Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

CÂU HỎI ÔN TẬP THANH TOÁN QUỐC TẾ ( có hướng dẫn chi tiết )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.06 KB, 27 trang )

Câu1: Hối phiếu là gì? Trình bày các đặc điểm của hối phiếu.
Theo luật CCCNVN 2005, hối phiếu đòi nợ là giấy tờ có giá do Người ký phát lập, yêu
cầu người bị ký phát thanh toán ko điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc
vào một thời điểm nhất đinh trong tương lai cho Người thụ hưởng.
Các đặc điểm của hối phiếu:
Hối phiếu được hình thành từ các giao dịch cơ sở.
Hình thức của hối phiếu dễ dàng nhận diện trực tiếp.
Hối phiếu là trái vụ một bên.
Tính trừu tượng của hối phiếu: trong nội dung của hối phiếu ko cần ghi rõ lý do
việc đòi tiền.
5 Tính lưu thông của hối phiếu:
• Nếu lưu thông nhằm mục đích đòi tiền  lưu thông hối phiếu đóng vai trò
như là phương tiện thanh toán thay cho tiền mặt.
• Nếu lưu thông nhằm mục đích chuyển nhượng quyền hưởng lợi hối phiếu
 lưu thông hối phiếu đóng vai trò như là chuyển nhượng tài sản.
1
2
3
4

Câu2: Hối phiếu được tạo lập như thế nào? Trình bày nội dung cơ bản của một hối
phiếu theo luật CCCNVN 2005?
Hối phiếu được tạo lập như thế nào  ko hiểu rõ nội dung câu hỏi lắm, theo tớ hiểu thì là
nội dung chính của hối phiếu vì thấy trong slide của cô cũng đề cập kiểu này.
Theo luật CCCNVN 2005, nội dung cơ bản của một hối phiếu bao gồm:
Cụm từ “Hối phiếu đòi nợ” được ghi trên mặt trước của hối phiếu đòi nợ.
Yêu cầu thanh toán ko điều kiện một số tiền xác định.
Thời hạn thanh toán;
Địa điểm thanh toán;
Tên đối với tổ chức, hoặc họ tên đới với cá nhân; địa chỉ của người bị ký phát;
Tên đối với tổ chức, hoặc họ tên đối với cá nhân của người thụ hưởng được người


ký phát chỉ định hoặc yêu cầu thanh toán hối phiếu đòi nợ theo lệnh của người thụ
hưởng hoặc yêu cầu thanh toán hối phiếu đòi nợ cho người cầm giữ;
7 Địa điểm và ngày ký phát;
8 Tên đối với tổ chức, hoặc họ tên đối với cá nhân, địa chỉ và chữ ký của người ký
phát.
1
2
3
4
5
6

Hối phiếu đòi nợ ko có giá trị nếu ko có 1 trong các nội dung trên, trừ các trường hợp
sau:
Thời hạn thanh toán ko được ghi trên HP đòi nợ thì sẽ được thanh toán ngay khi
xuất trình.
2 Địa điểm thanh toán ko được ghi trên HP thì sẽ được thanh toán tại địa chỉ của
người bị phát.
1


3

Địa chỉ ký phát ko được ghi trên HP đòi nợ thì sẽ được coi là ký phát tại địa chỉ
của người ký phát.

Khi số tiền ghi bằng chữ khác số tiền ghi bằng số thì số tiền ghi bằng chữ có giá trị thanh
toán. Trường hợp số tiền trên HP đòi nợ được ghi 2 lần trở lên bằng chữ hoặc bằng số và
có sự khác nhau thì số tiền có giá trị nhỏ nhất ghi bằng chữ có giá trị thanh toán.
Trường hợp HP đòi nợ ko có đủ chỗ để viết thì có thể có thêm tờ phụ đính kèm. Tờ phụ

đính kèm được ghi nội dung bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố, nhờ thu. Người đầu tiên
lập tờ phụ phải gắn liền tờ phụ với HP đòi nợ và ký tên trên chỗ giáp lai giữa tờ phụ và
HP đòi nợ.
Câu3: Phân biệt hối phiếu (hối phiếu đòi nợ) và kỳ phiếu (hối phiếu nhận nợ)?
Kỳ phiếu là một tài sản tài chính vô hình giống hối phiếu, do đó đặc điểm lưu thông của
kỳ phiếu cũng giống HP, tuy nhiên có một số điểm khác nhau sau: (giáo trình/110)
Kỳ phiếu là công cụ hứa trả tiền, chứ ko phải là công cụ đòi tiền như HP, nên
muốn lưu thông dễ dàng KP phải có người đứng ra bảo lãnh, trừ khi người lập
phiếu là người có uy tín lớn về tài chính.
2 Kỳ phiếu là công cụ hứa trả tiền vô điều kiện do con nợ viết ra để hứa trả một số
tiền nhất định cho chủ nợ, vì vậy,trong lưu thông kỳ phiếu ko phát sinh yêu cầu
chấp nhận thanh toán, vì trên thương trường ko ai tự chấp nhận khả năng thanh
toán của mình.
3 Người lập phiếu phải phát hành KP hứa trả tiền trước khi người thụ hưởng KP
thực hiện nghĩa vụ của HĐ giao dịch cơ sở. Sau khi thực hiện nghĩa vụ, người thụ
hưởng mới ủy thác cho ngân hàng thu tiền của KP từ người lập phiếu.
1

Câu4: Phân biệt hối phiếu thương mại và hối phiếu ngân hàng? (Gtr/109)
Hối phiếu thương mại là hối phiếu do người bán ký phát đòi tiền người mua khi người
bán đã hoành thành nghĩa vụ quy định trong hợp đồng thương mại.
Hối phiếu Ngân hàng là hối phiếu do NH phát hành, ra lệnh cho NH đại lý của mình trích
một số tiền nhất định từ tài khoản của NH phát hành hối phiếu để trả cho người thụ
hưởng chỉ định trên hối phiếu.
Câu5: Quyền và nghĩa vụ của người ký phát HP đòi nợ theo luật CCCNVN 2005?
(Gtr/99)
Quyền lợi:
-

Tạo lập HP để đòi tiền Người bị ký phát hoặc bất cứ người nào do anh ta chỉ định;

Tạp lập HP quy định việc trả tiền theo lệnh người ký phát hoặc theo lệnh của bất
cứ người nào do người ký phát chỉ định;
Nhận tiền từ Người bị ký phát HP;


-

Xin chiết khấu HP tại NH để được nhận tiền trước khi HP đến hạn trả tiền;
Xin thế chấp HP tại NH để vay tiền;
Chuyển nhượng quyền lợi HP cho một hay nhiều người khác hoặc hủy bỏ tờ HP;
Các quyền pháp lý đối với lợi ích tương lai khác của HP như quyền khiếu nại
trước tòa án hoặc Trọng tài khi bị vi phạm.

Nghĩa vụ:
-

Trong trường hợp HP đã được chuyển nhượng cho một người khác mà người đó
ko thu được tiền của HP, thì người ký phát HP có nghĩa vụ trả tiền cho người đó.
Người ký phát đã ký tên ko phải tên của mình phải chịu trách nhiệm như thể là ký
tên của mình.
Người ký phát có thể phủ nhận hoặc hạn chế trách nhiệm của mình bằng lời văn
ghi trên HP. Tuy nhiên, điều này chỉ có giá trị ràng buộc riêng với người ký phát
HP.

Câu6: Quyền và nghĩa vụ của người bị ký phát HP đòi nợ theo luật CCCNVN2005?
Quyền lợi:
-

Ko chịu trách nhiệm với HP trước khi ký chấp nhận thanh toán HP;
Chấp nhận hoặc từ chối trả tiền HP;

Thu lại HP hoặc hủy bỏ nó sau khi đã trả tiền HP;
Thực hiện nghĩa vụ ghi trên HP chỉ khi nào HP đến hạn thanh toán hoặc chấp nhận
thanh toán;
Kiểm tra dây chuyền ký hậu chuyển nhượng xem có hợp thức hay ko trước khi
thực hiện nghĩa vụ trả tiền HP.

