Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Luyện thi: Tây Tiến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (37.06 KB, 7 trang )

Tây Tiến
Quang Dũng
Tây Bắc ơi, Người là mẹ của hồn thơ
Chế Lan Viên đã thốt lên những lời đầy xúc động ấy trong bài thơ có tên “ Tiếng hát con tàu
“. Nhưng không phải đợi đến cuối những năm 50, khi Chế Lan Viên viết “ Tiếng hát con tàu
“ thì Tây Bắc mới trở thành một nguồn cảm hứng bất tận của thơ. Hàng chục năm trước bài
thơ của Chế Lan Viên ấy, mảnh đất Tây Bắc, cuộc sống, cảnh vật và con người Tây Bắc đã
từng làm dào dạt lên trong một hồn thơ để làm nên một bài thơ mà số phận thăng trầm đủ
làm cho chúng ta tin rằng nó sẽ bất diệt với thời gian. Đó chính là khúc ca mang âm hưởng
bi hùng hoà với chất lãng mạn say người của nhà thơ Quang Dũng – bài thơ “ Tây Tiến “.
Bài thơ thoạt đầu có mang tên “ Nhớ Tây Tiến “ và quả đúng như nhan đề ấy, tràn ngập
trong bài thơ là hình ảnh Tây Tiến, nhưng là Tây Tiến qua nỗi nhớ khôn nguôi. Và đó là lý
do khiến cho bài thơ được mở đầu bằng một tiếng gọi da diết của nỗi nhớ mong :
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi !
Chẳng phải tình cờ mà nỗi nhớ thương được bắt đầu từ hình ảnh dòng sông Mã, bởi đây là
con sông đã thao thiết chảy qua những miền đất mà người lính Tây Tiến đã đặt dấu chân
lên. Vì thế mà dòng sông nước mạnh ấy trong dòng thơ mở đầu của bài thơ cũng có thể
giúp cho nhà thơ diễn tả dòng thương nhớ. Dòng sông Mã đến với nhà thơ trong cảm giác
không chỉ là “ xa” mà là “ xa rồi”. Xa là khoảng cách của không gian, và con người đã không
cưỡng lại được, không làm gì được nữa.Chính vì thế khi đã thấm thía đến tận cùng cảm giác
“ sông Mã ra rồi “ thì những chữ “ Tây Tiến ơi “ lại càng mang nhiều hơn, chất chứa nhiều
hơn niềm thương nhớ.
Nhưng đến câu thơ thứ hai nỗi nhớ thương ấy dường như được nâng cao lên, bay bổng lên
bởi tác giả đã từ dòng sông mà hướng đến núi rừng. Và cảm giác bay lên ấy, người đọc
dường như còn nghe thấy được trong âm điệu của một dòng thơ mà âm thanh vút cao lên
về phía cuối câu :
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi !
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Và bằng cách ấy, dòng thơ về nỗi nhớ gợi ra được cả sự bao la ở không gian, sự dài rộng
của thời gian. Nỗi nhớ cứ lan tỏa mênh mang mãi. Chính thế Quang Dũng đã để cho chữ “
nhớ “ xuất hiện ở đầu hai nhòp. Và sau chữ “nhớ “ thứ hai sẽ là những chữ không thể nào


hợp hơn và hay hơn là hai chữ “ chơi vơi “.
