Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

câu hỏi ôn tập thanh toán quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.12 KB, 64 trang )

Câu 1: Các loại tiền tệ được sử dụng trong thanh toán quốc tế?Đặc điểm mỗi loại?
1. Căn cứ vào phạm vi sử dụng tiền tệ( Trang 17 )
- Tiền tệ thế giới :Là tiền tệ được các quốc gia đương nhiên thừa nhận làm phương tiện TTQT ,
phương tiện dự trữ QT mà không cần có sự thừa nhận trong các hiệp định.Hiện nay tiền tệ TG là
Vàng.
o Đặc điểm của vàng :
• Không dùng vàng để thể hiện giá cả cũng như tính toán tổng trị giá hợp đồng/hiệp định.
• Không dùng vàng để thanh toán hàng ngày của các giao dịch phát sinh giữa các QG.
• Tiền giấy không đc đổi ra vàng 1 cách tự do thông qua hàm lượng vàng của tiền tệ.
• Vàng chỉ đc dùng làm tiền tệ chi trả giữa các nước khi không tìm được công cụ trả nợ khác thay
thế.
- Tiền tệ quốc tế : VD: EURO là đồng tiền chung của châu Âu).
o Đặc điểm:
• Là tiền tệ chung của một khối kinh tế quốc tế.
• Nó đc ra đời từ một hiệp định tiền tệ ký kết giữa các thành viên
- Tiền tệ quốc gia : Là tiền tệ của các quốc gia riêng biệt như USD, GBP, JPY, VNĐ…
• Tiền tệ được phát hành, tồn tại và lưu thông là do Luật tiền tệ của từng nước quy định
• Tổn tại dưới các dạng:Tiền mặt, tiền tín dụng (Tiền tín dụng bằng giấy truyền thống, tiền tin` dụng
điện tử)
o Đặc điểm:
• Không được đổi ra vàng ( sau khi hệ thống tiền tê Bretton Woods sụp đổ) =>Hàm lượng vàng của
tiền tệ do chính phủ các nước tuyên bố là không có ý nghĩa kinh tế.
• Hầu hết tiền tệ của các quốc gia đều tuyên bố thả nổi (từ sau khi hệ thống Bretton Woods sụp đổ)
trừ các nước nghèo và đang bị bao vây như Cuba, Triều Tiên…
• Tiền tệ quốc gia tham gia vào thanh toán quốc tế phụ thuộc vào vị trí của tiền tệ quốc gia đó tên
thị trường TG+Sự lựa chọn tự do của các bên trong các hiệp định/hợp đồng.
• Mức độ quản lý ngoại hối cúa các nước thường không giống nhau( các nước giàu quản lý tự do ,
các nước nghèo quản lý chặt chẽ)
• Sức mua tiền tệ của các quốc gia biến động theo chiều cánh kéo
2. Căn cứ vào sự chuyển đổi của đồng tiền
- Tiền tệ tự do chuyển đổi


• luật tiền tệ của nước hoặc khối kinh tế có tiền tệ đó cho phép bất kì ai có thu nhập tiền tệ này đều
có quyền yêu cầu hệ thống Ngân hàng nước đó chuyển đổi tự do chuyển đổi tiền tệ này ra tiền tệ
khác mà không cần phải có giấy phép
- Tiền tệ chuyển khoản: Là tiền tệ mà luật tiền tệ của một nc hoặc một khối kinh tế quy định:
• Những khoán thu nhập bằng tiền tệ này sẽ được ghi vào TK mở tại các NH chỉ định sẽ được
quyền chuyển khoản sang TK chỉ định của một bên khác ở cùng 1 NH hoặc ở NH ở một nước
khác mà không cần giấy phép.
• Tiền tệ chuyển khoản không được tự do chuyển đổi sang các ngoại tệ khác mà chỉ được chuyển
quyền sở hữu tiền tệ từ người này sang người khác .
- Tiền tệ Clearing:
• Là tiền tệ quy định trong HĐ thanh toán bù trù đc kí kết giữa 2 quốc gia.
• Không được chuyển đổi sang tiền tệ khác
• Không được chuyển khoản TK khác
• Chỉ được ghi Có và Nợ trên TK clearing.Cuối năm tiến hành bù trừ .
• Bên nào dư nợ trả bằng bằng nào(trả hàng/ngoại tệ tự do/chuyển sang TK vay nợ năm sau) phụ
thuộc HĐ kí kết 2 quốc gia.
Câu 2: Tiền tệ tự do chuyển đổi là gì?Cho VD?( Trang 28 SGK)
• Tiền tệ tự do chuyển đổi là những tiền tệ mà luật tiền tệ của nước hoặc khối kinh tế có tiền tệ đó
cho phép bất kì ai có thu nhập tiền tệ này đều có quyền yêu cầu hệ thống Ngân hàng nước đó
chuyển đổi tự do chuyển đổi tiền tệ này ra tiền tệ khác mà không cần phải có giấy phép.
• VD: Tiền tệ tự do chuyển đổi toàn phần: USD,EURO,GBP,JPY,AUD,CHF,ATS,MYR…Tiền tệ
chuyển đổi từng phần: PHP, TWD, THB, KRW…
Câu 3: Tỷ giá hối đoái là gì? Cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái?
• Khái niệm tỷ giá hối đoái ( Slide T3)
• Theo giáo trình:
Trang 46: Tỷ giá hối đoái là quan hệ so sánh giữa hai tiền tệ của hai nước với nhau.
Trang 47:Gía cả của một đơn vị tiền tệ này thể hiện bằng một số đv tiền tệ nước kia.
• Theo PLNH 2005: TGHĐ của đồng VN là giá của 1 đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn vị
của VN.
• Cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái

• Chế độ bản vị tiền vàng(trước năm 1914):Tiền đúc bằng vàng được đưa vào lưu thông và giấy bạc
ngân hàng được tự do chuyển đổi ra vàng thông qua hàm lượng vàng của nó.
• Điều kiện của chế độ này:
-Vàng đảm bảo nhu cầu đúc tự do
-Khả năng chuyển đổi 2 chiều của tiền và vàng
-Vàng đc tự do XK và NK
• Chế độ hối đoái vàng (1914-1944):
-TGHĐ đc xác định dựa trên cơ sở so sánh hàm lượng vàng mà giấy bạc NH đại diện.
- Phát hành giấy bạc NH và cam kết đổi các giấy bạc ra vàng theo 1 tỷ lệ nhất định.
-Trong gđ này,các quốc gia tích lũy vàng,năng suất lao động tăng cao,CNTB phát triển thành Chủ nghĩa
đế quốc.
• Chế độ Bretton Woods (1945-1972):
-TGHĐ đc xác định dựa vào cơ sở so sánh hàm lượng vàng mà các đồng tiền đó đại diện với hàm lượng
vàng của USD.
-ChỈ có usd được đổi trực tiếp sang vàng
-Tỷ lệ cố định: 35 USD/ounce vàng
=>Qua 3 thời kì này, hàm lượng vàng là cơ sở xác định tỷ giá HĐ
• Chế độ tiền tệ hậu Bretton Woods( Từ 1973-nay)
- Cơ sở: Dựa vào ngang giá sức mua theo quy luật 1 giá
Câu 4:Các loại tỷ giá phân loại theo quy định trong Pháp lệnh NH 2005?
• Ngoại tệ:Là đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung ( EURO )
• Các phương pháp thanh toán bằng ngoại tệ:Séc, Kỳ phiếu, Hối phiếu, Thẻ NH
• Các loại giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ: Gồm trái phiếu Chính phủ,trái phiếu công ty, kỳ phiếu,
cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác ( chứng chỉ tiền gửi)
• Vàng
+ThuộC dự trữ ngoại hối của nhà nước, trên tk Ở NƯỚC NGOÀI CỦA NGƯỜI CƯ TRÚ.
+Dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng nếu đc chuyển vào hoặc ra khỏi VN
• Tiền Việt Nam
+Chuyển ra hoặc vào VN
+Được sử dụng trong thanh toán QT.

