Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Ngân Hàng Câu hỏi An Toàn Điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.9 MB, 73 trang )

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRẦN LÊ MÂN (CB) – LƯU HOÀN VŨ – TRẦN THẾ BẢO –
THÁI HỮU ĐẠT – LÊ ANH DŨNG – TRƯƠNG THẾ KHUYẾT –
LÊ HỮU ĐĂNG VINH – TÔ THỊ MỸ NGỌC

Ngân hàng câu hỏi

AN TOÀN ĐIỆN
Biên soạn : Nhóm tác giả.

Tài liệu lưu hành nội bộ 2016


036104 – An toàn điện 2016

MỤC LỤC
1. Trình bày các dụng cụ, thiết bị cần thiết trong an toàn điện. ...................................................................... 6
2. Trình bày tác dụng của dòng điện đối với cơ thể người. ............................................................................. 6
3. Điều kiện bị điện giật là gì? Trình bày tóm tắt những yếu tố xác định tình trạng nguy hiểm của điện giật.
Những giới hạn của các giá trị cho phép. ........................................................................................................ 6
4. Trình bày hiện tượng dòng điện chạm đất, điện áp tiếp xúc, điện áp bước. Cách phòng tránh. ................. 9
5. Trình bày hiện tượng dòng điện đi trong đất. Giả sử đường dây điện đang có điện rơi cách chân 0,5m;
lúc đó em sẽ xử lý ra sao? Giải thích tại sao em phải làm như vậy? ............................................................... 9
6. Phân tích an toàn trong trường hợp người chạm vào 1 dây mạng 1 pha nối đất. ...................................... 10
7. Phân tích an toàn trong trường hợp người chạm vào 1 dây mạng 1 pha không nối đất (mạng cách ly). .. 11
8. Phân tích an toàn trong các mạng điện ba pha. ......................................................................................... 12
9. Ở mạng điện đơn giản cách điện đối với đất, muốn cho người được an toàn khi chạm vào vật mang điện
(lõi dây dẫn điện) thì yêu cầu điện trở cách điện phải có trị số như thế nào đối với dây dẫn điện? Đối với


trường hợp này, nguy hiểm nhất xảy ra lúc nào? Muốn khắc phục phải làm những gì? .............................. 13
10. Điện thế phân bố trong đất khi có dòng điện đi vào đất có đặc điểm gì ? Khi có hiện tượng dây dẫn có
điện bị rơi xuống đất (chạm đất), người nằm trong vùng bán kính 20 m có nguy hiểm không ? ................. 16
Mức độ nguy hiểm như thế nào khi đến càng gần điểm chạm đất ? Nếu xảy ra tình trạng này, là một
người hiểu biết và làm nghề về điện em sẽ làm động tác gì ? ....................................................................... 14
11. Ở lưới điện 220/380V, khi sửa chữa thiết bị sử dụng điện, em cần chú ý gì về phương diện an toàn?
Nếu trường hợp không cắt được thiết bị dùng điện ra khỏi nguồn điện, thì người sửa chữa sẽ phải như thế
nào khi thao tác? ............................................................................................................................................ 18
Hãy vẽ và tính dòng điện đi qua người khi người tiếp xúc với dây nóng 220V, chân đi đất; biết điện trở
của người là 2000Ω. Trường hợp này có nguy hiểm không? Vì sao?........................................................... 16
12. Có mạng điện 3 pha 4 dây (3 pha + 1 trung tính), khi sửa chữa các thiết bị điện một pha thông thường
như đèn, hệ thống điều hòa... trong gia đình, cần lưu ý những gì để đảm bảo sửa chữa điện được an toàn đối
với người thực hiện công việc này? .............................................................................................................. 18
13. Trình bày phương pháp cứu hộ khi người bị điện giật. ........................................................................... 19
14. Thế nào là tiếp xúc trực tiếp? Các biện pháp phòng tránh. ..................................................................... 20
15. Thế nào là tiếp xúc gián tiếp. Các biện pháp phòng tránh. ..................................................................... 21
16. Mục đích, ý nghĩa của bảo vệ nối đất. Các sơ đồ nối đất sử dụng phương pháp này. ............................ 21
17. Mục đích, ý nghĩa của bảo vệ nối dây trung tính. Các sơ đồ nối đất sử dụng phương pháp này. ........... 22
18. Trình bày các loại nối đất: tự nhiên, nhân tạo. Thế nào là nối đất hệ thống, nối đất an toàn, nối đất
chống sét? ...................................................................................................................................................... 23

Trường Đại học Giao thông Vận Tải TP.HCM

1


036104 – An toàn điện 2016
19. Vẽ và trình bày phân loại nối đất tập trung và nối đất mạch vòng. Điện trở nối đất yêu cầu đối với nối
đất chống sét, an toàn thiết bị, công nghệ thông tin và trung tính máy biến áp? .......................................... 24
20. Trình bày các thành phần của điện trở nối đất. ....................................................................................... 25

21. Hệ thống nối đất IT: đặc điểm, ứng dụng. ............................................................................................... 25
22. Hệ thống nối đất TT: đặc điểm, ứng dụng............................................................................................... 26
23. Hệ thống nối đất TN-S: đặc điểm, ứng dụng........................................................................................... 27
24. Hệ thống nối đất TN-C: đặc điểm, ứng dụng. ......................................................................................... 28
25. Hệ thống nối đất TN-C-S: đặc điểm, ứng dụng....................................................................................... 29
26. a) Hãy trình bày ý nghĩa của việc nối vỏ của thiết bị sử dụng điện với dây trung tính PEN hay dây PE ở
lưới điện 3 pha 4 dây, hay 3 pha 5 dây. Vẽ lưới điện 3 pha 5 dây (380V/220V).......................................... 29
b) Có cần thiết phải nối đất lặp lại đường dây trung tính ở lưới điện 3 pha 4 dây không? Giải thích... 29
c) Ở lưới hạ áp 3 pha 5 dây này (điện áp 380/220V), giả sử có động cơ điện 3 pha đang đấu vào lưới
này, hãy vẽ cách đấu dây cho động cơ sao cho an toàn. Nếu chẳng may một dây của động cơ chạm vỏ
(chạm mát). Hãy tìm dòng điện chạm đất, biết r0 là điện trở của hệ thống trung tính, r0= 4Ω và điện trở tiếp
xúc chạm đất của động cơ rtx = 0Ω. ............................................................................................................... 30
27. Tại sao muốn an toàn cho người khi chạm vào thiết bị, ta phải tiếp đất vỏ thiết bị. Khi nào nối vỏ thiết
bị với hệ thống nối đất; khi nào nối với vỏ thiết bị với dây trung tính đã có nối đất? Khi nối vỏ thiết bị với
dây trung tính thì dây trung tính có cần tiếp đất lặp lại không? Vì sao? ....................................................... 30
28. Bảo vệ nối đất và bảo vệ nối dây trung tính nhằm mục đích gì? Khi nào dùng bảo vệ bằng cách nối đất
vỏ thiết bị, khi nào dùng bảo vệ bằng cách nối vỏ thiết bị với dây trung tính? Giải thích............................ 31
29. Ý nghĩa của bảo vệ an toàn cho người chạm phải thiết bị khi thiết bị có vỏ được nối dây trung tính (ở
mạng điện trung tính của lưới điện được nối đất). Trong trường hợp này, trung tính của mạng lưới điện có
cần phải nối đất lặp lại không? Vì sao? ......................................................................................................... 32
30. Khi nối đất tập trung, ta tính được dòng điện chạy qua người. Anh chị có suy nghĩ gì để giảm dòng điện
nguy hiểm chạy qua người?........................................................................................................................... 33
31. Thế nào là đẳng thế hệ thống nối đất? ..................................................................................................... 33
32. Đo điện trở nối đất, đo điện trở suất của đất: Nguyên lý đo và dùng dụng cụ đo chuyên dụng. ............ 34
33. Đối với mạng điện hạ thế 3 pha 4 dây 380/220V trung tính của lưới điện có nối đất, hãy giải thích vì
sao để đảm bảo an toàn đối với người thì vỏ của thiết bị phải nối dây trung tính. Hãy giải thích thêm trong
trường hợp này tại sao dây trung tính phải nối đất lặp lại. ............................................................................ 36
34. Có mạng điện 3 pha 5 dây (3p + PE + N), điện áp 380/220V. ................................................................ 36
a) Hãy vẽ mạng này. .............................................................................................................................. 36
b) Trình bày ý nghĩa của trung tính được nối đất. ................................................................................. 36