Nghĩa vụ:
-

Trả tiền HP đối với HP trả tiền ngay khi xuất trình;
Chấp nhận trả tiền đối với HP trả chậm khi HP được xuất trình;
Thực hiện các nghĩa vụ khác do luật HP quy định.

Câu7: Một số nước áp dụng luật ULB 1930 mà anh chị biết? (Gtr/91)
ULB là luật của các nước tham gia Công ước Giơnevơ 1930 gồm có Australia, Đan
Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Ba Lan, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Brazil, Nhật Bản…
Câu8: Quy định về nghiệp vụ chấp nhận theo ULB 1930/Luật CCCNVN 2005? Ai
phải ký chấp nhận trả tiền hối phiếu đối với từng phương thức thanh toán theo luật
ULB/Luật CCCNVN 2005?
Theo ULB 1930 (Gtr/118)
1

Cho đến khi hết hạn, hối phiếu có thể được hoặc Người cầm phiếu hoặc Người sở
hữu hối phiếu xuất trình cho Người bị ký phát chấp nhận tại nơi anh ta cư trú.


2

3


4

5

6

7

8

Đối với bất kỳ một HP nào, Người ký phát có thể quy định hoặc ko quy định thời
hạn xuất trình HP để được chấp nhận.
Trừ trường hợp HP được thanh toán tại một bên t3 hoặc 1 nơi nào khâc hơn là nơi
cư trú của Người bị ký phát hoặc trừ trường hợp HP được ký phát để thanh toán
vào 1 thời điểm cố định sau khi nhìn thấy HP, thì Nười ký phát có thể cấm việc
xuất trình để xin chấp nhận.
Anh ta cũng có thể quy định việc xuất trình để xin chấp nhận ko được xảy ra trước
một ngày chi định.
Trừ khi Người ký phát ngăn cấm việc chấp nhận, Người ký hậu có thể quy định
HP sẽ phải được xuất trình để xin chấp nhận có hoặc ko có giới hạn thời gian để
xuất trình chấp nhận.
Anh ta cũng có thể quy định việc xuất trình để xin chấp nhận ko được xảy ra trước
một ngày chỉ định.
Những HP được thanh toán vào 1 thời điểm cụ thể sau khi xuất trình, phải được
xuất trình xin chấp nhận trong vòng 1 năm kể từ ngày ký phát HP. Người ký phát
có thể rút ngắn hoặc kéo dài thời hạn này, Người ký hậu có thể rút ngắn thời hạn
này.
Người bị ký phát có thể yêu cầu HP được xuất trình cho anh ta lần t2 sau lần xuất
trình1. Các bên liên quan ko được cho rằng yêu cầu này ko phù hợp, trừ trường
hợp yêu cầu được nêu trong kháng nghị.

Người cầm HP ko có nghĩa vụ giao cho Người bị ký phát 1 HP được xuất trình để
xin chấp nhận.
Chấp nhận phải được viết lên trên HP. Nó được điễn đạt bằng chữ “đã chấp
nhận” hoặc thuật ngữ tương tự nào khác. Nó được Người bị ký phát ký tên. Chữ
ký đơn giản lên mặt của HP của Người bị ký phát cũng tạo thành sự chấp nhận.
Khi HP được thanh toán vào một thời điểm nhất định sau xuất trình, thì sự chấp
nhận phải ghi ngày tháng chấp nhận, trừ khi Người cầm phiếu yêu cầu nó phải
được ghi là ngày tháng xuất trình.
Nếu ko ghi ngày tháng, Người cầm phiếu muốn bảo lưu quyền truy đòi của mình
đối với những Người ký hậu và Người ký phát, thì phải xác nhận sự bỏ sót bằng 1
kháng nghị đúng thời hạn.
Chấp nhận là vô điều kiện. Những Người trả tiền có thể chấp nhận một phần số
tiền được thanh toán. Mọi sự chấp nhận thay đổi nội dung của HP được xem như
sự từ chối chấp nhận. Tuy nhiên, Người chấp nhận bị ràng buộc bởi những điều
kiện của sự chấp nhận của anh ta.
Người ký phát HP quy định địa điểm thanh toán khác nơi cư trú của Người bị ký
phát mà ko nêu rõ địa chỉ của bên t3 là bên thụ hưởng, thì có thể nêu địa chỉ Người
t3 vào thời điểm chấp nhận, nếu ko, Người chấp nhận được xem là đã cam kết
thanh toán HP tại địa điểm thanh toán đã nêu lên.
Nếu HP được thanh toán tại địa điểm cư trú của Người bị ký phát, người này khi
chấp nhận có thể chỉ định một địa điểm tại cùng 1 nơi mà việc thanh toán sẽ đc
thực hiện.
Bằng việc chấp nhân HP, Người bị ký phát cam kết sẽ thanh toán nó khi đến hạn.


Khi ko đc thanh toán, Người cầm phiếu, cho dù là Người ký phát được quyền kiện
thẳng người chấp nhận để đòi tất cả những j có thể yêu cầu.
9 Khi người bị ký pphats là người ký chấp nhận HP đã huỷ bỏ nó trước khi trả laị
HP thì sự chấp nhận đc coi như sự từ chối. Nếu ko có bằng chứng ngc lại, sự hủy
bỏ xem như xảy ra trước khi HP đc trả lại.

Tuy nhiên, nếu người bị ký phát đã thông báo sự chấp nhận của mình bằng văn
bản cho Người cầm phiếu hoặc bất cứ người nào đã ký HP, thì anh ta phải chịu
trách nhiệm vs những người này theo điểu khoản chấp nhận của mình.
Theo luật CCCNVN 2005: (Gtr/161)
1

-

2

3

4

5

6

Xuất trình HP đòi nợ để yêu cầu chấp nhận:
a Người thụ hưởng phải xuất trình HP đòi nợ để yêu cầu chấp nhận trong những
trường hợp sau:
- Người ký phát ghi trên HP đòi nợ là HP này phải được xuất trình để yêu
cầu chấp nhận.
HP đòi nợ có ghi thời hạn thanh toán phải xuất trình để yêu cầu chấp nhận trong
thời hạn 1 năm kể từ ngày ký phát.
b Việc xuất trình HP đòi nợ để yêu cầu chấp nhận đc coi là hợp lệ khi HP đòi nợ
được Người thụ hưởng hoặc người đại diện hợp pháp của người thụ hưởng xuất
trình đúng địa điểm thanh toán, trong thời gian làm việc của người bị ký phát và
chưa quá hạn thanh toán.
c HP đòi nợ có thể đc xuất trình để chấp nhận dưới hình thức thư bảo đảm qua

mạng bưu chính công cộng. Ngày xuất trình HP đòi nợ để chấp nhận trong trg
hợp này được tính theo ngày trên dấu bưu điện gửi thư đảm bảo.
Thời hạn chấp nhận:
Người bị ký phát thực hiện việc chấp nhận hoặc từ chối chấp nhận HP đòi nợ trong
thời hạn 2 ngày làm việc, kể từ ngày HP đòi nợ đc xuất trình; trong trg hợp HP đòi
nợ đc xuất trình dưới hình thức thư bảo đảm, thời hạn này được tính kể từ ngày
người bị ký phát xác nhận đã nhận đc HP đòi nợ.
Vi phạm nghĩa vụ xuất trình HP đòi nợ để yêu cầu chấp nhận:
Khi người thụ hưởng ko xuất trình HP đòi nợ theo quy định phía trên, thì Người ký
phát, người chuyển nhượng và ng bảo lãnh cho những ng này ko có nghĩa vụ thanh
toán HP đòi nợ, trừ ng bảo lãnh cho người bị ký phát.
Hình thức và nội dung chấp nhận
a Người bị ký phát thực hiện việc chấp nhận bằng cách ghi trên mặt trước HP đòi
nợ cụm từ “chấp nhận”, ngày chấp nhận và chữ ký của mình.
b Trong trg hợp chỉ chấp nhận thanh toán 1 phần số tiền ghi trên HP đòi nợ, ng bị
ký phát phải ghi rõ số tiền đc chấp nhận.
Nghĩa vụ của người chấp nhận:
Sau khi chấp nhận, người chấp nhận có nghĩa vụ thanh toán ko điều kiện HP đòi nợ
theo nội dung đã chấp nhận cho người thụ hưởng, người đã thanh toán HP đòi nợ
theo quy định của luật này.
Từ chối chấp nhận


