Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

De tai Su huong loi cua nguoi dan trong cong tac giao khoan bao ve rung tai khu bao ton Ngoc Linh Kon Tum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.45 KB, 56 trang )

Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là tài nguyên quý giá của đất nước, là bộ phận quan trọng của hệ sinh
thái, rừng có giá trị to lớn về kinh tế, xã hội và môi trường, do vậy cần được quản
lý bảo vệ, sử dụng bền vững để phục vụ lợi ích xã hội. Rừng có vai trò rất quan
trọng trong việc duy trì cân bằng môi trường sinh thái, bảo vệ, điều tiết và cung cấp
nguồn nước cho các công trình thủy điện, thủy lợi, phục vụ sản xuất nông nghiệp;
chống xói mòn đất; giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội và tính văn hóa lịch sử - truyền thống, bản sắc cộng đồng. Tuy nhiên hiện nay đang tồn tại một thực
trạng gây ảnh hưởng tiêu cực đến diện tích, chất lượng và tính đa dạng sinh học của
rừng mà nguyên nhân chủ yếu là do tác động tiêu cực từ cộng đồng cư dân vùng
đệm; để kịp thời ngăn chặn các ảnh hưởng tiêu cực đó, bảo vệ tốt diện tích rừng và
đất rừng, nâng cao tính đa dạng sinh học cũng như bảo tồn các giá trị vốn có của
rừng thì các hoạt động đầu tư xây dựng bảo vệ và phát triển rừng là rất cần thiết.
Nhận thức về giá trị đa dạng sinh học có tính toàn cầu cũng như vai trò phòng hộ
của nó trong những năm qua Chính phủ đã có nhiều chủ trương, giải pháp tăng
cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng đặc biệt là các chính sách
đầu tư xây dựng, quy hoạch, quản lý hệ thống rừng đặc dụng trên toàn quốc. Nhằm
góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển vốn rừng hiện có trên địa bàn tỉnh,
công tác giao khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư sống gần rừng là một trong
những giải pháp đem lại hiệu quả cao bởi kinh phí đầu tư ít, tính khả thi cao; góp
phần tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động, từng bước xóa đói giảm
nghèo, định canh định cư tăng thu nhập, ổn định chính trị xã hội, quốc phòng, an
ninh. Với chỉ tiêu kế hoạch và dự toán ngân sách đã được UBND tỉnh phân bổ,
tranh thủ ý kiến của Chi cục Lâm nghiệp, BQL Dự án 5 triệu ha rừng Lâm trường
Nước Mỹ đã tiến hành khảo sát thực tế tại lâm phần đang quản lý và lập kế hoạch
1


triển khai thiết kế kỹ thuật, điều chỉnh diện tích và dự toán giao khoán bảo vệ rừng
rừng giai đoạn từ 01/4/2012 đến 31/12/2015 với diện tích là 5.391,0 ha rừng; mục
đích để bảo vệ, xây dựng và phát triển vốn rừng, tạo môi trường sống thuận lợi cho


các loài động, thực vật quý hiếm, nâng cao tính đa dạng sinh học; đồng thời tạo
sinh kế cho cộng đồng cư dân vùng đệm; giải quyết được một phần mâu thuẫn giữa
phát triển kinh tế với bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học. Đẻ làm
rõ vấn đề này, tôi đã thực hiện chuyên đề “ Sự hưởng lợi của người dân trong
công tác giao khoán và quản lí bảo vệ rừng’’ tại Khu bảo tòn Ttiên nhiên Ngọc
Linh tỉnh Kon Tum” nhằm phát hiện một số tồn tại trong việc triển khai công tác
giao khoán quản lý bảo vệ rừng từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần nâng hiệu
quả trong công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn.

2


Chương 2
KHÁI QUÁT KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1. Vị trí, diện tích:
2.1.1. Vị trí:
Khu vực thiết kế, điều chỉnh giao khoán bảo vệ rừng thuộc lâm phần các xã: Đăk
Man, Đăk Choong, Mường Hoong, Ngọc Linh và xã Xốp huyện Đăk glei; tỉnh Kon
Tum.
Giới cận:
- Phía Đông giáp: Huyện Tu Mơ Rông
- Phía Tây giáp:

BQL Rừng phòng hộ Đăk B Lô

- Phía Nam giáp:

Huyện Tu Mơ Rông

- Phía Bắc giáp:


Huyện Phước Sơn, Trà My; tỉnh Quảng Nam

2.1.2. Diện tích:
Tổng diện tích giao khoán bảo vệ rừng giai đoạn từ 01/4/2012 đến
31/12/2015 là: 5.391,0 ha.
Diện tích thiết kế giao khoán mới là: 3.416,0 ha
- Xã Đăk Man: 607,5 ha
- Xã Đăk Choong: 1.464,5 ha
- Xã Mường Hoong: 1.344,0 ha
Diện tích điều chỉnh giao khoán năm 2011 là: 1.975,0 ha
- Xã Ngọc Linh: 1.214,0 ha
- Xã Xốp: 761,0 ha
2.1.3. Đối tượng rừng giao khoán:
Rừng tự nhiên được quy hoạch đặc dụng; thuộc lâm phần quản lý của Khu
bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh.
2.2. Điều kiện tự nhiên:
3


2.2.1. Vị trí ịa lí:
Diện tích thiết kế, điều chỉnh giao khoán thuộc lâm phần quản lý của BQL
Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh; nằm trên địa bàn 05 xã: Đăk Man, Đăk
Choong và Mường Hoong, Ngọc Linh và xã Xốp; có vị trí địa lý như sau:
-Từ 14045’00 đến 15015’00’’ Vĩ độ Bắc
-Từ 1070 21’15’’ đến 108020’00’’ Kinh độ Đông
Ranh giới:
- Phía Bắc giáp: huyện Phước Sơn, Trà My; tỉnh Quảng Nam
- Phía Nam giáp: huyện Tu Mơ Rông
- Phía Đông giáp: huyện Tu Mơ Rông

- Phía Tây giáp: BQL Rừng phòng hộ Đăk B Lô
2.2.2. Địa hình:
Khu bảo tồn thiên Nhiên Ngọc Linh nằm trong vùng núi cao cực Nam Trung
bộ, nối tiếp với mạch núi Nam- Ngãi- Định của Trường sơn Nam. Có hướng chính
là Tây Bắc - Đông Nam. Các đỉnh được nối với nhau bằng một hệ thống giông sắc
nhọn tạo thành dãy núi Tây Quảng Nam- thượng Kon Tum, bao bọc lấy sườn Bắc
và sườn Đông Nam của các nguyên sơn.
Độ dốc địa hình khá lớn phổ biến từ 40-450. nhiều nơi lên tới 60-650 chia
cắt địa hình phức tạp nhưng độ dốc thoải dần đến kiểu địa hình sơn nguyên và cao
nguyên phía Nam huyện Đắkglei và Đắk Tô.
Vùng dự án thuộc kiểu địa hình núi cao Ngọc Linh, địa hình phức tạp, độ
dốc lớn với nhiều đỉnh núi cao. Địa hình chia cắt mạnh, tạo nhiều khe, suối nhỏ và
có hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây.
2.2.3. Địa chất
Trong vùng dự án chủ yếu có các loại đất sau:
- Đất mùn Alít trên núi cao
4