Sau hai câu thơ đầu tiên, hai câu thơ đóng vai trò khúc dạo, thì hình ảnh của miền đất in
dấu chân của đoàn quân Tây Tiến sẽ ào ạt, dồn dập tràn về trong nỗi nhớ của người chiến
só, và hình ảnh của miền biên cương ấy hiện lên đầu tiên trong một vẻ đẹp hiểm trở , hoang
dã , dữ dội mà hùng vó. Cảm giác như tác giả đã dùng hết những quyền lực của ngôn từ để
làm cho vẻ đẹp hùng vó và dữ dội ấy phải hiện lên, không chỉ bằng hình thù mà còn qua cả
sự va đập của những âm thanh. Tác giả Quang Dũng, trong hơn mười câu thơ, đã có khả
năng làm cho người đọc như được ngợp trong cảm giác về độ cao thăm thẳm của một miền
rừng núi, nơi có nhiều đèo dốc cứ gập ghềnh, khúc khuỷu, nơi có những “ cồn mây “ heo
hút, nơi mà đường xá cheo leo như muốn thử thách sức lực và nghò lực của con người. Và
chúng ta không chỉ nhìn thấy mà còn như nghe thấy được, bởi có những câu thơ chỉ đọc lên
thôi đã thấy vất vả, nhọc nhằn. Đó là chưa kể những sáng tạo âm thanh còn lạ lùng hơn
trong hai câu thơ :
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hòch cọp trêu người
Câu thơ trên chỉ có hai tiếng mang thanh trắc nhưng đều mang vần giống nhau và thanh
điệu giống nhau – “ th “ và thanh sắc. Nhưng nếu đặt hai thanh trắc ấy vào một vò trí ấn
tượng thì sẽ thấy được sự gầm thét của thác đang vang động hẳn lên trên miền rừng núi
thăm thẳm. Để rồi đến câu thơ sau, những thanh nặng được rơi xuống ở giữa câu, đã làm
cho người thưởng thức như có thể nghe thấy tiếng bước chân nặng nề đầy đe doạ của một
loài mãnh thú. Như vậy, Quang Dũng đã tái tạo rất thành công một Tây Bắc hoang vu,
hiểm trở, oai linh nhưng vẻ đẹp của miền Tây ấy trong đoạn thơ này lại không hề đơn điệu.
Tác giả bài thơ đã không quên đem đến cho chúng ta những sắc thái thẩm mó khác nhau
của miền đất mà lòng mình yêu mến, say mê. Nhà thơ đã cho chúng ta chiêm ngưỡng vẻ
đẹp phẳng lặng của Mộc Châu trong một đêm mưa, một Mộc Châu đang trải ra trước con
mắt của những người chiến só từ trên mỏm Pha Luông nhìn xuống :
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
trong một dòng thơ lạ làm sao, toàn thanh bằng. Hay đến cuối đoạn thơ , chúng ta sẽ được
nhà thơ ủ ấp trong vẻ đẹp nồng ấm của Mai Châu, thung lũng lúa vàng và những cô gái
Thái. Bởi thế nhà thơ nói đến Mai Châu với chữ “ mùa “ , sau đó là chữ “ em “ với cảm giác

nồng nàn của “ cơm nếp xôi” và “ thơm lên khói”. Quang Dũng đã gợi ra một vẻ đẹp rất
thực của miền Tây, từ một tâm hồn rất hiểu và yêu Tây Bắc, được làm nên bằng những
năm đẹp nhất của tuổi trẻ, bằng sự hi sinh của những người lính, người học sinh, sinh viên
để lên với miền Tây. Cái giá của câu thơ là những tháng năm gian khổ, là tình yêu và khao
khát.
Tuy nhiên vẫn không thể không thừa nhận rằng lãng mạn là cảm xúc chủ đạo của đoạn thơ
đầu. Chỉnh cảm hứng lãng mạn đã giúp nhà thơ đem hết tài năng để làm cho vẻ đẹp của
miền Tây hiện lên vẻ kì ảo nhất của vùng đất lạ. Như thế thủ pháp lạ hoá được sử dụng
triệt để (đặc trưng của bút pháp lãng mạn).Chính vì thế Quang Dũng mới viết về màn sương
Sài Khao, không chỉ che lấp một vài người mà là cả đoàn quân.
