Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

bài tập lớn hiến pháp: “ Phân tích nhóm quyền về chính trị của công dân theo Hiến pháp 2013”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.05 KB, 9 trang )

A, Mở đầu
Hiến pháp 2013 đã khẳng định “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì
Nhân dân... do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân
mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ
trí thức”. Các bản Hiến pháp từ 1946 đến nay đều thống nhất quan điểm đó. Chính
vì vậy, nhân dân có một vai trò ngày càng quan trọng trong quá trình lập hiến của
dân tộc. Và để làm rõ hơn vai trò của công dân trong quá trình lập hiến và xây
dựng đất nước của dân tộc, em xin chọn đề tài “ Phân tích nhóm quyền về chính
trị của công dân theo Hiến pháp 2013”
B, Nội dung
I, Cơ sở lý luận
Trong lịch sử lập hiến của một quốc gia, chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản
của công dân luôn là chế định quan trọng, nó thể hiện bản chất dân chủ, tiến bộ của
nhà nước, mối quan hệ giữa nhà nước với công dân và các cá nhân trong xã hội.
Theo Hiến pháp 2013 ta có thể phân chia các quyền của công dân thành các quyền
về chính trị, dân sự và các quyền về kinh tế, văn hóa, xã hội.Trong đó, nhóm quyền
về chính trị của công dân có một vai trò vô cùng quan trọng, nó xác định vai trò
của công dân đối với nhà nước và toàn xã hội. Bởi lẽ, trong bất kì nhà nước nào,
chính trị luôn là yếu tố quan trọng nhất, có ảnh hưởng căn bản đến sự phát triển ổn
định của một quốc gia. Các quyền chính trị là các quyền của cá nhân được tham
gia một cách trực tiếp và gián tiếp vào công việc của Nhà nước và xã hội, bao gồm
cả việc thành lập và quản lý nhà nước. Đó là các quyền như tham gia quản lý xã
hội. quản lý Nhà nước; quyền bầu cử, ứng cử; quyền khiếu nại,tố cáo...
II, Phân tích nhóm quyền về chính trị của công dân theo Hiến pháp 2013


1, Nội dung các quyền về chính trị theo Hiến pháp 2013
Khoản 1 Điều 28 Hiến pháp 2013 quy định “ Công dân có quyền tham gia
quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và lấy ý kiến với các cơ quan nhà
nước các vấn đề của cơ sở, của địa phương và cả nước”. Khoản 2 Điều 28 cũng


quy định “ Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã
hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của
công dân”. Có thể nói, quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội là một
trong những quyền chính trị quan trọng nhất của công dân, đảm bảo cho công dân
thực hiện quyền làm chủ Nhà nước, làm chủ xã hội, thực hiện phương châm mọi
công việc của Nhà nước, của xã hội “ dân biết, dân làm, dân kiểm tra”. Quyền
tham gia quản lý Nhà nước và xã hội của công dân được thể hiện bằng nhiều hình
thức khác nhau như quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước;
đóng góp ý kiến xây dựng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục,... của đất
nước; tham gia đóng góp ý kiến xây dựng Hiến pháp va pháp luật; tham gia kiểm
tra, giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội,...
Thứ nhất, về quyền bầu cử, ứng cử và quyền tham gia công việc quản lý nhà
nước và xã hội: Các quyền này được quy định tại Điều 27, 28, 29 Hiến pháp năm
2013. Theo đó, công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi
mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp. Đây là
một quyền chính trị vô cùng quan trọng của công dân. Nhờ có quyền bầu cử mà
công dân có thể lựa chọn những người ưu tú nhất, đại diện cho ý chí, nguyện vọng
và quyền lợi của mình vào các cơ quan quyền lực nhà nước, giải quyết những vấn
đề quan trọng nhất của đất nước. Chính ở quyền này, nhân dân lao động thực hiện
quyền lực của mình, thực hiện quyền làm chủ đất nước, làm chủ xã hội của mình.
Quyền bầu cử của công dân được thực hiện theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng,
trực tiếp và bỏ phiếu kín, thể hiện chế độ dân chủ rộng rãi của Nhà nước xã hội chủ


nghĩa, tạo điều kiện cho nhân dân lao động thực hiện quyền lam chủ Nhà nước và
xã hội.
Một trong những quyền chính trị quan trọng thứ hai mà Hiến pháp 2013 xác
lập cho con người và công dân Việt Nam là quyền khiếu nại, tố cáo. Khoản 1 Điều
30 Hiến pháp 2013 quy định “ Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan,
tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ

chức, cá nhân”. Tiếp đó, khoản 2 Điều 30 quy định “ Cơ quan , tổ chức, cá nhân
có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có
quyền được bồi thường về vật chất và phục hồi về danh dự theo quy định của pháp
luật”. Và khoản 3 Điều 30 cũng quy định “ Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu
nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại
người khác”. Và như vậy, về cơ bản, Điều 30 Hiến pháp 2013 là sự ghi nhận lại
Điều 74 của Hiến pháp 1992 bằng quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất
đảm bảo cho các công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo và buộc các cơ quan
nhà nước, các nhà chức trách phải xem xét và giải quyết một cách kịp thời. Hiến
pháp không những nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo mà còn nghiêm
cấm việc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác.
Đây là sự kế thừa của Hiến pháp 1992. Sở dĩ có quy định ấy vì trong thực tế, hành
động vu khống, vu cáo làm hại người khác là một hành vi vô cùng nguy hieemt
cho xã hội và cho cộng đồng. Nó không những ảnh hưởng đến sự nghiệp của người
bị hại mà còn làm tổn thất nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm và cuộc sống
bình thường của họ.
Thứ ba, về quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, Điều 25 Hiến pháp 2013 quy
định “ Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin,
quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”. Đây là những
quyền dân sự đồng thời cũng là quyền chính trị của công dân. Nhà nước ta tôn


trọng quyền tự do dân chủ của mọi công dân vì theo Mác-Ănghen thì “ sự phát
triển tự do của mỗi người là điều kiện phát triển tự do của tất cả mọi người”. Hiến
pháp 2013 khẳng định quyền tiếp cận thông tin. Nếu như Hiến pháp 1992 chỉ quy
định “Công dân có quyền được thông tin” (Điều 69), thì Hiến pháp năm 2013 tại
Điều 25 đã thay chữ “được thông tin” bằng cụm từ “tiếp cận thông tin”. Nhờ quyền
tiếp cận thông tin, mọi công dân có thể tiếp cận thông tin, cả về các quyền thực
định cũng như về hoạt động tư pháp, để thụ hưởng đầy đủ và bảo vệ các quyền của
mình theo Hiến pháp và pháp luật. Đây là một điểm mới vô cùng tiến bộ của Hiến

pháp 2013 vì ngày nay, thông tin đã trở thành một yếu tố vô cùng quan trọng trong
các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Vì vậy, quyền tiếp cận thông tin
cũng là một quyền không thể thiếu trong các quyền cơ bản của công dân, đặc biệt
là trong lĩnh vực chính trị. Ta có thể dễ thấy ngày nay, trên trang thông tin điện tử
của Chính phủ đã phát huy mạnh mẽ vai trò là một công cụ để tạo điều kiện cho
người dân tiếp cận và bày tỏ ý kiến về những dự thảo. Trên cơ sở những kinh
nghiệm trong việc đăng tải và thu nhập ý kiến của nhân dân vào các dự án luật,
pháp lệnh, khi tổ chức lấy ý kiến nhân dân về các Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm
1992, Quốc hội đã quyết định sử dụng trang thông tin điện tử Dự thảo Online trên
Internet như một kênh thông tin chính thức về tổ chức lấy ý kiên nhân dân về dự
thảo Hiến pháp. Như vậy,quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và đặc biệt là quyền
tiếp cận thông tin có vai trò ngày càng quan trọng trong hoạt động chính trị, tham
gia vào quản lý xã hội, quản lý nhà nước của công dân.
Thứ tư, về quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo: Điều 24, Hiến pháp năm 2013
quy định: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo
một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và
bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín
ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.” Như


vậy, Hiến pháp một mặt quy định không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, mặt
khác quy định không ai được lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp
luật và chính sách của nhà nước. Đây là một quy định có ý nghĩa vô cùng to lớn
không chỉ về mặt lý thuyết mà còn cả về thực tiễn. Như chúng ta đã biết, hiện nay
nạn khủng bố của những phần tử có niềm tin mãnh liệt và tuyệt đối vào tôn giáo
của họ đang làm cho cả thế giới có nguy cơ mất đi nền hòa bình. Vì vậy, quy định
trên có một vai trò thiết thực đối với việc ngăn chặn sự vi phạm pháp luật ở Việt
Nam bằng hình thức lợi dụng tôn giáo, góp phần xây dựng một nền dân chủ, văn
minh.
Thứ năm, về quyền bình đẳng của các dân tộc: Theo Điều 5, Hiến pháp năm

