Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Câu hỏi và đáp án thử nghiệm thiết bị điện trên hệ thống điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (479.79 KB, 24 trang )

CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN
Môn học: Thử nghiệm thiết bị điện trên hệ thống điện
Câu 1:
Trình bày phương pháp đo điện trở cách điện máy biến áp bằng đồng hồ Megometro?
Nêu những chú ý khi thực hiện phép đo?
Đáp án:
Đo điện trở cách điện bằng đồng hồ Megometro để xác định sơ bộ cách điện của các cuộn
dây với nhau và của các cuộn dây với lõi thép máy biến áp. Megometro tạo ra điện áp 1 chiều
điện áp cao (đến 2500VDC) và dòng điện nhỏ (mA), trị số điện trở cách điện được tính bằng
MΩ.
1- Phương pháp đo:
1- Dụng cụ đo:
Các Megometro có điện áp 2500V, nên chọn giải đo lớn hơn 5000MΩ.
2- Sơ đồ đo:
Đo điện trở cách điện của mỗi cuộn dây trong điều kiện các cuộn dây còn lại nối vỏ
(nối vỏ là nối với phần vỏ kim loại của thiết bị và phần vỏ này đã được nối đất ). Trong
trường hợp cần xác định rõ hơn về tình trạng cụ thể của cách điện cần tiến hành đo thêm
điện trở cách điện giữa các đối tượng.
Bảng sơ đồ đo đối với máy biến áp hai và ba cuộn dây
Máy biến áp hai cuộn dây
Sơ đồ bắt buộc

C – (H + V)
H – (C + V)

Sơ đồ tham khảo

C-H
C-V
H-V


Máy biến áp ba cuộn dây
C – (T + H + V)
T - (C + H + V)
H - (C + T + V)
C-T
T-H
H-C
C-V
T-V
H-V

Trong đó:
C, T, H là các cuộn dây có điện áp định mức cao , trung , hạ áp ;
V là vỏ máy .
- là tách riêng
+ là nối với
3- Trình tự đo:
- Chuẩn bị : nối vỏ tất cả các cuộn dây của máy biến áp.
- Chuẩn bị sơ đồ đo: tách các cực của cuộn dây cần đo ra khỏi nối vỏ, tiến hành nối tắt
tất cả các cực của đối tượng đo.
- Chuẩn bị máy đo: đấu đầu dây có ký hiệu nối đất vào phần vỏ máy, đầu dây đo có ký
hiệu “ Line “được để cách ly (với vỏ, với đối tượng đo …)
- Tiến hành đo: Khởi động máy đo, đưa đầu dây đo “ Line” tiếp xúc với đối tượng đo,
đọc trị số trên máy đo ở các thời điểm 15 và 60 giây . Nhấc đầu dây đo ra khỏi đối
tượng đo, tắt máy đo, tiếp địa ( vỏ ) đối tượng đo.
4- Chú ý:
+ Dây dùng để nối vỏ phải là dây đồng mềm, có tiết diện tối thiểu 4 mm2.
+ Phải tiến hành nối dây với vỏ trước rồi mới nối lên các cực của máy biến áp
1



+ Phải nối vỏ tất cả các cực của máy biến áp.
+ Việc tiến hành tiếp vỏ cho đối tượng đo phải tiến hành đúng quy định: Phải sử
dụng găng cách điện, tiếp đầu dây vào vỏ máy trước rồi mới tiếp vào đối tượng
sau, thời gian duy trì tiếp vỏ đối tượng tối thiểu là 5 phút.
+ Sau khi khởi động máy đo, trên đầu dây đo có điện áp cao của mêgôm , do vậy
tránh tiếp xúc với đầu đo trong suốt quá trình đo. Quá trình đo được tính từ khi
đưa que đo tiếp xúc với đối tượng đo cho đến khi tiếp xong đối tượng đo với vỏ
trên đối tượng đo có điện áp cao.
+ Phải duy trì sự tiếp xúc luôn luôn tốt giữa đầu đo và đối tượng đo từ lúc đưa
đầu dây đo tiếp xúc với đối tượng đo cho đến khi nhấc đầu dây đo ra khỏi đối
tượng đo . Việc tiếp xúc chập chờn chẳng những làm sai lệch kết quả đo mà còn
làm cho điện tích đã tích tụ trong đối tượng đo phóng ngược về máy đo gây hỏng
máy đo .
+ Phải tuân thủ trình tự đo , đảm bảo từ lúc đưa đầu dây đo tiếp xúc với đối tượng
đo cho đến khi nhấc đầu dây đo ra khỏi đối tượng đo luôn tồn tại điện áp từ máy
đo cấp đến đầu dây đo . Việc cắt nguồn cung cấp của máy đo trong thời gian này
hoặc việc đóng nguồn cung cấp cho máy đo sau khi đã đặt đầu dây đo tiếp xúc
với đối tượng đo đều gây ra nguy hiểm cho máy đo.
5- Xử lý số liệu đo:
Sau khi có số liệu R60” và R15”, quy đổi về nhiệt độ chuẩn, tính hệ số hấp thụ K =
R60”/R15” so sánh các trị số này với tiêu chuẩn.
Trong cùng một điều kiện nhiệt độ, điện trở cách điện đo được của máy biến áp không
được nhỏ hơn 70% giá trị điện trở cách điện đo được khi xuất xưởng hoặc của lần đo trước
đó. Sau khi đã quy chuẩn theo nhiệt độ chuẩn, trị số điện trở cách điện của máy biến áp
không được nhỏ hơn giá trị quy định cho ở bảng “Giá trị nhỏ nhất cho phép của điện trở
cách điện cuộn dây máy biến áp có điện áp đến 35 KV cuộn dây ngâm trong dầu”.
Trong thực tế điện trở cách điện được đo trong những điều kiện khác với môi trường
tiêu chuẩn, để so sánh được phải quy đổi trị số điện trở cách điện đo được về nhiệt độ tiêu
chuẩn. Nhiệt độ tiêu chuẩn là nhiệt độ mà tại đó nhà chế tạo đã tiến hành đo điện trở cách

