Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Đại cương ngoại giao ( có hướng dẫn chi tiết )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.5 KB, 32 trang )

PHẦN LÝ THYẾT
Câu 1: Trình bày hệ thống các cơ quan quan hệ đối ngoại của nhà nước.
Trả lời:
Ngày nay, mọi quốc gia dù lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo, dù theo chế độ quân chủ
hay chế độ cộng hoà…đều có một cơ quan chuyên trách chịu trách nhiệm về công tác đối
ngoại. Hệ thống tổ chức các cơ quan quan hệ đối ngoại của các nước đều bao gồm hai
loại: Các cơ quan quan hệ đối ngoại trung ương và các cơ quan đại diện ở nước ngoài.
1.1. Các cơ quan quan hệ đối ngoại Trung ương
1.1.1. Các cơ quan chính trị do Hiến pháp quy định
Thông thường, cơ quan này bao gồm nguyên thủ quốc gia (cá nhân hoặc tập thể),
Chính phủ và Thủ tướng, Bộ Ngoại giao và Bộ trưởng Ngoại giao.
Nguyên thủ quốc gia là Vua ở các nước theo chế độ quân chủ và Chủ tịch hoặc Tổng
thống ở các nước theo chế độ cộng hoà. Trách nhiệm, hoạt động của nguyên thủ quốc gia
do Hiến pháp quy định. Tuy nhiên, cũng có khi quyền hạn của nguyên thủ quốc gia không
được ghi trong Hiến pháp. Song, trên thực tế ai cũng thừa nhận nguyên thủ quốc gia có
thể trực tiếp quan hệ với các nước khác, tiếp xúc trực tiếp với các nguyên thủ quốc gia
nước khác, chính thức hoá các thoả thuận về chính sách đối ngoại. Những điều ước, văn
bản, tuyên bố quan trọng thuộc chính sách đối ngoại thường do nguyên thủ quốc gia ký.
Chính phủ là cơ quan chính trị do hiến pháp quy định, có chức năng lãnh đạo chính
trị chung trong quan hệ đối ngoại, có thẩm quyền thiết lập và điều chỉnh các mối quan hệ
giữa các cộng đồng bên trong phạm vi lãnh thổ quốc gia và quan hệ giữa các cộng đồng
ấy với các thực thể khác bên ngoài lãnh thổ. Chức năng này là một bộ phận của chức năng
chung của Chính phủ: Cơ quan hành pháp có thẩm quyền thực hiện chính sách chung và
điều hành mọi công việc của quốc gia, cơ quan hành chính của nhà nước. Người đứng đầu
Chính phủ được gọi là Thủ tướng, có quyền đại diện cho quốc gia, và Chính phủ trong
các quan hệ đối ngoại trong phạm vi quyền hạn của mình được hiến pháp quy định, có
quyền tiến hành hoạt động hàng ngày trong các lĩnh vực ấy. Thủ tướng có quyền đi dự các
phiên họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc không cần có sự uỷ quyền đặc biệt nào.
Bộ Ngoại giao là cơ quan thực thi đường lối, chính sách đối ngoại của Nhà nước,
Chính phủ về các công việc đối ngoại. Ở một số nước, cơ quan này được gọi với tên khác,
như Bộ Quan hệ đối ngoại, hay Bộ Các công việc quốc tế… Bộ trưởng Ngoại giao là


1|Page


người lãnh đạo cơ quan phụ trách quan hệ đối ngoại của Chính phủ, được quyền liên hệ
với các nước khác, không cần có một sự uỷ quyền đặc biệt nào, trong phạm vi quyền hạn
được hiến pháp quy định.
Khi ra nước ngoài, nguyên thủ quốc gia, Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao được
hưởng mọi đặc quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao ở mức cao nhất: quyền bất khả xâm
phạm, bất khả tài phán, liện hệ bằng mật mã, đặc quyền danh dự…
Về nội dung hoạt động, các cơ quan quan hệ đối ngoại của các nước về cơ bản
thường giống nhau, nhưng về cơ cấu tổ chức đối khi khác nhau tuỳ theo đặc điểm chính
trị, kinh tế, chiến lược của từng nước.
1.1.2. Các cơ quan chuyên môn có tính chất công ước
Trong hệ thống tổ chức bộ máy đối ngoại của nhà nước có những cơ quan được tổ
chức và hoạt động trên cơ sở những hiệp ước, hiệp định quốc tế, hoặc trên cơ sở tập quán,
truyền thống được hình thành và thừa nhận trong quan hệ quốc tế. Chúng được gọi là các
cơ quan chuyên môn có tính chất công ước. Đây là những cơ quan về chuyên môn của
nhà nước có quan hệ với nước khác. Những cơ quan này được tổ chức theo ngành dọc,
trực thuộc các bộ, ngành chuyên môn. Các bộ, ngành này có liên quan, quan hệ với nước
ngoài là do thực chất nội dung công việc của họ. Nói cách khác, nếu không quan hệ với
nước khác thì họ khó có thể hoàn thành được các công việc được giao phó, ví dụ ngành
hàng không, bưu điện, thông tin, ngoại thương, văn hoá… Điều quan trọng cần lưu ý là:
Tất cả mối quan hệ của các cơ quan này với nước ngoài không mang tính chất quan hệ
chính trị, mà chỉ mang tính chất chuyên môn, các cơ quan này không hoạt động trên cơ sở
hiến pháp, mà trên cơ sở công ước quốc tế.
1.2. Các cơ quan đại diện của Nhà nước
1.2.1. Cơ quan đại diện thường trú
Là các cơ quan hàng ngày làm công tác ở nước ngoài, đại diện cho quyền lợi quốc
gia, quyền lợi dân tộc, quyền lợi công dân, pháp nhân nước cử đi. Các cơ quan đại diện
thường trú thường bao gồm: Đại sứ quán, Công sứ quán, Cơ quan đại diện tại các tổ chức

quốc tế; Đại biện quán; Tổng lãnh sự quán, Lãnh sự quán. Tuỳ theo chức năng, tính chất
hoạt động, người ta phân cơ quan đại diện thường trú thành: cơ quan đại diện thường trú
ngoại giao (Đại sứ quán - Công sứ quán - Cơ quan đại diện tại Liên hợp quốc); và cơ quan