Câu 5 Các loại tỷ giá phân loại theo phương tiện thanh toán quốc tế?
• Tỷ giá chuyển tiền bằng điện:Là TG mà NH bán cho KH kèm theo trách nhiệm là NH phải chuyển
ngoại tệ cho người thụ hưởng bằng phương tiện chuyển tiền điện tử.
• Tỷ giá thư hối: Là TG mà NH bán cho KH kèm theo trách nhiệm chuyển lệnh thanh toán ra bên
ngoài bằng con đường thư tín thông thường.
• Tỷ giá séc: Là tỉ giá mà NH bán séc ngoại tệ cho KH kèm theo trách nhiệm chuyển séc đến người
thụ hưởng quy định trên séc
• Tỷ giá hối phiếu NH trả ngay:Tỷ giá mà NH bán hối phiếu ngoại tệ trả tiền ngay cho KH là người
thụ hưởng hối phiếu.
• Tỷ giá HP ngân hàng trả chậm:tỷ giá mà NH bán hối phiếu ngoại tệ trả chậm cho KH là người thụ
hưởng hối phiếu.
Câu 6:Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối phiếu
• Chênh lệch lạm phát giữa hai quốc gia:
Gọi mức chênh lệch lạm phát giữa 2 nước là A( vd:A=lạm phát tại VN-Lạm phát tại Mỹ)
-Nếu A=0, tức không có lạm phát hoặc cùng mức lạm phát thì TGHĐ không đổi
-Nếu A<0( lạm phát VN<Lạm phát Mỹ) thì đồng tiền yết giá ( USD) giảm giá so đồng định giá (VND)
- Nếu A>0( lạm phát VN>Lạm phát Mỹ) thì đồng tiền yết giá ( USD) lên giá so đồng định giá (VND)
• Chênh lệch lãi suất giữa hai quốc gia
- Với các yếu tố khác là không đổi, khi lãi suất I tăng -> vốn sẽ chảy vào trong nước => cung ngoại tệ
tăng lên, cầu ngoại tệ giảm xuống sẽ làm tỉ giá giảm xuống.
- Ngược lại, khi lãi suất I giảm, dòng vốn sẽ chảy ra ngoài, cung ngoại tệ giảm, cầu ngoại tệ tăng lên, tỉ
giá sẽ tăng lên
• Cung và cầu về Ngoại hối
- Khi cung > cầu ngoại hối -> đồng nội tệ tăng giá, tỉ giá hối hối đoái giảm.
- Khi cung < cầu ngoại hối -> đồng nội tệ giảm giá, tỉ giá hối đoái tăng lên.
• Các yếu tố phi kinh tế khác:Chính sách quốc gia, tình hình chính trị…
Câu 7:Thanh toán quốc tế là gì?Các chủ thể tham gia vào thanh toán quốc tế
Thanh toán quốc tế:
• Việc trao đổi các hoạt động kinh tế và thương mại của các nước phát sinh các khoản thu và chi
bằng tiền của nước này với nước khác.Vì vậy,các nước phải cùng nhau quy định về các yếu tố cấu

thành cơ chế thanh toán giữa các quốc gia nhưu quy định về chủ thể tham gia thanh toán, lựa chọn
tiền tệ, các công cụ và các phương thức đòi và chi trả tiền tệ .Tổng hợp các yế tố cấu thành cơ chế
đó tạo thành thanh toán quốc tế giữa các quốc gia.
Các chủ thể tham gia TTQT( Trang 1 SGK)
• Ngân hàng Trung ương
• Ngân hàng thương mại
• Các chủ thể khác: gồm các pháp nhân,thể nhân kinh doanh XNK hàng hóa, xnk lao động, vận tải,
bảo hiểm….(Người ủy thác cho NH thu hộ những khoản phải thu và ra lệnh cho NH chi các khoản
phải chi cho nước ngoài)
Câu 8: Phương pháp xác định TGHĐ theo phương pháp tỷ giá ( Câu này bạn chưa rõ)
• TGHĐ của 2 tiền tệ ở vị trí yến giá: Muốn tìm TGHĐ của hai tiền tệ yết giá của hai cặp tỷ giá
khác nhau, ta lấy tỷ giá của tiền của tiền yết giá chia cho tỷ giá của tiền định giá.
-Muốn tìm tỷ giá bán:
-Muốn tìm tỷ giá mua:
• TGHĐ của 2 tiền tệ ở vị trí định giá: Ta lấy tỷ giá của tiền tệ định giá chia cho tỷ giá của tiền tệ
yết giá.
-Muốn tìm tỷ giá bán
-Muốn tìm tỷ giá mua:
• TGHĐ cùa 2 tiên tệ ở vị trí yến giá và vị trí định giá:Ta nhân 2 tỷ giá đó với nhau.
-Muốn tìm tỷ giá bán : Ta nhân 2 tỷ giá mua của NH với nhau.
-Muốn tìm tỷ giá mua: ta lấy 2 tỷ giá bán của NH nhân với nhau
Tác dụng : Xác định tỷ giá giữa các đồng tiền chưa được niêm yết tỷ giá ( ngoài đô la Mỹ, Bảng Anh,
Euro là 3 đồng tiền được yết giá chủ yếu trên thị trường NH )
Câu 9: Khái niệm Cán cân thanh toán quốc tế? Kết cấu của cán cân thanh toán quốc tế?
1 cán cân thanh toán quốc tế
- cán cân thanh toán quốc tế là bản cân đối giữa các khoản thu và chi 1 đồng tiền nào đó giữa người
cư trú và phi cư trú trong một thời hạn nhất định.
- khái niệm khác: CCTTQT là một bảng tổng hợp đối chiếu 1 cách có hệ thống các giao dịch phát
sinh từ hoạt động kinh tế và phi kinh tế của 1 nước với phần còn lại của thế giới trong thời gian nhất định.
*lưu ý:

- phải có thước đo để lượng hóa và so sánh các giao dịch phát sinh thường là đơn vị tiền tệ của 1 tổ
chức quốc tế, khối kinh tế hoặc 1 quốc gia.
- thời hạn: 1 năm dương lịch.
- các khoản thu và chi thuộc lĩnh vực kinh tế, khoa học, xã hội, quốc phòng của 1 nước với nước
khác.
2 . kết cấu của cán cân thanh toán:
- Được lập trên nguyên tắc 2 loại của khoản thu và chi ngoại tệ: tăng hoặc giảm tài sản thuộc quyền
sở hữa của 1 nước với các nước khác; Được lập trên nguyên tắc 2 loại của khoản thu và chi ngoại tệ: tăng
hoặc giảm tài sản thuộc quyền sử dụng của 1 nước với các nước khác.
a. Hạng mục thường xuyên – cán cân tài khoản vãng lai.
- Là hạng mục phản ánh tất cả những gia dịch phát sinh thường xuyên của đất nước với các nước
khác, làm tăng hoặc giảm tài sản thuộc quyền sở hữa của nước đó ở nước khác.
- Bao gồm các giao dịch:
+xuất khẩu hàng hóa.
• Có bảng đối chiếu xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa → cán cân thương mại.
• Chiếm tỉ trọng lớn.
• Tính giá FOP và CIF nhập khẩu.
+ dịch vụ:
• Bảng đối chiếu thu và chi từ xuất nhập khẩu dịch vụ → cán cân dịch vụ.
• Các nước phát triển thường thặng dư.
• Gồm: dịch vụ vận chuyển, bảo hiểm, du lịch, tài chính, bưu chính viễn thông.
+ các khoản thu nhập yếu tố → cán cân thu nhập.
• Gồm các khoản thu chi từ hoạt động cho vay, đầu tư như lãi ngân hàng, cổ tức, trái tức, lợi
nhuận từ thị trường chính khoán, kinh doanh bất động sản.
• Yếu tố ảnh hưởng: mức lương, số tiền đầu tư, mức lãi.
+ chuyển giao 1 chiều: Khoản chi 1 chiều, của chính phủ như là viện trợ không hoàn lại, quà tặng,
biếu tặng; của tư nhân như: kiều hối, lương thưởng cho lao động ở nước ngoài; của các tổ chức phi chính
phủ như đóng góp vào hội chử thập đỏ quốc tế.
b. Hạng mục vốn:
- Phản ảnh các giao dịch phát sinh của 1 nước đối với các nước khác làm tăng hoặc giảm quyền sử