HP đòi nợ đc coi là từ chối chấp nhận, nếu ko đc ng bị ký phát chấp nhận trong
thời hạn quy định tại điều trên.
b Khi HP đòi nợ bị từ chối chấp nhận toàn bộ hoặc 1 phần hì người thụ hưởng có
quyền truy đòi ngay lập tức vs người chuyển nhượng trc mình, người ký phát, ng
bảo lãnh HP.
a


Câu9: Quy định về nghiệp vụ ký hậu theo ULB 1930/ Luật CCCNVN 2005?
Theo ULB 1930 (Gtr/115)
1

2

3

4

5

6

7

Tất cả các HP, ngay cả khi ko đc ký phát theo lệnh rõ ràng, đều có thể đc chuyển
nhượng bằng cách ký hậu. Khi Người ký phát ghi vào HP “ko trả theo lệnh” hoặc 1
câu nào khác tương tự, HP chỉ có thể đc chuyển nhượng theo luật và có hiệu lực của
1 sự chuyển nhượng thông thường. HP có thể đc ký hậu chuyển nhượng cho Người
bị ký phát dù anh ta có chấp nhận hay ko, hoặc chuyển nhượng cho Người ký phát,
hoặc cho 1 bên nào khác của HP. Những người này có thể tái ký hậu để chuyển cho
ng khác nữa.
Ký hậu phải vô điều kiện. Mọi điều kiện vs ký hậu được coi là vô giá trị. Mọi sự ký
hậu chuyển nhượng một phần đc coi là vô hiệu lực. Ký hậu “cho người cầm phiếu”
tương đương ký hậu để trắng.
Sự ký hậu phải đc viết lên HP hoặc viết vào 1 mảnh giấy gắn với HP. Nó phải đc
Người ký hậu ký tên.
Ký hậu có thể ko nêu tên Người thụ hưởng hoặc có thể chỉ có đơn thuần chữ ký của
Người ký hậu (ký hậu để trắng). Trong trường hợp này, để ký hậu có hiệu lực, nó

phải đc ghi vào phía sau HP hoặc lên mảnh giấy gắn vs HP.
Ký hậu là sự chuyển nhượng tất cả quyền phát sinh từ HP. Nếu là ký hậu để trắng,
người cầm phiếu có thể:
a Điền vào chỗ trống tên mình or tên ng khác.
b Tái ký hậu để trắng cho một ng khác.
c Chuyển giao HP cho người t3 mà ko cần điền vào chỗ trống và ko ký hậu.
Nếu ko có quy định ngược lại, Người ký hậu phải đảm bảo chấp nhận và thanh toán
HP. Anh ta có thể cấm mọi ký hậu tiếp theo: trong trường hợp này anh ta ko đảm
bảo cho những người được ký hậu kế tiếp.
Người sở hữu HP đc coi là ng cầm giữ HP hợp pháp nếu ông ta xác lập được quyền
sở hữu HP thông qua một chuỗi nhưng ký hậu liên tục, cho dù ký hậu sau cùng là để
trắng.
Một người bị tước quyền sở hữu HP thì người cầm hối phiếu nếu xác lập đc quyền
hạn của mình theo cách thức trên sẽ ko bị buộc phải từ bỏ HP, trừ khi ông ta lấy đc
HP 1 cách ko trung thực, hoặc khi có HP ông ta phạm lỗi lầm sơ suất hiển nhiên.
Ký hậu có ghi “giá trị để nhờ thu”, “nhờ thu”, “ủy quyền” hay một câu nào khác thể
hiện sự ủy nhiệm đơn giản, Người cầm phiếu có thể sử dụng mọi quyền phát sinh từ
HP, nhưng chỉ đc ký hậu HP với tư cách là Người nhận ủy thác.
Trong trường hợp này, các bên có trách nhiệm chỉ có thể kiện ng cầm phiếu những
nội dung mà anh ta có thể kiện đc Người ký hậu.


Sự ủy nhiệm trong ký hậu ko kết thúc vì lý do bên ủy nhiêm chết hoặc mất năng lực
về tài chính.
8 Ký hậu ghi “Giá trị cầm cố”, “giá trị đảm bảo” hoặc 1 câu nào khác thể hiện sự cầm
cố, Người cầm phiếu có thể sử dụng mọi quyền hạn phát sinh từ HP, nhưng ký hậu
do anh ta thực hiện chỉ có hiệu lực như ký hậu của Người ủy quyền.
9 Một ký hậu sau kỳ hạn trả tiền cũng có hiệu lực như ký hậu trước kỳ hạn trả tiền.
Tuy nhiên, mọi ký hậu sau kháng nghị ko thanh toán, hoặc sau khi thời hạn kháng
nghị kết thúc, sự ký hậu chỉ có giá trị như sự ủy thác bình thường. Ký hậu ko ghi

ngày tháng xem như được ký hậu trước khi thời hạn ấn định để kháng nghị kết thúc.
Theo luật CCCNVN 2005
1
2

3

4
5

6

7

Hình thức chuyển nhượng HP đòi nợ: ký chuyển nhượng; chuyển giao.
HP đòi nợ ko được chuyển nhượng nếu rên HP đòi nợ có ghi “ko đc chuyển
nhượng”, “cấm chuyển nhượng”, “ko trả theo lệnh” hoặc cụm từ khác có ý nghĩa
tương tự.
Nguyên tắc:
a Chuyển nhượng toàn bộ số tiền ghi trên HP đòi nợ, chuyển nhượng 1 phần ko có
giá trị.
b Việc chuyển nhượng HP đòi nợ cho 2 người trở lên ko có giá trị.
c Chuyển nhượng bằng ký chuyển nhượng phải là vô điều kiện. Mọi điều kiện kèm
theo đều ko có giá trị.
d Chuyển nhượng HP đòi nợ là chuyển nhượng tất cả quyền phát sinh từ HP đòi
nợ.
e HP đòi nợ quá hạn thanh toán hoặc bị từ chối chấp nhận hoặc từ chối thanh toán
thì ko được chuyển nhượng.
f Người thụ hưởng có thể chuyển nhượng cho người chấp nhận, người ký phát
hoặc người chuyển nhượng.

Ký chuyển nhượng vào mặt sau của HP đòi nợ và phải chuyển giao cho người nhận
chuyển nhượng. Áp dụng với mọi HP đòi nợ trừ trường hợp 2.
Hình thức và nội dung:
a Chuyển nhượng bằng ký chuyển nhượng phải được người thụ hưởng viết, ký
trên mặt sau của HP đòi nợ.
b Ký theo một trong 2 hình thức: để trống hoặc đầy đủ.
c Khi ký đầy đủ, người chuyển nhượng phải ghi đầy đủ tên của người được
chuyển nhượng, ngày chuyển nhượng.
Quyền và nghĩa vụ người ký chuyển nhượng:
Nghĩa vụ: bảo đảm HP được chấp nhận và thanh toán trừ trường hợp 2. Khi HP bị từ
chối chấp nhận hoặc từ chối thanh toán 1 phần hoặc toàn bộ, người ký chuyển
nhượng phải thanh toán số tiền bị từ chối của HP đã chuyển nhượng.
Quyền: ko cho chuyển nhượng tiếp, bằng cách ghi “ko chuyển nhượng, cấm chuyển
nhượng…”. Theo đó, người ký chuyển nhượng ko chịu trách nhiệm với người nhận
chuyển nhượng sau đó.
Chuyển nhượng bằng chuyển giao


