Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tây tiến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (366.94 KB, 5 trang )

Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 – GV: Vũ Thị Dung

Facebook: DungVuThi.HY

BÀI 15: TÂY TIẾN
Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN

VIDEO và LỜI GIẢI CHI TIẾT chỉ có tại website MOON.VN
[Truy cập tab: Ngữ Văn – Khoá học: LUYỆN ĐỀ THI THPT QUỐC GIA 2016]
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Về kiến thức
- Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên miền tây Tổ quốc và hình ảnh người lính Tây Tiến.
- Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ: bút pháp lãng mạn, những sáng tạo
về hình ảnh, ngôn ngữ và giọng điệu.
2. Về kĩ năng
- Đọc – hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
- Rèn kĩ năng cảm thụ thơ.
3. Về thái độ
Biết yêu mến, trân trọng, tự hào về những người lính trong chiến tranh.
B. NỘI DUNG BÀI HỌC
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
- Nghệ sĩ đa tài: vẽ tranh, sáng tạc nhạc, viết văn xuôi, nhưng trước hết là một nhà thơ.
Trước 1945 đã làm thơ nhưng thực sự được biết đến rộng rãi từ bài Tây Tiến (1948) và một số
bài thơ khác trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Thơ Quang Dũng: vừa hồn nhiên vừa tinh tế, mang vẻ đẹp hào hoa, phóng khoáng và đậm
chất lãng mạn - đặc biệt là khi ông viết về người lính Tây Tiến và xứ Đoài (Sơn Tây) của mình.
2. Văn bản
- Hoàn cảnh sáng tác:
+ Đầu năm 1947, Quang Dũng được điều động gia nhập đơn vị Tây Tiến vừa mới thành lập.
+ Cuối năm 1948, Quang Dũng rời đơn vị Tây Tiến đi nhận nhiệm vụ khác. Tại làng Phù Lưu


Chanh (thuộc tỉnh Hà Đông cũ, nay là Hà Nội), ông viết bài thơ.
- Binh đoàn Tây Tiến:
+ Thành lập năm 1947, Quang Dũng là đại đội trưởng.

Moon.vn - Học để khẳng định mình

1

Hotline: 0432 99 98 98


Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 – GV: Vũ Thị Dung

Facebook: DungVuThi.HY

+ Địa bàn hoạt động: một vùng rộng lớn bao gồm các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, miền
Tây Thanh Hóa và cả bên kia biên giới Việt - Lào  vùng núi rừng hiểm trở, hoang sơ, khí hậu
khắc nghiệt, điều kiện sinh hoạt rất thiếu thốn.
+ Nhiệm vụ: vừa đánh tiêu hao lực lượng địch, vừa tuyên truyền vận động nhân dân kháng
chiến.
+ Thành phần: phần đông là thanh niên Hà Nội thuộc nhiều tầng lớp, họ mang vào chiến
trường tâm hồn phơi phới, trẻ trung, lãng mạn; hầu hết lính Tây Tiến đều bị sốt rét và không ít
người đã hi sinh vì ốm đau, bệnh tật nhưng họ vẫn hết sức lạc quan.
- Nhan đề: Ban đầu là Nhớ Tây Tiến. Về sau, khi đưa vào tập Rừng biển quê hương, tác giả đổi
lại là Tây Tiến  cô đọng, hàm súc (vừa gợi đến binh đoàn Tây Tiến, vừa gợi đến những xúc cảm
vượt ra ngoài nỗi nhớ đơn thuần).
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1. Bức tranh thiên nhiên núi rừng miền Tây và hình ảnh người lính Tây Tiến trên chặng
đường hành quân
1.1. Đoạn 1: Cuộc hành trình gian khổ của lính Tây Tiến

* Hai câu thơ đầu: tiếng gọi tha thiết, tự nhiên được thốt ra từ trong lòng người chiến sĩ xa Tây
Tiến.
- Đối tượng: Sông Mã - Tây Tiến - rừng núi  ba đối tượng khác nhau nhưng đồng hiện trong
nỗi nhớ, gợi lên cả cảnh (vùng địa bàn hoạt động) và người (Tây Tiến), tất cả hòa vào nhau, cùng
ùa về trong nỗi nhớ da diết của nhân vật trữ tình.
- xa rồi  bồi hồi nhớ lại.
- Động từ nhớ: đong đầy nỗi nhớ cho câu thơ.
- Từ láy chơi vơi: gợi mênh mang, chiều dài, chiều rộng của nỗi nhớ chập chờn, đứt nối nhưng
day dứt, thường trực khôn nguôi.
* Nỗi nhớ đi vào cụ thể:
- Nhớ cảnh:
+ Hàng loạt các địa danh: Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu: những địa
danh nơi Quang Dũng và binh đoàn Tây Tiến đã đi qua  những kỉ niệm được khắc ghi một cách
đậm nét; cái nhìn dõi theo bước đường hành quân của Quang Dũng đối với những đồng đội.
+ Nhiều câu thơ được viết chủ yếu bằng thanh trắc, mang đến lời thơ âm điệu chắc, khỏe.
+ Ngôn từ giàu tính tạo hình:
 Động từ mạnh: lấp, gầm thét  gây ấn tượng về một thiên nhiên khắc nghiệt, dữ dội, đầy
hiểm nguy.
 Từ láy: khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút  gợi địa hình gồ ghề, cheo leo, hiểm trở, cao vắng,
xa ngái, sâu hun hút; chiều chiều, đêm đêm (láy toàn phần)  gợi thời gian thường xuyên, thường
trực.