- Đất feralit mùn vàng nhạt hình thành trên đá macma axit trên núi trung
bình: loại đất này có tầng đất dày, thành phần cơ giới trung bình, đất chua, nghèo
dinh dưỡng.
- Đất feralit mùn nâu đỏ hình thành trên đá macma kiềm và trung tính: loại
đất này tầng đất rất dày, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, phẫu diện đồng
nhất, tơi xốp, giàu dinh dưỡng.
- Đất feralit mùn đỏ vàng hình thành trên đá phiến sét và đá biến chất: loại
đất này có tầng đất dày, thành phần cơ giới trung bình, giàu dinh dưỡng.
- Đất phù sa sông suối (P): được hình thành do quá trình bồi đắp phù sa hai
bên bờ sông, đất dốc tụ ven chân đồi có màu xám nâu, tầng đất sâu dày, thành phần
cơ giới nhẹ đến trung bình, đất tơi xốp giàu dinh dưỡng Nhìn chung đất có tầng dầy

trên 1m, tỷ lệ đá lẫn ít, đá lộ đầu rải rác. Thành phần cơ giới thịt nhẹ và thịt trung
bình.
2.2.4.Thực vât.
Các nghiên cứu ban đầu ghi nhận: Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh có
tổng số 1.091 loài thực vật bậc cao có mạch; 173 Họ, 600 Chi. Trong đó có 40 loài
trong SĐVN; 25 Loài trong IUCN; 11 loài trong Nghị định 32. Đặc biệt trong Khu
bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh có các loài quý hiếm như: Sâm Ngọc Linh - Panax
Vietnamensis; Lan kim tuyến - Anoechtochlus acalratus; Trầm hương - Aquilaria
crassna; và 09 loài trong nhóm IIA: Đỉnh tùng - Cephalotaus manii; Du sam Keteleeria evelyniana; Thông Đà Lạt - Pinus dalatensis; Vù hương - Cinnamomum
balansae; Hoàng đắng - Fibraurea recisa; Tuế - Cycas immerse; Đẳng sâm Codonopsis javania;

Bình vôi – Stephania pierrei; Vằng đắng - Coscinium

fenestratum. Trong tổng số 7 nghành thực vật có mặt ở Việt Nam thì ở Khu bảo tồn
thiên nhiên Ngọc Linh xuất hiện 6 nghành.
2.2.5. Động vật
5


Khu hệ thú: Có 91 loài thú thuộc 28 họ, 11 bộ; trong đó có 25 loài trong
SĐVN; 20 loài trong IUCN; 24 loài trong Nghị định 32
Đặc biệt có các loài đặc hữu như: Báo gấm - Neofelis nebulosa; Báo lữa Catopuma temminckii; Mang Trường sơn - Muntiacus truongsonensis; Mang lớn Megamuntiacus vuquangensis; Culi lớn - Nycticebus bengalensis; Chà vá chân xám
- Pygathrix cinemrea; Chà vá chân đen - Pygathrix nigripes; Vượn Trung bộ Nomascus gabriellae; Thỏ vằn - Lesolagus timminsi; Gấu ngựa - Ursus thibetanus;
Gấu chó - Halarctos malayanus; Sơn dương - Capricornis milneedwardsii; Nai Rusa unicolor; Sóc bay lớn - Petaurista philippensis; Sóc bay đen trắng Hylopetes alboniger; Hổ - Panthera tigris; Khỉ mặt đỏ - Macaca artoides; Khỉ đuôi
lợn - Macaca leonina; Rái cá thường - Lutra lutra; Cầy mực - Arttictis binturong...
Khu hệ chim: Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh nằm trong vùng Chim đặc
hữu của cao nguyên Kon Tum: Đã ghi nhận được 194 loài chim thuộc 33 họ của 11
bộ; trong đó có 10 loài trong SĐVN; 8 loài trong IUCN; 09 loài trong Nghị định
32; đặc biệt có các loài quý hiếm như:
Gà lôi lông tía - Lophura diardi; Gà lôi trắng - Lophura nycthemera; Trĩ sao Rheinardia ocellata; Khưới đầu xám - Garrulax vassali; Khướu đầu đen Actinodura sodangerum; Khướu mỏ dài - Jabouilleia danjoui; Khướu Ngọc Linh Garrulax ngoclinhensis; Trèo cây mỏ vàng - Sitta solangiae; Hồng hoàng Buceros bicornis...

Khu hệ bò sát, ếch nhái: Đã ghi nhận được 65 loài thuộc 13 họ, 2 bộ; trong đó lớp
bò sát có 24 loài thuộc 7 họ, 01 bộ; lớp lưỡng cư có 41 loài, 6 họ, 01 bộ; trong đó
có 10 loài trong SĐVN; 07 loài trong IUCN; 05 loài trong Nghị định 32; Có các
loài quý hiếm như: Trăn đất – Python molurus; Rắn hổ mang chúa – Ophiophagus
hannah; Rùa ba vạch – Cuora trifasciata...
Khu hệ bướm: Hiện nay đã xác định được 326 loài bướm, thuộc 94 giống, 11
họ, 1 bộ; trong đó có 01 loài mới cho Việt Nam ( Limenitis daraxa Doubleday 1848
6


– Nymphalidae) và 02 loài mới cho khoa học ( Euthalia sp., Athyma sp.,–
Nymphalidae)
2.2.6. Đa dạng về Hệ sinh thái
Rừng ở Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh chiếm 89,57 % diện tích; được
chia thành các kiểu chính như sau:
+ Rừng kín lá rộng thường xanh, mưa Á ẩm nhiệt đới trên núi trung bình (>
1.800m)
+ Rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm Á nhiệt đới núi thấp (1.000 – 1.800 m)
+ Rừng kín lá rộng thường xanh mưa mùa nhiệt đới núi thấp(<1000 m)
+ Rừng kín thường xanh cây lá rộng + lá kim.
+ Rừng thưa cây lá kim hơi khô Á nhiệt đới núi thấp
+ Rừng thứ sinh lá rộng thường xanh mưa mùa nhiệt đới, Á nhiệt đới núi thấp
+ Rừng phụ thứ sinh tre nứa và hỗn giao gỗ nứa
+ Kiểu phụ trảng cỏ, cây bụi, cây gỗ rải rác.
+ Kiểu rừng trồng
2.2.7 Đặc điểm khí hậu
Khi hậu nhiệt đới gió mùa Cao nguyên, một năm có hai mùa:
- Mùa mưa từ tháng 6-11 hàng năm, Lượng mưa chủ yếu tập trung từ tháng
8-10 hàng năm (Chiếm trên 80% lượng mưa trong năm). Độ ẩm không khí cao,
thuộc loại ẩm nước >80%, nhất là những ngày mưa liên tục độ ẩm không khí đạt tới

