Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Sự hình thành và phát triển những luận điểm cơ bản của mác – ăngghen về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân liên hệ với sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.33 KB, 35 trang )

MỞ ĐẦU
1.

Lý do và tính cấp thiết của đề tài:
Trong suốt nhiều thế kỷ qua, các nhà tư tưởng tiến bộ của loài người
đã cố sức một cách khó nhọc và uổng công nhằm giải quyết vấn đề thủ tiêu sự
bất bình đẳng xã hội. Mỗi một giai đoạn lớn của lịch sử toàn thế giới đều có ý
định phát hiện những quy luật của sự phát triển xã hội trong cái mớ bòng
bong những hiện tượng và sự kiện xã hội. Vì vậy tất cả các thời đại lịch sử
đều để lại những học thuyết, những dấu vết nào đó của sự tìm tòi lý luận. Tuy
nhiên, cho đến khi sự xuất hiện của chủ nghĩa Mác – Lênin thì mới có sự
chuyển biến căn bản trong lĩnh vực lý luận về chủ nghĩa xã hội. Các nhà kinh
điển của chủ nghĩa Mác – Lênin đã thực hiện một cuộc cách mạng khoa học
trong toàn bộ lĩnh vực những quan điểm xã hội, trong đó điển hình có lý luận
về học thuyết sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
Học thuyết về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là trọng tâm
của chủ nghĩa xã hội nói riêng cũng như chủ nghĩa Mác nói chung. V.I.Lênin
viết: “Điểm chủ yếu trong học thuyết của Mác là ở chỗ nó làm sáng tỏ vai trò
lịch sử thế giới của giai cấp vô sản là người xây dựng xã hội xã hội chủ
nghĩa”.
C.Mác – Ăngghen là những người đầu tiên nhìn giai cấp công nhân
không chỉ là một giai cấp đang bị đau khổ, mà còn với tư cách là chủ thể sáng
tạo lịch sử, có sứ mệnh lịch sử cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới bằng
việc thực hiện một cuộc cách mạng to lớn. Hai ông đã chỉ ra người đại biểu
của LLSX và QHSX mới, người bảo vệ tất cả tập đoàn, các giai cấp bị bóc lột
khác, người thực hiện công cuộc giải phóng xã hội loài người không phải ai
khác ngoài giai cấp công nhân.
Tuy nhiên, đến những năm 90 của thế kỷ XX, do những nhân tố
khách quan và chủ quan đã dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu.
Trước tình hình đó, nhiều người đã tỏ ra hoang mang dao động và hoài nghi
về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch


tìm mọi cách để chống phá và chúng đưa ra những luận điệu xuyên tạc, bôi
1


nhọ chủ nghĩa Mác. Chúng cho rằng chủ nghĩa Mác mà trong đó học thuyết
sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân đóng vai trò to lớn là sai lầm, đã lỗi
thời. Nhưng lịch sử đã chứng minh những luận điệu xuyên tạc của chúng là
sai trái và sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu chỉ là sự sụp đổ của một mô
hình chưa hoàn thiện chứ không phải là sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội.
Hiện nay, các nước còn lại đi theo con đường chủ nghĩa xã hội như:
Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam,… vẫn đang từng bước đi lên và ngày
càng lớn mạnh, tạo được vị thế của mình trên trường quốc tế. Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã tìm thấy ở chủ nghĩa Mác - Lênin con đường cứu nước, giải phóng
dân tộc, đưa dân tộc bước vào kỷ nguyên mới của độc lập dân tộc gắn với chủ
nghĩa xã hội. Người vận dụng học thuyết sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân của các nhà kinh điển Mác, Ăngghen, Lênin vào thực tiễn để xây dựng
thành công đội ngũ công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình là cải tạo
xã hội cũ, xây dựng xã hội mới bằng việc thực hiện một cuộc cách mạng to
lớn. Đảng Cộng sản Việt Nam là minh chứng điển hình nhất chứng minh cho
sự đúng đắn của học thuyết Mác về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
Đảng cộng sản Việt Nam do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập, lấy chủ nghĩa
Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam trong hành động cách
mạng, kiên trì mục tiêu đấu tranh giành độc lập dân tộc, tiến lên chủ nghĩa xã
hội là giành được những thắng lợi vẻ vang.
Từ những lý do trên, tôi với tư cách là sinh viên chuyên ngành chủ
nghĩa xã hội khoa học, nhận thấy mình có đủ khả năng và thấy cần thiết khi
tìm hiểu và nghiên cứu vấn đề này. Vì vậy tôi chọn đề tài: “Sự hình thành và
phát triển những luận điểm cơ bản của Mác – Ăngghen về sứ mệnh lịch sử
của giai cấp công nhân. Liên hệ với sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân Việt Nam”.

2.
2.1.

Phạm vi và giới hạn nghiên cứu của đề tài:
Giới hạn về khách thể nghiên cứu:

2


Khách thể nghiên cứu của đề tài này là quá trình xây dựng học thuyết
sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân của C.Mác – Ph.Ăngghen và liên hệ
với sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam.
Giới hạn về đối tượng nghiên cứu:

2.2.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nội dung học thuyết sứ mệnh lịch
sử của giai cấp công nhân của C.Mác – Ph.Ăngghen và sứ mệnh lịch sử của
giai cấp công nhân Việt Nam.
Giới hạn khảo sát đề tài:
Quá trình hình thành và phát triển lý luận về học thuyết sứ mệnh lịch

2.3.

sử của giai cấp công nhân được các nhà kinh điển Mác – Ăngghen nghiên cứu
từ tổng kết thực tiễn. Mác – Ăngghen quan tâm đến vấn đề này ngay từ khi
hai ông mới bắt đầu hoạt động. Các ông dần hình thành lý luận về học thuyết
sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân qua đúc rút từ thực tiễn. Sau này,
những quan điểm, những tư tưởng ấy được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta
kế thừa và phát huy những cống hiến và thành tựu đó của hai ông trong điều

kiện lịch sử mới.
Tác giả nghiên cứu vấn đề dựa trên việc tìm hiểu, nghiên cứu những
tác phẩm điển hình của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn
3.

đề học thuyết sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
Tình hình nghiên cứu có liên quan:
Hiện nay ở nước ta có rất nhiều tài liệu, các công trình nghiên cứu,
các sách báo tạp chí và nhiều trang website trên mạng Internet viết về sứ

-

mệnh lịch sử của giai cấp công nhân như:
Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học của Hội đồng trung ương chỉ đạo biên
soạn – NXB CTQG Hà Nội, 2004. Cuốn giáo trình này đã khái quát một cách
cơ bản và toàn diện về chủ nghĩa xã hội khoa học, trong đó có viết rất đầy đủ

-

về nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
Giáo trình Lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa, do PGS.TS Đỗ Công Tuấn và
TS.Đặng Thị Linh đồng chủ biên – Khoa Chủ nghĩa xã hội khoa học – Học
viện báo chí và Tuyên Truyền, lưu hành nội bộ, Hà Nội 4/2007.