điện của đối tượng hoặc đó là nhiệt độ mà tại đó đã có tiêu chuẩn quy định giá trị tối thiểu
của điện trở cách điện máy biến áp phải đạt được.
Câu 2:
Trình bày phương pháp đo điện trở cuộn dây máy biến áp bằng cầu đo điện trở 1 chiều?
Nêu những chú ý khi thực hiện phép đo? Cách tính đổi kết quả đo khi thực hiện phép đo
với cuộn dây máy biến áp đấu tam giác ()?
Đáp án:
Đo điện trở cuộn dây máy biến áp phải bằng cầu đo điện trở 1 chiều vì dòng điện 1 chiều
có tần số f = 0, cảm kháng XL = 2.f.L =  nên trị số đo được là thuần trở.
Phương pháp:
1) Dùng dụng cụ đo:
 Cầu một chiều
 Vônmét và Ampemét với giải đo phù hợp với trị số cần đo . Cấp chính xác của các
dụng cụ đo thường chọn là 0,5.
 Hợp bộ đo.
2) Sơ đồ đo: Đo điện trở của các pha của các cuộn dây máy biến áp ở tất cả các nấc phân áp.
Đối với cuộn dây đấu sao - không có thể đo giữa các pha với trung tính, nghĩa là đo Rao,
Rbo, Rco; hoặc đo giữa các pha với nhau Rab, Rbc, Rca.
Đối với các cuộn dây đấu sao hoặc tam giác đo giữa các pha với nhau Rab, Rbc, Rca. Việc
đo được tiến hành ở tất cả các nấc phân áp của mỗi cuộn dây.
2


3) Trình tự đo:
 Chuẩn bị đối tượng đo: nối vỏ tất cả các cuộn dây của máy biến áp. Cần chú ý là tất
cả các pha của mỗi cuộn được nối tắt với nhau. Thời gian tiếp đất không dưới 5 phút.
 Chuẩn bị sơ đồ đo: tách tất cả các nối tắt pha ở tất cả các phía, nối vỏ của tất cả các
cuộn dây.
 Chuẩn bị máy đo: Lựa chọn giới hạn đo và sơ đồ đo phù hợp
 Đối với cầu đơn (P333T ) nếu điện trở cần đo dưới 1Ω phải chọn sơ đồ 4 dây, nếu

điện trở cần đo lớn hơn 1Ω phải chọn sơ đồ 2 dây.
 Đối với phương pháp Vôn - Ampe, nếu tiến hành đo bằng Ampe mét và milivôn
một chiều phải chú ý đến vị trí mắc Am pe mét và milivôn sao cho ảnh hưởng của
chúng đến trị số điện trở cần đo là ít nhất.
 Đấu dây vào đối tượng cần đo.
 Tiến hành đo:
 Khởi động sơ đồ đo theo hướng dẫn của mỗi thiết bị đo.
 Đọc giá trị điện trở một chiều ở máy đo khi trị số này đã ổn định. Tùy loại thiết bị
đo và dung lượng máy biến thế thời gian từ khi khởi động máy đo cho đến khi giá
trị điện trở một chiều thể hiện trên máy đo ổn định là khác nhau.
 Cắt điện theo hướng dẫn của mỗi thiết bị đo,
 chuyển nấc phân áp máy biến áp (nếu có),
 Lặp lại quá trình đo ở nấc phân áp mới.
Chú ý:
+ Máy biến áp phải cách ly hoàn toàn với các thiết bị khác, kể cả cáp lực, chống sét...
+ Trong quá trình đo không được để mạch dòng của thiết bị đo hở mạch hoặc tiếp xúc
chập chờn dễ làm hỏng thiết bị đo.
+ Không được nối tắt các cực của các pha của các cuộn dây không đo.
+ Dây nối từ thiết bị đo đến máy biến áp phải là dây đồng mềm , tiết diện tối thiểu
2,5mm2.
+ Không tiếp xúc với các cực của máy biến áp trong quá trình đo và trước khi tiến
hành tiếp vỏ đối tượng đo.
+ Sau khi đo xong một đối tượng, trước khi chuyển sang đối tượng khác phải chú ý cắt
điện và tiếp địa đối tượng trước khi tiếp xúc với đối tượng.
+ Nên tiến hành phép đo trong điều kiện nhiệt độ của máy biến áp ổn định .
+ Nên tiến hành chuyển nấc máy biến áp qua tất cả các nấc nhiều lần trước khi đo.
Tính đổi kết quả đo khi thực hiện phép đo với cuộn dây máy biến áp đấu tam giác ():
Thông thường cuộn dây máy biến áp có các kiểu đấu sao không , sao , tam giác, zíc zắc ,
với mỗi loại kiểu đấu dây đều phải quy về điện trở pha - không (cả theo nhiệt độ và phương
pháp đo ...) rồi mới so sánh với kết quả đo của nhà chế tạo hoặc lần đo trước.

Với cuộn dây máy biến áp đấu tam giác () sau khi đo xong ta quy đổi kết quả về điện trở
pha theo công thức:

RAB' = RAB +

(RAB + RAC - RBC)(RAB + RBC – RAC)
2( RBC + RAC - RAB )

RBC' = RBC +

(RAB + RBC – RAC )( RBC + RAC – RAB)
2( RAB + RAC – RBC )

RCA' = RCA +

(RAB + RAC – RBC )( RBC + RAC - RAB )
2( RAB + RBC – RAC)
3


sau khi đó tiếp tục quy đổi theo nhiệt độ và phương pháp đo, so sánh với kết quả đo của nhà
chế tạo hoặc lần đo trước và các pha ở nấc tương ứng.
Câu 3:
Tổ đấu dây máy biến áp là gì? Trình bày phương pháp xác định cực tính của máy biến
áp 3 pha bằng xung 1 chiều?
Đáp án:
Tổ đấu dây máy biến áp cho biết chiều quấn dây (thuận hoặc ngược chiều kim đồng hồ) và
cách đấu dây của cuộn dây 3 pha Y(sao),  (tam giác), (sao zich zăc).
Phương pháp xác định cực tính của máy biến áp 3 pha bằng xung 1 chiều: sử dụng phương
pháp xung một chiều tối giản với ba lần đo.

Đấu nguồn + pin P vào B , đấu tắt Avà C rồi đấu vào - của nguồn pin qua nút ấn K. Khi
đóng nút ấn K nếu kim gavanômét lệch về bên phải thì quy ước là +, lệch về bên trái quy ước
là - . Sau khi có được kết qủa so sánh với bảng mẫu để tìm tổ đấu dây.
1- Đối với tổ đấu dây Sao - sao, tam giác - tam giác :

A
a

P

b

+
-

c

+
-

B

+
-

Sơ đồ kiểm tra tổ đấu dây của nhóm
Sao - sao, tam giác - tam giác

C


K

Bảng mẫu nhóm tổ đấu dây Sao - sao , tam giác - tam giác
Cách đấu
gavanômét
+ a , b+b , c+c , a Tổ

Kết quả
+
0
0 và 12

0
+
2

+
0
4

+
0
6

0
+
8

0
+

10

2- Đối với tổ đấu dây Sao - tam giác:

