Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Phân tích hình ảnh chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện trong truyện ngắn hai đứa trẻ của thạch lam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.62 KB, 10 trang )

Doc24.vn

Phân tích hình ảnh chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện
trong truyện ngắn Hai đứa trẻ
Bài tham khảo 1
Truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam in trong tập Nắng trong vườn (Nhà xuất bản
Đời nay, Hà Nội, năm 1938). Đây là một kiểu truyện ngẳn trữ tình có nhiều chi tiết ngỡ
như vụn vặt, vô nghĩa, nhưng kì thực đã được tác giả chọn lọc và sắp xếp một cách chặt
chẽ để diễn tả tâm trạng nhân vật. Nội dung tác phẩm đi sâu miêu tả những cảnh đời
thường, những số phận nghèo khổ, tối tăm trong xã hội cũ. Qua đó, tác giả gửi gắm một
cách kín đáo, nhẹ nhàng nhưng không kém phần thấm thía tư tưởng nhân đạo đáng quý.
Truyện có nhiều cảnh: cảnh ngày tàn, chợ tàn và những kiếp người tàn. Hình ảnh
chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện có ý nghĩa sâu sắc khiến người đọc xúc động. Hình
ảnh đoàn tàu đêm là thế giới ước mơ, khát vọng của người nghèo.
Hai đứa trẻ là chị em Liên và An, chị khoảng mười hai mười ba, em độ lên bảy lên
tám. Các nhân vật khác như những đứa trẻ bới rác, mẹ con chị Tí hàng nước, bà cụ Thi
điên say rượu, bác phở Siêu, vợ chồng con cái nhà xẩm mù… góp phần tô đậm bức tranh
cuộc sống khốn khó và tẻ nhạt. Thời gian là từ xẩm tối cho đến nửa đêm. Bối cảnh của
truyện là một phố huyện nhỏ nghèo nàn, hiu hắt nằm ở giữa thôn xóm và cánh đồng, có
đường xe lửa chạy qua.
Buổi chiều nơi phố huyện với những âm thanh và hình ảnh báo hiệu một ngày tàn:
tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và
những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình
rõ rệt trên nền trờ
Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng
ruộng theo gió nhẹ đưa vào, ánh mặt trời sắp tắt, tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng, tiếng
muỗi vo ve trong bóng tối.
Sau một ngày làm lụng cực nhọc, cái chờ đợi mọi người là bóng tối và sự yên lặng
quạnh hiu. Cảnh chợ chiều đã vãn càng làm nổi rõ cái nghèo: rác rưởi vung vãi trên nền
chợ và những đứa trẻ lom khom tìm kiếm những gì có thể dùng được cho cuộc sống
nghèo khổ của gia đình chúng.