Người thụ hưởng chuyển quyền sở hữu HP đòi nợ cho người nhận chuyển nhượng
bằng cách chuyển giao HP cho người nhận chuyển nhượng.
Áp dụng với các trường hợp:
a HP được ký phát trả cho người cầm giữ.
b Chỉ có một chuyển nhượng bằng ký chuyển nhượng để trống.
c HP đòi nợ có chuyển nhượng cuối cùng là chuyển nhượng để trống.
8 Quyền của người nhận chuyển nhượng bằng chuyển giao hoặc ký chuyển nhượng để
trống:
a Điền vào chô trống tên mình hoặc người khác.
b Tiếp tục ký chuyển nhượng để trống bằng cách ký trên HP đòi nợ.
c Tiếp tục chuyển nhượng cho người khác bằng chuyển giao
d Ký chuyển nhượng đầy đủ

9 HP đòi nợ có thể chiết khấu, tái chiết khấu tại NHNNVN hoặc các tổ chức TD theo
quy định NHNNVN.
Câu10: So sánh một số quy định về hình thức và nội dung của HP theo ULB 1930 và
BEA 1882.
Câu11: Các quy định về nghiệp vụ ký hậu theo luật CCCNVN 2005? Ai được quyền
ký hậu chuyển nhượng đầu tiên trên hối phiếu?
Các quy định về nghiệp vụ ký hậu theo luật CCCNVN 2005: tương tự câu 9.
Theo Gtr/105, Người ký phát là người ký hậu đầu tiên trên HP. Trong luật CCCNVN
(gtr/165), chỉ đề cập đến Người thụ hưởng, là người ký chyển nhượng HP (ko nói rõ là
người đầu tiên hay ko)
Câu12: Những cách ghi kỳ hạn HP nào là phù hợp với ULB 1930?
Theo ULB 1930 (Gtr/121 và Gtr/96): Một HP có thể được ký phát:
-

-

Ngay khi xuất trình:
“Ngay khi nhìn thấy bản thứ…của HP này” hoặc “Ngay sau ngày…tháng…năm…
của bản thứ…của HP này”
Vào một thời gian cố định sau khi xuất trình: “X ngày sau khi nhìn thấy bản thứ…
của HP này…”
Vào một thời gian cố định sau ngày ký phát HP: “X ngày kể từ ngày ký phát bản
thứ…của HP này…”
Vào một ngày cố định: “Đến ngày…tháng…năm…của bản thứ…của HP này…”

Những HP ghi những cách khác hoặc được ghi thời hạn thanh toán nhiều lần là vô hiệu.

Câu 13: Tỷ suất lợi tức



Câu hỏi: Theo ULB 1930, trường hợp nào cho phép ghi tỷ suất lợi tức bên cạnh số tiền
của Hối phiếu? trường hợp nào không?
Trả lời:
ULB 1930 – Chương I – Điều 5
Một hối phiếu được thanh toán ngay khi xuất trình hoặc vào một thời gian nhất định sau
khi xuất trình, thì người kí phát có thể quy dịnh rằng số tiền được thanh toán bao gồm cả
tiền lãi. Còn trong các trường hợp khác sự quy định này được xem như không có giá trị
Lãi suất phải được ghi trên hối phiếu. Trong trường hợp không ghi lãi suất, thì coi như
không có lãi suất. Tiền lãi được tính từ ngày phát hành hối phiếu, trừ khi có sự quy định
khác về ngày tháng)
 có thể rút ra một số nhận xét như sau
Số tiền trên hối phiếu có thể có lãi suât hoặc không tính lãi suất.
Nếu trong trường hợp không có lãi suất thì không ghi lãi suất trên hối phiếu, ngược lại,
nếu không ghi lãi suất thì coi như không có tính lãi
Nếu trường hợp có lãi suất thì phải ghi trên hối phiếu. Tuy nhiên do quy định về số tiền
trên hối phiếu chỉ ra rằng đó phải là một số tiền xác định và không cần phải làm một phép
tính nào dù là đơn giản nhất  trên số tiền trên hối phiếu nếu có tính cả lãi thì phải quy
định số tiền này bao gồm cả lãi và đông thời phải ghi lãi suất là bao nhiêu.

Câu 14: Địa điểm tạo lập hối phiếu
GT – tr97-98
Luật CCCNVN 2005 – Điều 16 – Khoản 2
ULB 1930 – Điều 2
Câu hỏi: Theo luật CCCN VN 2005, nếu Hối phiếu không ghi địa chỉ tạo lập thì xác định
địa chỉ tạo lập ntn? Nếu không xác định được, Hối phiếu có giá trị lưu hành không?
Trả lời:
Theo Luật CCCNVN 2005 – Điều 16 – Khoản 2
Nếu địa điểm ký phát không được xác định cụ thể trên HP thì HP được coi là phát hành
tại địa điểm kinh doanh hoặc nơi thường trú của người ký phát.
Nếu không xác định được địa điểm, HP bị coi là vô hiệu.



Câu 15: Bản chính và bản sao hối phiếu
Câu hỏi: Quy định về bản chính và bản sao của HP trong luật CCCN VN2005/ ULB
1930. Tại sao HP thường gồm 2 bản?
Trả lời:
ULB 1930 – Chương IX – Điều 64 – 66
Bản chính
HP có thể được ký phát thành nhiều bản, có giá trị pháp lý như nhau. Mỗi bản có đánh số
thứ tự 1 ,2, 3, … nếu không mỗi bản sẽ xem như 1 hối phiếu riêng biệt
Cách đánh số như vậy chỉ có ý nghĩa ghi nhớ, không phân biệt bản chính bản phụ  hối
phiếu không có bản phụ.
Hối phiếu thường đượcl ập thành 2 bản để đề phòng thất lạc. Vì vậy trên hối phiếu thường
ghi câu “Sau khi nhìn thấy bản thứ nhất của hối phiếu này (bản thứ hai có cùng nội dung và
ngày tháng không trả tiền ..” ở bản số một của hối phiếu. Bản số hai lại ghi “Sau khi nhìn
thấy bản thứ hai của hối phiếu n ày (bản thứ nhất có cùng nội dung và ngày tháng không
trả tiền)…” Bản nào đến trước sẽ được thanh toán trước, bản nào đến sau là vô giá trị
Người bị kí phát chỉ chịu trách nhiệm với bản mà người đó kí chấp nhận
Người kí hậu, chuyển nhượng sẽ phải chịu trách nhiệm cho tất cả các bản có mang chữ kí
của họ
Bản sao (ULB 1930 – Điều 67, 68)
Người cầm phiếu có quyền lập bản sao, phải giống y như bản gốc. Bản sao có thể được kí
hậu, kí bảo lãnh nếu bản gốc cho phép và phải ghi rõ bản gốc được lưu giữ ở đâu.
Bản sao phải ghi rõ người sở hữu bản gốc

Câu 16:
Câu hỏi: Trong thanh toán L/C, người hưởng lợi ký phát hối phiếu theo lệnh của ai? Tại
sao?
Trả lời: sách ĐXTrình trang 331
Người hưởng lợi ký phát Hối phiếu theo yêu cầu của L/C do chỉ khi Hối phiếu này cùng

các chứng từ khác (chứng từ Thương mại, và thư yêu cầu đòi tiền theo L/C) phù hợp với
L/C để lập thành bộ chứng từ đòi tiền NH phát hành L/C thì mới được trả tiền


Câu 17: Bảo lãnh hối phiếu
Luật CCCNVN 2005 – Chương II – Mục 3
ULB 1930 – Chương IV
Câu hỏi: Trình bày nghiệp vụ bảo lãnh trong lưu thông HP theo ULB 1930/ CCCN VN
2005
Trả lời:
Bảo lãnh HP là việc người thứ 3 cam kết với người thụ hưởng HP sẽ thực hiện nghĩa vụ
trả tiền thay cho người bị ký phát nếu người này không thanh toán đúng hạn hoặc không
đầy đủ số tiền HP
Hình thức:



Sự bảo lãnh có thể được ghi ngay trên HP hoặc 1 tờ phụ đính kèm.
Theo ULB 1930, người BL chỉ cần ghi “để BL” hay cụm từ tương tự kèm chữ ký
người BL, trong khi luật CCCN VN 2005 yêu cầu ghi rõ số tiền BL, tên, địa chỉ
người BL bên cạnh cụm từ “Bảo lãnh” và chữ ký.