A
a

P

b
c

K

+
-

+
-

B

+
-

Sơ đồ kiểm tra tổ đấu dây của
nhóm Sao -tam giác

C


4


Bảng mẫu nhóm tổ đấu dây Sao -tam giác
Cách đấu
gavanômét
+ a , b+b , c+c , a Tổ

Kết quả
+
1

+
+
3

+
5

+
+
7

+
9

+
+
11


3- Đối với tổ đấu dây tam giác - Sao:

A
a

a
B

+
-

P
c

K

+
-

b

+
-

b

Sơ đồ kiểm tra tổ đấu dây của
nhóm tam giác - sao

c


C

Bảng mẫu nhóm tổ đấu dây tam giác - sao
Cách đấu
gavanômét
+ A , B+B , C+C , A Tổ

Kết quả
+
+
1

+
3

+
+
5

+
7

+
+
9

+
11


Câu 4:
Trình bày phương pháp đo tỉ số biến ở các nấc phân áp của máy biến áp 3 pha với các tổ
đấu dây Y/Y, /Y, Y/? Sai số và các nguyên nhân gây ra sai số của phép đo?
Đáp án:
Mục đích:
Kiểm tra việc đấu đúng các đầu phân áp và cực tính của từng phần cuộn dây phân áp cũng
như cuộn dây chính , tỷ số của vòng dây giữa các cuộn . Đo điện trở một chiều ở tất cả các
nấc phân áp vì kiểm tra tổ đấu dây và đo điện trở một chiều không phát hiện được việc một
phần cuộn phân áp bị đấu ngược cực tính .
Phương pháp:
Đặt điện áp vào một phía của máy biến áp, đo điện áp ở các phía còn lại trong tình trạng
máy biến áp không tải, tức là hở mạch
Đối với máy biến áp ba pha:
Nếu có nguồn ba pha điều hòa (hình sin , ổn định , đối xứng ...) điều chỉnh được, ta đặt
nguồn này vào phía điện áp cao của máy biến áp và đo điện áp tương ứng ở phía còn lại, tỷ
5


số các điện áp này là tỷ số biến ở nấc phân áp hiện hành. Cần lưu ý là với loại máy biến áp
có bộ điều chỉnh điện áp riêng rẽ cho từng pha, phải đặt nấc điều chỉnh của cả 3 pha ở cùng
một vị trí. Phương pháp này dùng được cho tất cả các loại tổ đấu dây kể cả Y zíc zắc, song
gặp khó khăn khi chọn thiết bị điều chỉnh điện áp và nguồn cung cấp.
Nếu chỉ có nguồn một pha hình sin ổn định, điều chỉnh được có thể sử dụng phương pháp
đo một pha , song lúc này cần biết chính xác tổ đấu dây của máy biến áp. Nguyên tắc chung
là kích thích lần lượt từng cặp
T
các pha của máy biến áp và đo
AB
điện áp tại các cực thích hợp.
AT

Pha không được kích thích sẽ
được đấu tắt. Mỗi tổ đấu dây có
cách đấu tắt riêng. Sau khi đo
220VAC
V1
V2
được các điện áp tỷ số biến sẽ
bằng tỷ số điện áp đo được nhân
với hệ số tùy theo tổ đấu dây.
Với các tổ đấu dây Y/Y việc đo
được tiến hành bình thường với
từng cặp cực và có thể không
cần đấu tắt.
Ví dụ:
- với tổ đấu dây Y/Y -12, đưa
điện áp vào các cực A và B, đo
Sơ đồ đo tỷ số biến máy biến áp có tổ đấu
các điện áp UAB, Uab; làm
dây Y/Y -12 bằng phương pháp một pha
tương tự với các cặp còn lại. Tỷ
số biến bằng tỷ số điện áp giữa hai phía.
- Với các tổ đấu dây Y/ hoặc /Y khi kích thích cuộn dây ở hai trụ phải tìm cách nối tắt
một cuộn dây ở trụ còn lại , thường là nối tắt ở cuộn .
- Với các máy biến áp có tổ đấu dây Y/ , tỷ số biến bằng tỷ số điện áp nhân với hệ số 3/2. - Với các máy biến áp có tổ đấu dây /Y , tỷ số biến bằng tỷ số điện áp nhân với hệ số 2/3 .
- Với các máy biến áp có tổ đấu dây Y/, khi kích thích cuộn dây ở hai trụ , trên mỗi cuộn
dây của một pha chỉ có điện áp bằng 1/2 điện áp kích thích U1. Điện áp này tương đương với
hệ điện áp ba pha có điện áp dây bằng U1.3/2 , còn ở phía thứ cấp, điện áp đo được là điện
áp dây. Tương tự như vậy đối với các máy biến áp có tổ đấu dây /Y, điện áp đo phía  là
điện áp dây , còn điện áp phía thứ cấp tương đương với hệ thống điện áp ba pha có điện áp
dây bằng U2.3/2 .

Sai số của tỷ số biến đo được ở mỗi nấc so với giá trị của nhà chế tạo và các pha khác ở cùng
nấc không được vượt quá 2% . Ở các máy biến áp có bộ điều áp dưới tải, sai số này không
được vượt quá trị số của một nấc phân áp. Ví dụ máy biến áp có điện áp điều chỉnh : 115KV
1,78% thí sai số cho phép của tỷ số biến so với nhà chế tạo và các pha khác ở cùng nấc
không vượt quá 1,78%
Công thức tính sai số so với nhà chế tạo:
 =

Kđo - K
100 %
K

Trong đó:
K đo là tỷ số biến tính được từ các trị số điện áp của U1 và U2
Tương tự tính sai số của tỷ số biến đo được ở mỗi nấc so với giá trị của các pha khác ở cùng
nấc. Cần lưu ý rằng nếu đấu tắt sai hoặc đo sai cặp cực sẽ dẫn đến việc xác dịnh sai tỷ số
biến máy biến áp. Thang đo các vôn mét được chọn sao cho chỉ số đo nằm trong khoảng từ
2/3 thang đo trở lên.
6


Bảng tóm tắt cách đấu tắt và công thức tính tỷ số biến

- Sai số và các nguyên nhân gây sai số:
+ Cấp chính xác của đồng hồ đo: phép đo có sai số tối thiểu bằng tổng sai số của các
đồng hồ đo điện áp hai phía. Nếu chọn cấp chính xác của đồng hồ đo hai phía là 0,5
thì sai số phép đo tối thiểu bằng 1.
+ Sơ đồ đo: nếu kích thích phía điện áp thấp và đo điện áp phía điện áp cao sẽ làm cho
máy biến áp ở tình trạng có tải, làm giảm trị số điện áp đo được ở phía điện áp cao .
Nếu đấu tắt sai hoặc đo sai cặp cực thì tỷ số biến cũng sai.

