Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Ket cau tac pham van hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.69 KB, 15 trang )

Nhóm 1

Kết cấu tác phẩm văn học

KẾT CẤU TÁC PHẨM VĂN HỌC
I. KHÁI NIỆM KẾT CẤU CỦA TÁC PHẨM VĂN HỌC
1. Kết cấu và lịch sử khái niệm
Kết cấu là một phương tiện cơ bản của sáng tác nghệ thuật. Trên mức độ
lớn, có thể nói sáng tác tức là kết cấu. Khi người ta nói xây dựng tác phẩm,
xây dựng cốt truyện, xây dựng nhân vật, xây dựng cấu tứ trong thơ, thì đã
xem tác phẩm như một công trình kiến trúc. Bản thân thuật ngữ kết cấu cũng
mượn tự kiến trúc hội họa. Từ những vật liệu khác nhau, trên một không gian
nhất định, người ta có thể xây dựng nên những công trình hợp mục đích và
hợp lí tối đa. Kết cấu trong tác phẩm văn học cũng vậy. Nó cũng nhằm tạo ra
một công trình hợp mục đích và hợp lí tối đa. Khái niệm kết cấu, cấu trúc có
bốn nội dung cơ bản sau:
Kết cấu là liên hệ cơ bản trong quan hệ giữa hình thức và nội dung tác
phẩm văn học. Trong tác phẩm tự sự, kết cấu là cơ sở của hình thức truyện mà
đồng thời cũng là một cách bao quát của nội dung câu chuyện. Các loại tài
liệu - chất liệu đời sống thông qua sự tổ hợp đa tầng thứ, đa chiều kích của kết
cấu hình thành nên hình thức nghệ thuật mang nội dung tự sự cụ thể. Thuật
ngữ kết cấu vừa có tính chất của một danh từ mà cũng có cái nghĩa động từ.
Trước hết đối với nhà văn mà nói, kết cấu là có tính động từ. Nhà văn lựa
chọn đề tài, tiến hành cấu trúc lại tài liệu hiện thực đời sống. Kế đó, trên phương diện văn bản tác phẩm mà nói, kết cấu chính là chỉ sự tổ chức các nhân tố
nghệ thuật đã được xác định vào bố cục văn bản cụ thể. Lúc này, kết cấu
chính là có tính cách của một danh từ. Cuối cùng, quá trình đọc hiểu tác phẩm
yêu cầu độc giả tiến hành một sự tìm hiểu song song đồng thời với quá trình
đọc rồi tiếp liền đó là một sự bao quát tổng thể tác phẩm sau khi đọc có tính
chất cấu trúc hoá, để rồi có thể có được một hình dung trong ký ức về một nội
Trang 1



Nhóm 1

Kết cấu tác phẩm văn học

dung hoàn chỉnh . Kết cấu ở đây tương đương với việc độc giả trên cơ sở văn
bản tác phẩm cụ thể cấu trúc lại một hình tượng trong ký ức của sự đọc. Đây
là quá trình động, trong quá trình này mà nói, kết cấu cũng có ý nghĩa như là
một động từ.
Kết cấu là thực thể. đây là cách hiểu truyền thống, có nghĩa là tổ chức và
sắp xếp sự vật. Bản thân kết cấu là bộ phận cấu thành quan trọng của hình
thức sự vật, khiến cho các sự vật ương tự thành cặp, thành đôi.
Kết cấu là quan hệ. Đối với văn bản văn học, kết cấu như một quan hệ
hết sức quan trọng. Kết cấu làm cho các bộ phận của văn bản được chuyển
tiếp, quá độ, có mở đầu – kết thúc, có chỗ tỉ mỉ, có chỗ sơ lược, tựa như một
tồn tại có tính chất hữu cơ. Sussan Langer, R.Jakobson, Mucarovski đều hiểu
cấu trúc như vậy.
Cấu trúc là quy tắc, trật tự, logic. Cách hiểu kết cấu này xuất hiện tương
đối muộn, theo đó kết cấu không phải là quan hệ của các sự vật cùng loại,
hoặc là cấu trúc bề sâu của sự vật. Nó có tích chất đồng đại và vĩnh hằng, là
cơ chế, quy tắc quy định sự sinh thành và biến đổi của sự vật.
Cấu trúc là phương pháp và mô hình. U. Eco xem cấu trúc là cái mô hình
có được do sự giản lược sự vật mà có được, nhờ thế mà mọi người có được cái
nhìn thống nhất đối với sự vật. Cấu trúc còn là phương pháp phân tích ý
nghĩa, tháo dỡ văn bản để giải cấu trúc và đồng thời là phương pháp giải thích
văn bản.
Tóm lại, kết cấu, cấu trúc vô luận là tổ chức vật thể, quan hệ hay quy tắc,
phương pháp, mô hình đều là yếu tố tạo thành văn bản, là thực tế không bỏ
qua trong quá trình sáng tác và đọc hiểu văn bản.
Để hiểu đầy đủ về kết cấu tác phẩm văn học, trước hết, cần nhận rõ kết