Nguyên tắc BL:





Vô điều kiện
Phải ghi tên người được BL, nếu không sẽ hiểu là BL cho người ký phát

Có thể BL từng phần trị giá của HP
Sau khi thực hiện xong nghĩa vụ BL, người BL được tiếp nhận các quyền của
người được BL đối với các bên liên quan.

Câu 18: Kí hậu
Luật CCCNVN 2005 – Chương II – Mục 4
ULB 1930 – Chương II
Câu hỏi: Ký hậu HP là gì? Phân biệt ký hậu để trống và ký hậu theo lệnh. Cho VD
Trả lời:
Định nghĩa kí hậu (Điều 14 – ULB 1930 và Điều 29 – Luật CCCNVN 2005)
Ký hậu là hành vi thể hiện bằng ngôn ngữ ở mặt sau HP của người thụ hưởng, đồng ý
chuyển nhượng quyền hưởng lợi của mình cho 1 người khác. Ký hậu là 1 thủ tục chuyển
nhượng HP.


Phân biệt
Ký hậu để trống
Không chỉ định tên người thụ hưởng kế
tiếp
Tính lưu thông cao
Rủi ro lớn
“Pay to the order of any…” trả cho bất cứ
ai…

Ký hậu theo lệnh
Là cách ký hậu trong đó chỉ định người bị
ký phát hoặc trả cho ai đó hoặc trả theo
lệnh của ai đó
“Pay to the order of Company X”
Người thụ hưởng có thể là công ty X cũng

có thể là người khác tùy theo chỉ định của
X

Câu 19: Hối phiếu dùng trong phương thức nhờ thu kèm chứng từ và hối phieus
dùng trong phương thức tín dụng chứng từ
Câu hỏi: Phân biệt những điểm giống và khác nhau giữa hối phiếu dùng trong phương
thức nhờ thu kèm chứng từ và phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
Giống nhau:
- Nội dung, giá trị pháp lí, quy định điều chỉnh
- Phải là hối phiếu có khả năng kí hậu để Người thụ hưởng có thể kí hậu cho ngân hàng
để Ngân hàng thu hộ tiền
Khác nhau:
- Hối phiếu trong thanh toán tín dụng chứng từ phải đảm bảo các nội dung phù hợp với
quy định của L/C

Câu 20:
Câu hỏi: Hãy cho một vài nhận xét về tình hình sử dụng hối phiếu trong thanh toán tại
VN hiện nay

Câu 21: Nội dung hối phiếu đòi nợ
Luật CCCNVN 2005 – Chương II – Mục 1 – Điều 16
Sách ĐXTrình trang 95  98


ULB 1930 – Chương I
Câu hỏi: Trình bày 8 nội dung kí phát hối phiếu đòi nợ theo Luật CCCNVN 2005
Trả lời:
Theo Luật CCCNVN 2005 – Chương II – Mục 1 – Điều 16
8 nội dung bao gồm:
- Cụm từ “Hối phiếu đòi nợ” được ghi trên mặt trước của hối phiếu đòi nợ

- Yêu cầu thanh toán không điều kiện một số tiền xác định
Gồm 2 bộ phận: Yêu cầu thanh toán không điều kiện và Số tiền xác định (tham khảo
Điều 8, Điều 9 và Điều 16 – Khoản 3)
- Thời hạn thanh toán
(Tham khảo Điều 7 và Điều 16 – Khoản 2)
- Địa điểm thanh toán
(Tham khảo Điều 16 – Khoản 2)
- Tên, địa chỉ người bị ký phát
- Tên, địa chỉ, yêu cầu… của người thụ hưởng
- Địa điểm kí phát
(Tham khao Điều 16- Khoản 2)
- Tên, địa chỉ người ký phát

Câu 22: Hối phiếu đòi nợ và hối phiếu nhận nợ
Câu hỏi: So sánh hối phiếu đòi nợ và hối phiếu nhận nợ theo Luạt CCCNVN 2005
Trả lời:
Theo Điều 57 – Luật CCCNVN 2005: Các quy định về bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm
cố, nhờ thu, thanh toán, truy đòi đối với hối phiếu nhận nợ giống hệt như với hối phiếu
đòi nợ (từ điều 24 đến điều 52)
 So sánh hối phiếu đòi nợ từ diều 16  23 và hối phiếu nhận nợ từ điều 53  56.


Phần lớn các quy định đối với hối phiếu nhận nợ và đòi nợ là giống nhau. Kháu nhau ở
một số đặc điểm:
- Nội dung (Điều 16 và 53 Luật CCCN)
Hối phiếu đòi nợ 8 nội dung
Hối phiếu nhận nợ 7 nội dung, không có nội dung về Người thụ hưởng như trong hối
phiếu đòi nợ
- Chấp nhận thanh toán (Luật CCCN – Chương II – Mục 2)
Hối phiếu đòi nợ bát buộc phải được chấp nhận thanh toán (tham khảo thêm sách

ĐXTrinh trang 103)
Hối phiếu nhận nợ không phát sinh yêu cầu chấp nhận thanh toán (tham khảo thêm sách
ĐXTrình trang 110)
Hối phiếu nhận nợ thường phải có người bảo lãnh để đảm bảo lưu thông dễ dàng
Hối phiếu nhận nợ phải được phát hành trước khi thực hiện giao dịch cơ sở còng hối
phiếu đòi nợ phát hành sau giao dịch cơ sở.

Câu 23: Chuyển nhượng hối phiếu:
Luật CCCC Việt Nam 2005 – Chương II – Mục 4 – Điều 27  điều 35
ULB 1930 – Chương II – Điều 11  điều 20
Giáo trình ĐXTrình – Ký hậu – Trang 104  106
Câu hỏi: Muốn chuyển nhượng hối phiếu phải làm thủ tục gì?
a. Hối phiếu đích danh
b. Hối phiếu theo lệnh.
Trả lời:
2 phương pháp chuyển nhượng hối phiếu
1. Chuyển giao (trao tay) áp dụng cho
- Hối phiếu quy định trả cho người cầm phiếu
- Hối phiếu đã kí hậu để trống
2. Kí hậu: áp dụng cho hối phiếu trả tiền theo lệnh của người thụ hưởng


Do đó
a. Với hối phiếu đích danh: hối phiếu ghi rõ tên người thụ hưởng và không kèm theo cụm
từ “theo lệnh”  hối phiếu không thể chuyển nhượng
b. Với hối phiếu theo lệnh: ghi tên người thụ hưởng cùng cụm từ theo lệnh  có thể
chuyển nhượng bằng cách kí hậu
Thủ tục (điều 30 – Luật CCCNVN 2005): người thụ hưởng kí vào mặt sau hối phiếu và
chuyển giao hối phiếu cho người nhận chuyển nhượng. Có thể kí chuyển nhượng theo 2
hình thức

- Kí hậu để trống chỉ kí vào mạt sau hối phiếu
- Kí hậu đầy đủ  kí vào mạt sau hối phiếu và ghi đầy đủ tên của người được chuyển
nhượng, ngày chuyển nhượng
Nếu không ghi “theo lệnh” của người nhận chuyển nhượng thì hối phiếu trở thanh đích
danh
Nếu có ghi “theo lệnh” của người nhận chuyển nhượng thì hối phiếu lại trở thành hối
phiếu theo lệnh
CHƯƠNG VI: SÉC QUỐC TẾ VÀ THẺ NGÂN HÀNG
1 Séc là gì? Nội dung phát hành séc theo luật CCCN VN

Séc: là một lệnh vô điều kiện của chủ tài khoản ra lệnh cho ngân hàng rút một số tiền
nhất định từ tài khoản của mình để trả cho người có tên trong séc, hoặc trả cho lệnh của
người này trả cho người khác hoặc trả cho người cầm séc.
Nội dung phát hành séc theo luật công cụ chuyển nhượng việt nam:
- Mặt trước của séc có in các nội dung sau:
+ Từ “ Séc” được in phía trên séc
+ Số tiền xác định
+ Tên NH hoặc tổ chức cung ứng séc
+ Tên người thụ hưởng séc
+ Tên người kí phát séc
+ Địa điểm thanh toán
+ Ngày kí phát
2 Những phương tiện thanh toán quốc tế nào có giá trị thanh toán trực tiếp như tiền
tệ? Nêu đặc điểm vủa nó
Séc, hối phiếu, kì phiếu, thẻ thanh toán,
Đặc điểm:
+ Chấp hành chức năng phương tiện lưu thông của tiền tệ
+ Không có giá trị nội tại, mà chỉ là dấu hiệu của tiền tệ
+ Là kết quả giao dịch của các loại hợp đồng thương mại, dịch vụ...và các dịch vụ của
ngân hàng tạo ra.