dụng tài sản của nước đó ở nước ngoài.
- Gồm các giao dịch chủ yếu sau:
+chuyển giao vốn 1 chiều.
+viện trợ không và có hoàn lại với mục đích đầu tư.
+Khoản nợ người cư trú và phi cư trú.
+tài khoản người cư trú di cư ra nước ngoài và của người phi cư trú mang vào nước có lập báo cáo.
+ các giao dịch về tài sản phi tài chính: Giao dịch tài sản tài chính vô hình nhằm phục vụ đầu tư tiền
tệ hoặc tín dụng trung và dài hạn, bản quyền, nhãn hiệu thương mại bằng sáng chế…
+ Đầu tư trực tiếp: đầu tư vốn và bất kì tài sản vào 1 nước khác để kinh doanh.
+ đầu tư gián tiếp: người phi cư trú đầu tư cổ phiếu, tría phiếu, công cụ thị trường tiền tệ và các
công cụ phát sinh khác.
+tín dụng: khoản vay ngắn, trung và dài hạn với nước khác và ngược lại.
c. Hạng mục dữ trử:
+ phản ánh thây đổi về vàng, ngoại tệ, tài sản dữ trử mak các tổ chức tiền tệ nắm.
+Gồm:
• Vàng tiền tệ; vàng tinh chế thuộc sở hữu của cơ quan quản lí tiền tệ (giao dịch chỉ xảy ra
tại các ngân hàng trung ương).
• SDR: đơn vị tiền tệ của IFM.
• Ngoại hối khác: phương tiện có giá trị dùng trong thanh toán, vd: ngoại tệ tiền mặt, tiền
gửi, phương tiện thanh toán ghi bằng ngoại tệ.
• Sai số thống kê: sai sót thống kê và ghi chép
Câu 10: Thị trường ngoại hối? Đặc điểm của thị trường ngoại hối? Thành viên tham gia thị trường
ngoại hối?
- Thị trường ngoại hối là nơi diễn ra hoạt động mua bán trao đổi ngoại hối (ngoại tệ và các phương
tiện quốc tê có giá trị như ngoại tệ).
- là một mạng lưới toàn cầu liên quan tới các thành phần tham gia thanh toán với nhau qua mạng
điện tín, telex, fax, phone, máy tính và hệ thống giao dịch tự động.
*đặc điểm:
- thị trường lớn nhất toàn cầu (1.5 ngàn tỷ $/ngày).
- thị trường hoạt động 24/24

- là một thị trường rất nhạy cảm.
*thành phần:
- nhóm 1: mục đích thõa mãn nhu cầu ngoại tệ, vd: doanh nghiệp, công ty đa quốc gia, tổ chức phi
ngân hàng.
- nhóm 2: nhà mô giới, nhà đầu cơ, kinh doanh trên chênh lệch giá ngoại tệ.
- nhóm 3: ngân hàng trung ương: tổ chức kiểm soát điều chỉnh ổn định thị trường ngoại hối.
Câu 11: Giao dịch kỳ hạn? Đặc điểm vận dụng?
- Là 1 thỏa thuận trong đó 1 người mua và 1 người bán chấp nhận thực hiện 1 giao dịch xác định tại
thời điểm trong tương lai với khối lượng với mức giá được ấn định vào ngày hôm nay.
- Thường được thực hiện trên thị trường OTC (thị trường phi tập trung) . thường giữa 2 tổ chức tài
chính hoặc giữa 1 tổ chức tài chính với 1 khách hàng.
- Được sử dụng để ngăn ngừa rủi ro ngoại hối.
• Đặc điểm:
- Là thỏa thuận giữa người mua và người bán và chỉ có người mua và người bán tham gia vào ký
kết quy định các điều khoản.
- Thời điểm thực hiện giao dịch: tại 1 ngày xác định trong tương lai do người mua và người bán
thỏa thuận. khi tới ngày thanh toán, người mua trả tiền để mua hàng hóa với mức giá thỏa thuận ban đầu
còn người bán chuyển giao hàng với số lượng ấn định ban định.
- Giá cả do 2 bên tự thỏa thuận với nhau dựa trên ước tính cá nhân. Giá hàng trên thị trường và thời
điểm giao nhận có thể thay đổi tăng lên hoặc giảm xuống so với mức giá ký kết trong hợp đồng.
- Một trong 2 bên sẽ có lợi, nhưng vẫn có rủi ro thanh toán nếu 1 trong 2 bên không thực hiện theo
thỏa thuận
Câu 12: Giao dịch swap? Đặc điểm vận dụng?
- Là giao dịch mà hai bên đối tác trao đổi một dòng tiền (cash flow) này lấy một dòng tiền khác của
bên kia trong tương lai (chỉ có sự tham gia của 2 đồng tiền) với tỷ giá hoặc lãi suất được ấn định vào
ngày ký kết hợp đồng. Trong hợp đồng sẽ quy đinh ngày hai bên thực hiện hoán đổi dòng tiền và cách
thức tính dòng tiền. Thường thì giá trị dòng tiền được tính trên cơ sở giá trị tương lai của tiền tệ.
GIAO DỊCH HỐI ĐOÁI HOÁN ĐỔI (CURRENCY SWAP)
Nghiệp vụ giao dịch hối đoái hoán đổi (Currency Swap) là giao dịch hoán đổi vốn gốc và tiền lãi
tính bằng đồng tiền này sang tiền lãi và vốn gốc tính bằng đồng tiến khác (chỉ có hai đồng tiền được sử

dụng trong giao dịch) trong đó thường thì kỳ hạn thanh toán của hai giao dịch là khác nhau tỷ giá của
hai giao dịch được xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng.
• Đặc điểm:
- Các giao dịch swap thường được dùng để phòng ngừa các loại rủi ro tài chính (như rủi ro về lãi
suất thay đổi, rủi ro về tỉ giá, rủi ro về giá cổ phiếu), để hưởng các ưu đãi dành cho các công ty trong
nước, hoặc để nhằm mục đích đầu cơ.
- Giao dịch được thực hiện bên ngoài các thị trường giao dịch tập trung thông qua hợp đồng swap -
một loại công cụ tài chính phái sinh OTC (Over the counter). Hợp đồng Swap không thể được mua bán
trao đổi như là các loại chứng khoán hay hợp đồng tương lai, mà chúng thực sự là những hợp đồng cá biệt
giữa hai bên xác định. Do đó, cách duy nhất để thoát ra khỏi hợp đồng này là bằng thoả thuận song
phương với phía đối tác để huỷ hợp đồng, hoặc bằng cách chuyển nhượng nó cho bên thứ ba với điều kiện
có sự đồng ý của phía đối tác.
- Có rất nhiều loại hợp đồng hoán đổi như SWAP tiền tệ, SWAP lãi suất, SWAP chứng khoán mỗi
loại SWAP có một đặc điểm riêng.
Câu 13: Giao dịch tương lai? Đặc điểm vận dụng?
- Giao dịch tương lai là một thỏa thuận trong đó có một người mua và một người bán chấp nhận
thực hiện một giao dịch tại một thời điểm trong tương lai với một khối lượng xác định và với mức giá
định trước vào ngày ký hợp đồng (ngày ký khác ngày thực hiện hợp đồng).
- Đối tượng của hợp đồng: hang hóa, chỉ số cổ phiếu, lãi suất, tiền tê…
- Thường được giao dịch trên các sở giao dịch (khác với hợp đồng tương lai).
• Đặc điểm
- Các giao dịch tương lai được niêm yết và thực hiện chủ yếu trên các sàn giao dịch. Có thể mua đi
bán lại mà không phải xác định rõ phía đối tác trong 1 hợp đồng cụ thể.
- Không ghi rõ ngày cụ thể mà hai bên thực hiện giao dịch mà chỉ quy định về khoảng thời gian
(tháng) thực hiện hợp đồng, bên báo quyết định thời điểm cụ thể trong thời gian thực hiện giao dịch.
- Chi tiết về giao dịch được sàn giao dịch chuẩn hóa về số lượng, cách thức yết giá, chất lượng hàng
hóa, địa điểm giao hàng ( với giao dịch hàng hóa)…
- Phân chia 2 vị thế trong hợp đồng tương lai:
+ bên bán: có nhiều lợi thế về ngày, thời điểm thực hiện hợp đồng…
+bên mua