3


-

Đề cương bài giảng tác phẩm kinh điển Mác – Ăng ghen về chủ nghĩa xã hội

khoa học, do TS.Nguyễn Thọ Khang làm chủ nhiệm đề tài – Khoa chủ nghĩa
xã hội khoa học – Học viện báo chí và tuyên truyền – Hà Nội 10/2009. Trong

-

cuốn đề cương này có những tác phẩm trực tiếp liên quan đến đề tài tiểu luận.
Đề cương bài giảng Học phần sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân do
TS.Đặng Thị Linh giảng dạy cũng cung cấp rất nhiều tư liệu quý báu cho đề
tài.
Đặc biệt, với tư cách là sinh viên chuyên ngành khoa chủ nghĩa xã hội
khoa học nên tác giả còn có nhiều điều kiện được học tập, nghiên cứu thông
qua các giò giảng của thầy cô và thông qua việc trao đổi bài với bạn bè. Điều
đó đã trở thành cơ sở nền tảng vững chắc giúp tác giả thực hiện đề tài: ““Sự
hình thành và phát triển những luận điểm cơ bản của Mác – Ăngghen về
sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Liên hệ với sứ mệnh lịch sử của

4.

giai cấp công nhân Việt Nam” .
Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục tiêu của đề tài này là: Những quan điểm của C.Mác – Ăng
ghen về giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của nó, liên hệ với sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay. Tác giả cố gắng
hệ thống hóa về mặt lý luận những quan điểm đó, để có một cái nhìn toàn
diện và xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển. Qua đó, nổi bật về
con đường, hình thức và phương pháp thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai
cấp công nhân. Để đạt được mục tiêu ấy, tác giả xác định cần thực hiện

-


những nhiệm vụ nghiên cứu dưới đây:
Làm rõ một số khái niệm liên quan và khái quát về hoàn cảnh lịch sử Châu

-

Âu những năm cuối thế kỷ XIX.
Làm rõ quan điểm cơ bản của C.Mác – Ph.Ăng ghen về giai cấp công nhân và

-

sứ mệnh lịch sử của nó.
Vận dụng lý luận đó và việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

5.
-

Việt Nam hiện nay.
Phương pháp nghiên cứu của đề tài:
Phương pháp luận: Để nghiên cứu được đề tài này, tác giả dựa vào những
nguyên lý, các cặp phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng như các
4


cặp phạm trù: Bản chất và hiện tượng, nguyên nhân và kết quả, quy luật
lượng – chất,…để tiến hành nghiên cứu. Tuân thủ các nguyên tắc của chủ
-

nghĩa duy vật lịch sử để xem xét vấn đề.
Phương pháp nghiên cứu chung: Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu
như: Phương pháp logic – lịch sử. Trong quá trình triển khai tác giả cũng coi

trọng sử dụng một cách hợp lý các phương pháp; phân tích - tổng hợp, trừu

-

tượng hóa…
Phương pháp cụ thể: Sử dụng phương pháp thu thập, nghiên cứu và phân tích
tài liệu, sắp xếp và tóm tắt tài liệu…Ngoài ra, tác giả còn tiến hành trao đổi,
thảo luận với các thầy cô và các học viên cùng lớp để củng cố, bổ sung những

6.

tri thức quý báu cho việc hoàn thành tiểu luận của mình.
Kết cấu nội dung tiểu luận:
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh lục tài liệu tham khảo và phần
phụ lục, tiểu luận có kết cấu gồm 3 chương và 8 tiết.

Chương 1:
Những điều kiện, tiền đề sự ra đời sứ mệnh lịch sử
của giai cấp công nhân
1.1.

Làm rõ một số khái niệm liên quan:
Theo Theo từ điển Cộng sản Chủ nghĩa xã hội khoa học: Cách mạng
XHCN là cuộc cách mạng do giai cấp công nhân lãnh đạo, là phương diện
chuyển biến từ hình thái kinh tế - xã hội TBCN sang hình thái kinh tế - xã hội
CSCN.
Theo nghĩa rộng: Cách mạng XHCN là một cuộc cách mạng nhằm
thay thế chế độ xã hội cũ nhất là chế độ TBCN bằng chế độ XHCN, trong

5



cuộc cách mạng đó GCCN là người lãnh đạo và cùng với quần chúng nhân
dân lao động khác xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Theo nghĩa hẹp: Cách mạng XHCN được hiểu là một cuộc cách mạng
chính trị, được kết thúc bằng việc GCCN cùng với nhân dân lao động giành
được chính quyền, thiết lập nên nhà nước chuyên chính vô sản – Nhà nước
1.2.

của GCCN và nhân dân lao động.
Hoàn cảnh lịch sử Châu Âu những năm cuối thế kỷ XIX:
Phương thức sản xuất CNTB ra đời, phát triển sau hơn một thế kỷ đã
đạt được bước tiến khổng lồ, không chỉ bởi những của cải vật chất mà nền
kinh tế, do tác động của phương thức sản xuất ấy tạo ra, mà điều cơ bản nữa
là những tác động về phương diện xã hội – chính trị mà nó đem đến cho loài
người.
Trước hết, nền sản xuất TBCN, với một LLSX phát triển mạnh và với
một hệ thống các QHSX chiếm hữu tư nhân TBCN được xác lập, được củng
cố đã tạo ra một cơ cấu xã hội – giai cấp mới, với một hệ thống các mối quan
hệ giữa các giai cấp và các tầng lớp xã hội ấy. Đây được xem là nguyên nhân
trực tiếp của những biến động sâu sắc trong đời sống văn hóa – xã hội, chính
trị - xã hội của CNTB. Quan hệ tác động qua lại và những mâu thuẫn giữa
GCTS và GCCN đã trở thành mối quan hệ cơ bản trung tâm, không chỉ là
thay thế cho quan hệ qua lại, mâu thuẫn giữa giai cấp quý tộc và giai cấp nông
dân, mà còn trở thành trục trung tâm chi phối đời sống chính trị của xã hội
đương thời. Mối liên hệ bản chất này của cơ cấu xã hội – giai cấp tác động chi
phối đời sống chính trị, các quan hệ chính trị - xã hội được biểu hiện trên hai
nội dung (hai khuynh hướng) cơ bản của xã hội , có mối liên hệ mật thiết,
biện chứng với nhau: thứ nhất, sự gia tăng vai trò thống trị của GCTS; thứ
hai, sự gia tăng mạnh mẽ vị thế, vai trò là một động lực chính trị độc lập của

GCCN. Chính sự vận động, tác động qua lại của hai khuynh hướng đối lập
nhau mà thống nhất này đang tạo nên bức tranh chính trị sôi động, phức tạp
đa dạng đã đặt ra nhu cầu cấp bách cần có những nghiên cứu sáng tạo mới về
phương diện lý tưởng, lý luận CNXH để nhận thức những quy luật ẩn chứa
6