3 Phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa các loại séc cá nhân, séc ngân hàng và

séc du lịch
Điểm giống: Đều là séc và chịu sự điều chỉnh về nội dung cũng như hình
thức như luật định.
a Điểm khác:
• Theo giáo trình TTQT trang 143, 144


Tiêu chí
Mục đích phát séc

Séc du lịch

Séc cá nhân

Đơn vị/người phát
hành

Ngân hàng

Đơn vị/ người chấp
hành lệnh rút tiền

Số tiền trên séc

Là ngân hàng phát
séc, hoặc chi nhánh,

đại lý của ngân hàng
ấy. Trên séc ghi rõ
khu vực các ngân
hàng trả tiền, ngoài
khu vực, séc không
có giá trị lĩnh tiền
Người thụ hưởng
phải kí séc tại chỗ
để ngân hàng kiểm
tra có đúng với chữ
kí mẫu đã đăng kí
hay không. Nếu phù
hợp, ngân hàng trả
tiền
Được in sẵn

Chủ tài khoản mở
tại các ngân hàng.
CHủ tài khoản
không bao gồm
ngân hàng
Ngân hàng nắm giữ
tài khoản

Thời hạn hiệu lực
Hình thức

Vô hạn
Chỉ bao gồm 1 phần


Điều kiện trả tiền

Séc ngân hàng
Yêu cầu phát séc
của con nợ là người
nhập khẩu, chủ đầu
tư, cần chuyển vốn
ra ngoài
Ngân hàng thực hiện
yêu cầu phát séc

Ngân hàng đại lý củ
ngân hàng phát
hành, hiện đang nắm
giữ tài khoản của
ngân hàng phát hành

Ngân hàng chỉ trả
tiền sau khi được sự
đồng ý của người kí
phát.

Ngân hàng đại lý có
nghĩa vụ thanh toán
ngay với séc ngân
hàng được xuất
trình, không cần ý
kiến của ngân hàng
phát séc


Là số tiền bất kì,
phụ thuộc yêu cầu
chi trả của người kí
phát

Là số tiền bất kì,
phụ thuộc yêu cầu
chi trả của người kí
phát hoặc là số tiền
chẵn theo mệnh giá
séc
Luật định
Giống với séc cá

Luật định
Bao gồm cuống séc


thân, không có
cuống séc.

Loại séc
Chuyển nhượng

Điều kiện phát hành

Đích danh, không
thể chuyển nhượng
bằng kí hậu
Không thể chuyển

nhượng
Mua séc bằng nội tệ

và thân séc. Thân
séc giao cho người
thụ hưởng, cuống
séc lưu lại trong
quyển séc để sau
này quyết toán vơi
ngân hàng
Có thể là séc đích
danh, séc vô danh
hoặc séc theo lệnh
Có thể chuyển
nhượng nếu là séc
vô danh hoặc theo
lệnh
Có tiền trên tài
khoản

nhân

Đích danh, không
thể chuyển nhượng
bằng kí hậu
Không thể chuyển
nhượng
Có tiền trên tài
khoản


4 Các quy trình thanh toán séc cá nhân và séc ngân hàng

Quy trình thanh toán séc cá nhân:
B1: Người thụ hưởng thực hiện nghĩa vụ
B2: Người kí phát ( doanh nghiệp, đơn vị KT, cá nhân..) kí phát séc cho người thụ
hưởng
B3: Người thụ hưởng nhờ ngân hàng của mình thu hộ séc
B4: Ngân hàng người thụ hưởng xuất trình séc cho ngân hàng người kí phát để đòi tiền
B5: Ngân hàng người kí phát xuất trình séc cho người kí phát để được chấp thuận
B6: Người kí phát chấp nhận séc
B7; Ngân hàng người kí phát thanh toán và quyết toán séc cho ngân hàng người thụ
hưởng
B8: Ngân hàng người thụ hưởng trả tiền cho người thụ hưởng séc
Quy trình thanh toán séc ngân hàng
B1: người thụ hưởng thực hiện nghĩa vụ của mình
B2: Người mua séc để thanh toán tiến hành mua séc ngoại tệ
B3: Ngân hàng phát hành ghi nợ nội tệ đối với người mua séc
B4: Ngân hàng phát hành phát hành séc cho người thụ hưởng
B5: Người thụ hưởng xuất trình séc cho ngân hàng đại lý của NH phát hành
B6: NH đại lý trả tiền cho người thụ hưởng
B7; Thanh toán và quyết toán séc giữa 2 ngân hàng
5 Người phát hành séc thương mại là ai? Điều kiện phát hành séc thương mại

Séc thương mại là loại séc do các doanh nghiệp, cá nhân, thể nhân phát hành mà không
phải do các ngân hàng hay tổ chức trung gian tài chính phát hành


Điều kiện phát hành: số tiền trên séc nhỏ hơn hoặc bằng số tiền mở ở các tổ chức, trừ
trường hợp thấu chi
6 Sự giống nhau và khác nhau giữa séc thương mại và séc du lịch

b Giống:
• Đều là séc và chịu sự điều chỉnh các nguồn luật và bộ tập quán liên quan.
• Đơn vị rút tiền là ngân hàng phát hành séc hoặc các chi nhánh, đại lý của
nó.
c Khác:
Tiêu chí
Đơn vị/ người phát hành
Điều kiện trả tiền

Số tiền trên séc
Thời gian hiệu lực
Hình thức
Loại séc
Chuyển nhượng

Điều kiện phát hành

Séc thương mại
Chủ tài khoản mở tại
ngân hàng
Người hưởng lợi chỉ có
thể rút tiền khi có sự đồng
ý của người kí phát
Là số tiền bất kì phụ
thuộc nhu cầu chi trả của
người phát séc
Do luật định
Bao gồm cuống séc và
thân séc
Đích danh, vô danh hoặc

theo lệnh
Có thể chuyển nhượng
bằng cách kí hậu nếu là
séc theo lệnh. Chuyển
nhượng trao tay nếu là
séc vô danh
Có tiền trên tài khoản

Séc du lịch
Ngân hàng
Người phát séc kí tại chỗ
để ngân hàng kiểm tra, so
sánh với chữ kí mẫu đã
đăng kí
In sắn
Vô hạn
Chỉ bao gồm 1 phần,
không có cuống séc
Đích danh
Không thể chuyển
nhượng

Mua séc bằng nội tệ

7 Nội dung và hình thức kí hậu séc
• Theo điều 30, 65 Luật CCCN 2005 và điều 11 Quy chế cung ứng và sử



dụng séc 2005.

Tham khảo chi tiết Giáo trình TTQT trang 146, 147, 148.
Về nội dung kí hậu:
 Người kí hậu là người thụ hưởng hiện hành của séc.
 Kí hậu có hiệu lực khi người thù hưởng kế tiếp nhận séc.
 Nghĩa vụ trả nợ được coi là hoàn thành nếu như người thụ hưởng kế
tiếp nhận được tiền từ ngân hàng trả tiền.
 Người thụ hưởng hiện hành có thể kí hậu chuyển nhượng séc cho
người kí phát séc hoặc bất kì người nào đã kí trên séc.


