Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

VĂN HÓA ẨM THỰC CỦA NGƯỜI MƯỜNG Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 86 trang )

LỜI CẢM ƠN
Khóa luận với đề tài: “Văn hóa ẩm thực của người Mường ở Việt
Nam” của em được thực hiện tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 dưới sự
động viên, khích lệ của các thầy cô, gia đình và bạn bè.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử đã
dạy dỗ, quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong thời gian học
tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Nhân đây, em xin chân thành cảm ơn các nhà nghiên cứu, cảm ơn ban lãnh
đạo và toàn thể cán bộ Sở Văn hóa,Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, Phòng
Văn hóa - Thông tin huyện Thanh Sơn và huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ, cảm
ơn các vị cao niên, gia đình và bạn bè tâm huyết đã giúp đỡ em trong quá
trình thực hiện đề tài.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến cô
giáo -Thạc sỹ Nguyễn Thị Bích, người trực tiếp hướng dẫn, đã tận tình chỉ
bảo em suốt thời gian qua để em có thể hoàn thành khóa luận.
Do thời gian và trình độ nhận thức còn hạn chế, trong quá trình thực
hiện khóa luận, em không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em kính mong
nhận được sự chỉ bảo tận tình của các thầy, các cô và sự đóng góp ý kiến của
các bạn để khóa luận của em có thể hoàn thiện hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Sinh viên thực hiện

Lê Thị Nguyệt


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài khóa luận này là do sự cố gắng nỗ lực tìm hiểu
nghiên cứu của bản thân với sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo Nguyễn Thị Bích.
Công trình này không trùng lặp với các kết quả nghiên cứu của các tác
giả khác.


Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Sinh viên thực hiện

Lê Thị Nguyệt


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................ 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 6
5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 6
6. Đóng góp của khóa luận............................................................................ 7
7. Bố cục của khóa luận ................................................................................ 7
NỘI DUNG ....................................................................................................... 8
Chương 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGƯỜI MƯỜNGỞ VIỆT NAM ....... 8
1.1. Nguồn gốc .............................................................................................. 8
1.2. Sự phân bố dân cư .................................................................................. 9
1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội ..................................................................... 10
1.3.1. Kinh tế ........................................................................................... 10
1.3.2. Xã hội ............................................................................................ 13
1.4. Đặc điểm về văn hóa ............................................................................ 15
1.4.1. Văn hóa vật chất ............................................................................ 15
1.4.2. Văn hóa tinh thần .......................................................................... 18
Tiểu kết chương 1........................................................................................ 23
Chương 2. NÉT ĐỘC ĐÁO TRONG VĂN HÓA ẨM THỰCCỦA NGƯỜI
MƯỜNG Ở VIỆT NAM ................................................................................. 25
2.1. Khái niệm về văn hóa và văn hóa ẩm thực .......................................... 25
2.2. Ẩm thực của người Mường trong bữa ăn thường ngày ....................... 27

2.2.1. Đồ ăn ............................................................................................. 27
2.2.2. Đồ uống ......................................................................................... 34


2.3. Ẩm thực của người Mường vào dịp lễ tết ............................................ 37
2.3.1. Giới thiệu đôi nét về lễ tết của người Mường ............................... 37
2.3.2. Ẩm thực của người Mường vào dịp lễ tết ..................................... 41
2.3.2.1. Đồ ăn ...................................................................................... 43
2.3.2.2. Đồ uống .................................................................................. 56
2.4. Đặc trưng trong văn hóa ẩm thực của người Mường ở Việt Nam ....... 61
2.5. Các biện pháp bảo tồn và phát huy văn hóa ẩm thực của người Mường
ở Việt Nam .................................................................................................. 67
2.5.1. Sự cần thiết phải bảo tồn và phát huy ........................................... 67
2.5.2. Các biện pháp để bảo tồn và phát huy .......................................... 70
Tiểu kết chương 2........................................................................................ 72
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 76
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dân tộc Mường là một trong 54 dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Đây là
một dân tộc có lịch sử hình thành từ lâu đời với những phong tục tập quán
riêng biệt. Trong quá trình sinh sống, người Mường đã sáng tạo ra được
nhiều sản phẩm văn hóa phong phú và đa dạng. Sản phẩm n ày không chỉ thể
hiện ở các lĩnh vực như âm nhạc, hội họa, điêu khắc,… mà còn thể hiện
ngay trong ẩm thực.
Ẩm thực vốn là một nhu cầu thiết thực trong cuộc sống sinh tồn của loài
người. Ẩm thực không đơn thuần chỉ đáp ứng nhu cầu “ăn no mặc ấm, ăn

chắc mặc bền” mà ẩm thực đã trở thành một biểu tượng văn hóa phản ánh
cuộc sống của con người. Qua ẩm thực, người ta có thể hiểu được nét văn
hóa, thể hiện phẩm giá con người, trình độ văn hóa của dân tộc với những đạo
lý, phép tắc, phong tục trong cách ăn uống.
Văn hóa ẩm thực của người Mường mang nét đặc trưng riêng và được
đúc kết một cách ngắn gọn bằng câu nói: “Cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn
thui, ngày lui, tháng tới”. Qua đó để thấy được nét độc đáo trong ẩm thực của
người Mường ở Việt Nam, ẩn chứa trong đó giá trị tinh thần, mang đậm cốt
cách của con người vừa đơn giản, mộc mạc lại vừa hài hòa, bổ dưỡng, góp
phần đem lại sự tự hào cho dân tộc.
Ngày nay, khi nền kinh tế phát triển, điều kiện sống của con người được
nâng cao sự giao lưu và tiếp biến văn hóa diễn ra mạnh mẽ thì quan niệm của
con người về ẩm thực cũng dần thay đổi.
Hơn nữa, trong xu thế hội nhập giao lưu diễn ra mạnh mẽ trên mọi lĩnh
vực thì việc bảo tồn và phát huy nét độc đáo trong văn hóa ẩm thực của người
Mường là điều vô cùng quan trọng, góp phần lưu giữ bản sắc văn hóa của dân
tộc Việt Nam.