2|Page


đại diện thường trú không ngoại giao (Tổng lãnh sự quán - Lãnh sự quán - các tổ chức
phục vụ triển lãm, hội nghị kỹ thuật thường xuyên, v.v..).
Địa vị pháp lý của các cơ quan đại diện thường trú không ngoại giao gần giống với
quy chế pháp lý quốc tế của các cơ quan đại diện ngoại giao nhưng ở mức độ thấp hơn.
Các cơ quan đại diện thường trú không ngoại giao không mang tính chất chính trị, ngoại
giao, mà chỉ mang tính chất chuyên môn, kỹ thuật thuần tuý, trừ trường hợp được giao
kiêm thêm nhiệm vụ về ngoại giao như cơ quan lãnh sự ở những nước không lập Đại sứ
quán, Công sứ quán, Đại biện quán.
1.2.2. Các cơ quan đại diện lâm thời
Thường bao gồm các đoàn đại biểu, các đại diện riêng lẻ, đặc phái viên được cử ra
nước ngoài hoạt động trong một thời gian nào đó; hoặc các quan sát viên ở các hội nghị
quốc tế, ủy ban quốc tế; hoặc các đại diện cá biệt được cử đi dự các ngày lễ nhà nước, các
ngày lễ đăng quang, quốc tang…

3|Page


Câu 2: Đặc quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao gồm những quyền cơ bản nào? Phân
tích quyền miễn trừ xét xử. Lấy ví dụ thực tế để minh hoạ.
Trả lời:
Đặc quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao là những quyền lợi và ưu đãi đặc biệt dành
cho cơ quan đại diện ngoại giao và các thành viên cơ quan đại diện nhằm tạo điều kiện
cho họ thực hiện có hiệu quả chức năng đại diện ở nước sở tại.

Đặc quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao gồm những quyền cơ bản sau:
1. Quyền bất khả xâm phạm
Cơ quan đại diện và thành viên cơ quan đại diện ngoại giao không thể hoàn thành
được sứ mạng của họ, nếu họ bị phụ thuộc vào chính quyền nước sở tại. Đặc quyền dành
cho họ là nhằm tạo điều kiện để họ được tự do hoàn toàn, không bị xâm phạm trong bất
kỳ trường hợp nào, trong suốt thời gian họ thực hiện chức năng đại diện của họ ở nước
tiếp nhận. Quyền ưu đãi bất khả xâm phạm bao gồm:
1.1. Quyền bất khả xâm phạm thân thể
1.2. Quyền bất khả xâm phạm trụ sở, nhà ở, phương tiện thông tin liên lạc, hồ
sơ tài liệu, phương tiện giao thông
2. Quyền miễn trừ
2.1. Miễn trừ xét xử
Công ước Viên 1961 quy định miễn trừ xét xử hình sự, dân sự, đối với thành viên cơ
quan đại diện. Đây là sự đảm bảo cần thiết để các viên chức ngoại giao và các thành viên
ngoại giao khác của cơ quan đại diện ngoại giao hoàn toàn độc lập, tự do thực hiện chức
năng đại diện mà Nhà nước giao phó. Công ước Viên 1961 cũng nhấn mạnh: mọi thành
viên cơ quan đều phải tôn trọng luật pháp nước tiếp nhận và đều bị xét xử tại toà án nước
cử đi khi phạm tội. Mức độ được hưởng quyền miễn trừ xét xử đối với các cấp thành viên
cơ quan đại diện được quy định cụ thể trong các điều khoản Công ước Viên 1961.
2.1.1. Miễn trừ xét xử hình sự
* Đối với viên chức ngoại giao
Theo Điều 31 Công ước Viên 1961, tất cả những người có thân phận ngoại giao đều
được hưởng quyền miễn trừ xét xử: không bị bắt, bị truy tố, bị giam, bị xét xử và không bị
ra toà làm chứng.

4|Page


- Khi vi phạm pháp luật nước tiếp nhận, viên chức ngoại giao không bị xét xử ở nước
tiếp nhận. Điều này không có nghĩa là nhà ngoại giao không có trách nhiệm tội phạm khi

phạm tội, không có nghĩa là nhà ngoại giao không có trách nhiệm hình sự. Họ vẫn bị xét
xử tại toà án nước cử đi, bị pháp luật nước cử đi trừng trị khi phạm tội. Để làm việc này,
nước tiếp nhận thông báo bằng con đường ngoại giao cho nước cử đi về tội danh của họ;
nước cử đi có thể triệu họ về nước và xét xử họ tại toà án.
- Viên chức ngoại giao không có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ. Nước tiếp nhận có thể
yêu cầu họ cung cấp chứng cứ bằng thư, nhưng nếu họ từ chối, thì không được cưỡng ép.
Trong trường hợp đó, người điều tra của nước tiếp nhận phải đến cơ quan đại diện nơi họ
làm việc để lấy chứng cứ. Việc cung cấp chứng cứ cũng có khi được thực hiện, nếu họ tự
nguyện. Nhưng hình thức thực hiện như thế nào là do họ tự chọn.
- Nước cử, với lý do rõ ràng, có thể từ bỏ quyền miễn trừ này đối với viên chức
ngoại giao (Điều 32.1.2).
* Đối với thành viên khác của cơ quan đại diện
Theo Điều 37, Công ước Viên 1961, quyền miễn trừ xét xử cũng được dành cho:
+ Thành viên gia đình viên chức ngoại giao;
+ Nhân viên hành chính, kỹ thuật;
+Nhân viên phục vụ riêng.
- Thành viên gia đình viên chức ngoại giao, nhân viên hành chính, kỹ thuật khi
không có quốc tịch của nước tiếp nhận hoặc không có nơi ở thường trú tại nước tiếp nhận,
được hưởng quyền miễn trừ xét xử về hình sự, dân sự, hành chính khi họ đang thi hành
công vụ (Điều 37.2). Nước ta bảo lưu điều này: mức độ cho hưởng như thế nào phải được
các nước quan hệ thoả thuận.
Những thành viên này chỉ được hưởng các quyền trên trong phạm vi nước tiếp nhận
cho phép, nếu như họ mang quốc tịch hoặc có nơi ở thường trú ở nước tiếp nhận (Điều
38.2).
- Người phục vụ riêng cho cơ quan đại diện, dù có hoặc không có quốc tịch và nơi ở
thường trú ở nước tiếp nhận, cũng chỉ được hưởng quyền miễn trừ xét xử khi nước tiếp
nhận cho phép (Điều 37.4 và 38.2).