Trường Đại học Giao thông Vận Tải TP.HCM

2


036104 – An toàn điện 2016
c) Khi vận hành bình thường, giả sử người chạm vào dây pha, biết điện trở của người
Rngười = 2000Ω, điện trở của hệ thống nối trung tính là r0 = 4Ω. Hãy tính dòng điện chạy qua người trong
hai trường hợp sau:
* Người đứng trên nền có rnền = 15Ω. .................................................................................................... 36
* Người đứng trên nền cách điện có rnền = 100 000Ω. ........................................................................... 36
Anh chị hãy nhận xét và rút ra kết luận để người không nguy hiểm. .................................................... 36
35. Có mạng điện 3 pha 5 dây (3p + PE +N), điện áp 380/220V. ................................................................. 37
a) Hãy vẽ cách đấu: 3 dây pha của động cơ vào lưới, một bếp điện một pha và một quạt công suất lớn
một pha vào lưới này sao cho bảo đảm an toàn cho người, khi người chạm vỏ thiết bị mà thiết bị lại bị
chạm mát. ...................................................................................................................................................... 37
b) Trình bày ý nghĩa của bảo vệ nối dây trung tính ............................................................................... 37
c) Khi bảo vệ nối dây trung tính có cần thực hiện nối đất lặp lại đường dây trung tính hay không? Giải
thích? ............................................................................................................................................................. 37
36. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của Cầu chì. Các thông số quan trọng của Cầu chì. .............................. 38
37. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của Cầu dao. Các thông số quan trọng của Cầu dao. ............................. 38
38. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của RCD. Các thông số quan trọng của RCD. ....................................... 39
39. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của CB. Các thông số quan trọng của CB. ............................................ 40
40. Phân tích các loại mạng điện theo tiêu chuẩn quốc tế và việc thực hiện RCD trong các sơ đồ này. ...... 41
41. IP là gì? .................................................................................................................................................... 42
42. Có mạng điện 3 pha 4 dây (3P + PEN) điện áp 380/220V ...................................................................... 43
a) Hãy vẽ mạng này. .............................................................................................................................. 43
b) Trình bày ý nghĩa của trung tính được nối đất. ................................................................................. 43
c) Khi vận hành bình thường, giả sử người chạm vào dây pha, biết điện trở của người

Rngười = 1000Ω, điện trở của hệ thống tiếp đất điểm trung tính là r0 = 4Ω. Hãy tính dòng điện chạy qua
người trong hai trường hợp sau:
* Người đứng trên nền cách điện có rnền = 50 000Ω. ............................................................................. 43
* Người đứng trên nền có rnền = 0Ω. ...................................................................................................... 43
Anh chị hãy nhận xét và rút ra kết luận để người không nguy hiểm. .................................................... 43
43. Có mạng điện 3 pha 4 dây (3 pha + 1 trung tính), khi sữa chữa các thiết bị điện một pha thông thường
như đèn, hệ thống điều hòa... trong gia đình, cần lưu ý những gì để đảm bảo sửa chữa điện được an toàn đối
với người thực hiện công việc này? .............................................................................................................. 44
44. Vẽ mạng điện một pha có trung tính nối đất, điện áp 220V. Giả sử người chạm vào dây pha đang có
điện áp, điện trở của người là 1000Ω, điện trở của hệ thống nối đất là R0 = 4Ω.
a) Trình bày đường dòng điện qua người; tính dòng điện này trong hai trường hợp sau:

Trường Đại học Giao thông Vận Tải TP.HCM

3


036104 – An toàn điện 2016
- Trường hợp chân người tiếp xúc với đất rnền = 0Ω. ............................................................................. 44
- Trường hợp chân người đi dép cao su với rnền = 40 000Ω. ................................................................. 44
b) Em có suy nghĩ gì về sự an toàn cho người trong 2 trường hợp trên. Vậy em có kết luận gì để đảm
bảo an toàn tuyệt đối khi tiếp xúc với lưới điện sinh hoạt thông thường. ..................................................... 45
45. Các thông tin cần thiết phải chuẩn bị sẳn sàng cho người kiểm tra điện trở nối đất. .............................. 46
46. Cách phân biệt 5 dây (3P-N-PE) trong 1 tủ điện dựa vào màu dây như thế nào? ................................... 46
47. Cách lựa chọn tiết diện dây PE. .............................................................................................................. 47
48. Trình bày tóm tắt các bước thiết kế hệ thống nối đất. ............................................................................. 48
49. Các vùng có điện trở suất cao giải pháp triển khai hệ thống nối đất như thế nào (trình bày bằng hình
vẽ)? ................................................................................................................................................................ 48
50. Tại sao mạng TN-C trong điều kiện làm việc bình thường dễ gây cháy và nhiễu điện từ nếu như tải
không đối xứng? ............................................................................................................................................ 49

51. Tại sao mạng TN-S trong điều kiện làm việc bình thường khắc phục được nhược điểm của mạng TN-C
là dễ gây cháy và nhiễu điện từ nếu như tải không đối xứng? ...................................................................... 50
52. Phân tích mạch khi có sự cố 1 pha chạm vỏ trong hệ thống điện mạng TN-C (vẽ đường đi của dòng sự
cố). ................................................................................................................................................................. 50
53. Phân tích mạch khi có sự cố 1 pha chạm vỏ trong hệ thống điện mạng TT (vẽ đường đi của dòng sự cố).
....................................................................................................................................................................... 51
54. Phân tích mạch khi có sự cố 1 pha chạm vỏ trong hệ thống điện mạng TN-S (vẽ đường đi của dòng sự
cố). ................................................................................................................................................................. 51
55. Phân tích mạch khi có sự cố 1 pha chạm vỏ trong hệ thống điện mạng IT (vẽ đường đi của dòng sự cố).
....................................................................................................................................................................... 51
56. Trong mạng điện TN-C để bảo vệ chạm điện gián tiếp thì cần dùng thiết bị gì? Giải thích? RCD có thể
được sử dụng ở mạng điện này hay không? .................................................................................................. 52
57. Trong mạng điện TN-S để bảo vệ chạm điện gián tiếp thì cần dùng thiết bị gì? Giải thích? RCD có thể
được sử dụng ở mạng điện này hay không? .................................................................................................. 52
58. Trong mạng điện TT thì để bảo vệ chạm điện gián tiếp thì cần dùng thiết bị gì? Giải thích? ................ 52
59. Trong mạng điện IT để bảo vệ chạm điện gián tiếp thì cần dùng thiết bị gì? Giải thích? RCD có thể
được sử dụng ở mạng điện này hay không? .................................................................................................. 52
60. Vẽ các kiểu nối đất (hình tia, hình sao, hình vòng, hình lưới). Trình bày các biện pháp để làm giảm điện
trở nối đất. ..................................................................................................................................................... 53
61. Thế nào là RCD, RCCB, RCBO, ELCB. Các thông số trên RCCB và ý nghĩa. ..................................... 54
62. Tại sao TN-C không được dùng sau TN-S? (trình bày bằng hình vẽ). ................................................... 55
63. Nối đất lặp lại nhằm mục đích gì? ........................................................................................................... 55

Trường Đại học Giao thông Vận Tải TP.HCM

4


036104 – An toàn điện 2016
64. Cách chọn RCD cho mạng IT phải như thế nào đối với sự cố chạm vỏ điểm thứ nhất và sự cố chạm vỏ