1


Văn hóa ẩm thực của người Mường nói riêng và văn hóa ẩm thực của
dân tộc Việt Nam nói chung ngày càng được đề cao. Bởi vậy nó đã trở thành
một trong những lĩnh vực thu hút được nhiều người nghiên cứu nhất là những
ai muốn tìm hiểu về nét độc đáo trong ẩm thực các dân tộc Việt Nam. Tuy
nhiên, những công trình nghiên cứu riêng về văn hóa ẩm thực người Mường
vẫn còn hạn chế. Hầu hết chỉ đề cập đến văn hóa ẩm thực Việt Nam nói chung
mà chưa bàn nhiều về văn hóa ẩm thực của người Mường. Có chăng, những
bài viết đó cũng chỉ có ở một vài tác giả nghiên cứu về ẩm thực của từng vùng
mà có dân tộc Mường sinh sống, hay những bài báo, tạp chí ngắn. Do vậy, họ

chưa có cái nhìn cụ thể về văn hóa ẩm thực của người Mường ở Việt Nam.
Tự hào là đứa con được sinh ra và lớn lên trên quê hương có dân tộc
Mường sinh sống. Bản thân tôi muốn khám phá những nét độc đáo của dân
tộc Mường mà ẩm thực là lĩnh vực không ngoại lệ. Bởi lẽ nó vừa đơn giản,
mộc mạc mà giản dị, không cầu kỳ nhưng mang trong mình những nét độc
đáo và rất đỗi chân thực.
Với những lý do trên, tôi xác định chọn “Văn hóa ẩm thực của người
Mường ở Việt Nam” làm đề tài khóa luận của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Văn hóa ẩm thực từ lâu nay đã là đề tài thu hút sự quan tâm nghiên cứu
của nhiều học giả trên thế giới cũng như ở Việt Nam và được nghiên cứu dưới
nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau về ẩm thực của từng dân tộc.
Viết về văn hóa ẩm thực ở Việt Namcó cuốn: “Văn hóa ẩm thực Việt
Nam - Các món ăn miền Bắc” của tác giả Trần Quốc Vượng, Băng Sơn, Mai
Khôi (NXB Thanh niên, Hà Nội, 2001); “Bước đầu tìm hiểu văn hóa ẩm thực
Việt Nam”của tác giả Phan Văn Hoàn (NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội,
2006); “Bức tranh văn hóa các dân tộc Việt Nam” (NXB Giáo dục, Hà Nội,
1998); “Văn hóa ẩm thực Việt Nam” của tác giả Vũ Ngọc Khánh (NXB Lao

2


Động, Hà Nội, 2002),… Nhìn chung những tác phẩm trên đã đưa ra cái nhìn
bao quát, từ đó rút ra đặc điểm chung của văn hóa ẩm thực Việt Nam, so sánh
với ẩm thực thế giới. Tuy nhiên, nội dung các công trình nghiên cứu trên chỉ
đưa ra bức tranh toàn cảnh và giới thiệu sơ lược về văn hóa ẩm thực của một
số dân tộc thiểu số trên đất nước Việt Nam, mà chưa đi sâu vào nghiên cứu cụ
thể văn hóa ẩm thực của từng dân tộc, đặc biệt là dân tộc Mường. Song các
tác phẩm trên lại có ý nghĩa quan trọng, tạo cơ sở nền tảng giúp tôi thực hiện
đề tài này.

Viết về văn hóa ẩm thực người Mường ở Việt Nam phải kể tới là Les
Muong (Người Mường - Địa lý nhân văn và xã hội học), (1995) của tác giả
Jeanne Cuisinier. Có thể nói, đây là tác phẩm miêu tả khá sâu mọi mặt chủ
yếu trong nếp sống của người Mường ở Việt Nam như: nhà ở, săn bắn và
đánh cá, cơm nước và ăn uống, thờ phụng tổ tiên,… mà tác giả nắm được chủ
yếu qua điều tra tại chỗ. Riêng chương viết về ăn uống, tác giả đã đề cập rõ
ràng các nội dung liên quan đến ẩm thực truyền thống của người Mường qua
bữa cơm, bữa ăn trong dịp cúng lễ, nguồn thức ăn, làm bếp, tiếp đãi khách.
Tác phẩm trên là nguồn tài liệu hữu ích giúp tôi thực hiên đề tài.
Viết về văn hóa ẩm thực người Mường tỉnh Hòa Bình có cuốn: “Văn hóa
ẩm thực dân gian Mường Hòa Bình”của tác giả Bùi Chỉ (NXB Văn hóa
Thông tin, Hà Nội, 2001); “Ẩm thực dân gian Mường vùng huyện Lạc Sơn,
Hòa Bình” của tác giả Bùi Huy Vọng (NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội,
2013). Đây cũng là một trong những tác phẩm điển hình đề cập một số nét về
tập quán, phong tục, bản sắc riêng của văn hóa ẩm thực dân gian Mường Hòa
Bình: rượu cần, các loại bánh và các món ăn truyền thống. Bên cạnh đó, tác
giả còn sưu tầm một số câu tục ngữ, dân ca trong văn hóa ẩm thực dân gian,
các bài khấn của thầy Mo trong dịp lễ tết.
Viết về văn hóa ẩm thực người Mường ở Phú Thọ có cuốn: “Văn hóa ẩm
thực đất Tổ”do tác giả Nguyễn Đình Vỵ chủ biên. Bên cạnh việc trình bày về

3


đặc sản nổi tiếng vùng đất tổ Hùng Vương - Phú Thọ, tác giả còn đề cập đến
một số món ăn dân dã của đồng bào dân tộc miền núi, đặc biệt là dân tộc
Mường thông qua một số món ăn độc đáo xứ Mường. Tiếp đến là cuốn:
“Những làng văn hóa, văn nghệ dân gian đặc sắc ở tỉnh Phú Thọ” do Đoàn
Hải Hưng, Trần Văn Thục và Nguyễn Phi Nga chủ biên (NXB Khoa học Xã
hội, Hà Nội, 2009). Tác phẩm không chỉ dựng lại diện mạo của lịch sử của

Tỉnh mà còn nghiên cứu tất cả các lĩnh vực có liên quan đến văn hóa như:
phong tục tập quán, lễ hội, văn học, âm nhạc và đặc biệt là ẩm thực. Trong tác
phẩm, tác giả đã đề cập đến văn hóa ẩm thực của đồng bào các dân tộc thiểu số
mà dân tộc Mường được tác giả chú trọng hơn cả. Thông qua việc giới thiệu
đôi nét về các món ăn truyền thống của dân tộc Mường nhằm góp phần quảng
bá, giới thiệu du khách thập phương về tinh hoa văn hóa của miền đất cội
nguồn. Công trình góp một tiếng nói vào công cuộc bảo vệ chấn hưng nền văn
hóa cổ truyền đất Tổ.
Tuy nhiên, những tác phẩm viết về văn hóa ẩm thực ở hai tỉnh Hòa Bình
và Phú Thọ chỉ được tác giả nghiên cứu ở từng vùng cụ thể, chưa có cái nhìn
bao quát chung về ẩm thực dân tộc Mường ở Việt Nam. Ẩm thực dân tộc
Mường trong cuộc sống hàng ngày và trong dịp lễ tết nét độc đáo còn được
thể hiện mờ nhạt mà chỉ đi sâu vào trình bày những món ăn truyền thống.
Mặc dù vậy song đây cũng là một trong những nguồn cung cấp tư liệu quan
trọng giúp tôi hoàn thành bài khóa luận của mình.
Bên cạnh những cuốn sách viết về văn hóa ẩm thực của dân tộc Mường
còn có những bài báo, tạp chí đề cập vấn đề này như: “Ăn tết xứ Mường” của
Đức Tuyền (Tạp chí ngân hàng, số2+3/2008); “Sinh hoạt rượu cần xứ
Mường”của Lưu Huy Chiêm (Tạp chí Dân tộc và Thời đại, số 117/2008); “Độc
đáo ẩm thực cỗ lá của người Mường Yên Lương” của Phùng Huyền Trang (Tạp
chí xây dựng đời sống văn hóa, tháng 2/2016). Nhìn chung các bài viết mới chỉ