- Các bên phải ký quỹ để ngăn ngừa rủi ro do các bên không thực hiện giao dịch thông qua việc
điều chỉnh số dư tài khoản ký quỹ của nhà đầu tư dựa trên sự biến động giá của giao dịch.
Câu 14: Giao dịch quyền chọn? Đặc điểm vận dụng?
- Giao dịch quyền chọn: giao dịch thông qua hợp đồng quyền chọn mua hoặc chọn bán cho phép
người mua lựa chọn quyền mua hoặc quyền bán số lượng hàng hóa được xác định trước trong khoảng thời
nhất đinh với mức giá định trước và mang tính ràng buộc pháp lý.
+ Quyền chọn mua: là hợp đồng cho phép người nắm giữ có quyền mua một khối lượng nhất định
hàng hóa tại một mức giá cả xác định trong một thời gian nhất định.
+ Quyền chọn bán: là hợp đồng cho phép người nắm giữ có được quyền bán một khối lượng nhất
định hàng hóa tại một mức giá xác định trong một khoảng thời gian nhất định.
• Đặc điểm
- Các hàng hóa có thể là cổ phiếu, trái phiếu, thương phẩm, dòng tiền hay ngoại tệ, hợp đồng tương
lai.
- Mỗi hợp đồng đều bao gồm 5 điều khoản sau:
• Loại quyền (mua, bán)
• Tên hàng hóa cơ sở và khối lượng giao dịch
• Ngày hết hạn
• Giá thực hiện
• Giá của quyền (quyền phí) khoản tiền mà người mua trả cho người bán để có được quyền chọn.
- Giao dịch quyền chọn không chỉ cho phép nhà đầu tư đón đầu xu thế của một đồng tiền mà nó còn
cho phép giới hạn rủi ro thua lỗ và kiếm được lợi nhuận từ hợp đồng quyền chọn với bất cứ chiều nào của
biến động giá: giá lên, giá xuống hay thậm chí là giá không biến động.
- Người mua quyền: có quyền thực hiện hay không thực hiện quyền. người bán có nghĩa vụ thực
hiện khi người mua yêu cầu. thay vào đó người mua phải trả cho người bán một khoản tiền xem như là giá
của quyền chọn
- Hai loại quyền chọn
• Quyền chọn châu âu: cho phép thực hiện giao dịch vào ngày hết hạn – ngày cuối hạn định
• Quyền chọn mỹ: cho phép người nắm quyền thực hiện giao dịch vào bất kỳ thời điểm nào trong
hạn định và cho tới tận ngày hến hạn và bao gồm cả ngày hết hạn.
- Áp dụng giao dịch quyền chọn nhằm làm đòn bẩy tài chính cho phép nhà đầu tư nâng cao tỷ suất

lợi nhuận trên vốn đầu tư, phòng ngừa rủi ro. Vd quyền chọn bán giúp phòng ngừa rủi ro khi giá cả thị
trường đi xuống.
Câu 15: Các biện pháp điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế?
- Cán cân thương mại quốc tế là cán cân dư thừa hoặc bị thiếu hụt tuy nhiên chỉ điều chỉnh khi bị
thiếu hụt thừơng xuyên và có ảnh hưởng đến chính trị và đất nước → nguyên tắc điều chỉnh tăng thu và
giảm chi ngoại hối (tỉ giá hối đoái; lãi suất chiết khấu ngân hàng; tăng ngoại tệ bằng các khản vay; tác
động của nhà nước đối với thu chi của cán cân).
- Tùy theo môi trường kinh tế và tài chính → vai trò của các yếu tố khác nhau.
a. Thay đổi TGHD để điều chỉnh CCTT.
- Chính sách phá giá hoặc giảm giá tiền tệ → đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa; khuyến khích đầu tư
nước ngoài.
- Tuy nhiên mức độ điều chỉnh phá giá hay giảm giá ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của nó vì có vô số
mức điều chỉnh đều mang lại kết quả là sự cân bằng CCTTQT trong ngắn hạn. nếu mức điều chỉnh quá
lớn sẽ làm kích thích lạm phát, bóp nghẹt sản xuất trong nước.
b. Cơ chế đa tỉ giá linh hoạt:
- Từ tỉ giá cơ bản do ngân hàng nhà nước công bố, ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, quỹ
đầu tư, sẽ áp dụng các tỉ giá khác nhau nhằm tăng thu ngoại tệ.
- Nguyên tắc áp dụng:
+ áp dụng tỉ giá cao cục bộ.
*hàng xuất khẩu chủ lực.
* hàng nhập khẩu có thể sản xuất và hàng khoog cần thiết.
*dịch vụ du lịch, khuyến khích du lịch vào trong nước và hạn chế du lịch ra bên ngoài.
+ áp dụng tỉ giá thấp cục bộ:
*hàng nhập khẩu về tư liệu sản xuất, nguyên liệu có tính chiến lược, công nghệ kĩ thuật cao nhằm
góp phần giảm chi phí sản xuất đẩy mạnh xuất khẩu tăng thu ngoại tệ.
*hàng xuất khẩu mang hiệu quả thấp (nguyên liệu thô, hang xuất nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu).
c. thực hiện chính sách chiến khấu cao:
- tỉ suất chiết khấu cao làm thu hút vốn đầu tư nước ngoài ngắn hạn vào Việt Nam.
- tuy nhiên kéo theo sẽ làm tăng lãi suất cho vay dẫn đến lưu thông phục vụ sản xuất giảm ảnh
hưởng đếm sản xuất làm giảm xuất khẩu hay giảm thu ngoại tệ.

→ đây là giải pháp ngắn hạn, không thể kéo dài để cải thiện CCXKQT.
d các biện pháp tài chính khác:
- vay tiền từ IMF, đảo nợ, thu hồi vốn đầu tư, bán rẻ các loại chính khoán.
- xuất vàng để trả nợ.
- tuyên bố phá sản để đình chỉ trả nợ nước ngoài
Câu 16: So sánh giao dich kỳ hạn và giao dịch tương lai?
Giống: Là những thỏa thuận trong đó có một người mua và một người bán chấp nhận thực hiện một
giao dịch trong tương lai với một khối lượng xác định và với mức giá định trước vào ngày ký hợp đồng
(ngày ký khác ngày thực hiện hợp đồng).
Khác
Hợp đồng kỳ hạn Hợp đồng tương lai
Chủ thể Ký kết giữa bên mua
và bên bán.
Được giao dịch tự do trên
sàn giao dịch nên có tính thanh
khoản cao.
Nội dung Do hai bên tự thỏa
thuận và quy đinh.
được chuẩn hóa thông qua
sàn giao dịch về số lượng, cách
thức yết giá, chất lượng hàng hóa,
địa điểm giao hàng ( với giao dịch
hàng hóa)…
Ngày thanh toán Là một ngày cụ thể
trong tương lai.
Thanh toán khi đến
hạn.
Là một khoảng thời gian hay
chưa xác định cụ thể.
Có thể được thanh toán

trước kỳ hạn.
Rủi ro Rủi ro cao Hạn chế rủi ro nhờ nghiệp
vụ ký quỹ.
Câu 17: So sánh séc thương mại và séc du lich
Tiêu chí Séc thương mại Séc du lịch
Người kí phát Cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức… Ngân hàng
Người trả tiền Ngân hàng trích tiền từ TK người kí phát
để trả cho người thụ hưởng
Ngân hàng
Hiệu lực Có hạn, trả tiền ngay khi xuất trình Mãi mãi
Hình thức Séc trắng, gồm 2 phần: cuống và thân séc.
Người kí phát sẽ ghi số tiền lên đó
Tờ giấy có ghi sẵn mệnh giá
Kí hậu Được Không
Chữ kí Chữ kí của chủ TK hoặc chữ kí ủy Chỉ có chữ kí của người thụ
hưởng mới được lĩnh tiền
Điều kiện lập séc Phải có TK có số dư Có tại NH Không cần có TK tại NH, mua
séc trực tiếp tại NH
Câu 18: Trình bày các loại séc trong TTQT
 Đứng trên góc độ tính chuyển nhượng
1. Séc đích danh: là loại séc ghi rõ tên người thụ hưởng, không chuyển nhượng được, chỉ có người
thụ hưởng mới được lãnh tiền ở ngân hàng
2. Séc vô danh: là loại séc không ghi tên người thụ hưởng, chỉ ghi” trả cho người cầm séc”, khi
chuyển nhượng không cần kí hậu mà chỉ cần trao tay. Bất cứ ai cầm séc đều có thể trở thành người thụ
hưởng
3. Séc theo lệnh: là loại séc có ghi trả theo lệnh người thụ hưởng có tên trên séc, loại này có thể
chuyển nhượng được bằng cách kí hậu như chuyển nhượng hối phiếu
 Đứng ở góc độ khác séc có thể chia thành các loại khác nhau
1. Séc gạch chéo: mặt trước của séc có 2 gạch chéo song song, dùng để chuyển khoản( không để rút
tiền mặt), được chia làm 2 loại:

-gạch chéo thường
-gạch chéo đặc biệt: giữa 2 gạch chéo có tên của 1 NH nhất định, người thụ hưởng nhờ NH này thu hộ
tiền
2. Séc chuyển khoản: là loại séc người kí séc ra lệnh cho NH trích từ tài khoản tiền của mình để
chuyển sang một tài khoản khác của một người khác trong hoặc khác NH, không thể chuyển nhượng và
không thể lãnh tiền mặt
3. Séc du lịch: Do NH phát hành và được tại bất cứ một chi nhánh hay một đại lí nào của NH đó. NH
phát hành séc cũng là NH trả tiền. Trên séc phải có chữ kí của người thụ hưởng. Khi lĩnh tiền tại NH,
người thụ hưởng phải kí tại chô để NH kiểm tra, nếu đúng NH mới trả tiền. Thời gian hiệu lực của séc du
lịch là vô hạn. Trên séc có ghi rõ các khu vực NH trả tiền, ngoài khu vực đó, sẽ không có giá trị lĩnh tiền
4. Séc cá nhân quốc tế: là séc của chủ tài khoản( doanh nghiệp, cá nhân, đv hành chính,,,trừ NH) mở
tại NH phát hành. NH chỉ trả tiền khi có sự đồng ý của người kí phát
5. Séc NH quốc tế: là séc mà NH này phát hành lệnh cho NH đại lí trích tiền từ TK của mình chuyển
vào TK người thụ hưởng. khi xuất trình séc NH đại lí sẽ thực hiện lệnh ngay không cần sự đồng ý của NH
kí phát
6. Séc bảo chi: NH sẽ đảm bảo việc chi trả cho tờ séc, tránh séc khống
7. Séc điện tử: thành lập trên cơ sở séc giấy nhưng sử dụng dữ liệu và phương tiện điện tử
Câu 19: Hối phiếu là gì? Đặc điểm của hối phiếu?
Theo luật CCCCN( 2005) của VN
 Hối phiếu đòi nợ là giấy tờ có giá do người kí phát lập, yêu cầu người bị kí phát thanh toán không
điều kiện một số iền xác định khi có yêu cầu hoặc một thời điểm nhất định trong tương lại cho nhười thụ
hưởng
 Đặc điểm
1. Tính trừu tượng
- Được lập trên cơ sở HĐTM giữa người mua và người bán, nhưng B/E trở thành nghĩa vụ trả tiền
độc lập
- Hiệu lực của B/E không phụ thuộc vào nguyên nhân sinh ra B/E=> B/E khống ( luật các nước đều
nghiem cấm)
2. Tính bát buộc trả tiền
- Việc trả tiền của người bị kí phát là vô điều kiện, trừ B/E kí phát sai luật

- Người kí phát là người chịu trách nhiệm cuối cùng trong việc thanh toán cho người thụ
hưởng( nếu đã chuyển nhượng mà người bị kí phát từ chối thanh toán, chấp nhận)
3. Tính lưu thông
- Là chứng từ có tính trừu tượng, có tiwsnh bắt buộc trả tiền nên B/E có tính lưu thông
- Có thể dùng thanh toán tiền mua hàng/ trả nợ. chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp vay vốn, chiết
khấu và tái chiết khấu
Câu 20: Các loại hối phiếu trong TTQT
1. Căn cứ vào thời hạn hiệu lực
- Hối phiếu tả ngay
- Hối phiếu kì hạn
2. Căn cứ vào chứng từ đi kèm
- Hối phiếu trơn: dùng đòi tiền những nhà NK tin cậy( Phương thức mở tài khoản, nhờ thu trơn)
- Hối phiếu kèm chứng từ: ( D/A, D/P, CAD)
3. Căn cứ vào tính chuyển nhượng
- Hối phiếu đích danh
- Hối phiếu theo lệnh
- Hối phiếu vô danh
4. Căn cứ vào người kí phát hối phiếu
- Hối phiếu thương mại: người XK phát đòi người NK
- Hối phiếu ngân hàng: NH phát hành yêu cầu NH đại lí trích tiền từ tài khoản của NH phát hành để
trả cho người thụ hưởng
5. Căn cứ vào trạng thái chấp nhận
- Hối phiếu chưa được kí chấp nhận
- Hối phiếu đã được người bị kí phát chấp nhận thanh toán: có 2 loại : chấp phiếu thương mại và
chấp phiếu NH
6. Căn cứ vào tiền ghi trên hối phiếu
- Hối phiếu ngoại tệ
- Hối phiếu nội tệ
7. Căn cứ vào cơ sở hình thành hối phiếu
- Hối phiếu khống

- Hối phiếu thực
Câu 21: Nội dung của hối phiếu
1. Tiêu đề hối phiếu
- Phải ghi tiêu đề cùng với ngôn ngữ lập hối phiếu
- Luật ULB 1930:, luật VN: bắt buộc nếu không sẽ vô hiệu
- Luật Anh –Mĩ: không bắt buộc miễn là nội dung có diễn đạt từ hối phiếu hoặc Bill of exchange
2. Số hiều hối phiếu
- Các hối phiếu sẽ được ghi số để dễ dàng khi dẫn chiếu
- Do người kí phát đặt ra, ( nếu dùng L/C thì thường là số hiệu qui định trong L/C)
- Tuy nhiên đây là nôi dung không bắt buộc và không ảnh hưởng đến giá trị pháp lí của hối phiếu
3. Số tiền thanh toán
- Ghi cả bằng số và bằng chữ kèm theo đv tiền tệ
- Luật CCCCN Trung quốc và ISBP: phải ghi cả bằng số và bằng chữ nếu có sai khác thì vô hiệu
- Theo ULB 1930: có thể ghi bằng số hoặc bằng chữ
+ sai khác giữa các số hoặc các chữ=> số tiền nhỏ hơn
+ sai khác giữa số tiền ghi số và số tiền ghi chữ => bằng chữ
- Luật Anh –Mĩ: nếu có >< giữa số và chữ => bằng chữ
- Luật CCCCN( 2005)
+ Phải ghi bằng số và bằng chữ
+ nếu >< giữa số và chữ=> bằng chữ
+nếu số tiền bằng số hay chữ nhiều lần và không trùng nhau thì sẽ thanh toán số tiền nhỏ hơn
4. Địa điểm và thời gian kí phát
- Địa điểm: nếu không ghi và không xác định được=> địa chỉ người kí phát=> xác định luật điều
chỉnh hối phiếu
- Thời gian: bắt buộc nếu không => vô hiệu. Đây là yếu tố quan trọng đẻ xác định thời hạn thanh
toán, giá trị pháp lí, thời hạn hiệu lực
5. Thời hạn thanh toán: trả ngay hay có thời hạn
6. Tên của người thụ hưởng
- Có thể là người kí phát
- Hoặc một người khác do người kí phát chỉ định

