Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Tâm lý quản lý đối với nhà lãnh đạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.48 KB, 4 trang )

1. Các yếu tố cấu thành của một nhà lãnh đạo
1.1 Khả năng nhận thức được con người, những động lực thúc đẩy
khác nhau ở những thời gian khác nhau và trong những hoàn cảnh khác
nhau.
- Tương quan nhân sự trong tổ chức: Cách cư xử giữa các công chức
trong tổ chức, các công chức liên hệ với nhau theo chính thức và phi chính
thức.Tinh thần phục vụ tập thể.Áp lực của cấp trên và đồng nghiệp trong một số
trường hợp cấp trên và đồng nghiệp trở thành áp lực đối với công chức khiến
cho con người này có những thái độ hoạt động đặc biệt.
- Chức vụ công chức: Ảnh hưởng đến hành động của cá nhân và ảnh
hưởng đến hành động của người khác, chức vụ ảnh hưởng đến nhân cách của
người làm thay đổi tâm trạng và do đó biến đổi phong cách.Nhiệm vụ của công
chức cũng ảnh hưởng đến tâm lý và phong cách của công chức.Quyền lợi là
động cơ mạnh thúc đẩy con người làm việc vì điều kiện tiên quyết là con người
phải được thoả mãn.
1.2 Khả năng khích lệ: Hãy hiểu rõ những biện pháp khích lệ mà mọi
người coi trọng bằng cách áp dụng kỹ năng xây dựng quan hệ và xác định kỳ
vọng. Hãy nghiên cứu những biện pháp khích lệ cụ thể mà mọi người muốn có
và những gì mà môi trường đã mang lại cho họ. Hãy sử dụng các biện pháp
khuyến khích “cứng” và “mềm” để khích lệ mọi người. Các khuyến khích cứng
bao gồm: tiền lương, phúc lợi, thăng chức, an ninh nghề nghiệp và điều kiện
làm việc. Đây là những công cụ thúc đẩy mạnh. Hãy chắc chắn là mọi người
nhận được đầy đủ những ưu đãi này.
1.3 Khả năng hành động: Để tạo ra một bầu không khí hữu ích cho sự
ảnh hưởng các quyết định của nhóm hay tập thể.
* Muốn chi phối được môi trường, người lãnh đạo cần phải lưu ý 4 yếu
tố:
- Tầm nhìn: “Phần tinh quý thực sự của nhà lãnh đạo là có tầm nhìn”,
Rev. TheodoreM. Hesburgh, Hiệu trưởng Trường Đại học Notre Dame, Pháp
cho biết: Nhà lãnh đạo phải chỉ ra hướng đi cho những người dưới quyền. Các
nhà lãnh đạo thường là những người có tầm nhìn xa, những người có khả năng


dự báo trước xu thế lớn, họ là những nhà chiến lược. Người lãnh đạo phải xác
định được tương lai, nhiệm vụ và mục tiêu cụ thể của một tổ chức.
- Giao tiếp: Người lãnh đạo phải thành thạo giao tiếp bằng cả văn nói và
cả văn viết, phải biết cách gây ấn tượng bằng giọng nói, ngôn ngữ cơ thể, đôi
mắt và cách diễn đạt dễ hiểu, thuyết phục. Nhà lãnh đạo tài năng thường sử
dụng ngôn ngữ làm lay chuyển mọi người. Họ nói năng rất rõ ràng, chính xác,
họ có cách sử dụng từ vựng vô cùng hoàn hảo, phù hợp với từng đối tượng.


Người lãnh đạo giỏi phải biết bày tỏ cảm xúc của mình và tìm hiểu cảm
xúc của người khác. Hãy nói với các nhân viên rằng họ đang cảm thấy thế nào
về công việc và cường độ làm việc, công việc của họ tiến triển ra sao, có điều gì
đang cản trở thành công. Sau đó, hãy tỏ ra chân thành và nói cho họ biết bạn
đánh giá như thế nào về họ, phong cách và hiệu quae làm việc của họ. Khi
những giá trị chính là gì và điều này tạo ra một bầu không khí làm việc cởi mở
có hiệu quả cao.
- Sự tin cậy:
+ Niềm tin và sự tin cậy, đây được coi là công cụ đo lường xác thực nhất
của nhân viên trong một tổ chức.
+ Truyền thống hiệu quả là lãnh đạo trong ba lĩnh vực dưới đây chính là
yếu tố then chốt để đạt được niềm tin và sự tin cậy trong tổ chức:
• Giúp nhân viên hiểu rõ việc làm của tổ chức.
• Giúp nhân viên hiểu được rằng: Họ cần đóng góp những gì để đạt
được các mục tiêu chung của tổ chức.
• Chia sẻ thông tin với các nhân viên về 2 vấn đề: Tổ chức đang hoạt
động thế nào và mỗi thành biên làm việc như thế nào trong mối
tương quan với các mục tiêu chiến lược của tổ chức.
+ Nhà lãnh đạo sẽ được người khác tôn trọng khi chứng minh được khả
năng, kiến thức chuyên môn của mình bằng một thứ ngôn ngữ thích hợp, được
thể hiện một cách chuẩn xác và đúng thời điểm. Khi nhà lãnh đạo trả lời các