bên trong, đằng sau những sự kiện chính trị phức tạp ấy, điều mà CNXH của
Henri Saint Simont, Charle Fourie và Robert Owen đã không đủ sức lý giải.
Những học thuyết của các ông cũng đã tạo nên những tiền đề, những giá trị
cần thiết tối thiểu cho những nghiên cứu mới ấy. Đồng thời, thực tiễn chính trị
sôi động ấy đã là một mảnh đất hiện thực cung cấp những dữ liệu, số liệu cần
thiết để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu sáng tạo ấy.
Theo phương diện thứ nhất có thể thấy, những năm giữa thế kỷ XIX
là những năm thuộc về GCTS, là thời kỳ các cuộc cách mạng tư sản. Cách
mạng chẳng những nổ ra ở Pháp mà còn ở hầu khắp Châu Âu: Ý, Đức, Pháp,
… Đây là năm hỗn loạn nhất ở Châu Âu, nếu như những biến động ấy được
nhìn nhận dưới góc độ của triết học cổ điển Đức, của kinh tế - chính trị học
cổ điển Anh và nhất là của CNXHKH không tưởng – phê phán đầu thế kỷ
XIX.
Cách mạng Italia, Đức là đế quốc thống nhất quốc gia, các cuộc cách
mạng khác là để xác lập chế độ dân chủ. Ngày 24/2/1848 bùng nổ cách mạng
tháng Hai ở Pari, lật đổ nền quân chủ tháng Bảy. Ngày 4/5/1848 tuyên bố
thành lập nền cộng hòa thứ hai ở Pháp. Ngày 25/2/1848 thành lập Chính phủ
lâm thời ở Pháp do kết quả của cuộc cách mạng tháng Hai 1848. Ngày
5/3/1848 bùng nổ cách mạng ở Budapest chống lại ách thống trị của triều
đình, thành lập Chính phủ Hunggari độc lập. Tháng 1/1849 bị quân Anh trấn
áp. Từ 13/3 – 15/3/1848 cách mạng tháng Ba ở Viên, nhằm chống lại chính
quyền phản động của thủ tướng Metternich đòi ban hành hiến pháp dân chủ
và tiến hành bầu cử. Ngày 14/3/1848 bùng nổ cách mạng tháng Ba ở Berlin

(Đức). Công nhân và nông dân biểu tình đòi Friedric Wilhem IV tiến hành cải
cách, ban bố dân chủ, ân xá tù chính trị, thành lập bộ lao động…đánh dấu
đỉnh cao của phong trào cách mạng lan tràn trong các tiểu quốc ở Đức 1848.
Từ tháng 2/1849 – 7/1849 thành lập cộng hòa Rooma thực hiện một cuộc
cách dân chủ tư sản. Liên minh Pháp – Anh – Tây Ban Nha gửi quân đến

7


trấn áp lật đổ chính quyền cộng hòa, chấm dứt phong trào cách mạng 1848
– 1849 ở Italia.
Một loạt những sự kiện, những cuộc cách mạng dân chủ tư sản được
thống kê trên đây, đủ cho thấy rằng một thời đại mới đã bắt đầu, với những
nội dung, quan hệ cơ bản và các mâu thuẫn mới đã thay thế hoàn toàn thời đại
chuyên chính phong kiến. Đây là thời đại cách mạng tư sản, thời đại của
GCTS.
Nhưng, xét theo phương diện thứ hai, chính những cuộc cách mạng
DCTS là dấu hiệu báo trước về một sự lớn mạnh của một giai cấp mới đối lập
với GCTS, dấu hiệu báo trước sự trưởng thành nhanh chóng, tất yếu trong
đấu tranh của GCCN, với tính cách một lực lượng xã hội mới, một lực lượng
chính trị độc lập, cách mạng trên vũ đài lịch sử.
Từ 21/11 – 3/12/1831, khởi nghĩa của công nhân dệt ở Lion (Pháp)
với khẩu hiệu: Sống có việc làm hay là chết trong chiến đấu. Từ 9/4 –
15/4/1834 khởi nghĩa Lion lần thứ hai phản đối việc Chính phủ cấm công
nhân tổ chức đoàn thể đòi tăng lương và cải thiện đời sống. Tháng 6/1836
thành lập Hiệp hội công nhân London (Anh) nhằm đấu tranh đòi tuyển cử phổ
thông cho công nhân…Khởi xướng phong trào hiến chương ở Anh (1836 –
1848). Năm 1836 thành lập đồng minh những người chính nghĩa – Tổ chức
cách mạng của công nhân Đức và những người dân chủ tiến bộ ở Đức – nêu
khẩu hiệu: Tất cả mọi người đều là anh em. Khẩu hiệu này chứa đựng nhiều

quan điểm mơ hồ và không tưởng. Đây là tiền thân của Đồng minh những
người Cộng sản. Ngày 2/5/1842 đại biểu công nhân London đệ trình nghị viện
bản kiến nghị có 3.315.712 chữ ký đánh dấu đỉnh cao của giai đoạn II Phong
trào Hiến chương ở Anh (1842 – 1848). Ngày 3/6/1844, khởi nghĩa của công
nhân dệt Silesia ở Đức đòi tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện đời sống. Năm
1847, Chính phủ Anh ban hành đạo luật ngày làm 10 giờ đối với phụ nữ và trẻ
em. Ngày 10/4/1848, công nhân Anh đệ trình Nghị viện Bản kiến nghị có 5
triệu chữ ký, nhưng bị bác bỏ, kết thúc phong trào Hiến chương (1836 –
1848). Tuy nhiên đây là phong trào cách mạng vô sản to lớn đầu tiên thực
8


sự có tính chất quần chúng và có hình thức chính trị. Từ 23/6 – 26/6/1848,
khởi nghĩa tháng Sáu của công nhân Pari chống Chính phủ tư sản, đòi
thành lập nền cộng hòa xã hội được coi là cuộc giao chiến đầu tiên giữa vô
sản và tư sản.
Mặc dù CNXHKH đã ra đời, nhưng đấu tranh giai cấp của GCCN
một số nước (điển hình là Pháp) vẫn còn mang nặng tính chất tự phát, chưa có
chính đảng, chưa có cương lĩnh, chiến lược, sách lược, còn chịu ảnh hưởng rõ
rệt của các trào lưu xã hội không tưởng - phê phán. Ở Châu Âu chưa phát
triển đến mức có đủ điều kiện để xóa bỏ phương thức sản xuất TBCN. Một
hiện thực đang trong quá trình thành thục ấy đòi hỏi sự tiếp tục phải nghiên
cứu phát triển lý luận CNXHKH, với tính cách là sự phản ánh mảnh đất hiện
thực đang thành thục ấy. Nhiệm vụ lịch sử trọng đại đó giờ đây đặt lên vai
C.Mác – Ph.Ăng ghen và những lãnh tụ chân chính của chính đảng đầu tiên
của GCCN.
Vào cuối thế kỷ XIX (từ nhứng năm 70 trở đi), cách mạng tư sản đã
cơ bản hoàn thành ở Châu Âu. Một trong những hậu quả của cuộc cách mạng
công nghiệp là các nước như Anh, Pháp, Đức,…đã thực hiện chính sách đế
quốc bành trướng mạnh, do cần thị trường tiêu thụ máy móc và thị trường

cung cấp nguyên nhiên liệu cho sản xuất. Chính sách đế quốc xâm lược là
nguyên nhân bùng nổ những cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân ở các
nước TBCN, những cuộc cách mạng phản đế ở các thuộc địa và những cuộc
chiến tranh tàn khốc giữa các đế quốc (Anh – Pháp; Pháp – Đức,…)
Cũng vào cuối thế kỷ XIX, CNTB đã mở rộng xuống các vùng nông
thôn, làm phá sản những người tiểu nông, làm cho thái độ của họ đối với các
đảng phải có sự thay đổi. Do đó, các đảng xã hội dân chủ các nước này đã đề
ra cương lĩnh tranh thủ nông dân, nhưng lại sa vào hữu khuynh – tuyên bố
ủng hộ tất cả những người sản xuất nông nghiệp, kể cả đại nông.
Những sự kiện chính trị sôi động được nêu ra trên đây đã nói lên sự
lớn mạnh nhanh chóng của GCCN, với tính cách một lực lượng xã hội mới,
một thế lực chính trị mới, sự tồn tại, phát triển của nó sẽ góp phần quyết định
9


xu thế, nội dung phát triển của xã hội kể từ khi bước vào thời đại TBCN, thời
đại của GCTS.
Hoàn cảnh lịch sử trên đây – sự phát triển của CNTB, sự gia tăng về
quyền và phong trào cách mạng của GCVS là những tiền đề cơ sở khách quan
cho sự hình thành học thuyết về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân nói
riêng và cho sự ra đời của CNXHKH nói chung.