4


tìm hiểu một góc nhỏ trong văn hóa ẩm thực của người Mường, chưa đi sâu
vào tìm hiểu cụ thể.
Như vậy có thể thấy, văn hóa ẩm thực Việt Nam nói chung và ẩm thực
của người Mường nói riêng là một đề tài phong phú, hấp dẫn thu hút nhiều tác
giả quan tâm nghiên cứu và tìm hiểu. Ẩm thực đã góp phần không nhỏ làm

phong phú thêm kho tàng văn hóa dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên những công
trình nghiên cứu của những tác giả kể trên chưa đi sâu tìm hiểu về văn hóa ẩm
thực người Mường trong cuộc sống thường ngày và trong các dịp lễ tết, chưa
rút ra được những đặc trưng chung của văn hóa ẩm thực người Mường, từ đó
không thấy được rõ nét độc đáo trong văn hóa ẩm thực Mường ở Việt Nam.
Các tác phẩm chưa đề xuất một số biện pháp nhằm bảo tồn và phát huy văn
hóa ẩm thực người Mường. Song những công trình nghiên cứu đó là cơ sở
quan trọng để tôi tiếp tục đi sâu nghiên cứu vấn đề, trên cơ sở kế thừa một
phần công trình nghiên cứu của những người đi trước.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Khóa luận nhằm tìm hiểu văn hóa ẩm thực của người Mường ở Việt
Nam, thông qua hai khía cạnh đó là ẩm thực của người Mường trong cuộc
sống hàng ngày và ẩm thực của người Mường vào dịp lễ tết.
Rút ra những đặc trưng trong văn hóa ẩm thực của người Mường ở Việt
Nam, so sánh với các dân tộc khác để thấy được nét độc đáo trong ẩm thực
của người Mường.
Trên cơ sở đó, đề xuất các biện pháp nhằm bảo tồn và phát huy văn hóa
ẩm thực của người Mường của Việt Nam trước những thay đổi của xã hội
hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích nhiên cứu trên, tôi tiến hành các nhiệm
vụ sau:

5


Tìm hiểu một cách khái quát chung về người Mường ở Việt Nam từ
nguồn gốc, sự phân bố dân cư, đặc điểm kinh tế - văn hóa - xã hội.
Tìm hiểu về văn hóa ẩm thực của người Mường trong cuộc sống hàng

ngày và vào dịp lễ tết thông qua một số món ăn và đồ uống tiêu biểu. Từ đó để
thấy được nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực của người Mường ở Việt Nam.
Đưa ra một số biện pháp nhằm bảo tồn và phát huy văn hóa ẩm thực của
người Mường ở Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về văn hóa ẩm thực của người Mường ở
Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu chủ yếu của đề tài đó là ẩm thực của người Mường
trên địa bàn tỉnh Hòa Bình và tỉnh Phú Thọ. Tuy nhiên, tỉnh Phú Thọ được tôi
chú trọng hơn cả, bởi lẽ nơi đây cũng là một trong những nơi mà người
Mường sinh sống lâu đời và cũng là nơi tôi sinh ra và lớn lên. Việc lựa chọn
này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc nghiên cứu được sát sao hơn.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích khóa luận đề ra, tôi sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu sau:
Phương pháp thu thập xử lý thộng tin: Đây là phương pháp nghiên cứu
của đề tài qua việc thu thập các tài liệu sẵn có thông qua các tài liệu văn bản,
sách báo, tạp chí, báo cáo, website, truy vấn thông tin qua internet và tư liệu
do địa phương cung cấp có liên quan tới đề tài nghiên cứu.
Phương pháp khảo sát thực địa: Đây là phương pháp nghiên cứu giúp
tiếp cận vấn đề một cách chủ động, trực quan kiểm tra, đánh giá một cách xác
thực để có cái nhìn toàn diện về đối tượng nghiên cứu. Cụ thể trong đề tài
này, phương pháp nghiên cứu được thể hiện ở việc trực tiếp nhìn quá trìnhchế
biến các món ăn và đồ uống để có những nghiên cứu và kết quả xác thực,

6



đúng đắn và sâu sắc. Các hoạt động trong phương pháp này gồm: quan sát,
mô tả, điều tra, ghi chép và chụp ảnh.
Phương pháp phỏng vấn và xin ý kiến trực tiếp: Đây là phương pháp đưa
ra các câu hỏi, những vấn đề liên quan tới đề tài nghiên cứu với cán bộ phòng
văn hóa và người dân địa phương để thu thập thông tin. Đồng thời tiến hành
phỏng vấn trực tiếp những người dân bản địa trực tiếp làm ra các món ăn. Đặc
biệt là các đầu bếp để có kiến thức, kinh nghiệm sâu sắc và ý nghĩa nhất.
Kết hợp phương pháp lịch sử và lôgic trong đó phương pháp lịch sử là
chủ yếu.
Sử dụng phương pháp tổng hợp, so sánh, đối chiếu để xác minh sự kiện.
So sánh văn hóa ẩm thực của dân tộc Mường với văn hóa ẩm thựccủa các dân
tộc khác để từ đó giúp tôi hiểu được những nét đặc trưng tiêu biểu của văn
hóa ẩm thực của người Mường ở Việt Nam.
6. Đóng góp của khóa luận
Với nội dung đề tài này, tôi mong muốn đưa ra một cái nhìn cụ thể về
văn hóa ẩm thực người Mường trong cuộc sống hàng ngày và trong các dịp lễ
tết. Từ đó, tôi rút ra đặc trưng trong văn hóa ẩm thực của người Mường, đồng
thời đề xuất một số biện pháp cơ bản để giữ gìn và phát huy nét độc đáo trong
văn hóa ẩm thực của người Mường ở Việt Nam. Cuối cùng từ kết quả nghiên
cứu của đề tài có thể lấy làm tài liệu tham khảo cho công tác tuyên truyền,
giáo dục ý thức bảo vệ nét đẹp văn hóa của dân tộc, cung cấp thêm thông tin,
tư liệu phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu về văn hóa ẩm thực nói chung và
văn hóa ẩm thực dân tộc Mường nói riêng.
7. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, nội dung của đề tài cấu trúc làm hai chương:
Chương 1. Khái quát chungvề người Mường ở Việt Nam
Chương 2. Nét độc đáo trong văn hóa ẩm thực của người Mường ở
Việt Nam