- Sau khi tính được tỷ số biến của các pha đem so sánh với tỷ số biến ghi trong lý lịch và
giữa các pha với nhau. Sai số không được vượt quá 2% so với tỷ số biến ghi trong lý
lịch.
- Đối với các máy biến áp có bộ điều chỉnh điện áp dưới tải, sai số tỷ số biến đo được so
với lý lịch không được lớn hơn trị số của một nấc phân áp.
Câu 5:
Trình bày thí nghiệm không tải của máy biến áp 3 pha bằng nguồn điện 1 pha và 3
pha? Nêu phương pháp tính quy đổi khi điện áp thí nghiệm nhỏ hơn điện áp định mức?
Đáp án:
Mục đích: Xác định chất lượng lõi thép, đôi khi phát hiện được hư hỏng của cách điện pha pha hoặc pha - vỏ .
Phương pháp đo:
Nguyên tắc chung là đưa điện áp vào một cuộn dây của máy biến áp, đo dòng điện và công
suất MBA trong tình trạng không tải.
Đối với máy biến áp ba pha:
+ Nếu đo bằng điện áp ba pha điều hòa điều chỉnh được sơ đồ đo như hình dưới
7


AB

AT

T

a

W1

380VAC


A1

a

A

b

B

c

C

V1
W2

b
V2

A2

V3

n
A3

c

n


n

Hình 1- Sơ đồ đo không tải máy biến áp ba pha
bằng điện áp điều hoà với hai Wattmét
`

n

Hình 2 - Sơ đồ đo không tải máy biến áp ba pha
bằng điện áp điều hoà với ba Wattmét
Trị số dòng không tải được lấy bằng trung bình cộng ba dòng đo được.
I0 =

Ia + I b + I c

3
Dòng điện không tải thường được tính theo % dòng điện định mức của cuộn dây được kích
thích ở nấc phân áp đó.
I0% = 100. Io/Iđm
Iđm là dòng định mức của máy biến áp ở phía được kích thích ở nấc phân áp đó
( thường lấy ở nấc định mức )
Iđm =

Sđm

3 Uđm
Công suất không tải được tính bằng tổng đại số các công suất đo được. Sơ đồ hình 2 chỉ
dùng được cho máy biến áp có đầu ra trung tính phía đưa điện áp vào.
8



Trong trường hợp không có nguồn ba pha điều hòa điều chỉnh được có thể dùng phương
pháp nguồn xoay chiều một pha. Khi đó ta lần lượt kích thích vào từng cặp cực và nối tắt
cuộn dây ở trụ không được kích thích. Tùy theo cuộn dây được kích thích đấu sao hay tam
giác, điện áp kích thích đặt vào máy biến áp sẽ tương đương với hệ thống ba pha điều hòa có
điện áp dây bằng điện áp kích thích nhân với 3/2 hoặc bằng điện áp kích thích. Việc đấu tắt
cuộn dây nhằm loại trừ tổn thất trong trụ không được kích thích, điều đó làm chúng ta dễ
đánh giá về chất lượng lõi thép hơn. Dòng điện đo được khi kích thích cuộn dây quấn ở trụ
giữa và một trụ cạnh sẽ xấp xỉ bằng nhau và sẽ nhỏ hơn khi kích thích hai trụ cạnh khoảng
1,3 lần. Nếu dòng điện đo được khi kích thích cuộn dây quấn ở trụ giữa và một trụ cạnh sai
nhau quá 10% hoặc dòng điện khi kích thích hai trụ cạnh lớn hơn trị số dòng điện đo được
khi kích thích cuộn dây quấn ở trụ giữa và một trụ cạnh quá 1,3 lần thì phải xem xét về chất
lượng lắp ghép lõi thép.
Phương pháp quy đổi:
1- Khi đo bằng điện áp nhỏ hơn định mức, để quy đổi về các trị số định mức ta áp dụng các
công thức sau :

Iođm = Ioqđ

n

Uđm
Uqđ
Uđm

n

Pođm = Poqđ
Uqđ

Trong đó :
Iođm , Pođm là dòng điện, công suất không tải quy đổi về điện áp định mức
Ioqđ , Poqđ , Uqđ là dòng điện, công suất, điện áp không tải quy đổi theo cách đấu dây của
cuộn dây được kích thích.
n là số mũ phụ thuộc vào loại thép làm lõi máy biến áp
đối với thép cán nóng n = 1,8
đối với thép cán nguội n =2
2- Khi đo bằng nguồn một pha: Công thức chuyển dòng và công suất không tải về chế độ
nguồn ba pha tương đương :
Đối với cuộn dây kích thích đấu sao :
Ifa = Idây = Iđo
Ufa = Uđo/2
Udây =

3 Uđo
2

P = Pđo/2
Đối với cuộn dây kích thích đấu tam giác:
Idây = Iđo /2
Ifa =

3 Iđo
2

P = Pđo/2
Quy đổi tổng quát từ các trị số đo bằng nguồn một pha về nguồn ba pha tương đương:
9



Đối với cuộn dây kích thích đấu sao:
n

2 Uđm
3 Uđo

Iab+Ibc+ Ica
3
Iođm (%) =

. 100
Iđm
2Uđm

Pab + Pbc + Pca
Pođm (%) =
2*Sđm

n

3 Uđo

Đối với cuộn dây kích thích đấu tam giác:
Iab + Ibc + Ica
3

3 Uđm
2 Uđo

Iođm(%) =


n

. 100
Iđm

Pođm (%) =

(Pab + Pbc + Pca )
.
2*Sđm

2Uđm

n
. 100

3 Uđo
Trong đó Uđo là điện áp đo được khi tiến hành thí nghiệm. So sánh số liệu với số liệu của nhà
chế tạo, sai lệch không quá 10%. Thông thường Iođm (% ) và Pođm (%) không lớn hơn 2%.

Câu 6:
Trình bày thí nghiệm ngắn mạch của máy biến áp 3 pha bằng nguồn điện 1 pha và 3
pha ? Nêu các chú ý khi thực hiện thí nghiệm ngắn mạch?
Đáp án:
Mục đích:
Kiểm tra chất lượng các cuộn dây, đôi khi phát hiện được ngắn mạch giữa các pha.
Phương pháp đo:
Nguyên tắc chung là đo điện
áp, công suất, của máy biến áp ở

AB
AT
T
A
a
dòng điện định mức trong tình
w
A
trạng máy biến áp bị ngắn mạch
đầu ra. Với máy biến áp ba cuộn
220VAC
V
dây cần tiến hành kích thích
một cuộn dây trong điều kiện
ngắn mạch cả hai cuộn còn lại
x
X
hoặc chỉ ngắn mạch một cuộn
dây nhưng phải ghi rõ trong
Sơ đồ đo ngắn mạch máy biến áp một pha
biên bản. Có thể tiến hành thí
nghiệm với nguồn ba pha hoặc
nguồn một pha.