Doc24.vn

Bên cạnh cảnh ngày tàn, chợ tàn là những kiếp người tàn tạ: chị Tí với hàng nước sơ
sài, bác Siêu với gánh phở bập bùng ánh lửa, gia đình bác xẩm mù với mảnh chiếu trải ra
đất… Tất cả đều thoáng hiện, đơn điệu, lặng lẽ, rồi bị nhấn chìm trong bóng tối. Cảnh
chiều buông, đêm đến được tác giả miêu tả để làm nền cho hình ảnh đoàn tàu xuất hiện.
Tác giả miêu tả hình ảnh đoàn tàu và thói quen đón đợi đoàn tàu của hai đứa trẻ thật
chi tiết, tỉ mỉ. Lí do chờ đợi tàu của hai đứa trẻ bao gồm cả việc chờ tàu đến để bán hàng
cho khách xuống tàu và cái chính là để thỏa mãn niềm khao khát, mong mỏi được nhìn
ngắm đoàn tàu.
Hai chị em Liên và An đã sống qua một ngày mệt mỏi và tẻ nhạt. Chúng chỉ bán được
vài món hàng rẻ tiền như bao diêm, gói thuốc lào, bánh xà phòng… Đến tối thì kiểm hàng
và đếm lại số tiền nhỏ nhoi. Hai đứa trẻ trơ trọi trong bóng tối, trên chiếc chõng cũ sắp
gãy giữa không khí oi bức và tiếng muỗi kêu ran. Chỉ có một người đến với các em, đó là
bà cụ Thi, một bà già hơi điên tối tối thường ghé mua rượu uống.
Các em chờ đoàn tàu đêm chạy ngang qua trong tâm trạng vô cùng háo hức. Sự xuất
hiện của hàng nước chị Tí, gánh phở bác Siêu… là cái mốc để các em đo đếm thời gian
đang xích lại gần với chuyến tàu. Cả hai chị em đều buổn ngủ ríu cả mắt nhưng vẫn cố
thức để chờ. Cho đến khi An không thể thức được nữa, gối đầu lên đùi chị, mi mắt sắp sửa
rơi xuống, còn dặn với: Tàu đến chị đánh thức em dậy nhé.
Hai chị em cố thức chỉ vì muốn được nhìn chuyến tàu đó là sự hoạt động cuối cùng
của đêm khuya. Với hai đứa trẻ, con tàu đâu chỉ đơn thuần là con tàu mà là cả một thế
giới khác hẳn cái vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu. Có lẽ chính vì
vậy mà hình ảnh chuyến tàu được Thạch Lam tập trung miêu tả một cách tỉ mỉ, kĩ lưỡng
theo trình tự thời gian, qua tâm trạng chờ mong của hai nhân vật Liên và An.
Đoàn tàu chưa tới nhưng đã được báo trước từ xa với ánh đèn của người gác ghi và
tiếng còi tàu theo gió vẳng lại. Tiếp theo là Liên trông thấy ngọn lửa xanh biếc, sát mặt
đất như ma trơi, rồi nghe thấy tiếng còi xe lửa trong đêm khuya kéo dài ra theo ngọn gió

xa xôi. Sau đó, hai chị em nghe thấy tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi, kèm theo
một làn khói bừng sáng trắng lên đằng xa, tiếp đến tiếng hành khách ồn ào khe khẽ. Thế
rồi, tàu rầm rộ đi tới, các toa đèn sáng trưng, những toa hạng trên sang trọng lố nhố những


Doc24.vn

người, đồng và kền lấp lánh. Cuối cùng là cảnh tàu đi xa dần mất hút trong đêm tối mênh
mông, để lại những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt, cái chấm nhỏ của chiếc đèn
xanh treo trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre…
Cách quan sát, miêu tả của Thạch Lam rất tinh tế và giàu tính nghệ thuật. Tác giả
quan sát, miêu tả hình ảnh đoàn tàu đêm từ Hà Nội về theo trình tự lúc tàu từ xa, lúc tàu
đến rồi xa dần bằng nhiều giác quan cùng với rất nhiều sắc thái cảm giác; bằng sự đan xen
giữa hồi ức và thực tại. Chuyến tàu đi qua phố huyện chỉ trong một khoảng thời gian rất
ngắn nhưng đã để lại cho hai đứa trẻ bao nhiêu cảm xúc và nuối tiếc. Phố huyện rầm rộ,
ồn ào lên trong chốc lát rồi lại chìm sâu vào bóng đêm yên tĩnh. Gần như đã thành nếp,
những người dân phố huyện chỉ chấm dứt hoạt động khi chuyến tàu đêm đã đi xa.
Đối với chị em Liên, đoàn tàu đến từ Hà Nội gợi lại những kỉ niệm đẹp. Liên lặng lẽ mơ
tưởng đến Hà Nội xa xăm…, nơi hai chị em đã sống thời thơ ấu êm ấm và sung sướng khi
thầy chưa mất việc. Đó là cuộc sống ở một thời chưa xa, hoàn toàn khác với cuộc sống ở
phố huyện buồn tẻ và nghèo nàn này.
Đoàn tàu còn là hình ảnh của tương lai, nó khiến người ta hình dung ra một thế giới
giàu sang, đông đúc, nhộn nhịp, đầy âm thanh và ánh sáng. Việc Liên và An đón đợi đoàn
tàu xuất phát từ nhu cầu bức thiết về tinh thần muốn thoát khỏi cuộc sống buồn chán hiện
tại và được sống trong một thế giới mới tươi đẹp hơn.
Đối với người đọc, vẻ đẹp của đoàn tàu và thái độ háo hức, sung sướng đến lặng
người của hai đứa trẻ khi ngắm đoàn tàu không chỉ đem đến một thoáng vui mà còn gợi
thật nhiều bâng khuâng, thương cảm.
Đúng là hai đứa trẻ vui vì niềm khao khát, đợi chờ vừa được thỏa mãn. Nhưng đoàn
tàu ấy lại thuộc về một thế giới quá xa xôi và nó càng sáng rực, vui vẻ, huyên náo bao