7


NỘI DUNG
Chƣơng 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGƢỜI MƢỜNG
Ở VIỆT NAM
1.1. Nguồn gốc
Về tên gọi, hiện nay Mường đã trở thành tên gọi chính thức của một dân
tộc. Thực ra đó là từ dùng để chỉ một địa phương, một khu vực, một vùng
(như Mường Bi, Mường Vang, Mường Ống). Trước đây, người Mường tự gọi
mình là Mol hoặc Mon, Moi, Muan, Mual,… tùy theo từng địa phương. Mol
nghĩa là người, còn từ Mường dùng để chỉ một dân tộc cụ thể có lẽ xuất hiện
tương đối muộn. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng không phải từ khi có tên
Mường để chỉ tên dân tộc thì mới xuất hiện dân tộc Mường, thực ra đã trở
thành một dân tộc từ lâu.
Về nguồn gốc lịch sử, theo nhiều nhà nghiên cứu và căn cứ vào các tài
liệu khác nhau đã đi đến nhận định: Người Việt và người Mường vốn có
chung nguồn gốc, có những đặc điểm chung về ngôn ngữ, tiếng Việt và tiếng
Mường có một gốc chung. Nếu so sánh, đối chiếu về mặt ngữ pháp, ngữ âm
và từ vựng cơ bản giữa hai ngôn ngữ có quan hệ khá gần gũi.
Về nhân chủng, hai nhóm Mường - Việt cùng chung những đặc điểm
nhân chủng trong nhóm Nam Á thuộc tiểu chủng Môngôlôit phương Nam.
Trong phong tục tập quán giữa người Mường và người Việt có nhiều điểm
giống nhau.
Về mặt tôn giáo, tín ngưỡng cũng như văn học dân gian có thể thấy được
nhiều quan hệ thân thuộc.
Tuy vấn đề nguồn gốc người Việt - Mường hiện nay còn đang tiếp tục
nghiên cứu, song hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng họ là những cư dân
bản địa.Ý kiến được nhiều người tán đồng cho tổ tiên người Việt - Mường là
người Lạc - Việt, một chủ nhân của văn hóa Đông Sơn nổi tiếng hay nói rộng


8


hơn là nền văn minh sông Hồng. Do đó có cơ sở để cho rằng vào thời các vua
Hùng (hoặc trong giai đoạn đồng thau) và cả các giai đoạn tiếp theo, Việt Mường còn là một khối thống nhất.
Vào các thời kỳ sau, do những nguyên nhân và điều kiện lịch sử nhất
định, sự phân hóa đã nảy sinh và khối cộng đồng Lạc - Việt đã dần phân ly
làm hai. Quá trình phân hóa diễn ra một cách lâu dài, chậm chạp không đồng
đều và chủ yếu trong thời Bắc thuộc. Từ sau thế kỷ X, XI Việt và Mường bắt
đầu trở thành hai tộc người nhưng vẫn có sự giao lưu về kinh tế và văn hóa.
Mặc dù vậy, cùng với sự biến động của lịch sử cũng như quá trình giao
lưu kinh tế, văn hóa với các dân tộc anh em khác. Cho đến nay Mường đã
được người Mường chấp nhận và coi đó là tộc danh của mình và hiển nhiên
họ tự nhận mình là người Mường như ngày nay. Do đó, Mường trở thành tên
gọi chính thức và duy nhất của tộc người này để phân biệt với các tộc người
khác. Tộc danh Mường đã được các tổ chức, thể chế, các nhà nghiên cứu,
nhân dân dùng khi tìm hiểu và nghiên cứu dân tộc này là người Mường.
1.2. Sự phân bố dân cƣ
Dân tộc Mường là một trong những dân tộc thiểu số đông nhất ở miền
Bắc nước ta. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Mường ở
Việt Nam có dân số 1.268.963 người [27].
Người Mường có địa bàn cư trú khá rộng từ Yên Bái, Sơn La, Lai Châu,
Phú Thọ, Hòa Bình đến Ninh Bình, Thanh Hóa, trong đó tập chung đông nhất
ởHòa Bình. Ở Hòa Bình có 501,956 người, chiếm 63,9% dân số toàn tỉnh và
chiếm 39,6% trong tổng số người Mường ở Việt Nam, tập chung đông nhất ở
các huyện như Lương Sơn, Kỳ Sơn,Tân Lạc, Lạc Sơn. Ở Thanh Hóa có
341,359 người, chiếm 10% dân số toàn tỉnh và 26,9% tổng số người Mường ở
Việt Nam, tập trung đông nhất ở các huyện Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Thạch
Nhàn, Lang Chánh. Ở Phú Thọ có 184,141 người, chiếm 14% dân số toàn


9


tỉnh và 14,5% tổng số người Mường tại Việt Nam, tập chung đông đảo ở các
xã vùng cao huyện Thanh Sơn, Tân Sơn. Ở các tỉnh khác,người Mường phân
bố dân cư thưa thớt hơn như: Sơn La (81.502 người), Hà Nội (49.339 người),
Ninh Bình (22.614 người), Đắc Lắc (15.510 người), Yên Bái (14.619 người),
Bình Dương (10.227 người) [26].
Như vậy, người Mường tập chung đông đảo nhất ở ba tỉnh Hòa Bình,
Phú Thọ và Thanh Hóa.
1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội
1.3.1. Kinh tế
Người Mường biết làm ruộng từ lâu đời và sống định canh định cư.
Nghề nông chiếm vị trí hàng đầu trong đời sống kinh tế và cây lúa là cây
lương thực chủ yếu. Lúa nếp được trồng nhiều hơn lúa tẻ. Người Mường
trồng lúa khá nhiều trên ruộng bậc thang, có nhiều mảnh ruộng vì chiều ngang
quá hẹp nên phải dùng cuốc thay cày.
Về mùa vụ, trước đây chủ yếu là một vụ.Vụ chiêm không phải mùa nào
cũng có và chiếm một tỉ lệ tương đối thấp so với vụ mùa. Ở những nơi đã cấy
hai vụ lúa thường có đời sống kinh tế sung túc hơn. Những vùng giáp miền
xuôi số lượng ruộng làm hai vụ tương đối nhiều.
Kỹ thuật canh tác ở từng vùng có những nét khác nhau nhưng nhìn
chung còn thấp. Sau khi gặt, người ta thường cày vỡ để chuẩn bị cho vụ sau.
Có những nơi, ở ruộng sâu người ta không cày mà chỉ bừa rồi cấy. Một số
vùng còn đưa trâu xuống giẫm ruộng cho chết cỏ và nhuyễn đất. Cách thức
làm đất nói chung chưa kỹ, thường chỉ làm độ một hai lần, sau đấy bừa rồi
cấy. Công cụ lao động như cày, bừa còn thô sơ, phổ biến dùng cày chìa vôi
nên không có khả năng cày sâu. Bừa kiểu nhỏ, răng làm bằng gỗ hoặc bằng
tre, bừa răng sắc là loại tương đối hiếm. Cào cỏ ít được dùng, việc làm cỏ chủ

yếu bằng tay. Sau khi cấy độ một tháng hoặc hơn một tháng bắt đầu làm cỏ và
thường chỉ làm một lần trong một vụ.