5|Page



Điều 32.1.2, Công ước Viên 1961 quy định: Nước cử đi có thể từ bỏ quyền miễn trừ
xét xử đối với thành viên gia đình viên chức ngoại giao, nhân viên hành chính kỹ thuật và
gia đình họ, người phục vụ riêng. Nhưng việc từ bỏ này phải có lý do rõ ràng.
2.1.2. Miễn trừ xét xử dân sự
* Đối với viên chức ngoại giao
Công ước Viên 1961 quy định: Các nhà ngoại giao được hưởng quyền miễn trừ xét
xử dân sự, hành chính.
Nếu Chính phủ nước tiếp nhận nhận được đơn kháng cáo tranh chấp đối với một
viên chức ngoại giao đang đóng tại nước mình, thì đơn đó phải được chuyển qua đường
ngoại giao cho Bộ trưởng Ngoại giao nước cử, hoặc cho toà án nước mà viên chức ngoại
giao đó có quốc tịch hoặc nơi ở thường trú, để nước đó xử lý.
- Điều 31 quy định viên chức ngoại giao được hưởng quyền miễn trừ xét xử dân sự,
hành chính, trừ các trường hợp viên chức đó tham gia với tư cách cá nhân vào các vụ
tranh chấp liên quan tới:
+ Bất động sản tư nhân có trên lãnh thổ nước tiếp nhận;
+ Việc thừa kế tài sản;
+ Các hoạt động nghề nghiệp, thương mại mà viên chức ngoại giao tiến hành tại
nước sở tại ngoài phạm vi chức năng đại diện.
- Điều 32.1.2 quy định nước cử đi có thể từ bỏ quyền miễn trừ này với lý do rõ ràng.
Trong quan hệ ngoại giao đối với vấn đề này, Công ước Viên 1961 cho rằng:
+ Nước cử đi có thể từ bỏ quyền miễn trừ xét xử đối với viên chức ngoại giao, khi
thấy nước tiếp nhận có thể xét xử các vụ kiện của công dân nước họ liên quan tới viên
chức ngoại giao mà không cản trở đến việc thực hiện chức năng của cơ quan đại diện.
+ Khi nước cử đi không từ bỏ quyền miễn trừ xét xử, thì nước tiếp nhận phải cố gắng
thực hiện mọi biện pháp để đạt được cách giải quyết ổn thoả sự tranh chấp.
* Đối với các thành viên khác
Công ước Viên 1961 quy định cụ thể quyền miễn trừ xét xử dân sự, hành chính đối
với thành viên gia đình viên chức ngoại giao, nhân viên hành chính, kỹ thuật, người phục
vụ riêng, trong các Điều 37, 38, 32, như quyền miễn trừ xét xử hình sự.

* Vấn đề tai nạn ô tô

6|Page


Viên chức ngoại giao được hưởng quyền bất khả xâm phạm thân thể và miễn trừ tài
phán, nhưng cần phải nghiêm chỉnh tôn trọng, chấp hành luật lệ giao thông của nước tiếp
nhận.
Trong trường hợp tai nạn giao thông, trách nhiệm dân sự của viên chức ngoại giao có
thể phải đặt ra, hoặc với danh nghĩa là người lái xe, hoặc danh nghĩa là chủ xe.
Để giải quyết trường hợp này, viên chức ngoại giao phải biết xử sự theo các nguyên
tắc sau:
+ Trong bất kỳ trường hợp nào viên chức ngoại giao cũng phải lấy lý do về quyền
miễn trừ dành cho mình để từ chối việc bắt giữ, nếu không có quyết định rõ ràng;
+ Tuy nhiên, viên chức ngoại giao đó không được lợi dụng địa vị của mình để lẩn
tránh mọi trách nhiệm.
Trong thời gian thẩm cứu, viên chức ngoại giao không được ngăn trở tổ chức tư pháp
bằng việc từ chối cung cấp tình hình xảy ra tai nạn, mà chỉ cấn nói rõ là người lái xe được
hưởng quyền miễn trừ của người thuê lái, và do vậy trong mọi trường hợp, người lái xe
đều không bị bắt, bị giữ lại theo điều khoản của luật pháp quốc tế.
Quyền miễn trừ xét xử không cho phép viên chức ngoại giao lẩn tránh việc bồi
thường đối với nạn nhân.
2.2. Miễn trừ thuế, hải quan
2.2.3. Một số miễn trừ khác
* Miễn thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội
* Miễn nghĩa vụ lao động, nghĩa vụ quân sự và phục vụ quân sự
3. Đặc quyền lễ nghi, tự do đi lại
4. Đặc quyền ưu đãi, miễn trừ trong thời chiến
- Điều 44 đảm bảo mọi sự cần thiết để những người được hưởng các quyền ưu đãi,
miễn trừ, không phải là công dân nước tiếp nhận, và thành viên gia đình họ (không phân

biệt quốc tịch nào) được rời khỏi nước tiếp nhận trong thời hạn sớm nhất.
Nước tiếp nhận phải dành cho họ các phương tiện vận chuyển cần thiết cho bản thân
và tài sản của họ.
- Điều 45 quy định khi quan hệ ngoại giao giữa hai nước bị cắt đứt, hoặc cơ quan đại
diện được rút về hẳn hoặc tạm thời, thì:

7|Page


+ Nước tiếp nhận phải có nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ trụ sở, tài sản, hồ sơ tư liệu của
cơ quan đại diện;
+ Nước cử có thể giao cho nước thứ ba, với điều kiện được nước tiếp nhận chấp
nhận, bảo vệ trụ sở, tài sản, hồ sơ tư liệu của cơ quan đại diện nước mình tại nước tiếp
nhận;
+ Nước cử có thể giao việc bảo vệ các quyền lợi và công dân của mình cho nước thứ
ba khi nước này được nước tiếp nhận công nhận;
- Điều 46 quy định: nước cử đi có thể đảm nhận việc bảo vệ tạm thời các quyền lợi
của nước thứ ba và của công dân nước đó, khi nước thứ ba này không có đại diện ở nước
tiếp nhận với điều kiện:
+ Được nước thứ ba yêu cầu;
+ Được nước tiếp nhận đồng ý chấp nhận nước thứ ba đó.