Chương 2:
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
2.1. Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:
Làm rõ khái niệm GCCN không chỉ là vấn đề học thuật đơn thuần,
mà nó còn là vấn đề chính trị liên quan đến vấn đề có hay không có SMLS
của GCCN. Nếu bản thân GCCN bị phủ định thì SMLS của GCCN cũng như
việc thực hiện một cuộc cách mạng XHCN cũng không còn. Mác - Ăng ghen
khẳng định, do chính ngay địa vị khách quan của mình trong xã hội TBCN,

GCVS có sứ mệnh phá hủy xã hội đó. “Vấn đề không phải ở chỗ hiện nay
người vô sản nào đó, thậm chí toàn bộ GCVS, coi cái gì là mục đích của
mình. Vấn đề là ở chỗ GCVS thực ra là gì, và sự phù hợp với sự tồn tại ấy của
bản thân nó, GCVS buộc phải làm gì về mặt lịch sử”. [1,56]
10


Việc phân tích quá trình hình thành phát triển nền đại công nghiệp
trong điều kiện TBCN cùng các biến đổi trong cơ cấu xã hội – giai cấp, các
quan hệ chính trị giữa các giai cấp được nảy sinh tất yếu từ sự ra đời, phát
triển của nền đại công nghiệp cho phép C.Mác – Ph.Ăngghen khái quát, chỉ ra
một cách chính xác hai đặc trưng bản chất nhất của GCCN:
-

Thứ nhất, GCCN ra đời cùng với sự xuất hiện của nền đại công nghiệp. Có
nghĩa là họ là giai cấp của những người lao động sản xuất vật chất trong nền
đại công nghiệp có trình độ công nghệ - kỹ thuật tiên tiến hiện đại và có tính

-

chất xã hội cao.
Thứ hai, sức lao động của GCCN kết hợp với TLSX là nguồn gốc tạo ra giá
trị thặng dư, đây là nguồn gốc chủ yếu cho sự giầu có của xã hội. Đây là một
nguyên lý quan trọng được rút ra trên cơ sở học thuyết giá trị thặng dư – một
phát hiện vĩ đại của Mác – Ăngghen trong lĩnh vực kinh tế và kinh tế - chính
trị học hiện đại.Trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” Mác – Ăngghen
viết: “Trong tất cả các giai cấp hiện đang đối lập với GCTS thì chỉ có GCVS
là thực sự cách mạng. Các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự
phát triển của đại công nghiệp. GCVS thì trái lại, là sản phẩm của bản thân
nền đại công nghiệp”. [2,613]

Có rất nhiều các tài liệu đưa ra định nghĩa khái niệm về GCCN như:
GCCN là giai cấp những người lao động trong quá trình sản xuất vật
chất có tính chất công nghiệp với trình độ công nghệ - kỹ thuật hiện đại, là
giai cấp của những người mà hoạt động lao động của họ (sức lao động của họ
kết hợp với tư liệu sản xuất) sẽ tạo ra giá trị thặng dư – nguồn gốc chủ yếu
của sự giàu có trong xã hội hiện đại” [3,30]
“GCCN là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng
với quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại, với nhịp độ phát triển
của LLSX có tính chất xã hội hóa ngày càng cao; là lực lượng lao động cơ
bản tiên tiến trong các quá trình công nghệ, dịch vụ công nghiệp, trực tiếp
hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, tái sản xuất ra của cải vật chất

11


và cải tạo các quan hệ xã hội; đại biểu cho LLSX và phương thức sản xuất
tiên tiến trong thời đại ngày nay”. [4,60]
Mác – Ăng ghen đã dùng nhiều thuật ngữ khác nhau nói về GCCN:
GCVS, giai cấp của những người hoàn toàn không có của, giai cấp lao động
trong thế kỷ XIX
Xét trên phương diện chính trị - xã hội, mỗi thời đại có một giai cấp
đứng ở vị trí trung tâm, là lực lượng tiên phong trong cuộc đấu tranh của giai
cấp bị thống trị, bị áp bức thủ tiêu chế độ xã hội đã lỗi thời của giai cấp thống
trị, xây dựng chế độ xã hội mới, phù hợp với quy luật của lịch sử. SMLS của
GCCN là toàn bộ những nhiệm vụ mà một giai cấp có thể, cần phải thực hiện
nhằm thủ tiêu một chế độ xã hội cũ đã lỗi thời, thiết lập một chế độ xã hội
mới tiến bộ hơn. Những nhiệm vụ lịch sử ấy không chỉ là phù hợp với lợi ích
của giai cấp có SMLS mà điều cơ bản còn là do chính địa vị kinh tế - xã hội
khách quan của giai cấp đó quy định.
CNTB sau khi đã xóa bỏ quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời, thiết

lập quan hệ sản xuất mới TBCN, chưa đầy một thế kỷ GCTS đã tạo ra một
LLSX khổng lồ, lớn hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thời kỳ trước cộng
lại. Nền đại công nghiệp – vũ khí mà GCTS dùng để chiến thắng giai cấp
phong kiến trước đây đã quay trở lại đánh vào GCTS. Mác – Ăng ghen đi đến
kết luận: “Như vậy là sự phát triển của đại công nghiệp đã phá sập dưới chân
GCTS, chính ngay cái nền tảng trên đó GCTS đã xây dựng lên chế độ sản
xuất là chiếm hữu của nó, trước hết GCTS tạo ra những người đào huyệt chôn
chính nó. Sự sụp đổ của GCTS và thắng lợi của GCVS đều là tất yếu như
nhau”. Kết luận này vừa thể hiện tính khoa học vừa thể hiện tính chính trị sâu
sắc. Nền đại công nghiệp TBCN đã tạo nên những điều kiện khách quan để
GCCN thực hiện SMLS của mình. Tóm lại, SMLS của GCCN là toàn bộ
những nhiệm vụ cách mạng, tất yếu mà GCCN có thể, cần phải thực hiện
nhằm thủ tiêu chế độ TBCN, xây dựng CNXH và chủ nghĩa cộng sản trên
phạm vi thế giới. Những nhiệm vụ lịch sử này là do chính địa vị kinh tế - xã
12


hội của GCCN trong nền sản xuất, trong nền kinh tế - xã hội của chủ nghĩa
tư bản quy định.[3,33]
Trong các tác phẩm “Gia đình thần thánh”, “Hệ tư tưởng Đức”, đỉnh
cao là “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” và cuối cùng là “Đấu tranh giai cấp ở
Pháp” Mác – Ăngghen đã nêu ra những thuộc tính cơ bản của GCVS. Hai ông
đã trình bày khái niệm về GCVS một cách tương đối đầy đủ.
Trong “Gia đình thần thánh”, C.Mác đề cập GCVS, chủ yếu với tính
cách là “lực lượng đối lập với quyền tư hữu”. Mà sự vận động của hai lực
lượng này tạo ra sự phát triển của CNTB. Sự phát triển thường xuyên của xã
hội tư bản thường xuyên tái sản xuất ra sự đối lập đó – sự đối lập giữa “quyền
tư hữu với GCVS”.
Trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”, đứng trên quan điểm duy vật về
lịch sử C.Mác và Ph.Ăngghen đã phát hiện ra quá trình hình thành và phát