cấu nhiều tầng bậc của nó. Các yếu tố trong từng tầng bậc có kiểu liên kết
Trang 2


Nhóm 1

Kết cấu tác phẩm văn học

riêng và biểu hiện nội dung riêng, đồng thời các tầng bậc lại liên kết với nhau
thành chỉnh thể tác phẩm. Toàn bộ kết cấu ấy thể hiện vào văn bản đảm bảo
sự bề vững cho tác phẩm văn học. Các khái niệm thời gian, không gian nghệ
thuật cho thấy cách tổ chức của thế giới nghệ thuật. Lí thuyết kí hiệu, giao tiếp
cho thấy kết cấu văn bản là phương tiện biểu đạt trực tiếp tạo ra ý nghĩa.
2. Kết cấu là phương tiện biểu đạt ý nghĩa nghệ thuật
Là phương tiện biểu hiện ý nghĩa, kết cấu ra đời cùng một lúc với ý đồ
nghệ thuật của tác phẩm, cụ thể hóa cùng với sự phát triển của hình tượng.
Không phải sáng tạo ra hình tượng sẵn rồi, sau đó nhà văn mới tạo ra kết cấu,
mà kết cấu xuất hiện như một mặt của bản thân hình tượng nghệ thuật được
sáng tạo.
Kết cấu tác phẩm không chỉ là mối liên kết các hiện tượng, con người.
Mối quan tâm lớn của nhà văn là làm sao sắp xếp tài liệu để cho cái chính yếu
được nổi bật lên, cái quan trọng gây được ấn tượng mạnh mẽ. Kết cấu tác
phẩm thể hiện quá trình vật lộn của nhà văn với tài liệu sống, để biểu hiện một
chân lí khái quát. Nó cũng phản ánh quá trình tư duy của nhà văn, quá trình
vận động của tư duy ấy. Tư tưởng sống động của nhà văn bao giờ cũng biểu
hiện trong kết cấu và qua kết cấu.
Các vì dụ đó cho thấy Kết cấu luôn luôn là phương tiện tổ chức hình
tượng nghệ thuật và khái quát tư tưởng – cảm xúc cụ thể độc đáo. Lựa chọn
một kết cấu nào đó, nhà văn bao giờ cũng nhằm nâng cao sức biểu hiện của để
tài và chủ đề, tăng cường sức tác động nghệ thuật, phục vụ tối đa cho nghệ

thuật và tư tưởng tác phẩm.
Trong tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Đình Thi
đã tạo ra một kết cấu truyện độc đáo. Truyện được kể theo dòng nội tâm của
nhân vật, mạch truyện được nối liên tiếp nhau khi những hồi ức của nhân vật
hiện ra trong cơn mê man bất tỉnh vì bị thương nặng. Những câu chuyện được
Trang 3