8|Page


Câu 3: Anh/chị hiểu thế nào là “Tiếp xúc ngoại giao”? Phân tích mục đích của tiếp
xúc ngoại giao. Lấy ví dụ minh họa.
Trả lời:
1. Khái niệm tiếp xúc ngoại giao
Tiếp xúc ngoại giao là những cuộc gặp gỡ (thường có hẹn nhau, nhưng cũng có khi

không) giữa những cán bộ ngoại giao nói chung (cũng có khi là nguyên thủ quốc gia), do
một bên yêu cầu với một mục đích cụ thể.
Một cuộc tiếp xúc ngoại giao có thể có nhiều người cùng dự, nhưng chủ yếu vẫn là
câu chuyện giữa hai người đã hẹn gặp nhau
2. Mục đích yêu cầu của tiếp xúc ngoại giao
2.1. Mục đích chung: Cũng như các công tác chính lớn khác của hoạt động ngoại
giao, công tác tiếp xúc ngoại giao nhằm mục đích thực hiện chính sách của Đảng và Nhà
nước, phục vụ hai nhiệm vụ chiến lược dựng nước và giữ nước.
2.2. Mục đích cụ thể: Mỗi cuộc tiếp xúc ngoại giao có một mục đích cụ thể và tất cả
các mục đích cụ thể đó đều nhằm phục vụ cho mục đích tổng thể là thực hiện thắng lợi
chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
Để đạt được các mục đích cụ thể đó, mỗi cuộc tiếp xúc ngoại giao có yêu cầu riêng
của nó. Thông thường các cuộc tiếp xúc ngoại giao thường phân loại theo các yêu cầu cụ
thể như sau:
- Chào hỏi xã giao: một trong những chức năng của ngoại giao là đại diện cho quốc
gia của mình bên cạnh quốc gia khác. Do đó, không thể thiếu được nghi thức xã giao.
Tiếp xúc ngoại giao trước tiên là hành vi chào hỏi nước chủ nhà nơi mình được bổ nhiệm,
chào hỏi đoàn ngoại giao, các cơ quan, tổ chức và các cá nhân mà mình sẽ có dịp gặp gỡ,
làm việc trong suốt nhiệm kỳ công tác.
Ngày nay, chào hỏi xã giao không chỉ bó hẹp trong phạm vi làm quen, chào hỏi
trước khi bắt đầu nhiệm kỳ công tác, mà còn là dịp để cán bộ ngoại giao, nhất là người
đứng đầu cơ quan đại diện, xác định khuôn khổ, cách thức và nguyên tắc làm việc với
nước sở tại, trước hết là Bộ Ngoại giao. Nắm bắt được cách thức làm việc với nước sở tại,
tiếp xúc sẽ có hiệu quả hơn.
- Trao đổi thông tin: trao đổi thông tin định kỳ rất có lợi, cho phép duy trì quan hệ
với người đối thoại, hiểu rõ quan điểm, cách tiếp cận vấn đề thậm chí cả cá tính của họ.
9|Page


Tìm hiểu, nghiên cứu nước sở tại và nắm bắt những hồ sơ liên quan đến quan hệ hai nước

cũng là chức năng của cơ quan đại diện. Thông thường, Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại
diện tiến hành các cuộc tiếp xúc định kỳ. Mục đích là trao đổi thông tin về những vấn đề
mình quan tâm hoặc rà soát lại những việc đã và sẽ tiến hành để thúc đẩy quan hệ giữa hai
nước. Những cuộc tiếp xúc này có thể đi đến những kết luận mà cả hai bên đều chấp
thuận, nhưng thường dừng lại ở mức độ ghi nhận những thông tin và quan điểm được các
bên nêu ra.
- Chuẩn bị cho những hoạt động ngoại giao lớn: đây là trường hợp tiếp xúc nhằm
chuẩn bị cho cuộc viếng thăm chính thức hoặc làm việc của các nhà lãnh đạo quốc gia.
Tiếp xúc nhằm xác định: chương trình viếng thăm, thành phần đoàn, nội dung cuộc viếng
thăm, văn bản cần ký kết (nếu có), các vấn đề liên quan đến lễ tân, an ninh, đi lại, cư trú.
Tiếp xúc để trù bị cho một cuộc đàm phán ngoại giao, một hội nghị ngoại giao.... Tiếp xúc
lễ tân (xã giao) hoặc tiếp xúc để bàn bạc về những nghi thức lễ tân cho một cuộc tiếp xúc
cao hơn.
- Giải quyết một vấn đề hay trở ngại trong quan hệ: tiếp xúc diễn ra khi một bên có
một số vấn đề đề nghị bên kia xem xét giải quyết ngay. Vấn đề có thể liên quan đến
quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao hay bảo hộ công dân, hoặc một nội dung liên quan đến
quyền lợi quốc gia ở mức độ thông thường.
+ Tiếp xúc với một đối tượng để tìm hiểu tình hình, lập trường quan điểm của nước
họ hay một nước thứ ba đối với ta hay đối với một vấn đề nào đó có liên quan đến ta;
hoặc để tìm hiểu thêm những điều chưa rõ ràng, chưa chắc chắn. Có khi chỉ để trao đổi tin
tức hoặc tung tin để thăm dò nhau.
+ Ta chủ động tiếp xúc để thông báo một vấn đề làm cho đối tượng hiểu rõ chủ
trương quan điểm của ta, làm cho họ không đánh giá sai ta; hoặc tiếp xúc để thông qua họ
bắn tin cho một nước thứ ba.
+ Tiếp xúc để thuyết phục, tranh thủ sự đồng tình của một đối tượng; hoặc để đấu
tranh với một đối tượng nhằm bác bỏ hoặc đẩy lùi, trì hoãn một ý đồ nào đó của họ, khoét
sâu mâu thuẫn nội bộ họ hay giữa họ với đồng minh của họ; có khi để làm đối phương lạc
hướng nhằm đạt mục đích của ta.

10 | P a g e



Câu 4: Phân tích thế và lực trong đàm phán ngoại giao. Lấy cuộc đàm phán Paris về
chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam để minh họa.
Trả lời:
Đàm phán ngoại giao là sự đối đầu trên bàn hội nghị, một cuộc đọ sức đôi khi không
kém phần quyết liệt và kết cục của nó thường phụ thuộc vào tương quan lực lượng giữa
các bên. Tuy nhiên, trong một lĩnh vực có nhiều nhân tố tác động như lĩnh vực quan hệ
quốc tế, không phải lúc nào tương quan lực lượng cũng dễ dàng xác định.
Trên thực tế, sức mạnh của các bên không chỉ được đo bằng các con số cụ thể hay
những đánh giá đơn thuần về vật chất. Sự chênh lệch về tài nguyên, lãnh thổ, dân số, trình
độ phát triển tuy phản ánh thực lực, nhưng không hoàn toàn tương ứng với thế và lực của
mỗi bên trên bàn hội nghị. Ông cha ta đã tổng kết rằng sức mạnh của một quốc gia thường
được cấu thành bởi ba yếu tố: thiên thời, địa lợi, nhân hoà, kể cả trong chiến tranh cũng
như trong hoà bình. Thấu hiểu được sức mạnh của mình là điều kiện hàng đầu nhưng biết
phát huy tối đa sức mạnh tổng hợp trong thế chiến lược chung là một vấn đề cực kỳ quan
trọng.