nhiêu thì càng làm cho cảnh sống nơi phố huyện trở nên tăm tối, buồn tẻ và chìm lặng bấy
nhiêu. Chỉ có hình ảnh đoàn tàu lướt qua hằng đêm mà những người dân phố huyện ai
cũng nôn nao chờ đợi. Người đọc cùng Thạch Lam thông cảm với tâm trạng của lớp
người sống lầm lũi trong tăm tối, nghèo khổ. Tuy thế, truyện cũng nhen nhóm trong lòng
người đọc hi vọng vượt lên sự tẻ nhạt, tầm thường của cuộc sống hằng ngày.
Truyện ngắn Hai đứa trẻ đi sâu vào phản ánh thế giới tâm hồn của những con người


Doc24.vn

cùng khổ trong xã hội cũ. Hình ảnh đoàn tàu chỉ xuất hiện thoáng qua rồi vụt tắt nhưng nó
vẫn là ánh sáng của niềm vui. Như một niềm an ủi, một nỗi khát khao, một mơ ước không
bao giờ tắt, một chút tươi sáng cho cuộc đời tăm tối triền miên của những số phận hẩm
hiu, bất hạnh nhưng vẫn hi vọng vào một ngày mai tươi sáng hơn.
Bài tham khảo 2
Con tàu là sản phẩm của nền văn minh phương Tây, xuất hiện ở Việt Nam trong bối
cảnh người Pháp tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa Đông Dương. Sự xuất hiện của
nó không chỉ làm thay đổi đời sống kinh tế – xã hội, mà còn đem đến cho văn chương
Việt Nam một nguồn thi liệu mới. Giờ đây, bên cạnh hình ảnh con thuyền – bến sông,
trong văn chương nước nhà đã có thêm hình ảnh sân ga – con tàu. Giữa rất nhiều sáng tác
trước 1945, chúng ta thấy truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam đã miêu tả thành công
hình tượng con tàu – hình tượng mở ra nhiều khía cạnh khác nhau của hiện thực đời sống
xã hội đương thời.
Trước hết, hình tượng con tàu được nhà văn miêu tả nhằm thể hiện tình trạng tàn lụi
của cuộc sống. Cuộc sống “đang cùn đi, gỉ đi” (Nam Cao) vốn là một chủ đề phổ biến
trong văn chương trước cách mạng tháng Tám. Với mỗi nhà văn, chủ đề này sẽ được thể
hiện theo từng cách khác nhau. Trong Hai đứa trẻ, hiện thực cuộc sống được nhà văn
Thạch Lam quan sát qua tình huống con tàu về ga. Như đã biết, bối cảnh câu chuyện Hai
đứa trẻ là khu phố huyện nghèo. Ở đây có đường sắt chạy qua, có sân ga để con tàu theo
lịch trình hằng đêm về đón và trả khách. Con tàu vô hình trung đã trở thành một phần