- Hoặc bất kì người nào được chuyển nhượng bằng thủ tục kí hậu
- Hoặc người cầm phiếu
7. Tên và địa chỉ người bị kí phát
- Là Nh phát hành L/C nếu thanh toán bằng L/C
- Là nhà NK nếu bằng các phương thức khác( nhờ thu, mở sổ )
- Phải ghi địa diểm thanh toán nếu không thì sẽ thanh toán tại địa chỉ của người bị kí phát
8. Tên và địa chỉ người kí phát
- Phải ghi tên và địa chỉ của người kí phát
- Là người cuối cùng phải thanh toán cho người thụ hưởng trong trường hợp B/Eddac được chuyển
nhượng nhưng bị từ chối chấp nhận
- Chữ kí của người có thẩm quyền
Câu 22: Quyền và nghĩa vụ của người kí phát và người bị kí phát hối phiếu?
 Người kí phát
• Quyền lợi
- Tạo lập hối phiếu để đòi tiền người bị kí phát hoặc bất cứ người nào do anh ta chỉ định
- Tạo lập hối phiếu qui định việc trả tiền theo lệnh của người kí phát hoặc theo lệnh của bất kì người
nào do người kí phát chỉ định
- Nhận tiền từ người bị kí phát hối phiếu
- Xin chiết khấu hối phiếu tại NH để nhận được tiền trước khi hối phiếu đến hạn trả tiền
- Xin thế chấp hối phiếu tại NH để vay tiền
- Chuyển nhượng quyền hưởng lợi hối phiếu cho một hay nhiều người khác hoặc hủy bỏ tờ hối
phiếu
- Các quyền pháp lí đối với các lợi ích tương laikhasc của hối phiếu như quyền khiếu nại trước tòa
án hoặc trọng tài khi bị vi phạm
• Nghĩa vụ
- Trong trường hợp hối phiếu đã được chuyển nhượng cho một người khác mà người khác đó không
thu được tiền của hối phiếu, thì người kí phát hối phiếu có nghĩa vụ trả tiền cho người đó
- Người kí phát đã kí tên không phải là tên của chính mình sẽ phải chịu trách nhiệm như thể là kí tên
của mình
- Người kí phát có thể phủ nhận hoặc hạn chế trách nhiệm của mình bằng lời văn ghi trên hối phiếu.

Tuy nhiên, điều này chỉ có giá trị ràng buộc riêng đối với người kí phát hối phiếu
 Người bị ki phát
• Quyền lợi
- Không chịu trách nhiệm đói với hối phiếu trước khi kí chấp nhận thanh toán hối phiếu
- Chấp nhận hoặc từ chối trả tiền hối phiếu
- Thu lại hối phiếu hay hủy bỏ nó sau khi đã trả tiền hối phiếu
- Thực hiện nghĩa vụ qui định trên hối phiếu chỉ khi nào hối phiếu đến hạn thanh tón hay chấp nhận
thanh toán
- Chuyển tra dây chuyền kí hậu chuyển nhượng xem có hợp thức hay không trước khi thực hiện
nghĩa vụ trả tiền hối phiếu
• Nghĩa vụ
- Trả tiền hối phiếu đối với hối phiếu trả ngay khi xuất trình
- Chấp nhận trả tiền đối với hối phiếu trả chậm khi hối phiếu được xuất trình
- Thực hiện nghĩa vụ khác do Luật hối phiếu qui định
Câu 23: Chấp nhận trả tiền hối phiếu? tại sao phải chấp nhận? các hình thức chấp nhận hối phiếu?
 Chấp nhận trả tiền hối phiếu:là hành vi thể hiện bằng ngô ngữ cua người bị kí phát đồng ý trả tiền
hối phiếu vô điều kiện
 Tại sao: Vì hối phiếu nếu được bên bị kí phát chập nhận thanh toán thì hối phiếu mới đủ độ tin
cậy=> lưu thông dễ dàng hơn
 Có 2 hình thức chấp nhận hối phiếu: chấp nhận trên mặt trước của B/E hay chấp nhận bằng một
văn thư riêng biệt. Có thể chấp nhận toàn bộ hay một phần nhưng phải là chấp nhận vô điều kiện.
- Người bị kí phát là người kí chấp nhận( là nhà NK hay NH của người NK)
- Ghi ngày chấp nhận là bắt buộc hay tùy ý
- Chấp nhận phải trong thời hạn thanh toán của B/E
Câu 24: Bảo lãnh thanh toán hối phiếu? Hình thức bảo lãnh? Nguyên tắc bảo lãnh thanh toán hối
phiếu?
 Bảo lãnh hối phiếu là việc người thứ 3 cam kết với người thụ hưởng hối phiếu sẽ thực hiện nghĩa
vụ trả tiền thay cho người bị kí phát( là người được bảo lãnh) nếu khi đến hạn mà người dược bảo lãnh
không thanh toán đúng hạn hoặc không đầy đủ số tiền hối phiếu
 Hình thức bảo lãnh

- Bảo lãnh bằng một văn thư riêng biệt
- Bảo lãnh trên mặt trước/ mặt sau hối phiếu
 Nguyên tắc bảo lãnh
- Bảo lãnh là vô điều kiện
- Bảo lãnh phải ghi tên người được bảo lãnh, số tiền( tiền bộ hay một phần), TÊN, CHỮ KÍ, ĐỊA
CHỈ của người bảo lãnh
- Nếu không ghi tên người được bảo lãnh thì hiểu là bảo lãnh cho người kí phát
- Người được bảo lãnh là người kí phát hoặc người chấp nhận hối phiếu
- Sau khi bảo lãnh xong, người bảo lãnh được tiếp nhận quyền của người được bảo lãnh
Câu 25. Lưu thông hối phiếu trả ngay? Lưu thông hối phiếu trả chậm?
• Lưu thông hối phiếu trả tiền ngay
Định nghĩa: là loại hối phiếu mà khi nhìn thấy hối phiếu, người trả tiền phải thanh toán ngày số tiền ghi
trên hối phiếu cho người hưởng lợi.
Quy trình:
i. Giao dịch cơ sở
ii. Thực hiện giao dịch cơ sở
iii. Ký phát HP trả tiền ngay đòi tiền Người bị ký phát
iv. Trả tiền ngay sau khi xuất trình hối phiếu
• Lưu thông hối phiếu trả chậm
Định nghĩa: Việc thực hiện trả tiền được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định
Quy trình:
Công đoạn chấp nhận thanh toán hối phiếu:
i. Giao dịch cơ sở
ii. Thực hiện nghĩa vụ
iii. Ký phát HP trả sau và yêu cầu Người bị ký phát ký chấp nhận thanh toán
iv. Hoàn trả HP đã chấp nhận cho người ký phát
v. Công đoạn Nhờ ngân hàng thu tiền khi HP đáo hạn: tiến hành như nhờ thu HP trả tiền ngay
Câu 26. Lưu thông séc?
Định nghĩa: séc được chuyển từ địa điểm phát hành séc đến địa điểm trả tiền séc gọi là lưu thông séc.
Ngân hàng

người ký phát
Ngân hàng
người trả tiền
Người ký phát
Người bị ký
phát
i
ii
iii
iii
iv
iv
iv
Ngân hàng
người ký phát
Ngân hàng
người trả tiền
Người ký phát
Người bị ký
phát
i
ii
iii
iii
iv
iv
iv
Ý nghĩa:
• Lưu thông chuyển giao séc
• Lưu thông chuyển nhượng séc