điểm thứ hai? ................................................................................................................................................. 56
65. Tại sao trong sự cố chạm vỏ điểm thứ nhất điện áp tiếp xúc rất nhỏ và ảnh hưởng không đáng kể đến cơ
thể người. (Giải thích bằng hình vẽ và công thức). ....................................................................................... 56
66. Theo tiêu chuẩn IEC thì thời gian cắt tối đa cho phép khi có sự cố trong mạng TN-C là bao nhiêu khi
U0 = 230V-AC với điện áp tiếp xúc cho phép là 50 V và 25 V. ................................................................... 57
67. Theo tiêu chuẩn IEC thì thời gian cắt tối đa cho phép khi có sự cố trong mạng IT (3pha-3 dây, 3 pha – 4
dây) là bao nhiêu khi

Uo

U

= 230

400V

- AC với điện áp tiếp xúc cho phép là 50 V và 25 V. ............... 57

68. Phân tích các yếu tố an toàn trong tủ điện hạ thế. ................................................................................... 58
69. Ảnh hưởng của tĩnh điện trong đời sống và sản xuất. Các biện pháp phòng tránh. ................................ 60
70. Ảnh hưởng của trường điện từ trong đời sống và sản xuất. Các biện pháp phòng tránh. ....................... 63
71. Nguyên nhân hiện tượng sự xâm nhập điện áp cao sang điện áp thấp. Các biện pháp phòng tránh. ...... 66
72. Phân tích giải pháp bảo vệ chống sét toàn diện 06 điểm. ........................................................................ 66
73. Những nơi nào cần thiết phải phòng chống sét? Phân loại cấp công trình cần bảo vệ chống sét. .......... 68
74. Các thiết bị chống sét đánh trực tiếp. ...................................................................................................... 69
75. Các thiết bị chống sét lan truyền: lan truyền trên đường nguồn và lan truyền trên đường tín hiệu. ....... 69
76. Khi điện áp cao xâm nhập sang điện áp thấp ở mạng IT thì ảnh hưởng đến thiết bị trong mạng hạ thế
như thế nào? .................................................................................................................................................. 70
77. Khi điện áp cao xâm nhập sang điện áp thấp ở mạng TN-C thì ảnh hưởng đến thiết bị trong mạng hạ thế
như thế nào? .................................................................................................................................................. 71

78. Bảo vệ chống sét theo nguyên tắc trọng điểm và toàn bộ là gì? ............................................................. 72

Trường Đại học Giao thông Vận Tải TP.HCM

5


036104 – An toàn điện 2016

NGÂN HÀNG CÂU HỎI AN TOÀN ĐIỆN
1. Trình bày các dụng cụ, thiết bị cần thiết trong an toàn điện.
Các thiết bị bảo vệ tránh xảy ra tai nạn điện: CB, cầu chì, contactor, RCD, MCB,
MCCB, ACB,… và một số thiết bị bảo vệ tránh rò điện, sự cố chập mạch,… bảo vệ an
toàn cho người.
Các dụng cụ cần thiết: găng tay nhựa/cao su, giày cách điện, kìm, kẹp, bút thử điện, …
2. Trình bày tác dụng của dòng điện đối với cơ thể người.
Người bị điện giật là do tiếp xúc với mạch điện có điện áp hay nói một cách khác là do có
dòng điện chạy qua cơ thể người. Dòng điện chạy qua cơ thể người sẽ gây ra các tác dụng
sau đây:
Tác dụng nhiệt: làm cháy bỏng thân thể, thần kinh, tim não và các cơ quan nội tạng
khác gây ra các rối loạn nghiêm trọng về chức năng.
Tác dụng điện phân: biểu hiện ở việc phân ly máu và các chất lỏng hữu cơ dẫn đến phá
huỷ thành phần hoá lý của máu và các tế bào.
Tác dụng sinh lý: gây ra sự hưng phấn và kích thích các tổ chức sống dẫn đến co rút
các bắp thịt trong đó có tim và phổi. Kết quả có thể đưa đến phá hoại, thậm chí làm
ngừng hẳn hoạt động hô hấp và tuần hoàn.
3. Điều kiện bị điện giật là gì? Trình bày tóm tắt những yếu tố xác định tình trạng
nguy hiểm của điện giật. Những giới hạn của các giá trị cho phép.
3.1. Điều kiện xảy ra hiện tượng điện giật (electric shock)
Tiếp xúc vào nguồn áp.

Hình thành mạch khép kín nguồn áp này qua cơ thể người.
Dòng điện qua người có giá trị đủ lớn và tồn tại đủ lâu.
3.2. Những yếu tố xác định tình trạng nguy hiểm của điện giật
Giá trị dòng điện qua người :
Giá trị dòng điện qua người quyết định là một trong các yếu tố gây nguy hiểm cho
người. Qua nghiên cứu và phân tích các tai nạn điện, thấy rằng với dòng diện xoay chiều,
tần số 50 – 60 Hz, giá trị an toàn cho người nhỏ hon 10 mA.
Thời gian bị điện giật
 Thời gian bị điện giật có ảnh hưởng lớn đến tình trạng nguy hiểm của người khi bị
Trường Đại học Giao thông Vận Tải TP.HCM

6


036104 – An toàn điện 2016
điện giật và khác nhau đối với tình trạng sức khoẻ của người.
 Giá trị dòng điện lớn nhất cho phép trong thời gian để tạo nên tim ngừng đối với
người khoẻ và người yếu. thời gian bị điện giật phải nhỏ từ 0,1 – 0,2 giây thì không
gây nguy hiểm. Thời gian càng tăng do ảnh hưởng phát nóng, lớp sừng trên da bị
chọc thủng, điện trở của người giảm xuống nhanh, dòng điện sẽ tăng vọt và càng
nguy hiểm hơn.
Điện trở của người
 Khi người chạm vào 2 cực của nguồn điện hay hai điểm của mạch điện, cơ thể
người trở thành 1 bộ phận của mạch điện. Điện trở của người là trị số của điện trở
đo dược giữa hai điện cực đặt trên cơ thể người. có thể chia điện trở người thành 3
phần: điện trở lớp da ở chỗ 2 điện cực đặt trên và diện trở bên trong cơ thể.
 Điện trở của người không phải cố định mà thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
tình trạng của lớp sừng trên da, diện tích và áp suất tiếp xúc, cường độ và dòng diện
qua người, thời gian tiếp xúc, tần số dòng điện và trạng thái bệnh lý của người.
 Khi da bị ướt hay có mồ hôi, điện trở của người giảm. dịân tích tiếp xúc càng lớn

thì điện trở của người càng nhỏ. Với điện áp từ 50 – 60 (V) có thể xem điện trở của
người tỉ lệ nghịch với diện tích tiếp xúc.
2

 Khi áp xuất tiếp xúc lớn hơn 1 kg/cm thì điện trở của người gần như tỷ lệ thuận
với áp xuất tiếp xúc.
 Thời gian tác dụng lâu điện trở người càng giảm vì da nị nóng, ra mồ hôi và do
những biến đổi điện phân trong cơ thể. Khi điện áp tăng lên thì điện trở của người
bị giảm xuống. Đối với da ẩm điện trở của người 10 000Ω với diện áp tác dụng là
10v, điện áp 40V, điện trờ người giảm gần bằng 2000Ω.
Đường đi dòng diện qua người
Để đánh giá mức độ nguy hiểm của dòng diện qua người, thưòng dưạ vào phân luợng
dòng điện chạy qua tim và đây là tác dụng nguy hiễm nhất làm tê liệt tuần hoàn dẫn đến
chết người. kết quả nghiên cứu cho thấy phân lượng dòng điện qua tim theo các con
đường dòng điện qua người như sau:
Đường đi của Ing