10


AB

AT


T

a

W1

380VAC

A1

V1
W2

b
V2

A

a

B

b

C

c

A2


V3

c

A3

n

Sơ đồ đo ngắn mạch máy biến áp ba pha
bằng nguồn ba pha với hai Wattmet
Đối với thí nghiệm bằng nguồn ba pha:
Uk =

U1 + U2 +U3
3

Pk =

P1 + P2

Trong đó :
U1, U2, U3 : là trị số của các vôn mét V1 , V2 , V3
P1 + P2
: là tổng đại số của các Wattmét W1 , W2
Đối với thí nghiệm bằng nguồn một pha:
AB

AT


T
W1

220VAC

V1

A1

A

a

B

b

C

c
n

Sơ đồ đo ngắn mạch máy biến áp ba pha
bằng nguồn một pha đối với máy biến áp có phía kích thích đấu sao.

Chú ý:
+ Nếu đã đấu đúng cực tính của các Wattmét mà có một Wattmét chỉ ngược thì phải đổi
chiều đấu và khi đó công suất của nó được lấy dấu -, khi đó phải trừ đi công suất này.
+ Đối với các máy có phía kích thích đấu sao thì khi đo không đấu tắt cuộn dây còn lại đối
với các máy có phía kích thích đấu tam giác thì phải đấu tắt cuộn dây còn lại.


11


AT

AB

T
W1
V1

220VAC

A1

A

a

B

b

C
c
n

Sơ đồ đo ngắn mạch máy biến áp ba pha bằng nguồn một pha đối với máy biến áp
có phía kích thích đấu tam giác (kích thích hai cuộn dây AX , BY, đấu tắt cuộn CZ).

Cũng giống như khi thí nghiệm không tải, dòng điện, điện áp và công suất đo được được
sau khi thí nghiệm bằng điện áp một pha được tính bằng trung bình cộng của 3 lần đo sau
đó phải quy đổi theo sơ đồ đấu cuộn dây được kích thích.
Đối với cuộn dây đấu sao:
Uk =
Pk =
Ik =

UAB + UBC +UCA
3

3
2

PAB + PBC +PCA
2
IAB + IBC + ICA
3

Đối với cuộn dây đấu tam giác:
Uk =
Ik =
Pk =

UAB + UBC +UCA
3
IAB + IBC + ICA
3
PAB + PBC +PCA
2


3
2

Điện áp ngắn mạch phần trăm sau khi quy đổi về điện áp ba pha tương đương được tính :
Uk % =

Uk
100
Uđm

Khi dòng điện đo ngắn mạch khác dòng điện định mức của cuộn dây, có thể quy đổi công
suất ngắn mạch Pkđo và điện áp ngắn mạch Ukđo về chế độ định mức:
Ukđm =

Ukđo Iđm
Uđm Iđo

Pkđm = Pkđo

Iđm
Iđo

2
12


Khi nhiệt độ tiến hành phép đo T1 khác với nhiệt độ của nhà chế tạo T2 , có thể quy đổi
công suất ngắn mạch và điện áp ngắn mạch về nhiệt độ của nhà chế tạo theo công thức gần
đúng:

PT2 = PT1 235 + T2
235 + T1
Uk%T2 =

(Uka K)2 + Ukp2

Uka = Pk/10Pđm
Ukp = Uk2 - Uka2
K=

235 + T2
235 + T1

Thông thường điện áp và tổn hao ngắn mạch của các máy biến áp phân phối nằm trong
khoảng 4 đến 8% và tổn hao ngắn mạch của chúng khoảng 1%, trước hết phải quy đổi từ
việc đo bằng điện áp một pha về ba pha tương đương sau đó quy đổi về dòng điện và nhiệt
độ ngắn mạch định mức.
Câu 7:
Trình bày thí nghiệm đo điện trở tiếp xúc của máy cắt điện bằng phương pháp dùng hợp
bộ MOM 200 và phương pháp Von - Am pe?
Đáp án:
Mục đích: Để kiểm tra sự tiếp xúc của các tiếp điểm máy cắt ở trạng thái đóng
Phương pháp đo:
1- Dụng cụ đo:
- Sử dụng hợp bộ đo với dòng điện của dụng cụ tạo được tới 200A hoặc lớn hơn, hoặc các
thiết bị lẻ (milivol , Am pe mét một chiều, bộ nguồn một chiều và các dụng cụ lẻ) thích hợp.
Phương pháp chủ yếu là Von - Am pe, người ta không dùng phương pháp cầu do dòng điện
tạo ra trong phương pháp cầu quá nhỏ so với dòng định mức của máy cắt nên không phản
ánh thực chất của điện trở tiếp xúc.
- Phương pháp đo bằng hợp bộ MOM - 200

Đóng máy cắt , đấu sơ đồ như hình vẽ .

I1

I2

Máy
cắt

V1 V2
MOM 200

Sơ đồ đo điện trở tiếp xúc máy cắt bằng MOM -200
13


Cần lưu ý rằng các đầu dây đỏ phải đấu về một phía, các đầu dây đen đấu về một phía. Các
đầu dây dòng I1 và I2 phải đấu phía ngoài các dây đo áp V1 và V2.
+ Đặt công tắc nguồn về vị trí OFF,
+ Bật công tắc đo về vị trí dòng I,
+ Quay núm xoay về vị trí tận cùng theo chiều ngược chiều kim đồng hồ.
+ Đóng nguồn cho MOM,
+ Chuyển công tắc nguồn về vị trí ON, tăng dần dòng điện đến dòng cần thiết bằng cách
quay từ từ núm xoay theo chiều kim đồng hồ, chuyển công tắc đo sang vị trí R, đọc trị
số .
+ Giảm dòng điện về không,
+ Cắt công tắc nguồn,
+ Tháo nguồn nuôi MOM-200.
Khi đo với dòng điện khác 100A, trị số thực được quy đổi tỷ lệ với dòng khi đo.
Rthực = Rđo


100
Iđo

Tiến hành với tất cả các pha.
+ Phương pháp Vôn - Am pe

K3

máy
cắt

P
V
K1

K2

A
R
Sơ đồ đo điện trở tiếp xúc máy cắt bằng milivon - Am pe
P - nguồn một chiều
K1 - áp tô mát hoặc bảo vệ tương đương
K2 , K3 là các công tắc
R - điện trở công suất điều chỉnh mịn
A, V - đồng hồ đo dòng và điện áp một chiều
Nguồn P thường dùng là ácquy có dung lượng 12 Ah trở lên, điện áp 6 đến 12 vôn. Không
nên chọn loại có dung lượng lớn, điện áp lớn vì vừa đắt tiền, khó vận chuyển lại khó chọn
các thiết bị phụ trợ khác. Nguồn P chỉ cần chọn điện áp vừa phải với dòng ngắn mạch khoảng
50 đến 100A.