Moon.vn - Học để khẳng định mình

2

Hotline: 0432 99 98 98


Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 – GV: Vũ Thị Dung


Facebook: DungVuThi.HY

 Điệp từ: dốc, ngàn thước kết hợp nhịp 4/3 cùng phép đối lập (dốc lên khúc khuỷu >< dốc
thăm thẳm, ngàn thước lên cao >< ngàn thước xuống)  gợi sự nối tiếp của những con dốc, bước
chân nối tiếp bước chân, địa hình cheo leo, hiểm trở.
+ Xen kẽ với những câu thơ toàn thanh trắc thi thoảng là những dòng thơ toàn thanh bằng với
những hình ảnh thơ đẹp khiến mạch thơ chuyển đổi đột ngột.
 Mường Lát hoa về trong đêm hơi: gợi vẻ đẹp mềm mại, huyền hoặc, thơ mộng, thanh dịu
hương núi rừng của núi rừng Tây Bắc.
 Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi: Hình ảnh ngôi nhà chìm trong cơn mưa gợi vẻ đẹp huyền
ảo, xóa đi cảm giác rợn ngợp, nguy hiểm của núi rừng đèo dốc.
 Khung cảnh thiên nhiên núi rừng miền tây hiện lên vừa hùng vĩ, dữ dội vừa thơ mộng, lãng
mạn.
- Người lính: Không xuất hiện trực tiếp mà ẩn hiện, thấp thoáng phía sau khung cảnh thiên
nhiên.
+ Hình ảnh thơ độc đáo súng ngửi trời: gợi nét lãng mạn, tinh nghịch, đầy chất lính của lính
Tây Tiến. Con người ở tư thế cao hơn hẳn thiên nhiên hùng vĩ.
+ Hành quân qua địa hình cheo leo, hiểm trở, dữ dội, khí hậu khắc nghiệt, những người lính
Tây Tiến phải đối diện với biết bao gian khổ: Anh bạn dãi dầu không bước nữa / Gục lên súng mũ
bỏ quên đời.
Mệt quá và gục xuống

Có hai cách hiểu:
Cái chết: cách nói nhẹ
nhàng, cái chết = giấc ngủ
mệt.

 bỏ quên đời: ngang tàng, khí phách.


 gục lên súng mũ: tư thế sẵn sàng của người lính không rời xa các anh ngay cả khi họ hi sinh.
 Người lính can trường, dũng cảm.
+ Hình ảnh người lính hiện lên với tâm hồn lãng mạn:
 Người lính chính là chủ thể điểm nhìn của khung cảnh thiên nhiên (hùng vĩ, thơ mộng).
 Hình ảnh người lính trong cảnh vui vầy, sum họp, ấm áp tình quân dân (hai câu cuối đoạn).
Nhớ ôi: nỗi nhớ đột ngột trào dâng. Mùa em: cách nói lạ, thời gian được tri nhận bằng hình ảnh
em, mùa em là mùa có em, mùa gắn với bóng hình em với bao cử chỉ ân cần yêu thương. Hương
nếp xôi trở thành mùi hương đặc trưng gợi nhớ tới thiên nhiên, con người Mai Châu, gợi nhớ tình
em ngát đượm.
 Tiểu kết đoạn thơ đầu: Thiên nhiên dữ dội, thơ mộng.
Người lính can trường, lãng mạn.
1.2. Đoạn 2: Nỗi nhớ những kỉ niệm đã qua: những đêm liên hoan, những cuộc vượt thác
- Cảnh đêm liên hoan tưng bừng, rực rỡ  sự gắn bó giữa những người lính Tây Tiến với
nhân dân các bản làng, tâm hồn trẻ trung, lãng mạn của những người lính.