Tỉ lệ Ing đi qua tim

Tay – thân – tay

3,3%

Tay phải – thân – chân

6,7%

Tay trái – thân – chân

3,7%


Chân – thân – chân

0,4%

Đầu – thân – chân*

6,8%

Trường Đại học Giao thông Vận Tải TP.HCM

7


036104 – An toàn điện 2016
Từ đây nhận thấy rằng, tai nạn điện thường rơi vào trường hợp nguy hiểm nhất vì số
người đều thuận tay phải.
Tần số dòng điện
 Dòng điện một chiều được koi là ít nguy hiểm hơn dòng điện xoay chiều và đặc biệt
là dòng điện xoay chiều tần số công nghiệp 50 – 60 Hz. Điều này có thể giải thích
là do dòng điện tần số công nghiệp tạo nên sự rối loạn mà con người khó có thể tự
giải phóng dưới tác dụng của dòng địên, dù cho nó có giá trị bé.
 Dòng điện tần số càng cao càng ít nguy hiểm. Dòng điện tần số trên
500.000(Hz) không gây giật vì tác động quá nhanh hơn thời gian cảm ứng của các
cơ nhưng cũng có thể gây bỏng.
Điện áp cho phép
 Vì việc bảo vệ an toàn xuất phát từ một điện áp dễ hình dung giá trị dòng điện qua
người nên trong thực tế đòi hỏi quy định các giá trị điện áp mà con người có thể
chịu đựng được.
 Giá trị điện áp cho phép quy định mà con nguời có thể chịu đựng được tuỳ thụôc

vào môi trường làm việc cụ thể, công suất nguồn, khả năng được bảo đảm an toàn
của bản thân trang thiết bị và phương tiện bảo hộ. Ngoài ra còn lưu ý đến xác suất
nguy hiểm có thể xảy ra.
 Thông thường 3 loại điện áp lớn nhất cho phép được quy định là:
o Điện áp lớn nhất Umax của các dụng cụ cầm tay, đèn điện.
o Điện áp tiếp xúc Utx và điện áp bước Ub.
o Điện áp cảm ứng cho phép lớn nhất.
3.3. Giới hạn các giá trị cho phép
Có thể xác định các ngưỡng giá trị Ing giới hạn gây tác hại lên cơ thể người theo bảng:
Tác hại đối với người
Ing (mA)

Điện AC (f = 50 – 60 Hz)

Điện DC

0,6 – 1,5

Bắt đầu thấy tê

Chưa có cảm giác

2–3

Tê tăng mạnh

Chưa có cảm giác

5–7


Bắp thịt bắt đầu co

Đau như bị kim châm

8 – 10

Tay khó rời vật có điện

Nóng tăng dần

20 – 25

Tay không rời vật có điện, bắt đầu
khó thở

Bắp thịt co và rung

Trường Đại học Giao thông Vận Tải TP.HCM

8


036104 – An toàn điện 2016

50 – 80

Tê liệt hô hấp, tim bắt đầu đập mạnh

Tay khó rời vật có điện và
khó thở


90 – 100

Nếu kéo dài tới t ≥ 3s tim ngừng đập

Hô hấp tê liệt

Các giới hạn dòng nguy hiểm được xác định :
Igiới hạn nguy hiểm AC ≤ 10 mA.
Igiới hạn nguy hiểm DC ≤ 50 mA.
4. Trình bày hiện tượng dòng điện chạm đất, điện áp tiếp xúc, điện áp bước. Cách
phòng tránh.
4.1. Hiện tượng dòng điện chạm đất
Khi cách điện của thiết bị điện bị chọc thủng sẽ có dòng điện chạm đất, dòng điện này
đi vào đất trực tiếp hay qua một cấu trúc nào đó.
Về phương diện an toàn mà nói thì dòng điện chạm đất thay đổi cơ bản trạng thái của
mạng điện (điện áp giữa dây dẫn và đất thay đổi xuất hiện các thế hiệu khác nhau giữa
các điểm trên mặt đất gần chổ chạm đất).
Dòng điện đi vào đất sẽ tạo nên ở điểm chạm đất một vùng dòng điện rò trong đất và
điện áp trong vùng này phân bố theo một quy luật nhất định.
4.2. Điện áp tiếp xúc
Điện áp tiếp xúc (Utx) là giá trị điện áp lớn nhất có thể đặt lên cơ thể người khi tiếp xúc
vào vật có điện áp.
4.3. Điện áp bước
Điện áp bước (Ubước) là điện áp giữa hai chân khi người đi vào đất bị nhiễm điện.
4.4. Cách phòng tránh
Không nên đụng vào các thiết bị điện để tránh trường hợp rò điện gây nguy hiểm cho
bản thân.
Để an toàn hơn nên nối đất hoặc sử dụng các thiết bị điện bảo vệ.
Nếu lỡ rơi vào vùng đất bị nhiễm điện thì ta cứ bình tĩnh thu người, chụm chân lại để

giảm điện áp bước và nhảy nhanh ra khỏi vùng nhiễm điện.
5. Trình bày hiện tượng dòng điện đi trong đất. Giả sử đường dây điện đang có
điện rơi cách chân 0,5m; lúc đó em sẽ xử lý ra sao? Giải thích tại sao em phải làm
như vậy?
Trường Đại học Giao thông Vận Tải TP.HCM

9


036104 – An toàn điện 2016
5.1. Hiện tượng dòng điện đi trong đất
Khi dây pha bị đứt rơi xuống đất.
Khi thiết bị điện bị chạm vỏ do hư hỏng cách điện, vỏ thiết bị được nối đất qua điện trở
Rđất.
Trong hai trường hợp này, dòng điện sự cố sẽ chạy giữa vị trí chạm đất hoặc điện cực
nối đất, tỏa ra môi trường đất xung quanh để trở về nguồn hoặc đi qua điện cực nối đất
khác.
Trong khi đi vào đất dòng điện tản bị điện trở của đất cản trở. Điện trở này gọi là điện
trở tản hay gọi là điện trở của vật nối đất.
5.2. Giải thích hiện tượng
Khi dây điện rơi xuống cách chân em 0,5m thì em sẽ thu người lại, chụm hai chân sau
đó nhảy từ từ ra khỏi vùng nguy hiểm (tầm 20m cách dây).
Vì khi dây điện chạm đất thì trong vùng đất đó xuất hiện điện cực rất dài hoặc rất
ngắn, và đo ở khoảng cách 1m cách điện cực sẽ có một trị số điện áp 0,5 đến 0,8 điện
áp của điện cực. Do đó khi dòng điện trong đất lớn vùng gần điện cực là rất nguy hiểm.
 Khi ta đứng trong vùng có dòng chạm đất thì giữa hai chân xuất hiện điện áp bước.
Điện áp bước là điện áp giữa hai chân.
Iđ .đ .a
Ub = Uchân 1 – Uchân 2 =
2x  x  a 

 a là khoảng cách giữa hai chân, khi chụm chân lại thì a giảm  Ub giảm  An
toàn.
6. Phân tích an toàn trong trường hợp người chạm vào 1 dây mạng 1 pha nối đất.

