Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

TÌM HIỂU KIẾN THỨC BẢN ĐỊA CỦA NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG VỚI NHỮNG THAY ĐỔI CỦA LŨ ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 37 trang )

TÌM HIỂU KIẾN THỨC BẢN ĐỊA CỦA NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG VỚI
NHỮNG THAY ĐỔI CỦA LŨ ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
Võ Lâm, Phạm Xuân Phú, Nguô Thụy Bảo Trân và Bùi Phan Thu Hằng
Khoa Nông nghiệp và Tài nguyên Thiên nhiên, Đại học An Giang

Tóm lược
Nghiên cứu này được thự hiện tại ấp Vàm Nao, xã Tân Trung, huyện Phú Tân, An Giang
với mục đích là tìm hiểu kiến thức bản địa của người dân địa phương ứng phó với lũ qua
việc chuyển đổi cây trồng và mùa vụ để thích nghi và phát triển. Kết quả nghiên cứu cho
thấy, tuy có những năm đỉnh lũ dâng cao bất ngờ nhưng người dân vẫn có khả năng ứng
phó tốt qua kinh nghiệm từ việc sống chung với lũ nhiều thập niên qua. Tuy nhiên, việc
thay đổi cây trồng và mùa vụ do thị trường chi phối. Hầu hết người dân đều có ý thức
cao về sự thay đổi thất thường của lũ và có kế hoạch cùng nhau ứng phó với lũ trong
tương lai.

1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) của Việt Nam Nằm trong vùng khí hậu
nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ khá cao và ổn định; trung bình năm khoảng 270C, biên độ
trung bình hằng năm 300C. Do địa hình của khu vực thấp và nằm ở vùng hạ nguồn sông
Mê- Kông nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của lũ hàng năm đổ về từ thượng nguồn. Tuy
nhiên, hiện nay do tác động của biến đổi khí hậu và việc xây dựng các đập thủy điện ở
thượng nguồn đã làm thay đổi lưu lượng dòng chảy và lượng nước lũ đổ về khu vực này
ảnh hưởng đến tính quy luật của lũ hàng năm. Sự biến động phức tạp của lũ hàng năm đã
gây ra nhiều hậu quả khác nhau về mặt kinh tế, xã hội và môi trường, nó đã gián tiếp làm
thay đổi hệ thống sản xuất của vùng chịu ảnh hưởng lũ ở đầu nguồn ĐBSCL.

1


Biến động phức tạp của thời tiết có thể gây ra nhiều hậu quả khác nhau. Trước hết đó là
khả năng tăng tần suất của các hiện tượng thiên tai như bão, lũ lụt. Đồng bằng sông Cửu


Long là phần cuối của lưu vực hạ lưu sông Mê Kông, có hệ thống sông ngoài và kênh
rạch chằng chịt để cung cấp nước quanh năm cho vùng (Dương Văn Nhã, 2006). Mặt
khác, Đồng bằng sông Cửu Long có địa hình thấp với mật độ dân số tương đối cao so với
các vùng khác là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất của biến đổi khí
hậu trên thế giới, trong đó có tỉnh An Giang.
An Giang là một trong những tỉnh đầu nguồn của vùng hạ lưu sông Mekong và chịu ảnh
hưởng của lũ hàng năm. Lũ hàng năm đã đưa một lượng lớn phù sa để bồi đắp cho vùng
đất trồng trọt, vệ sinh đồng ruộng, cải thiện độ phì của đất, rửa phèn (Trần Linh Thước và
CS, 2001). Ngoài ra, còn tạo thu nhập và việc làm cho người dân trong mùa nước nổi như
đánh bắt cá tự nhiên, hái rau, các dịch vụ du lịch trong mùa nước nổi…. Bên cạnh đó, để
đảm bảo sản xuất nông nghiệp, tỉnh đã có các giải pháp công trình như đê ngăn lũ để sản
xuất lúa vụ 3.
Trong giai đoạn hiện nay, khi đặt vấn đề “phát triển bền vững” khi phải “sống chung với
lũ”, chúng ta thường đề cập đến giải pháp kiểm soát lũ một cách triệt để. Tuy nhiên, việc
kiểm soát lũ một cách thái quá có thể có hậu quả xấu; do vậy, không chỉ có giải pháp
công trình mà còn phải có các biện pháp tổ chức quản lý và ứng phó hài hòa để khai thác
tốt nhất các nguồn tài nguyên do lũ mang lại để phát triển bền vững (Đào Công Tiến và
CS, 2004).Trong đó, tri thức bản địa của cộng đồng địa phương đã góp phần quan trọng
trong việc ổn định để phát triển sản xuất và đời sống cộng đồng địa phương. Tri thức bản
địa trong hoàn cảnh chung sống với lũ ở hoàn cảnh địa phương An Giang được hiểu là
kinh nghiệm được tích lũy của cộng đồng địa phương qua nhiều thế hệ và được thừa kế
một cách rộng rãi - Tri thức bản địa trong hoàn cảnh này phản ảnh qua việc người dân địa
phương sống và ứng phó hài hòa với lũ hàng năm để khai thác hiệu quả các nguồn tài
nguyên do lũ mang lại, nhưng tránh được các tổn thương do lũ gây ra.