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Hay nhà thơ sẽ không viết “ hoa nở “ mà là “ hoa về”, để cho những bông hoa bất chợt hiển
hiện dường như có linh hồn, có hồn thiêng. Và nhà thơ cũng sẽ không viết “đêm sương” mà
nhất đònh viết là “đêm hơi” để gợi ra một hình ảnh thật lạ về một đêm mù mòt ở trên núi
cao .Những câu thơ sau, nhà thơ cũng tìm cách dồn nén, chắt lọc để những hình ảnh luôn
luôn hiển hiện trong vẻ đột ngột, khác thường : “ cọp trêu người “ , “ súng ngửi trời”. Và
chúng ta cũng không nên quên rằng miền đất Tây Tiến trong bài thơ cũng được nhìn qua
con mắt và qua cảm xúc của một chàng trai vốn quen thuộc với thò thành, vừa rời ghế nhà
trường và tâm hồn còn đầy ắp những ấn tượng của văn chương, sách vở. Chính vì thế, bức
tranh Tây Tiến của Quang Dũng cứ phảng phất, ẩn hiện một phong vò của “ Thục đạo nan “
Chao ôi đường Thục khó
Khó như là lên trời
hay của những câu thơ “ biên tái “ trong Đường Thi.
Quang Dũng cũng cho Tây Tiến của mình một phong vò như thế.
Dốc lên khúc khuỷu , dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống.
Rất có thể ảnh hưởng của những vần thơ “ biên tái “ấy đã khiến Quang Dũng rất chú ý đến
hiệu quả tâm lý của những đòa danh như Tiêu Quan, Hàn Hải,... hay nói đến trong thơ cổ.
Nhưng những Sài Khao, Mường Lát, Mường Hòch, Pha Luông đã góp phần không ít để tạo

nên âm hưởng của núi rừng, tạo ra cảm giác, vẻ hấp dẫn của một miền đất xa xôi, lạ lẫm,
có khả năng dìu trí tưởng tượng của con người đến những chân trời mới, bờ bến mới. Những
dòng thơ do đó đã chứa đựng rất nhiều tình yêu, niềm khao khát của một người đang đuổi
theo một giấc mộng tung hoành của một con người say mê đất nước, một tâm hồn dứt
khoát không chòu để cầm tù trong một giới hạn của một không gian chật chội mà muốn lang
thang với mây trời. Đó là một trong những lý do giúp Quang Dũng và rất nhiều chàng trai
Hà Thành trong đoàn binh Tây Tiến lúc bấy giờ có thể chế ngự những khó khăn, dám hy
sinh cho sự nghiệp chiến đấu của Tổ Quốc mình.
Nhưng mặt đất Tây Tiến đối với Quang Dũng không chỉ mang vẻ đẹp của sự hoang vu, của
hiểm trở và hùng vó. Trong lòng Quang Dũng, trong nỗi “nhớ chơi vơi “của mình, vẫn còn có
hình ảnh của một miền đất Tây Tiến khác, một miền đất thơ mộng, trữ tình và vẻ đẹp ấy sẽ
được nhà thơ làm cho nó hiện ra trong đoạn thơ thứ hai của bài thơ, trước hết là trong bốn
câu thơ đầu.
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Đoạn thơ được mở đầu bằng một hình ảnh buổi liên hoan trong doanh trại. Nỗi nhớ và tình
yêu đã khiến cho nhà thơ không quên đặt vào đây những chi tiết rất đặc trưng cho miền núi
rừng ở phía tây Tổ Quốc. Để khi nói về những buổi hội hè tưng bừng trong hoa lửa , nhà thơ
đã không quên đưa vào một chữ “đuốc”. Sắc thái riêng của những người sơn nữ trong câu
thơ thứ hai cũng được biểu hiện rất nhiều trong hình ảnh “ xiêm áo” . Sắc điệu núi rừng ấy
đến câu thơ thứ ba còn được thể hiện rõ hơn qua những chữ như “ man điệu “ và qua hình
ảnh cây khèn, thứ nhạc cụ dường như chỉ có ở vùng Tây Bắc. Và ấn tượng xa xăm trong
câu thơ thứ tư sẽ mất đi nhiều lắm nếu trong đoạn thơ ấy không có hai chữ “ Viên Chăn”.