Trường Đại học Giao thông Vận Tải TP.HCM

10


036104 – An toàn điện 2016
Gọi I là dòng điện làm việc lúc bình thường, phân bố điện áp trên dây dẫn có nối đất N
(dây trung tính) có dạng tuyến tính theo chiều dài. Điện áp so với đất có giá trị cực tiểu
tại điểm 1 (Umin = U1 = 0) và có giá trị cực đại tại 3 điểm (Umax = U3 = R13.I). Khi
người chạm vào hai điểm trên dây dẫn có nối đất, người sẽ chịu điện áp điện áp Ung và
giá trị này được xác định theo biểu thức sau:
U ng  U 2 

R 12
L
U max  12 U max
R 13
L13

Điện áp U2 đạt giá trị cực đại khi người chạm vào điểm 3. Tuy nhiên, giá trị điện áp
này chỉ vào khoảng 2,5%U và không có khả năng gây nguy hiểm cho người.
Khi xảy ra ngắn mạch tại điểm 3, dòng điểm ngắn mạch ISC có giá trị rất lớn. Điều này
dẫn đến Ung có giá trị lớn nhất và có thể gây nguy hiểm cho người:
U
2
Trường hợp này, thiết bị bảo vệ cần nhanh chóng cắt nhanh để bảo vệ an toàn cho

người.
U ng  U3  ISCR13 

7. Phân tích an toàn trong trường hợp người chạm vào 1 dây mạng 1 pha không
nối đất (mạng cách ly).

Trường hợp người chạm vào dây dẫn không nối đất L (dây pha). Lúc này toàn bộ điện
áp U đặt lên người và dòng điện qua người xác định theo biểu thức:
Trường Đại học Giao thông Vận Tải TP.HCM

11


036104 – An toàn điện 2016
I ng 

U
Rng  Rn  Rd  Rđ

Ở đây: Rng là điện trở người, Rn là điện trở nền, Rd là điện trở của dây dẫn, Rđ là điện
trở nối đất của hệ thống.
Thường Rd và Rđ có giá trị nhỏ so với Rng và Rđ nên có thể bỏ qua.
I ng 

U
Rng  Rn

Lúc này toàn bộ điện áp đặt lên người rất nguy hiểm.
8. Phân tích an toàn trong các mạng điện ba pha.


8.1. Mạng điện điện áp thấp U ≤ 1000V
Mạng điện 3 pha có điểm trung tính cách điện đối với đất nguy hiểm nhất là trường
hợp có một dây pha chạm đất hoặc chạm vào vỏ máy và người đứng ở đất chạm vào 1
trong 2 dây pha còn lại. Để giảm bớt nguy hiểm trong trường hợp này cần thực hiện
nối đất điểm trung tính của nguồn cung cấp (mạng 240/400V) nhằm bảo đảm cho thiết
bị điện bảo vệ (máy cắt, cầu chì) nhanh chóng cắt điện khi 1 pha chạm đất.
Nhược điểm chính của mạng điện có trung tính trực tiếp nối đất là trường hợp làm việc
bình thường người chạm phải 1 dây pha, dòng điện qua người tương đối lớn.
Trường Đại học Giao thông Vận Tải TP.HCM

12


036104 – An toàn điện 2016
I ng 

U
3  R ng  R đ  R n 

Ở đây:
 Rng là điện trở người.
 Rđ là điện trở nối đất của điểm trung tính.
 Rn là điện trở của nền dưới chân người.
 U là điện áp dây.
Nếu nối đất tốt (Rđ 0) và sàn nền đất ướt (Rn  0) thì dòng điện đi qua người sẽ là:

Ing 

U
3R ng


Đối với mạng điện trung tính nối đất, cho dù điện trở cách điện của các pha đối với đất
là rất lớn (R1 = R2 = R3 = Rcđ) thì vẫn không làm giảm được dòng điện đi qua người và
điện áp mà người phải chịu là điện áp pha rất nguy hiểm.
Trường hợp người chạm vào dây pha và dây trung tính, dòng điện qua người:

Ing 

U
3R ng

Trường hợp nguy hiểm nhất là người chạm vào hai dây pha, dòng điện qua người:
I ng 

U
R ng

8.2. Mạng điện có điện áp cao U > 1000V
Đối với lưới điện có điện áp U ≥ 110 kV, về mặt an toàn, trung tính được trực tiếp nối
đất có lợi là khi chạm chất 1 pha, mạch bảo vệ sẽ cắt ngay sự cố nên giảm thời gian tồn
tại của điện áp giáng ngay chỗ chạm đất. Do đó, giảm được xác suất nguy hiểm đối với
người làm việc gần đó.
Nhược điểm của mạng điện trung tính trực tiếp nối đất là dòng ngắn mạch chạm đất
lớn.
Đối với mạng điện có điện áp U ≤ 35 kV, điểm trung tính ít khi nối đất trực tiếp,
thường cách điện và nối đất qua cuộn dập hồ quang.
Khi nối đất qua cuộn dập hồ quang, về mặt an toàn nó có tác dụng giảm dòng điện qua
chỗ chạm đất nên giảm được điện áp quanh chỗ chạm đất.
9. Ở mạng điện đơn giản cách điện đối với đất, muốn cho người được an toàn khi
chạm vào vật mang điện (lõi dây dẫn điện) thì yêu cầu điện trở cách điện phải có trị

Trường Đại học Giao thông Vận Tải TP.HCM

13


036104 – An toàn điện 2016
số như thế nào đối với dây dẫn điện? Đối với trường hợp này, nguy hiểm nhất xảy
ra lúc nào? Muốn khắc phục phải làm những gì?
9.1. Ở mạng điện đơn giản cách điện đối với đất
Muốn cho người được an toàn khi chạm vào vật mang điện (lõi dây dẫn điện) thì điện
trở cách điện phải có trị số lớn, điện trở cách điện càng lớn thì trị số dòng điện qua
người Ing càng giảm  càng an toàn.
Nhưng để đảm bảo an toàn hơn thì phải tuân thủ các quy định về an toàn khi sửa chữa
thiết bị điện (cách điện), sử dụng găng tay cách điện, công cụ sửa chữa có bọc cách
điện,…
Đối với trường hợp này, nguy hiểm nhất xảy ra là chạm vào hai cực của mạng. Lúc
U
này, dòng qua người sẽ là I ng 
.
R ng
9.2. Khắc phục
Khi tiếp xúc với mạng điện, giá trị dòng điện qua người phụ thuộc phần lớn vào cách
tiếp xúc và đặc tính lưới điện.
Nhằm giảm giá trị dòng điện qua người hay cắt nhanh dòng điện qua người cần tiến
hành các giải pháp chống chạm điện gián tiếp như:
 Sử dụng phương pháp nối đất vỏ thiết bị nhằm giảm thấp điện áp tiếp xúc.
 Sử dụng phương pháp tự động ngắt nguồn.
 Sử dụng cách điện bổ sung hay cách điện cưỡng bức.
 Cách li: Sử dụng các máy biến áp cách li để cách li nguồn với tải.
 Trong một số trường hợp cụ thể, có thể sử dụng hệ thống điện áp cực thấp để chống

chạm điện trực tiếp và chạm điện gián tiếp.
10. Điện thế phân bố trong đất khi có dòng điện đi vào đất có đặc điểm gì? Khi có
hiện tượng dây dẫn có điện bị rơi xuống đất (chạm đất), người nằm trong vùng bán
kính 20m có nguy hiểm không? Mức độ nguy hiểm như thế nào khi đến càng gần
điểm chạm đất? Nếu xảy ra tình trạng này, là một người hiểu biết và làm nghề về
điện em sẽ làm động tác gì?
10.1. Phân bố điện thế trên mặt đất khi có dòng điện sự cố chạm đất
Khi có dòng sự cố chạy trong đất, giữa cực nối đất và đất bao xung quanh sẽ có phân
bố điện thế trong và trên mặt đất.
Trường Đại học Giao thông Vận Tải TP.HCM

14


036104 – An toàn điện 2016
Gần cực nối đất, gradient điện thế trong và trên bề mặt đất thường là lớn nhất do đó là
nguy hiểm nhất.
Dòng điện tản từ cực nối đất ra có thể xem là chạy trong một dây dẫn (đất) mà tiết diện
tăng theo bậc 2 của bán cầu q = 2πx2.