Có thể kí hậu chuyển nhượng đích danh. Đối với loại chuyển
nhượng này, séc sẽ không thể được tiếp tục chuyển nhượng bằng
hình thức kí hậu. Chuyển nhượng để trắng (chuyển nhượng cho bất
kì người nào cầm séc). Loại kí hậu này có thể tiếp tục được chuyển
nhượng bằng cách trao tay. Kí hậu theo lệnh của người đích danh.
Loại kí hậu này cho phép séc được tiếp tục chuyển nhượng bằng
cách kí hậu.
 Kí hậu phải là vô điều kiện
 Kí hậu phải chuyển nhượng toàn bộ quyền hưởng lợi của séc.
 Kí hậu miễn truy đòi: không được đòi lại tiền của người kí hậu.
 Người thụ hưởng séc quốc tế không thể tự mình thu tiền từ séc mà
phải ủy quyền cho Ngân Hàng theo phương thức nhờ thu.
• Yêu cầu về hình thức kí hậu:
 Kí hậu vào mặt sau của séc.
 Có thể kí hậu vào tiếp phiếu. Tiếp phiếu phải được gắn vào séc và
thể hiện là một bộ phận cấu thành nội dung của séc.
 Kí hậu chuyển nhượng phải kí bằng tay. Chữ kí của người kí phát
séc phải trùng với chữ kí đã đăng kí ở Ngân hàng hoặc là chữ kí ủy
quyền.



8 Séc thương mại là: séc thương mại là loại séc do các doanh nghiệp, cá nhân, thể nhân

phát hành mà không phải do các ngân hàng hay tổ chức trung gian tài chính phát hành
Trường hợp áp dụng: áp dụng khi 2 bên mua bán giao hàng trực tiếp cho nhau.
Thường áp dụng trong phương thức thanh toán nhờ thu phiếu trơn để thu tiền séc
9 Séc du lịch là gì ? Trường hợp áp dụng ?
d Séc du lịch là gì?
• Theo giáo trình TTQT trang 143: là loại séc do ngân hàng phát hành và
được trả tiền tại bất kì chi nhánh hay đại lý nào của ngân hàng đó.
e Trường hợp áp dụng?
• Tham khảo trang web: />• Séc du lịch là một trong những phương thức thanh toán thông thường dành
cho khách hàng khi đi nước ngoài với những tiện ích nổi bật:
 An toàn hơn tiền mặt: Séc du lịch có thể được hoàn đổi khi bị thất
lạc hay mất cắp, thông thường trong vòng 24 giờ.
 Dễ sử dụng và bảo quản: Phù hợp với cả những chuyến đi ngắn và
dài ngày, có thể để dành cho những chuyến đi tiếp theo.
 Thanh toán tiện lợi: Séc du lịch được chấp nhận thanh toán rộng rãi
gần như khắp thế giới.
 Phương tiện kiểm soát chi tiêu: Giúp khách hàng có kế hoạch chi
tiêu hợp lý trong khoản kinh phí dự trù cho chuyến đi.




Hoàn đổi dễ dàng: Dịch vụ thu đổi toàn cầu, 24/24 giờ, 365
ngày/năm, có mặt từ các ngân hàng đến nhà hàng, sân bay và các
trung tâm thương mại.

Loại séc quốc tế được chấp nhận ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, là một loại séc

đích danh, cho phép du khách có thể thanh toán các dịch vụ và hàng hóa dịch vụ mà
không cần tiền mặt khi đi du lịch, trở thành một loại hình tiền tệ nên sử dụng khi đi du
lịch vì lý do an toàn, dễ sử dụng và bảo quản.
10 Séc xác nhận:là loại séc được ngân hàng xác nhận việc trả tiền. Mục đích của việc xác
nhận này là đảm bảo khả năng chi trả của tờ séc, chống phát séc khống.


Tham khảo trang web: />
Séc bảo chi: là loại séc mà ngân hàng phát hành séc bảo đảm với người nhận tờ
séc rằng trong tài khoản của chủ tài khoản có đủ tiền mặt để thanh toán khi tờ séc được
kí và đảm bảo rằng chữ kí của chủ tài khoản séc là có thật



Khi ngân hàng đảm cho Séc qua hình thức Séc bảo chi, ngân hàng
phải để riêng phần giá trị tiền trên Séc đã được bảo đảm ra khỏi tài
khoản của chủ tài khoản, như vậy Séc bảo chi luôn có đủ tiền
mặt để sẵn sàng thanh toán cho người cầm Séc.



Tuy Séc bảo chi có ưu điểm là luôn luôn được đảm bảo khả năng
thanh toán cho người cầm Séc nhưng cũng có một số nhược điểm
nhất định.



Thứ nhất: Chủ tài khoản Séc luôn phải trả thêm chi phí cho ngân
hàng qua việc thực hiện nghiệp vụ bảo đảm.


Thứ hai: Người ký Séc (hay chủ tài khoản Séc) không thể phát lệnh ngừng trả tiền đối
với Séc bảo chi, đây lại là nhược điểm so với Séc thông thường
11 Thẻ ngân hàng là gì? So với séc, thẻ ngân hàng có những ưu điểm gì ? Nhược điểm

gì ?
Thẻ ngân hàng là gì?
• Tham khảo giáo trình TTQT trang 209: Thẻ ngân hàng là công cụ tín dụng
do tổ chức tài chính phát hành và cấp cho khách hàng (gọi là chủ thẻ), trong
đó dành quyền cho khách hàng có thể dùng nó nhiều lần để rút tiền mặt cho
chính mình hoặc ra kệnh rút một số hoặc tất cả số tiền hiện có trên tài
khoản mở ở tổ chức phát hành thẻ để thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ cho
cá đơn vị chấp nhận thẻ (người cung ứng dịch vụ hàng hóa).
g So với séc, thẻ có ưu nhược điểm gì? Tham khảo giáo trình TTQT trang 210, 211
f


Ưu điểm:
 Tính tiện ích: có thể dùng để thanh toán ở bât cứ nơi nào mà không
cần đến tiền mặt hay séc du lịch, không phụ thuộc quy mô thanh
toán.
 An toàn và nhanh chóng: chủ thẻ có thể tiếp cận trực tiếp với tài
khoản của mình mở ở ngân hàng từ hệ thống chuyển tiền điện tử.
Lệnh rút tiền chỉ được thực hiện khi nhập đúng mã PIN. Mã PIN có
thể thay đổi nhưng chữ kí trên séc đã được đăng kí ở ngân hàng thì
không thể. Điều này khiến sử dụng thẻ an toàn hơn.
 Tính linh hoạt: thẻ phát triển rất đa dạng, nhiều loại thẻ khác nhau
được ra đời để thích hợp với các đối tượng trong xã hội.
• Nhược điểm:
 Thẻ ngân hàng là loại thẻ đích danh, không thể kí hậu chuyển
nhượng bằng thủ tục kí hậu như séc.

 Người sử dụng thẻ, nhà phát hành và cung cấp dịch vụ thẻ phải đối
mặt với nguy cơ thẻ giả, dữ liệu bị đánh cắp.