10


Trong công việc đồng áng, người Mường có nhiều kinh nghiệm làm thủy
lợi nhỏ. Thành ngữ Mường có câu: “làm cơm phải có mó, làm ló phải có
đác” (nghĩa là nấu cơm phải có nước, cấy lúa phải có nước). Nguồn nước
chính thường là nước mưa và nước của các con suối chảy xuôi giữa lòng
thung lũng, các khe mạch chảy thường xuyên hay định kỳ. Dựa trên các
nguồn nước tự nhiên, người Mường đã xây dựng được một hệ thống thủy lợi
khá hoàn chỉnh. Đồng bào làm mương, phai để lấy nước. Dọc theo mương,
ruộng nào cần tưới, người ta xẻ rãnh hoặc dùng những ống tre, ống nứa cắm
vào thành mương để lấy nước vào ruộng.
Nhiều nơi thuộc tỉnh Phú Thọ, Hòa Bình còn dùng xe cọn để đưa nước
vào ruộng. Cọn có thể đưa nước lên cao năm đếm sáu mét, có nơi người ta
làm thành hệ thống hàng chục chiếc. Tuy nước lấy được suốt ngày đêm,
nhưng lượng nước lấy được không được nhiều, diện tích do xe cọn tưới
không lớn.
Người Mường còn làm nương rẫy, diện tích nương không lớn nhưng
thường gia đình nào cũng có. Nương ở người Mường chủ yếu là nương lúa,
ngoài ra còn có nương sắn, nương ngô, nương bong. Trên nương, người
Mường có tập quán trồng xen canh một vài loại giống cây trồng khác như đỗ,
vừng trồng xen canh với ngô. Bên cạnh các loại hoa màu, đồng bào còn trồng
thêm cây công nghiệp và một số cây khác như luồng (Thanh Hóa), trẩu, sở
(Hòa Bình). Một vài vùng có trồng gai, đay, quế, cây thuốc, cây cánh kiến,…
Bông cũng là loại cây trồng quan trọng trước đây. Số bông sản xuất được đem
kéo sợi dệt vải đã tự túc được một phần về mặc của đồng bào. Nghề trồng rau
chưa được chú trọng, chỉ trồng một ít trên nương còn phần lớn đi hái rau rừng

hoặc măng là thức ăn hàng ngày. Cây ăn quả chưa nhiều.
Người Mường chăn nuôi trâu bò chủ yếu để làm sức kéo trong nông
nghiệp, trong nghề rừng và một phần để lấy phân bón ruộng. Trâu được nuôi

11


nhiều hơn bò và còn được dùng trong các nghi lễ tôn giáo, trong cưới xin để
trao đổi hay bán cho miền xuôi. Lợn cũng được nuôi phổ biến mỗi gia đình
đều có một vài con hầu như gia đình nào cũng nuôi gà và vịt. Nhiều nơi đồng
bào có nghề nuôi ong lấy mật và sáp, mỗi gia đình nuôi đến vài ba tổ. Mật
ong dùng để ăn nhưng chủ yếu dùng để trao đổi hoặc bán.
Săn bắn là một hoạt động thường gặp trong đời sống của người Mường
nhưng không phải là nguồn sống quan trọng. Săn bắn còn kết hợp với sản
xuất để chống thú rừng, bảo vệ mùa màng, nó không những là một nguồn lợi
là nguồn cung cấp thức ăn mà còn là một thú vui. Trong làng xóm, chưa có
những người chuyên sống về săn bắn, nhưng người đàn ông nào cũng biết đi
săn và gia đình nào cũng có nỏ và súng. Người Mường có nhiều kinh nghiệm
làm nỏ và tên thuốc độc. Cùng với săn bắn, đồng bào còn dùng các loại bẫy
để đánh cầy, cáo, chim, chuột,… Có nhiều lại bẫy khác nhau nhưng phổ biến
là loại bẫy sập.
Đánh cá cũng là một nghề phụ trong gia đình, tương đối phát triển ở
những khu vực ven các con sông và suối lớn. Ở vùng thấp xung quanh làng
xóm phần lớn đều có ao, đầm, sông suối nên dễ kiếm cá hơn. Hầu như nam
giới người nào cũng biết đánh cá, biết đan chài, lưới và gia đình nào cũng có
đồ đánh cá. Các công cụ đánh cá khá đa dạng, ngoài những thứ như chài, lưới,
vó, có nhiều loại khác nhau như đơm, đó, đăng,… Vào những ngày cuối năm,
để chuẩn bị cho thức ăn ngày Tết người ta hay đi đánh cá. Những dịp này cá
kiếm được tương đối nhiều. Một số nơi còn lấy một số loại lá hoặc rễ cây đem
giã ra rồi thả xuống nước. Đánh cá kiểu này tuy kiếm được nhiều nhưng cá

chết hàng loạt ảnh hưởng không tốt tới nguồn cá sau này.
Hái lượm là nguồn cung cấp thức ăn hàng ngày như lấy các loại rau
rừng, măng, một số hoa quả. Ngoài ra còn bắt tôm tép, cua ốc ở khe suối, ở
ruộng hoặc bắt một số loại côn trùng. Đồng bào còn thu nhặt một số loại lâm

12


sản như nấm hương, mộc nhĩ, sa nhân, cánh kiến, các loại hật có dầu, quế,…
một phần để dùng, nhưng chủ yếu để bán hoặc làm vật trao đổi. Những nơi
thuận tiện giao thông, đồng bào còn khai thác gỗ, bương, tre, nứa, mây
song,… đó cũng là nguồn thu nhập đáng kể. Còn những vùng giao thông khó
khăn, không có phương tiện chuyên chở, người ta chỉ lấy lâm sản để làm nhà
cửa và làm các dụng cụ gia đình.
Tuy chưa tách khỏi nông nghiệp, nhưng sản phẩm thủ công nghiệp ngoài
phần chủ yếu để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đời sống hàng ngày
còn có một phần dùng làm vật trao đổi. Những nghề thủ công thường gặp là
dệt: vải, mặt chăn, cạp váy hoa; nhuộm vải; đan lát; nuôi tằm ươm tơ. Ở nghề
này nhiều người đã đạt tới trình độ tinh xảo. Dẫu vậy, nhìn chung thủ công
của người Mường chưa tách khỏi nông nghiệp, chỉ đóng vai trò phụ và phụ
thuộc vào nông nghiệp. Hoạt động của nghề thủ công mang tính thời vụ, làm
vào lúc nông nhàn hoặc tranh thủ thời gian rỗi rãi trong ngày, chưa đạt tới
trình độ chuyên môn hóa. Những sản phẩm tiểu thủ công nghiệp chỉ nhằm
đáp ứng cho sản xuất và sinh hoạt hàng ngày nhằm đảm bảo cho tính tự cấp tự
túc trong kinh tế ở phạm vi trong gia đình, làng bản, địa phương.
1.3.2. Xã hội
Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, xã hội truyền thống của người
Mường nằm trong khuôn khổ của một xã hội có đẳng cấp. Trong đó mỗi con
người được chính danh định phận chặt chẽ [3]. Quý tộc gọi là Lang, bình dân
gọi là Dân. Thiết chế xã hội trong xã hội cổ truyền của người Mường nói