độ bão hoà.
- Mùa khô từ tháng 12-5 năm sau. Vào mùa khô độ ẩm không khí, độ ẩm vật
liệu cháy thấp, khí hậu khô hanh và gió nên vào mùa này nguy cơ xảy ra cháy rừng
cao.
* Nhiệt độ: Do ảnh hưởng của vĩ độ địa lý nên nhiệt độ ở đây tương đối cao,
nhiệt độ bình quân năm 23,50C, nhiệt độ cao nhất 380C (tháng 3), nhiệt độ thấp
7


nhất 100C (tháng 12). Số ngày có nhiệt độ lớn hơn 200C khoảng 220 ngày, tổng
nhiệt lượng trong năm từ 7.700-8.7000C.
* Mưa: Mưa tập trung theo mùa, lượng mưa trung bình hàng năm 2.5003.000 mm, lượng mưa cao nhất trên 3.000mm. Hàng năm, mùa mưa thường bắt đầu
từ tháng 4-6 và kết thúc vào tháng 10-11, mưa tập trung vào tháng 7-8.
* Gió: Có hai loại gió chính thịnh hành:
- Gió Tây Nam hoạt động từ tháng 4 đến tháng 10, tần suất cao nhất 32% (tháng 5),
tần suất thấp nhất 13% (tháng 9).
- Gió Đông Bắc hoạt động từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, tần suất cao nhất 24%
(tháng 3, 4), tần suất thấp nhất 7% (tháng 11).
*Thuỷ văn:
Vùng núi Ngọc Linh là đầu nguồn của bốn hệ sông chính trong khu vực.
- Hệ thuỷ sông Đắk Mek. Bắt nguồn từ đỉnh Ngọc Linh cao 2.602m, Ngọc
Pâng 2327m chảy qua địa phận các xã Ngọc Linh, Đắk Choong, Mường hoong,
Đắk Man nhập vào Đắk sế chảy về sông cái đổ vào biển Đông tại Đà nẵng.
- Hệ thuỷ sông Đắk Pô Kô Bắt nguồn từ đỉnh cao 1998m, 1855m, 2032m,
2003m về Ngọc nay 2259m chảy qua các xã Đắk Man, Đắk Nhoong, thị trấn Đắk
Glei rồi chảy men theo các xã Đắk Kroong, Đắk môn rồi về Kon Tum. Ngoài ra
còn có các chi lưu lớn như Đắk Na, Đắk Tờ Kan, Đắk Psi, Đắk Glei cũng bắt
nguồn từ đỉnh Ngọc Linh, Ngọc Pâng và một số đỉnh cao khác đổ vào Đắk Bla để
rồi nhập với Kroong Pơ Kô phía dưới thị xã Kon Tum. Đây là hệ thuỷ nguồn quan
trọng nhất duy trì nguồn nước chính cung cấp cho hồ thuỷ điện Ya Ly.

- Hệ thuỷ thượng nguồn sông Thu bồn cũng bắt nguồn từ đỉnh Ngọc Linh và
các đỉnh núi cao, phân bố phía đông và đông bắc khu bảo tồn như đỉnh 2086m,
2125m, 1870m, chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc đổ vào sống Thu bồn ra
biển Đông ở cửa Hội An.
2.2.8. Đánh giá về các yếu tố tự nhiên:
8


+ Thuận lợi:
Với tiềm năng phong phú về rừng, đất đai sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc
thực hiện các dự án trồng rừng. Do vậy, khi tiến hành triển khai thực hiện dự án
cần tận dụng những thuận lợi này để khai thác triệt để tìm năng của địa phương.
+ Khó khăn:
- Về địa hình: Địa hình đồi núi chia cắt gây trở ngại cho công tác triển khai
thực hiện đặc biệt là trong quá trình tổ chức thi công như vận chuyển vật tư, cây
giống và các tác nghiệp khi triển khai trồng mới.
- Về khí hậu tương đối khắc nghiệt, mùa mưa thường có lũ quét, mùa khô
nắng hạn kéo dài gây trở ngại cho sản xuất, đặc biệt là công tác phòng cháy chữa
cháy rừng.
2.3. Đặc điểm kinh tế xã hội.
- Dân tộc:
Dân cư sinh sống trên địa bàn là cộng đồng các dân tộc đặc thù ở Tây
nguyên, thành phần dân tộc cụ thể như sau: Dân tộc Kinh chiếm 11,4 %; Xê Đăng
chiếm 20,1%; Ba Na chiếm 0,1 %; Giẻ Triêng chiếm 65,8%, Gia Rai chiếm 0,2%,
còn lại là các dân tộc khác chiếm 2,4%.
Đặc điểm của các dân tộc ở đây là có một phong tục, tập quán và văn hoá riêng biệt
tiêu biểu nhưng có sự đoàn kết một lòng tin tưởng vào đường lối của Đảng và Nhà
nước.
Kết quả khảo sát kinh tế xã hội thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị dự án cho thấy
nhân tố chính quyết định tới thu nhập của các hộ gia đình không phải là nhân tố dân

tộc, mà là vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên.
- Dân số:
Theo số liệu thống kê năm 2011, tổng dân số sống trên địa bàn là 12.698
người, bao gồm: 2.671 hộ. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,1%. Mật độ dân số 29,5
người/km2.
9