Nhóm 1

Kết cấu tác phẩm văn học

hình thành tưởng chừng như rời rạc, vụn vặt,…lại trở nên mạch lạc, sáng rõ.
Kết cấu truyện theo phương thức trần thuật đã giúp cho diễn biến câu chuyện
linh hoạt, không phụ thuộc vào trật tự thời gian tự nhiên, có thể xáo trộn
không gian và thời gian, từ những chi tiết ngẫu nhiên của hiện thực chiến
trường mà gợi nên những dòng hồi tưởng, liên tưởng phong phú, bất ngờ song
vẫn hợp lý: quá khứ khi gần, khi xa, chuyện này bắt sang chuyện nọ…Mặc
khác còn tạo nên cho câu truyện một dòng cảm xúc cô động, đậm chất trữ
tình.
3. Các bình diện và cấp độ kết cấu
Là toàn bộ tổ chức tác phẩm, khái niệm kết cấu có nhiều bình diện và cấp
độ. Nó được mở rộng theo chiều ngang – được xem xét ở bình diện quy luật tổ
chức thể loại: kết cấu tự sự, kết cấu kịch, kết cấu trữ tình.
Kết cấu kịch khác với kết cấu của một bài thơ trữ tình. Kết cấu một bài
văn tế khác hẳn với kết cấu một bài thơ trữ tình hay một bài kí. Và ngay kết
cấu của các loại tiểu thuyết cũng không giống nhau. Chẳng hạn, tiểu thuyết
chương hồi khác hẳn so với tiểu thuyết hiện đại. Kết cấu của tiểu thuyết tâm lí
khác hẳn so với tiểu thuyết trinh thám, phiêu lưu.
II. CÁC BÌNH DIỆN KẾT CẤU BỀ MẶT

1. Hệ thống hình tượng nhân vật
Hệ thống hình tượng là toàn bộ mối quan hệ qua lại của các yếu tố cụ thể
cảm tính tạo nên hình tượng nghệ thuật mà trung tâm là mối quan hệ của các
nhân vật.
Ở phương diện kết cấu, hệ thống hình tượng bao gồm một phạm vi rộng
hơn, gắn với tất cả chiều sâu, chiều rộng của nội dung tác phẩm.

Trang 4


Nhóm 1

Kết cấu tác phẩm văn học

Nói đến hệ thống nhân vật là nói đến sự tổ chức các quan hệ nhân vật
cụ thể của tác phẩm. Các mối quan hệ thường thấy của các nhân vật là
đối lập, đối chiếu, tương phản, bổ sung:
. Quan hệ đối lập thường là cơ sở để tạo thành các tuyến nhân vật
của tác phẩm. Đó là sự đối lập giữa thiện và ác, tốt và xấu, giữa thống trị và
bị trị, xâm lược và chống xâm lược, bóc lột và bị bóc lột
Chẳng hạn như, trong tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, ta đã
thấy được sự đối lập giữa hai hình tượng nhân vật: người nông dân bần cùng
nghèo khổ dưới đáy xã hội và giai cấp thống trị tàn ác, xấu xa, thối nát.
Quan hệ đối chiếu, tương phản làm nổi bậc sự đối lập và khác biệt của
các nhân vật. Trong truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao, sự đối chiếu
tương phản thể hiện khá rõ giữa ông giáo và lão Hạc, một người là phần tử trí
thức nghèo, một người là nông dân cùng cực, tuy nhiên sự khác biệt giữa họ
lại càng làm nổi bậc tâm hồn cao quí, đức tính tốt đẹp của người nông dân khi
đi đến bước đường cùng.
Quan hệ bổ sung là quan hệ của các nhân vật cùng loại, nhằm mở rộng

phạm vi của một loại hiện tượng.
Bên cạnh Thúy Kiều, còn có Đạm Tiên, đều là những người con gái đẹp
nhưng có số phận bất hạnh; hay bên cạnh Tnú còn có bé Heng, cụ Mết, Mai…
là hệ thống nhân vật anh hùng trong đấu tranh cách mạng.
Ngoài quan hệ bổ sung phụ thuộc, còn có quan hệ bổ sung đồng đẳng.
Các nhân vật: Văn Minh, bà Phó Đoan, cô Tuyết,… trong tiểu thuyết Số Đỏ
của Vũ Trọng Phụng bổ sung qua lại cho nhau để thể hiện cuộc sống giàu
sang nhưng thối nát của xã hội đương thời.