triển một giai cấp xã hội có vai trò và vị trí quan trọng trong quá trình phát
triển của xã hội loài người đó là GCVS hiện đại. GCVS hiện đại là sản phẩm
của nền đại công nghiệp TBCN. Chính sự phát triển của LLSX đã dẫn đến sự
ra đời của GCVS: giai cấp bị áp bức bóc lột nặng nề và có tinh thần cách
mạng triệt để.
Đến “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”, những quan niệm về GCVS
đã đạt đến một trình độ khoa học. Vấn đề mà cả C.Mác và Ph.Ăngghen trăn
trở ngay trong tác phẩm “Gia đình thần thánh”, đến lúc này cơ bản đã được
nhận thức. Trong “Gia đình thần thánh” các ông đã đưa ra một vấn đề khoa
học nghiêm túc, trên lập trường duy vật lịch sử: “Vấn đề không phải ở chỗ
hiện nay người vô sản nào đó, thậm chí toàn bộ GCVS, coi cái gì là mục đích
của mình. Vấn đề là ở chỗ GCVS thực ra là gì, và sự phù hợp với sự tồn tại ấy
của bản thân nó, GCVS buộc phải làm gì về mặt lịch sử”. [1,56]
Trước hết trong “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”, C.Mác – Ăngghen
đã tiếp tục luận chứng sâu sắc hơn các luận điểm về GCVS là sản phẩm của
nền đại công nghiệp. Trong tác phẩm này, luận điểm này được phân tích luận
13


chứng chủ yếu là giai cấp ấy thực sự là giai cấp cách mạng nhất, đối lập một
cách kiên quyết và triệt để nhất với GCTS. C.Mác và Ph.Ăngghen viết trong
Tuyên ngôn: “Trong tất cả các giai cấp hiện đang đối lập với GCTS thì chỉ có
GCVS là thực sự cách mạng. Các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng
với sự phát triển của đại công nghiệp. GCVS thì trái lại, là sản phẩm của bản
thân nền đại công nghiệp”. [2,613]
Bên cạnh đó trong “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”, C.Mác –
Ăngghen đã luận chứng đầy đủ và sâu sắc hơn đặc điểm cơ bản của GCVS đã
được phác thảo trong “Gia đình thần thánh” và trong “Hệ tư tưởng Đức”. Đó
là đặc điểm chính xác cho rằng, GCVS là giai cấp có tinh thần cách mạng triệt
để. Tinh thần cách mạng triệt để của GCVS được chứng minh trong tác phẩm

này do được quy định bởi địa vị tiến bộ của giai cấp ấy trong phương thức sản
xuất, và do đó, trong nền kinh tế của CNTB.
Nói một cách khái quát, nội dung SMLS của GCCN là xóa bỏ chế độ
TBCN, xóa bỏ chế độ người bóc lột người, giải phóng GCCN, nhân dân lao
động và toàn thể nhân loại khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, nghèo nàn, lạc hậu,
xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa văn minh.
Ph.Ăngghen viết: “Thực hiện sứ mệnh giải phóng thế giới ấy, - đó là
SMLS của GCVS hiện đại”. V.I.Lênin cũng chỉ rõ: “Điểm chủ yếu trong học
thuyết của Mác là ở chỗ nó làm sáng tỏ vai trò lịch sử thế giới của GCVS là
người xây dựng xã hội XHCN”.[5,1]
Ở nước ta, GCCN trước hết phải làm cuộc cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân. SMLS của GCCN là phải lãnh đạo cuộc cách mạng đó thông qua
đội tiên phong của mình là Đảng Cộng sản Việt Nam, đấu tranh giành chính
quyền, thiết lập nền chuyên chính dân chủ nhân dân. Trong giai đoạn cách
mạng XHCN, GCCN từng bước lãnh đạo nhân dân lao động xây dựng thành
công CNXH, không có người bóc lột người, giải phóng nhân dân lao động
khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, bất công. SMLS của GCCN chỉ được hoàn thành
khi CNCS được thiết lập trên phạm vi thế giới.
14


2.2. Tính tất yếu sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:
Chỉ khi nào GCCN đạt tới trình độ tự giác bằng việc tiếp thu lý luận
khoa học và cách mạng của học thuyết SMLS của GCCN thì phong trào cách
mạng của nó mới thực sự là một phong trào chính trị. C.Mác – Ăng ghen đã
chỉ ra rằng lợi ích giai cấp của GCVS hoàn toàn nhất trí với những lợi ích
“của số quần chúng mà những điều kiện giải phóng hiện thực khác một cách
căn bản với những điều kiện trong đó GCTS đã có thể tự giải phóng mình và
giải phóng xã hội”. Trình độ lý luận đó cho phép GCCN nhận thức được vị
trí, vai trò của mình trong xã hội, nguồn gốc tạo nên sức mạnh đó bằng sự

đoàn kết, nhận thức rõ mục tiêu, con đường tự giải phóng mình khỏi chế độ
bóc lột, GCVS cũng giải phóng toàn thể xã hội khỏi chế độ bóc lột. Lần đầu
tiên trong lịch sử, lợi ích của giai cấp tiên tiến thực sự hòa làm một với lợi ích
của quần chúng nhân dân hết sức rộng rãi, và theo ý nghĩa đó, nó có được tính
chất lợi ích của con người nói chung.
Trong những suy luận đó của C.Mác đã có những yếu tố đầu tiên
của luận điểm mà sau này ông sẽ phát triển, cho rằng GCVS là một giai
cấp nắm bá quyền, giai cấp thực hiện vai trò lãnh đạo trong phong trào
cách mạng giải phóng của quần chúng bị áp bức trong xã hội hiện đại.
Phải có chủ nghĩa Mác soi sáng, GCCN mới đạt tới trình độ nhận thức lý
luận về vai trò lịch sử của mình. Sự thâm nhập của chủ nghĩa Mác vào
PTCN dẫn tới sự hình thành chính đảng của GCCN. V.I.Lênin chỉ ra rằng,
đảng là sự kết hợp PTCN với CNXHKH. Nhưng trong mỗi nước sự kết
hợp ấy là sản phẩm của lịch sử lại được thực hiện bằng những con đường
đặc biệt, tùy theo điều kiện không gian và thời gian. Ở nhiều nước thuộc
địa, nửa thuộc địa, chủ nghĩa Mác thường kết hợp với PTCN và phong
trào yêu nước thành lập ra đảng cộng sản.
C.Mác – Ăng ghen chỉ ra rằng, SMLS của GCCN chỉ có thể hoàn
thành khi có vai trò lãnh đạo quyết định quan trọng nhất của Đảng cộng
sản. Chỉ có Đảng cộng sản lãnh đạo thì GCCN mới chuyển từ đấu tranh tự
15


phát sang đấu tranh tự giác trong mỗi hành động với tư cách một giai cấp
tự giác và thực sự cách mạng.Đảng cộng sản là một tổ chức bao gồm
trong đó những người cộng sản vốn là những người công nhân ưu tú nhất,
giác ngộ nhất. Về mặt thực tiễn, những người cộng sản là bộ phận kiên
quyết nhất trong các đảng công nhân ở tất cả các nước, là bộ phận luôn
luôn thúc đẩy phong trào tiến lên. Về mặt lý luận, họ hiểu rõ hơn những
công nhân khác điều kiện, tiến trình và kết quả chung của phong trào vô