11 | P a g e


Câu 5: Phân tích các nguyên tắc chỉ đạo trong đàm phán ngoại giao. Minh họa bằng
các ví dụ thực tiễn.
Trả lời:
Đàm phán ngoại giao là những cuộc tiếp xúc ngoại giao chính thức có sắp xếp và
thoả thuận trước giữa những đại diện ngoại giao chính thức của hai hay nhiều quốc gia để
thương lượng nhằm giải quyết một hay một số vấn đề nào đó trong quan hệ giữa các quốc
gia đó.
Ví dụ: vấn đề chiến tranh, hoà bình, vấn đề tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải, vấn đề hợp
tác kinh tế….

Nếu tiếp xúc ngoại giao chủ yếu nhằm xây dựng và tăng cường lòng tin thì đàm phán
ngoại giao thường đưa đến một thoả thuận bằng văn bản được các bên chấp thuận hoặc
chí ít là không phản đối. Đàm phán ngoại giao là hoạt động ngoại giao nhóm họp các chủ
thể có liên quan trong một khuôn khổ những thông lệ được thừa nhận nhằm dàn xếp một
cách hoà bình những xung đột quyền lợi đã hoặc có thể sẽ nổ ra, thông qua một văn bản
pháp lý được ký kết trong đó ghi rõ các cam kết của từng bên tham gia đàm phán.
1. Phải nghiên cứu và chuẩn bị thật kỹ lưỡng trước khi chấp nhận đàm phán
Mỗi cuộc đàm phán là cuộc đấu tranh ngoại giao trực diện với đối phương để thực
hiện chính sách đối ngoại và bảo vệ lợi ích của quốc gia mình. Do vậy, trước khi chấp
nhận đàm phán phải:
- Thẩm định mọi mặt liên quan tới đàm phán xem đã chín muồi chưa.
- Nếu chấp nhận đàm phán phải phù hợp với yêu cầu của ta và có lợi cho ta
- Thẩm định địa điểm và thời gian đàm phán xem có lợi cho ta hay không? Nếu
không thuận lợi, phải có biện pháp đấu tranh để đi đến một giải pháp có thể chấp nhận
được.
- Xác định cấp bậc đàm phán thích hợp.
Trong trường hợp ta chủ động đưa ra đề nghị đàm phán, cũng phải chuẩn bị kỹ các
mặt nói trên; đồng thời phải có nhiều phương án để kéo đối phương vào bàn đàm phán.
4.2. Phải xác định rõ và nắm vững mục đích yêu cầu của cuộc đàm phán

12 | P a g e


Ngoài mục đích chung là thực hiện chính sách đối ngoại và bảo vệ lợi ích chung của
quốc gia mình, mỗi cuộc đàm phán còn có mục đích và yêu cầu cụ thể của nó. Do vậy,
muốn mỗi cuộc đàm phán đạt kết quả tích cực, phải:
- Xác định rõ mục đích và yêu cầu cụ thể của cuộc đàm phán:
+ Đàm phán để làm gì, mang lại cái gì cho ta?
+ Yêu cầu tối đa, trung bình , tối thiểu ta phải đạt được trong cuộc đàm phán.
- Trong quá trình từ khâu chuẩn bị tới lúc cuộc đàm phán kết thúc, các cơ quan chỉ

đạo đàm phán cũng như người dẫn dắt và các thành viên của đoàn đàm phán phải luôn
luôn bám sát mục đích và các yêu cầu đã được xác định để đưa cuộc đàm phán đến thắng
lợi.
4.3. Phải xác định rõ và nắm chắc ý đồ của đối phương
Nếu như ta có mục đích và yêu cầu cụ thể đối với mỗi cuộc đàm phán, thì đối
phương cũng vậy. Nói một cách tổng quát là đối phương cũng có ý đồ và ý đồ này thường
được tiết lộ qua phương tiện thông tin đại chúng công khai, qua tuyên bố và phát ngôn
của những người có trách nhiệm, qua tiếp xúc ngoại giao (chính thức, bán chính thức,
không chính thức); đặc biệt là qua tiếp xúc “hành lang” (đàm phán đa phương), qua các
“bữa cơm ngoại giao” hay “bữa cơm thân” hoặc các cuộc “uống nước chè hay cà phê giải
lao” (tea break, coffee break)….
Ngoài ra phải kết hợp cả các phương tiện tình báo có thể để thu lượm các thông tin
cần thiết về vấn đề này
Phải nghiên cứu xác định rõ và nắm chắc ý đồ đối phương mới tiến hành đàm phán
và trong quá trình đàm phán phải tiếp tục làm rõ thêm điều này để có sự điều chỉnh cần
thiết có lợi cho ta.
4.4. Phải điều tra nắm vững nhân sự đoàn đàm phán đối phương
- Người dẫn dắt và quyết định cuộc đàm phán là ai (có nhiều trường hợp người chỉ
đạo cuộc đàm phán không phải là trưởng đoàn)
- Quan điểm và thái độ của từng thành viên trong đoàn đàm phán với ta như thế nào?
- Quan điểm và thái độ của từng người trong đoàn đàm phán đối với chủ trương
chính sách chung của nước họ và đối với chủ trương chính sách của nước họ đối với Việt
Nam như thế nào?