Trang 5


Nhóm 1

Kết cấu tác phẩm văn học

Hệ thống nhân vật là sự tổ hợp nhân vật làm cho chúng phản ánh nhau,
tác động nhau, soi sáng nhau, để cùng phản ánh đời sống. Tác phẩm Những
đứa con trong gia đình của Nguyễn Đình Thi được xây dựng dựa trên các
nhân vật: Việt, Chiến, chú Năm, người má… là hệ thống những nhân vật anh
hùng trong chiến tranh. Ở khía cạnh văn học, các nhân vật này lại có vai trò tố
cáo tội ác của kẻ thù, đồng thời là tấm gương sáng cho thế hệ sau.
Hoặc trong Thủy Hử thì sự sắp xếp hệ thống nhân vật rất tinh tế. Một bộ
sách lớn 70 hồi, viết 108 người nhưng mở đầu chưa viết 108 người vội mà
miêu tả Cao Cầu trước đã: đó là vì nếu không tả Cao Cầu trước mà viết ngay
108 người thì tức là loạn nẩy sinh từ dưới, nếu không viết 108 người trước mà
viết Cao Cầu trước thì tức là loạn nổi từ trên. Loạn sinh từ dưới thì không thể
để lâu được, tác giả rất lo là vậy. Một bộ sách lớn 70 hồi mà mở đầu viết Cao
Cầu trước, thật là có lí vậy. Tuy nhiên, nhân vật đầu tiên được đề cập không
phải là một trong các vị anh hùng Lương Sơn, mà là Cao Cầu. Theo ý kiến các

nhà nghiên cứu[2], quá trình thăng tiến của gian thần Cao Cầu chính là sự tố
cáo cho chính sự thối nát của nhà Bắc Tống khi đó mà người chịu trách nhiệm
cao nhất là hoàng đế Tống Huy Tông[3], một quân vương chơi bời, không
quan tâm tới việc triều chính.
2. Kết cấu cốt truyện
Sự tổ hợp nhân vật không thể thực hiện được nếu không có một hệ thống
sự kiện tương ứng, các nhân vật không thể có được các quan hệ nếu như
không có dịp gặp gỡ, va chạm, đấu tranh, đồng tình hay phản đối…Cùng với
hệ thống nhân vật, việc tổ chức sự kiện cũng rất quan trọng .
Sự kiện là những biến đổi, tác động, sự cố có ý nghĩa quan trọng đối với
nhân vật, làm cho nhân vật và quan hệ của chúng không giữ nguyên hiện trạng

Trang 6


Nhóm 1

Kết cấu tác phẩm văn học

mà phải biến đổi theo. Sự kiện một mặt phản ánh các quan hệ, xung đột xã hội
của các nhân vật, mặt khác lại có chức năng kết cấu.
Hình thức tổ chức sự kiện cơ bản nhất của văn học là liên kết các sự kiện
lại thành truyện. Điều cần lưu ý là cốt truyện không nhất thiết khi nào cũng
bao hàm đầy đủ, tách bạch các thành phần trên. Cấu trúc của cốt truyện phụ
thuộc vào quan hệ thẩm mĩ của tác giả đối với hiện thực.
Trong tác phẩm “Vợ Nhặt” của Kim Lân, khi nhặt được vợ niềm vui và
niềm hạnh phúc gia đình khiến bản thân Tràng cảm thấy thay đổi “Bấy giờ
hắn mới thấy hắn nên người “.Hắn thấy có bổn phận lo lắng cho vợ con hắn
sau này.Đó là một niềm hi vọng một dự cảm tốt đẹp cho tương lai sau này tuy
vấn đề nghèo đói trong hiện thực vẫn chưa được xóa bỏ.Tác phẩm “Vợ chồng

A Phủ” của Tô Hoài, nhân vật Mị không chết hẳn, sự tàn bạo của cảnh ngộ
không tiêu diệt được nỗi niềm ham sống, khát sống của Mị.Chỉ cần có điều
kiện là sức sống tiềm tàng ấy trỗi dậy và điều kiện ấy đã tới đó là những đêm
tình mùa xuân.Mị như lột xác, tâm hồn phơi phới, lắng nghe “tiếng sáo dồn
dập trong đầu, nghe lòng thiết tha bồi hồi”, nhớ ra” mình còn trẻ lắm” và lại
mơ ước về hạnh phúc ý thức nhân phẩm sống lại Mị muốn đi chơi xuân.Tác
giả như muốn đẩy nhân vật đi tới đỉnh điểm mà chưa phải là đỉnh điểm.Như
vậy trong phân tích tác phẩm, việc nhận định đúng thành phần cốt truyện có ý
nghĩa then chốt để lí giải đúng đắn nội dung và tư tưởng tác phẩm.
Nếu cốt truyện là sự thể hiện ý nghĩa của chuỗi sự kiện trong mối quan
hệ nhân quả liên tục, thì trật tự trần thuật sự kiện lại mang một ý nghĩa khác:
khám phá ý nghĩa tâm lí, tư tưởng, nhận thức của sự kiện đối với nhân vật.
Tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi được trần
thuật chủ yếu qua dòng hồi tưởng miên man đứt nối của nhân vật Việt khi bị
trọng thương và thất lạc đồng đội phải nằm lại ở chiến trường.Cách trần thuật
Trang 7