2


Xã Tân Trung là một trong các xã của huyện Phú Tân, tỉnh An Giang chưa có bao đê bao
khép kín. Chính vì vậy, công tác ứng phó với lũ dựa trên tri thức sẵn có của cộng đồng

địa phương cần được tìm hiểu và phổ biến hiệu quả để góp phần vào phát triển bền vững
của địa phương trước hoàn cảnh của biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến thay đổi bất
thường của lũ. Đề tài “Tìm hiểu kiến thức bản địa của người dân với những thay đổi của
lũ đến sản xuất nông nghiệp” thực hiện với mục tiêu tìm hiểu mối tương quan giữa cách
thức ứng phó với lũ của dân và thay đổi sản xuất nông nghiệp tại ấp Vàm Nao, xã Tân
Trung, huyện Phú Tân, An Giang.
2. Mục tiêu nghiên cứu
 Tìm hiểu kinh nghiệm thích ứng của người dân với những thay đổi của lũ về
chuyển đổi sản xuất nông nghiệp.
 Đưa ra kết luận ban đầu về các kinh nghiệm ứng phó của người dân thích ứng với
lũ về các mô hình chuyển đổi mùa vụ để làm cơ sở cho các nghiên cứu định lượng
tiếp theo.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Giới hạn nghiên cứu
3.1.1. Giới hạn về mặt không gian
Địa bàn nghiên cứu của đề tài là Ấp Vàm Nao, xã Tân Trung, huyện Phú Tân, tỉnh An
Giang.
Đối tượng nghiên cứu: là những hộ nông dân sản xuất lúa, hoa màu, chăn nuôi, thủy sản,
buôn bán nhỏ nằm trong địa bàn nghiên cứu.
3.1.2. Giới hạn nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu: Tập trung Tìm hiểu kinh nghiệm ứng phó của người dân với những
thay đổi của lũ trong chuyển đổi mùa vụ và đưa ra nhận xét sơ bộ về các kinh nghiệm
ứng phó của người dân thích ứng với lũ về các mô hình chuyển đổi mùa vụ.
3.1.3. Giới hạn thời gian
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 04/2013 đến 05/2013.
3


3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Tổng quan vùng nghiên cứu


Hình 1: Bản đồ vị trí hành chính xã Tân Trung, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang
Nguồn: Trung tâm địa chính tỉnh An Giang, 2011.
Theo báo cáo ấp Vàm Nao, xã Tân Trung, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang năm 2012, xã
Tân Trung gồm có 5 ấp: Vàm Nao,Trung Hòa, Trung 2, Mỹ Hòa 1, Tân Thạnh và 5 ấp
này điều nằm ngoài đê bao. Địa điểm nghiên cứu là ấp Vàm Nao được thành lập năm
2004 đến nay do quá trình tách xã, đã cắt một phần của ấp Hậu Giang 1 và một phần của
ấp Mỹ Hòa 3 của xã Tân Hòa để thành lập ấp Vàm Nao của xã Tân Trung. Địa bàn của
ấp Vàm Nao tương đối rộng, ấp có điện tích đất tự nhiên 121 ha. Trong đó đất lúa 2 vụ là
28 ha, lúa 1 vụ 5 ha, đất chuyên canh màu là 20 ha, đất trầm thủy (cây thủy sinh) là 52,3
ha, còn lại diện tích hầm ao nuôi thủy sản là 15,7 ha. Hiện nay, ấp có tổng 603 hộ với
2715 nhân khẩu, đời sống của người dân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi,
thủy sản, tiểu thủ công nghiệp và buôn bán nhỏ. Ấp có tổng số hộ nghèo 21 hộ chiếm tỷ

4


lệ 3,48 %, 33 hộ cận nghèo chiếm tỷ lệ 5,47%, hộ khó khăn lọa I là 20 hộ, hộ khó khăn
loại II là 12 hộ.
Xã Tân Trung, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang có phía Bắc giáp thị trấn Phú Mỹ, Nam
giáp huyện Châu Phú, phía Đông giáp Xã Tân Hòa và phía Tây giáp huyện Chợ Mới
(Hình 1).
3.2.2. Thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp: thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội qua các số liệu
thống kê và báo cáo của địa phương:
 Các báo cáo của Sở Tài Nguyên và Môi trường, phòng nông nghiệp và phát triển
nông thôn huyện Phú Tân, UBND xã Tân Trung để có cái nhìn tổng quan về địa
bàn nghiên cứu và tìm hiểu hoạt động sản xuất lúa, hoa màu, tiểu thủ công nghiệp,
chăn nuôi, thủy sản để thấy được những ảnh hưởng của lũ liên quan đến hoạt động
sản xuất của người dân

 Các văn bản, các tài liệu trên Internet, báo chí, tạp chí, các đề tài nghiên cứu trước
có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
3.2.3 Thực địa vùng nghiên cứu:
Nhóm nghiên cứu cùng với cán bộ ấp đi thực địa tổng quan khu vực ấp và tiếp xúc
với các nhóm đại diện cộng cồng địa phương để thảo luận sơ bộ các vấn đề cần tìm
hiểu.
3.2.4. Thu thập số liệu sơ cấp
Thu thập số liệu sơ cấp để thỏa mãn mục tiêu của đề tài đặt ra. Phương pháp nghiên cứu
của đề tài là nghiên cứu định tính qua thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu người am hiểu
(KIP).
Thảo luận nhóm: Sử dụng công cụ PRA (Participatory Rural Appraisal)- Phương pháp
đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân địa phương
Mục đích:

5


 Nhằm tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của lũ liên quan đến các hoạt động
sản xuất nông nghiệp ở từng nhóm đối tượng trên, qua đó tìm hiểu kinh nghiệm
ứng phó của người dân với những thay đổi của lũ về chuyển đổi mùa vụ.
 Nhằm tìm hiểu thay đổi về loại cây trồng và mô hình canh tác và cơ hội phát triển
ở địa bàn nghiên cứu.
Cách tiến hành: Trước khi tiến hành buổi thảo luận nhóm, nhóm nghiên cứu xuống địa
bàn nghiên cứu trình bày mục đích thực hiện và những công việc cần làm trong buổi thảo
luận nhóm. Sau đó có kế hoạch cho xã và xã thông báo đến ấp Vàm Nao, xã Tân Trung
hỗ trợ về địa điểm và thời gian cho buổi thảo luận nhóm, đồng thời nhờ cán bộ địa
phương lựa chọn các thành viên tham gia.
Tiêu chí chọn hộ: Đối tượng là những người dân có kinh nghiệm trong sản xuất lúa, hoa
màu, tiểu thủ công nghiệp/mua bán nhỏ, chăn nuôi và thủy sản. Mỗi nhóm có 10 thành
viên tham gia. Các nhóm tham gia thảo luận là nhóm làm lúa, nhóm làm hoa màu, nhóm

tiểu thủ công nghiệp/buôn bán nhỏ, nhóm chăn nuôi và nhóm thủy sản.
Sử dụng một số công cụ PRA sau:
 Sơ lược lịch sử: Vẽ sơ đồ lịch sử giúp hiểu tốt hơn những sự kiện của cộng đồng
địa phương, tác động cách thích ứng với lũ, chiến lược phát triển và thành công
của cộng đồng.
 Lịch thời vụ: Nhằm biết được các hoạt động sản xuất trong năm, thời gian của lũ
về chu kỳ và mực nước lũ trong năm xuất hiện.
 Phân tích SWOT
o Mục tiêu: Xác định những thuận lợi và bất lợi bằng cách phân tích những
ảnh hưởng bên trong (mặt mạnh, mặt yếu) và những ảnh hưởng bên ngoài
(cơ hội, rủi ro) khi tham gia sản xuất nông nghiệp.
 Xếp hạng ưu tiên
o Xếp hạng ưu tiên nhằm xem xét các khó khăn của cộng đông trong sản xuất
nông nghiêpliên quan anh hưởng đến thích ứng với lũ.

6


o Cách tiến hành: lập bảng xác định khó khăn trong sản xuất nông nghiệp
được nông dân liệt kê và từng nông dân cho điểm.
Phỏng vấn sâu cán bộ và nông hộ (KIP)
Tiến hành phỏng vấn sâu 4 cán bộ (cán bộ sở tài nguyên và môi trường, cán bộ phòng
nông nghiệp và tài nguyên huyện Phú Tân, cán bộ xã Tân Trung phụ trách nông nghiệp,
câu lạc bộ chăn nuôi, thủy sản) và 5 nông dân có sản xuất nông nghiệp như Lúa, hoa
màu, tiểu thủ công nghiệp, chăn nuôi, thủy sản trên địa bàn nghiên cứu.
Cách tiến hành: Tiếp xúc, trao đổi sâu với đối tượng đã chọn với những thông tin còn
thiếu hay làm rõ vấn đề nghiên cứu.
3.3. Phương pháp xử lý số liệu:
Đối với số liệu thứ cấp, thông tin được tổng hợp và chọn lọc liên quan đến đề tài nghiên
cứu nhằm tìm hiểu sơ lược vấn đề cần nghiên cứu và trích dẫn tài liệu vào bài viết.

Đối với thông tin thu thập qua phương pháp phỏng vấn sâu, các thông tin sẽ được nghe
và ghi chép lại. Sau đó, những thông tin này được nhóm lại theo câu hỏi và phân tích.
Người nghiên cứu không được sửa đổi các thông tin này mà phải đảm bảo tính nguyên
bản, địa chỉ và người cung cấp thông tin.
Đối với những thông tin thu thập từ thảo luận nhóm tập trung: tổng hợp ý kiến, nhận
định, đánh giá sâu sắc có liên quan đến vấn đề nghiên cứu đưa vào bài viết dưới dạng hộp
thông tin. Các hình ảnh đưa vào phụ chương bài để làm minh chứng cho những hoạt động
đã thực hiện.
4. Kết quả và thảo luận
4.1. Các diễn biến sự kiện lịch sử ở ấp Vàm Nao, xã Tân Trung, huyện Phú Tân,
tỉnh An Giang
Bảng 1: Sự kiện lịch sử ở ấp Vàm Nao, xã Tân Trung, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang
Năm

Sự kiện lịch sử của cộng đồng địa phương ở ấp Vàm Nao

1978 Lũ lớn ngập đường gây thiệt hại đến tài sản và tính mạng người dân.
1985 Bắt đầu có đường bằng đất - vừa là đường vừa là đê ngăn lũ.
7


1994 Có điện dùng cho sinh hoạt.
1996 Lũ lớn nhưng gây thiệt hại ít hơn năm 1978.
2000 Đỉnh lũ lớn so với các năm khác (nước ngập nhà và lũ cao hơn năm 1978), gây
thiệt hại nặng về tài sản.
2005 Chuyển sang canh tác lúa 3 vụ.
2007 Đường đất được tráng nhựa , đồng thời cũng là đê ngăn lũ.
Nuôi cá lóc bị chết nhiều. Nguyên nhân là do khi lũ về nước trong ruộng có chứa
phân bón, thuốc trừ sâu đổ ra các sông, kênh, mương, ao.
2011 Đỉnh lũ lớn hơn năm 2000 và gây thiệt hại đến tài sản của người dân. Tuy nhiên,

làm lúa năng suất cao hơn lũ nhỏ vì có phù sa và ít dịch bệnh, ít bón phân.
Không còn nuôi cá lóc vì không còn lợi nhuận, giá cá thấp, cá mồi giá cao và khó
tìm trong tự nhiên.
2012 Lũ không về, không có phù sa bồi lắng làm trồng lúa không đạt năng suất như lũ
lớn đồng thời tăng dịch bệnh, tăng lượng phân bón.
Giảm lượng tôm, cá tự nhiên.
Phát triển phong trào nuôi bò ở địa phương. Nuôi bò đã có từ lâu đời nhưng đến
năm 2012 phong trào nuôi bò phát triển mạnh do nuôi được quanh năm, lợi
nhuận cao, có sẵn nguồn thức ăn xanh là cỏ tự nhiên.
2013 Chuyển hoàn toàn sang làm màu, do lợi nhuận cao hơn (khoai cao, ớt, bắp, mùa
lũ bỏ đồng trống tham gia đánh bắt cá tự nhiên).