13 | P a g e


- Cá tính và sở thích của cá nhân từng người trong đoàn đàm phán của đối phương
như thế nào?
Cần phải qua mọi nguồn thông tin có thể được để làm rõ điều này nhằm phân hóa

hàng ngũ đối phương tranh thủ đến mức tối đa những người có tác dụng có lợi cho ta.
4.5. Phải biết tấn công, phòng ngự, biết xoay chuyển tình thế trong đàm phán và
tập trung sự chỉ đạo dẫn dắt đàm phán
Mục đích và yêu cầu đã được xác định cho mỗi cuộc đàm phán là nguyên tắc chỉ đạo
xuyên suốt từ đầu cho đến lúc kết thúc đàm phán. Tuy vậy, trong quá trình dẫn dắt cuộc
đàm phán, đoàn đàm phán (đặc biệt là trưởng đoàn) phải biết vận dụng nguyên tắc có thể
để:
- Tiến công đúng lúc
- Phòng ngự đúng lúc
- Xoay chuyển tình thế từ bất lợi sang có lợi đúng lúc, nhằm đạt kết quả mong muốn.
Ngoài ra đoàn đàm phán phải đoàn kết nhất trí tập trung sự chỉ đạo và phát ngôn vào
một mối. Chỉ có trưởng đoàn hoặc người phát ngôn được chỉ định mới được phát ngôn,
những người khác không được phát ngôn để tránh sơ hở.
4.6. Phải đi từ dễ đến khó và phải biết tranh thủ kéo đối phương vào ký kết văn
bản pháp lý đối với những vấn đề đã đạt yêu cầu của ta và đối phương đã chập nhận
- Trong quá trình dẫn dắt cuộc đàm phán, đoàn đàm phán phải biết vận dụng các
nguyên tắc cơ bản đã được xác định để tiến hành đàm phán với đối phương. Không nhất
thiết phải đi từ những vấn đề thuộc nguyên tắc chung rồi mới đi tới những vấn đề cụ thể.
Ngược lại đối với những vấn để cụ thể, ta đi từ những vấn đề dễ giải quyết trước và tiến
dần lên cho đến vấn đề khó nhất. Để có cơ sở buộc đối phương phải giải quyết các vấn đề
khó tiếp theo và đề phòng đối phương lật lọng, đối với các vấn đề đã giải quyết được ta
phải sẵn sàng và chủ động yêu cầu đối phương ký tắt ngay lập tức. Cách giải quyêt này
vừa có tác dụng trói buộc đối phương về mặt pháp lý, đồng thời có tác dụng cho đối
phương thấy rõ ta có thiện chí thực sự muốn giải quyết vấn đề nhằm kéo đối phương
xuống thang xích lại với ta trong đàm phán.

14 | P a g e


Câu 6: Phân tích vai trò, ý nghĩa và tính chất của lễ tân ngoại giao. Lấy ví dụ thực

tiễn để minh họa.
Trả lời:
Lễ tân ngoại giao là sự vận dụng tổng hợp toàn bộ các quy định, tập quán lễ tân của
quốc gia cũng như quốc tế được công nhận trong giao tiếp và hoạt động đối ngoại nhằm
mục đích thực hiện thắng lợi chính sách đối ngoại của quốc gia mình.
1. Vai trò và ý nghĩa của lễ tân ngoại giao
1.1. Lễ tân ngoại giao xuất phát từ đường lối, chính sách đối ngoại của nhà
nước, thể hiện và phục vụ đường lối và chính sách đối ngoại đó
Lễ tân ngoại giao không phải là nội dung chủ yếu của hoạt động ngoại giao, nhưng
lại là những công việc cần thiết để tạo điều kiện cho hoạt động ngoại giao được tiến hành
thuận lợi. Nó là bộ phận cấu thành của hoạt động đối ngoại để thực hiện chính sách đối
ngoại của một nhà nước. Do vậy, nó thể hiện thái độ, quan điểm chính trị trong từng lễ
tiết. Thái độ, hình thức đón tiếp thể hiện nội dung, mức độ quan hệ.
1.2. Mọi hoạt động đối ngoại đều cần tới công tác lễ tân ngoại giao
Bất kỳ hoạt động ngoại giao nào giữa hai hoặc nhiều quốc gia đều cần đến các thủ
tục lễ tân ngoại giao: từ việc đón tiếp các phái đoàn chính thức, triệu tập các hội nghị
quốc tế, đàm phán ký kết các hiệp định, đến việc bổ nhiệm, triệu hồi người đứng đầu cơ
quan đại diện ngoại giao, trình thư uỷ nhiệm đến các vấn đề cụ thể như treo cờ, cử quốc
thiều, trang phục trong các lễ tết… Mọi hoạt động lễ tân tốt hay xấu đều có ảnh hưởng tốt
hay xấu tới quan hệ của các nước.
1.3. Vừa là công cụ chính trị của hoạt động đối ngoại, vừa là phương tiện thực
hiện và cụ thể hoá các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế
+ Nguyên tắc bình đẳng giữa các quốc gia được thể hiện trong việc sắp xếp ngôi thứ
cho các Trưởng cơ quan đại diện ngoại giao tại nước tiếp nhận, trong việc sắp xếp chỗ
ngồi cho các đoàn đại biểu tại các hội nghị quốc tế…
15 | P a g e


+ Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia được cụ thể hoá vào các quy định coi
trọng quốc kỳ, quốc thiều một nước hoặc trong các nghi lễ đón tiếp dành cho các vị đứng

đầu nhà nước, đứng đầu chính phủ, cũng như trong các đặc quyền ưu đãi miễn trừ dành
cho các đại diện các quốc gia.
1.4. Tạo không khí thuận lợi trong quan hệ quốc tế
Lễ tân ngoại giao tạo điều kiện thuận lợi cho mọi hoạt động ngoại giao thành công,
tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tăng cường tình hữu nghị giữa các dân tộc, quốc gia. Lễ tân
ngoại giao đề ra các quy tắc cho các cuộc giao thiệp quốc tế, vận dụng các hình thức thích
hợp trong các cuộc đàm phán ký kết các văn kiện quốc tế nhằm làm tăng giá trị và sự tôn
trọng những điều đã ký kết.
1.5. Đảm bảo quyền bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau giữa các nước
Lễ tân ngoại giao tạo điều kiện để mỗi quốc gia, ngay cả trong trường hợp thù địch
với nhau, có sự tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng phẩm giá và quyền độc lập giữa các dân tộc
kể cả các dân tộc nhỏ yếu nhất.
2. Tính chất của lễ tân ngoại giao
2.1. Mang tính chất chính trị
Vì lễ tân ngoại giao xuất phát từ đường lối, chính sách đối ngoại của Nhà nước, do
vậy mỗi biện pháp lễ tân đều thể hiện thái độ chính trị, thể hiện tính chất và mức độ quan
hệ.
Ví dụ, trong thực tiễn áp dụng các quy định về lễ tân, nghi thức thực hiện trọng thể
đến mức nào, số lượng và mức độ tham gia của các nhân vật chính thức nước sở tại nhiều
hay ít, cao hay thấp, tính chất và quy mô các cuộc chiêu đãi rộng hay hẹp, lớn hay nhỏ
đều phản ánh tình hình quan hệ giữa hai nước.
Vấn đề tặng quà lưu niệm, trao huân chương, đặt vòng hoa… trong nhiều trường hợp
cũng thể hiện ý nghĩa chính trị khá rõ rệt.
2.2. Vừa mang tính chất quốc gia vừa mang tính chất quốc tế
Nhiều tập quán về lễ tân ngoại giao được hình thành qua một quá trình lâu dài trong
quan hệ quốc tế. Nhiều quy định đã được cải tiến và hoàn chỉnh thông qua các hội nghị
quốc tế. Lễ tân ngoại giao ngày càng mang tính chất quốc tế, những nguyên tắc cơ bản về