Nhóm 1

Kết cấu tác phẩm văn học

này đã đem lại màu sắc trữ tình đậm đà, tự nhiên, sống động đồng thời cũng
tạo điều kiện cho nhà văn có thể nhập sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật để
dẫn dắt câu chuyện.Diễn biến câu chuyện vì thế mà hết sức linh hoạt không
phụ thuộc vào trật tự thời gian mà có thể xáo trộn không gian, thời gian.Từ
những chi tiết ngẫu nhiên của hiện thực chiến trường mà gợi ra những dòng
hồi tưởng đến quá khứ khi gần khi xa từ chuyện này đến chuyện khác hết sức
tự nhiên.
Ngoài hai kiểu tổ chức như trên, khái niệm cốt truyện đôi khi còn thường

dùng để chỉ sự lặp lại thường gặp ở một số môtíp hoặc tình huống cốt truyện.
Chăng hạn môtíp dũng sĩ giết trăn tinh cứu người đẹp rồi được người đẹp đáp
lại bằng tình yêu, hoặc tình huống đôi trai gái yêu nhau lại thuộc hai gia đình
vốn thù nhau, hoặc hai giai cấp đẳng cấp không thể dung hòa…
Chẳng hạn, trong Truyện “Lục Vân Tiên” Lục Vân Tiên cứu Kiều
Nguyệt Nga khỏi tay bọn hung đồ và hai người đã yêu nhau.Trong truyện
“Thạch Sanh”, Thạch Sanh giết thuồng luồng tinh gỉai cứu công chúa và
được công chúa đáp lại bằng tình yêu. Bi kịch tình yêu của Trọng Thủy - Mị
Châu, tình yêu bị ngăn cách bởi xung đột chiến tranh của hai đất nước….
Toàn bộ việc tổ chức hệ thống sự kiện đều nhằm tập trung thực hiện các
chức năng cơ bản của nó: phơi bày các xung đột xã hội và thể hiện các số
phận, tính cách của con người.
Nhà văn xây dựng cốt truyện là để phản ánh các quan hệ và mâu thuẫn
của đời sống.Đó là những xung đột xã hội, xảy ra giữa các tập đoàn người
(xung đột dân tộc, xung đột giai cấp, xung đột giữa các tầng lớp người).Có hai
loại xung đột làm cơ sở cho việc xây dựng cốt truyện.
Xung đột cục bộ gắn liền với một biến động, một nguyên nhân cụ thể nào
đó. Khi biến động và nguyên nhân được giải quyết thì xung đột cũng hết. Đó
Trang 8


Nhóm 1

Kết cấu tác phẩm văn học

là xung đột trong truyện cổ tích hay trong nhiều tác phẩm thời trung đại như
trong truyện “Tấm Cám”, “Cô bé lọ lem”…
Cốt truyện xây dựng trên cơ sở xung đột phổ biến thì chức năng của nó là
bộc lộ xung đột, phạm vi của cốt truyện nhỏ hơn xung đột, nên kết thúc
thường manh tính chất để ngỏ , sau khi kết thúc, tình trạng mâu thuẫn không