sản. Nhưng bộ phận này không thể tách rời, đối lập với các đảng công
nhân khác mà gắn liền với lọi ích của GCVS, lãnh đạo GCVS hoàn thành
SMLS. Các Mác đã nhấn mạnh rằng, trong cuộc đấu tranh của mình
chống lại quyền lực liên hiệp của các giai cấp hữu sản, chỉ khi nào GCVS
tự mình tổ chức được thành một đảng độc lập với tất cả mọi chính đảng cũ
do giai cấp hữu sản lập ra thì mới có thể hành động với tư cách là một giai
cấp được.
2.3. Điều kiện chủ quan, khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của
giai cấp công nhân:
- Điều kiện chủ quan quy định SMLS của giai cấp công nhân:
SMLS của GCCN xuất hiện một cách khách quan, song để biến khả
năng khách quan thành hiện thực thì phải thông qua những nhân tố chủ quan.
Trong những nhân tố chủ quan ấy, việ thành lập ra Đảng cộng sản trung thành
với sự nghiệp, lợi ích của GCCN là yếu tố quyết định đảm bảo cho GCCN có
thể hoàn thành SMLS của mình.
Bản thân giai cấp công nhân:
Ngay từ khi mới hình thành trong xã hội TBCN, bản thân GCCN đã
không ngừng hoạt động và trưởng thành từng bước về số lượng và chất lượng.
Về số lượng chẳng những ngày càng tăng lên rất rõ rệt ở tất cả các
nước, kể cả trong “kinh tế tri thức” hiện nay, mà còn đa dạng hơn về cơ cấu
các loại công nhân với nhiều ngành nghề ngày càng phong phú, phát triển,

16


tinh vi hơn. Theo Tổ chức lao động Quốc tế (ILO) thì: từ năm 1990, thế giới
đã có hơn 600 triệu công nhân và đến 1998 đã có 800 triệu công nhân…
Về chất lượng, bản thân GCCN luôn có sự nâng cao về học vấn, về
khoa học công nghệ và tay nghề; từ hoạt động kinh tế, đấu tranh kinh tế trước
mắt, đã từng bước hoạt động chính trị, đấu tranh kinh tế trước mắt, đã từng

bước hoạt động chính trị, đấu tranh chính trị, thông qua các tổ chức nghiệp
đoàn, công đoàn, từng bước có ý thức giai cấp, giác ngộ giai cấp và cao nhất
là dẫn đến hình thành đảng tiên phong là Đảng cộng sản. Khi đó, theo chủ
nghĩa Mác – Lênin, GCCN đã từ chỗ là “giai cấp tự nó” (tức là chưa có ý thức
giác ngộ giai cấp) đến chỗ là “giai cấp vì nó” (tức là giai cấp tự giác).
Vì thế, GCCN trở thành cơ sở chính trị căn bản nhất của Đảng cộng sản.
-

Điều kiện khách quan:
Trong cuốn “Gia đình thần thánh”, lần đầu tiên C.Mác đã nêu ra tư
tưởng cho rằng vai trò của GCCN do những điều kiện kinh tế xã hội quyết
định. Ông chỉ ra rằng xã hội TBCN phát triển trong khuôn khổ sự đối kháng
thường xuyên của 2 lực lượng: quyền tư hữu và GCVS: “GCVS đang thi hành
bản án mà chế độ tư hữu, trong khi đẻ ra GCVS, đã làm cho mình, cũng giống
như nó đang thi hành bản án mà lao động làm thuê, trong khi sản xuất ra sự
giàu có cho kẻ khác và sự khốn cùng cho bản thân, đã làm ra cho mình”.Như
vậy, do chính ngay địa vị khách quan của mình trong xã hội TBCN, GCVS có
sứ mệnh phá hủy xã hội đó.
Luận thuyết về SMLS của GCCN đã được C.Mác – Ăng ghen trình
bày sâu sắc trong “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”. Trong tác phẩm này các
ông đã chỉ rõ các điều kiện khách quan quy định SMLS của GCCN.
Do địa vị kinh tế - xã hội khách quan, GCCN là giai cấp gắn với
LLSX tiên tiến nhất dưới CNTB. Và với tính cách như vậy, nó là lực lượng
quyết định phá vỡ quan hệ sản xuất TBCN. Sau khi giành chính quyền,
GCCN đại biểu cho sự tiến bộ của lịch sử, là người duy nhất có khả năng lãnh
đạo xã hội xây dựng một phương thức sản xuất mới cao hơn phương thức sản
xuất TBCN.
17



GCCN, con đẻ của nền sản xuất công nghiệp hiện đại: “Trong tất cả
các giai cấp hiện đang đối lập với GCTS thì chỉ có GCVS là thực sự cách
mạng. Tất cả các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển
của đại công nghiệp, còn GCVS là sản phẩm của bản thân nền đại công
nghiệp” [6,610]; “GCVS là một giai cấp cách mạng so với GCTS, bởi vì bản
thân nó, tuy lớn lên trên mảnh đất của đại công nghiệp, nhưng lại muốn làm
cho nền sản xuất trút bỏ các tính chất TBCN mà GCTS đang cố duy trì vĩnh
viễn”. [7,38]. GCCN được rèn luyện trong nền sản xuất công nghiệp tiến bộ,
đoàn kết và tổ chức lại thành một lực lượng xã hội hùng mạnh. Bị GCTS áp
bức, bóc lột nặng nề, là giai cấp trực tiếp đối kháng với GCTS, và xét về bản
chất họ là giai cấp cách mạng triệt để nhất chống lại chế độ áp bức, bóc lột
TBCN. Điều kiện sinh hoạt khách quan của họ quy định rằng, họ chỉ có thể tự
giải phóng bằng cách giải phóng toàn xã hội khỏi chế độ TBCN. Trong cuộc
cách mạng ấy, họ không mất gì ngoài xiềng xích và được cả thế giới về mình.
Địa vị kinh tế - xã hội khách quan không chỉ khiến cho GCCN trở
thành giai cấp cách mạng triệt để nhất mà còn tạo cho họ khả năng làm việc
đó. Cụ thể GCCN phải trải qua hai bước cơ bản trong quá trình thực hiện
SMLS của mình là: biến thành giai cấp thống trị, giành lấy dân chủ; sau đó,
dùng sự thống trị chính trị củ mình từng bước đoạt lấy dân chủ; sau đó, dùng
sự thống trị chính trị của mình từng bước đoạt lấy tư bản trong tay GCTS để
tập trung tất cả những công cụ sản xuất vào tay nhà nước – GCVS đã được tổ
chức thành giai cấp thống trị, để tăng nhanh số lượng những lực lượng sản
xuất, mang lại cuộc sống tự do, hạnh phúc, “làm theo năng lực, hưởng theo
nhu cầu cho con người” – sáng tạo ra một xã hội mới. Đó là khả năng đoàn
kết các giai cấp khác trong cuộc đấu tranh của toàn thể dân lao động và của
dân tộc vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó là khả năng đoàn kết
toàn thể GCVS và các dân tộc bị áp bức trên quy mô quốc tế theo chủ nghĩa
quốc tế vô sản.