thắc mắc, quan tâm nhân viên một cách chính xác, thể hiện tài năng của mình
một cách khiêm tốn và làm cho các nhân viên cảm thấy tin tưởng khi làm theo
những đường lối do mình vạch ra, anh ta sẽ có một ảnh hưởng lớn đối với họ.
1.4 Tự biết mình: Thành công trong nền kinh tế tri thức chỉ đến với
những người biết rõ bản thân, những mặt mạnh, những giá trị và cách tốt nhất
mà con người có thể làm. Các cơ quan trong thời đại ngày nay không quản lý
công việc nhân viên, những công nhân tri thức phải biết trở thành nhà quản lý
của chính mình một cách hiệu quả. Điều đó phụ thuộc vào bạn có tìm cho mình
một vị trí, có biết khi nào thì nên thay đổi công việc, làm việc tận tâm và năng
suất trong cuộc đời làm việc. Để làm tốt những việc trên, bạn cần có năng suất
trong suốt cuộc đời làm việc, bạn cần có sự hiểu biết sâu sắc về bản thân, không
chỉ sở trường và sở đoản mà cả cách học tập, cách làm việc với những người
khác, những giá trị của bạn và nơi mà bạn có thể đóng góp nhiều nhất. Khi bạn
có thể vận dụng những khả năng của mình, bạn mới có thể đạt được thành công
xuất sắc thật sự.
2. Phong cách lãnh đạo và nhà lãnh đạo
Phong cách lãnh đạo liên quan đến uy tín của người lãnh đạo. Lựa chọn
được phong cách quản lý đúng là rất quan trọng đối với người lãnh đạo, nó ảnh


hưởng ngay đến uy tín của họ. Phong cách lãnh đạo là điều kiện, phương tiện
quan trọng để đem lại hiệu quả công việc. Điều quan trọng đối với người lãnh
đạo là lựa chọn phong cách lãnh đạo phù hợp với công việc hiện tại, với từng
đối tượng, với từng yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể của từng giai đoạn lịch sử. Do đó,
tâm lý và phong cách người lãnh đạo đóng vai trò quan trọng đến hiệu quả lãnh
đạo của nhà lãnh đạo, của cơ quan.
Những nhà lãnh đạo - quản lý giỏi hiện nay phải là người có những cái
nhìn thực tế hơn về giá trị của họ đối với tổ chức mà họ quản lý. Họ phải có một
phong cách quản lý mới, hợp lý. Phong cách lãnh đạo hợp lý là phong cách mà
ở đó người lãnh đạo vừa đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của người lao

động, vừa phát huy được sức mạnh cá nhân và tập thể lao động trong hoạt động
sản xuất, kinh doanh. Có thể khẳng định rằng, phong cạc lãm đapk sẽ là một
yếu tố quan trọng trong những yếu tổ làm nên sự thành công trong làm ăn của
một doanh nghiệp.
Được coi là nhân tố quan trọng của người quản lý, lãnh đạo, nó gắn liền
với nhiều người lãnh đạo và nghệ thuậtt lãnh đạo, quản lý con người.
Phong cách lãnh đạo không chỉ thể hiện về mặt khoa học và tổ chức lãnh
đạo, quản lý mà con người thể hiện tài năng, chí hướng, nghệ thuật điều khiển,
tác động người khác của người lãnh đạo.
Phong cách lãnh đạo là cách thức làm việc của nhà lãnh đạo.
Phong cách lãnh đạo là hệ thống các dấu hiệu đặc trưng của hoạt động và
hoạt động quản lý của nhà lãnh đạo, được quy định bởi các đặc điểm nhân cách
của họ.
Phong cách lãnh đạo là kiểu hoạt động đặc thù của người lãnh đạo được
hình thành trên cơ sở kết hợp chặt chẽ và tác động qua lại biện chứng giữa yếu
tố tâm lý chủ quan của người lãnh đạo và yếu tố môi trường xã hội trong hệ
thống quản lý.
Phong cách lãnh đạo được coi như là một nhân tố quan trọng của quản lý,
trong đó thể hiện không chỉ mặt khoa học và tổ chức quản lý mà còn thể hiện tài
năng và chí hướng của con người, nghệ thuật chỉ huy của người lãnh đạo.
Phong cách làm việc của người lãnh đạo là tổng hợp những phương pháp,
biện pháp, cách thức riêng có, tiêu biểu, ổn định mà người lãnh đạo sử dụng
hàng ngày để thực hiện nhiệm vụ của mình.
Phong cách làm việc là cái đời thường dung dị nhưng lại phản ảnh các
phẩm chất bên trong của con người, phẩm chất tuy là cái sâu kín bên trong của
con người song nó không phải là cái trừu tượng mà được biểu hiện trong hành
động, cử chỉ, hành vi, cử chỉ, hành vi, trong việc thực hiện nhiệm vụ, trong cách
đối nhân xử thế, giải quyết các mối quan hệ cấp trên, cấp dưới, đồng nghiệp, với
quần chúng, đó là phong cách làm việc của cán bộ hoặc nói một cách khác,



phong cách làm việc là phẩm chất của con người, bản thân con người, mà ở đây
là nhà lãnh đạo.



×