bị triệt tiêu. Như trong cốt truyện “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh
Châu, “Vợ nhặt” của Kim Lân…
Trong văn học nói chung, tích ứng với quan niệm nhân vật “mặt nạ”,
nhân vật loại hình, cốt truyện nhằm bộc lộ tính cách và số phận nhân vật. Cốt
truyện có vai trò dựng lại cả quá trình lịch sử mà một tính cách được hình
thành và phát triển trong quan hệ với nó.
3. Kết cấu văn bản ngôn từ
3.1. Bố cục và thành phần của trần thuật
Một tác phẩm văn học đến với bạn đọc thông qua lời văn của tác giả. Đó
có thể là một câu chuyện tác giả kể lại về ai đó, về một xã hội nào đó trong
một thời gian nào đó thuộc về quá khứ, hiện tại hoặc tương lai. Sự trình bày,
kể lại liên tục các sự kiện, chi tiết, tình tiết, quan hệ, xung đột và nhân vật
bằng lời văn được gọi là trần thuật. Thông qua trần thuật, hình tượng nhân vật
được khắc họa đậm nét và được truyền tải đến bạn đọc.
Để việc trần thuật được mạch lạc, logic thì nhà văn phải chia bố cục trần
thuật bằng việc sắp xếp, tổ chức các sự kiện, tình tiết, sự tương ứng của hình
tượng nghệ thuật trong các phần của tác phẩm.
Trong một tác phẩm văn học, dù dài hay ngắn, đồ sộ hay súc tích thì đoạn
văn trần thuật là yếu tố vô cùng quan trọng, nó không được thừa thải, mỗi câu
mỗi đoạn đều phải có một vai trò riêng nhất định, không mơ hồ và được xây
dựng bằng ý đồ của tác giả đối với việc xây dựng hình tượng nghệ thuật. Ví
Trang 9


Nhóm 1

Kết cấu tác phẩm văn học

dụ, tác giả Nguyễn Minh Châu xây dựng đoạn văn miêu tả cảnh biển hoàng
hôn trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”, đó là một cảnh đẹp tuyệt tác

của tạo hóa, của sự hài hòa của đất trời, khiến cho người nghệ sĩ chân chính
không kìm được niềm xúc động. Và chính đoạn văn này làm tiền đề cho
những đoạn văn sau, tác giả cho Phùng chứng kiến cảnh đói khát, bạo lực của
gia đình người làng chài để nhấn mạnh rằng, nghệ thuật chân chính không
dừng lại ở việc ngắm nhìn một bức tranh đẹp, người nghệ sĩ đích thực không
phải chỉ đứng bên ngoài quan sát cuộc sống với vẻ đẹp hoàn hảo mà phải thấy
được nội hàm của cuộc sống bên trong nhân dân.
Thành phần của trần thuật tương ứng với thành phần của cốt truyện,
nhưng thành phần cốt truyện mang tính năng động, còn thành phần trần thuật
có tình chất tĩnh tại. Có thể hiểu là, thành phần của cốt truyện như những
mảnh ghép lớn, có thể biến chuyển và được xây dựng bằng những đoạn văn
tương ứng. Còn thành phần phần của trần thuật lại gồm nhiều mảnh ghép nhỏ
nằm trong cốt truyện, theo sát nhân vật bằng việc miêu tả chân dung, tiểu sử,
hồi tưởng, lời bình của tác giả…
Bên cạnh đó, một số tác giả còn xen vào tác phẩm của mình các lời xen
ngoại đề có chất trữ tình, triết lí làm tăng thêm sức suy tưởng và chất trữ tình
cho tác phẩm. Ví dụ như một số lời thơ là tiếng lòng của Nguyễn Du trong
“Truyện Kiều”:
“Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”
Hay
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”