2013, các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển;
nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Các dân tộc có quyền dùng tiếng
nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán,
truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình. Nhà nước thực hiện chính sách phát
triển toàn diện và tạo điều kiện để tất cả các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng
phát triển với đất nước. Như vậy, quyền bình đẳng giữa các dân tộc không chỉ
được pháp luật quy định và ghi nhận mà còn được Nhà nước tạo điều kiện để
quyền ấy được thực hiện và đảm bảo. Đặc biệt, điều 42 Hiến pháp quy định một
quyền mới của công dân trong lĩnh vực này, đó là “. Công dân có quyền xác định
dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp” thể hiện
sự dân chủ, công bằng, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy sức
mạnh toàn dân.
2, Thực trạng việc thực hiện và bảo đảm các quyền về chính trị theo Hiến
pháp 2013.
Đối với các quyền bầu cử, ứng cử, và quyền tham gia công việc quản lý nhà nước
và xã hội. Để bảo đảm các quyền trên, Quốc hội đã thông qua Luật Bầu cử đại biểu


Quốc hội (1997), được sửa đổi, bổ sung năm 2001, 2010; Luật Bầu cử đại biểu Hội
đồng nhân dân (2003), được sửa đổi, bổ sung năm 2010; Luật Bầu cử đại biểu
Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân (2015). Đặc biệt, trong Luật bầu cử Quốc
hội và Hội đồng nhân dân (2015) cũng giảm bớt đi những trường hợp bị tước
quyền bầu cử, điều đó ngày càng thể hiện tính dân chủ, công bằng được nâng cao
trong xã hội.
Hoạt động Quốc hội trong thời gian gần đây đã thể hiện rõ tinh thần dân chủ, công
khai, minh bạch. Hoạt động chất vấn của Quốc hội ngày càng đi vào thực chất và
trở thành diễn đàn để Nhân dân thông qua các đại biểu do họ bầu ra chất vấn luật
pháp, chính sách, cách thức điều hành của Chính phủ nhằm hướng đến các giải
pháp có hiệu quả, đáp ứng quyền và lợi ích chính đáng của Nhân dân.
Tại các địa phương, cơ sở đã có những tiến bộ về thực hiện quyền tham gia quản lý

nhà nước và xã hội. Thông qua các công cụ pháp lý do Ủy ban thường vụ Quốc hội
ban hành như: Quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn (1998); Quy chế dân chủ
trong hoạt động của doanh nghiệp nhà nước (1999)... Nhân dân ngày càng được
khẳng định trong thực tế, củng cố vị thế chính trị của các tầng lớp nhân dân, thúc
đẩy tính minh bạch, trách nhiệm giải trình trong hoạt động của các cơ quan quản lý
nhà nước ở địa phương, cơ sở. Bên cạnh đó, nhân dân cũng tích cực tham gia vào
hoạt động bầu cử của mình để phát huy tính chủ động sáng tạo, đặt niềm tin vào
Đảng, chính quyền góp phần xây dựng bộ máy nhà nước vững chắc, đạt hiệu quả
cao. Tuy vậy, vẫn còn những tình trạng như bầu cử thay, bầu cử hộ làm giảm tính
dân chủ của công dân trong lĩnh vực tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của
mình, đòi hỏi các cơ quan chức năng có thẩm quyền phải sát xao hơn nữa, có
những biện pháp khuyến khích tinh thần tự giác trong bầu cử của nhân dân nhằm
phát huy hơn nữa tính dân chủ của chế độ.