Trong đó, các sự kiện như việc nâng cấp đường, có điện và đỉnh lũ cao được các nhóm
thảo luận nhiều nhất vì nó liên quan đến việc thay đổi hình thức sản xuất (loại cây trồng
và vật nuôi) và ổn định đời sống của người dân như việc xây dựng nhà, chuồng trại và
các công trình phụ khác.
4.2. Diễn biến lũ có liên quan đến khai thác nguồn lợi thủy sản qua các năm của tỉnh
An Giang

8


Biểu đồ 1: Mực nước lũ qua các năm tại Tân Châu, An Giang.
Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn, tỉnh An Giang, 2012.

9


Biểu đồ2: Sản lượng khai thác thủy sản tự nhiên , An Giang.
Nguồn: Chi cục bảo vệ thủy sản tỉnh An Giang, 2012.


Theo số liệu thống kê của Chi cục bảo vệ thủy sản tỉnh An Giang (2012), sản lượng khai
thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên có khuynh hướng giảm dần từ năm 2000 - 2012. Theo
Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh An Giang cho biết sự suy giảm sản lượng thủy
sản do: (i) đánh bắt bằng điện, (ii) bao đê, (iii) sử dụng mắt lưới nhỏ, đông ngư dân, đánh
bắt cá nhỏ, thuốc trừ sâu, đánh bắt cá bố mẹ. Kết quả thảo luận nhóm của nông hộ đánh
bắt và nuôi trồng thủy sản ở ấp Vàm Nao cũng cho thấy có nhiều nguyên nhân làm giảm
lượng cá tự nhiên như đánh bắt bằng điện, cào điện, siệt điện suốt mùa, dớn, bao đê,
thuốc trừ sâu, sử dụng lưới mắt nhỏ và nước lũ chảy về chậm và ít. Điều này cũng phù
hợp khi so sánh diễn biến của lũ và sản lượng cá hằng năm ở Hình 1 và 2. Kết quả cho
thấy sản lượng khai thác thủy sản tự nhiên cũng giảm khi mực nước lũ thấp và ngược lại.
Theo kết quả nghiên cứu của Phạm Xuân Phú và CTV (2010) trong vòng 10 năm sản
10


lượng cá tự nhiên ở khu vực tỉnh An Giang đi khoảng 2/3 lượng cá tự nhiên. Sản lượng
thủy sản khai thác bình quân/hộ/năm giảm đáng kể, từ bình quân 1.120, 52 kg cá/hộ vào
năm 2000 đã giảm xuống còn 563,73 kg cá/hộ vào năm 2010, tương đương với mức giảm
49,69

trong vòng 10 năm. Theo tính toán của ngành nông nghiệp tỉnh An Giang cho

thấy, trung bình mỗi năm tỉnh An Giang có giá trị tăng thêm 2.000 tỷ đồng từ việc khai
thác lợi thế do mùa nước nổi đem lại. Năm nay lũ nhỏ và về chậm sẽ ảnh hưởng trực tiếp
đến đời sống hàng chục ngàn hộ nông dân sống bằng nghề đánh bắt tôm cá đồng thời làm
cho tỉnh An Giang mất đi nguồn thu đáng kể này.
Hộp thông tin số 1: Tình hình đánh bắt thủy sản và nuôi trồng thủy sản
Ông Phạm Thành Dư, ấp vàm Nao, xã Tân Trung, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang cho
biết ông đã đánh bắt cá và nuôi cá lóc trong vèo trong mùa lũ ở đây từ rất lâu. Trước
đây, cá tôm tự nhiên rất nhiều do lũ mang về nhưng cho đến nay lượng cá tôm giảm

khoảng 2/3 lượng cá so với trước kia do các nguyên nhân sau: đánh bắt bằng điện, cào
điện, siệt điện suốt mùa, dớn, bao đê, thuốc trừ sâu, sử dụng lưới mắt nhỏ và nước lũ
chảy về chậm và ít. Hiện nay, Ông không còn nuôi cá lóc trong vèo vì tìm kiếm thức
ăn để nuôi, giá cá không ổn định, ô nhiễm nguồn nước từ thuốc bảo vệ thực vật từ làm
lúa và xuất hiện nhiều loại cá lau kiến.