Về chất lượng dân số ngày càng được nâng lên về sức khỏe, thể chất, trình độ học
vấn và tuổi thọ. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng ngày càng giảm, nhân dân được chăm
sóc sức khỏe ngày càng tốt hơn, tuổi thọ bình quân đã được nâng lên.
- Lao động:
Hầu hết lao động ở đây hoạt động trong ngành nông lâm nghiệp, khả năng
huy động nhân lực tham gia vào trồng rừng là rất lớn tuy nhiên cần có sự hỗ trợ về
kinh phí và kỹ thuật.
Về chất lượng lao động: tỷ lệ lao động qua đào tạo vẫn còn quá thấp so với mặt
bằng chung của khu vực và cả tỉnh. Lao động có kỹ thuật chủ yếu tập trung ở các
cơ quan quản lý hành chính, sự nghiệp còn ở khu vực khác tỷ lệ lao động đã được
đào tạo còn rất thấp. Phần lớn lực lượng lao động là lao động thủ công trong các
ngành nông, lâm nghiệp.
+ Kinh tế hộ gia đình:
(1) Thu nhập hộ gia đình
Nguồn thu nhập chính của hộ gia đình trong vùng dự án là từ sản xuất nông nghiệp,
trong đó lúa là hàng hóa quan trọng nhất. Kết quả khảo sát tiến hành trong giai
đoạn chuẩn bị dự án cho thấy tổng thu nhập bình quân của một hộ gia đình khoảng
24 triệu đồng/ năm; trong đó thu nhập từ nông nghiệp là 19,2 triệu đồng (chiếm
80%). Chăn nuôi bò, lợn. gà đóng vai trò quan trọng trong thu nhập kinh tế hộ gia
đình, đây là các hoạt động cung cấp tiền mặt cho chi tiêu gia đình.
(2) Các hoạt động phi nông nghiệp
Một số nông dân tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp như buôn bán nhỏ,

một số khác làm thêm nghề thợ xây. Kết quả khảo sát thực địa cho thấy thu nhập từ
các hoạt động phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ không đáng kể.
(3) Tình trạng đói nghèo

10


Theo số liệu của Phòng Lao động & Thương binh xã hội huyện ĐăkGlei, tỷ lệ
nghèo đói của huyện 2011 là 58,8% . So sánh với năm 2005 thì tỷ lệ hộ nghèo đã
giảm đi đáng kể .
Mặc dù điều kiện kinh tế xã hội của xã đã được cải thiện trong những năm gần đây
nhưng vẫn là các xã nghèo, nếu so sánh với các xã ở huyện khác và mặt bằng
chung cả nước.
+ Các hoạt động kinh tế chủ yếu:
(1) Nông nghiệp
Hoạt động sản xuất chính trong xã là nông nghiệp, ngành nông nghiệp chiếm
khoảng 80% tổng sản phẩm của xã. Các sản phẩm chính bao gồm: Lúa rẫy, sắn
(mì), đậu và ngô. Chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong ngành nông nghiệp của
xã, vật nuôi chủ yếu bao gồm gà, vịt, ngan, lợn, gia súc. Hầu hết các động vật được
thả rông và thức ăn cho chăn nuôi chủ yếu là tận dụng các sản phẩm nông nghiệp.
Diện tích đất canh tác nông nghiệp chiếm khoảng 11,2% (phần lớn là đất
nương rẫy) nhưng có đến gần 90% dân số sống bằng nghề nông. Tỷ trọng thu nhập
của ngành cao nhất trong các ngành kinh tế, điều này cho thấy cơ cấu kinh tế chưa
cân đối giữa các ngành, nền sản xuất còn nghèo nàn, chưa phát triển.
(2) Lâm nghiệp
Vai trò của lâm nghiệp đối với kinh tế hộ gia đình không lớn, nhưng rất quan
trọng. Hầu hết đất lâm nghiệp là rừng tự nhiên, sinh kế của người dân ở đây còn
phụ thuộc nhiều vào rừng.
Trên địa bàn có đến 90% diện tích là rừng và đất lâm nghiệp, tỷ trọng của
ngành rất thấp từ đó cho thấy ngành lâm nghiệp ở đây chưa phát huy hết tiềm năng,

cần đẩy mạnh tốc độ xã hội hóa nghề rừng.
+ Kết cấu hạ tầng:
- Giao thông:
11


Đường bộ là loại hình giao thông duy nhất trên địa bàn, hệ thống đường giao
thông khá hoàn chỉnh từ huyện vào đến trung tâm các xã (đường Hồ Chí Minh,
Tỉnh lộ 673, đường giao thông từ trung tâm xã Đăk Choong - xã Xốp, đường Ngọc
Hoàng - Măng Bút - Tu Mơ Rông - Ngọc Linh đang được thi công). Tuy nhiên, vào
mùa mưa bão thường gây ra tình trạng sạt lỡ đất đá khiến giao thông nhiều nơi
trong vùng bị ảnh hưởng, đặc biệt là tỉnh lộ 673.
- Y tế:
Những năm gần đây công tác y tế được chú trọng đầu tư tính đến cuối năm
2011 tổng số cơ sở y tế là 05 cơ sở với 26 giường bệnh và có 26 y, bác sỹ và dược
sỹ phục vụ.
- Giáo dục:
Công tác giáo dục được chú trọng đầu tư, hiện tại các thôn bản đã có trường
mẫu giáo, tiểu học để dạy chữ và kiến thức phổ thông cho con em đồng bào. Trên
địa bàn hiện có 05 trường Mẫu giáo trung tâm, 32 lớp học, 205 học sinh; 05 trường
tiểu học, 42 lớp học, 732 học sinh; 05 trường trung học cơ sở, 31 lớp học, 671 học
sinh. Tổng số giáo viên đang phục vụ trên địa bàn là 123 người.
- Thông tin văn hoá:
Những năm gần đây, công tác thông tin, văn hoá đã được đầu tư thích đáng.
Hiện nay, việc xây dựng các thiết chế vẫn được duy trì thường xuyên, tất cả các
thôn vẫn duy trì các hoạt động văn hoá, mỗi làng đều có đội cồng chiêng truyền
thống. Hầu hết các xã đều có điểm bưu điện văn hoá xã, 100% các xã có máy điện
thoại và có báo chí hàng ngày.
+ Các nguồn tài chính trên địa bàn:
Tại huyện Đăkglei có 2 tổ chức tài chính cho vay vốn mà người dân có thể

tiếp cận để phát triển sản xuất: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và
Ngân hàng Chính sách xã hội. Một nguồn tài chính quan trọng nữa đảm bảo cho sự
ổn định kinh tế xã hội trên địa bàn là Ngân sách Nhà nước cấp hàng năm theo kế
12


hoạch phát triển kinh tế xã hội thông qua các dự án. Giúp ngươi dan có vốn đầu tư
và phat triển kinh tế, thực hiện dự án.
2.4. Đánh giá chung về tình hình kinh tế xã hội:
Nhìn chung tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn đã có những bước phát triển
nhưng còn chậm. Ngành nông nghiệp đã có sự chuyển dịch về cơ cấu cây trồng, vật
nuôi, nhân dân đã biết áp dụng nhiều biện pháp cơ giới và khoa học kỹ thuật vào
sản xuất vào sản xuất Nông nghiệp nhằm nâng cao năng xuất lao động nhưng vẫn
còn nhiều hạn chế, năng suất và sản lượng các loại cây trồng thấp, tiềm năng đất
đai chưa khai thác triệt để, hoạt động của ngành lâm nghiệp còn nặng về khai thác
lâm sản. Việc phát triển các loài cây lâu năm chưa có định hướng cụ thể nên làm
ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân.
Cơ sở hạ tầng như nhà cửa, trạm xá, trường học, công trình phúc lợi công
cộng được xây dựng nhưng chưa đồng bộ. Mạng lưới giao thông bước đầu được
đầu tư nâng cấp. Các hoạt động văn hoá xã hội đã được đẩy mạnh nhằm giữ gìn
nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc.
Những điều kiện này vừa có những thuận lợi, vừa có những khó khăn nhất
định cho việc triển khai thực hiện dự án trên địa bàn.