chung là xóm và mường. Ở đó được hình thành một bộ máy quản lý, điều
hành theo luật tục, mọi thành viên trong cộng đồng xóm, mường phải tuyệt
đối tuân thủ. Nơi cư trú của người Mường được gọi bằng từ quêl hoặc xóm
(đều có nghĩa là làng). Làng là đơn vị của xã hội Mường gồm nhiều tiểu gia
đình phụ quyền mà tế bào gia đình là cha mẹ và con cái, trong đó quyền thế

13


tục thuộc về con trưởng. Mỗi làng của người Mường thường quần tụ nhiều
dòng họ.
Cụ thể ở Hòa Bình các dòng họ nắm quyền thống trị lâu đời là Đinh,
Quách, Bạch, Hoàng, Hà,… Trong số đó họ Đinh và họ Quách có thế lực
mạnh nhất.
Ở Phú Thọ trung bình mỗi làng có bốn đến năm dòng họ. Chẳng hạn ở
làng Vèo xã Kiệt Sơn có các họ Hà, Bùi, Phùng, Xa; làng Dẹ thuộc xã Văn
Miếu có các họ Hoàng, Đinh, Bùi, Hà, Phùng.
Thổ lang hay quan lang là những người thuộc tầng lớp quý tộc trong các
dòng họ kể trên. Lang đạo theo chế độ thế tộc. Lang cun là con trưởng của chi
trưởng, trên danh nghĩa đứng đầu, nhưng chủ yếu cai quản “xóm chiềng” đây
thường là xóm lớn nhất, ruộng rất nhiều. Còn con thứ hoặc con trưởng ngành
thứ hai cai quản các xóm nhỏ gọi là lang xóm hay đạo. Nhìn chung các thổ
lang giữ địa vị thống trị, nắm quyền quản lý, phân phối ruộng đất trong
Mường, trong xóm. Giữa lang và dân có sự tách biệt nghiêm ngặt.
Thổ lang có một số người giúp việc (gọi là ậu, có nơi gọi là cai) để điều
hành các công việc trong mường trong xóm. Có đến hàng chục chức ậu khác
nhau. Họ có nhiệm vụ như lo thu thóc, thu hiện vật, bắt phu, bắt phen, lo việc
cúng bái, cưới xin, ma chay, đốc thúc dân đến làm xâu, làm nõ (xâu là hình
thức làm tập đoàn trên một diện tích ruộng của lang, nõ phân theo từng bộ và
làm trên diện tích hẹp hơn) và nhiều công việc khác.

Dân là tầng lớp bị trị, một bộ phận động đảo là nông dân. Họ được nhận
một phần ruộng để sinh sống nhưng có nghĩa vụ phải đóng góp phu phen tạp
dịch, làm xâu, làm nõ cho nhà lang. Đây chính là lực lượng sản xuất chính
trong xã hội Mường. Bên cạnh đó còn có một số bộ phận không nhận ruộng
và cũng không có ruộng tư phải sống bằng nương rẫy. Tuy không phải đóng
góp phu phen nhiều, nhưng trong đời sống kinh tế họ gặp nhiều khó khăn.

14


Ngoài ra trong nhà lang còn có một số ít người thân phận thấp kém, ở địa
vị tôi tớ. Phần nhiều là những người bị phạt vạ, không trả được nợ hoặc quá
nghèo túng phải vào đi ở phục dịch, hầu hạ cho nhà lang.
Tóm lại điểm nổi bật nhất trong xã hội Mường trước Cách mạng Tháng
Tám năm 1945 là sự tồn tại của chế độ nhà lang. Sau khi miền Bắc hoàn toàn
được giải phóng, chế độ nhà lang không còn nữa. Người nông dân có ruộng
đất tự do làm ăn, sinh sống và bình đẳng về mọi mặt. Tổ chức xã hội theo cơ
cấu làng, xã, huyện, tỉnh. Xã hội được quản lý bởi hệ thống hành chính lớn
nhất trong toàn quốc có Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân. Ngoài ra còn
có các tổ chức đoàn thể như: Thanh niên, Phụ nữ, Hội người cao tuổi, Hội cựu
chiến binh,... Bên cạnh việc quản lý xã hội bằng luật pháp của Nhà nước, ở
một mức độ nhất định vai trò của luật tục còn tác động ít nhiều.
1.4. Đặc điểm về văn hóa
1.4.1. Văn hóa vật chất
Ăn, mặc, ở, đi lại là những yếu tố tạo nên nét đẹp trong văn hóa vất chất
của người Mường.
Thứ nhất: Nhà ở
Người Mường sống tập trung thành làng xóm ở chân núi, bên sườn đồi,
nơi đất thoải gần sông suối. Mỗi làng có khoảng vài chục nóc nhà, khuôn viên
của mỗi gia đình thường nổi bật lên những hàng cau, cây mít. Ðại bộ phận ở

nhà sàn. Nhìn bề ngoài không khác gì nhiều với nhà sàn của người Tày hay
người Thái, nhưng đi vào chi tiết ngôi nhà của người Mường cũng có những
đặc điểm nhất định. Chẳng hạn như, trong bộ kèo gồm hai kèo mỗi kèo còn
được lắp một cái“pa wac” hay còn gọi là “cu” để giữ cho mái nhà thêm vững
chắc, bộ phận này không thấy trong ngôi nhà sàn của các dân tộc khác ở miền
Bắc. Nhà làm theo cách tạm gọi là “gác gỗ làm nhà”, không có những mộng
để lắp ghép vào nhau mà chủ yếu là những cây gỗ gác lên nhau. Cột nhà phần