Nhưng không chỉ thế mà bốn câu này mang những xúc cảm hiện thực, bởi chất men say
lãng mạn vẫn tiêu biểu cho hồn thơ Quang Dũng, một lần nữa gặp lại trong bốn câu thơ.
Trong ấn tượng ấy, nhà thơ đã đưa chữ “đuốc” vào cấu trúc “ hội đuốc hoa” như để nhớ đến
ấn tượng về những hội hoa đăng vốn rất quen thuộc trong văn chương, sách vở. Như vậy
Quang Dũng đã làm cho hình ảnh những cô gái dân tộc được hiện lên như trong một giấc

mơ với những chữ thật ngỡ ngàng – “ kìa em “ở đầu câu và “ tự bao giờ “ ở cuối câu. Và
tưởng tượng của người đọc sẽ mở ra cả về không gian và thời gian bởi những từ như “ man
điệu “ hay “ nàng”, những chữ mà thi ca thời ấy thường ít khi nói đến. Và hình ảnh đêm liên
hoan ấy khép lại trong một sự chuyển đổi cảm giác giữa “ sóng nhạc “ với “hồn thơ “, cả hai
theo nhau hình như lan toả đến một Viên Chăn rất xa xăm. Nhưng câu thơ ấy lại không khỏi
làm ta nhớ đến khúc hát sầu muộn về những người lính thú trong ca dao cổ, những con
người sống giữa tre gỗ trên ngàn, măng mai măng trúc trong bữa ăn để thấm thía nỗi khổ
của sự cô đơn, không ai tri kỷ. Vì thế những câu thơ của Quang Dũng đã dựng nên một
chân dung về những người chiến só trong thời đại mới, vẫn rất lãng mạn, mộng mơ nhưng
vẫn ấm áp tình người.
Tuy nhiên, cái tài hoa của Quang Dũng đã bộc lộ nhiều hơn trong bốn câu thơ sau, những
câu thơ vẽ lại một buổi chiều sương Châu Mộc.
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.
Bốn câu thơ sau đẹp một vẻ đẹp của một bức tranh lụa, mơ màng, huyền ảo. Cảm giác mơ
màng ấy, người đọc thơ có thể nhận ra ở hai câu thơ đầu tiên. Ở đó, mọi cái dường như đều
được nói đến trong một không thật là rõ ràng, xác đònh. “ “Người đi “ không rõ là ai, buổi
chiều cũng mờ ảo đi khi tác giả đặt ngay sau đó một chữ “ sương”, và cũng không thật rõ
bởi chữ “ấy”. Trong hai câu thơ sau, sự huyền ảo sẽ được nói lên bởi vì những dòng thơ
luôn luôn bắt đầu bằng chữ “ có “ và đặt dưới dạng câu hỏi, nhưng là câu hỏi hướng về một
người không xác đònh, một câu hỏi mà người hỏi hình như không chờ đợi một sự trả lời. Câu
hỏi dường như nửa như là tự hỏi. Tuy nhiên, câu hỏi ấy lại vẽ ra một bức tranh về một miền
rừng suối không gập ghềnh mà man mác, xa xăm. Cảm giác ấy cứ được thấm vào những
chữ như “ bến bờ “ hay “độc mộc” mà tác giả cố ý tách ra khỏi chữ “ thuyền” để lạ hoá. Và
trên bức tranh ấy, thiên nhiên như mang hồn phách của con người.Lau cũng phải là “ hồn
lau “để thiên nhiên cũng giống như con người. Trong khi đó con người hiện lên chỉ như là
một dáng nét trong cảnh vật, vì thế nhà thơ không nói đến “bóng người”. Như vậy,có một sự
nhoà nhạt trong ranh giới phân biệt giữa con người và cảnh sắc. Vì thế bức tranh thơ càng

trở nên mờ ảo, lung linh. Đoạn thơ thứ hai kết thúc trong một câu thơ rất lạ và rất thú :
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.