13


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Rừng và đất rừng trên địa bàn Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Ngọc Linh
(KBTTNNL) tỉnh Kon Tum. Cộng đồng người dân trên địa bàn Khu Bảo tồn thiên
nhiên Ngọc Linh (KBTTNNL) tỉnh Kon Tum.
3.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng quản lý, bảo vệ rừng trên diện tích rừng đã được giao
từ năm 2003 đến nay.
- Phân tích các nguyên nhân dẫn đến quản lý bảo vệ rừng chưa đạt hiệu quả
từ năm 2003 đến nay.
- Đề xuất các giải pháp quản lý rừng, bảo vệ rừng có hiệu quả hơn trong
những năm tiếp theo.
3.3. Nội dung cần nghiên cứu
- Tình hình vi phạm về công tác quản lý bảo vệ rừng trong thời gian qua.
- Tình hình giao khoán quản lý bảo vệ rừng.
- Hưởng lợi của người dân trong việc giao khoán quản lý bảo vệ rừng.
- Hiệu quả của việc giao khoán.
- Nguyên nhân dẫn đến quản lý, bảo vệ rừng không hiệu quả.
- Các giải pháp thực hiện quản lý bảo vệ tốt hơn.
3.4. Phương pháp nghiên cứu.
3.4.1. Thu thập các số liệu

14


- Thu thập các số liệu về vi phạm quản lý bảo vệ rừng tại hạt kiểm lâm kết
hợp với việc đi thực địa khảo sát chụp hình ảnh và phỏng vấn người dân về khai
thác và sử dụng tài nguyên rừng và đất rừng trên địa bàn.
- Bản cam kết thực hiện giao khoán QLBV rừng qua các hợp đồng giao
khoán với người dân, phỏng vấn người dân nhận khoán để thấy hiệu quả và những
vấn đề tồn tại.
3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu

- Các số liệu về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội được sang lọc theo nhóm
nghiên cứu.
- Các số liệu về vi phạm quản lý bảo vệ rừng được thống kê theo năm và xác
đinh nguyên nhân vi phạm.
- Các số liệu về giao khoán quản lý bảo vệ rừng được tổng hợp theo năm,
theo từng thôn trong xã.
3.4.3. Phương pháp phỏng vấn.
- Sự hưởng lợi, tập quán canh tác, quản lý bảo vệ rừng được nhận khoán.
- Phỏng vấn cán bộ kiểm lâm tình hình vi phạm đất rừng, cách thức giao
khoán và bảo vệ rừng.
3.5. Thiết kế giao khoán quản lý bảo vệ rừng, giải pháp, nôi dung thực hiện.
3.5.1. Thiết kế giao khoán
* Thiết kế ngoại nghiệp
- Phân chia lô rừng đặc dụng để giao khoán bảo vệ cho các cá nhân, hộ gia
đình dựa vào địa hình tự nhiên như: khe suối, dông núi, đường giao thông...; hạn
chế phân cắt cơ giới làm ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái rừng đặc dụng; diện
tích các lô giao khoán không quá 30 ha.
- Điều chỉnh lại một phần diện tích đã được giao khoán năm 2011 cho phù
hợp với nhu cầu thực tế tại địa bàn quản lý để hạn chế tối đa việc phá rừng làm
nương rẫy và khai thác lâm sản trái phép.
15


- Xác định rõ ranh giới, diện tích từng lô giao khoán cho mỗi hộ gia đình và
tiến hành đánh dấu để hộ nhận khoán phát tuyến đường lô nhận biết phạm vi lô
nhận khoán của mình.
- Các lô rừng giao khoán bảo vệ đều được đánh mốc, đóng bảng ghi rõ tên
lô, khoảnh, tiểu khu, diện tích, tên làng và tên hộ nhận khoán.
* Thiết kế nội nghiệp
Trên cơ sở hoàn thành công tác thiết kế ngoại nghiệp, diện tích đã được giao

cho các hộ nhận khoán theo danh sách được lập sau khi BQL Dự án phối hợp với
chính quyền địa phương tổ chức họp dân, bình chọn những cá nhân, hộ gia đình có
các tiêu chí:
- Không vi phạm các quy định về Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.
- Là người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú tại địa phương.
- Có năng lực và tâm huyết về bảo vệ rừng; để đứng tên bảng nhận khoán
bảo vệ rừng. (danh sách tổng hợp các hộ nhận khoán bảo vệ rừng giai đoạn từ
01/4/2012 đến 31/12/2015)
+ Hồ sơ thiết kế kỹ thuật và dự toán giao khoán gồm 05 tập với các nội dung
chính:
- Tờ trình xin thẩm định và phê duyệt hồ sơ thiết kế kỹ thuật, điều chỉnh và
dự toán giao khoán bảo vệ rừng.
- Thuyết minh thiết kế kỹ thuật giao khoán.
- Bản đồ thiết kế và điều chỉnh khu vực giao khoán tỉ lệ 1/25.000
+ Hồ sơ hộ nhận khoán hộ gia đình gồm:
- Đơn xin nhận khoán bảo vệ rừng
- Hợp đồng giao khoán bảo vệ rừng
- Biên bản bàn giao hiện trường
- Bản đồ hộ giao khoán bảo vệ rừng tỉ lệ 1/5.000
3.5.2. Giải pháp thực hiện
16


- Chính quyền địa phương: Phổ biến chính sách giao khoán bảo vệ rừng đến
từng hộ, phối hợp với chủ dự án họp dân xác định nhu cầu nhận khoán bảo vệ rừng
về số lượng, đối tượng và khả năng thực hiện đồng thời hướng dẫn các hộ làm đơn
xin nhận khoán bảo vệ rừng có xác nhận của UBND xã.
- BQL Dự án 5 triệu ha rừng Lâm trường Nước Mỹ: Căn cứ vào đơn xin
nhận khoán của các hộ, phối hợp cùng chính quyền địa phương bình chọn và tiến
hành ký kết hợp đồng, bàn giao hiện trường giao khoán bảo vệ cho từng hộ gia