cuộc sống của khu phố huyện. Nó là niềm hy vọng của nhiều người trong cuộc mưu sinh.
Bởi vậy, đêm đêm, mọi người vẫn thức để đợi con tàu về ga. Với chị em Liên, việc đợi
tàu chủ yếu vì một lí do khác. Trong tác phẩm, hình tượng con tàu được miêu tả qua cái
nhìn của chị em Liên. Nghệ thuật miêu tả của nhà văn theo lối từ xa đến gần. Khi con tàu
sắp về đến sân ga, nó được nhận ra qua “ngọn lửa xanh biếc” và tiếng còi “trong đêm
khuya kéo dài ra theo ngọn gió xa xôi”. Gần hơn, con tàu hiện ra với “một làn khói bừng
sáng trắng”, với “các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống lòng đường”. Mọi hình ảnh,
âm thanh, ánh sáng… của đoàn tàu đều được hai chị em Liên quan sát kỹ lưỡng. An nói
với Liên: “Tàu hôm nay không đông chị nhỉ”. Câu nói này chỉ ra hai hiện thực. Thứ nhất,


Doc24.vn

chị em Liên vẫn hằng đêm thức đợi tàu. Thứ hai, so với trước, chuyến tàu hôm nay vắng
khách hơn. Ở một hoàn cảnh khác, chuyện đông khách, vắng khách sẽ là chuyện bình
thường. Nhưng trong trường hợp này, nhận xét của An có ý nghĩa khắc sâu chủ đề tư
tưởng “cuộc sống đang tàn lụi” của nhà văn. Để thấy rõ điều này, cần phải đặt câu nói của
An trong hệ thống những câu văn khác của tác phẩm. Chúng tôi muốn nói tới ba câu văn,
đoạn văn sau:
– “Hôm nay, ngày phiên mà bán hàng cũng chẳng ăn thua gì”.
– “Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?”.
– “Trước kia, ở sân ga, có mấy hàng cơm mở đón khách, đèn sáng cho đến nửa đêm.
Nhưng bây giờ họ đóng cửa cả rồi, cũng im lặng tối đen như ngoài phố”.
Câu thứ nhất là cảm nghĩ của Liên, câu thứ hai là lời chị Tý, còn đoạn trích dẫn thứ ba
là miêu tả của nhà văn về những hàng quán ở sân ga. Suốt một ngày chợ phiên mà Liên
bán hàng “chẳng ăn thua gì”. Khách hàng chị Tý không ra mua hàng đều đặn như mọi khi.
Cảnh những hàng quán ở sân ga thật tàn tạ. Cái tấp nập “đèn sáng cho đến nửa đêm” giờ
chỉ còn là dĩ vãng. Hiện thực trước mắt thật u buồn: những hàng cơm cửa đóng then cài,
chìm nghỉm giữa bóng đêm dày nặng. Liên kết những hình ảnh, chi tiết nói trên, chúng ta
nhận ra chủ ý nghệ thuật của Thạch Lam. Nhà văn không triết lý kiểu như Nam Cao mà

để các hình thức nghệ thuật tự “lên tiếng”. Văn Thạch Lam nhẹ nhàng mà sâu sắc là vì
vậy.
Hình tượng con tàu ngoài ý nghĩa tả thực còn mang ý nghĩa biểu trưng. Tính chất biểu
trưng của nó được xác nhận qua luồng ánh sáng rực rỡ. Trong cảm nhận của những tâm
hồn thơ trẻ như Liên và An, ánh sáng con tàu gợi về một thế giới khác “vui vẻ và huyên
náo” hơn. Nó đối lập với cái u buồn, thinh lặng của không gian phố huyện. “Con tàu như
đã đem một chút thế giới khác đi qua. Một thế giới khác hẳn, đối với Liên, khác hẳn các
vầng sáng ngọn đèn của chị Tý và ánh lửa của bác Siêu”. Trên nền cảm nhận về sự đối lập
của hai thứ ánh sáng đó, tâm hồn Liên nảy sinh những khát khao về sự đổi thay cuộc
sống. Rõ ràng, những đứa trẻ như Liên, An đã mất đi cái hồn nhiên, trong trẻo của tuổi
thơ. Thay vào đó là nỗi buồn, là sự tự cố gắng để hy vọng vào một ngày mai. Chuyện hai
chị em cố thức để đợi tàu chính là vì cái lẽ ấy. Ta hiểu vì sao khi con tàu vừa rời khỏi sân