Lạ ở cách đặt câu với chữ “ trôi “đảo lên đầu, làm cho ấn tượng “ trôi” rõ hơn trong cảm
nhận, trong cách đặt câu và cả cách tổ chức âm thanh với bốn thanh ngang trong bảy chữ :
bốn thanh bằng ở đầu tiên và ba thanh bằng ở cuối cùng. Câu thơ thú vò vì ở đó chúng ta
tìm thấy một mối tương quan giữa sức mạnh của thiên nhiên vốn được coi là hung bạo-
“dòng nước lũ” với một vẻ đẹp dễ bò nghó là mềm yếu – “ hoa đong đưa”. Nhưng Quang
Dũng không hề có xúc cảm như Nguyễn Du :
Hoa trôi man mác biết là về đâu.
vì hoa ấy vẫn “đong đưa” đều đặn và tình tứ ngay bên dòng nước lũ hung dữ, mạnh mẽ.
Câu thơ để lại cho chúng ta cảm giác về sự bất diệt của vẻ đẹp, in dấu trong chúng ta, làm
cho người đọc rung động trước miền Tây Tiến không chỉ gian khổ anh hùng mà còn có rất
nhiều thơ mộng.
Đến đoạn thơ thứ ba,chúng ta bắt gặp hình ảnh đoàn quân Tây Tiến trực tiếp hiện lên trên
bình diện thứ nhất của bài thơ. Quang Dũng đã đủ bản lónh và dũng cảm để không lảng
tránh khi cho ta thấy đấy là những con người phải sống trong một hoàn cảnh cực kì gian
khổ, những con người mà thể xác còn in rất rõ căn bệnh sốt rét rừng : tóc không mọc, da
xanh như lá.
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Tuy nhiên những sự thật khốc liệt ấy vẫn không làm cho những câu thơ trở nên bi l và
cũng không làm mất đi cảm hứng lãng mạn vốn là nguồn cảm hứng chủ đạo của bài thơ.
Và những người chiến só ấy vẫn hùng tráng trong gian khổ. Như thế, Quang Dũng không
viết “ tóc không mọc” mà bằng một cách nói bất cần, bất chấp- “ không mọc tóc”. Nhà thơ
cũng không viết “đoàn quân “mà viết “đoàn binh” để lạ hoá câu thơ một cách cần thiết cho
thủ pháp thơ lãng mạn. Ở câu sau cũng thế, chỉ cần thay “ xanh như lá “ bằng “ xanh màu
lá” thì hình ảnh những người chiến binh ấy bỗng nhiên hoà vào màu sắc của cây rừng để
trở thành hiện thân của sự lớn lao và oai linh của rừng thẳm. Và chính trên nền “ xanh màu
lá “ thì hình ảnh “ dữ oai hùm” mới có điều kiện để hiện lên, để thấy những người chiến só
phải sống trong gian lao mà vẫn mang vẻ oai hùm của chúa sơn lâm. Sự hài hoà của hiện

thực và lãng mạn làm nên vẻ riêng của người chiến só.