Áp tô mát K1 dùng để đóng cắt nguồn, thường được chọn với dòng định mức, dòng cắt phù
hợp với dòng điện định đo.
14


Điện trở R là điện trở công suất, điều chỉnh mịn được. Trị số điện trở được chọn bằng 2 đến
3 lần trị số U/I. Trong đó U là điện áp nguồn, I là dòng điện cần thiết phải tạo trong mạch.
Công suất của điện trở được tính bằng 2 đến 3 lần trị số U.I. Ampe mét A được chọn với
thang đo lớn hơn dòng điện định đo khoảng 1,2 đến 1,5 lần. Vôn mét (milivônmét ) được
chọn với thanh đo lớn hơn điện áp định đo 1,2 đến 1,5 lần. Do điện trở tiếp xúc của máy cắt
thường nằm trong khoảng 10 đến 40 Ω (đối với máy cắt ít dầu điện áp 6-10KV) và khoảng
300Ω (đối với máy cắt loại C35 M), nên việc chọn đồng hồ đo cho các trường hợp này phải
lưu ý để tránh quá thang đo.
Trình tự đo:
Đấu sơ đồ như hình vẽ
- Áp tô mát K1 ở vị trí cắt
- Công tắc K2 ở vị trí đóng
- Công tắc K1 ở vị trí cắt
- Điện trở R ở vị trí có điện trở lớn nhất .
- Đóng K1
- Mở K2
Giảm trị số của R xem trị số dòng có tăng đều hay không , nếu trị số dòng tăng đều theo
chiều giảm của R thì tiếp tục cho đến khi đọc được các trị số dòng và áp thích hợp . Nếu trị
số của V có khả năng vượt quá giá trị thang đo thì phải hoặc thay đổi thang đo thích hợp
hoặc tăng lại trị số của R ( để giảm dòng ) và sau đó đóng K2, cắt K3, cắt K1, dừng thí nghiệm
và tìm nguyên nhân . Nếu trị số dòng và áp nằm trong phạm vi đã định thì dọc trị số dòng áp
cần thiết, tăng lại trị số của R (để giảm dòng) và sau đó đóng K2, cắt K3, cắt K1. Cấm làm
theo trình tự ngược lại vì rất dễ bị hỏng các đồng hồ đo.
Tri số điện trở tiếp xúc được tính theo công thức:
R=


U
I

Sai số của việc xác định điện trở tiếp xúc theo phương pháp này gồm sai số sơ đồ đo , sai số
của các đồng hồ đo. Theo sơ đồ hình 4.3 sai số sơ đồ gây nên do dòng điện được đo bằng
Ampe mét và dòng thực chảy qua tiếp xúc máy cắt không bằng nhau, sai số này thường có
thể bỏ qua vì điện trở nội của vônmét ( milivôn mét ) lớn hơn rất nhiều lần điện trở tiếp xúc
máy cắt. Sai số của đồng hồ Ampe mét và vonmét ( milivon mét ) được chọn thường là 0,5;
vì vậy sai số phép đo cóthể lấy bằng 1.
Câu 8:
Trình bày các phương pháp đo tỉ số biến của máy biến dòng? Nêu các điểm lưu ý khi
thực hiện phép đo?
Đáp án:
Mục đích:
Kiểm tra việc đấu đúng các đầu ra và cực tính của từng phần cuộn dây , tỷ số của vòng dây
giữa các cuộn . Đo điện trở một chiều ở tất cả các đầu ra cuộn nhị thứ và kiểm tra cực tính
không phát hiện được việc một phần cuộn nhị thứ bị đấu ngược cực tính.
Phương pháp:
Nguyên tắc chung là tạo trong cuộn nhất thứ một dòng điện , đo và so sánh dòng điện trong
cuộn nhất thứ và cuộn nhị thứ để xác định tỷ số biến ở cấp đó.
1- Phương pháp so sánh:

15


TTm

TTt


Am

At

Tạo dòng điều chỉnh vô cấp
Sơ đồ đo tỷ số biến của biến dòng điện
bằng phương pháp so sánh
Trong đó :
TTm - biến dòng mẫu có tỷ số biến Km đã biết
TTt - biến dòng cần thử có tỷ số biến Kt chưa biết
Am , At - Ampe mét
Khi tạo trong mạch một dòng điện I , qua Ampe mét Am có dòng IAm
I = Km IAm
Tỷ số biến của biến dòng TTt được xác định theo công thức :
IAm
IAt
trong đó IAt là dòng điện đo được bằng ampe mét At
Phương pháp này :
+ Chỉ xác định được tỷ số biến dòng và sai số theo mô dun , không xác định được sai số
góc của biến dòng cần thử.
+ Thường gặp sai số lớn do sai số của phép đo bao gồm cả sai số của máy biến dòng
mẫu và hai đồng hồ đo.
+ Thường chỉ dùng để kiểm tra sơ bộ tỷ số biến dòng , không dùng trong thí nghiệm
trước lắp đặt hoặc kiểm tra phục vụ sự cố, kiểm tra đặc biệt ... nhất là khi có tranh chấp
về sản lượng điện tiêu thụ hoặc nghi ngờ bảo vệ tác động sai.
2- Phương pháp sử dụng thiết bị hợp bộ:
Hiện nay có những hợp bộ xác định tỷ số biến , trong đó có xác định sai số góc và sai số
môđun. Hợp bộ có thể cân bằng tự động hoặc cân bằng bằng tay.
Các lưu ý:
Với các máy biến dòng có hai hoặc hơn hai cuộn dây nhị thứ được quấn trên các lõi thép

khác nhau , khi đo tỷ số biến của cuộn nhất thứ với một cuộn nhị thứ thì các cuộn nhị thứ còn
lại phải được đấu tắt chắc chắn bằng dây đồng mềm có tiết diện không dưới 2,5 mm2 .
Dây dùng để đấu trong mạch dòng phải là dây đồng mềm có tiết diện không dưới 2,5 mm2 .
Kt = Km

16


Đối với các cuộn dây nhị thứ có nhiều tỷ số biến được đấu theo kiểu tự ngẫu, khi đo tỷ số
biến ở một cấp nào đó thì các đầu dây còn lại của cuộn đó không được đấu tắt với nhau.
L1