Điện trở tản dòng điện sẽ lớn nhất ở lớp đất phần cực nối đất vì khi đó dòng điện chạy
qua một tiết diện nhỏ (ở các điểm đó điện áp rơi lớn nhất) càng xa cực nối đất tiết diện
dây dẫn càng tăng nhanh, điện trở của nó giảm xuống và trị số điện áp rơi cũng giảm.
10.2. Khi có hiện tượng dây dẫn có điện bị rơi xuống đất (chạm đất)
Ngoài phạm vi 20m cách cực nối đất (hoặc điểm ngắn mạch chạm đất), tiết diện dây
dẫn (đất) sẽ tăng rất lớn nên điện trở xem như không đáng kể (mật độ dòng điện xem
như bằng 0).
Như vậy, điện thế của các điểm nằm cách điểm nối đất lớn hơn 20m có thể xem như
bằng 0.
Suy ra: Khi có hiện tượng dây dẫn có điện bị rơi xuống đất (chạm đất), người nằm

trong vùng bán kính 20m
 Nếu người này đứng ở vị trí cách điểm chạm đất 20m thì có thể sẽ không gặp nguy
hiểm gì.
 Nhưng nếu đứng tại vị trí cách điểm chạm đất nhỏ hơn 20m thì đứng càng gần vị trí
chạm đất càng nguy hiểm.
Trường Đại học Giao thông Vận Tải TP.HCM

15


036104 – An toàn điện 2016
10.3. Khi đến càng gần điểm chạm đất
Khi dây dẫn mang điện bị đứt và rơi xuống đất, sẽ có một dòng điện đi từ dây dẫn vào
đất. Tại mỗi điểm của đất sẽ có một điện thế. Điểm càng ở gần nơi dây dẫn chạm đất
có điện thế càng cao.
Khi người đi trong vùng có dây điện bị đứt rơi xuống đất, giữa hai chân người tiếp xúc
với đất sẽ xuất hiện một điện áp gọi là điện áo bước và có một dòng điện chạy qua
người từ chân này sang chân kia gây nên tai nạn điện giật.
Mức độ tai nạn càng nguy hiểm khi người đứng càng gần điểm chạm đất, bước chân
người càng lớn và điện áp của dây điện càng cao. Nếu người bị ngã trong khu vực này
thì mức độ nguy hiểm càng tăng.
Vì vậy, khi dây dẫn điện bị đứt và rơi xuống đất cần phải báo ngay cho Điện lực khu
vực gần nhất để cắt điện ngay, đồng thời lập rào chắn, cử người canh giữ ngăn chặn
không cho phép người và động vật đến đến gần chỗ dây điện bị rơi xuống đất ít nhất là
15 ÷ 20m.
Trong trường hợp người ở trong vùng bị tác dụng của điện áp bước thì phải bình tĩnh
rút hai chân gần sát nhau quan sát tìm cho được chỗ dây dẫn bị đứt rơi xuống đất, sau
đó bước với bước chân rất ngắn xa chỗ chạm đất của dây dẫn (hoặc nhảy cò cò 1 chân
ra xa vị trí dây rơi xuống đất).
11. Ở lưới điện 220/380V, khi sửa chữa thiết bị sử dụng điện, em cần chú ý gì về

phương diện an toàn? Nếu trường hợp không cắt được thiết bị dùng điện ra khỏi
nguồn điện, thì người sửa chữa sẽ phải như thế nào khi thao tác? Hãy vẽ và tính
dòng điện đi qua người khi người tiếp xúc với dây nóng 220V, chân đi đất; biết điện
trở của người là 2000Ω. Trường hợp này có nguy hiểm không? Vì sao?
11.1. Chú ý an toàn
Khi sửa chữa các thiết bị sử dụng điện ở lưới điện 220/380V, ta cần chú ý:
 Thứ nhất, chắc chắn rằng bạn có đủ hiểu biết và những kỹ năng cơ bản khi can thiệp
vào hệ thống điện. Bạn nên đọc kỹ những chỉ dẫn của nhà sản xuất khi tiến hành lắp
đặt hay sửa chữa thiết bị điện. Với sự hiểu biết về hệ thống điện và những chỉ dẫn đi
kèm, bạn có thể tự mình thực hiện công việc này, nếu không hãy thuê một thợ điện
để việc sửa chữa được tiến hành một cách nhanh chóng và an toàn.
 Thứ hai, tắt nguồn điện đi vào đoạn mạch hoặc hệ thống điện mà bạn sẽ can thiệp
vào. Quy tắc quan trọng này luôn cần được ghi nhớ bất cứ khi nào bạn chạm vào
thiết bị điện nào. Để thực hiện điều này, chỉ cần ngắt cầu dao hoặc cầu chì điều
khiển thiết bị điện. Khi làm việc với tủ điện, các dây nối có thể vẫn còn nóng, kể cả
khi bạn đã ngắt tất cả các bộ phận ngắt mạch bao gồm các công tắc chính.
Trường Đại học Giao thông Vận Tải TP.HCM

16


036104 – An toàn điện 2016
 Thứ ba, luôn luôn kiểm tra mạch hoặc kết nối điện sau khi ngắt nguồn điện. Sử dụng
một bút thử điện để kiểm tra xem nó thực sự là tắt chưa. Sẽ rất nguy hiểm nếu bạn
can thiệp vào hệ thống điện chưa được ngắt hoàn toàn. Thông báo với những người
khác rằng bạn đang làm việc hệ thống điện để tránh việc họ bật lại và gây nguy hiểm
cho bạn. Chỉ bật hệ thống điện trở lại khi bạn đã hoàn thành xong công việc trên
mạch điện.
 Thứ tư, nên đeo găng tay khi sửa chữa điện. Găng tay có thể bảo vệ bàn tay của bạn
khỏi các tổn thương từ các cạnh sắc. Hãy đeo găng tay cao su khi làm việc ở những

nơi ẩm ướt để hạn chế các mối đe dọa của dòng điện thông qua sự tiếp xúc bằng bàn
tay.
 Thứ năm, sử dụng ủng cao su khi làm việc ở các khu vực ẩm ướt. Nước có thể dẫn
điện và gây nguy hiểm cho bạn. Bạn nên đứng trên một tấm ván hoặc một bề mặt
không dẫn điện khi làm việc với mạch điện trong khu vực ẩm ướt. Nhưng để đảm
bảo an toàn, bạn nên sử dụng ủng cao su có thể bảo vệ bạn khỏi những nguy hiểm từ
sự rò rỉ điện.
 Thứ sáu, hãy đeo kính an toàn khi làm việc với hệ thống điện. Kính an toàn sẽ ngăn
chặn các tia lửa điện, bụi bẩn và các mảnh vụn đi vào đôi mắt bạn. Việc khoan lỗ
trên cao sẽ tạo ra các mảnh vụ và bụi bẩn, hiện tượng đoản mạch sẽ có thể sinh ra
các tia lửa bay về mắt của bạn. Chúng rất nguy hiểm và sẽ gây ra những tác động
xấu đến đôi mắt.
 Cuối cùng, đeo mặt nạ chống bụi. Nó sẽ giúp ngăn chặn bụi bẩn và các mảnh vụn
khác xâm nhập vào phổi của bạn. Mỗi mặt nạ bụi có những đặc trưng sử dụng cụ
thể, do đó hãy đọc các nhãn mác trước khi mua để chắc chắn rằng chúng phù hợp
với điều kiện mà bạn đang làm việc.
Điều quan trọng là khi sửa chữa điện phải có tối thiểu 2 người, 1 người sửa điện, người
còn lại làm nhiệm vụ đứng canh tủ nguồn tránh trường hợp có người đến bật cầu dao
điện lên sẽ gây nguy hiểm cho người sửa điện.
11.2. Làm việc đẳng thế
Nếu không cắt được thiết bị dùng điện ra khỏi nguồn điện thì người sửa điện cần lưu ý:
Đứng trên các trang bị cách điện (ghế cách điện,…) đã đẳng thế với dây dẫn, cấm chạm
vào đầu sứ hoặc các chi tiết khác có điện áp khác với điện áp của dây dẫn. Khi tháo lắp
các chi tiết có điện áp khác nhau của pha được sửa chữa phải mang găng tay cách điện,
ủng cách điện, kìm cách điện để thi công công việc.
Khi đang ở trên trang bị cách điện đã đẳng thế với dây dẫn, cấm trao cho nhau bất cứ
vật gì.
Cấm di chuyển trên các trang bị cách điện sau khi người đó đã đẳng thế với dây dẫn.
Chỉ được phép vào và ra khỏi phần làm việc của trang bị cách điện sau khi nhân viên
đơn vị công tác đã cách xa dây dẫn ở khoảng cách nhỏ nhất ghi trong bảng và sau khi