Đến hai câu thơ tiếp theo:
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
nhà thơ đưa chúng ta đi vào thế giới nội tâm của những người chiến binh Tây Tiến. Nhà thơ
đã dẫn người đọc vào xứ sở của những con người tràn đầy mơ mộng. Trong hai câu thơ mà
ta nói tới, câu trên có một chữ “ mộng”, câu dưới có một chữ “ mơ”, nhưng mỗi dòng thơ lại
nói đến một sự mơ mộng khác nhau, mang những vẻ đẹp khác nhau, vừa tương phản với
nhau lại vừa bổ sung lẫn cho nhau để làm nên thế giới tinh thần hoàn chỉnh của những
người chiến só đại diện cho đoàn binh Tây Tiến. Tác giả đã làm cho người đọc nhận ra
những người chiến só sống theo lý tưởng anh hùng của người trai thời loạn. Giấc mộng được
nói đến là giấc mộng diệt thù, chiến chinh, tang bồng hồ hải. Giấc mộng ấy hiện lên trong
vẻ đẹp dữ dội với hình ảnh cặp mắt “ trừng”. Nhưng hình ảnh ấy lại không hoàn toàn giống
với những tráng só, chinh nhân trong văn học thời trước đó.Họ đã mang một lý tưởng rộng
lớn hơn , không giới hạn những hoài bão của mình chỉ trong những Phú Xuân, Đồng Nai
hay Xứ Đông, Xứ Đoài nào, cũng không giới hạn bên trong phạm vi một biên giới. Giấc
mộng anh hùng ở đây sẽ vượt “qua biên giới”. Ba chữ ấy đã cho ta thấy những người chiến
só ấy, không chỉ là những người yêu nước mà còn có tinh thần quốc tế, không chỉ đánh giặc
trong nước mà còn cả ở ngoài nước Việt. Nhưng vẻ đẹp ấy sẽ mất đi rất nhiều lãng mạn ,
hào hoa nếu không có những câu thơ tiếp theo :
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
Trong câu thơ cuối cùng này , chúng ta bắt gặp những người chiến só vẫn còn nguyên trong
mình tâm hồn lãng mạn của một người trai gốc gác thò thành, đầy ắp trong lòng những ấn
tượng văn chương sách vở. Câu thơ đẹp vì những hình ảnh thơ mộng, mong manh của một
giấc mơ, âm điệu nhẹ nhàng, nâng niu trau chuốt, với những âm giai êm ả của những thanh
bằng trong những chữ “ như mơ” hay “ kiều thơm “...
Và Quang Dũng cũng đã dành đến một nửa số câu thơ của đoạn thứ hai này để nói về
những chiến só Tây Tiến đã hy sinh. Chính bằng cách đó, nhà thơ đã nói lên được một sự
thật về một đoàn quân, một cuộc hành binh. Ở đó, sự mất mát, chết chóc đã xảy ra thường
xuyên như một niềm ám ảnh. Nhưng tỉ lệ ấy cũng còn nói với chúng ta về một bản lónh thơ

Quang Dũng, một con người dám thừa nhận một sự thực, cho dù đó là một sự thực tàn
nhẫn và khốc liệt. Cũng có thể thấy ở đây một con người không lảng tránh những điều đau
đớn của cuộc chiến tranh, không tô vẽ cho chiến tranh, điều mà chúng ta thường thấy ở
không ít những nhà văn, nhà thơ. Vì thế đọc bốn câu thơ đầu, người ta thấy có thể cảm
nhận cùng nhà thơ rằng cái chết luôn luôn rình rập theo từng bước chân người chiến só.
Rải rác biên cương mồ viễn xứ.
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
Đoạn thơ bắt đầu bằng hai chữ “ rải rác”, sự rải rác của những nấm mồ. Để người đọc đừng
quên rằng những nấm mồ rải rác suốt dọc chiều dài một “ biên cương”.Nhà thơ cũng không
giấu giếm rằng không ít những người chiến só khi mất đi không có một mảnh chiếu để liệm
thân . Người ta chỉ chôn cất các anh trong chính những tấm áo mà các anh đã mặc trong
trận đánh. Và nỗi đau đớn ấy, nhà thơ thấy không chỉ thấm vào lòng những con người mà
còn tràn ngập trong thiên nhiên, thấu đến tận dòng sông Mã. Con sông vì những sự hy sinh
của người chiến só mà phút chốc trở nên lẻ bạn, lặng lẽ một mình chảy về xuôi với tất cả

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×