Đặc điểm: không làm thay đổi quyền sở hữu séc của người thụ hưởng séc
i. Người xuất khẩu giao hàng
ii. Người nhập khẩu kí phát séc (private Check) và trực tiếp giao séc cho NNK
iii. NXK ủy thác cho ngân hàng XK thu hộ tiền
iv. Ngân hàng nước XK ủy thác cho ngân hàng nước NK thu hộ tiền
v. Ngân hàng nước NK xuất trình séc cho người NK yêu cầu trả tiền
Câu 27. Nội dung của séc?
1. Theo Luật thống nhất về séc thuộc công ước Geneva 1931
- Tiêu đề “Séc” ở mặt trước tờ séc
- Một mệnh lệnh VĐK để trả 1 số tiền nhất định
- Tên của người bị ký phát
- Địa điểm trả tiền (Nếu ko xác định được địa chỉ trả tiền thì địa chỉ đầu tiên ghi bên cạnh tên
Người bị ký phát được coi là địa điểm trả tiền. Trong trường hợp, ko có bất kì địa chỉ nào ghi bên cạnh
tên Người bị ký phát, séc có thể được thanh toán tại địa chỉ kinh doanh chính của Người bị ký phát)
- Địa điểm và nơi phát hành séc (Nếu ko xác định được địa điểm phát hành séc thì địa điểm ghi bên
cạnh tên Người ký phát là địa điểm phát hành)
- Chữ ký của người phát séc
Nếu séc thiếu những nội dung bắt buộc trên sẽ trở nên vô hiệu
Người nhập khẩu Người xuất khẩu
Ngân hàng nước
người xuất khẩu
Ngân hàng nước
người xuất khẩu
i
ii.
iii.
iv.
v.
2. Theo Luật Công cụ chuyển nhượng Việt Nam năm 2005: tương tự như Luật thống nhất về séc
thuộc công ước Geneva 1931 chỉ hơi khác về nội dung suy đoán đối với séc có ghi thiếu 1 vài nội dung

bắt buộc:
- Nếu séc ko ghi địa điểm thanh toán, thì séc đó phải được xuất trình để thanh toán tại địa chỉ của
Người bị ký phát
- Nếu ko rõ địa chỉ của Người bị ký phát thì sẽ xuất trình tại địa điểm kinh doanh chính của Người
bị ký phát
- Các tổ chức cung ứng séc có thể đưa thêm các yếu tố khác mà ko làm phát sinh thêm các nghĩa vụ
pháp lý của các bên. (ví dụ số hiệu tài khoản)
* Yêu cầu pháp lý đối với nội dung séc
• Tiêu đề SÉC:
Để phân biệt séc với công cụ tín dụng khác.
Nếu không có tiêu đề, séc sẽ bị vô hiệu lực.
Ngôn ngữ của tiêu đề phải cùng ngôn ngữ của nội dung séc => nếu ko, vô hiệu
• Lệnh rút tiền VĐK
Vì séc là lệnh nên khi ngân hàng nhận được séc phải chấp hành lệnh này vô điều kiện, trừ trường hợp tài
khoản phát hành séc không có tiền (tức người phát hành séc ko có số dư Có trong tài khoản) hoặc tờ séc
không đủ tính chất pháp lý
• Số tiền của séc là 1 số tiền nhất định:
Ghi rõ ràng, đơn giản, số tiền của séc bằng số và bằng chữ (phải thống nhất với nhau).
Nếu có sự không thống nhất giữa hai cách ghi đó thì căn cứ vào số tiền ghi bằng chữ
• Địa điểm trả tiền là nơi Người thụ hưởng xuất trình séc để nhận tiền hoặc là nơi mà Người thụ
hưởng chỉ định ngân hàng nhờ thu xuất trình séc để nhận tiền. (Nếu ko có địa điểm trả tiền ghi trên séc =>
xem câu câu 27)
• Thời hạn trả tiền: trả tiền ngay khi xuất trình vì séc có giá trị thanh toán trực tiếp như tiền tệ
• Người bị ký phát: tên ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ thanh toán.
• Ngày và địa điểm phát hành
Ngày phát hành séc phải có nếu ko sẽ bị vô hiệu
- Theo Luật CCCN 2005 của Việt Nam: 30 ngày kể từ ngày ký phát và không vượt quá 6 tháng kể từ ngày
ký phát.
- (ULC1931):Séc phát hành và thanh toán trong cùng một quốc gia: phải xuất trình trong vòng 8 ngày kể
từ ngày phát hành.

~ cùng châu lục: 20 ngày
~ khác châu lục: 70 ngày
• Có thể thiếu vắng địa điểm phát hành và coi địa chỉ ghi bên cạnh tên Người ký phát séc là địa chỉ
phát hành
Chữ ký của Người ký phát: tên đối với tổ chức, họ tên và chữ ký đối với cá nhân.
28. Kỳ phiếu là gì? Nội dung của ký phiếu
- Định nghĩa: Kỳ phiếu là một loại chứng khoán, trong đó người ký phát cam kết sẽ trả một số tiền
nhất định vào một ngày nhất định cho người hưởng lợi được chỉ định trên lệnh phiếu hoặc theo lệnh của
người hưởng lợi trả cho một người khác.
- Nội dung: nếu thiếu thì kì phiếu sẽ coi như vô hiệu
Tiêu đề Kỳ phiếu ghi ở mặt trước
Cam kết trả một số tiền nhất định một cách vô điều kiện
Thời hạn Kỳ phiếu rõ ràng, cụ thể
Ðịa điểm trả tiền (nếu ko xác định được thì địa chỉ ghi bên hoặc địa chỉ kinh doanh của Người tạo lập sẽ
là địa điểm trả tiền của kỳ phiếu. Tùy theo qui định của pháp luật).
Tên, địa chỉ của Người tạo lập, Người thụ hưởng
Ðịa điểm, ngày tạo lập (nếu ko xác định được thì địa chỉ ghi bên hoặc địa chỉ kinh doanh của Người tạo
lập sẽ là địa điểm trả tiền của kỳ phiếu. Tùy theo qui định của pháp luật).
Chữ ký của Người tạo lập
Câu 29: So sánh hối phiếu và kỳ phiếu
Hối phiếu Kỳ phiếu
Giống - Là tài sản tài chính vô hình
- Hình thành từ các hợp đồng giao dịch cơ sở
- Các quy định pháp lý đối với HP có thể áp dụng cho KP như: ký
hậu, thời hạn thanh toán, truy đòi ko thanh toán, thanh toán bởi người
thứ 3, bảo lãnh…
- Tính trừu tượng
- Tính bắt buộc
- Tính lưu thông
Khác

-Bản chất Công cụ đòi tiền Công cụ hứa trả tiền
-Nghiệp vụ chấp nhận
-Thời hạn xuất trình
(theo CCCNVN2005)
-Số bản
-Thời hạn trả tiền
Người bị ký phát có nghĩa vụ trả
tiền cho người thụ hưởng tức
người ký phát hối phiếu

HP trả ngay: 90 ngày kể từ ngày
ký phát
HP trả chậm: 1 năm kể từ ngày
ký phát
Thường là 2 bản
Sau 1 kỳ hạn
Người lập phiếu (có thể là 1 hoặc
nhiều người) là người có nghĩa vụ
trả tiền cho người thụ hưởng ghi
trên kỳ phiều (có thể ko là người
tạo lập)
Ko
90 ngày kể từ ngày ký phát
Chỉ có 1 bản
Ghi rõ thời hạn
Trong TMQT, người ta chủ yếu dùng hối phiếu, vì: Hối phiếu do chủ nợ kí phát để đòi nợ, còn kì phiếu lại
do con nợ kí phát để nhận nợ. Do chủ nợ kí phát hối phiếu trên cơ sở có 1 tài sản “Có” nên việc thanh toán
được đảm bảo hơn. Từ đó, hối phiếu được lưu thông dễ dàng hơn, đặc biệt trong các nghiệp vụ chuyển
nhượng, cầm cố, thế chấp, vay vốn, chiết khấu … tại NHTM
Câu 30. Các loại ký hậu hối phiếu áp dụng trong thanh toán quốc tế? Trong trường hợp nào người

thụ hưởng phải ký hậu hối phiếu?
Các loại ký hậu Nội dung Ưu Nhược
Ký hậu để trắng Ko chỉ định tên người thụ hưởng kế tiếp.
2 cách ghi:
+ Người ký hậu chỉ ký tên
+ Người ký hậu ký tên và kèm câu:
“pay to”, “pay to the other of any”
Dễ dàng lưu
thông
Rủi ro lớn (ai
nhặt được HP
sẽ trở thành
người thụ
hưởng)
Ký hậu đích
danh
Ghi rõ tên Người thụ hưởng kế tiếp
Cách ghi: "Pay to Mr. X, only"
An toàn Ko linh hoạt
Ko thể chuyển
nhượng
Ký hậu theo
lệnh
Với loại ký hậu này,người hưởng lợi hối
phiếu chưa cụ thể, cũng phải suy đoán ý
của người hưởng lợi đó chỉ định trong
việc ký hậu trên. Nếu người này ra lệnh
trả cho người khác thì người đó trở thành
thông dụng
trong thanh