đình.
3.5.3. Nội dung khoán bảo vệ rừng
Thực hiện kế hoạch đã được UBND tỉnh giao; BQL Dự án 5 triệu ha rừng
Lâm trường Nước Mỹ chỉ đạo các bộ phận chức năng thường xuyên phối kết hợp
với các hộ nhận khoán, chính quyền địa phương, Hạt Kiểm lâm huyện tổ chức tuần
tra để kịp thời ngăn chặn và xữ lý các vụ vi phạm lâm luật trong khu vực giao
khoán nói riêng và trên địa bàn nói chung; tuyên truyền vận động nhân dân tích cực
tham gia bảo vệ rừng, phổ biến rộng rãi tới quần chúng nhân dân trong khu vực về
Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Luật Đa dạng sinh học; tham gia phòng cháy chữa
cháy rừng, phòng trừ sâu bệnh hại rừng; kịp thời tố giác các hành vi vi phạm lâm
luật.
3.6. Trách nhiệm, quyền hạn của chủ dự án và người nhận khoán bảo vệ rừng
3.6.1. Trách nhiệm, quyền hạn của chủ dự án
* Trách nhiệm:
- Xác định rõ vị trí, ranh giới rừng giao khoán bảo vệ trên bản đồ và thực địa
để giao cho hộ nhận khoán; lập hồ sơ thủ tục giao cho hộ nhận khoán theo quy
định.
- Thực hiện công tác khuyến nông, khuyến lâm và các chính sách đầu tư do
Nhà nước quy định cho các hộ nhận khoán.
17


- Thanh toán đầy đủ tiền công theo đơn giá quy định của Nhà nước cho các
hộ nhận khoán.
- Thực hiện đúng những cam kết đã ghi trong hợp đồng, nếu vi phạm hợp
đồng gây thiệt hại cho hộ nhận khoán thì phải bồi thường thiệt hại đó.
- Tuân thủ các quy trình kỹ thuật của hồ sơ thiết kế được các cấp có thẩm quyền
phê duyệt.
* Quyền hạn:
Được quyền kiểm tra việc thực hiện hợp đồng của các hộ nhân khoán. Khi

hộ nhận khoán vi phạm những điều khoản ghi trong hợp đồng và các quy định khác
về quản lý bảo vệ và phát triển rừng thì căn cứ vào mức độ vi phạm để quyết định
bồi thường thiệt hại hoặc chấm dứt hợp đồng nhận khoán đối với người nhận
khoán.
3.6.2. Trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của người nhận khoán
* Trách nhiệm:
- Phải có trách nhiệm thực hiện đúng những cam kết đã ghi trong hợp đồng,
đồng thời phải thường xuyên phối hợp và tạo điều kiện với bên giao khoán thực
hiện tốt hợp đồng.
- Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.
- Nếu vi phạm hợp đồng thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy
định của Pháp luật.
* Quyền hạn:
- Hộ nhận khoán được trả tiền công theo quy định chung của UBND tỉnh.
- Khi thời gian nhận khoán trong hợp đồng đã ký chưa hết, nếu không tiếp
tục nhận khoán thì người nhận khoán phải thông báo cho BQL biết để chuyển hợp
đồng cho hộ khác và được trả tiền công nhận khoán đến thời điểm đó.
* Nghĩa vụ:
18


- Thực hiên đầy đủ và chịu trách nhiệm trước Pháp luật nếu vi phạm các nội
dung trong hợp đồng.
- Tuân thủ các quy định về quản lý bảo vệ rừng.
3.7. Những căn cứ để xây dựng hồ sơ thiết kế giao khoán bảo vệ rừng
Căn cứ Quyết định số 01/2008/QĐ-UBND ngày 10/01/2008 của UBND tỉnh
Kon Tum về việc công bố chi tiết địa danh, diện tích quy hoạch đất lâm nghiệp
theo chức năng 03 loại rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum;
Căn cứ Quyết định số 333/2009/ QĐ-UBND ngày 09/4/2009 của UBND tỉnh
Kon Tum về việc giao lâm phần quản lý cho BQL Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc

Linh.
Căn cứ Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2010 của Thủ
tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm
sinh.
Căn cứ Thông tư số 69/2011/TT-BNN&PTNT ngày 21 tháng 10 năm 2011
của Bộ NN&PTNT về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung Quy chế quản lý
đầu tư xây dựng công trình lâm sinh ban hành kèm theo Quyết định số
73/2010/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.
Căn cứ Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Thủ
tướng Chính phủ về việc tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng.
Căn cứ Thông tư số 78/2011/TT-BNN&PTNT ngày 11 tháng 11 năm 2011
của Bộ NN&PTNT về việc quy định chi tiết thi hành Nghị định số 117/2010/NĐCP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về việc tổ chức và quản lý hệ thống
rừng đặc dụng.
Căn cứ Quyết định số 173/2012/QĐ-UBND ngày 01 tháng 3 năm 2012 của
UBND tỉnh Kon Tề việc phê duyệt Dự án Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Kon Tum
giai đoạn 2011-2015.
19


3.8. Tình hình thực hiện kế hoạch quản lý rừng của cộng đồng và hộ gia đình.
- Tình hình thực hiện kế hoạch quản lý rừng của cộng đồng
Nội dung chủ yếu của kế hoạch quản lý rừng là việc tổ chức bảo vệ và phát
triển rừng sau khi giao. Trước đây rừng chưa giao cho ộng đồng dân cư thôn thì
rừng vô chủ, ai cũng có quyền chặt phá tự do. Cộng đồng thực sự khẳng định, vai
trò của mình thông qua phương án QLBVR và hương ước BV&PTR của Thôn, xã
nên mọi người dân trong Thôn đã ý thức chấp hành pháp luật BVR để mong muốn
có được hưởng lợi 1 cách hợp pháp các sản phẩm từ rừng thông qua việc QLBVR
của chính từng người dân trong khu vực. Theo kết quả tổng hợp từ phiếu phỏng
vấn, nguyên nhân làm cho rừng ổn định chính là nhờ nhận thức của nguời dân
trong cộng đồng được nâng lên, luôn có sự tuyên truyền vận động của các ban quản

lý thôn, tổ bảo vệ rừng và của toàn dân. Việc triển khai tuần tra bảo vệ rừng tiến
hành thường xuyên theo định kỳ do tổ bảo vệ chuyên trách 10-15 người chịu trách
nhiệm chính, còn toàn bộ cộng đồng có nhiệm vụ cung cấp thông tin, tai mắt cho
ban quản lý rùng và tổ bảo vệ rừng. Theo đánh giá của cộng đồng những năm đầu
sau khi giao công việc này tiến triển khá tốt, tình trạng chặt phá rừng trái phép
giảm đi rất nhiều từ 20-30 vụ/năm xuống còn 2-3 vụ/năm, công tác đầu tư phát
triển rừng bằng các biện pháp tác động lâm sinh chưa triển khai. Bên cạnh đó công
tác bảo vệ rừng vẫn còn một số hạn chế nhất định đó là tình trạng chặt phá trái phép
vẫ còn xảy ram với quy mô nhỏ và đều bị phát hiện và lập biên bản, nguyên nhân
do tính chủ quan từ phía cộng đồng và động lực có phần giảm sút do hưởng lợi từ
rừng hầu như không có gì, kinh phí tuần tra không có trong khi đời sống người dân
còn rất nghèo. Ban quản lý Thôn, xã tự ý linh hoạt cho phép người dân trong cộng
đồng vào rừng chặt cây gỗ nhỏ làm nhà nhưng chưa có ý kiến của kiểm lâm, ban
thôn cho rằng đây là việc làm sai, nhưng người dân thực sự rất có nhu cầu. Qua
điều tra, phỏng vấn hộ gia đình và chính quyền địa phương sở tại đều có quan điểm
chung cho rằng giao rừng cho dân chắc chắn tốt hơn khi rừng vô chủ, ngay cả trong
20