15


lớn là cột chôn. Nhà có bốn mái, hai mái lớn và hai mái nhỏ đầu hồi. Mái nhà
khá dốc và thấp, điềm mái che lấp một phần cửa sổ. Cách bố trí trong nhà
giữa các vùng tương đối thống nhất.
Dưới sàn là nơi nhốt trâu bò, đặt chuồng lợn, chuồng gà, chuồng vịt.
Ngoài ra đó còn là nơi để cối giã gạo, để các công cụ sản xuất như cày,
bừa,… Hiện nay, qua các cuộc vận động nếp sống mới, vệ sinh phòng bệnh,
chuồng gia súc được đưa ra khỏi gầm sàn.
Trước kia, xung quanh nhà đều có hàng rào bằng tre nứa hoặc xương
rồng phòng trộm cắp, thú dữ. Cổng ra vào hẹp, ban đêm được đóng cẩn thận.
Thứ hai: Trang phục
Tuy có nét giống nhau mang tính chất địa phương, trang phục của người
Mường cơ bản là thống nhất. Đồng bào biết trồng bông, dệt vải nên trước đây
đã tự túc được một phần quan trọng trong may mặc. Ở những vùng giáp ranh
với người Việt, Thái, người Mường đã chịu ảnh hưởng trang phục của họ.
Trang phục nam mặc áo cánh xẻ ngực, cổ tròn, có hai túi dưới hoặc thêm
túi trên ngực trái, đây là loại áo cánh phủ kín mông. Quần lá tọa ống rộng.
Trong lễ hội dùng áo lụa tím hoặc tơ vàng, khăn màu tím than, ngoài khoác áo
choàng đen dài tới gót, cài cúc sườn phải.
Y phục của phụ nữ có phần đa dạng hơn và còn được giữ những nét độc

đáo. Khăn đội đầu là mảnh vải trắng hình chữ nhật không thêu thùa. Khi đội
trùm lên đầu và buộc lại ở đằng sau gáy. Cái yếm giống yếm của phụ nữ Việt
nhưng ngắn và nhỏ hơn. Áo cánh (phổ biến là màu trắng) thân rất ngắn,
thường xẻ ở ngực (có nơi xẻ ở bên vai) và ít khi cài cúc. Khác với nhiều dân
tộc lân cận, váy của phụ nữ Mường khá dài, gồm hai phần chính là thân váy
và cạp váy. Cạp váy là bộ phận trang phục có hoa văn đặc sắc.
Thứ ba: Ẩm thực
Đối với người Mường, nguồn thức ăn đồ uống của họ được tổng kết qua
câu nói:
16


“Củ mài, rau sắng, măng đắng, mật ong”
Hay:
“Cơm nếp, cơm chăm, trên nương trên nà
Cá nhỏ, cá to, trong ao, dưới suối
Săn đuổi trong rừng được thú được chim
Đi hái, đi tìm, được rau, được quả” [2; 57].
Văn hóa ẩm thực của người Mường rất đa dạng. Cách ăn, món ăn, đồ
uống, cách chế biến,… thể hiện nét riêng của môi trường và văn hóa xứ
Mường.
Người Mường ăn cơm nếp đồ (cơm nếp), cơm tẻ đồ (cơm tưởi) và các
loại rau củ chủ yếu được lấy từ trên rừng. Ẩm thực của người Mường đa
dạng và phong phú có sự khác nhau căn bản giữa ẩm thực trong cuộc sống
hàng ngày và ẩm thực trong dịp lễ tết. Ngoài đồ ăn dân dã hàng ngày, những
thức ăn được chế biến trong các dịp lễ tết được chế biến cầu kỳ mang đậm
bản sắc của dân tộc như: các loại bánh, xôi ngũ sắc, thịt lợn, thịt gà, thịt trâu,
bò và các món ăn được chế biến từ cá. Để cất trữ thực phẩm, người Mường
thường ủ chua như các món ăn thịt chua và măng chua. Ẩm thực của người
Mường vừa mang những đặc trưng chung của ẩm thực Việt Nam, tuy nhiên

cũng mang cho mình những đặc trưng riêng độc đáo của dân tộc mình. Bởi
vậy, mỗi người cần có ý thức bảo tồn và phát huy văn hóa ẩm thực của dân
tộc Mường.
Trên đây là những nét khái quát chung, để có cái nhìn sâu sắc hơn khi đi
vào chương hai nội dung của bài được tôi trình bày một cách rõ nét về văn
hóa ẩm thực người Mường ở Việt Nam.
Thứ tư: Phương tiện vận chuyển
Xưa kia hầu hết đồng bào Mường đều đi bộ là chính, chỉ có vùng ven
sông thì mới dùng thuyền để đi lại. Hàng ngày, khi vận chuyển đồ đạc, hàng

17


hóa thì thường gánh, đeo sọt trên vai, trên trán. Nước sạch được chứa trong
ống mương to, dài hơn một mét vác vai từ bến nước về đựng dùng dần. Ngày
nay, phương tiện vận chuyển của người Mường gần giống như người Kinh,
họ đi lại chủ yếu bằng xe máy, xe đạp.
1.4.2. Văn hóa tinh thần
Bên cạnh văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần với những đặc trưng riêng
góp phần tạo nên nét độc đáo trong văn hóa của người Mường.
Thứ nhất: Tín ngưỡng và tôn giáo
Trước cách mạng tháng Tám, một số người vì muốn thoát khỏi ảnh
hưởng của lang đạo nên đã dựa vào thế lực của cha cố. Tuy theo công giáo,
song lòng tin của họ chưa sâu sắc lắm, vẫn mời thầy mo về cúng ma nhưng
vẫn thờ cúng tổ tiên. Sau cách mạng ảnh hưởng của công giáo nhạt dần. Vùng
Mường trước kia cũng có thờ phật (gọi là chùa thờ bụt) nhưng không có sư
sãi, không cầu kinh niệm phật, việc cúng bái đều do ông từ tự đảm nhiệm. Có
nơi cũng gọi là chùa, song lại thờ bà chúa rừng.
Trong các gia đình người Mường đều có thờ cúng tổ tiên, họ tin rằng
người chết sang thế giới bên kia vẫn có cuộc sống tương tự như ở trần gian.

Các làng xóm phần lớn đều có đình, thờ thành hoàng. Thành hoàng làng
được coi là người có công khai phá ruộng nương, lập làng lập xóm. Nhiều
vùng, thành hoàng lại là tổ tiên nhà lang.
Nhiều nơi, đồng bào thờ Tản Viên, nhất là những vùng gần núi Ba Vì.
Từng vùng có cách gọi khác nhau như Bua Tản, Thành Đản, Bua Ông,… Có
nơi, Tản Viên còn được thờ trong gia đình. Sự tích Tản Viên tuy ở nhiều vùng
khác nhau về chi tiết nhưng đại thể cũng gần giống sự tích Tản Viên sơn
thánh của người Việt. Theo quan niện của dân gian, mỗi vùng có một thổ
công trông coi. Thổ công được thờ ở miếu (đó chỉ là những lều tranh không
lớn) của làng xóm. Từng gia đình cũng có thờ thổ công trong một miếu nhỏ
ngoài vườn.