16 | P a g e



lễ tân đều được các nước công nhận không phân biệt lớn, nhỏ, giàu, nghèo, vị trí địa lý,
chế độ chính trị xã hội…
Tuy nhiên, mỗi nước có chế độ xã hội, phong tục tập quán, lịch sử, truyền thống dân
tộc khác nhau nên mỗi nước đều có bổ sung và chỉnh lý một số các quy định về lễ tân
nhưng về cơ bản chúng không đối lập với các quy định của lễ tân quốc tế.
Do vậy, khi thực hiện các biện pháp lễ tân ngoại giao cần có sự kết hợp hài hoà giữa
chuẩn mực quốc tế và các tập quán lễ tân quốc gia.
2.3. Mang tính lịch thiệp quốc tế
Không có một quy định bằng miệng hay bằng văn bản nào của luật pháp quốc tế nêu
rằng phải có một chỗ danh dự nhất định nào đó cho nguyên thủ quốc gia khi tới thăm một
nước nào đó.
Mỗi nước đều áp dụng các quy chế tiếp khách nước ngoài của mình ở các cấp khác
như căn cứ theo thực tiễn lễ tân quốc tế đang tồn tại, căn cứ vào:
+ Tính tương hỗ trong quan hệ của các nước
+ Thực tiễn lễ tân quốc tế
+ Truyền thống dân tộc
+ Phong tục tập quán
Các quy tắc về lịch thiệp quốc tế tuy không mang tính bắt buộc, nhưng thực tiễn các
nước đều muốn thực hiện.
2.4. Lễ tân ngoại giao mang tính khoa học, nhưng mềm dẻo và linh hoạt khi cần
thiết
Có những nguyên tắc chung phải thực hiện nhưng cũng có những nguyên tắc bổ
sung đòi hỏi phải linh hoạt, mềm dẻo, nhạy bén, không cứng nhắc trong việc thực hiện
Tóm lại: lễ tân ngoại giao là công tác phức tạp, quan trọng, tế nhị. Do vậy, cần vận
dụng mọi hình thức thủ tục lễ tân sao cho phù hợp với đường lối, chính sách đối ngoại của
nhà nước mà lại không trái với quy định của lễ tân quốc tế.

17 | P a g e



PHẦN THỰC HÀNH
Câu 7: a) Nêu một số quy tắc cơ bản trong sắp xếp chỗ ngồi tại bàn tiệc.
Trả lời:
Bố trí chỗ ngồi theo cấp bậc và ngôi thứ trong một hoạt động nghi lễ, bữa tiệc, trong
một cuộc hội đàm là một trong những việc tế nhị nhất trong công tác lễ tân, nó được xem
là môn khoa học có tính nghệ thuật ứng xử, đảm bảo tính tôn trọng và bình đẳng trong thứ
bậc, góp phần quan trọng cho hoạt động ngoại giao thành công.
Một số quy tắc cơ bản trong sắp xếp chỗ ngồi tại bàn tiệc:
+ Càng gần ông bà chủ càng là chỗ long trọng
+ Chỗ bên tay phải long trọng hơn bên trái
+ Thường xếp hai bên ông chủ là phụ nữ, hai bên bà chủ là khách nam giới
+ Không xếp hai phụ nữ liền nhau
+ Không xếp hai vợ chồng ngồi cạnh nhau (kể cả ông bà chủ tiệc)
+ Không xếp phụ nữ ngồi cuối bàn nếu đầu bàn không có nam giới
+ Không xếp chỗ ngồi kẹp giữa hai chân bàn
+ Nếu bà chủ tiệc vắng có thể để phu nhân cán bộ ngoại giao trong cơ quan ngồi
thay
+ Khách có cùng hàm với cán bộ ngoại giao của cơ quan mời tiệc thì khách được xếp
chỗ trọng thị hơn
+ Khi xếp chỗ cũng phải tính đến kiến thức ngoại ngữ của người ngồi cạnh khách
+ Xếp xen kẽ giữa khách và chủ nhà, nam xen kẽ nữ
+ Chủ tiệc luôn ngồi ở vị trí dễ quan sát (quay mặt ra phía cửa ra vào)
- !!! b) Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước ta tại Cộng hoà Italia và phu nhân mời cơm
thân mật Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và phu nhân
tại trụ sở Đại sứ quán Việt Nam tại Italia. Cùng dự:
18 | P a g e


- Phía ta còn có:

+ Tham tán thương mại
+ Bí thư thứ nhất phụ trách lãnh sự
+ Bí thư thứ hai
+ Tuỳ viên
- Phía bạn còn có:
+ Tham tán thương mại
+ Bí thư thứ nhất
Anh/ chị hãy xếp chỗ ngồi cho bữa tiệc nói trên.
Bài làm:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

19 | P a g e



………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
20 | P a g e


………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Câu 8 : Nhận lời mời của Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, đoàn đại
biểu của trường Đại học Truyền thông Bắc Kinh (Trung Quốc) sẽ tới thăm và làm việc tại
Học viện Báo chí và Tuyên truyền từ ngày 22/10/2015 đến ngày 25/10/2015.
Phía bạn có:
- Ông A

: Giám đốc (Trưởng đoàn)