4.3. Thuận lợi và khó khăn đối với sản xuất nông nghiệp ở địa phương
Bảng 2: Nhóm hộ làm lúa
Khó khăn

Thuận lợi
Có kinh nghiệm trồng lúa

-

Được tập huấn kỹ thuật trồng lúa

hay hợp tác xã để tìm đầu ra

-

Nguồn lao động đồi dào

cho sản phẩm

-

Có máy gặp đập liên hợp

-


Đất đai còn manh mún

-

Được hợp đồng vật tư nông nghiệp

-

Giá vật tư ngày càng tăng cao

Cơ hội

-

Chưa có tổ hợp tác sản xuất

-

Thách thức

11


-

Cần có công ty đến đây bao tiêu sản phẩm

-


Cần thêm các lượng lực cùng nông dân ra

-

Giá cá thị trường đầu ra không
ổn định

đồng của công ty cổ phần Bảo vệ thực vật

-

An Giang hỗ trợ kỹ thuật và hợp đồng làm

Ẩm độ không đạt chuẩn công
ty, giá sản phẩm thấp

vùng nguyên vật liệu như các nơi khác

Bảng 3: Nhóm hộ làm hoa màu
Khó khăn

Thuận lợi
-

Có kinh nghiệm sản xuất hoa màu

-

Dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết


-

Nguồn lao động đồi dào

-

Thời tiết bất thường

-

Mọi người chia sẻ kinh nghiệm

-

Thiếu vốn

trong sản xuất màu

-

Bệnh cúm chưa có thuốc điều trị

Lũ nhiều năng suất tốt hơn do

-

Chưa có công ty ký kết hợp đồng

-


thu mua tại địa phương thu mua

giảm chi phí phân bón
-

Có thị trường đầu ra

-

Giá cả thị trường ổn định hơn lúa

-

tác

Cơ hội
-

Nếu có công ty ký kết hợp đồng

Chưa được tập huấn kỹ thuật canh

Thách thức
-

thu mua sản phẩm người dân yên

Cần chính quyền địa phương giới
thiệu sản phẩm đầu ra


tâm hơn trong sản xuất

Bảng 4: Nhóm chăn nuôi-thủy sản
Khó khăn

Thuận lợi
-

Nguồn thức ăn đủ cho nuôi bò

-

Thiếu vốn

-

Có đầu ra ổn định

-

Thiếu đất trồng cỏ

-

Lao động đồi dào

-

Thiếu cỏ vào mùa lũ


12


-

Chưa có đầu ra cho cá

-

Ô nhiễm cá lao kiến

-

Nguồn cá tự nhiên giảm, khó khăn
cho việc nuôi cá, giá cả không ổn
định.

Cơ hội

Thách thức
-

Cao điện

-

Có thị trường

-


Siệt điện suốt mùa

-

Nguồn thức ăn đầy đủ

-

Dớn

-

Phát triển chăn nuôi bò

-

Thuốc bảo vệ thực vật làm cá chết

-

Bao đê làm giảm cá tự nhiên

4.4. Các mốc thời gian thay đổi mô hình canh tác do ảnh hưởng của lũ và nguồn nước
ở ấp Vàm Nao, xã Tân Trung, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang
Bảng 5: Các mốc thời gian thay đổi mô hình canh tác do ảnh hưởng của lũ và nguồn nước
Năm

Hệ thống canh tác thay đổi

Trước 1975


Chủ yếu là đất trầm thủy, trồng các loại câu như ấu, sậy, đế

Sau 1975

Trồng ấu, sậy, 1 lúa -1 ấu

1990

Có hệ thống cống xã lũ Bắc Vàm Nao, nên người dân chuyển dần lúa
sang trồng: Nếp, khoai cao, bắp, ớt…

2005

Chuyển sang canh tác lúa 3 vụ, xã lũ 3 lần/ năm

2011

Có sự chuyển biến về diện tích canh tác đất, đất nhiều làm nếp, đất ít
làm màu lợi nhuận cao, 1 công màu lợi nhuận gấp 3 công lúa nên ở
đây làm màu rất cao

4.5. Các vấn đề khó khăn ưu tiên ở ấp Vàm Nao, xã Tân Trung, huyện Phú Tân,
tỉnh An Giang
13


Bảng 6: Các vấn đề khó khăn của người dân làm lúa ưu tiên
Vấn đề


Điểm

Xếp hạng

Giá cả thị trường

46

I

Chưa có công ty bao tiêu sản phẩm

33

II

Chưa có hợp tác xã tìm đầu ra,

28

III

Lũ liên có quan đến năng suất

24

IV

Thời tiết bất thường


19

V

chưa tổ chức sản xuất hợp lý

Bảng 7: Các vấn đề khó khăn của người dân trống hoa màu
Vấn đề

Điểm

Xếp hạng

Bệnh thối cây và củ của

33

I

Thời tiết thất thường

29

II

Giá cả thị trường

26

III


Chưa có công ty thu mua

19

IV

Chưa được tập huấn kỹ

13

V

khoai môn (bệnh cúm)

thuật
Khảo sát của chuyên gia và nông dân nghiên cứu về đất đã phát hiện ra một số vấn đề cần
có liên quan đến dịch bệnh trên khoai cần lưu tâm như sau:
-

Giống khoai đã được trồng rất nhiều năm nhưng không có giống mới thay thế;

-

Đa số ruộng canh tác khoai môn bị bệnh là do trồng nhiều vụ liên tiếp không luân
canh loại cây trồng khác;

-

Sử dụng một lượng lớn phân hóa học như urea hay DAP trên vụ, khoảng 500

kg/1000m2/vụ khoai tây. Khảo sát đất cho thấy lượng chất hữu cơ đi sâu vào tầng
sét bên dưới, mặt đất đóng rêu xanh sau thu hoạch;

14


Bảng 8: Các vấn đề khó khăn của người dân tiểu thủ công nghiệp buôn bán nhỏ ưu tiên
Vấn đề

Điểm

Xếp hạng

Thiếu vốn

26

I

Mùa mưa, lũ

22

II

Thời tiết thất thường

10

III


Bảng 9: Các vấn đề khó khăn của người dân chăn nuôi- nuôi trồng thủy sản ưu tiên
Vấn đề

Điểm

Xếp hạng

Nguồn có tự nhiên cạn kiệt (nhóm thủy

21

I

Thiếu vốn (nhóm chăn nuôi)

30

II

Thiếu đất trồng cỏ, thiếu cỏ vào mùa lũ

22

II

Thiều đầu ra (nhóm thủy sản)

19


III

Cao điện, siệt điện, dớn làm mất cá tựu

17

IV

11

V

sản)

(nhóm chăn nuôi)

nhiên (nhóm thủy sản)
Giá cá mồi cao (nhóm thủy sản)
4.6. Các kinh nghiệm thích ứng với lũ hiện tại
Theo kết quả thảo luận nhóm tập trung, người dân có nhiều kinh nghiêm trong việc thích
ứng với lũ nhờ vào các kinh nghiệm trong quá khứ và hiện tại như sau:
-

Dựa vào chu kỳ thời gian của lũ như cứ 1 năm lớn và 3 năm nhỏ.