toán quốc tế
Linh hoạt, dễ
dàng chuyển
người hưởng lợi hối phiếu, còn nếu người
này im lặng thì họ chính là người hưởng
lợi hối phiếu. Với cách ký hậu này , HP sẽ
được chuyển nhượng kế tiếp nhau đến khi
nào người hưởng lợi cuối cùng không ký
hậu chuyển nhượng nưã nhưng phải trước
khi hối phiếu đến hạn trả tiền
Cách ghi: "Pay to order of Mr. X" và ký
tên
nhượng
Ký hậu miễn try
đòi
là việc ký hậu mà người ký hậu ghi thêm
câu "miễn truy đòi" cộng với một trong ba
loại ký hậu nêu trên.
Cách ghi: “trả theo lệnh ông X, miễn truy
đòi” và ký tên.
Trong trường hợp người trả tiền từ chối
trả tiền hợp pháp, người hưởng lợi tiếp
theo không được quyền truy đòi người đó
ký hậu trực tiếp cho mình mà chỉ được
quyền truy đòi những người không ký hậu
miễn truy đòi trước đó và người ký phát.
được sử dụng
nhiều trong
thanh toán
quốc tế

Bất lợi cho
NXK
Ký hậu là một thủ tục pháp lý dùng để chuyển nhượng hối phiếu. Người hưởng lợi muốn chuyển
nhượng hối phiếu cho người khác thì phải ký vào mặt sau của tờ hối phiếu rồi chuyển hối phiếu cho
người đó. Người ký hâu không cần phải nêu lý do của sự chuyển nhượng và cũng không cần phải thông
báo cho người trả tiền biết về sự chuyển nhựợng đó. Người ký hậu không những đảm bảo rằng người trả
tiền hối phiếu có mắc nợ số tiền ghi trên hối phiếu mà còn đảm bảo rằng mình sẽ trả tiền hối phiếu đó cho
những người được chuyển nhượng, nếu như người trả tiền từ chối thanh toán hối phiếu đó.
Câu 31. Ký hậu Séc? Yêu cầu về nội dung và hình thức ký hậu séc?
• Định nghĩa: Người hưởng lợi muốn chuyển nhượng séc cho người khác thì phải ký vào mặt sau
của tờ séc rồi chuyển hối phiếu cho người đó
• Đặc điểm: Có giá trị thanh toán như tiền tệ
• Yêu cầu về nội dung ký hậu:
- Người ký hậu là Người thụ hưởng ghi trên séc
- Ký hậu có hiệu lực khi Người thụ hưởng kế tiếp nhận séc
- Người ký hậu chuyển nhượng séc cho Người thụ hưởng kế tiếp để trả nợ nhưng nếu Người thụ hưởng
chưa nhận được tiền từ Ngân hàng thì nghĩa vụ này vẫn chưa kết thúc
- Người thụ hưởng hiện hành có thể ký hậu chuyển nhượng cho bất cứ ai đã ký trên tờ séc
- Thể hiện bằng ngôn ngữ ý chí chuyển nhượng (séc đích danh, séc vô danh, séc theo lệnh)
- Ký hậu phải vô điều kiện. Nếu kèm theo điều kiện thì kí hậu vẫn có hiệu lực ngoại trử các điều kiện đã
nêu
- Ký hậu phải chuyển nhượng toàn bộ quyền lợi của séc. Không thể thực việc chia sẻ quyền lợi phát sinh
của séc cho nhiều người thụ hưởng
- Ký hậu miễn truy đòi. (ghi thêm vào ý chí chuyển nhượng là ko được đòi lại tiền Người ký hậu). Nếu
séc ko được thanh toán, Người thụ hưởng đang cầm séc vẫn có quyền đòi lại tiền Người ký phát séc.
- Người thụ hưởng séc quốc tế ủy quyền cho ngân hàng thu hộ tiền theo phương thức thanh toán nhờ thu
(ko làm thay đổi quyền sở hữu séc)
• Yêu cầu về hình thức ký hậu:
- Ký hậu vào mặt sau của séc (mặt trước dành cho ký hậu bảo lãnh thanh toán séc)
- Có thể ký hậu vào 1 tiếp phiếu. Tiếp phiếu phiếu phải được gắn với séc và là 1 bộ phận cấu thành nội

dung của séc.
- Người ký hậu chuyển nhượng séc phải ký bằng tay. Chữ ký của người ký phát séc phải là chữ ký
của người chủ tài khoản séc hoặc chữ kí ủy quyền
Câu 32.
a) BẢO LÃNH THANH TOÁN SÉC (trang 148):
 là việc người thứ 3 cam kết với người thụ hưởng séc
 sẽ thanh toán vô điều kiện toàn bộ hay từng phần số tiền của séc
 nếu khi xuất trình mà séc không được trả tiền.
b) 5 Yêu cầu về NỘI DUNG bảo lãnh:
 Người bảo lãnh là người thứ 3, không thể là người ký phát hay ngân hàng trả tiền.
 Phải ghi rõ là bảo lãnh cho ai: người ký phát séc hay người ký hậu séc.
Nếu không ghi rõ là bảo lãnh cho ai thì hiểu là bảo lãnh cho người ký phát séc.
 Không thể hủy bỏ trong thời hạn hiệu lực của séc trừ séc vô hiệu.
 Là bảo lãnh độc lập, tức là người bảo lãnh thực thi nghĩa vụ thanh toán của mình như đã cam kết,
ngoài ra không bị chi phối bởi các yếu tố, nội dung khác.
 Bảo lãnh séc chỉ giới hạn về nghĩa vụ thanh toán séc, không bảo lãnh việc thực thi các quyền khác
của séc. (séc chứa đựng các quyền hợp pháp đối với lợi ích tương lai của séc mang lại cho người thụ
hưởng séc).

c) 3 Yêu cầu về HÌNH THỨC bảo lãnh:
 Bảo lãnh thanh toán séc được ghi ngay vào MẶT TRƯỚC của séc, bằng từ “nhận bảo lãnh”, “bảo
lãnh” cho ai và ký tên. Không ghi bảo lãnh ở MẶT SAU để tránh nhầm lẫn với ký hậu séc.
 Nếu không thể ghi bảo lãnh vào mặt trước của séc, có thể bảo lãnh bằng một TIẾP PHIẾU. tuy
nhiên, tiếp phiếu phải thể hiện là một bộ phận cấu thành nội dung của séc.
 Bảo lãnh bằng một văn thư đặc biệt – thư bảo lãnh (Letter of guarantee) được áp dụng khá phổ biến
trong thanh toán quốc tế.
Điểm khác nhau giữa bảo lãnh bằng thư riêng biệt và bảo lãnh trên mặt trước của séc:
 Bảo lãnh bằng một thư riêng biệt: người bảo lãnh chỉ bị ràng buộc trách nhiệm đối với người Thụ
hưởng của thư bảo lãnh.
 Bảo lãnh trên mặt trước của séc: Người bảo lãnh phải bị ràng buộc trách nhiệm với tất cả những ai

có liên quan đã được chỉ định trên séc: Người thụ hưởng đầu tiên, người ký hậu, người ký phát,
người bị ký phát.
Câu 33. (trang 149)
a) Thời hạn xuất trình séc:
Khi séc được chuyển giao đến địa điểm thanh toán quy định trên séc thì séc phải được xuất trình để đòi
tiền.
Theo Luật công cụ chuyển nhượng Việt Nam 2005:
30 ngày những không thể chậm quá 6 tháng kể từ ngày ký phát séc.
Luật thống nhất về séc theo công ước Geneva 1930: (8-20-70)
 Séc lưu thông trong nước: 8 ngày
 Séc lưu thông ra nước khác nhưng cùng châu lục: 20 ngày
 Séc lưu thông khác châu lục:70 ngày.
Sau thời hạn thanh toán: séc được thanh toán khi:
 Phải có lý do chính đáng, xác thực.

×