Đối với quyền khiếu nại, tố cáo:Hiện nay khiếu nại, tố cáo có nhiều diễn biến phức
tạp; không chỉ gia tăng về số lượng, mà còn cả về tính chất và sự đa dạng về lĩnh
vực khiếu tố, đặc biệt trong lĩnh vực đất đai, hoạt động tư pháp, tham nhũng. Nhằm
bảo đảm tốt hơn quyền này, các cơ quan Đảng, Nhà nước từ Trung ương đến địa
phương, cơ sở đã có nhiều nỗ lực trong việc bố trí cán bộ có năng lực, và đổi mới
công tác tiếp dân, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền, cải tiến phương thức nhận
và trả lời đơn thư, v.v…. Gần đây, Luật Khiếu nại tố cáo năm 1998, được sửa đổi,
bổ sung trong các năm 2004, 2005 đã được tách thành 2 luật riêng: Luật Khiếu nại
(2011) và Luật Tố cáo (2011). Đây được xem như một giải pháp tích cực nhằm tạo
thuận lợi cho người dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo phù hợp với quy định
của Hiến pháp, đường lối, chủ trương, pháp luật, chính sách của Đảng và Nhà
nước.
Quyền tự do ngôn luận,tự do báo chí và quyền tiếp cận thông tin, ngày càng trở
nên phổ biến đối với người dân do Nhà nước ngày càng có nhiều các trang thông
tin giúp người dân có thể tiếp cận những thông tin mới, giám sát những hoạt động

của Nhà nước một cách nhanh chóng và thuận lợi hơn, phát huy quyền làm chủ của
mình. Điều này còn giúp cho nhân dân tham gia vào quản lý chính trị xã hội một
cách hiệu quả và xác thực hơn.
Quyền tự do về tín ngưỡng và tôn giáo: các nghị quyết của Trung ương và các biện
pháp quản lý của Chính phủ đã thể chế hóa cụ thể quyền được sinh hoạt bình
thường của các tôn giáo; công nhận tư cách pháp nhân cho nhiều tổ chức tôn giáo;
tôn trọng các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chức sắc, nhà tu hành; và chăm lo cải
thiện đời sống của đồng bào tôn giáo, v.v….Hiện nay tôn giáo ở nước ta rất đa
dạng như Phật giáo, Thiên chúa giáo, đạo Cao Đài và một số tôn giáo khác. Sở dĩ
có nhiều tôn giáo cùng tồn tại như vậy là do pháp luật tôn trọng quyền tự do tín
ngưỡng tôn giáo của mỗi công dân. Điều này thể hiện rõ sự tiến bộ của nước ta, đó


là sự quan tâm ngày càng lớn đến đời sống tinh thần của mỗi công dân. Chính vì
vậy đã lập nên Ban Tôn giáo Chính phủ để điều hợp của các tôn giáo, tín ngưỡng.
Quyền bình đẳng giữa các dân tộc cũng được nhà nước quan tâm chú trọng như
việc phát triển kinh tế xã hội ở những vùng dân tộc thiểu số, có điều kiện kinh tế
khó khăn, trình độ dân trí thấp nhằm góp phần tạo nên sự phát triển đồng đều giữa
các địa phương, các dân tộc trong cả nước. Để từ đó nhằm phát huy sức mạnh toàn
dân, thể hiện được sự bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc.
3, Phương hướng nhằm nâng cao hơn nữa nhóm quyền về chính trị của công dân
trong thực tiễn đời sống.
Để bảo đảm chính trị của nhân dân, Đảng và Nhà nước ta cần tích cực triển khai
thực hiện nhiều giải pháp hơn nữa. Trong đó, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, đẩy
mạnh cải cách hành chính, tư pháp, xây dựng hệ thống chính quyền các cấp trong
sạch, vững mạnh với đội ngũ cán bộ có trình độ cao, phẩm chất tốt là vấn đề được
quan tâm đặc biệt. Đảng đang đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa
XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, nhằm tạo chuyển biến
mạnh mẽ về năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng với mục tiêu: mang lại ấm
no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Mỗi cán bộ, đảng viên, cơ quan, đơn vị, đoàn

thể chính trị - xã hội tích cực tham gia tuyên truyền, phổ biến hiến pháp, pháp luật,
cũng chính là góp phần bảo vệ và phát huy quyền con người,quyền công dân, xây
dựng ý thức “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” cho mỗi công dân.
C, Kết luận
Như vậy, các quyền về chính trị của công dân theo Hiến pháp 2013 đã ngày càng
góp phần nâng cao hơn nữa vai trò của công dân trong hoạt động quản lý nhà nước,
quản lý xã hội, phát huy tích cực vai trò làm chủ của công dân trong công cuộc xây
dựng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền của dân do dân và vì dân.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam – Đại học Luật Hà Nội
2.PGS.TS Nguyễn Thanh Tuấn – Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về dân
sự, chính trị trong Hiến pháp 2013
3.Tìm hiểu về các bản Hiến pháp Việt Nam.



×