-

Dựa vào ngấn của lá cỏ tây, nếu lá ra gần chóp lá thì lũ sẽ lớn, biện pháp ứng phó
với lũ là kê nhà lên theo con nước (do nước lên chậm). Nếu ngấn của lá cỏ tây
không ra gần chóp lá thì lũ nhỏ, khi đó, người dân ứng phó bằng cách chủ động

nước tưới, thay đổi lịch thời vụ và trồng các cây ngắn ngày và hoa màu.

-

Dựa vào con nước quay vào tháng 05 âm lịch, nếu màu nước đục, chắc chắn sẽ lũ
về sớm nên chủ phòng ngừa và thích ứng với lũ.

15


4.7. Các dự kiến thích ứng với lũ trong tương lai
Theo kết quả thảo luận nhóm tập trung năm 2013, người dân thích ứng với tương lai như
sau:
-

Do thời tiết bất thường xảy ra như hiện nay, nên không có thể dự đoán lũ về như
trước kia.

-

Nếu lũ lớn năm 2000 và năm 2011 là đỉnh lũ cao qua các năm nên dựa vào kinh
nghiệm đó sẽ nâng cao lên nền nhà hơn nữa.

-

Hiện nay, đã có hệ thống kiểm soát lũ dự án Bắc Vàm Nao nên người dân cũng an
tâm nhưng cần có các thông tin về lũ thông báo kịp thời của chính quyền địa
phương, huyện tỉnh cho người dân biết sớm đề thích ứng và phòng ngừa khi lũ về
và chủ động trong canh tác.


-

Người dân sẽ chủ động phát huy tiềm năng nội lực, huy động tối đa các nguồn lực
sẵn có trong xã để cùng nhau ứng phó và phòng ngừa lũ đến.

-

Cùng nhau nâng cấp những đoạn đường đất đang còn thấp so với lũ năm 2011,
tránh nước lũ tràn vào khi có lũ lớn.

-

Nghe thêm các bản tin dự báo của các trạm khí tượng và thông tin đại chúng trên
đài phát thanh và các kênh truyền hình.

5. Kết luận
- Người dân trong ấp đã có kinh nghiệm sống chung với lũ và thích ứng với từng giai
đoạn diễn biến lũ để thay đổi hệ thống sản xuất nông nghiệp cho phù hợp.
- Thông thường các quyết định thay đổi sản xuất được quyết định bởi lợi nhuận kinh tế và
kinh nghiệm sản xuất lâu dài.
- Các khó khăn trong sản xuất là giá cả và tiêu thụ hàng hóa.

6. Tài liệu tham khảo

16


 Dương Văn Nhã. 2006. Tác động của bao đê đến đời sống kinh tế - xã hội – môi
trường. Chương trình nghiên cứu Việt Nam – Hà Lan, Hà Nội. NXB Nông
Nghiệp.

 Phạm Xuân Phú, Ngô Bảo Trân, Phan Ngọc Duyên,Thái Huỳnh Phương Lan.
2010. Tác động nguồn lợi thủy sản đến sinh kế của người dân vùng hạ lưu sông
Mê Kông. Thông tin khoa học số 36, Đại Học An Giang, năm 2010.
 Ban Nhân Ấp Vàm Nao. 2012. Báo cáo kết quả thực hiện cuộc vận động phòng
trào” Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.
 Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh An Giang.2012. Báo cáo sản lượng khai
thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên có khuynh hướng giảm dần từ năm 2001 - 2009.
 Trần Linh Thước, Nguyễn Thanh Tùng, Trần Thanh Tòng, Dương Ngọc Dũng,
Dương Tiến Dũng, Nguyễn Phi Ngà, Hứa Thị Bạch Loan, Trần Thị Anh Đào,
Nguyễn Sinh Huy, Nguyễn Thị Hà, Nguyễn Văn Đệ và Lê Phát Quới. 2001. Điều
kiện tự nhiên, tài nguyên và đa dạng sinh học của vùng ngập lũ. Trong: Vùng
Ngập lũ Đồng bằng Sông Cửu Long: Hiện trạng và giải pháp, Đào Công Tiến chủ
biên. NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
 Đào Công Tiến. 2004. Báo cáo tổng kết khoa học: Luận cứ khoa học cho giải pháp
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội ĐBSCL trong điều kiện sống chung với lũ. Đại
học kinh tế TP. HCM

17


7. Phụ chương
Phụ chương 1: Bảng câu hỏi gợi ý người am hiểu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

TRUNG TÂM BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN
TÀI NGUYÊN NƯỚC

KHOA NÔNG NGHIỆP & TNTN


PHIẾU PHỎNG VẤN KIP
THAM VẤN CÁN BỘ TNMT VỀ THAY ĐỔI CỦA LŨ
________________________________________________________________________________
Thông Tin Chung:
1. Tên cán bộ phỏng vấn: …………………………………………………………………………………………….....................
2. Tên người được phỏng vấn: ................................................................................................. …………..
3. Chức vụ: ........................... … Cơ quan: ………………………………………………………………………………………….
4. Ngày phỏng vấn: .................................................................................................................. …………..
NỘI DUNG PHỎNG VẤN
5. Xin Ông/Bà cho biết về chức năng và nhiệm vụ của Sở và Phòng tài nguyên và môi trường như
thế nào?
6. Ông/Bà cho biết ý kiến về các loại lũ lớn, lũ trung bình và lũ nhỏ? Đánh giá về mức độ ảnh hưởng
theo từng mực nước lũ đến sản xuất nông nghiệp như thế nào?
7. Đối tượng nào đang chịu sự tác động bởi sự thay đổi lũ? Tại sao? Mức độ tác động lên từng đối
tượng đó như thế nào? Nếu điều đó xảy ra thì những nhóm đối tượng nào sẽ bị ảnh hưởng?
Mức độ ảnh hưởng sẽ như thế nào? Nhóm đối tượng nào dễ bị tổn thương nhất? Nguyên nhân
tại sao?
8. Mùa vụ nào trong năm chịu tác động nhiều nhất bởi sự thay đổi lũ? Tại sao?
9. Quan điểm của Ông/Bà về diễn biến lũ trong vòng 5 năm qua? (Các báo cáo có liên quan)
18