18



Lịch sử thế giới đã chứng minh những kết luận C.Mác – Ăng ghen về
SMLS của GCCN là đúng đắn. Tuy nhiên, cuộc đấu tranh của GCCN nhằm
hoàn thành SMLS của mình không phải diễn ra một cách bằng phẳng, thuận
buồm xuôi gió.
Phong trào đấu tranh của GCCN tuy đang đứng trước những thử
thách hết sức nặng nề, nhưng xem xét toàn cảnh của sự phát triển xã hội,
GCCN, LLSX tiến bộ vẫn đang chuẩn bị những tiền đề khách quan cho thực
hiện SMLS của mình dù có trải qua những bước thăng trầm, quanh co, nhưng
nó vẫn tiếp tục diễn ra theo quy luật khách quan của lịch sử.
Đúng là ở những nước tư bản chủ nghĩa phát triển, đời sống của một
bộ phận không nhỏ trong GCCN đã được cải thiện, có thu nhập cao; một bộ
phận công nhân ở các nước trên đã có mức sống “trung lưu hóa”, song điều
đó không có nghĩa là công nhân ở các nước ấy không còn bị bóc lột hoặc bị
bóc lột không đáng kể.
Một thực tế đã, đang và còn tồn tại ngày càng sâu sắc ở các nước tư
bản phát triển, đó là sự bất công, bất bình đẳng và thu nhập càng cách xa giữa
GCTS với GCCN và quần chúng lao động. Dù có cố gắng tìm cách “thích
nghi” và mọi biện pháp xoa dịu nhưng GCTS không thể khắc phục được mâu
thuẫn cơ bản của CNTB. Thực tế, cuộc đấu tranh của GCCN vẫn diễn ra ở các
nước TBCN dưới nhiều hình thức phong phú, với những nội dung khác nhau.
2.4.
Đảng Cộng sản là nhân tố bảo đảm cho giai cấp công nhân
thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của mình:
Vấn đề tổ chức chính trị của GCCN đã được Mác – Ăng ghen đề ra
ngay từ khi hai ông mới bắt đầu hoạt động. Hai ông đặc biệt coi trọng mặt đó
của phong trào công nhân quốc tế. Đảng chính trị là tổ chức cao nhất, đại biểu
tập trung cho trí tuệ và lợi ích của toàn thể giai cấp. Đối với GCCN đó là đảng
cộng sản, chẳng những đại biểu cho trí tuệ và lợi ích của GCCN mà còn đại

biểu cho toàn thể nhân dân lao động và dân tộc.
Trong tác phẩm “Gia đình thần thánh”, khi phân tích vai trò lịch sử
thế giới của GCCN, Mác – Ăng ghen đã chỉ rõ tính tất yếu của cuộc đấu tranh
của GCCN trong thực tế lao động và trong cuộc sống hàng ngày chứ không
19


phải trong tư duy như “sự phê phán có tính chất phê phán” hướng dẫn. Các
ông chỉ rõ: “Nhưng những công nhân cộng sản chủ nghĩa có tính chất quần
chúng ấy…không hề nghĩ rằng dùng tư duy thuần túy”, nghĩa là chỉ dựa vào
những nghị luận của họ là có thể thoát khỏi bọn chủ của họ và thoát khỏi địa
vị nhục nhã thực tế của bản thân họ. Họ cho rằng phải dùng phương thức
thực tế và cụ thể để tiêu diệt chúng.
Mác – Ăng ghen đã đưa ra tư tưởng cho rằng: GCVS càng nhận thức
được SMLS của nó – tính chất nặng nề của tệ bóc lột TBCN giúp cho nó nhận
thức được SMLS ấy thì nó lại càng thống nhất nhau lại để đấu tranh chống
chế độ hiện tồn. Sự thống nhất đó – Mác nhận xét – “biến GCVS thành một
lực lượng hùng mạnh”. Tư tưởng này là tiền đề xuất hiện cho tư tưởng về
Đảng của GCCN. “Sự thống nhất đó” phải chăng là dự báo về việc sẽ xuất
hiện một tổ chức của GCCN?
Trong tác phẩm “Tình cảnh của giai cấp lao động ở Anh”, Ph.Ăng
ghen chỉ ra: Công nhân bắt đầu cảm thấy mình – về toàn thể - là một giai cấp;
họ đã hiểu được rằng đứng riêng lẻ thì họ yếu, nhưng liên hợp lại thì thành
một lực lượng; điều này đã giúp cho họ tách ra khỏi GCTS và giúp cho những
quan niệm về tư tưởng độc lập, đặc trưng cho công nhân và cho hoàn cảnh
sinh sống của họ được hình thành; họ bắt đầu hiểu về địa vị bị áp bức của
mình và công nhận có tầm quan trọng về mặt xã hội và chính trị. “Trong mọi
ngành lao động đều tổ chức những công liên như thế với chủ trương công
khai là ra sức bảo vệ từng người công nhân riêng lẻ, chống những hành động
bạo ngược và sự đối đãi tàn nhẫn của GCTS”.

Như vậy, theo Ăng ghen, từ thực tiễn phong trào đấu tranh của GCVS
đã tất dẫn đến sự hình thành các tổ chức tương ứng với quy mô, với mục tiêu
và nội dung đấu tranh. Quá trình đó tất yếu làm chín muồi một nhu cầu thống
nhất tổ chức, nhu cầu về sự ra đời một chính đảng được vũ trang bằng lý luận
mới, lý luận có đủ khả năng giác ngộ giai cấp ấy về địa vị kinh tế - xã hội, về
vai trò và SMLS tất yếu của nó.

20


Trong tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, Mác – Ăng
ghen cũng đã luận chứng một cách khoa học, đưa ra các luận điểm cơ
bản nhất của mình về Đảng Cộng sản như là một điều kiện chủ quan,
quyết định trực tiếp và chủ yếu và là nhân tố đảm bảo cho GCCN có
thể thực hiện thắng lợi SMLS của mình. “Công nhân bắt đầu từ việc
thành lập những liên minh chống lại bọn tư sản để bảo vệ tiền công
của mình. Thậm chí họ đi tới chỗ lập thành những đoàn thể thường
trực để sẵn sàng đối phó, khi những cuộc xung đột bất thần xảy ra.
Đây đó, đấu tranh nổ thành bạo động công khai” [13,608], và “sự tổ
chức như vậy của những người vô sản thành giai cấp và do đó thành
chính đảng” .[1,609]
Mác – Ăng ghen chỉ ra: GCVS luôn bị áp bức cùng cực bởi GCTS.
GCTS đã không đảm bảo cho GCVS những điều kiện sinh hoạt tối thiểu cho
họ có thể sống được trong vòng nô lệ. Như vậy, có nghĩa là sự tồn tại của
GCTS không còn tương dung với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Do đó,
“sự sụp đổ của GCTS và thắng lợi của GCVS là tất yếu như nhau”. Trong Lời
tựa viết cho bản tiếng Anh xuất bản năm 1888, Ph.Ăngghen đã chỉ ra điều
đó: “Chính do bản thân các sự biến và do những thành bại trong cuộc đấu
tranh chống tư bản – do những thất bại nhiều hơn là do những thành công mà công nhân không thể không cảm thấy rằng tất cả các môn thuốc vạn ứng
của họ đều vô dụng, họ không thể không đi tới chỗ nhận thấy tường tận

những điều kiện thực sự của công cuộc giải phóng GCCN”. Điều đó là sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Mác – Ăng ghen chỉ ra: Những người cộng sản chiến đấu cho những
mục đích và những lợi ích trước mắt của GCCN, nhưng đồng thời trong
phong trào hiện tại, họ cũng bảo vệ và đại biểu cho tương lai của phong trào.
[1, 644 – 645] Tóm lại, “ở tất cả mọi nơi, những người cộng sản đều ủng hộ
mọi phong trào cách mạng chống lại trật tự xã hội và chính trị hiện hành”.
[1,645 – 646]
21