Doc24.vn

ga, Liên lập tức “lặng theo mơ tưởng”. Tâm hồn Liên đang tìm về với thế giới của ánh
sáng rực rỡ và âm thanh huyên náo. Khi viết câu văn “Liên lặng theo mơ tưởng”, Thạch
Lam hình như cũng đang đau đáu về một sự đổi thay!
Thạch Lam là nhà văn xuất sắc trước Cách mạng tháng Tám. Những việc hết sức bình
thường trong đời sống đã được nhà văn miêu tà một cách chân thực, sâu sắc, gợi nên
nhiều nghĩ suy. Truyện ngắn Hai đứa trẻ, với hình ảnh đoàn tàu đi qua phố huyện chỉ vài
ba phút trong đêm là hình ảnh đầy ý nghĩa.
Giữa một buổi chiều là buồn tẻ, “tiếng trống thu không” vang lên “từng tiếng một” để
gợi buổi chiều. Rồi màn đêm dần dần đến mà dấu hiệu là “dãi tre làng đen lại” và “bóng
tối ngập đầy dần cái buồn của buồi chiều quê thấm thía và tâm hồn ngây thơ” trong đôi
mắt của Liên. Phố huyện về đêm gần như vắng tanh, chỉ có vài “ngọn đèn lay đọng trên
chõng hàng của chị Tí”, gánh phở bác Siêu, vợ chồng bác Xẩm. Tuy “buồn ngủ rức cả
mắt”, chị em Liên vẫn cố thức, để bán hàng với hy vọng “may ra còn có một vài người
mua”. Song “Liên và em cố thức là vì cớ khác, vì muốn được nhìn chuyến tàu, đó là hoạt

động cuối cùng của đêm khuya”.
Thạch Lam khá am hiểu tình cảm của người dân nghèo nơi phố huyện nhỏ này. Đoàn
tàu đến là hoạt động náo nhiệt nhất của đêm khuya, đem đến cho mọi người cái hy vọng
được nhìn thấy “một chút thế giới khác”. Nhà văn đã miêu tả đoàn tàu đêm một cách chi
tiết và trân trọng. Đó cũng chính là sự trân trọng ước muốn của con người.
Nhà văn đã miêu tả từ những đấu hiệu đầu tiên: “Mấy người làm công ở hiệu khách đi
đón bà chủ ở tỉnh về”, “hai ba người cầm đèn lồng lung lay các bóng dài”, “đèn ghi đã
ra”. Con tài từ xa đang tiến đến với “ngọn lửa xanh biếc, sát mặt đất như ma trơi. Rồi
tiếng còi xe lửa ở đâu vang lại, trong đêm khuya kéo dài ra ngọn gió xa xôi”. Dấu hiệu ấy
khiến mọi người xôn xao; tiếng bác Siêu báo đền ghi đã ra, tiếng của Liên gọi em An.
Và chuyến tàu đến: “Tiếng còi đã rít lên, và rầm rộ đi tới. Liên đắt em đứng dậy để
nhìn đoàn xe vượt qua, các tòa đèn sáng trưng, chiếu ánh sáng cả xuống đường”. Trước
mắt Liên “những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kềnh lấp lánh, và
các cửa kính sáng”. Chuyến tàu đi qua, “để lại những đốm than đỏ bay tung trên đường
sắt”, “cái chấm nhỏ của chiếc đèn xanh treo lên trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau


Doc24.vn

rặng tre”.
Thạch Lam đã quan sát và miêu tả bằng những chi tiết khá sâu nét. ánh sáng, màu sắc,
âm thanh, hoạt động được thể hiện phù hợp và đầy sức gợi cảm trong đêm tối.
Vì sao chị em Liên và mọi người lại háo hức chờ đón đoàn tàu như vậy? Chuyến tàu
về gợi cho “hai đứa trẻ” cảm xúc gì? Phải sành tâm lý trẻ thơ lắm mới có được dòng miêu
tả như vậy? Đoàn tàu đi qua gợi lên trong các em nhiều ý nghĩa lắm. Hình ảnh con tàu gợi
lại trong chị em Liên trong dòng mơ tưởng về “Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và
huyên náo”, nơi các em đã sống một thời êm ấm và sung sướng. Đó là một thế giới khác,
một thế giới đã qua, khác hẳn nơi phố huyện buồn tẻ và nghèo nàn. Đó là thể giới của ước
mơ và không biết bao giờ còn có dịp trở lại.
Thạch Lam đã dẫn người đọc cùng ông về mộ phố huyện nghèo nàn, buồn tẻ và đơn

điệu, cùng ông cảm thông với cuộc sống của một lớp người, sống không có hy vọng vào
ngày mai, nếu có chăng là nhìn thấy thoáng qua sự ồn ào, vẻ sang trọng của người khác.
Phố huyện bây giờ, khi đoàn tàu đã đi xa, “chỉ còn đêm khuya, tiếng trống cầm canh và
tiếng chó cắn”, chỉ còn “vợ chồng bác xẳm ngủ gục trên manh chiếu tự bao giờ”, và “hình
ảnh thế giới quanh mình, mờ mờ đi trong đôi mắt” của Liên. Phải chăng dưới ngòi bút của
Thạch Lam, cuộc sống chẳng còn ý nghĩa gì? Không, dù chưa làm được gì cho còn người
nghèo khổ, Thạch Lam đã góp một tiếng nói cảm thông, đã nhen nhóm trong họ một chút
hy vọng, để vượt lên teên cái tẻ nhạt, tầm thường của cuộc sống. Miêu tả cả một lớp
người và tâm trạng của họ như thế, chúng ta thấy được lòng trắc ẩn của nhà văn trước số
phẩn của con người. Vì thế, truyện ngắn Hai đứa trẻ là một truyện ngắn hay, gợi lên trong
người đọc nhiều nghĩ suy trước số phận con người, nhất là những con người nhỏ bé.
Bài tham khảo 3
Thạch Lam là nhà văn xuất sắc trước Cách mạng tháng Tám. Những việc hết sức bình
thường trong đời sống đã được nhà văn miêu tả một cách chân thực, sâu sắc, gợi nên
nhiều nghĩ suy. Truyện ngắn Hai đứa trẻ, với hình ảnh đoàn tàu đi qua phố huyện chỉ vài
ba phút trong đêm là hình ảnh đầy ý nghĩa.
Giữa một buổi chiều là buồn tẻ, “tiếng trống thu không” vang lên “từng tiếng một” để
gợi buổi chiều. Rồi màn đêm dần dần đến mà dấu hiệu là “dãy tre làng đen lại” và “bóng


Doc24.vn

tối ngập đầy dần cái buồn của buổi chiều quê thấm thìa và tâm hồn ngây thơ” trong đôi
mắt của Liên. Phố huyện về đêm gần như vắng tanh, chỉ có vài “ngọn đèn lay đọng trên
chõng hàng của chị Tí”, gánh phở bác Siêu, vợ chồng bác xẩm. Tuy “buồn ngủ rức cả
mắt”, chị em Liên vẫn có thức, để bán hàng với hi vọng “may ra còn có một vài người
mua”. Song “Liên và em cố thức là vì cớ khác, vì muốn được nhìn chuyến tàu, đó là hoạt
động cuối cùng của đêm khuya”.
Thạch Lam khá am hiểu tình cảm của người dân nghèo nơi phố huyện nhỏ này. Đoàn
tàu đến là hoạt động náo nhiệt nhất của đêm khuya, đem đến cho mọi người cái hi yọng