I1

L2

I2

I3

Am pe mét
Sơ đồ đấu đúng biến dòng một cuộn nhị thứ hai cấp tỷ số biến
L1

I1

L2

I2


I3

Am pe mét
Sơ đồ đấu sai biến dòng một cuộn nhị thứ hai cấp tỷ số biến
L2

L1

I11

I12

I13

I21

I22

I23

A
L1

I11

L2

I12

I13


I21

I22

I23

Am pe mét

H
Sơ đồ đấu sai biến dòng hai cuộn nhị thứ hai cấp tỷ số biến, chỉ dùng một cuộn I11-I12
17


L1

I11

L2

I12

I13

I21

I22

I23


Am pe mét
Sơ đồ đấu đúng biến dòng hai cuộn nhị thứ
hai cấp tỷ số biến , chỉ dùng một cuộn I11-I12
Trong vận hành đối với các cuộn dây nhị thứ có nhiều tỷ số biến được đấu theo kiểu tự
ngẫu thì các đầu dây còn lại (cuộn dây không dùng đến) không được đấu tắt với nhau. Các
cuộn nhị thứ còn lại được quấn trên các lõi thép khác nhau (cuộn dây không dùng đến) phải
được đấu tắt chắc chắn bằng dây đồng mềm có tiết diện không dưới 2,5 mm2.
Câu 9:
Trình bày phương pháp đo tiếp địa của cột và hệ thống tiếp dịa bằng Terometro? Nêu
các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đo điện trở nối đất?
Đáp án:
Mục đích:
Kiểm tra khả năng thoát điện năng do sét hoặc rò rỉ từ hệ thống xuống đất nhằm đảm bảo an
toàn cho người và thiết bị.
Sơ đồ:
1- Đo điện trở tiếp đất cột:
Khi độ dài cọc đóng dưới 6m ta có các sơ đồ sau:

R
R
x

30m
15m
30m
Rf
Sơ đồ hình tia đo điện trở tiếp đất cột
đóng theo chiều thẳng đứng, độ dài cọc dưới 6m

18



Rx

30m

Rd

15m

Rf

Sơ đồ đường thẳng đo điện tiếp đất cột
đóng theo chiều thẳng đứng , độ dài cọc dưới 6m
Rx - Cọc cần đo điện trở tiếp đất
Rd - Cọc dò
Rf - Cọc phụ
Khi độ dài cọc đóng sâu dưới đất lớn hơn 6 m ta có các sơ đồ sau
R
a
a

R
x

a

Rf
Rd
R

x

a

a

Rf

Sơ đồ đo điện trở tiếp địa cọc đóng thẳng đứng,
độ dài cọc trên 6mTrong đó a > 3 lần chiều dài cọc
Các cọc dò và cọc phụ có đường kính 10 – 20mm dài 0,8 -1m, được đóng sâu dưới mặt đất
trên 0,5m. Ở những nơi có sẵn các kết cấu kim loại có thể sử dụng các kết cấu này thay cho
cọc phụ và cọc dò với điều kiện chúng không trực tiếp tiếp xúc với nhau, nghĩa là các điểm
đấu dây không phải là phần tử của cùng một kết cấu kim loại.
2- Đo điện trở tiếp đất của hệ thống:
Hệ thống tiếp đất được tạo bởi ít nhất 3 cọc hoặc điện cực được đóng sâu dưới đất có liên kết
kim loại với nhau.
R
R

5D
D

D
5D

Rf
Sơ đồ hình tia đo tiếp địa hệ thống
19



R
x

D

R
1,5D

1,5D

Rf

Sơ đồ đường thẳng đo điện trở tiếp đất hệ thống
D - đường kính hệ thống là khoảng cách xa nhất của các điện cực trong hệ thống
Đôi khi để giảm điện trở tiếp đất của hệ thống người ta phải làm thêm những hệ thống phị
và nối chung với hệ thống chính . Khi đó đường kính hệ thống được tính là khoảng cách xa
nhất của các điện cực trong toàn bộ hệ thống chính và phụ.

Hệ thống chính
Hệ thống phụ

Đường liên kết
D

Sơ đồ hệ thống tiếp đất chính - phụ
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị điện trở nối đất đo được:
1- Vị trí tương đối giữa các cọc

U


L

U1

Lx-d1
Lx-d

Phân bố điện áp trên đất khi đo điện trở tiếp địa .
20


Lx-d1 là khoảng cách giữa cọc dò và điểm cần đo và U1 là điện áp tương ứng giữa cọc dò và
điểm cần đo .
Trên hình ta thấy nếu khoảng cách Lx-d1 nhỏ hơn Lx - d thì U1 nhỏ hơn U và do đó điện
trở đo được Rx1 cũng nhỏ hơn giá trị thật Rx. Tình hình cũng tương tự khi Lx- d1 lớn hơn
Lx-d song khi đó điện trở đo được lớn hơn Rx .
Nếu khoảng cách giữa cọc phụ và điểm cần đo điện trở tiếp địa quá nhỏ , độ dốc của
đường cong phân bố điện áp rất lớn nên khó tìm được đúng điểm cắm cọc dò.
2- Hướng của cọc so với đường dây
Khi đo điện trở tiếp đất của các cột trên đường dây tải điện cần chú ý:
Nếu các cọc của các cột có liên kết kim loại với nhau thì khi đó phải cô lập tiếp đất tại
điểm cần đo , nghĩa là tách nó ra khỏi các phần tử khác . Phải chú ý đến các biện pháp an
toàn để tránh nguy hiểm do có sét hoặc quá điện áp gây ra cho người và thiết bị .
Nên bố trí sơ đồ đo sao cho hướng từ điểm cần đo đến các cọc dò , cọc phụ vuông góc
hoặc gần vuông góc với hướng đường dây , không nên chạy song song với đường dây vì dễ
bị nhiễu .
3- Sơ đồ đo và máy đo:
Khi đo các điện trở tiếp dịa có trị số nhỏ phải dùng máy đo có 4 cực đo và dùng hai dây
riêng biệt đấu với điểm cần đo . Nếu máy đo chỉ có 3 cực hoặc máy đo 4 cực song lại nối tắt

ngay đầu cực va dùng một dây nối với điểm cần đo thì điện trở đo được sẽ cộng thêm cả
phần dây đo .
4- Độ ẩm của đất khi đo:
Tiêu chuẩn điện trở tiếp địa của thiết bị là trị số giới hạn đảm bảo an toàn cho người và thiết
bị cũng như sự vận hành an toàn của thiết bị và lưới . Điện trở tiếp địa đo được lại phụ thuộc
rất nhiều vào trạng thái của đất khi tiến hành đo . Nếu đất ẩm thì điện trở tiếp địa đo được
nhỏ hơn khi đất khô .
Chính vì vậy sau khi đo được điện trở tiếp địa , người ta phải hiệu chỉnh theo trị số mùa .
Đó là hệ số đa được thực nghiệm và tính toán để đảm bảo rằng : Nếu trị số điện trở tiếp địa
của một điểm nào đó đã được hiệu chỉnh theo hệ số mùa và nằm trong tiêu chuẩn thì các trị
số điện trở thực tế của nó trong cả năm cũng sẽ không vượt quá tiêu chuẩn cho phép .
Câu 10:
Trình bày các phương pháp thí nghiệm điện áp tăng cao tần số công nghiệp của tụ điện?
Đáp án:
Mục đích:
Kiểm tra cách điện của tụ ở điện áp cao tần số công nghiệp
Phương pháp:
AB

