hoa này.
1.6. Các phương pháp nhân giống lan Hoàng Thảo.
1.6.1. Phương pháp truyền thống.
1.6.1.1. Phương pháp nhân giống hữu tính.
Phương pháp nhân giống hữu tính là phương pháp nhân giống bằng hạt.
* Những ưu điểm của phương pháp nhân giống bằng hạt.
- Kỹ thuật đơn giản, dễ làm.
- Hệ số nhân giống cao.
- Tuổi thọ của cây trồng bằng hạt thường cao.
- Cây trồng bằng hạt thường có khả năng thích ứng rộng với điều kiện ngoại cảnh.
* Những nhược điểm của phương pháp nhân giống bằng hạt
- Cây giống trồng từ hạt thường khó giữ được những đặc tính của cây mẹ.
- Cây giống trồng từ hạt thường ra hoa kết quả muộn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 16