- Bà B

: Trưởng phòng Hợp tác quốc tế

- Ông C

: Trưởng phòng Đào tạo

- Ông D


: Trưởng khoa Báo chí

- Ông E

: Trưởng khoa Xuất bản

- Cô K

: Phiên dịch

Anh/ chị hãy:
- Lập danh sách thành phần cán bộ của Học viện Báo chí và Tuyên truyền sẽ tham
dự buổi làm việc và dự tiệc chiêu đãi với đoàn bạn (Đại học Truyền thông Bắc Kinh Trung Quốc).
- Xếp chỗ trong buổi làm việc (bao gồm đoàn ta và đoàn bạn).
- Xếp chỗ trong bàn tiệc do Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền mời.
Bài làm:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
21 | P a g e


………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
22 | P a g e



………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
23 | P a g e


………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Câu 9:
a)

Trình bày ý nghĩa của tiệc ngoại giao và một số lưu ý khi đi dự tiệc.
Trả lời:
- Tiệc ngoại giao là tiệc do Chính phủ, Bộ, Ngành, Cơ quan Nhà nước, Cơ quan
Ngoại giao tổ chức chiêu đãi các nhà ngoại giao, các vị lãnh đạo, các chuyên gia, cố vấn
nước ngoài ngay tại nhà khách chính phủ hoặc ở khách sạn, Bộ Ngoại giao hoặc Đại sứ
quán…
- Tiệc ngoại giao thường được tổ chức nhân dịp có sự kiện quan trọng nào đó như:
Kỷ niệm ngày quốc khánh, những ngày lễ quan trọng nhất được tổ chức trong cả nước, lễ
kỷ niệm ngày ký hiệp định, hiệp ước quốc tế đa phương và song phương, lễ kỷ niệm ngày
thiết lập quan hệ ngoại giao, có đoàn cấp cao tới thăm…, hoặc qua các cuộc tiếp khách
hàng ngày tại Bộ ngoại giao và các cơ quan đại diện ngoại giao.
- Bất kỳ bữa tiệc ngoại giao nào cũng đều mang tính chất chính trị, vì trong bữa tiệc
diễn ra cuộc gặp gỡ giữa đại diện các nước. Ngoài ý nghĩa đại diện các bữa tiệc ngoại
giao còn là công cụ rất quan trọng để thiết lập, giữ và phát triển mối quan hệ giữa lãnh
đạo nước sở tại với đoàn ngoại giao, với các nhà báo nước ngoài, quan hệ giữa các đại

diện ngoại giao hoặc từng cán bộ ngoại giao với lãnh đạo, các giới xã hội, văn hoá, khoa
học, kỹ thuật của nước sở tại. Các bữa tiệc ngoại giao nhằm tăng cường hiểu biết lẫn
nhau, thắt chặt mối quan hệ hữu nghị giữa hai quốc gia, làm sáng tỏ, chủ trương, đường
lối, chính sách đối ngoại của nhà nước, dẫn đến ký các nghị định thư hoặc cùng tuyên bố
lập trường chung trước một sự kiện quốc tế nào đó mà hai bên cùng quan tâm.
Một số lưu ý khi đi dự tiệc:
- Không đến muộn khi được mời dự các bữa tiệc ăn trưa, chiều, tối và tiệc trà.
- Không ngồi vào bàn khi phụ nữ chưa ngồi xuống hoặc khi chủ nhà chưa mời ngồi.
- Không được dùng tay trái để mời phụ nữ ngồi. Nam giới luôn phải mời phụ nữ
bằng tay phải.
- Không làm quen sau khi khách đã ngồi vào bàn.
24 | P a g e


- Không giắt khăn ăn vào cổ hoặc đeo trước ngực, khăn ăn cần phải trải lên đùi.
- Cần tiếp phụ nữ trước.
- Không ăn xúp từ cuống thìa. Không nên xin đĩa súp thứ hai.
- Không nghiêng đĩa, bằng mọi cách phải để đĩa cân bằng.
- Nếu muốn lấy một thứ gì đó, không nên nhoài người qua đĩa của người khác.
- Không nên cầm cả mẩu bánh mì to để cắn mà nên bẻ ra.
- Không được dùng dao để ăn, không bao giờ đưa dao vào miệng, không dùng dao
thay dĩa để lấy thức ăn.
- Không ăn quá nhanh, không đưa quá nhiều thức ăn vào miệng.
- Không để khuỷu tay lên bàn ăn, khuỷu tay luôn để sát cạnh sườn.
- Không nâng cốc hoặc ly quá cao.
- Không dùng thìa để ăn những gì quy định ăn bằng dĩa.
- Không cố gắng húp hết thìa súp cuối cùng hoặc ăn mẩu thịt cuối cùng.
- Không nhờ người bên cạnh lấy hộ một cái gì đó nếu như người phục vụ đứng gần.
- Không nghịch vào khăn ăn, dĩa, thìa, và các dụng cụ khác có trên bàn ăn.
- Không dùng khăn ăn để lau mặt, chỉ lau môi.

- Không quay lưng vào người khác nếu muốn nói chuyện với người bên cạnh, không
nói chuyện với người khác qua người bên cạnh.
- Không nói chuyện khi thức ăn còn trong miệng.
- Không đu đưa người rung đùi hoặc ở tư thế ngủ gật nằm xoài ra bàn, cố gắng giữ
mình trong tư thế đàng hoàng, đĩnh đạc.
- Không uống nhiều rượu.
- Không tiếp thức ăn cho khách một cách liên tục.
- Chủ không nên là người ăn xong đầu tiên. Hãy đợi để khách ăn xong đã mới thôi.
- Không phê phán mọi món ăn trong bữa tiệc, không kể bệnh tật hay những điều
không vui trong bữa tiệc.
- Khi phụ nữ đã đứng lên thì nam giới phải đứng ngay lên khỏi bàn ăn, đợi phụ nữ ra
khỏi phòng sau đó có thể ngồi lại vào bàn ăn nếu như có ý định ở lại một chút và hút
thuốc trong bữa tiệc.
- Không đọc thư hay các tài liệu khác trong bữa tiệc…
- !!! b) Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Giám đốc Học viện Báo
chí và Tuyên truyền tới dự buổi tiếp kiến của Thủ tướng Chính phủ tại Phủ Thủ tướng vào
hồi 15h30 ngày 24/10/2015, tháp tùng có ông Chánh Văn phòng Học viện Chính trị Quốc
gia Hồ Chí Minh.
Anh/ chị hãy xếp chỗ ngồi cho họ trên xe ô tô 4 chỗ để đến dự buổi tiếp kiến đó.
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
25 | P a g e


×