18


Nhiều dòng họ kiêng kỵ, họ không được ăn, không được giết hại một số
thú vật và một số cây nhất định, chẳng hạn họ Quách ở Lạc Sơn kiêng kỵ thịt
chó, họ Đinh ở Cao Phong - Kỳ Sơn kiêng thịt khỉ, có họ kiêng con gà nước,
con kỳ đà,… Sự kiêng kỵ đó thường được gắn liền với một truyền thuyết để
giải thích. Nhiều người, khi thấy vật kiêng kỵ bị giết hại phải mang chôn và
than khóc (một cách tượng trưng) như mất người thân thuộc. Đây có thể là
những tàn dư của Tô-tem giáo.
Trong dân gian người ta tin rằng một số người có ma chài, ma ếm, có thể
dùng phương thuật, thần chú để hãm hại người khác. Đây là biểu hiện của loại
ma thuật làm hại.
Ngoài ra, đồng bào trước đây tin có rất nhiều loại ma như ma rừng, ma
núi, ma sông, ma suối,… Những thứ này đều tác động, ảnh hưởng tới con
người nên mỗi khi trong nhà không yên ổn phải cầu cúng chúng. Đôi khi
người ta còn thờ những cây to như cây đa, cây si,… Người Mường có
nhiều nghi lễ liên quan đến nông nghiệp như lễ hạ điền, thượng điền như

cúng cơm mới,…
Trước Cách mạng tháng Tám, do đời sống kinh tế và văn hóa thấp kém,
con người phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên nên mê tín dị đoan khá nặng nề.
Thứ hai: Hôn nhân gia đình
Gia đình người Mường mang tính chất phụ quyền rất rõ rệt, quyền lực
của đàn ông - chủ gia đình được xác lập một cách vững chắc. Hình thức phổ
biến chủ yếu là tiểu gia đình, hiếm những gia đình gồm ba bốn thế hệ cùng ở
với nhau. Người chủ gia đình có quyền hành rộng rãi và quyết định mọi công
việc quan trọng trong nhà. Quyền con trưởng được coi trọng, con trai trưởng
là người kế vị trực tiếp các chức vụ của cha, con trai trong gia đình là người
chính thức được thừa kế gia sản trong đó người con trai trưởng thường được
phần nhiều hơn.

19


Địa vị của người phụ nữ thấp kém, họ không được tham gia vào những
cuộc họp bàn của làng xóm, không được hưởng quyền thừa kế. Sự bất bình
đẳng giữa nam và nữ còn tương đối rộng. Tuy nhiên khi chưa lấy chồng người
con gái phần nào cũng được tự do trong sinh hoạt, được quyền làm một mảnh
nương riêng, thu hoa lợi sử dụng theo ý mình. Mặt khác, trong sản xuất người
phụ nữ đóng vai trò đáng kể nên trong gia đình họ cũng được tham gia bàn
bạc công việc. Nhiều việc trong nhà người đàn ông cũng phải hỏi ý kiếm
người phụ nữ.
Hôn nhân của người Mường là hình thái hôn nhân một vợ một chồng và
cư trú bên nhà chồng. Do tính chất phụ quyền của gia đình kiểu gia trưởng,
nên việc hôn nhân của con cái chủ yếu do cha mẹ quyết định. Hôn nhân đã
mang tính chất mua bán, nhà trai phải mang đến cho nhà gái một món tiền và
một số hiện vật nhất định. Người Mường còn tồn tại chế độ đa thê (chủ yếu
trong tầng lớp lang đạo và những nhà giàu có). Những người chung một họ

(họ nội) không được phép lấy nhau. Nếu ai vi phạm bị phạt và rất nặng, ngay
cả hôn nhân con cô con cậu cũng hiếm có. Hôn nhân của người Mường
thường có hai hình thức cưới dâu và lấy rể. Cưới dâu là hình thức phổ biến
còn lấy rể ít thấy hơn và chỉ xảy ra trong những trường hợp nhất định. Tục
cưới xin bao gồm nhiều giai đoạn, mỗi vùng có một số tục lệ riêng, nhưng đại
thể có một số bước như lễ chạm ngõ, ăn hỏi, xin cưới và đón dâu.
Đám cưới của lang đạo về thể thức cũng tương tự như những đám cưới
khác, nhưng tốn kém hơn nhiều. Mỗi lần Lang lấy vợ là nhân dân phải đóng
góp và lo liệu. Trên danh nghĩa là dân cưới vợ cho Lang, về hình thức người
vợ đó phải được sự đồng ý của dân (thông qua các ậu) nhưng thực tế dân phải
đóng góp mọi thứ, phải phục dịch trong thời kỳ cưới xin. Nhiều nơi lang lấy
vợ do ậu lo việc dạm hỏi.

20


Thứ ba: Nghi lễ tang ma
Đám ma người Mường tổ chức theo dòng họ, kết hợp với làng xóm nơi
cư trú từ lúc người ốm lâm bệnh nặng đã có họ gần cùng túc trực chạy chữa,
lo sắm nhất là đầu họ và chi trưởng của nhà đó. Đối với các Lang, Đạo có
thêm các chức dịch cùng chăm lo và phân bổ cho dân làm cống nộp.
Theo tục lệ, cứ có người già ốm yếu, ngoài việc chữa chạy về bệnh tật
như thuốc men, ma chay. Con cháu, họ hàng và cả những người thân thiết
hoặc có quan hệ tốt với nhau cùng góp gà, gạo, rượu với gia đình cúng vía,
gọi là: Vải vách Cộ (vía sửa quan tài). Trong việc cúng vía này họ nhờ mấy
người trong họ hoặc trong làng giỏi tay rìu để khoét đẽo, làm mộng quan tài.
Mặt khác cũng là báo động cho con cháu nội ngoại biết, chuẩn bị góp khâm
liệm và cúng lễ cho vong linh người già qua đời. Các mế, các bà đến may vá
đồ khâm liệm từ chiếc gối đầu đến các gối nhỏ kê chân tay, đến quần áo,
mũ,… cho tang lễ. Khi tắt thở con cháu giữ cho hai tay buông thẳng, vuốt mặt

lấy miếng vải trắng che mặt lại. Họ luộc một quả trứng, nấu ít gạo nếp, một
chai rượu làm cỗ Thắt Nghỉ (tắt thở). Lúc đó họ cầm dao lên cửa voóng gõ
lưng dao xuống ngưỡng cửa ba cái và kêu gọi: “Khổ lắm nhà mình đằng này
bố (hay mẹ) ơi!”. Tục này, có nơi do con cả thắt dao gọi. Động tác này thể
hiện là dòng họ này có một người ra đi, tách lìa khỏi dòng máu, tổ tiên bắt
đầu nhận lấy hồn này.
Tiếp theo gia đình phải cho đầu họ chiếc khăn trắng thắt lên đầu, cầm
chiêng đánh báo động có người chết để mọi người chạy về. Lúc đó mới
được khóc. Nhưng đối với người chết phải giờ xấu phải lui tới giờ tốt mới
báo động.
Các việc trên xong hoặc đồng thời là việc tắm rửa, khâm liệm cho người
quá cố. Trước hết phải nấu nồi lá bưởi để tắm rửa cho thi hài. Sau đó họ mặc
quần áo, quấn khăn, đặt nằm trên chiếu, trên chăn kép, đắp chăn, căng màn để
chờ giờ vào áo quan.

21


×