12 Nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ ( SGK- 218)

Tham khảo chi tiết giáo trình TTQT trang 218, 219, 220
Nghiệp vụ phát hành thẻ:
 Yêu cầu phát hành: khách hàng có nhu cầu sử dụng thẻ được Ngân
hàng yêu cầu cung cấp cá hồ sơ, chứng từ cần thiết để chứng minh
nhân thân, khả năng thanh toán, các tổ chức và cá nhân có quan hệ
 Phát hành thẻ: Ngân hàng sau khi thẩm định thấy đủ điều kiện sẽ
phát hành thẻ cho khách hàng, hướng dẫn sử dụng, cách bảo quản
thẻ.
• Nghiệp vụ thanh toán thẻ:
 Chấp nhận thẻ: Đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT) kiểm tra khả năng
thanh toán của thẻ. Nếu số tiền thanh toán nhỏ hơn hạn mức cho
phép của Ngân hàng thanh toán thẻ (NHTTT) thì chỉ cần kiểm tra
bảng tin cảnh giác. Nếu số tiền lớn hơn, ĐVCNT cần xin sự chuẩn
chi của NHTTT.
 Cung cấp hàng hóa dịch vụ: nếu nhận được mã chuẩn chi, ĐVCNT
yêu cầu chủ thẻ kí tên lên hóa đơn, so sánh chữ kí với chữ kí mẫu và
cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng.
 Nộp hóa đơn: Với máy cà tay, ĐVCNT lập hóa đơn, bản sao kê nộp
cho NHTTT không quá 5 ngày từ khi thương vụ xảy ra.
 Thanh toán cho ĐVCNT: NHTTT sau khi kiểm tra tính hợp lệ trên
hóa đơn sẽ ghi nợ tạm ứng thanh toán thẻ, ghi có cho ĐVCNT.
 Gửi thông tin dữ liệu: NHTTT thu thập toàn bộ hóa đơn, chứng từ vè
các giao dịch và gửi về cho trung tâm.




Xử lý bù trừ thanh toán: Trung tâm ghi nợ và báo nợ cho NHTTT,
ghi có và báo có cho NHTTT số tiền giao dịch sau khi trừ phí trao
đổi thông tin.
 Ngân hàng phát hành thẻ (NHPHT) chấp nhận thanh toán: sau khi
nhận được thông tin từ trung tâm, NHPHT thanh toán cho trung tâm
nếu không có khiếu nại gì.
 Thông báo cho chủ thẻ: hàng tháng, NHPHT lập bảng thông báo
giao dịch gửi cho thủ thẻ và yêu cầu chủ thẻ thanh toán.
 Thanh toán cho NHPHT: sau khi nhận được bảng thông báo, chủ thẻ
thanh toán cho NHPHT nếu không thấy sai sót gì.


13 Các loại thẻ ngân hàng? Phân biệt thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ, ATM..
a Các loại thẻ ngân hàng: Tham khảo chi tiết giáo trình








TTQT trang 213, 214
Phân loại theo công nghệ sản xuất:
 Thẻ khắc chữ nổi
 Thẻ từ tính
 Thẻ thông minh
Phân loại theo tính chất thanh toán:

 Thẻ ghi nợ
 Thẻ ghi có
 Thẻ rút tiền mặt
 Thẻ thanh toán
Phân loại theo mục đích sử dụng:
 Thẻ công ty
 Thẻ du lịch và giải trí
Phân loại theo đối tượng sử dụng:
 Thẻ chuẩn
 Thẻ vàng
b Phân biệt thẻ ghi nợ, thẻ ghi có, thẻ rút tiền mặt:

Tiêu chí

Thẻ ghi nợ

Điều kiện sử dụng

Khách hàng sử
dụng thẻ ghi nợ
dựa trên số ghi có
trên tài khoản của
mình
Chuyển số tiền từ
chủ thẻ sang sô
tiền của người
cung cấp hàng
hóa, dịch vụ

Chu trình thanh

toán/ sử dụng

Thẻ ghi có (thẻ tín
dụng)
Khách hàng sử
dụng thẻ không
chỉ dựa trên dựa
trên số ghi có của
tài khoản
Chuyển số tiền từ
chủ thẻ sang số
tiền của người
cung cấp hàng
hóa, dịch vụ

Thẻ rút tiền mặt
Chủ thẻ cần có tài
khoản ở ngân hàng

Chuyên dùng để
rút tiền mặt ở
ATM hoặc chuyển
tiền cho tài khoản
khác thông qua


Sử dụng thẻ

Chi tiêu dựa trên
số tiền thực có

trong tài khoản
của mình. Nhưng
nhằm tăng tính
cạnh tranh, nhiều
ngân hàng cung
cấp dịch vụ thấu
chi

Chi tiêu dựa trên
khả năng tín dụng
mà ngân hàng cấp
cho. Nhằm tăng
tính cạnh tranh,
ngân hàng thường
cấp cho chủ thẻ ưu
đãi 1 thời hạn
trong đó không
tính lãi khi sử
dụng thẻ
Tiêu tiền trước, trả
tiền sau. Đến cuối
tháng, khách hàng
nhận bản sao kê từ
ngân hàng và
thanh toán cho
ngân hàng nếu
không phát hiện ra
sai sót

ATM

Số tiền rút ra được
trừ dần vào số tiền
ở tài khoản mở ở
ngân hàng

Bài 2 : (Trích một số điều khoản L/C No.: 024070296ILC 1236)
FR: BANK FOR FOREIGN AND TRADE OF VIETNAM HO CHI MINH CITY
BRANCH.
TO: THE DEVELOPMENT BANK OF SINGAPORE.
JANUARY 28th, 2009
TEST 56955.824 BETWEEN OUR INTL OPE DEPT AND YOURSELVES FOR USD
892,000.00 DD 28 01 2009
WE HEREBY OPEN IRREVOCABLE CREDIT NUMBER 024070296ILC 1236
IN FAVOUR OF: SALPHANT LTD 1245 PIEDAD ST. SINGAPORE
APPLICANT: AN PHU SERVICE PRODUCTION COMPANY – ASC 606 TRAN
PHU ST. DIST. 5 HCMC, VIETNAM
AMOUNT: US $ 892,000.00 CIF PORT OF VIETNAM


AVAILABLE BY BENEFICIARY’S SIGHT DRAFT (S) DRAWN ON ISSUING
BANK FOR 100 PERCENT INVOICE VALUE ACCOMPANIED BY THE
FOLLOWING DOCUMENTS IN TRIPLICATE (UNLESS OTHERWISE STATED):
.............
LATEST SHIPMENT: MARCH 26th, 2009
THIS CREDIT VALID MAY 30th 2009 IN VIETNAM.
Dựa vào tài liệu nêu trên hãy lập một hối phiếu, Biết rằng:
– Ngày giao hàng là ngày 25/03/2009.
– Hóa đơn do bên bán lập số AQ 1345 ngày 25/03/2009
– Ngân hàng thông báo L/C là NH phục vụ nhà xuất khẩu.
Bài giải

1. PHÂN TÍCH :
-

Đây là hối phiếu nhờ thu
Trị giá hồi phiếu
: USD 892,000.00
Ngày ký phát
: bằng hoặc sau ngày 25/03/2009 nhưng trước ngày 30/05/200
Người ký phát
: SALPHANT LTD 1245 PIEDAD ST. SINGAPORE
Người bị ký phát : Ngân hàng mở thư tín dụng : BANK FOR FOREIGN AND
TRADE OF VIETNAM HO CHI MINH CITY BRANCH.
Người thụ hưởng : THE DEVELOPMENT BANK OF SINGAPORE.


BILL OF EXCHANGE
No. 12345
For USD 892,000.00
2009

Singapore, Mar 25th

At xxxx sight of this First bill of Exchange (Second of the same tenor and date being
unpaid), pay to the order of THE DEVELOPMENT BANK OF SINGAPORE the sum
of United States Dollars Eight hundred and Ninety two thousand only.
Value received as per our invoice No AQ 1345 dated Mar 25th 2009
Drawn under BANK FOR FOREIGN AND TRADE OF VIETNAM HO CHI MINH
CITY BRANCH Irrevocable L/C No. 024070296ILC 1236 dated Jan 28th 2009
Drawer
SALPHANT LTD

1245 PIEDAD ST. SINGAPORE
Signature

To: BANK FOR FOREIGN AND TRADE
OF VIETNAM HO CHI MINH CITY BRANCH

-

Thời hạn thanh toán: Không có dữ liệu

Hãy tìm điểm sai hoặc còn thiếu trong tờ hối phiếu sau và dựa trên những phân tích
này để hoàn chỉnh hối phiếu trong giao dịch này


×