10. Ông/Bà vui lòng cho biết sự thay đổi lũ có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả sản xuất nông
nghiệp? (tăng/giảm chi phí, năng suất, lợi nhuận,…)
11. Xin Ông/Bà liệt kê một số nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm nguồn nước trong những năm gần
đây cho sản xuất nông nghiệp? Mức độ tác động của từng nguyên nhân?
12. Điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến chế độ thuỷ văn (chu kỳ lũ, thời gian ngập lũ, độ ngập
sâu,…)?
13. Để ứng phó với tác động lâu dài của sự thay đổi lũ trong bối cảnh đó, nhà nước cần có những
chương trình hành động gì? Cần hỗ trợ thêm những gì từ các tổ chức khác?

14. Ông (Bà) có suy nghĩ gì về cách ứng phó của người dân đối với lũ lụt trong thời gian qua đối từng
mô hình cụ thể? Theo Ông (Bà), cách ứng phó ấy có hiệu quả không? Tại sao?

15. Ông (Bà) cho biết cách đưa ra khuyến cáo với cộng đồng địa phương thay đổi của lũ như
thế nào?
16. Ông (Bà) có kiến nghị hay đề xuất với cấp trên để hoạt động sản xuất nông nghiệp có
hiệu quả với sự thay đổi của lũ như thế nào?
Xin chân thành cảm ơn Ông/Bà

19


Phụ chương 2: Các công cụ thảo luận nhóm và câu hỏi gợi ý thảo luận nhóm

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

TRUNG TÂM BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN
TÀI NGUYÊN NƯỚC

KHOA NÔNG NGHIỆP & TNTN

PHIẾU PHỎNG VẤN KIP
THAM VẤN CÁN BỘ PHỤ TRÁCH NÔNG NGHIỆP Ở XÃ VỀ THAY ĐỔI CỦA LŨ
________________________________________________________________________________
Thông Tin Chung:
17. Tên cán bộ phỏng vấn: ………………………………………………………………………………………………………………..
18. Tên người được phỏng vấn: ................................................................................................. …………..
19. Chức vụ: ........................... … Cơ quan: ……………………………………………………………………......................
20. Ngày phỏng vấn: .................................................................................................................. …………..
NỘI DUNG PHỎNG VẤN

21. Xin Ông/Bà cho biết về chức năng và nhiệm vụ của cán bộ phụ trách nông nghiệp của xã như thế
nào?
22. Ông/Bà cho biết ý kiến về các loại lũ lớn, lũ trung bình và lũ nhỏ? Đánh giá về mức độ ảnh hưởng
theo từng mực nước lũ đến sản xuất nông nghiệp ở địa phương như thế nào?
23. Đối tượng nào đang chịu sự tác động bởi sự thay đổi lũ? Tại sao? Mức độ tác động lên từng đối
tượng đó như thế nào? Nếu điều đó xảy ra thì những nhóm đối tượng nào sẽ bị ảnh hưởng?
Mức độ ảnh hưởng sẽ như thế nào? Nhóm đối tượng nào dễ bị tổn thương nhất? Nguyên nhân
tại sao?

20


24. Mùa vụ nào trong năm chịu tác động nhiều nhất bởi sự thay đổi lũ? Tại sao?
25. Quan điểm của Ông/Bà về diễn biến lũ trong vòng 5 năm qua? (Các báo cáo có liên quan)
26. Ông/Bà vui lòng cho biết sự thay đổi lũ có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả sản xuất nông
nghiệp ở địa phương? (tăng/giảm chi phí, năng suất, lợi nhuận,…)
27. Xin Ông/Bà liệt kê một số nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm nguồn nước trong những năm gần
đây cho sản xuất nông nghiệp? Mức độ tác động của từng nguyên nhân?
28. Điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến chế độ thuỷ văn (chu kỳ lũ, thời gian ngập lũ, độ ngập
sâu,…)?
29. Để ứng phó với tác động lâu dài của sự thay đổi lũ trong bối cảnh đó, chính quyền địa phương
cần có những chương trình hành động gì? Cần hỗ trợ thêm những gì từ các tổ chức khác?
30. Ông (Bà) có suy nghĩ gì về cách ứng phó hay kinh nghiệm của người dân đối với lũ lụt trong thời
gian qua đối từng mô hình cụ thể? Theo Ông (Bà), cách ứng phó ấy có hiệu quả không? Tại sao?