đã làm mất đẳng thế người đó với dây dẫn.
Trường Đại học Giao thông Vận Tải TP.HCM

17


036104 – An toàn điện 2016
11.3. Tính dòng điện qua người

Người tiếp xúc với dây nóng, chân chạm đất của mạng điện xoay chiều 220/380V. Suy
ra : Rn = 0.
Dòng điện qua người được xác định:
Ing 

U
220

 0,11 A   110  mA 
R ng  R n 2000  0

Mà dòng điện an toàn cho phép đi qua cơ thể người là Ingcp ≤ 10 mA. Trong trường hợp
này Ing = 110 mA > Ingcp nên rất nguy hiểm cho người.
12. Có mạng điện 3 pha 4 dây (3 pha + 1 trung tính), khi sửa chữa các thiết bị điện
một pha thông thường như đèn, hệ thống điều hòa... trong gia đình, cần lưu ý
những gì để đảm bảo sửa chữa điện được an toàn đối với người thực hiện công
việc này?
Trong mạng điện 3 pha 4 dây (3 pha + 1 trung tính), để đảm bảo an toàn khi sửa chữa
các thiết bị điện 1 pha thông thường cần lưu ý:
Cầu dao điện, công tắc điện thường được lắp trên bảng gỗ nhỏ, và được bắt chặt vào
tường hay cột nhà, vị trí hợp lý nhất để gắn bảng gỗ là cách mặt đất khoảng chừng

1,5m. Cầu dao điện, công tắc điện phải có nắp che an toàn. Nắp che có tác dụng đề
phòng tai nạn về điện khi ta vô ý va chạm vào và tránh tia hồ quang điện phóng ra khi
đóng, cắt điện.
Trường Đại học Giao thông Vận Tải TP.HCM

18


036104 – An toàn điện 2016
Đường dây chính trong nhà và mỗi đường dây phụ cũng như mỗi đồ dùng điện trong
nhà phải đặt cầu chì bảo vệ loại có nắp che. Dây chảy của cầu chì bảo vệ phải phù hợp
với công suất sử dụng bảo đảm khi có chạm chập điện thì dây chảy phải nổ, cắt mạch
điện (nên nhớ rằng dây chảy không phải để bảo vệ người khỏi bị điện giật). Dây chảy
phải lắp đúng tiêu chuẩn qui định thí dụ như trong mạch điện 1 pha (1 dây nóng và 1
dây nguội) thì bắt buộc phải đặt cầu chì trên dây nóng. Nếu cả 2 dây điện đều là dây
nóng (2 dây pha) thì bắt buộc phải đặt cầu chì trên cả 2 dây.
Ở những nơi ẩm ướt, đặc biệt trong phòng tắm, không đặt ổ cắm điện, công tắc điện,
không kéo dây điện qua nơi này. Đối với phòng tắm giặt, chỗ đặt công tắc điện an toàn
hơn cả là ở mé ngoài cửa phòng, kề khung cửa phía không có bản lề.
Nếu các cầu dao điện, công tắc, ổ cắm điện bị hư hỏng phải thay thế ngay, vì nếu
không, mọi người rất dễ chạm phải các phần dẫn điện.
Không bao giờ đóng, cắt cầu dao, công tắc,... khi tay còn ướt vì nước ở bàn tay có thể
chảy vào những bộ phận có điện trong cầu dao, công tắc và sẽ truyền điện ra làm người
bị điện giật.
Tuyệt đối không được dùng ngón tay để thử xem có điện hay không mà phải dùng bút
thử điện hạ thế hoặc để bóng đèn để xác định.
Để được an toàn tuyệt đối thì nên lắp đặt các khí cụ điện bảo vệ: cầu chì, RCD, cầu
dao chống giật,… vì có sự cố xảy ra các thiết bị này sẽ nhanh chóng ngắt điện kịp thời
đảm bảo an toàn cho người sửa điện.
13. Trình bày phương pháp cứu hộ khi người bị điện giật.

13.1. Phương pháp nằm sấp
Đặt người bị nạn nằm sấp, một tay đặt dưới đầu. Đặt đầu nghiêng và tay còn lại để
duỗi thẳng. Người cứu chữa quì trên lưng và hai tay cứ bóp theo hơi thở của mình, ấn
vào hoành cách mô theo hướng tim.
Khi tim đập được thì hô hấp sẽ dần dần hồi phục được.
Ưu điểm: Các chất dịch vị và nước miếng không theo đường khí quản vào làm cản trở
sự hô hấp.
Khuyết điểm: Khối lượng không khí vào phổi ít.
13.2. Phương pháp nằm ngửa
Đặt nạn nhân nằm ngửa, lấy quần áo kê dưới lưng để cho đầu hơi ngửa. Một người lấy
khăn sạch kéo luỗi và giữ cho lưỡi khỏi thụt vào. Người cứu quì hai gối cách xa đầu
nạn nhân khoảng 20 ÷ 30 cm, cằm cẳng tay nạn nhân, từ từ đưa hai tay lên phía trên
đầu sao cho hai bàn tay gần chạm vào nhau, giữ ở vị trí này khoảng 2 ÷ 3 giây rồi đưa
hai cánh tay nạn nhân xuống, lấy sức mình ép hai khuỷu tay người bị nạn vào lồng
ngực của họ. Cần làm cho thật điều hoà và miệng đếm 1, 2, 3, … cho lúc hít vào (lúc
Trường Đại học Giao thông Vận Tải TP.HCM

19


036104 – An toàn điện 2016
đưa tay lên) và đếm 1, 2, 3, … cho lúc thở ra (lúc đưa tay xuống).
Lúc thấy có hiện tượng tốt (mí mắt rung rinh, môi rung) thì lập tức nghỉ hô hấp nhân
tạo vài giây để nạn nhân tự hô hấp.
Lúc nạn nhân tự thở được cần đắp ấm và không cử động vì tim còn yếu có thể nạn
nhân sẽ bị ngất lại.
Khuyết điểm: Nạn nhân nằm ngửa nên dịch vị chạy lên cuống họng làm cản trở hô
hấp.
Lưu ý: Người bị gãy xương tay không áp dụng phương pháp này.
13.3. Phương pháp thổi ngạt (Hà hơi thổi ngạt)

Đặt nạn nhân nằm ngửa, nới rộng quần áo, moi nhớt và các vật trong miệng ra nếu có,
để đầu nạn nhân hơi ngửa về phía sau, hai tay duỗi thẳng. Đặt một miếng “gạc” sạch
che lên miệng nạn nhân, người cứu một tay bịt mũi, một tay giữ miệng nạn nhân, hít
không khí đầy lồng ngực rồi ghé miệng thổi mạnh vào miệng nạn nhận. Thực hiện
động tác này khoảng 14 ÷ 16 lần trong một phút.
Trong khi đó, một người đứng bên cạnh làm động tác xoa tim. Lấy hai bàn tay chồng
lên nhau và đặt lên lồng ngực bên trái (phía có tim) của nạn nhân, vừa ấn vừa day nhịp
nhàng khoảng 60 ÷ 80 lần trong một phút. Phối hợp với việc thổi, cứ ấn 5 ÷ 6 cái lại
thổi 1 lần.
Tiếp tục như thế, liên tục cho đến khi nạn nhân hồi tỉnh: hơi thở trở lại, môi mắt hồng
hào, hoặc cho đến khi nạn nhân có dấu hiệu đã chết hoàn toàn biểu hiện bằng đồng tử
trong mắt dãn to (thường là một, hai giờ sau).
Phương pháp hà hơi thổi ngạc có hiệu quả rất cao, hiện nay đang được áp dụng phổ
biến.
14. Thế nào là tiếp xúc trực tiếp? Các biện pháp phòng tránh.
Tiếp xúc trực tiếp xảy ra khi một người tiếp xúc với dây dẫn trần mang điện trong
những tình trạng bình thường.
Biện pháp phòng tránh:
Hai biện pháp bổ trợ nhau thường được áp dụng để bảo vệ chống những nguy hiểm do
chạm điện trực tiếp là:
 Ngăn ngừa kiểu vật lý chống tiếp xúc trực tiếp với phần tử mang điện bằng ro
chắn, bọc cách điện v.v.;
 Bảo vệ phụ khi xảy ra chạm điện trực tiếp, mặc dù đã có các biện pháp cách điện
trên. Bảo vệ phụ này dựa trên các rơle tác động nhanh, độ nhạy cao làm việc dựa
trên dòng rò (residual-current). Các rơle này đạt hiệu quả cao trong các trường hợp
chủ yếu khi có xảy ra chạm điện trực tiếp.
Trường Đại học Giao thông Vận Tải TP.HCM