Hai ông nhận thức rằng chỉ có trong quá trình giáo dục chính trị lâu
dài cho GCCN, chỉ có trong quá trình đấu tranh của giai cấp ấy với giai cấp
thống trị thì mới có thể xây dựng được những đảng vô sản ở các nước. Hai
ông viết: “Vậy là về mặt thực tiễn, những người cộng sản là bộ phận kiên
quyết nhất trong các đảng công nhân ở tất cả các nước, là bộ phận luôn luôn
thúc đẩy phong trào tiến lên về mặt lý luận, họ hơn bộ phận còn lại của GCVS
ở chỗ là họ hiểu rõ những điều kiện, tiến trình và kết quả chung của phong
trào vô sản”. [1,614 – 615]
Vai trò tiên phong của Đảng đảm bảo cho Đảng tập hợp được GCVS.
Sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện đảm bảo cho GCVS hoàn thành SMLS
toàn thế giới. Nhưng Đảng Cộng sản không phải là một đảng riêng biệt, Đảng
là một bộ phận gắn liền với giai cấp. Lợi ích của Đảng thống nhất với lợi ích
của giai cấp: “Những người cộng sản không phải là một đảng riêng biệt, đối
lập với các đảng công nhân khác. Họ tuyệt nhiên không có một lợi ích nào
tách khỏi lợi ích của toàn thể GCVS”. [1,614] Theo đó, mục đích của Đảng là
mục đích của giai cấp, Đảng là đại biểu cho lợi ích của toàn bộ phong trào vô
sản.
Hai ông đồng thời cũng chỉ ra rằng: Những người cộng sản là những
người tiên phong, giác ngộ lợi ích và vị trí vai trò của GCCN, đi đầu trong

cuộc vì các lợi ích của GCCN. Các thành viên của Đảng, có hai điểm khác
biệt so với các Đảng vô sản khác: “Những người cộng sản chỉ khác với các
đảng vô sản khác trên hai điểm: một là, trong các cuộc đấu tranh của những
người vô sản thuộc các dân tộc khác nhau, họ đặt lên hàng đầu và bảo vệ
những lợi ích không phụ thuộc vào dân tộc và chung cho toàn thể GCVS; hai
là, trong các giai đoạn khác nhau của cuộc đấu tranh giữa vô sản và tư sản, họ
luôn luôn đại biểu cho lợi ích của toàn bộ phong trào”. [1,614]
Khi phân tích về thái độ của những người cộng sản với các đảng đối
lập mang màu sắc XHCN, Mác – Ăngghen đã phân tích một cách khái quát
quan hệ giữa các Đảng cộng sản, những người cộng sản ở Pháp, Thụy Sĩ, Ba
Lan, Đức,…với các Đảng XHCN đối lập ở những nước đó: “Ở Pháp, những
22


người cộng sản liên hợp với Đảng dân chủ - XHCN chống GCTS bảo thủ và
cấp tiến, đồng thời vẫn dành cho mình cái quyền phê phán những lời nói
suông và những ảo tưởng do truyền thống cách mạng để lại; Ở Thụy Sĩ, họ
ủng hộ phái cấp tiến, nhưng không phải không biết rằng đảng này gồm những
phần tử mâu thuẫn nhau, một nửa là những người dân chủ XHCN theo kiểu
Pháp, và một nửa là những người tư sản cấp tiến; Ở Ba Lan, những người
cộng sản ủng hộ chính đảng đã coi cách mạng ruộng đất là điều kiện để giải
phóng dân tộc, nghĩa là chính đảng đã làm cho cuộc khởi nghĩa Cra –cốp năm
1846; Ở Đức, Đảng cộng sản đấu tranh chung với GCTS mỗi khi giai cấp này
hành động cách mạng chống chế độ quân chủ chuyên chế, chống chế độ sở
hữu ruộng đất phong kiến và giai cấp tiểu tư sản phản động”. [1,644 – 645]
Trên cơ sở ấy các ông nêu ra một cách vắn tắt, rõ ràng thái độ có tính nguyên
tắc của những người cộng sản là: “Không một phút nào Đảng cộng sản lại
quên giáo dục cho công nhân một ý thức hết sức sáng rõ về sự đối kháng kịch
liệt giữa GCTS và GCVS” và “những người cộng sản ở mọi nơi đều phấn đấu
cho sự đoàn kết và sự liên hợp của các đảng dân chủ ở tất cả các nước”.

[1,645 – 646]
Tóm lại, tư tưởng về Đảng Cộng sản được đề cập trong Tuyên ngôn
có thể tóm tắt như sau:
Đảng Cộng sản là nhân tố quan trọng nhất, đảm bảo thực hiện thắng
lợi SMLS của GCCN. Đảng là tổ chức của những đại biểu giác ngộ nhất,
trung thành nhất với lý tưởng cộng sản, luôn đi đầu trong quá trình đấu tranh
thực hiện SMLS của GCCN. Đảng là đại biểu cho lợi ích của toàn bộ giai cấp,
toàn bộ phong trào cách mạng.
Đến tác phẩm “Đấu tranh giai cấp ở Pháp”, C.Mác đã chỉ ra một
nguyên nhân cơ bản làm cho Khởi nghĩa tháng Sáu thất bại là do GCVS chưa
giác ngộ, thiếu sự thống nhất về tổ chức, chưa có chính đảng độc lập. “Giai
cấp công nhân Pháp chưa có một cuộc nghiên cứu lý luận nào về nhiệm vụ
của chính nó cả. GCCN Pháp chưa đạt được đến chỗ đó, chưa có khả năng
thực hiện cuộc cách mạng của chính nó”. [8,29 – 30]
23


Lý luận cơ bản và đầu tiên mà GCCN cần đạt tới là những cuộc đấu
tranh của nó cần phải “đụng tới cái trật tự tư sản” hiện hành, muốn thế nó cần
có chính đảng, cần được thống nhất lại…Cần nhận thức được rằng, cuộc đấu
tranh của mình là xóa bỏ các quan hệ xã hội nảy sinh từ các quan hệ kinh tế
của CNTB do đó, phải tiến tới “cải biến các tư tưởng nảy sinh từ các quan hệ
xã hội đó”. [8,137] Chỉ có như vậy, SMLS của GCCN mới được thực hiện
thắng lợi.
Mác chỉ ra, khối liên minh với nông dân của GCVS là quan trọng,
đảm bảo cách mạng thắng lợi, nhưng khối liên minh ấy chỉ có thể thực hiện
được GCCN đứng đầu, để dần dần tập hợp các giai cấp nông dân, tiểu tư sản,
các tầng lớp trung đẳng đứng xung quanh và về phía GCVS. “Cũng như hồi
tháng Hai, đây là khối liên minh chung chống lại GCTS và Chính phủ. Nhưng
lần này thì GCVS đứng đầu khối liên minh này”. [8,140]

Tựu chung, tất cả những luận điểm có tính nguyên tắc trên của Mác –
Ăng ghen về Đảng cách mạng của GCCN và về sách lược của Đảng trong
những điều kiện lịch sử khác nhau là điểm xuất phát và cơ sở để Lênin xây
dựng nên một học thuyết hoàn chỉnh về Đảng kiểu mới trong điều kiện lịch sử
mới.

24


25


×