Trang 10


Nhóm 1

Kết cấu tác phẩm văn học


Một số tác dụng của trần thuật:
Nhiệm vụ hàng đầu của bố cục trần thuật là giải quyết mối tương quan
của thời gian cốt truyện và thời gian trần thuật theo một trật tự sau trước.
Trong tác phẩm văn học, điểm mở đầu và kết thúc của trần thuật có thể trùng
hoặc không trùng với mở đầu và kết thúc cốt truyện.
Trong truyện cổ tích “Tấm Cám” bắt đầu khi mẹ Tấm mất sớm, cha đi
bước nữa, mẹ con dì ghẻ đối xử độc ác với Tấm. Sau nhiều lần bày mưu hãm
hại, Tấm được sự giúp đỡ của Bụt và nhờ vào ý chí chống trả của bản thân,
Tấm đã trả được thù và làm hoàng hậu, kết thúc là cái chết do bị trừng phạt
của mẹ con Cám.
3.2. Tổ chức điểm nhìn trần thuật
Tổ chức điểm nhìn trần thuật: Điểm nhìn trần thuật là một trong những
yếu tố hàng đầu của sáng tạo kết cấu nghệ thuật. Điểm nhìn là góc độ miêu tả,
đánh giá - cảm thụ về thế giới và con người trong tác phẩm. Từ lâu các nghệ sĩ
bậc thầy và các nhà phê bình đã lưu ý tới vai trò của điểm nhìn trong kết cấu.
Biêlinxki đã nói rằng, khi đứng trước một phong cảnh đẹp thì chỉ có một điểm
nhìn làm cho ta thấy toàn cảnh và chiều sâu của nó. Nếu đứng gần quá, hay xa
quá, lệch về phía bên phải hay bên trái quá cũng làm cho phong cảnh mất vẻ
toàn vẹn, hoàn mĩ. Nghệ sĩ không thể miêu tả, trần thuật các sự kiện về đời
sống, nếu không xác định được cho mình một vị trí điểm nhìn đối với sự vật
và hiện tượng: nhìn từ góc độ nào, xa hay gần, cao hay thấp, từ bên trong ra
hay từ bên ngoài vào.
Trong văn học cổ, các điểm nhìn thường được đặt trên cao khi con
người muốn tỏ rõ chí khí của mình, với tư cách con người mang tầm vóc vũ
trụ với những tứ thơ như đăng cao, viễn vọng:

Trang 11



Nhóm 1

Kết cấu tác phẩm văn học

Mênh mang lá rụng ào ào đổ
Hun hút sông dài cuộn cuộn trôi
(Đăng cao - Đỗ Phủ)
Một lá về đâu xa thăm thẳm
Nghìn làng trông xuống bé con con
(Vịnh núi An Lão - Nguyễn
Khuyến).
Có khi điểm nhìn đặt ở rất thấp:
Cỏ xanh như khói bến xuân tươi
Lại có mưa xuân nước vỗ trời
(Bến đò xuân đầu trại Nguyễn Trãi)
Giây thép gai đâm nát trời chiều
(Đất nước - Nguyễn Đình
Thi)
Cái có vai trò quan trọng nhất trong trần thuật là quan điểm đánh giá cảm thụ. Nhà văn có thể tiến hành trần thuật theo quan điểm của mình, hoặc
theo quan điểm của một hay kết hợp nhiều nhân vật, hoặc kết hợp luân phiên
tác giả, nhân vật. Nhân vật vừa là người đánh giá, vừa là đối tượng của đánh
giá cảm thụ. Do đó, hệ thống điểm nhìn đánh giá trong tác phẩm không phải
một chiều, mà thường khá đa dạng, tạo nên sắc thái đa giọng.
Trần thuật theo trường nhìn (điểm nhìn bao quát) chỉ của tác giả phổ
biến trong văn học trung đại. Đến văn học cận và hiện đại xuất hiện trường
nhìn nhân vật. Loại trường nhìn nhân vật, tức theo quan điểm nhân vật, phụ
Trang 12


Nhóm 1


Kết cấu tác phẩm văn học

thuộc vào địa vị, hiểu biết, lập trường của nhân vật đó. Loại này cho phép đưa
vào quan điểm riêng, sắc thái tâm lí, cá tính mang đậm tính chủ quan, tăng
cường chất trữ tình hoặc châm biếm.
Xét về bình diện tâm lí, có thể phân biệt điểm nhìn bên ngoài và điểm
nhìn bên trong. Điểm nhìn bên trong cho phép trần thuật qua lăng kính của
một tâm trạng cụ thể, dễ dàng tái hiện các quá trình trong tâm hồn nhân vật.
Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, thoạt đầu trần thuật theo điểm nhìn của “một ai
đi xa về”, dần dần chuyển vào điểm nhìn bên trong của Mỵ. Ngòi bút tác giả
nhập hẳn vào Mỵ, khám phá cái bản năng ham sống mãnh liệt của Mỵ đã đưa
cô đến hành động cứu A Phủ và cùng chạy thoát lên vùng du kích.
Xét về bình diện thời gian, có kết cấu thời điểm trần thuật theo quá khứ,
hiện tại, tương lai, thậm chí đồng hiện. Đây là hai thời điểm hiện tại và tương
lai trong cùng một phát ngôn:

Mai sau dù có bao giờ
Đốt lò hương ấy so tơ phím này
Trông ra ngọncỏ lá cây
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về
(Truyện Kiều).
Điểm nhìn quy định tính chất tư tưởng, cảm xúc và quan hệ thẩm mĩ của
hình tượng, thể hiện được chiều sâu tâm lí nhân vật, cá tính sáng tạo của nhà
văn, cho thấy mô hình cấu trúc cái nhìn tác giả, thể loại, thời đại, trào lưu.
III. KẾT CẤU BỀ SÂU CỦA VĂN BẢN

Trang 13



Nhóm 1

Kết cấu tác phẩm văn học

Kết cấu bề sâu là quan điểm, nhìn nhận đánh giá và giải thích thế giới
nghệ thuật. Những quan điểm này phụ thuộc vào quan điểm triết học, mĩ học,
hiện thực, thế giới và con người của tác giả. Quan điểm đó có khi gắn với
phần ý thức và vô thức của thời đại. Nó là tầng bậc bên trong chi phối kết cấu
hệ thống hình tượng và cả văn bản. Nói cách khác, kết cấu bề sâu chi phối lớp
kết cấu bề mặt. Do vậy, cần phát hiện ra những tầng bậc của kết cấu bề sâu
này.
Thí dụ như, quan niệm về mô hình thế giới được tạo thành từ những cặp
đối lập là một kết cấu bề sâu, chi phối khá nhiều tác phẩm: Đêm đại dương,
Người gieo hạt buổi chiều (V.Huygô), Nhớ rừng (Thế Lữ), Ông đồ (Vũ Đình
Liên), Đôi mắt, Đời thừa (Nam Cao)... Có những đối lập về không gian, thời
gian, về nhân vật, về mơ ước và hiện thực, khát vọng và tài năng, cuộc sống
vật chất đè nén và những khát vọng tinh thần lớn... Trong Thi pháp học cấu
trúc, J. Culler coi điều quan trọng nhất của phân tích cấu trúc là tìm “cặp đối
lập” này.
Trong bài thơ Thề non nước của Tản Đà, kết cấu bề mặt là lời nhớ nhưng của
non, lời an ủi vỗ về của nước, nhưng kết cấu bề sâu là sự tách rời của nước và
non, hai yếu tố vốn họp thành non nước toàn vẹn trong tâm thức người Việt.
Non thì còn mà nước vắng mặt khiến cho non héo hắt, khô gầy. Cấu trúc bề
sâu này gắn với ý thức và vô thức thời đại khi đất nước đang mất vào tay xâm
lược nên bài thơ có ngụ ý nhớ nước. Cũng như vậy, hình tượng con hổ mất tự
do trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ cũng có phần được liên tưởng đồng
dạng với thân phận nô lệ của dân tộc.
Một trong những kết cấu bề sâu của tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa
chính là quan niệm cái kì về thế giới và con người. Quan niệm đó chi phối từ
việc xây dựng ngoại hình, tính cách nhân vật, đến việc miêu tả các sự kiện. Ví


Trang 14


Nhóm 1

Kết cấu tác phẩm văn học

như các chi tiết về hình dáng đặc biệt của Quan Vũ, Trương Phi, Điển Vi..., sự
kiện Khổng Minh đăng đàn gọi gió đông về trong trận chiến Xích Bích...
Trên đây là những bình diện cơ bản của kết cấu. Kết cấu bề mặt là toàn
bộ sự tổ chức, liên kết tạo thành văn bản và hình tượng, tạo nên sức hấp dẫn
và giá trị thẩm mĩ. Kết cấu bề sâu là toàn bộ các quan niệm chi phối toàn bộ
thế giới nghệ thuật, tạo nên nội dung, ý nghĩa của thế giới hình tượng và văn
bản ấy. Thực tế, kết cấu tác phẩm rất đa dạng. Khi nghiên cứu, phân tích phải
kết hợp với đặc điểm kết cấu thể loại và phong cách nhà văn, nhất là phải xem
xét theo chức năng biểu hiện nội dung của tác phẩm. Chỉ có như vậy mới phát
hiện được nội dung sâu sắc của tác phẩm và nắm bắt được những hình thức
kết cấu độc đáo, có giá trị.
HẾT

Trang 15



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×