220VAC

T1

Tna

R

P

KV


RL

Sơ đồ thí nghiệm cao áp tụ điện bằng điện áp xoay chiều

21


AB

T1

Tna

Đ

R

220VAC

P

KV

RL

Sơ đồ thí nghiệm cao áp tụ điện bằng điện áp chỉnh lưu
AB - máy cắt
T1 - biến áp điều chỉnh vô cấp
Tna - biến áp nâng áp

P - cầu phóng điện
RL - Relay quá dòng
Đ - Điốt nắn điện
R - điện trở hạn chế
KV - đồng hồ KV
Đặt điện áp tần số công nghiệp lên đối tượng đo với giá trị theo tiêu chuẩn và duy trì nó
trong thời gian một phút. Tiến hành thử với mỗi cực so với các cực còn lại nối vỏ và tất cả
các cực so với vỏ.Trong trường hợp do công suất thiết bị thử không đủ có thể thay thể bằng
việc thử điện áp chỉnh lưu với điện áp chỉnh lưu tăng gấp đôi giá trị điện áp thử xoay chiều
tương ứng.
Tiến hành:
 Chọn sơ đồ thử bằng điện áp xoay chiều hay điện áp một chiều tùy theo khả
năng thiết bị thí nghiệm.
 Đấu sơ đồ theo phương án đã chọn như hình vẽ 9.5 hoặc 9.6 , chú ý tính toán
trị số bảo vệ dòng điện và điện áp.
 Chọn điện áp phóng điện của khe hở P = 1,05 điện áp cần thí nghiệm , khi cầu
P phóng điện, bảo vệ RL phải tác động để cắt máy cắt AB . Thử với ít nhất ba
lần phóng điện cho khe hở P.

Đấu sơ đồ thử như hình vẽ
AB

220VAC

T
1

Tn
A
P

RL

KV

B

C
Sơ đồ thí nghiệm cách điện của tất cả các cực so với vỏ và đất
của tụ bằng điện áp xoay chiều tăng cao tần số công nghiệp .
22


Thí nghiệm cách điện của mỗi cực so với vỏ và nối đất, của tất cả các cực so với vỏ và đất.
Đóng điện, nâng điện áp từ từ với tốc độ 2-3 KV mỗi giây cho đến khi đạt điện áp cần thí
nghiệm và duy trì trong thời gian 01 phút. Dừng ngay thí nghiệm bằng cách cắt máy cắt AB
khi có các hiện tượng bất thường hoặc nguy hiểm. Nếu tiêu chuẩn của nhà chế tạo khác với
trị số của bảng, phải thử theo tiêu chuẩn nhà chế tạo. Trong sơ đồ thực tế có thể thêm các
đồng hồ đo dòng, cuộn kháng bù ngang ...
Điện áp thí nghiệm tần số công nghiệp cho tụ điện bù
Dạng thử
nghiệm
Giữa các cực
Các cực - vỏ

Điện áp thử (KV) đối với tụ có điện áp làm việc
(KV)
0,22 0,38
0,5
0,66 3,15
6,3

10,5
0,42 0,72 0,95 1,25
5,9
11,8
20
2,1
2,1
2,1
5,1
5,1
15,3 21,3

23


Mục Lục
CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN ............................................................................................................. 1
Môn học: Thử nghiệm thiết bị điện trên hệ thống điện .............................................................. 1
Câu 1: .......................................................................................................................................... 1
Trình bày phương pháp đo điện trở cách điện máy biến áp bằng đồng hồ Megometro? Nêu
những chú ý khi thực hiện phép đo? ...................................................................................... 1
Câu 2: .......................................................................................................................................... 2
Trình bày phương pháp đo điện trở cuộn dây máy biến áp bằng cầu đo điện trở 1 chiều? ... 2
Nêu những chú ý khi thực hiện phép đo? Cách tính đổi kết quả đo khi thực hiện phép đo
với cuộn dây máy biến áp đấu tam giác ()? .......................................................................... 2
Câu 3: .......................................................................................................................................... 4
Tổ đấu dây máy biến áp là gì? Trình bày phương pháp xác định cực tính của máy biến áp
3 pha bằng xung 1 chiều? ........................................................................................................ 4
Câu 4: .......................................................................................................................................... 5
Trình bày phương pháp đo tỉ số biến ở các nấc phân áp của máy biến áp 3 pha với các tổ

đấu dây Y/Y, /Y, Y/? Sai số và các nguyên nhân gây ra sai số của phép đo? ................... 5
Câu 5: .......................................................................................................................................... 7
Trình bày thí nghiệm không tải của máy biến áp 3 pha bằng nguồn điện 1 pha và 3 pha?
Nêu phương pháp tính quy đổi khi điện áp thí nghiệm nhỏ hơn điện áp định mức? .......... 7
Câu 6: ........................................................................................................................................ 10
Trình bày thí nghiệm ngắn mạch của máy biến áp 3 pha bằng nguồn điện 1 pha và 3 pha ?
Nêu các chú ý khi thực hiện thí nghiệm ngắn mạch?.......................................................... 10
Câu 7: ........................................................................................................................................ 13
Trình bày thí nghiệm đo điện trở tiếp xúc của máy cắt điện bằng phương pháp dùng hợp bộ
MOM 200 và phương pháp Von - Am pe? ............................................................................ 13
Câu 8:........................................................................................................................................ 15
Trình bày các phương pháp đo tỉ số biến của máy biến dòng? Nêu các điểm lưu ý khi thực
hiện phép đo? ......................................................................................................................... 15
Câu 9: ........................................................................................................................................ 18
Trình bày phương pháp đo tiếp địa của cột và hệ thống tiếp dịa bằng Terometro? Nêu các
yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đo điện trở nối đất? .............................................................. 18
Câu 10: ...................................................................................................................................... 21
Trình bày các phương pháp thí nghiệm điện áp tăng cao tần số công nghiệp của tụ điện? 21

24



×