31. Ông (Bà) cho biết có những thuận lợi và khó khăn khi thực thi triển khai chính sách ở cấp
trên như thế nào?
32. Ông (bà) cho biết hiệu quả về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở địa phương ứng phó với
lũ như thế nào?
33. Ông (bà) cho biết để hoạt động có hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp ở địa phương với

sự thay đổi của lũ, ông(bà) có kế hoạch hay hành động trong tương lai để tuyên truyền
cho nông dân biết để sản xuất có hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp?
34. Ông (bà) có kiến nghị hay đề xuất với cấp trên để hoạt động sản xuất nông nghiệp có hiệu
quả với sự thay đổi của lũ?
Xin chân thành cảm ơn Ông/Bà

21


Phụ chương 3: Các câu hỏi gợi ý câu lạc bộ thủy sản –chăn nuôi

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

TRUNG TÂM BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN
TÀI NGUYÊN NƯỚC

KHOA NÔNG NGHIỆP & TNTN

PHIẾU PHỎNG VẤN KIP
THAM VẤN CÂU LẠC BỘ CHĂN NUÔI –THỦY SẢN Ở XÃ VỀ THAY ĐỔI CỦA LŨ
________________________________________________________________________________
Thông Tin Chung:
35. Tên cán bộ phỏng vấn: ………………………………………………………………………………………………………………..
36. Tên người được phỏng vấn: ................................................................................................. ………..
37. Chức vụ: ........................... … Cơ quan: ………………………………………………………………………………………..
38. Ngày phỏng vấn: .................................................................................................................. …………..
NỘI DUNG PHỎNG VẤN
39. Xin Ông/Bà cho biết về chức năng và nhiệm vụ của câu lạc bộ khuyến nông của xã như thế nào?
40. Ông/Bà cho biết ý kiến về thuận lợi và khó khăn trong quá trình thành lập câu lạc bộ khuyến
nông trong quá trình tiếp nhận và chuyển giao khoa học kỹ thuật ở địa phương?

41. Mùa vụ nào trong năm chịu tác động nhiều nhất bởi sự thay đổi lũ? Tại sao?
42. Ông/Bà vui lòng cho biết sự thay đổi lũ có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả sản xuất nông
nghiệp ở địa phương? (tăng/giảm chi phí, năng suất, lợi nhuận,…)
43. Xin Ông/Bà cho biết việc tiếp nhận thông tin từ cấp trên từ nguồn nào? Các loại thông tin đó là
gì?
22


44. Ông (Bà) cho biết tiếp nhận và hiệu quả việc ứng dụng việc chuyển giao khoa học kỹ
thuật như thế nào?
45. Ông (bà) cho biết nguồn thông tin liên quan đến việc thay đổi của lũ đến tình hình sản
xuất nông nghiệp ở địa phương như thế nào?
46. Ông (bà) cho biết chiến lược sắp tới câu lạc bộ có kế hoạch hay hành động gì để đem lại
hiệu quả hoạt động của câu lạc bộ?
47. Ông (bà) có đề xuất hay kiến nghị gì đối với cấp trên để hoạt động câu lạc bộ có hiệu quả
hơn?
Xin chân thành cảm ơn Ông/Bà

23


Phụ chương 4: Các câu hỏi gợi ý thảo luận nhóm lúa

TRUNG TÂM BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN
TÀI NGUYÊN NƯỚC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP & TNTN

PHIẾU PHỎNG THẢO LUẬN NHÓM LÀM LÚA

________________________________________________________________________________
NỘI DUNG GỢI Ý THẢO LUẬN NHÓM TẬP TRUNG

Các công cụ sử dụng PRA để thảo luận nhóm: Sơ lược sự kiện lịch sử, lịch thời vụ, phân tích
thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức; xếp hạng ưu tiên.
1. Xin Ông/Bà cho biết các sự kiện lịch sử ở địa phương về nguồn nước và lũ liên quan đến sản xuất
lúa?
2. Ông/Bà cho biết ý kiến về các loại lũ lớn, lũ trung bình và lũ nhỏ? Đánh giá về mức độ ảnh hưởng
theo từng mực nước lũ đến sản xuất lúa như thế nào?
3. Đối tượng nào đang chịu sự tác động bởi sự thay đổi lũ? Tại sao? Mức độ tác động lên từng đối
tượng đó như thế nào? Nếu điều đó xảy ra thì những nhóm đối tượng nào sẽ bị ảnh hưởng?
Mức độ ảnh hưởng sẽ như thế nào? Nhóm đối tượng nào dễ bị tổn thương nhất? Nguyên nhân
tại sao?
4. Cho biết lịch thời vụ, mùa vụ nào trong năm chịu tác động nhiều nhất bởi sự thay đổi lũ? Tại
sao?
5. Quan điểm của Ông/Bà về diễn biến lũ trong vòng 5 năm qua?
6. Ông/Bà vui lòng cho biết sự thay đổi lũ có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả sản xuất lúa
nghiệp? (tăng/giảm chi phí, năng suất, lợi nhuận,…)
7. Xin Ông/Bà liệt kê một số nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm nguồn nước trong những năm gần
đây cho sản xuất nông nghiệp? Mức độ tác động của từng nguyên nhân?
8. Điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến chế độ thuỷ văn (chu kỳ lũ, thời gian ngập lũ, độ ngập
sâu,…)?
9. Để ứng phó với tác động lâu dài của sự thay đổi lũ trong bối cảnh đó, nhà nước cần có những
chương trình hành động gì? Cần hỗ trợ thêm những gì từ các tổ chức khác?
24


10. Vẽ sơ đồ tài nguyên của cộng đồng? Lũ có ảnh hưởng đến thay đổi hệ thông canh tác không?
11. Vấn đề khó khăn trong sản xuất lúa liên quan đến lũ như thế nào? Xếp hạng ưu tiên?
12. Ông (Bà) có suy nghĩ gì về cách ứng phó của cộng đồng đối với lũ lụt trong thời gian qua đối sản

xuất lúa? Theo Ông (Bà), cách ứng phó ấy có hiệu quả không? Tại sao?

13. Ông (Bà) cho biết cách đưa ra khuyến cáo với cộng đồng địa phương thay đổi của lũ như
thế nào?
14. Thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức của lũ đối cộng đồng sản xuất lúa như thế nào?
15. Ông (Bà) có kiến nghị hay đề xuất với cấp trên để hoạt động sản xuất nông nghiệp có
hiệu quả với sự thay đổi của lũ như thế nào?
Xin chân thành cảm ơn Ông/Bà

25


×