trường hợp bản thân cộng đồng có tự ý vào chặt gỗ để sử dụng vào mục đích gia
dụng với quy mô nhỏ lẻ và ít nhiều cũng có sự đồng ý của ban thôn. Tất cả hộ gia
đình được giao rừng tự nhiên đều thật sự có niềm tin và ý thức được đó sẽ là tài sản
của chính mình, do cộng đồng làm chủ và có khả năng hưởng lợi, nếu quản lý và
bảo vệ tốt (dĩ nhiên, đó chỉ là quyền sử dụng rừng và đất rừng). Từ ý thức nói trên
và sự ràng buộc của hương ước BV&PTR do chính họ xây dựng đã làm cho hoạt
động quản lý và BVR bước đầu thật sự có hiệu quả. Hầu như các thôn được giao
rừng đều chấm dứt hẳn hiện tượng người dân trong thôn vào rừng khai thác trái
phép. Các trường hợp cá biệt, do dân ngoài thôn vào khai thác gỗ, lâm sản, săn bắt,
bẫy trái phép thú rừng, CĐDC đã tích cực, chủ động phối hợp cùng lực lượng Kiểm
lâm sở tại truy quét, ngăn chặn. Chấm dứt được hiện tượng người dân trong thôn

bàng quan, đứng ngoài cuộc trong việc BVR trên địa bàn như từng xảy ra trước
đây. Các thôn đã chủ động tổ chức lực lượng BVR trực tiếp hoặc phối hợp với lực
lượng kiểm lâm sở tại tuần tra kiểm tra rừng theo định kỳ hoặc đột xuất. Ban quản
lý rừng cùng các tổ bảo vệ rừng vận động thêm nhân dân kết hợp với trạm kiểm
lâm sở tại kiểm tra rừng theo định kỳ 2-3 tháng một lần, nhiều lúc còn kiểm tra đột
xuất tại các điểm nóng về chặt phá rừng. Hiện nay các tuyến đường dùng trâu kéo
gỗ trước đây được xoá sạch không còn dấu vết hiện đang bị cây bụi phủ dần. Cộng
đồng coi trọng công tác bảo vệ rừng tự nhiên như bảo vệ tài sản của cộng đồng, của
mỗi người dân. Nhờ vậy người dân trong thôn không chỉ là tai mắt của ban thôn,
của trạm kiểm lâm mà tự họ đấu tranh với kẻ xấu để bảo vệ rừng, bảo vệ quyền lợi
của họ và chính cũng là bảo vệ công sức của tập thể đã bỏ ra trong đó có bản thân
mỗi người dân.
- Tình hình thực hện kế hoạch quản lý rừng của hộ gia đình.
Tính khác biệt giữa giao cho cộng đồng và nhóm hộ so với hộ gia đình là
quy mô diện tích giao nhỏ hơn nhiều, gần nơi sinh sống nên công tác quản lý bảo
vệ rừng có phần tốt hơn nhóm hộ. Tính tự chủ, tự giác cao hơn để thực hiện kế
21


hoạch quản lý rừng. Đối tượng rừng được giao cho hộ gia đình ở xã Đăk Choong
nói riêng và hộ gia đình nói chung là rừng nghèo kiệt nhưng các biện pháp tác động
vào rừng để nâng cao chất lượng rừng chưa có do người dân nghèo, đời sống còn
nhiều khó khăn trong khi sự đầu tư hỗ trợ từ các ban ngành, tổ chức khác không có.
Việc kiểm tra bảo vệ rừng khá tốt vì họ xác định trách nhiệm và nghĩa vụ khi nhận
rừng tuy nhiên vần còn tình trạng người dân trong thôn vào rừng của họ lấy củi, thu
hái lâm sản, thậm chí chặt gỗ do nhu cầu người dân trong thôn nhiều trong khi rừng
tự nhiên chỉ giao còn đủ. Song vụ việc xảy ra không nhiều, với mức độ nhỏ hơn
trước đây khi rừng vô chủ ai muốn vào lấy gì cũng được. Điều đáng nói là một số
hộ có nhu cầu tận thu lâm sản có xin phép chủ rừng trước khi vào rừng không như
trước đây họ tự ý muốn đi lúc nào cũng được. Một nghịch lý đang tồn tại trong khi

thực hiện kế hoạch lý rừng của hộ gia đình xã Đăk Choong và nhiều xã khác là
những diện tích đất trống cây bụi nằm trong diện tích được giao, hộ gia đình có
nguyện vọng đầu tư trồng rừng kinh tế để kết hợp lấy ngắn nuôi dài thì không được
phép của kiểm lâm sở tại mặc dù đơn xin phép được gửi đi 2-3 lần, bởi lẽ chính
quyền sở tại lo ngại rằng khi cho họ phát để trồng rừng sẽ có nguy cơ xâm hại đến
diện tích rừng tự nhiên đã giao. Nguyên nhân dẫn đến vấn đề này đó là do công tác
điều tra khảo sát ban đầu không kỹ do đó không bóc tách được những diện tích đất
không có rừng trong tổng thể giao cho hộ để cho phép hộ gia đình được phép tác
động mà đáng ra điều đó thuộc quyền của người sử dụng đất và rừng khi được nhà
nước cấp thẻ đỏ
3.9. Ý nghĩa của việc giao khoán quản lý bảo vệ rừng.
- Bảo vệ tài nguyên rừng:
Bảo vệ tài nguyên rừng là một trong những việc quan trọng, trong đó công
tác giao rừng là gắn với trách nhiệm của người dân, đưa người dân làm trung tâm
nghề rừng. Tuy nhiên, do sự tiếp cân thiếu hiểu biết của cộng đồng từ bên ngoài
vào rừng làm ảnh hưởng tới tài nguyên rừng. đứng trước thực trạng tài nguyên rừng
22