20



036104 – An toàn điện 2016
15. Thế nào là tiếp xúc gián tiếp. Các biện pháp phòng tránh.
Tiếp xúc gián tiếp xảy ra khi một người tiếp xúc với phần dẫn điện mà lúc bình thường
không có điện, nhưng có thể tình cờ trở nên dẫn điện (do hư hỏng cch điện hoặc do vi
nguyên nhân khác).
Biện pháp phòng tránh: Gồm 2 nội dung
 Thực hiện hình thức nối vỏ (sơ đồ nối đất) thích hợp.
 Sử dụng thiết bị bảo vệ cắt nguồn thích hợp với thời gian giới hạn cho phép.
16. Mục đích, ý nghĩa của bảo vệ nối đất. Các sơ đồ nối đất sử dụng phương pháp
này.
16.1. Mục đích của bảo vệ nối đất
Bảo vệ nối đất nhằm bảo vệ an toàn cho người khi người tiếp xúc với thiết bị đã bị
chạm vỏ bằng cách giảm điện áp trên vỏ thiết bị xuống một trị số an toàn.
Chú ý: Ở đây ta hiểu chạm vỏ là hiện tượng một pha nào đó bị hỏng cách điện
và có sự tiếp xúc điện với vỏ thiết bị.
16.2. Ý nghĩa của bảo vệ nối đất
Tạo ra giữa vỏ thiết bị và đất một mạch điện có điện dẫn lớn làm giảm phân lượng
dòng điện qua người (nói cách khác là giảm điện áp trên vỏ thiết bị) đến một trị số an
toàn khi người chạm vào vỏ thiết bị đã bị chạm vỏ.
16.3. Các sơ đồ nối đất
Nối đất tập trung

Nối đất mạch vòng
Trường Đại học Giao thông Vận Tải TP.HCM

21


036104 – An toàn điện 2016


17. Mục đích, ý nghĩa của bảo vệ nối dây trung tính. Các sơ đồ nối đất sử dụng
phương pháp này.
17.1. Mục đích
Bảo vệ nối dây trung tính nhằm bảo đảm an toàn cho người khi có sự chạm vỏ của 1
pha nào đó bằng cách nhanh chóng cắt phần điện có sự chạm vỏ.
17.2. Ý nghĩa
Biến sự chạm vỏ của thiết bị thành ngắn mạch một pha để các thiết bị bảo vệ cắt nhanh
và chắc chắn phần bị chạm vỏ bảo đảm an toàn cho người.
17.3. Các sơ đồ nối đất
Nối đất làm việc: Khi thực hiện bảo vệ nối dây trung tính, dây trung tính sẽ được nối
đất ở đầu nguồn.

Nối đất lặp lại: có thể được nối đất lặp lại trong từng đoạn của mạng điện
Trường Đại học Giao thông Vận Tải TP.HCM

22


036104 – An toàn điện 2016

18. Trình bày các loại nối đất: tự nhiên, nhân tạo. Thế nào là nối đất hệ thống, nối
đất an toàn, nối đất chống sét?
Nối đất tự nhiên
 Nối đất tự nhiên là trang thiết bị nối đất sử dụng các ống dẫn nước chôn ngầm trong
đất hay các ống bằng kim loại khác đặt trong đất (trừ các ống nhiên liệu lỏng và khí
dễ cháy, nổ), các kết cấu kim loại của công trình nhà cửa có nối đất, các vỏ bọc kim
loại của công trình nhà cửa có nối đất, các vỏ bọc kim loại của cáp đặt trong đất.
 Khi xây dựng trang bị nối đất cần phải tận dụng các vật nối đất tự nhiên có sẵn. Tuy
nhiên, hiện nay nhằm tăng mức độ dự trữ an toàn và do các trang thiết bị nối đất tự

nhiên không được kiểm tra chặt chẽ về chất lượng nên nối đất tự nhiên chỉ được coi
là nối đất bổ sung chứ không phải nối đất chính. Điện trở nối đất tự nhiên này được
xác định bằng cách đo thực tế tại chỗ hay dựa theo các tài liệu để tính toán gần
đúng.
Nối đất nhân tạo
 Nối đất nhân tạo được sử dụng để đảm bảo giá trị điện trở đất nằm trong giới hạn
cho phép và ổn định trong thời gian dài.
 Nối đất nhân tạo thường được thực hiện bằng cọc thép, thanh thép dẹp hình chữ
nhật hay hình thép góc dài 2 ÷ 3m đóng sâu xuống đất, sao cho đầu trên của chúng
cách mặt đất khoảng 0,5 ÷ 0,8m.
 Các thanh thép dẹp chiều dài không nhỏ hơn 4m và tiết diện không nhỏ hơn 48
mm2 cho các trang thiết bị có điện áp đến 1000V và không nhỏ hơn 100 mm2 cho
trang thiết bị có điện áp lớn hơn 1000V.
Nối đất hệ thống là nối đất điểm trong mạch điện bình thường để khí cụ hoặc hệ thống
có thể duy trì sự làm việc đúng. Người ta phân ra :
 Nối đất trực tiếp nếu không có điện trở nào khác tổng trở đất.
Trường Đại học Giao thông Vận Tải TP.HCM

23


036104 – An toàn điện 2016
 Nối đất gián tiếp nếu nối qua một điện trở, điện cảm, hoặc điện dung bổ sung.
Nối đất an toàn là nối tất cả các bộ phận kim loại của thiết bị điện hay của các kết cấu
kim loại mà khi cách điện bị hư hỏng thì nó xuất hiện điện áp xuống hệ thống nối đất.
Nối đất chống sét là nối đất các bộ phận dẫn điện bình thường không tạo nên mạch
điện nhưng được nối để tránh sét đánh vào.

19. Vẽ và trình bày phân loại nối đất tập trung và nối đất mạch vòng. Điện trở nối
đất yêu cầu đối với nối đất chống sét, an toàn thiết bị, công nghệ thông tin và trung

tính máy biến áp?
19.1. Nối đất tập trung
Thường dùng nhiều cọc đóng xuống đất và nối với nhau bằng các thanh ngang hay cáp
đồng trần.
Khoảng cách giữa các cọc thường bằng hai lần chiều dài cọc để loại trừ hiệu ứng màn
che (hiệu ứng làm giảm khả năng tản dòng chạm đất của một cọc vào vùng đất lân cận
cọc).
Trong trường hợp khó khăn về mặt bằng thi công thì khoảng cách này không nên nhỏ
hơn chiều dài cọc.
Nối đất tập trung thường chọn nơi đất ẩm điển trở suất thấp, ở xa công trình.

19.2. Nối đất mạch vòng
Các điện cực nối đất được đặt theo chu vi công trình cần bảo vệ (cách mép ngoài từ
1÷1,5m) khi phạm vi công trình rộng. nối đất mạch vòng còn đặt ngay trong khu vực
công trình.
Nối đất mạch vòng nên dùng ở các trang thiết bị có điện áp trên 1000V, dòng điện
chạm đất lớn.

Trường Đại học Giao thông Vận Tải TP.HCM

24


×