Moon.vn - Học để khẳng định mình

3

Hotline: 0432 99 98 98


Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 – GV: Vũ Thị Dung

+ Cảnh vừa thực vừa ảo:

Facebook: DungVuThi.HY

ảo: ánh sáng lung linh,
rực rỡ, huyền ảo

thực: không khí sôi nổi

+ Đẹp:
 Hội đuốc hoa bừng lên: bất ngờ.
 Hình ảnh những cô gái Tây Bắc: lộng lẫy xiêm áo  kìa: ngỡ ngàng, ngạc nhiên; e ấp  kín
đáo, tình tứ, e lệ.
 Âm thanh: tiếng khèn, man điệu  làm say lòng người.
+ Câu cuối: sáu thanh bằng  khắc họa đường nét, âm thanh, ánh sáng.
 Lính Tây Tiến: lạc quan, yêu đời, vượt lên trên mọi gian khổ bằng nghị lực phi thường.
- Bốn câu sau: Cảnh sông nước Tây Bắc gắn liền với cảm hứng lãng mạn, anh hùng.
+ Bức tranh mở ra bằng buổi chiều sương giăng, không gian rộng  gợi nỗi bâng khuâng xao
xuyến. Hình ảnh bờ lau, con người trên thuyền độc mộc…  gợi vẻ thơ mộng, ngây ngất.
 Hình ảnh dáng người trên độc mộc: Tác giả phác gợi lại trong nỗi nhớ cái dáng uyển chuyển
của cô lái đò người Thái xuôi thuyền về Châu Mộc.
 Hình ảnh hoa đong đưa: cái ngả nghiêng, đong đưa, tình tứ của những bông hoa rừng dường
như muốn làm duyên bên dòng thác lũ.
 Các hình ảnh đẹp, được ghi nhanh bằng vài nét loáng thoáng cốt giữ lại cái “hồn” cho
khung cảnh sông nước đầy chất thơ của Tây Bắc.
 Nét đẹp phảng phất. Sự vật, con người gần gũi.
2. Tượng đài nghệ thuật về hình tượng người lính Tây Tiến trong nỗi nhớ
- Cảm hứng lãng mạn, bi tráng.
- Người lính với những khó khăn, gian khổ, thiếu thốn, bệnh tật:
+ Phép tạo hình: diễn tả hình ảnh người lính Tây Tiến trong gian khổ.
+ So sánh độc đáo:
 Quân xanh màu lá dữ oai hùm  những hình ảnh lớn, hùng tráng, cảm hứng lãng mạn; âm
điệu ngang tàng, thách thức với hiện thực khốc liệt.
 dữ oai hùm: oai phong, dữ dằn, mạnh mẽ. Bên trong là nghị lực kiên cường  hình tượng
lẫm liệt, kiêu hùng.
- Người lính với vẻ đẹp tâm hồn phong phú: Cả bài thơ như dịu lại. Chất lãng mạn biểu hiện
trong từng chữ, thể hiện nỗi nhớ của lính Tây Tiến - những chàng trai Hà Thành lãng mạn, hào

hoa: Mắt trừng - gửi mộng - đêm mơ Hà Nội - dáng kiều thơm.
- Sự hi sinh của những người lính:
+ Rải rác biên cương mồ viễn xứ: Những người lính Tây Tiến hi sinh rất nhiều, ngay cả khi hi
sinh, họ vẫn gian khổ  Cái chết xót xa. Bi nhưng không lụy.

Moon.vn - Học để khẳng định mình

4

Hotline: 0432 99 98 98


Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 – GV: Vũ Thị Dung

Facebook: DungVuThi.HY

+ Các từ Hán – Việt, hình ảnh thơ cổ xưa: áo bào  gợi hình ảnh vị tướng đời xưa  vẻ đẹp
trang trọng, hùng dũng.
+ anh về đất: giảm sự bi thương, sự hi sinh của người lính chỉ là sự trở về với đất mẹ anh
hùng. Người lính ra đi dứt khoát, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng.  Lí tưởng dứt khoát, mạnh mẽ.
 Nâng hình tượng người anh hùng lên tầm vóc sử thi hoành tráng.
- Đoạn kết:
+ Khắc sâu hơn nỗi nhớ của tác giả về đoàn binh Tây Tiến, giống như những dòng chữ ghi vào
mộ chí.
+ Nỗi nhớ của tác giả cũng chính là lời thề của những người lính: Sống đánh giặc, thác cũng
đánh giặc (Nguyễn Đình Chiểu)  tinh thần chiến đấu mạnh mẽ.  Nâng tứ thơ lên tầm vóc sử
thi thêm một lần nữa.
III. TỔNG KẾT
1. Nghệ thuật
- Cảm hứng và bút pháp lãng mạn.

- Cách sử dụng ngôn từ đặc sắc: các từ chỉ địa danh, từ tượng hình, từ Hán Việt…
- Kết hợp chất nhạc và chất họa.
2. Nội dung
Bài thơ đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên nền cảnh núi rừng miền
Tây hùng vĩ, dữ dội. Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng sẽ
luôn đồng hành trong trái tim và trí óc của mỗi chúng ta.

Moon.vn - Học để khẳng định mình

5

Hotline: 0432 99 98 98



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×