ngày càng suy giảm cả về số lượng và chất lượng Đảng và Nhà nước ta đã có
những chủ trương chính sách đúng đắn nhưng phải phù hợp với chính sách phát
triển hiện nay. Những chính sách này không dễ chỉ áp dụng cho cộng đồng miền
núi mà cồn có thể áp dụng cho nhiều khu vực khác. Mucj tiêu trước mắt của giao
khoán quản lý bao bảo vệ rừng là bảo vệ tài nguyên rừng, hạn chế sự tác đọng từ
bên ngoài.
- Bảo vệ đa dạng sinh thái:
Rừng là ngôi nhà chung của các loại thực vật, đặc biệt là những cây gỗ quý
và muôn loài thực vật. chúng tạo thành hệ sinh thái phong phú về loài. Ngay nay
klhi mà suuj tác động quá mức của con người vào rừng sự tiếp cân của con người
đã làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái., rừng không con giữ được sự phong

phú của một số loài thực vaatjmaf nhiều loài muôn thú sẽ không còn nơi cư chú.
Công tác giao rừng được tiến hành với phương châm bảo vệ và tái tạo lại sự phong
phú của vốn rừng trước dây.
- Bảo đảm cân bằng sinh thái:
Hệ sinh thái trên trái đất bao gồm con người, động vật, đất, thực vật...như
một mắt xính chung nhất, thống nhất và cùng phat triển. khi có một lý do nào đó
phá vỡ làm thay đổi cả hệ thống. nhưng để tồn tại thì hệ thống đó phải có đầy đủ
các yếu tố tồn tại và đảm bảo sự cân bằng sinh thái.
- Nâng cao ý thức cộng đồng dân cư với rừng:
Người dân vùng nông thôn kém hiểu biết, họ cho rằng tài nguyên rừng do
thiên nhiên ban tặng sẽ tồn tại vĩnh viễn dẫu sẽ mất đi trước nắt nhưng sẽ hình
thành trở lại. với suy nghĩ như vậy nên người dân cứ tự nhiên khai thác mà không
cần chú ý đến lơi ích mà rừng mang lại như: các giá trị về sinh học, khoa học, du
lịch, sinh thái cũng như các bất lơi ma việc khai thác rừng quá mức gây ra như: lũ
lụt, hạn hán thiên tai...
23


Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Số vụ vi phạm đến rừng và đất rừng từ năm 2003 đến năm 2013
- Tổng số vụ vi phạm 237 vụ.
Trong đó phân theo từng hành vi:
+ Phá rừng trái pháp luật 194 vụ
+ Vi phạm về PCCCR 01 vụ năm 2009
+ Khai thác rừng trái phép 09 vụ
+ Mua bán cât giữ lâm sản trái phép 19 vụ
+ Vận chuyển lâm sản trái phép 04 vụ
- Tình hình xử lý vi phạm
+ Xử lý 236 vụ trong đó xử lý hành chính 227 vụ, xử lý hình sự 09 vụ.

+ Có 01 vụ không xử lý: Vụ phá rừng trái phép làm nương rẫy tập thể
của nhân dân Long Ri xa Xốp. Với tổng diện tích thiệt hại 22,35 ha: trong đó diện
tích rừng đặc dụng 19,65 ha, diện tích rừng sản xuất 2,69 ha. Việc phá rừng của
nhân dân tại các xã Long Ri và xã Xốp mangg tính tập thể, gây thiệt hại lớn đến
diện tích rừng đặc dụng vượt quá phạm vi xử phạt vi phạm hành chính và qua điều
tra xác minh tìm hiểu làm việc với chính quyền địa phương để làm rõ vấn đề. Được
biết qua con bão số 09 năm 2009 diên tích trồng lúa nuwcs của cá hộ bi cuốn trôi,
bồi đắp không còn đất để sản xuất. Với tính chất nghiêm trọng của vụ việc ban
quản lý KBTTN Ngọc Linh báo cáo vơi UBND tỉnh Kon Tum xin ý kiến chi đạo.
Sau khi có ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh, đơn vị đã tổ chức cuộc họp tuyên truyền
tới nhân dân hai xã Long Ri, xã Xốp kiểm điểm và triển khai cho tất cả các hộ vi
phạm ký cam kết theo chỉ đạo của UBND tỉnh và không xử lý các hộ vi phạm theo
quy định của pháp luật.
- Tang vật phương tiện tịch thu:
24


+ Gỗ: 47,604 m3 gỗ các loại.
+ Sâm ngọc linh: 3,8 kg.
+ Động vật: 7,5 kg.
+ 01 Khẩu súng săn tự chế.
- Tổng số tiên phạt theo quy định thu: 1.837.723.000 đồng.
+ Đã thu nộp: 82.257.000 đồng.
+ Chưa thu: 1.755.466.000 đồng.
Theo số liệu trên của KBTTN Ngọc Linh cung cấp trong các năm trở lại đây,
số vụ vi phạm về rừng và đất rừng trên địa bàn đã giảm va ít hơn so với các năm
trước đó. Riêng khai thác gỗ trái phép trong địa bàn xã là khá nghiêm trọng ngày
càng tăng lên chủ yếu là các loại gỗ quý hiếm như cà te, hương….Trong năm 2007,
có tới 29 vụ nhưng đến năm 2009, số vụ vi phạm trong địa bàn xã lên đến 37 vụ;
cán bộ kiểm lâm hạt kiểm lâm huyện cho biết riêng năm 2009 họ đã tạm giữ

42,780m³ chủ yếu gỗ tròn chưa vận chuyển được, hầu hết lâm tặc chủ yếu thuê
người dân đồng bào ở gần rừng không có công ăn việc làm đi cắt gỗ cho lâm tặc
sau khi bị phát hiện đã bỏ của chạy lấy người; lâm tặc thường khai thác gổ hầu hết
ở rừng tự nhiên nên việc bắt được tên cầm đầu là rất khó khăn đối với các cán bộ
kiểm lâm địa bàn và người dân trong xã. Theo thống kế hạt kiểm lâm huyện, số vụ
xử phạt hành chính có 09 vụ nộp ngân sách nhà nước là 39,303 triệu đồng trong đó
bán lâm sản tịch thu được là 12.760.000 và ngoài ra họ còn tịch thu được 1 xe máy,
dao, rựa, cưa máy….; với hoạt động tinh vi của bọn lâm tặc chủ yếu vào ban đêm
đến gần sáng lâm tặc vận chuyển gỗ ra nên rất khó cho ban quản lí bảo vệ rừng và
các các bộ kiểm lâm địa bàn phát hiện mà nếu phát hiện được thì lâm tặc cũng đã
tẩu thoát hoặc phi tang vật chứng nên gây cản trở khó khăn cho các cán bộ kiểm
lâm làm việc. Mặt khác, vai trò trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng của các cấp,
các ngành được nâng lên; các tổ chức chính trị, xã hội có nhiều nỗ lực tham gia
công tác bảo vệ, phát triển rừng, như tổ chức các đợt truy quét lâm tặc, giải tỏa các
25


×