được nhìn thấy “một chút thế giới khác”. Nhà văn đã miêu tả đoàn tàu đêm một cách chi
tiết và trân trọng. Đó cũng chính là sự trân trọng ước muốn của con người.
Nhà vãn đã miêu tả từ những dấu hiệu đầu tiên: “Mấy người làm công ở hiệu khách đi
đón bà chủ ở tỉnh về”, “hai ba người cầm đèn lồng lung lay các bóng dài”, “đèn ghi đã
ra”. Con tàu từ xa đang tiến đến với “ngọn lửa xanh biếc, sát mặt đất như ma trơi. Rồi
tiếng còi xe lửa ở đâu vang lại, trong đêm khuya kéo dài ra ngọn gió xa xôi”. Dấu hiệu ấy
khiến mọi người xôn xao; tiếng bác Siêu báo đèn ghi đã ra, tiếng của Liên gọi em An.
Và chuyến tàu đến: “Tiếng còi đã rít lên, và rầm rộ đi tới. Liên dắt em đứng dậy để
nhìn đoàn xe vượt qua, các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh sáng cả xuống đường”. Trước
mắt Liên “những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh, và
các cửa kính sáng”. Chuyến tàu đi qua, “để lại những đốm than đỏ bay tung trên đường
sắt”, “cái chấm nhỏ của chiếc đèn xanh treo lên trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau
rặng tre”.
Thạch Lam đã quan sát và miêu tả bằng những chi tiết khá sâu nét. Ánh sáng, màu
sắc, âm thanh, hoạt động được thể hiện phù hợp và đầy sức gợi cảm trong đêm tối.
Vì sao chị em Liên và mọi người lại háo hức chờ đón đoàn tàu như vậy? Chuyến tàu
về gợi cho “hai đứa trẻ” cảm xúc gì? Phải sành tâm lí trẻ thơ lắm mới có được dòng miêu
tả như vậy. Đoàn tàu đi qua gợi lên trong các em nhiều ý nghĩa lắm. Hình ảnh con tàu gợi
lại trong chị em Liên trong dòng mơ tưởng về “Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và
huyên náo”, nơi các em đã sống một thời êm ấm và sung sướng. Đó là một thế giới khác,
một thế giới đã qua, khác hẳn nơi phố huyện buồn tẻ và nghèo nàn. Đó là thế giới của ước


Doc24.vn

mơ và không biết bao giờ còn có dịp trở lại.
Thạch Lam đã dẫn người đọc cùng ông về một phố huyện nghèo nàn, buồn tẻ và đơn
điệu, cùng ông cảm thông với cuộc sống của cả một lớp người, sống không có hi vọng
vào ngày mai, nếu có chăng là nhìn thấy thoáng qua sự ồn ào, vẻ sang trọng của người
khác. Phố huyện bây giờ, khi đoàn tàu đã đi xa, “chỉ còn đêm khuya, tiếng trống cầm

canh và tiếng chó cắn”, chỉ còn “vợ chồng bác xẩm ngủ gục ữên manh chiếu tự bao giờ”,
và “hình ảnh thế giới quanh mình, mờ mờ đi trong đôi mát” của Liên. Phải chăng dưới
ngòi bút của Thạch Lam, cuộc sống chẳng còn ý nghĩa gì? Không, dù chưa lạ được gì cho
con người nghèo khổ, Thạch Lam đã góp một tiếng nói cảm thông, đã nhen nhóm trong
họ một chút hi vọng để vượt lên ừên cái tẻ nhạt, tầm thường của cuộc sống. Miêu tả cả
một lớp người và tâm trạng của họ như thế, chúng ta thấy được lòng trắc ẩn của nhả vãn
trước số phận của con người. Vì thế, truyện ngắn Hai đứa trẻ là một truyện ngắn hay, gợi
lên trong người đọc nhiều nghĩ suy trước số phận con người, nhất là những con người nhỏ
bé.


Trên đây chỉ là phần trích dẫn 10 trang đầu của tài liệu và có thế hiển thị lỗi font, bạn muốn xem đầy
đủ tài liệu gốc thì ấn vào nút Tải về phía dưới.



×